Truyện Ngắn

Thảo luận trong 'Hòa Bình' bắt đầu bởi Hòa Bình, Thg 2 12, 2012.

  1. Hòa Bình

    Hòa Bình Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 26, 2011
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    LƯƠNG TÂM BÁC SĨ


    Gia đình tôi có sáu người sống với nhau vô cùng hạnh phúc, hồi nhỏ lúc

    còn đi học nghe thầy cô giảng dạy về lòng nhân ái, lương tâm của con

    người là tôi bỗng cứ nhớ mãi đến một câu chuyện cảm động mà được xem trên báo :

    “Có một gia đình nọ họ rất nghèo quanh năm đi làm vất vả mà vẫn không

    đủ sống. Họ chỉ có một cháu trai duy nhất nhưng xui rủi thay trong một lần

    đi học Khoa bị người xấu tiêm HIV vào người khi hắn bắt cậu bé làm con

    tin trong một phi vụ cướp và chạy trốn cảnh sát, từ đó cánh cửa học đường

    bắt đầu đóng sầm trước mặt cậu bé. Hằng ngày cả hai vợ chồng già đều đi

    bắt cá đem ra chợ bán tuy thiếu thốn nhưng cũng tạm qua ngày, từ khi tin

    bé Khoa bị HIV lan ra, người ta đồn nhau rằng “không nên mua cá của ông

    bà Hai”. Thế là từ đó tất cả mọi người đều tẩy chay hàng cá của hai vợ

    chồng già tội nghiệp. Ông Tuân trong một dịp tình cờ đi thăm bà con ở

    quê, ông đã ở lại vài ngày. Rồi trong một lần đi chợ ông tạt ngang qua mua

    vài con cá và ông đã gặp họ. Dần dà qua dò hỏi ông biết được hoàn cảnh bi

    đát của đôi vợ chồng già đó, ông đã hết lòng khuyên họ hãy đưa cháu đến

    bệnh viện nhưng họ nghèo tiền còn không có đủ mà ăn thì nói gì đến chữa

    bệnh cho cháu. Trong đầu óc những người dân nông thôn rất quê mùa, họ

    không biết bệnh viện là gì, họ cho rằng chết là hết, bệnh này thầy chạy.

    Lúc đầu họ phản đối quyết liệt nhưng tấm lòng nhân tâm của một lương y

    không cho phép ông ngoảnh mặt làm ngơ được, ông có nhã ý muốn đến

    thăm cậu bé và ông đã được toại nguyện. Vừa bước chân vào nhà trước

    mặt ông là một cậu bé chừng mười tuổi teo tóp, còm cõi, dơ dáy, lúc nào

    miệng cũng kêu rên vì đau. Nhìn cậu bé, ông Tuân rơi nước mắt khi biết

    rằng cha mẹ Khoa bỏ nhau từ lúc Khoa mới lên ba tháng tuổi, Khoa phải

    sống với ông bà nội trong hoàn cảnh thiếu thốn và mất đi vòng tay nồng

    ấm của cha mẹ. Cha của Khoa đem hết tiền đi chơi bời nghiện ngập rồi

    trong một lần túng quẫn, hắn đã quay trở về nhà sau nhiều năm biệt tích để

    vòi tiền cha mẹ già. Nhưng rồi sau lần đó hắn thiếu nợ và bị người ta đòi

    tiền, hắn không có tiền trả phải bỏ xứ lưu vong, còn mẹ cậu bé vì quá chán

    người chồng tệ bạc nên đã bước thêm bước nữa với người chồng khác

    hạnh phúc hơn.

    Hoàn cảnh của Khoa đã làm ông Tuân động lòng nên ông Tuân quyết định

    đem Khoa về tại nhà mình săn sóc vệ sinh, tiền thuốc men do ông ra. Với

    nhiệt tâm của ông cậu bé đã dần hồi phục, nó ngồi dậy được, nói chuyện

    được, thậm chí còn vịn giường đi lại được. Ông Tuân mừng lắm, ông

    không có con nên có ý đợi chừng nào Khoa khỏe lại sẽ cưu mang cho

    Khoa đi học và rồi.....ông tự vẽ vời trong tâm tưởng và lấy đó làm vui. Từ

    ngày Khoa khỏe bệnh trong nhà ông có thêm một niềm vui vì có tiếng cười

    của trẻ con. Ông mua đồ chơi cho Khoa, đêm đêm cầm hai bàn tay Khoa

    viết chữ, hai bàn tay gầy khẳng khiu cố nén đau nhưng vì lời khích lệ của

    ông nó ráng học viết. Từ nét chữ xấu đến nét chữ tròn đẹp hơn rồi nó học

    vẽ, nét vẽ tương đối chuẩn và vẫn chưa biết tô màu nên ông cho nó sử

    dụng viết chì màu cũ mà ông Tuân mượn của con một người bạn. Cầm bàn

    tay khẳng khiu của Khoa, ông hứa với nó khi nào nó vẽ đẹp ông sẽ mua

    cho nó hộp sáp màu thơm có hình con gấu trúc nhỏ. Nghe vậy Khoa mừng

    lắm nó càng cố tỏ ra quyết tâm học vẽ, rồi cũng đến ngày đôi vợ chồng nọ

    phải rước Khoa về. Ông Tuân buồn lắm vì ngày nào cũng ra vào thơ thẩn

    và rồi ông quyết định phóng chiếc xe máy đến nhà thăm cậu bé ngày hai

    buổi thì mới yên tâm. Nhờ có tình thương của ông, Khoa ráng vượt lên

    chính mình, nó vẽ đẹp hơn

    Rồi ông Tuân phải đi công tác xa, trong khoảng thời gian đó bệnh của

    Khoa lại đang hoành hành trong giai đoạn cuối, tóc bắt đầu rụng, cơ thể

    đau đớn nhưng nó vẫn vô tư không biết rằng đây là những chuỗi ngày cuối

    đời của nó. Nó vẫn chờ thư ông, gia đình nhận được thư không dám cho

    ông Tuân biết sự thật nên ông vẫn cứ yên tâm rằng thằng bé sẽ mạnh giỏi.

    Rồi một hôm trời nổi cơn giông bão, ông Tuân từ nơi công tác trở về, ông

    nằm nghỉ một lát rồi thay đồ chuẩn bị đi thăm Khoa. Thò tay vào va ly,

    ông lấy ra món quà nhỏ được gói cẩn thận : “chắc thằng bé sẽ vui lắm cho

    mà xem” - ông nghĩ thầm. Trên đường đi ông Tuân tự nhủ “ mình phải làm

    nó vui lên mới được, mình phải bắt nó đoán món quà này là gì, nếu đoán

    sai nó phải hôn mình mười cái”. Ông sung sướng với ý nghĩ đó, rồi như bắt

    đầu cho sự xui rủi, mắt ông ông nháy liên tục như báo điềm không may và

    bắt đầu một cơn mưa lớn. Ông đến nơi, đầu tóc ướt mưa chưa kịp vào nhà

    đã nghe tiếng khóc : Ông nội Khoa chạy ra nắm tay ông Tuân nức nở,

    giọng đứt quãng : “Thằng Khoa nó đi rồi”. Nghe xong ông như chết lặng,

    tay ông buông rơi món quà. Thì ra lúc ông đang đi trên đường là lúc Khoa

    đang oằn mình với những cơn đau cuối cùng bấu víu giữa sinh tử, nó vẫn

    chờ ông, vẫn nhớ đến ông. Còn lúc Khoa vừa trút hơi lìa xa mãi cũng là

    đang trên đường ông Tuân gặp lúc mưa giông “Khoa ơi, có phải trời khóc

    cho cháu không ? ”. Ông Hai kể nó chờ ông mòn mỏi trong những ngày

    cuối, nó nhớ ông, nó sợ ông quên nó. Bà Hai rút từ trong hộc tủ ra một bức

    tranh vẽ rất đẹp và sạch sẽ, nó vẽ gia đình có ba mẹ và ông Tuân cùng ông

    bà nội quây quần ngồi bên nó với mâm cơm hạnh phúc. Khoa ép bức vẽ

    cẩn trong cuốn tập, nó chờ khoe với ông nhưng.....

    Ông Tuân rơi nước mắt, tay run run mở hộp quà, đó là hộp sáp thơm hình

    con gấu trúc nhỏ màu hồng mà ông đã hứa mua cho Khoa, ông Tuân để

    hộp sáp lên người Khoa rồi đưa tay lên vuốt mắt cho Khoa để nó thanh

    thản ra đi. Ông Tuân xin bức tranh Khoa vẽ làm kỷ niệm, dù bức tranh của

    nó không đoạt giải đi chăng nữa, dù nét vẽ vẫn còn non nớt nhưng với ông

    Tuân nó là vô giá đối với một ông bác sĩ già không con cháu như ông. Và

    rồi đây tất cả chỉ còn là kỉ niệm....”

    Nhưng.....đó là câu chuyện đã xưa lắm rồi, được người ta kể lại như một

    tấm gương đạo đức tốt, còn bây giờ thì sao ? Cái câu “lương y như từ mẫu”

    đã không còn đúng trong thời hiện nay
     

Chia sẻ trang này

Share