QUÊ NỘI ( BÚT KÝ kỳ 15 : HY VỌNG ... và ĐI HÀ NỘI )

Thảo luận trong 'Thư Khanh' bắt đầu bởi Thư Khanh, Thg 11 27, 2012.

  1. Thư Khanh

    Thư Khanh Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 3 19, 2011
    Bài viết:
    1,615
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    QUÊ NỘI ( BÚT KÝ - kỳ 15 : HY VỌNG ... và ĐI HÀ NỘI )
    Thế là tôi đã được đi học ở Phát Diệm được bốn tháng rồi .
    Bỗng một hôm có tin mừng : " anh Hiển nhà bác Uyên được về ! ".
    Anh về từ một trại tạm giam của Việt Minh ở bên kia sông Đáy .
    Về cùng với anh có cả anh Đào Văn Trâm nữa - con ông ĐàoVăn Oanh ( người...con trai canh cổng đồn ở Trái Giáo đã ...- anh đã lau nhọ nồi trên má tôi hôm nào ! - sau này ở Hà Nội và khi di cư vào Nam - anh đã tha thiết yêu tôi . Nhưng mộng của anh không thành ... ! )
    - Anhh Hiển ra thăm ông tôi :
    " Cháu chào ông ...! " - rồi xà vào ôm ông ! "
    Dáng anh cao , đen như lai tây đen vậy .
    Anh kể cho cả nhà nghe chuyện anh Đi Tù ...
    -"Việt Minh thấy hai thằng còn nhỏ nên cho anh Trâm và cháu đi chăn bò .
    Một đàn bò hai đứa cùng chăn- Cán bộ chúng ra lệnh làm sao bò không đói và không ăn lúa người ta .
    Khi nào thấy tàu bay thì kệ xác bò - lủi ngay vào gò mả . Tối về ăn cơm độn mà không đủ no nên thèm cơm lắm .
    Một hôm cán bộ họ có hũ dưa và cái nồi cơm chúng nó ăn còn cháy dính .
    Chúng bảo đem đổ nước dưa và đem ra ao rửa sạch để chúng muối dưa mới .
    Và cạo cái cháy ở nồi đi rồi cũng đem rửa sạch để chúng nấu cơm chiều .
    Cháu và anh Trâm vừa đi chăn bò về đói thắt ruột ! Hai thằng bảo nhao gạn nước dưa vào cái ca để ăn dần thay vì ăn muối lâu rồi và cố cạo hết miếng cháy chia nhau .
    Không ngờ khi chia nhau miếng cháy cháu và anh Trâm đã cãi lộn nhau ! - Làm vỡ cái vại dưa ...! Cán bộ không có vại muối dưa phạt hai thằng qùy gối tới khuya !
    Đấy thân hình chúng cháu đen thủi đen thui gầy như cái hét là vì vậy ! "
    - Trời đã hơi tối rồi anh Hiển ra về ...- nhìn xa xa leo khoeo như một bóng ma .
    Anh Trâm thì nghe nói về ở với mẹ trong khu nhà cụ Trùm thôi - Cụ cũng nhân đức vẫn cho mẹ anh Trâm và cô em gái ở nhờ một gian nhà lá không lấy tiền . Bà mẹ đau khổ quá nên đang đau nặng mà cô con gái cũng còn nhỏ không làm gì được tiền , sống nhờ vào anh em ruột thịt họ hàng thôi .
    Rồi ...
    Một buổi trưa ! Tôi ra đứng ở cầu ao đá rửa chân . Chân tôi nhỏ nhắn như Chân Cô Cám trong truyện Thần tiên ? ! mà bà nội tôi đã có lần kể khi tôi còn ở làng .
    Tôi đang mơ mộng như vậy và ngắm hai con ngỗng đang bơi trên mặt ao trong xanh thì ...bỗng bên cầu ao đá trước cửa nhà cụ Trùm đi xuống ...- Từ phía đó có một CẬU THANH NIÊN đang cúi xuống vớt nước té về phía tôi - Cậu ta cười cười ...
    Tôi cố nhớ xem ai kìa ..? !
    - À ! tôi nhớ rồi ...- Anh Trâm .
    Tôi ngây thơ bẽn lẽn không chào lại anh - dù rằng một tiếng " Chào anh ! " . Xấu hổ lên bờ, tôi đi về !
    Đôi guốc sơn son vẽ bông như đôi hài của Cô Cám đang rón rén e lệ dưới dàn Hoa Tầm Xuân đang bắt đầu chớm trổ nụ và bướm ong cũng chỉ đang bay vòng vòng ...!
    * Sáng hôm sau lại được đi học . Nhưng mẹ bảo học nửa tháng nữa thôi vì bố mới gửi điện cho mẹ là nhờ anh Cảnh mua vé tàu thủy cho sáu mẹ con với ông và anh Hiển cùng anh Huân đi lên Hà Nội ở luôn .
    Tàu sẽ đi từ Phát Diệm ra Hải Phòng - Rồi từ Hải Phòng ra Nam Định rồi từ Nam Định đi ô tô lên Hà Nội .
    - Một chân trời mới đang mở ra ..- Tôi mơ hồ , tưởng tượng trong trí tôi từng ngày từng giờ là Hà Nội ! - Đẹp Lắm ...- Có bao nhiêu phong cảnh di tích lịch sử như ông tôi hay kể cho chúng tôi nghe ..!
    Tôi sẽ được đi học và đi chơi ở HÀ NỘi ....
    THƯ KHANH ( Cò tiếp )

    QUÊ NỘI ( 32 )
    Ngày đi Hà Nội đã đến .
    Từ sáng sớm mẹ tôi dậy thu xếp khăn gói . Mà cũng chẳng có gì quan trọng cả ngoài con cái , ông tôi và con bác Uyên - Anh Hiển . ( Anh Huân tạm thời ở lại ) .
    Sau khi ăn cơm trưa xong , trời nắng chang chang - Mọi người mừng Thời Tiết Tốt . Như vậy tàu đi từ Phát Diệm tới Hải Phòng chỉ một đêm thôi - Tàu buôn chứ không phải chuyên để chở hành khách nên họ đi ven biển .
    Đúng ba giờ chiều ông Cảnh đưa dùm chúng tôi ra cảng .
    Nắng như đổ lửa , bãi sông cát nóng hừng hực !
    Rồi còi hụ cho mỗi người chuẩn bị lên tàu .
    Mẹ tôi bế em Liêm tay dắt em Nghị - Hai đứa nhỏ nhất mẹ cứ không rời .Còn tôi và hai em Hoằng Huy theo ông dẫn . Anh Hiển lớn hơn phải vác hai cái chiếu cói hoa ( gọi là chiếu đậu ) của vợ chồng anh Cảnh làm quà !
    Đôi chiếu nặng vì loại chiết tốt , đặt - dệt bằng cói tốt nhất và dày - nằm êm lắm - Anh Hiển gò lưng mang đôi chiếu ...
    Hành trang chả có gì vì có mỗi người hai bộ quần áo mới may . Còn cơm ăn no rồi mới lên tàu . Không mang theo cơm nước gì cả .
    Chúng tôi đã vào sàn tàu rồi - Gọi là cái tàu Há Mồm .
    Dưới mắt tôi con tàu Đồ Sộ quá . ( Nhưng thực ra so bây giờ thì nó nhỏ và đã quá cũ ! )
    Bởi trời nóng quá , chúng tôi lên boong nhận chỗ rồi lại xuống sàn trở lại mới chịu nổi .
    Trong boong nóng như lò lửa vì hành khách phải nằm ngồi trên những bao gạo - Họ chở gạo đi Hải Phòng để bán là chủ yếu của chuyến tàu này .
    Chúng tôi đành xuống sàn tàu trải tạm hai cái chiếu ra ngồi ! Mẹ cho em Liêm bú .
    Tàu rời bến ! Còi hụ ré lên - Trên bờ anh Cảnh đang vãy tay chào ...
    Chúng tôi ngậm ngùi vẫy tay chào anh Cảnh và là để chào ...PHÁT DIỆM như là để cám ơn Phát Diệm ...
    Khi tàu ra đến cửa biển ! Tôi nghe rõ ràng tiếng " Ịch ...- nhè nhẹ ! " Rồi gió biển lồng lộng thổi .
    Mặt trời dịu nóng lại ! Bầu trời bao la xanh ngắt , nước biển xanh lơ sóng dập dờn - rất đẹp .
    Tưởng như êm ru bà rù thế này thì ngủ ngon một giấc là mai tới Hải Phòng .
    Nào ngờ ! đi được cỡ một giờ sau thì thấy gió mạnh hơn ! Nắng loé ớ một phía trước và cầu vồng xuất hiện lừng lững ở chân trời phía sau !
    Tàu báo động kêu hành khách leo vào boong vì có mưa bão tới !
    Bão đến thật nhanh , tàu chòng chành trồi lên tụt xuống . Sóng cao như mái nhà .
    Chúng tôi hết hồn ! Cố leo lên tàu chui vào trong boong ! Chút xíu rớt xuống biển . Đúng là " Mưa rừng bão biển ! " . Ở Khu Tư Khu Năm đã biết thế nào là mưa rừng , nay lại thấm đòn " Bão Biển " .
    Chui được vào trong boong tàu , điểm xem không rớt mất ai xuống biển là may và mừng .Tất cả chúng tôi ướt như chuột - Hai cái chiếu đẵm nước nặng như cả trăm kí lô !
    Người ta vừa ăn tối xong nên họ bị say sóng ! Họ ói toé ra dơ dáy và chua hôi kinh khủng ! Chúng tôi ăn tối đã lâu nên không bị ói .
    Con tàu dềnh lên như đưa mình lên tuốt ngọn tre rồi lại tụt xuống như xuống âm phủ - Hãi hùng quá ! Rồi có người con trai khóc thảm vì ông bố buôn năm chục con heo - heo nhốt trong lồng để trên một cái thuyền cột vào sau tàu ! Bị sóng gió thuyền đứt dây chìm lỉm rồi ! Mất cả người mất cả năm chục con heo . Người khóc này là cậu con trai , cậu kể lể : " Lạy Chúa tôi ! Bố con cứ bảo không mưa bão - ông nhìn trăng trong lắm nên chở heo như thế này cho ít tốn tiền tàu ! "
    Ôi ! Mưa rừng bão biển sao mà lường .
    Rồi bão đã yên nhưng sóng còn mạnh lắm .
    Và hú hồn Trời đã sáng , tàu đã sắp cặp bến Hải Phòng !
    Tôi ! Một con bé lưu lạc từ Liên Khu Tư -Liên Khu Năm ... đang đứng trước cảng Hải Phòng đông đúc sầm uất ....!
    Có Trời cứu chúng tôi chăng ?!
    * Vừa bước lên bờ ! Mẹ tôi đang điểm xem con cái đủ chưa , quần áo còn ẩm - anh Hiển còng lưng mang đôi chiếu đậu ...! - thì mấy người chào đi xe đò bu lại - Họ dành mối .
    Mẹ tôi đã được dặn trước cái cảnh tranh khách này nên nói :" Nhà tôi gần đây không đi xe đò . Rồi tìm một quán Bún Riêu ngồi nghỉ chân để cho ông tôi và tất cả ăn sáng ! "
    Tôi ngồi trên cái ghế dài ăn bún riêu mà như ngồi trên ngọn sóng cứ dềnh lên thụp xuống muốn ói luôn !
    Khi gần ăn xong thì có một cô tuổi chừng ba chục ,dáng thanh nhã không có vẻ láu cá lắm ghé vào ân cần xin tìm xe đò dùm và trả luôn tiền bún cho tất cả chúng tôi . Cô ta nói :" Bác để con trả tiền bún cho và vé xe con mua luôn - Đây là xe đò nhà con , đàng hoàng chở cụ và bác các cháu đến nơi đến chốn . Cháu không dẫn mối nên gía hạ hơn họ ! "
    Mẹ tôi đồng ý đi xe cô ta . Cô cho biết tên là Thúy . Rồi cô Thúy trao vé lấy tiền , gíup tất cả lên xe ! Chiếc xe đò rộng - chưa đủ người , ngồi chờ... - bụng sắp đói xe mới chạy ! "
    Cả đêm trên mặt biển mưa bão không ngủ được ! Giờ ngồi trên xe , mới đi được một quãng chúng tôi đã ngủ li bì !
    Tới gần tối xe gọi dậy : " Tới Nam Định rồi ! "
    Mẹ tôi ngơ ngác và ông thì già .- Bỗng có một người đàn ông trẻ tuổi lịch sự chạy lại khoanh tay chào ông :
    " Thưa bác cháu là Khuê - Quê ở Quang Sán - Huyện Mỹ Lộc - Bác là cụ Đồ Khiết , anh Nguyên có dặn cháu ra đón bác và chị Nguyên cùng các cháu về nhà cháu gần đây nghỉ chân đã rồi mới lên Hà Nội ! ".
    Ông tôi mừng rỡ : " À anh KHUÊ - mọi khi trước bác về Quê Quang Sán cúng Tổ - Và ngồi dạy học Ngoài Quê , Bác nhớ ra anh rồi ! "(* vâng Quê Hương tôi vốn từ Huyện Mỹ Lộc vào Ý Yên từ cả sáu bảy đời rồi mà tình cảm vẫn thân thương , luôn giúp đỡ nhau ) .
    Tình cảm thật trân qúy . Chúng tôi đi xích lô đạp theo bác Khuê về nhà .
    Căn nhà bác thuê đẹp ở phố gần bờ sông - Bác làm Y Tá ở bệnh Viện Nam Định . Bác mới lấy vợ có một đứa con đầu lòng chập chững biết đứng .
    Thằng bé trai bụ bẫm sạch sẽ trắng nõn . Bác gái đẹp trắng - người tỉnh thành . Gia đình bác có một cậu em trai tên KHÔI mới mười lăm tuổi ở quê mới ra nên mới đi học lớp năm.
    Tối nào bác Khuê cũng kèm toán lớp năm cho chú Khôi ...mà tôi thấy toán dễ ợt à ! Tôi vui trong bụng là lên Hà Nội chắc chắn tôi sẽ học giỏi cho coi .
    Sau một tuần lễ ở nhà bác Khuê ! Chúng tôi đã được đi lên Hà Nội .
    Bố tôi nhờ Bác Khuê đưa ra xe đò ...
    Cơn gió phả vào mặt mát rợi ! Xe chạy ra ngọại ô Nam Định ...Từ đó tôi chẳng bao giờ gặp lại bác Khuê !
    * Xe đò đã tới Hà Nội !
    Mẹ tôi dở trong túi áo ra lấy cái địa chỉ để thuê xích lô .
    Ba cái xích lô đạp ngồi ken cứng ! Anh lái xe chở nặng cố gồng mình để được trả thêm tiền . Trời mưa rào mới khổ ! Cánh gà che kín xe ... Nhìn qua khe cánh gà thấy xe chao đi chao lại - anh phu xe còng lưng cúi đầu dưới mưa !
    Rồi xe đã đi vào con đường có xe điện báo leng keng ! Phu xe thắng xe đứng đợi dưới mưa cả năm phút ...
    Băng qua đường tàu điện ... Xe lại lao vun vút dưới mưa ! Vì đường trơn nên xe đi nhanh hơn ! Rồi xe dừng lại , thắng : " két ! " .
    Anh ta nói :" Tới rồi ! Đây là Trại Bảo Chính Đoàn - Đường Quan Thánh nè ! Nhưng tôi không có quyền cho xe đậu xát cổng vì Trại Binh cấm . Phải đậu xa .Vậy xuống xe tôi cầm giấy này vào hỏi lính canh nha ! "
    Chúng tôi đợi anh phu xe quay ra ! Anh cho hay : " Sẽ có người ra gặp - Bây giờ cho xin tiền xe ! "
    Vừa trả xong tiền xe thì có một ông mặc đồ quân nhân ra gặp và bảo xe chở tiếp xuống nhà ông vì bố tôi nhờ ông thuê nhà còn bố tôi đi Hàm Long chưa về !
    Ông này là ông trung Sĩ Nguyện - Mặc quân phục đội mũ chào mào .
    Chúng tôi lại leo lên xích lô đi tiếp - bác Nguyện đi theo xe ...
    Xe đã lại dừng ở trước số nhà ... Phố THUỴ KHUÊ ( Ngoại ô Hà Nội ).
    Bác Nguyện và bác gái làm cơm cho ăn . Tất nhiên là thấy ngon quá !
    Bác Nguyện gái làm nghề may gia công - còn bác trai là trung Sĩ Bảo Chính Đoàn .
    Rồi gần chiều bố tôi mới về nhà bác Khuê . Bố mừng quá mang theo bánh mì Hàm Long và Miến Gà , Phở nữa !
    Ôi miến Gà Hàm Long và Phở Hàm Long thật tuyệt .
    Bố cho hay bố làm việc hợp đồng ba năm Kế Toán Trưởng cho cả Trại Bảo Chính Đoàn ! Vì ngành Nông Phố bắt chờ còn chưa có việc cho bố .
    Ông Dương Tự Dần có hứa sẽ tuyển lại vào ngành Nông Phố nhưng bên ngành An Ninh họ bắt chờ điều tra lý lịch ít nhất sáu tháng !( Ông Dương Tự Dần - nay có cô con gái là NỮ KHOA HỌC GIA DƯƠNG NGUYỆT ÁNH - của Mỹ . Nếu ông không Về Hà Nội được còn ở nhà tôi làm Giám Đốc NÔNG PHỐ thì chắc chắn ông bị bắt vào trại Lý Bá Sơ rồi và chắc chết chứ có ai tiếp tế cho ông ấy ! )
    - Sáng hôm sau bố đi Hàm Long lo mọi thứ cho cả trại :
    Bố tôi xách cặp leo lên cái xe ZEEP - xe này giành riêng cho bố và người tài xế riêng - Còn theo sau là hai cái xe GMC với 12 người lính đi theo khuân vác đồ về nhà bếp trại để nấu nướng .
    Bố chỉ lo phần Kết Toán Sổ và Trông coi quản lý thôi .
    Còn chúng tôi ở nhà theo bác Nguyện gái dọn sang căn nhà xây -nhỏ -ở xát bờ Hồ Tây - thuê với giá năm trăm đồng Bảo Đại mỗi tháng .
    Nhà trống trơn nên phải đi xuống chợ Đồng Xuân mua ba cái giường gấp ...
    Cuộc đời mới bắt đầu - Bước chân lưu lạc đã tới Chốn Ngàn Năm Văn Vật là đây ...!
    Sóng Hồ Tây vỗ rì rào ! nước trong xanh rộng mông mênh , không thấy rõ bờ bên kia ...Bê kia ngõ là Ngôi đền Thơ Cổ ...Bốn Cột cẩn Rồng - Ông tôi đọc bốn chữ nho khắc trên Bảng Thờ ...Trước sân cò bốn Đỉnh Đồng LỚN không nhang khói . Sân lát đá rêu xanh ... Lối đi chạy từ cửa đền xuống hồ- hai chục bậc đá xanh dài bốn thước ...
    Tôi còn nhỏ nên không nhớ nữa - hình như ông bảo đây là Đền thờ Đức Thánh Trần vì bên kia Phố Thụy Khuê là Con Sông Tô Lịch ...
    THƯ KHANH ( còn tiếp )
    QUÊ NỘI ( 33 )
    Gia đình tôi đã gần được một tháng ở THỤY KHUÊ ( ngoại ô Hà Nội ) .
    Đúng vào mùa mưa nên ngày nào cũng mưa gió .
    Gió từ Hồ Tây thổi vào nhà lạnh lắm . Cửa sổ và cửa ra vào luôn luôn phải đóng kín .
    Có hôm nào trời le lói nắng không mưa thì tôi ra tập xe đạp .
    Cái xe đạp thuê ,nhỏ nhất mà tôi ngồi lên chân cũng chả chống xuống nền đất được nên tôi đã phải chọn cái ngõ bên cạnh nhà để tập .
    Trước tiên là tôi kéo cái xe xát vào bờ tường ngôi đền bên cạnh .
    Tường cao và đền lớn lắm . Do đó bờ tường chạy dài suốt ra tới phố Thụy Khuê . Đầu ngỡ đối diện của tường này là chủ tiệm sửa xe và cho thuê xe đạp .
    Những ngày đầu tập khó khăn quá nên ngã trầy xát chảy máu cả đầu gối ! Mẹ tôi sợ té bể đầu nên tạm thời bắt nghỉ tập ..- " Chờ cho cơm gạo Hà Nội nuôi cho cẳng dài hơn? " mới cho tập !
    Rồi may phước quá ! Chú Ninh tôi đã tìm được đường lên Hà Nội - Chú sống không nổi ở Làng tôi nữa rồi - Chiến tranh lớn hơn rồi ! Chú bảo mai mốt phải đưa thím và bà tôi cùng hai cô Hinh và Hương lên Hà Nội luôn .
    Mẹ tôi nghe thì phát lo vì gánh nặng cho bố phải nuôi . Nhưng tôi lại vui vì đại gia đình thoát chiến tranh . Hơn nữa tôi có chú dạy học và tập xe đạp cho tôi .
    Thế là tôi đã khỏi chân , vết trầy xát được bôi thuốc đỏ sau một tuần đã lành .
    Chú Ninh giúp tôi tập xe đạp .
    Trước tiên chú bảo :
    - Cháu phải nhắm cái ghi đông nè . Cứ thẳng ngõ mà lái - Mình lái đâu thì cái xe chở mình đi đó . Ngõ này nhiều người từ ngoài phố Thụy Khuê vào gánh nước thì phải tránh họ nghe chưa ? !
    Rồi bắt đầu tập . Chân cháu ngắn thì phải như thế này cho khỏi té : cái xe để áp vào cái gờ của cái tường . Chân phải để áp vào gờ tường . Hai tay giữ ghi đông leo lên ngồi vào yên xe . Chân trái để lên bàn đạp phía ngoài đó . Ngồi lên đâu đó , để chân đâu đó rồi thì nhìn xem không có ai gánh nước cản trở phía trước thì nhấn bàn đạp phía trái cho xe chạy giữa ngõ . Có đà xe lăn bánh rồi thì từ từ đạp nhanh hơn . Chú sẽ đỡ phía sau cho và chạy theo...
    Tôi đã làm theo chú . Chú đẩy nhẹ khi tôi bắt đầu nhưng ... bất chợt lại có người gánh nước đi tới . Tôi lo quá mắt nhìn họ - để tránh họ - Nhưng lại không lái ghi đông tránh mà cứ lái ghi đông theo mắt mình nhìn họ ! Thế là tông ngay vào cái thùng gánh nước !
    Thùng thì bằng tôn gò - Tôn mỏng nên bẹp ! Họ la cho quá trời . Họ nói tông bẹp nữa là phải thường tiền !
    Sau một tuần lễ tập xe , tôi đã đi một mình được rồi . Không phải dựa vào bờ tường cũng nhảy lên ngồi trên yên đạp đi như thường .
    - Sắp vào đầu niên học , bố tôi lại xin được nhà trong cư xá của Bảo Chính Đoàn ở ường Quan Thánh .
    May quá !
    Dọn nhà vì đồ đạc không nhiều và nhờ xe GMC của trại là dễ dàng .
    Chỗ ở mới là một căn hộ trong trại Gia Binh của Bảo Chính Đoàn .
    Cái cổng của khu này trông ra đường Quan Thánh cùng mặt tiền của trại Bảo Chính Đoàn . Phía trái cổng này là cổng nhà ông Phan Văn Giáo .
    Mặt tiền khu Gia Binh chạy dài gồm 12 hộ - trông sang phía tường hông nhà ông Phan văn Giáo , lưng làm áp vào tường của trại lính .Tiếp theo khu này ( Dành cho Sĩ Quan ) là cổng sau của trại Bảo Chính Đoàn và cầu tiêu công cộng . Rồi đất trống chạy ra Hồ Trúc Bạch .
    Quẹo tay trái :
    Tiếp theo nữa là khu Gia Binh dành cho Hạ Sĩ quan và lính ...
    Khu này đông - Mặt tiền trông ra HỒ TRÚC BẠCH - có nhà Thủy Tạ , mái cong hình bát giác .
    Phía lưng khu này cũng là tường trại Bảo Chính Đoàn .
    Kể ra sống giữa Hà Nội có đầy đủ chỗ ăn ở có việc làm là Qúy Lắm rồi . Phải nói số Trời thương mà chúng tôi được như vậy .
    Hàng ngày mẹ tôi đi chợ Hàng Đậu - phía bên kia Hồ Trúc Bạch , gần nhà máy điện . Mẹ lo cơm nước . Mẹ đã lại có bầu em Chính ( sau di cư vào Nam- đã trở thành Bác Sĩ Chuyên Khoa Mắt ).
    Chúng tôi được ăn ngon mặc đẹp và lớn nhanh . Và được đi học .
    Sắp tới ngày khai giảng , bố nói chú Ninh đi tìm trường rồi ghi tên cho các cháu :
    Tôi : học lớp nhì - Hoằng lớp ba - Huy học lớp hai .
    Còn Nghị nhỏ hãy học ông ở nhà . Liêm chưa học được và hay nhõng nhẽo lắm .
    Tìm trường xong chú cho hay :
    Đó là ngôi trường tiểu học : LÊ BẢO TỊNH ở đường Phan Đình Phùng - Đường này lới hơn đường Quan Thánh và song song với đường Quan Thánh .
    Tiện đường đi về - Nếu sợ tàu điện thì chỉ cần dẫn qua đường cho chị em tôi cứ thẳng tới đường Phan Đình Phùng rồi quẹo tay trái là chúng tôi đi tới trường , không cần người dẫn .
    Chú Ninh còn cho bố biết : đây là ngôi trường mới xây nên chỉ có 5 phòng học - Trường của Công Giáo , có nhà thờ và hai ông cha Đạo . Một ông cha người Việt : Cha Tông - còn trẻ . Một cha người Pháp : Cha Ngọc ( lấy tên Việt Nam ) .
    Bố tôi nói :liệu hai đứa lớn học lớp như vậy có theo được không ?
    Chú Ninh nói : - Cha Tông đã coi vở các cháu học ở nhà thì cha nói được . Chứ đừng cho học lớp thấp hơn uổng .
    - Bố tôi đã dẫn chúng tôi lên phố Hàng Đào mua quần áo mới và mua vải may áo dài cho tôi và em Huy ( con gái )
    ( - được cái khi xưa bố học ở Trường Bưởi Hà Nội nên bố cũng thông thạo không Quê Mùa quá ! )
    Ngoài quần áo đi học còn giày dép , áo len , khăn quàng ...
    Bố đặt may cho tôi ba cái áo dài : một cái bằng len . Hai cái bằng hàng xoa bông . Cái áo len ngoài có thêu bông hồng đẹp nhất chưng ngoài tủ kính . Cái khăn quàng cổ bằng len luôn .Đôi Sandal và đôi guốc mới .
    Cô hàng có lẽ cũng lấy làm lạ là tại sao có đám Con Nít Nhà Quê này nhỉ ? ! - Nhưng cô đâu dám chê - Vì bố mua nhiều thứ cho chúng tôi . Rồi còn mua cho cả nhà nữa .
    Ông nội tôi : Áo dạ bông tự . quần trúc bâu , áo the ,dày nam , mũ xếp ...
    Bố tôi rất thương gia đình và có hiếu với ông bà tôi .
    Đối với anh em cũng lo cho đủ thứ .
    Sau khi mua hàng xong , bố để gửi trong tiệm - hẹn lát quay lại lấy .
    Bố dẫn các con vào chợ ồng Xuân ăn Bún Ốc .
    Lần đầu tiên tôi được vào chợ lớn nhất của Hà Nội .
    Từ xa đã thấy đông đúc và tiếng rao hàng .
    Người la to nhất để chào hàng đó là anh chàng bán thuốc HÔI NÁCH BÀ LANG CHỌC .
    Anh ta đeo cái khay bày đày thuốc - Cái dây da từ hai phía cái khay quàng vào cổ anh . Quần áo nhem nhếch như từ lâu chưa giặt : cái quần tây cắt cụt với cái áo sơ mi tay gắn . Đôi dép cùn lẹp xẹp - Đầu đội cái mũ phớt nâu cũ sờn vành .
    Anh cứ chào năn nỉ bố tôi mua nhưng bố lắc đầu .
    Bên cạnh đó là cảnh các cô gái Hà Nội bán hoa tươi ở hai bên cổng chợ . Hoa từ Ngọc Hà trồng nên tươi lắm .
    Hoa họ chưng khéo lắm . Và người bán đẹp không kém gì hoa . Lại thêm cái giọng Ngọt Như Đường Cát Mát Như Đường Phèn ... Nên bố tôi không đừng cũng đã mua một bó hoa hồng về để ...CHIỀU LÒNG một cô hàng bán hoa có giọng nhõng nhẽo quá !
    Khi vào trong chợ :
    Các sạp gạo trắng tinh . Đôi bàn tay thon của các cô khéo vun nên thúng gạo nào cũng cao có chóp hình cái tháp !
    Tóc cô bán gạo chải mái lưỡi chai . Phía sau bới cao hoặc vấn tóc trần ...Đôi môi luôn nở nụ cười Vừa Lòng Khách tới - Giữ Chân khách đi ...- Họ khéo lắm . Áo cánh phin nõn mỏng .... Kín mà là ...hở ...
    ( Không biết bây giờ Hà Nội ra sao ? ! )
    - Rồi đã vào tới hàng Bún Ốc !
    Chúng tôi ngồi sắp hàng ra bên cạnh bố .
    Cái bàn gỗ bình thường , sạch sẽ . Trên để sẵn đĩa ớt , chanh và đĩa rau húng , rau chuối hột với rau muống chẻ bằng tay .
    Tô bún nóng được bưng ra . Giọng cô bán hàng ngọt ngào mời khách ... -
    Chúng tôi cắm đầu ăn nhưng phải từ từ nuốt vì nóng quá . Vừa múc lên thìa vừa thổi . Mùi RIÊU chua chua với mùi ốc quyện vào nhau thành một hương vị đặc biệt . Cà chua tươi từng miếng chìm trong màu gạch cua vàng óng được khều lên cùng những sợi bún trắng tinh mền ruội ...
    Ăn thêm rau sống , nhặt cành rau thơm - nhấm nhấm lá rau thơm ...- ớt ... chút xíu và vắt chanh vào - thật ngon .
    Cuối cùng là chuối tráng miệng và bát nước trà tươi đặc , cắm tăm .
    Khi trả tiền xong , tôi còn nhìn lại cái gian hàng bún riêu này và khuôn mặt dễ thương của cô Chủ Quán ... - Để nhớ khi nào đưọc đi chợ Đồng Xuân là sẽ xin ăn Bún Ốc hàng này ...
    * Trên đường về ! Bố tôi mua một tờ báo đọc vội cái tin : " TÀU HÁ MỒN từ Phát Diệm Đi Hải PHÒNG Bị BÃO ở ĐỒ SƠN , chìm tầu chết hơn 100 hành khách ! " .
    Cả nhà tôi thật giật mình và Biết ơn Trời ! Vì chúng tôi đi chuyến trước !
    Tàu cũ quá mà gặp bão !!! Lần này ...CẢ TÀU mang chung một số phận - Thật đáng thương ...Tôi chợt nghĩ tới hàng trăm gia đình họ đang gào thét đau khổ vì tàu đắm , vỡ tàu luôn . Hành khách chìm hết xuống đáy biển ! - " Lạy Chúa ...! "
    THƯ KHANH - (còn nữa )
     
    Last edited by a moderator: Thg 11 27, 2012

Chia sẻ trang này

Share