Nhật Ký Tâm Sự Văn Thơ Với Thi Sĩ Nguyễn Thanh Hoàng Phần 2

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 10 23, 2020.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    1.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Thơ quá hay !

    Quý mến và thán phục Thi sĩ LU HÀ !!


    Em đang chuẩn bị sáng tác bộ truyện thơ ngụ ngôn, có lẽ chuyến này trở lại cái anh lục bát cổ truyền. Vì tác giả khuyết danh viết theo lối cổ phong: Lục Súc Tranh Công. Ngày mai hoặc ngày kia mời Anh THANH HOÀNG đón xem bài số 1 nhé.


    5.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Quý mến ý thơ của Thi sĩ LU HÀ !!!


    Có lẽ đây là tác phẩm truyện thơ ngụ ngôn cuối cùng của em Anh THANH HOÀNG ạ. Sau sẽ chuyển sang đề tài khác. Trê cóc theo danh sĩ Bùi Huy Bích, thì tác giả truyện Trê Cóc là một gia khách nhà An Sinh vương Trần Liễu. Bởi ông đã chứng kiến việc "cướp vợ đoạt con" (Thái sư Trần Thủ Độ ép vua Trần Thái Tông lấy vợ của anh ruột là An Sinh vương Trần Liễu) mà nảy hứng viết ra câu chuyện này.

    Nước Pháp có thơ ngụ ngôn của La Fontaine có lẽ là những thế kỷ sau khi người Viêt Nam đã có Lục Súc Tranh Công và Trê Cóc. But gần nhà không thiêng, thiên hạ cứ thích văn học Pháp kia, dịch ra mấy ai hiểu thơ ngụ ngôn nặng về triết lý, ngụ ngôn Việt Nam là hiện thực xã hội không cần triết lý cao xiêu, dễ hiểu và thấm thía sự đời.Tâm lý mê đồ ngoại, kể cả hàng giả, hàng rỏm là tính cách của số đông người Việt.


    9.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Thơ lục bát cuả Thi sĩ LU HÀ : vần, điệu tuyệt vời !


    Nhà thơ La Fontaine đã gợi hứng nhiều từ bậc thầy Ésope, nhưng khi ông tập hợp lại các mẫu chuyện ngụ ngôn, thay vì sáng tác theo văn xuôi, ông lại chọn thể thơ có vần điệu, nhờ vậy mà nội dung lại càng dễ nhớ. Có người dịch ra thành song thất lục bát Anh THANH HOÀNG ạ Thật ra theo em dịch văn xuôi, dịch truyện, dịch tiểu thuyết là một điều đáng làm, nhưng dịch thơ từ tiếng nước này sang tiếng nước kia là một việc làm tạm bợ, lố bịch, ngớ ngẩn nhất. Em không hề dịch thơ mà chỉ cảm xúc, cảm ngộ những ý tưởng chính sau đó sáng tác theo cách của mình. Bản dịch này sang song thất lục bát còn có thể chấp nhận, chứ dịch theo lối thơ tự do, hay văn xuôi xuống dòng bảo đó là thơ thật là khôi hài. Bởi vì mỗi dân tộc có tiếng nói, chữ viết riêng và cách thưởng thức âm điệu, vần điệu của thơ khác hẳn nhau quá sức tưởng tương. Chỉ có tiếng hú của các loài vượn thì giống nhau, nhưng tiếng người nói mỗi nước là không giống nhau.

    Con lừa kia đội da sư-tử.

    Khắp một vùng tưởng dữ đều-kinh.

    Tuy rằng là vật đáng khinh,

    Mà ai cũng sợ oai linh con lừa.

    Rủi phải khi tai thò một mẩu,

    Lòi ngay ra điên-đảo khi-man.

    Chó kia chạy đuổi sủa ran,

    Làm cho ai nấy nổi cơn tức cười.

    Cách giả hình mấy người đã biết,

    Thấy mãnh-sư chạy riết trong đồng.

    Thì ai cũng lấy lạ-lùng,

    Mãnh-sư để chó đuổi cùng thế nhưng?

    Xét lắm kế lẫy lừng trong cõi,

    Cũng chẳng qua giả-dối như lừa.

    Nghênh-ngang hống-hách gió mưa,

    Chẳng qua đội lốt để lừa người ngây.

    Nguyễn Văn Vĩnh



    Trò Hề Tiểu Xảo

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 4


    Tưởng mình lọc lõi ranh ma

    Đội da sư tử gần xa hãi hùng

    Trò hề chúa tể rợn rùng

    Chúng loài thấp thỏm đường cùng chạy đâu?

    Một vùng đồi cỏ nương dâu

    Hươu nai xa vắng bò trâu lảng dần

    Ô hay chó cứ sán gần

    Sủa vang đồng cỏ cản chân chúa rừng

    Sơn lâm chẳng dám lừng khừng

    Cong đuôi bỏ chạy phơi lưng ra liền

    Bàn dân thiên hạ ngạc nhiên

    Bấy lâu hống hách đảo điên thợ lừa

    Bộ lông sư tử dữ chưa

    Đắp sao cho kín lại thừa cái tai

    Le te rõ thật khôi hài

    Nực cười hổ giấy dọa loài đầu tôm

    Anh hùng cóc ké chồm hôm

    Thân lừa ưa nặng nằm ôm mộng vàng

    Văn tài lương đống mơ màng

    Tai lừa ngoe nguấy chó càng sủa vang

    Tây Thi ôm bụng thì sang

    Đông Thi nhăn mặt quỷ càng lánh xa

    Mọi người đóng kín cửa nhà

    Trẻ con chẳng dám đi ra ngoài đường

    Đầm ao có chú ễnh ương

    Cố tình phình bụng để mong bằng bò

    Đua đòi lừa cũng giở trò

    Bộ lông cũng cỡn thập thò đôi tai.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Lừa Đội Lốt Sư Tử“

    9.9.2020 Lu Hà



    12.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Quý mến Thi sĩ LU HÀ !



    Thơ ngụ ngôn của ông La Fontaine có thể chỉ gọi là tuyệt hay với người Pháp, cùng lắm là các nước lân bang như Đức, Aó chứ cứ i sì dịch ra tiếng Việt quả thật mịt mù. Họ đã dịch sang thành thơ thành sách giáo khoa, em đã đọc qua Anh THANH HOÀNG ạ, thấy có cố gắng nhưng em tin nhiều người Việt không hiểu và các tác giả còn chưa phân biệt được đại ý và tiểu ý. Có khi còn nhầm lẫn tiểu ý làm trọng, em thì chỉ cần nắm cái đại ý ông La Fontaine muốn gì và sáng tác theo tâm hồn suy tư của em. Hãy đọc bản dịch sau:

    Đi cho sớm, việc gì tất-tả

    Chuyện Thỏ Rùa nghĩ đã hay thay!

    Rùa kia gọi Thỏ bảo:

    .................................- Này,

    Thi cùng ta chạy từ đây qua đường.

    Thỏ bảo Rùa:

    ......................- Chị thường hóa dại

    Hãy uống xong thuốc tẩy vài liều

    Họa chăng ta có nhận keo

    Rùa càng thách tợn, giải treo thật nhiều

    Thỏ tức khí bao nhiêu cũng đắt;

    Đem giải kia mà đặt bên đường.

    Những gì lọ kể dài dang;

    Ai ngồi chủ cuộc, phân tường nói chi,

    Thỏ ra sức chỉ đi ba bước,

    Là đến nơi lấy được như không,

    Vội chi mà chẳng thong-dong

    Vừa đi vừa bỡn cũng không chậm gì.

    Đứng gặm cỏ, có khi cũng sớm,

    Mặc kệ Rùa, Thỏ hợm ta đây,

    Chàng-dàng chân dép chân giầy

    Trong khi Rùa nọ ai hay vội-vàng,

    Biết thân nặng lại càng cố gắng:

    Cứ từ-từ rảo cẳng bước lên.

    Sá chi thân phận Rùa hèn,

    Thỏ càng đủng-đỉnh ở bên vệ đường.

    Nhường chạy trước thêm càng danh-giá

    Muốn lúc nào mà chả đến chơi

    Vừa đi, vừa nghỉ, vừa chơi;

    Nghe hơi gió thổi, xem trời kéo mây,

    Rùa thấm thoát đến ngay trước đích

    Thỏ vội-vàng một mạch chồn chân,

    Nhưng mà chửa được đến gần,

    Thì Rùa đã tới nơi ăn giải rồi.

    Lại còn nhiếc một hồi: - Chú Thỏ,

    Đã bảo mà, nhanh có làm chi!

    Ví chăng nhà cũng đội đi.

    Như ta đây nữa, chú thì bước sao? Bản dịch ra thơ song thất lục bát cũng khá hay nhưng những bản khác ra thơ tự do chán quá, bai Hai Thằng Trộm Với Con Lừa cũng đã dịch ra trang trọng ở trang vườn thơ karaoke cũng khá vần nhưng chưa thoát ý Vị con lừa của vừa ăn trộm

    Hai đứa gian đánh lộn cùng nhau.

    Thằng này muốn để về sau

    Thằng kia muốn bán cho mau lấy tiền.

    Khi hai cậu huyên thuyên ẩu đả,

    Anh đấm đau anh đá cũng già.

    Xảy thằng ăn cắp thứ ba

    Ở đâu lại phỗng lừa ta tẩu liền.

    Con lừa đó như in một xứ,

    Mấy ông vua tranh cự cùng nhau.

    Tự dưng người ở đâu đâu,

    Cướp phăng xứ ấy đem câu giải hòa.

    Thế là trơ mắt thỏ ra.

    Nguyễn Văn Vĩnh



    Có Chí Thì Nên

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 9

    Ông trời sao nỡ bất công

    Sinh rùa chậm chạp lưng còng chân teo

    Tật nguyền chẳng biết leo trèo

    Nặng nề thân xác phận nghèo lầm than

    Thỏ thì non nước giang san

    Chân cao chạy giỏi muôn vàn phủ phê

    Thấy rùa xấu xí thỏ chê

    Ỉ ôi nhạo báng nhiêu khê phố phường

    Thỏ quen hống hách khinh thường

    Rùa bèn thách thức đường trường chạy thi

    Thỏ cười mai mỉa tức thì

    Thuốc liều nhầm uống so bì dễ sao?

    Thi đua câu chuyện tào lao

    Thỏ rùa thi chạy anh hào phân bua

    Rêu rao dư luận trêu đùa

    Thằng rùa điên dại mút mùa ngu si

    Biết mình chân bé tí ti

    Rùa càng luyện tập thích nghi môi trường

    Phi thân võ nghệ cao cường

    Luyện công dưỡng khí đền nghì sắt kim

    Vụt bay như những cánh chim

    Thỏ nào ngờ được đắm chìm men say

    Ăn chơi dong duổi suốt ngày

    Thảnh thơi chân dép chân giày lê thê

    Cuộc thi đấu sát tới kề

    Thỏ mang bụng phệ lề mề tới nơi

    Trọng tài chó sủa vang trời

    Thỏ nhường trăm bước lả lơi bướm hồng

    Rùa bèn trổ sức thần công

    Lao đi vun vút mây rồng cuốn theo

    Ai ngờ thoáng cái đánh vèo

    Chó tuyên bố giải bảng treo tên rùa

    Võ công tuyệt đỉnh thâm sâu

    Bàn dân thiên hạ ngờ đâu là rùa

    Bây giờ thỏ đã chịu thua

    Võ lâm minh chủ đứng đầu là ai?

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Con Thỏ Và Con Rùa“

    12.9.2020 Lu Hà




    12.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Đã xem !!!


    Cám ơn Đại Ca THANH HOÀNG ghé thăm.

    Đây là thơ ngụ ngôn, La Fontaine mượn hình ảnh con sáo và con công để mỉa mai tính cách của bọn bất tài, háo danh hợm hĩnh hay bắt chước. Người Việt có câu voi đú chuột chù cũng đú. Nàng Tây Thi có chứng đau bụng kinh niên, mỗi khi lên cơn đau nàng cau mặt lại, ôm bụng nhăn nhó thì nàng càng đẹp lộng lẫy huyền ảo. Nàng Đông Thi ở thôn bên đúng là thị Nở của nước Việt ngày xưa, bây giờ thuộc Tàu cũng giả vờ đau bụng bắt chước Tây Thi làm cho ma quỷ sợ hết hồn. Nguyễn Du có tài làm thơ Lục Bát thì thày trò nhà ông Vũ Khiêu cũng nhảy vào dây máu ăn phần. Cả hai ông tự rêu rao tuyên truyền thật là lố bịch:" Cuốn Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng” của tác giả Đỗ Minh Xuân do NXB Văn hóa-Thông tin ấn hành năm 2012 có những biểu hiện rất lạ. Thứ nhất là nội dung Truyện Kiều bị sửa tới hơn 1000 chữ, sai hẳn so với Truyện Kiều vốn tồn tại từ xưa tới nay; thứ hai là cuốn sách lại được GS. Vũ Khiêu viết lời tựa.

    Bức xúc với cuốn sách này, tác giả Phan Lan Hoa đã tập Kiều, gửi hai vị “hậu sinh khả úy” Đỗ Minh Xuân và Vũ Khiêu, trong đó có đoạn rằng:

    “…Hỏi sao ra sự lạ lùng?

    Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê!

    Sao chẳng biết ý tứ gì

    Tuy rằng vui chữ, lại bia miệng cười…”

    Kể cả khi trong bản dịch thơ La Fontaine như câu chuyện con gà và con công theo em chưa nắm chặt đại ý, thơ Việt đã khó khăn còn thơ Tây dích sang Việt quả thực thật là rối rắm, nếu cứ bám từng chữ Pháp mà chuyển sang tiếng Việt rất nhiều bài trở nên tối nghĩa Anh THANH HOÀNG a. Dân tộc nào có tiếng nói dân tộc đó, cả thơ phú cũng khác nhau về âm điệu, ngữ điệu, ý nghĩa. Em hoàn toàn không tán thành chuyện dịch thơ mà chỉ dịch văn thôi. Thơ em làm là thơ cảm xúc từ thơ La Fontaine chứ không phải thơ dịch đâu nhé, mong mọi người hiểu cho.

    Bản dịch của Nguyễn Đình

    Công thay lông, Sáo ta liền nhặt

    Mượn lông kia Sáo khoác vào mình

    Nhập đàn công... lấy làm vinh

    Nhởn nhơ khoe mẽ, ra hình mỹ nhân

    Công có chú biết chân tướng Sáo

    Cả đàn bèn nào nhạo, nào chê

    Nào hầm, nào hứ, nào hè

    Vặt cho Sáo đến ê chề, trụi lông

    Tìm đồng loại, Sáo hòng lẩn trốn

    Cũng bị xua, bị tống cổ đi!

    Hạng người như Sáo thiếu gì

    Phong lưu bộ mặt, mượn khoe lốt người

    Loài ấy gọi là loài đánh cắp

    Lấy văn người đem lắp văn ta

    Mặc ai, đây chẳng bới ra

    Công đâu gây chuyện phiền hà ai chi!

    Nguồn: Ngụ ngôn La Phông Ten, NXB Giáo dục, 1996

    Hay có người dịch là:

    Công đổi lông, Sáo liền nhặt lấy,

    Đem lên mà cắm bậy vào mình:

    Cùng Công đi diện vung-vinh;

    Coi trong bộ-tịch có tình khoe-khoang.

    Đàn Công thật, biết chàng giả-mạo,

    Xúm nhau vào báng-nhạo một phen;

    Đánh cho một trận huyên-thiên;

    Mổ cho trụi đến lông đen của mình.

    Sáo bấy giờ nghĩ tình đồng-loại,

    Về bọn nhà, chúng lại đuổi đi.

    Ngẫm xem trong bọn văn-thi,

    Biết bao tài mượn, thiếu chi tá-gà,

    Dầu thế vậy, đây ta mặc sức,

    Nói làm chi cho cực lòng người.



    Gỉa Mạo Trôm Trỉa

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 11

    Đầu xuân tỉa tót bộ lông

    Đàn công phấp phới nắng hồng thướt tha

    Muôn màu sắc tía ngọc ngà

    Sáo đen nhặt lấy cắm da thịt mình

    Ai hay sáo sậu cố tình

    Gia đình trà trộn tưởng mình cũng xinh

    Họ hàng thấy sự bất bình

    Xúm vào mổ trụi trơ hình sáo đen

    Khác chi sĩ tử bon chen

    Đạo văn trôm trỉa bõ bèn gì đâu?

    Xướng ca vô loại bầu sâu

    Hư thân mất nết làm dầu nồi canh

    Phù du cái bả hư danh

    Ngàn năm ô nhục sáo đành vậy sao?

    Hôi tanh một tấm cẩm bào

    Tiểu nhân tranh chấp máu đào tuôn ra

    Tây Thi nhăn mặt gương nga

    Đông Thi bắt chước chẳng ma nào nhìn

    Phấn son dở dói mẹ mìn

    Mào gà vỏ lựu kìn kìn yến anh

    Sáo kia nhảy nhót trên cành

    Sần sùi da cóc xú danh muôn đời

    Lông công đâu phải dễ chơi

    Thay hình đổi dạng nực cười thế nhân.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Sáo Mượn Lông Công“

    12.9.2020 Lu Hà




    14.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Tôi đã chọn bạn quý Thi sĩ LU HÀ đã 12 năm rồi !!!

    Biết bao thâm tình và quý phục những vần thơ tuyệt vời ! Những ý, từ diễm lệ và nồng nàn đã làm rung động lòng tôi !

    Tình cảm của tôi đã dành cho Thi sĩ LU HÀ nhiều lắm !!!



    Chọn Bạn Mà Chơi

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 15

    Chuột con chưa trải sự đời

    Rong chơi đây đó đất trời bao la

    Non sông một dải sơn hà

    Gặp hai bạn nhỏ đứng ra chặn đường

    Một trông nho nhã dễ thương

    Ngã kia hung dữ cổ trường chân cao

    Mèo lông mịn, giọng ngọt ngào

    Gà mang cục thịt tự hào bốn phương

    Mào gà oai vệ cương thường

    Gót chân cựa sắc khuyển dương rụng rời

    Hoa Kỳ xứ xở loài người

    Quê hương gà trống bao đời phủ phê

    Mèo con thiên tử nguyện thề

    Trung Hoa báo quốc dãi dề vua tôi

    Chuột con tâm dạ bồi hồi

    Cong đuôi chạy thẳng một thôi về nhà

    Sà vào bụng mẹ tay bà

    Chuột con kể lể gần xa tận tường

    Miêu nhi giống ấy bất lương

    Chuyên ăn thịt chuột thì vương vấn gì?

    Chuột hay chút chít nhâm nhi

    Trứng gà ăn trộm thầm thì bên tai

    Bây giờ chuột biết chọn ai

    Mèo gà hai bạn khác loài giống ra.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Chuột Nhắt, Mèo Và Gà Trống Con“

    14.9.2020 Lu Hà




    14.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Tuyệt vời thơ lục bát của Thi sĩ LU HÀ !!!


    Truyện thơ ngụ ngôn của ông La Fontaine có khoảng 4 thế kỷ nay. Ông đã thu thập các truyện được viết trong dân gian văn học cổ điển Pháp và viết thành thơ có vần điệu, mục đích dễ nhớ để dạy về đạo đức, nhân cách cho các hoàng tử con vua Louis 14, sau được các học giả Việt Nam rất giỏi tiếng Pháp như Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Trinh Vực dịch ra tiếng Việt từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam. Em không dám chê bai các cụ đàn anh, nhưng theo em dịch i sì từ Pháp sang Việt là một sai lầm, người Việt đọc sẽ thấy mênh mang bao la khó hiểu vô cùng, chưa nói dịch sai,và sai cả đại ý tác giả La Fontaine muốn nói gì. Em không theo vết xe đổ của các cụ, em không dịch thơ mà chỉ đối chiếu hai bản tiếng Đức và tiếng Việt do các cụ dịch ra để tùy nghi di tản mà cảm xúc ra hồn thơ của riêng em, rất Việt Nam. Rất vui được Đại Ca THANH HOÀNG ghé thăm. Các cụ nhà ta mới dịch ra có 43 bài thôi. Còn em có lẽ sẽ cảm xúc tất cả 144 bài thơ của La Fontaine. Vậy anh THANH HOÀNG cứ thong thả ghé trang của tiểu đệ nhé.


    Mơ Mộng Hão Huyền

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 16

    Lisette đội trên đầu

    Đầy thùng sữa trắng tóc nâu gối tròn

    Xinh tươi váy ngắn môi son

    Gót hồng thon thả nước non tuyệt vời

    Vui như bướm hội hoa cười

    Phen này ta quyết đổi đời từ đây

    Một trăm quả trứng gà tây

    Đàn con chiếp chiếp vui vầy xóm thôn

    Cáo rừng mi hãy liệu hồn

    Hàng rào cạm bẫy đuổi dồn chó săn

    Bán gà cũng chẳng khó khăn

    Mua con dê nhỏ dắt chăn sớm chiều

    Bán dê mua lợn lãi nhiều

    Mua đi bán lại bao điều thiệt hơn

    Bóng con bò cái chập chờn

    Hân hoan xao xuyến đòi cơn bê vàng

    Bước đi thoăn thoắt dịu dàng

    Ngoáy mông nhảy nhót mơ màng giàu sang

    Ai ngờ lai láng đùi nàng

    Khổ đau vĩnh biệt bẽ bàng bò bê

    Lợn gà tan tác cừu dê

    Còn đâu thùng sữa não nề ủ ê

    Lâu đài trên cát say mê

    Dã tràng ngơ ngác bốn bề triều dâng

    Trường thành xụp đổ mấy tầng

    A phòng xây cất bâng khuâng tro tàn

    Ước mơ vương miện giang san

    Hão huyền mơ tưởng lệ chan hai hàng

    Nam Kha phò mã ngỡ ngàng

    Chẳng qua một giấc kê vàng mà thôi

    Phù du bèo bọt đời trôi

    Sống không thực tể than ôi kiếp người.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Truyện Cô Hàng Sữa“

    14.9.2020 Lu Hà



    15.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Thơ quá hay Thi sĩ LU HÀ ạ !


    Cám ơn Đại Ca ghé thăm. Tiểu đệ cảm xúc thơ theo đại ý của Cụ La Fontaine chứ không học theo lối dịch thuật của các Cụ nhà ta như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh hay Phan Khôi là các học giả rất uyên bác chữ Tây chữ Tàu. Theo em chỉ nên dịch văn chương tiểu thuyết, kịch, triết học chứ dịch thơ là một việc làm lẩm cẩm. Giống như gia cầm vịt, gà, ngan, ngỗng hao hao giống nhau nên có thể nhìn nhầm gà sang cuốc, ngan, ngỗng cũng tạm được hay các con thú có lông tơ như chó, mèo, cừu, chuột, nên nhìn chó nhầm sang mèo cũng tạm được. Như tiếng Pháp dịch sang Đức cũng cho là được chứ thơ Pháp, Đức dịch sang Việt hay Tàu là một điều không thể chấp nhận được nhất là dịch thơ i sì như bản gốc như nhầm lẫn gà, vịt, ngan, ngỗng sang chó, mèo, cừu, lợn vậy. Vì Pháp, Đức quá xa với tiếng ta về âm thanh, ngữ điệu, vần điệu, cú pháp với tiếng Việt hay tiếng Tàu. Anh THANH hOÀNG hãy đọc bản dịch thơ của các bậc học giả của ta đầu thế kỷ 20 về bài này. Hơn thế kỷ nay nhiều người đọc dù không hiểu nhưng cũng cố khen hay giống như ngã Hoàng Quang Thuận trôm trỉa thơ tự do thơ vịnh cảnh chùa nhếu nháo của khách thập phương, rồi gắn vào mồm vua Trần Nhân Tông báo mộng từ kiếp con rắn được hắn mua nướng chả rồi đọc thơ cho hắn nghe, người ta còn dịch ra đủ các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức trao tặng các đại sứ quán để lấy le, thật bỉ ổi vô cùng. Dơi bay quạng xẩy khi chúi cổ,

    Choạng ngay vào cửa tổ con Cầy.

    Cầy này ghét chuột xưa nay,

    Chạy ra đã định vồ ngay Dơi già:

    - Giống mi đã cùng ta làm hại,

    Sap cả gan dám lại nơi đây?

    Phải chăng chính chuột là mày.

    Dơi van lạy:

    .................. - Lượng cao soi-xét

    Tôi thực không phải kiếp chuột mà;

    Ai đâu đặt-để sai-ngoa.

    Trời sinh tôi quả vốn là kiếp chim.

    Còn đôi cánh hiển-nhiên thượng-tại,

    Chúc vạn niên điểu-loại cao bay!

    Lời cung nghe lọt tai Cầy,

    Tức thì phóng-xá cho bay về nhà.

    Cách khi đó một vài hôm nữa,

    Dơi lại choàng vào cửa hang Cầy.

    Cầy này tính ghét chim bay,

    Té ra Dơi lại gặp ngày nguy nan;

    Cô dài mõm đã toan ra bắt:

    - Mày là chim, tao quật chết tươi.

    Dơi sao cũng khéo mau lời:

    - Xin ngài nhìn kỹ hình tôi chim nào.

    Chim có đủ vũ-mao mới phải,

    Tôi vốn là thú-loại xưa nay.

    Chúc xin Thử-quốc lâu dài!

    Hoàng-thiên hại hết những loài miêu-nhi!

    Khen Dơi biến trá cũng kỳ,

    Nhờ mưu khôn thoát hiểm-nguy hai lần.

    Nguyễn Văn Vĩnh



    Tùy Cơ Ứng Biến

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 20

    thân

    Dơi cũng giỏi tùy cơ ứng biến

    Mẹo Tôn sư xui khiến quỷ thần

    Hang chồn loạng choạng dấn thân

    Giống loài chuột dũi ngu đần làm sao?

    Dơi van lạy lẽ nào nhầm lẫn

    Tôi là chim lận đận tới đây

    Ơn vua lộc nước tràn đầy

    Muôn tâu thánh thượng cáo cầy đại vương

    Chồn cáo này yêu thương chim chóc

    Nên buông tha con nhóc bay đi

    Lần sau dơi lại nhâm nhi

    Săn lùng muỗi chén rầm rì cửa hang

    Lão cầy già hung hăng bước tới

    Thịt chim ngon ta đợi đã lâu

    Dơi bèn ngúc ngắc cái đầu

    Con là giống chuột phải đâu chim trời

    Không có cánh chơi vơi mình chuột

    Chẳng bận lòng chải chuốt bộ lông

    Suốt ngày lặn lội ngoài đồng

    Bờ sông tha thẩn cỏ bồng phiêu diêu

    Xin hoàng thượng diệt miêu cứu chuột

    Hạ thần xin bắt nhốt loài chim

    Vuốt râu ánh mắt lim dim

    Ngắm nhìn chú chuột đi tìm chủ nhân

    Hai lão cầy tâm thần khác hẳn

    Kẻ yêu chim đứa chặn chuột bầy

    Khen thay dơi khéo tỏ bày

    Binh bất yếm trá dạn dày mưu mô.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Con Dơi Và Hai Con Cầy“

    15.9.2020 Lu Hà



    16.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Thơ hay !


    Bản dịch của Cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã có từ đầu thế kỷ 20. Từ đó tới nay không có ai quan tâm đến thơ ngụ ngôn của La Fontaine. May qúa em lại được sinh ra ở cõi đời này. Nay xin được dùng ngòi bút để trả lại công ơn cha mẹ và non sông đất Việt Anh THANH HOÀNG ạ. Có lẽ em sẽ cảm xúc tiếp những bài các Cụ tổ tiên bỏ qua không dịch ra tiếng Việt. Mời Anh THANH HOÀNG ghé thăm trang của tiểu đệ Lu Hà

    Thím Chuột nhắt trẻ người non dạ

    Bị Mèo già vồ đã nguy nan

    Lẻo mồm còn cứ kêu van:

    - Xin ngài sinh phúc kẻo oan phận này

    Thân Chuột nhắt phỏng tầy mấy chút

    Nhặt của rơi, thiệt hụt gì ai!

    Hãy khoan lượng nghĩ xin ngài

    Vì tôi đã để cho ai đói nào!

    Miệng này phỏng ăn bao nhiêu hạt

    Chỉ cơm rang góc bát là no

    Sá chi thận phận gầy gò

    Để dành các cậu, các cô thì vừa

    Chuột bị bắt trình thưa như vậy

    Mèo bảo rằng: - Lời ấy khó nghe

    Thôi đi, đừng nói nữa đi!

    Tao đây chứ phải giống gì mà mong

    Mèo lại già hẳn không dung xá

    Rất đang tâm, mi lạ chi ta

    Thôi cho mi xuống làm ma

    Kêu cùng thập điện hoạ là có nghe

    Con tao chẳng thiếu chi thực phẩm

    Mèo nói xong bèn lẩm Chuột ranh

    Chuyện này nghĩa lý rành rành

    Đầu xanh vẫn thị tinh ranh khoe mầu

    Già hay tàn nhẫn biết đâu!

    Nguồn: Nguyễn Văn Vĩnh, Thơ ngụ ngôn La Fontaine, Cảo thơm, 1970


    Phận Nô Tài

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 22

    Mèo già chẳng dễ buông tha

    Thấy con chuột nhắt góc nhà co ro

    Một hai lẻo mép thưa cô

    Nô tài cam phận cơ đồ nước non

    Nguyện thề lòng dạ sắt son

    Dăm ba hạt gạo béo tròn về sau

    Rồi đây chuột sẽ lớn mau

    Gần xa thiên hạ tranh nhau thị trường

    Họ hàng thống nhất chủ trương

    Mèo đen mèo trắng đế vương thiên triều

    Mèo cười ta chẳng dám liều

    Nuôi bầy chuột nhắt sớm chiều hại ta

    Chuột hay ăn trộm trứng gà

    Toàn cầu xuất cảng nước ta siêu cường

    Mèo đâu thừa thãi tình thương

    Mưu đồ thống lãnh bá vương lâu rồi

    Mèo bà giữ chặt con mồi

    Chuột xin tha mạng bầy tôi trung thành

    Quản chi rác rưởi hôi tanh

    Ăn xin thế giới vinh danh vua mèo

    Thôi ngươi chớ có kì kèo

    Mèo con đói bụng eo xèo đòi ăn

    Chuột con nức nở khóc than

    Miệng sùi bọt nhãi nằm lăn ra sàn.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Mèo Già Và Con Chuột Nhăt“

    16.9.2020 Lu Hà



    16.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Thi sĩ LU HÀ :Thơ hay, ý đẹp !!!



    Bài này đã được Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH một học giả nổi tiếng dịch ra thành thơ Việt vào đầu thế kỷ 20 Anh THANH HOÀNG ạ. Hai bác lái tiền lưng đã cạn,

    Gạ láng-giềng, nhà bán mền lông

    - Gấu to mua giúp hay không?

    Để ta đi bắt đóng gông lôi về,

    Gấu lớn kếch, gớm-ghê Chúa gấu,

    Bán bộ da đủ tậu trăm gian,

    Mặc vào thách được dao hàn;

    Lót xong đôi áo hãy còn có dư,

    Bác lái đã hợm chưa, bác lái?

    Vội-vàng đâu bé cái vội vàng!

    Hai ngày tình-nguyện đem sang.

    Đôi bên giá-cả sẵn-sàng đã xong.

    Rồi hai gã gia công tìm gấu;

    Thấy một con loạn tẩu trong rừng.

    Ở đâu chạy lại sau lưng;

    Hai anh khiếp đảm hàm răng cập-kè,

    Đành thất ước, trở về tay trắng,

    Lẽ thiệt-thòi cũng chẳng kêu-ca.

    Một anh trèo tót ngọn đa;

    một anh sợ khiếp, sởn da rùng mình;

    Nằm xóng-xượt làm thinh tảng chết,

    Miệng ngậm hơi như hệt thây ma

    Bấy giờ lại sực nhớ ra:

    Gấu tha thây chết, người ta vẫn đồn.

    Anh lái nọ khốn hồn chẳng cựa,

    Quả Hùng-công mắc lựa mưu khôn.

    Thấy người nằm đó chổng trôn.

    Đã ngờ chết thật, xong còn hơi nghi,

    Bèn lấy cẳng hất đi, lật lại,

    Vẫm cứng đờ một cái xác người.

    Mõm thò vào mũi dánh hơi.

    Thấy im phăng-phắc thôi thời hết nghi.

    Chết đã hẳn, ta đi xa quách:

    Kẻo thối-tha có sạch-sẽ gì!

    Gấu ta nghĩ vậy bỏ đi,

    Trên cây, bác lái tức thì xuống ngay;

    Đến thăm bạn, khen ngay mẹo giỏi,

    Mừng cho nhau thoát khỏi nạn to.

    Lại còn sẽ gặng hõi dò:

    - Còn da gấu nọ ai cho bây giờ?

    Lúc ban nãy. Gấu giơ mõm hỏi.

    Nó bảo gì, anh nói em hay?

    Lái kia bèn đáp lại ngay:

    - Gấu giơ mõm bảo từ nay thì chừa.

    Da gấu kia hễ chưa bắt được,

    Chớ vội đem kết ước bán đi! Em đã xem lại bản tiếng Đức và bản dịch của Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH xong mới cảm xúc ra thơ lục bát đó. Ngày mai Anh THANH HOÀNG và Bạn TRƯƠNG SĨ HÀO ghé xem bài mới khác nhé.



    Tham Vọng Gớm Ghê

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 23

    Hai chàng buôn thúng bán bưng

    Thấy con gấu chết trong rừng đào lên

    Lột da bán được lắm tiền

    Ngày đêm khao khát dở điên dở khùng

    Láng giềng vợ bác phó thùng

    Ước mơ có tấm mền nhung lông mềm

    Quyết tâm sục sao từng đêm

    Trăng lên gấu trắng nỗi niềm khát khao

    Sau lưng dắt sẵn con dao

    Một thằng giả chết khác nào thây ma

    Ngã kia toan tính lo xa

    Trèo lên bám lấy cành đa rập rình

    Thấy người nằm đó một mình

    Gấu bèn khịt mũi tận tình đánh hơi

    Thối tha cái xác nhà ngươi

    Gấu nhìn chán nản tức thời bỏ đi

    Trên cây nhảy xuống thầm thì

    Hỏi rằng gấu nói cái gì bên tai?

    Chúng bay hai kẻ bất tài

    Tham lam vọng tưởng tuyền đài chẳng xa

    Làm sao có được bộ da

    Ta đang còn sống dễ tha mạng mày?

    Xin chừa đến chết từ nay

    Không còn mơ mộng da này lông kia.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Con Gấu Và Hai Bác Lái“

    16.9.2020 Lu Hà



    17.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Thấy Thi LU HÀ là thấy thương quý biết bao !


    Cám ơn Anh THANH HOÀNG ghé thăm, có khi em chưa được sinh ra thì đã có Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH dịch ra thơ La Fontaine rôi đó.

    Người Giết Cọp

    Trên bức-vách có tranh lạ kiểu,

    Khen thợ đâu cũng khéo vẽ-vời,

    Một con Cọp lớn tuyệt-vời,

    Mà ra chỉ có một người giết xong.

    Kẻ đứng ngắm thôi cùng tấm-tắc,

    Cọp đâu qua, lập tức im mồm.

    Cọp rằng: "Cứ đó ta nom,

    Thì ra người khoẻ hơn hùm chẳng sai.

    Nhưng thợ vẽ điêu-tai quá đỗi,

    Bút có quyền tả dối sự đời.

    Ví dầu Cọp biết vẽ-vời,

    Tranh này hẳn khác, cảnh thời không ngoa".

    Thông thường, ngụ-ngôn dùng để dạy dổ các thiếu-nhi. Nhưng với tác phẩm của La Fontaine, người lớn tuổi xem lạị càng thấy thấm thía, xuyên qua những kinh-nghiệm sống của mỗi độc-giả. Người dân Việt chúng ta ở thế-kỷ hai mươi và đã cắp sách đến trường, không ai quên những bài ngụ-ngôn dí dỏm và rất quen thuộc của La Fontaine, in sâu trong tâm trí, như "Con Quạ với Con Chồn, Cô Bán Sữa với cái bình sữa , Con Ve và Con Kiến...

    Nhưng đó chỉ là một số thật ít, bên cạnh hãy còn mấy trăm bài chưa được dịch, hoặc chưa được phổ-biến. Có lẽ em sẽ tiếp tục công việc còn dang dở của Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, em sẽ cố gắng nhẩn nha cảm xúc dần dần thơ ngụ ngôn của Cụ LA FONTAIE. Anh THANH HOÀNG cứ thong thả ghé thăm trang nhà em nhé.


    Dư Luận Viên A Dua

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 24

    Dư luận viên túm năm tụm bảy

    Trước bức tranh hết thảy tự hào

    Anh hùng đả hổ năm nào

    Thợ sao khéo vẽ máu trào hố sâu

    Bỗng con cọp từ đâu xuất hiện

    Tất cả đều mặt biến sắc ngay

    Nếu ta có sẵn trong tay

    Bút lông mực giấy cọp này vẽ luôn

    Thợ các ngươi con buôn chính trị

    Bênh vực người thống trị muôn loài

    Điêu ngoa giả dối bất tài

    Côn quyền móng vuốt võ đài giao tranh

    Bức tranh này mong manh sự thật

    Cọp vẽ tranh nghệ thuật cao siêu

    Họ hàng ta cũng dám liều

    Đấu tranh sắt máu bao nhiêu mạng người

    Vì bức tranh cuộc đời tàn tạ

    Có đáng không vương bá công hầu

    Võ Tòng giờ ở nơi đâu?

    Lý Qùy khố rách đầu trâu dữ rằn.

    Hồn phảng phất ăn năn hối hận

    Tống triều kia quyết dấn thân vào

    Một trăm lẻ tám anh hào

    Bức tranh đẫm máu nghẹn ngào điêu linh.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Người Giết Cọp“

    17.9.2020 Lu Hà




    18.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Quý phục Thơ, Văn của Thi sĩ LU HÀ biết bao !!!


    Cám ơn Đại Ca THANH HOÀNG ghé thăm. Truyện ngụ ngôn này đã được Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH là người có công đầu tiên khai phá mỏ thơ hay mỏ văn học Pháp, tuy chỉ có hơn 40 bài cũng là quý lắm rồi. Đây là tiểu phấm của Cụ sáng tạo ra cũng rất ngôn ngữ Việt Nam.

    Một người kia gặp cơn túng ngặt,

    Muốn vay ai, ai đắt mà vay

    Lưng không, biết tính sao đây?

    Quyết đi tự-tận phen này cho xong,

    Thừng buộc cổ long-đong phải hết;

    Dẫu chẳng toan cũng chết đói mà,

    Ngẫm xem bụng dạ người ta,

    Ai ưa nhịn đói mà qua kiếp người.

    Gần đấy có một nơi nhà đổ

    Anh kiết ta đến đó liều mình.

    Trên tường sẵn có đóng đanh:

    Một dây thòng-lọng đã đành là xong.

    Chẳng ngờ vách cũ không được tốt,

    Đổ đánh ùm, vung một đống tiền.

    Chàng ta đứng dậy nhặt liền:

    Đem vàng đi thẳng còn quên chiếc thừng.

    Cũng chẳng đếm xem chừng lẻ chẵn,

    Mau bước chân vội lẩn về nhà.

    Người có của bỗng chạy ra,

    Thoát trông đã thấy tiền đà vắng tanh.

    Kêu: Trời hỡi! Nay mình chưa chết,

    Mà bạc tiền đã hết mất rồi.

    Vậy thì chết quách đi thôi,

    Dây đâu thắt cổ cho rồi một phen.

    Thừng còn sẵn theo trên vách đổ,

    Chỉ thiếu người treo cổ vào trong

    Thò đầu chàng quấn một vòng,

    Chỉ trong giây phút là xong một đời.

    Nực cười chết đến nơi còn tính:

    Tiền mua dây người ghính đỡ cho.

    Ông trời sao khéo bày trò,

    Thừng kia của nọ chéo-cho lạ đời.

    Thương hại thay những người bủn-xỉn.

    Có của mà giấu kín một nơi;

    Chẳng dám ăn, chẳng dám chơi,

    Để cho kẻ cắp hoặc người họ xa;

    Cũng có khi người ta lấy hết,

    Hoặc đất đen giữ diệt dưới sâu.

    Tài-thần bỡn-cợt lắm câu;

    Bày ra trò lạ ở đâu ghẹo đời!

    Ông muốn khiến một người thắt cổ,

    Bỗng thừng kia, anh nọ chui vào,

    Ông đùa những cách lạ sao?

    Nguyễn Văn Vĩnh




    Thần Tài Cứu Mạng Hại Người

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 27

    Thần tài tìm ở nơi đâu?

    Cứu nhân độ thế dãi dầu tuyết sương

    Lắm khi ông lại bất lương

    Hại người dương thế nhiễu nhương linh hồn

    Xông pha biển cả sóng cồn

    Con thuyền vô định lái buôn lật chèo

    Có người túng quẫn đói nghèo

    Vay tiền chẳng được tự treo cổ mình

    Loay hoay đóng được cái đinh

    Ngôi nhà đổ nát rung rinh bức tường

    Bụi bay nền đất dị thường

    Mắt hoa bước tới ôm rương bạc tiền

    Nhanh tay đóng tải đi liền

    Vội vàng lẩn trốn lại quên chiếc thừng

    Lão già keo kiệt coi chừng

    Thất thần giây lát lại mừng đinh cao

    Người ta trả giúp mấy hào

    Sợi dây lủng lẳng thắt vào cổ ngay

    Thần tài nửa tỉnh nửa say

    Ngất ngư chén rượu xưa nay chuyện đời

    Ta quen cứu mạng hại người

    Trò đùa con rối nực cười thế gian

    Ai hay tiền bạc ngoại thân

    Bán buôn tính mạng tâm thần đảo điên

    Nhà tù mở rộng thường xuyên

    Hố sâu huyệt mộ bạc tiền về đâu?

    Nào ai vương bá công hầu

    Chết không kịp ngáp bể dâu tình trường.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Đống Của Với Hai Người“

    18.9.2020 Lu Hà




    19.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Chính xác ! Đồng ý với Thi sĩ LU HÀ !


    Chào buổi tối, em vừa ngủ dậy sáng tác luôn. Bài thơ này Cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng dịch ra tiếng Việt. Cụ dịch i sì từ Pháp sang Việt, tuy cùng dùng bảng chữ cái La Tinh nhưng ngôn ngữ tiếng Việt cấu trúc lo gic nghệ thuât, kiểu cách vần điệu thơ thì quá khác xa với Pháp Anh THANH HOÀNG ạ. Theo em dịch thơ là một điều tối kỵ nếu cứ khăng khăng dịch sát ý. Truyện ngắn, tiểu thuyết, văn xuôi, kịch thì khác hẳn, càng sát ý càng tôt. Nhưng thơ thì ngược lại không khéo lại biến con gà thành con lừa. Tiểu đệ có ý nghĩ như vậy đó. Với Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH có thể hiểu cái hay cái thâm thúy của tiếng Pháp do trình độ Pháp văn cao, nhưng cũng có nhà thơ cảm thụ tiếng Pháp ra Việt khá điêu luyện như Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư biến hóa ra thơ Việt Nam loại 5 chữ khá hay. Nhưng em tin dịch sát ý quá ra tiếng Việt nhiều người sẽ lại thấy rất khó hiểu Anh ạ.

    Tiểu đệ xin đăng bản dịch của Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH

    Danh tiếng chẳng qua hề vẽ mặt,

    Cái dềnh-dàng rối mắt thằng ngây.

    Lừa kia chỉ biết nhìn ngay.

    Sói kia thóc-mách tính hay xét cùng;

    Trước sau nhìn, thủy-chung cặn-kẽ:

    Cái hư-danh ai hễ ở ngoài,

    Thì y lập-tức chê-bai.

    Chuyện xưa có tượng anh-tài một pho;

    Pho tượng ấy dẫu to nhưng rỗng,

    Sói nhìn khen thợ dụng tinh-công:

    Đầu to mà óc thì không!

    Đại-danh lắm bậc tượng đồng khác chi!



    Giả Dối Vẻ Ngoài

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 32

    Chó sói quen thăm dò suy xét

    Khác con lừa bóp nghẹt tư duy

    Gian manh xảo trá cũng tùy

    Loki lường gạt cho y lửa thần

    Rồi một hôm dưới chân bức tượng

    Sói tru lên coi tướng ông kìa

    Đồng trơ han rỉ tấm bia

    Khác chi phỗng đá râu ria dị thường

    Bụng thì to phình trương trống rỗng

    Như khối thằng ôm đống hư danh

    Vinh quang giả mạo tranh dành

    Đầu thì không não lanh chanh điếm đàng

    Sao không biết bẽ bàng non nước

    Đứng làm chi thao thức ăn mày

    Thời gian quá khứ đặt bày

    Tương lai mờ nhạt lắt lay điêu tàn

    Chỉ một búa nát tan thành bụi

    Phấn son bôi thơm thúi lắm trò

    Đội đèn nhang khói co ro

    Nắng mưa tầm tã chim cò phân rơi.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Chó Sói Và Bức Tương“

    19.9.2020 Lu Hà




    21.9.2020

    Nguyễn Thanh Hoàng:

    Hay !!!



    Còn 2 bài nữa xong thơ La Fontaine mà các Cụ nhà ta dịch ra tiếng Việt Anh THANH HOÀNG ạ. Sau đó em sẽ phải tự nghiền ngẫm tiếp các bài còn lại từ tiếng Đức hay Pháp để cảm xúc ra kiểu thơ Việt Nam . Hinh như Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH đã viết: Anh chàng nọ tuổi đà đứng trạc,

    Trên mái đầu tóc bạc hoa râm.

    Bấy giờ bụng mới nghĩ thầm:

    Nếu không vợ mãi đêm nằm với ai?

    Trong tay gã tiền tài cũng lắm,

    Kẻ lăn lưng mớ-nắm thiếu gì.

    Này tương- thức, nọ tương-tri,

    Ai không săn-sóc, hắn thì mần thinh.

    Việc kén vợ phân-minh là phải.

    Trong mấy người đi lại chạ chung.

    Có hai chị ả góa chồng,

    Xem trong ý gã ra lòng yêu thương.

    Một thím nọ xuân đương vừa độ.

    Còn thím kia khí mõ mất rồi.

    Nhưng mà son phấn khéo nhồi,

    Phai đâu tô đó coi người cũng xinh.

    Trong những lúc mặn tình gần-gụi,

    Ả đua nhau sửa búi củ-hành.

    Tóc râm còn mấy đám xanh,

    Nàng thì nhổ tuột cho nhanh bao-giờ.

    Còn tóc bạc phơ-phơ trên mái,

    Thì nàng kia cũng lại nhổ phăng.

    Để cho đũa lệch hóa bằng,

    Bỗng dưng có tóc ra thằng trụi-trơn.

    Chàng biết ý nổi cơn tức giận.

    Đoan-quyết ngay từ bận này chừa:

    Thôi thôi đừng khéo ỡm-ờ!

    Tôi can các chị đừng vờ thương yêu.

    Đây đã trải bấy-nhiêu ý-tứ,

    Đã biết đường cư-xử các bà.

    Đành rằng không vợ đến già,

    Đầu này dẫu trụi nhưng mà biết khôn.




    Bợm Gìa Bợm Trẻ

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 39

    Anh chàng nọ trạc ngũ tuần

    Muối tiêu săn chắc tinh thần dẻo dai

    Trong tay cũng lắm tiền tài

    Lăng nhăng hai ả nét ngài phủ phê

    Gúa già cũng chẳng dám chê

    Phai đâu tô đó tràn trề phấn son

    Nàng kia yếm thắm đào non

    Tóc xanh mơn mởn tuổi tròn đôi mươi

    Xem ra ngọc thốt hoa cười

    Mào gà vỏ lựu lả lơi bướm hồng

    Màng trinh co bóp phập phồng

    Chàng mừng khấp khởi mây rồng ái ân

    Lão bà xí xớn nhiều lần

    Tóc xanh nhổ sạch cho gần như ta

    Say xưa chàng lại sa đà

    Nai tơ vặt hết tóc ngà trắng phau

    Hai cô ả cứ thi nhau

    Nhổ nhanh cho trụi trước sau giống mình

    Soi gương sư cụ hiện hình

    Giống như gà trọi thất kinh hãi hùng

    Bấy giờ chàng mới nổi khùng

    Gặp hai cô ả đùng đùng thét lên

    Tơ hồng do bởi nhân duyên

    Chớ đừng bịp bợm đảo điên vì tiền.

    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Anh Chàng Đứng Tuổi Với Hai Chị Nhân Ngãi“

    21.9.2020 Lu Hà



    Kể từ lúc này em sẽ vật lộn với khoảng 100 bài thơ của thi sĩ La Fontaine mà Cụ Nguyễn Văn Vĩnh không có thời gian dịch ra và em sẽ không dịch trái lại sẽ đọc trực tiếp bằng tiếng Đức rồi cảm xúc thành thơ Việt Nam, mời Anh THANH HOÀNG ghé thăm nhé. Nguyên tác con Dế và con Kiến theo em nghĩ chưa có ai dịch ra tiếng Việt, vậy có lẽ em là người Việt Nam đầu tiên nối tiếp bước chân Cụ Nguyễn Văn Vĩnh làm cái cầu nối giữa nền thơ ngụ Pháp và thơ ngụ ngôn tiếng Việt Nam.



    Có Thực Mới Vực Được Đạo

    Cảm xúc thơ La Fontaine bài 44


    Chú dế cứ nhởn nhơ ca hát

    Trên cánh đồng bát ngát nắng vàng

    Rừng xanh đồi cỏ mênh mang

    Xóm làng trù phú họ hàng đông vui


    Trong khi đó kiến vùi đầu kiếm

    Dế nhảy lên châm biếm khôi hài

    Không sao kiến cứ miệt mài

    Tha lâu đầy tổ ngày mai huy hoàng


    Mùa hè qua thu sang đông tới

    Cánh đồng khô chới với côn trùng

    Chui sâu cho tới tận cùng

    Trời mưa tuyết đổ mịt mùng cỏ cây


    Ôi nghệ thuật đọa đầy thân xác

    Dế đói meo phờ phạc cả râu

    Bỗng nhiên thấy kiến qua cầu

    Trên đường về tổ vợ bầu con thơ


    Cả nhà đang đợi chờ bữa tối

    Kiến hỏi rằng chú hối hận chưa?

    Mùa hè chị vẫn sớm trưa

    Chăm lo thu vén đông thừa thức ăn


    Dế khóc lóc ăn năn xin bỏ

    Nghề xướng ca chẳng có ngày mai

    Văn chương kinh sử dùi mài

    Không bằng nghề nghiệp tương lai gia đình


    Không có thực u minh lễ đạo

    Có ăn no dạy bảo cái con

    Còn người còn nước còn non

    Cần lao nhân vị sắt son một lòng


    *Nguyên tác thơ ngụ ngôn:”Con Dế Và Con Kiến“

    22.9.2020 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share