Nguyên - Chân Nhị Tướng

Thảo luận trong 'Hòa Bình' bắt đầu bởi Hòa Bình, Thg 11 21, 2011.

  1. Hòa Bình

    Hòa Bình Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 26, 2011
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    ĐIỆP KHÚC TƯỚNG QUÂN


    Cổ Mai xưa có một người
    Vì yêu mai trắng nên thường tới lui
    Ấp kia vua đã phong rồi
    Khát Chân dũng tướng một đời chinh sa
    Mùa đông sánh bước mai hoa
    Tuyết rơi mai nở một trời bạch vân
    Tịnh Huyên Đình dẫn đưa chân (1)
    Nửa vòng bán nguyệt ngắm hoa súng hồng
    Bạch Liên Hoa chính tay trồng
    Buông người trên lụa - ngài nằm suy tư
    Thả hồn theo gió mùa thu
    Tiếng tiêu văng vẳng chiều tà vang ngân
    Anh hùng cởii giáp chinh nhân
    Giáo gươm vứt bỏ - thi nhân thay bào
    Sơn hà trong lúc binh đao
    Hai lần chinh chiến vua Chiêm tan đời
    Nhớ ơn Quốc Tuấn một thời
    Khát Chân cho dựng đền thờ Lư Giang
    Quý Ly cướp đoạt giang san
    Khát Chân chống đối - thây vùi Đốn Sơn
    Đá xanh còn tạc tuổi tên
    Tương Mai xây tượng gấp đôi thân người (2)
    Đặt trên bệ đá tôn thờ
    Khắc lên tinh xảo hổ phù, ao sen
    Xả thân vì nước bao phen
    Bốn đền thờ phụng không quên ơn người
    Những năm thế kỷ hai mươi
    Tại làng Đông Mỹ có trồng Song Mai (3)
    Mai Lâm Động Chủ mất rồi (4)
    Mai buồn mất gốc hoang tàn đìu hiu
    Ngày nay dù đất phì nhiêu
    Bạch Mai ngày ấy....còn đâu ....mà trồng ? (5)
    Mùa đông trên mộ anh hùng
    Tuyết rơi...nhắc lại.....một thời ......đã xa.........
    Minh triều xâm lấn nước ta
    Nguyên Hãn can đảm phục hưng nước nhà
    Vốn là dòng dõi hoàng gia
    “Trần gia suy yếu, ta không thể hèn”
    Bảo lưu thanh kiếm di truyền (6)
    Ngày đêm kinh sách vùi mài võ công
    Trao dồi binh pháp mười năm (7)
    Tuổi thanh xuân khổ cày nương Rạch Gò (8)
    Duyên may thanh kiếm trời cho
    Đêm về trăng sáng thay đèn mài gươm (9)
    Sắt kia mài núi phải mòn
    Trên kia vết lõm chứng lòng kiên trinh
    Vết chém thử kiếm diệt Minh (10)
    Đá mài gươm bén lưu truyền ....ngàn năm
    Anh hùng chí hướng oai phong
    Dưới trăng mài sắt trở thành kiếm thiêng
    Giữa thời đất nước rối ren
    Kéo hai trăm lính mang tên Rừng Thần
    Hàng trăm kỵ mã trung thành
    Lam Sơn tụ nghĩa không màng lợi danh
    Đánh cho quân giặc tan tành
    Mong ngày tao ngộ gia đình đoàn viên
    Những năm chinh chiến liên miên
    Cùng thanh kiếm báu tung hoành dọc ngang
    Vua Lê đối xử phủ phàng
    Anh hùng ôm hận gieo mình Lô Giang (11)
    Ngày nay Quan Tử tên làng (12)
    Thờ gươm cùng đá nhớ người hùng anh
    Trần Nguyên Hãn - lòng vì dân
    Sử xanh sẽ mãi lưu truyền thanh danh

    :eek:

    ** GHI CHÚ :

    (1) Tịnh Huyên Đình : nơi thanh tĩnh riêng của Trần Khát Chân tại vườn Cổ Mai
    (2) Làng Tương Mai và 29 làng khác tại Cổ Mai đều thờ Trần Khát Chân để tưởng nhớ công lao của ông đã nuôi dạy dân nơi đây lúc còn sống
    (3) , (4), (5) . Người ta kể rằng khi Trần Khát Chân mất thì Hồ Quý Ly cho phá ấp Cổ Mai, đến thế kỷ 20 có 1 ông lão tự xưng Mai Lâm Động Chủ là có giống Song Mai như ngày xưa của Trần Khát Chân - 1 loại mai nở 1 chùm 2 hoa sánh nhau. Khi ông mất đi, loài hoa này cũng mất gốc

    (6) Trần Nguyên Hãn theo mẹ chạy giặc từ nhỏ nên cất giữ thanh kiếm của tổ gia Trần Quang Khải 7 đời truyền lại
    (7) Ông có 11 năm trau dồi binh pháp, 11 năm rèn kiếm dưới trăng . Trong thơ cháu chỉ làm 10 năm vì đọc nghe nó vần hơn
    (8) Thời tuổi trẻ ông cực khổ, nhân lúc cày nương Gò Rạch, đã đào được thanh sắt và quyết tâm mài thành kiếm . Gò Rạch cháu đổi thành Rạch Gò để làm thơ cho hay

    (9)-(10) . Người ta chỉ thường ưa nhắc về hình ảnh mài gươm của Đặng Dung mà quên rằng anh hùng Trần Nguyên Hãn dùng tâm chí kiên trinh nhẫn nại hơn 11 năm mài sắt thành gươm, ông không có thời gian vì buổi sáng phải đi bán dầu nuôi mẹ nên tối mới rảnh dưới ánh trăng thay đèn mài kiếm. Ông mài năm này qua tháng nọ khiến tảng đá phải mòn, ông chém vết dài trên đá thử xem có bén chưa, vết thử đó vẫn còn trên đá đến ngày nay

    (11)-(12) Lê Lợi hèn hạ sát hại ông, sau đó cho người quẳng kiếm và gươm mài đá xuống sông Lô ( nay là sông Hồng) , ngày nay cách đây khoảng mười mấy năm trước ( cháu không nhớ chính xác là năm 1998 hay năm nào nữa) người ta vớt gươm và đá năm xưa rồi lập đền thờ ông tại làng Quan Tử
     

Chia sẻ trang này

Share