BÊN DÒNG KỶ NIỆM - Đỗ Bình

Thảo luận trong 'Ký sự và tạp ghi' bắt đầu bởi việtdươngnhân, Thg 7 19, 2012.

  1. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    BÊN DÒNG KỶ NIỆM - Đỗ Bình



    [FONT='times new roman', 'new york', times, serif][/FONT] [FONT='times new roman', 'new york', times, serif] Phần 1 : CON ĐƯỜNG VĂN NGHỆ[/FONT]
    [FONT='times new roman', 'new york', times, serif][/FONT][FONT='times new roman', 'new york', times, serif] [/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif] Paris thủ đô ánh sáng, cái nôi nhân quyền và là một trong những kho tàng văn hóa của nhân loại. Lên Monmartre nơi cao nhất Paris có đền Thánh Tâm uy nghi làm bằng đá qúy trắng toát sừng sững trên ngọn đồi. Đi vòng xuống lưng chừng đồi là cảnh giới riêng của khu họa sĩ, họ đang thả hồn theo những mảng sắc màu. Phố Paris gồm nhiều con đường dọc ngang uốn khúc chằng chịt, xe cộ tấp nập, khách qua lại đông nghịt dọc theo vỉa hè. Hai bên đường san sát những nhà hàng cửa hiệu quán cà phê rạp cinê được trang hoàng đầy ánh đèn màu rực rỡ. Pars thiết kế theo lối kiến trúc cổ, nhà cửa, thành quách, lâu đài, thánh đường và cây xanh tạo cho Paris thêm thơ mộng như một bức tranh ấn tượng. Những cái hay nét đẹp về Paris sách báo film ảnh âm nhạc hội họa.. vv.. đã nói nhiều nhưng nào hết ? Còn những điều dù có nói cũng sẽchẳng bao giờ dứt, hay cũng chỉ thoáng qua. Tôi xin ghi lại « một chút thoáng qua » như giữ cho mình chút kỷ niệm về : Người Paris và Viễn Khách, trong đó có các bạn văn nghệ phương xa đã có lần ghé thăm.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Đã lâu lắm, từnhững thế kỷ trước trong số những người Việt có những người là nghệ sĩ họ đãđến Paris trình diễn hoặc thăm Paris nhưng rất thầm lặng, thời gian vô tình trôi xóa dần những dấu cũmà đâu đó vẫn còn vương đọng ! Xin kể lại các bạn một số những câu chuyệnđẹp về những tâm hồn nghệ sĩ mà tôi may mắn gặp gỡ quen biết sau này, hoặc đã quen cũ nay tình cờ gặp lại ở nơi đất khách quê người. Những điều viết ở đây không nhằm mục đích ghi lại từng chân dung và sự nghiệp của mỗi nghệ sĩ nên không thể diễn đạt hết những tính ưu việt của mỗi nghệ sĩ một cách đầy đủ vềtài năng, tính chất, nghệ thuật ..vv.. Đây chỉ là những mẫu chuyện vui dọc đường của một số người làm văn nghệ được đời gọi là nghệ sĩ.Tôi có cái thú hay vào thư viện đọc sách, nhưng nay nhờ có internet nên cũng bới đi, thỉnh thoảng cùng bằng hữu đi xem những cuộc triển lãm tranh của một số danh họa Pháp. Nnững điều bắt gặp trong tranh làm tôi say mê từ màu sắc, phong cảnh đến những đường nét chấm phá. Tính hiếu kỳ khiến tôi lại muốn tìm hiểu hơn về những con người trong thế giới sắc màu này nên đã liên tưởng đến những người bạn nghệ sĩ, có người là họa sĩ, có người văn sĩ, nhạc sĩ mà tôi đã từng gặp trong đời. Nếu muốn ghi lại vùng ký ức về những khuôn mặt văn nghệ sĩ ấy chắc phải mất nhiều năm ; nhưng chắc gì tôi đã nhớ hết và hiểu được những tâm hồn còn đầy bí ẩn của họ ! Rất may tôi lại không có tham vọngđó, công việc này dành cho các nhà nghiên cứu, nhà biên khảo về văn học nghệthuật. Tôi chỉ làm một việc góp nhặt kỷ niệm kết thành bản Tình Nghệ Sĩ để thấy lại quãng mộng năm xưa cho năm tháng hoàng hônđỡ cô quạnh. Tôi thường nghĩ: « Trong cõi vô tận của nghệ thuật, con người và thiên nhiên là tác phẩm của thượng đế, trong đó nghệ sĩ lại sáng tạo thêm ý nghĩa cho đời. Một tác phẩm ở bất cứ một thể loại nào dù là văn học hay nghệthuật giá trị đích thực không hẳn ở lời khen tiếng chê ; mà tùy thuộc vào tác phẩm có thực đi vào lòng người hay không, tuy nhiên người đời thường lẫn lộn gữa tác phẩm và nhân cách tác giả ! Người nghệ sĩ và tác phẩm là hai thực thể tách rời nhau nhưng lại khắn khít có chung một niềm bất hạnh chứađầy rủi ro, đôi khi bị vùi dập vì ngộ nhận ! Tâm hồn nghệ sĩ rất phóng khoáng, bao dung yêu tha nhân, yêu thiên nhiên và yêu cuộc đời ; dẫu cho cuộc đời muôn cay đắng.»[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Trước năm 1975 ở Sài Gòn tôi quen một số văn nghệ sĩ chỉ nhìn cách sống và sự đam mê nghệ thuật thì tôi đã bội phục, mỗi người mỗi khác, kẻ viết văn, làm thơ, người soạn nhạc, trong số đó có người đã in ấn được tác phẩm, có kẻ thì không ! Có người viết nhiều ca khúc nhưng chẳng chạy theo thị trường nên chỉ loé lên rồi tắt lịm, hoặc chẳng ai biết ! Và có người tranh bán được nhiều nhưng chưa một lần triển lãm ! Con đường văn học nghệ thuật mênh mông vô tận, người nghệ sĩ tự mình tìm con đường riêng để đi, và họ đã gặp nhauở chốn Chân Thiện Mỹ, từ đó mọi sự vật trong cõi đời mới có tên. Sau biến cố năm 1975 người Việt ồ ạt bỏ nước ra đi tị nạn CS, những người đến Pháp đãđồng loạt thành lập hàng trăm hội đoàn nhằm mục đích cứu quê hương thoát khỏi ách CS. Chúng tôi là nững người tị nạn đến Paris sau và cũng đã thành lập hội Văn Hóa năm 1985 theo luật 1901do chính phủ Pháp qui định, sau chúng tôi thu hẹp lại thành Câu Lạc Bộ để đáp ứng với nhu cầu sinh hoạt văn học nghệ thuậtvới mục đích bảo tồn và phát huy văn hóa VN ở hải ngoại, đồng thời thành lập một tủsách để đáp ứng nhu cầu tinh thần cho cộng đồng. Số lượng người đọc sách ngày càng nhiều do đó chúng tôi đã phát triển cơ sở thành thư viện Cergy, hiện nay trở thành thư viện quốc gia Pháp với đủ thể loại sách gồm sách Việt, Pháp và nhiều sách nước ngoài do tòa thị chính quản lý. Trong thời gian này vợ chồng nhà văn Duyên Anh thường lui tới thăm một bà bạn cũ cùng quê chị, tôi được mời sang dùng cơm. Trong căn phòng ấm cúng đầy khói thuốc và hương rượu, những khuôn mặt hiện diện đa số đều là những người du học trước năm 75. Đây là những người thành đạt, may mắn thoát khỏi chiến tranh nhưng lại thích nói về máu lửa ! Tôi đã trải qua chiến tranh và tù đày nên rất sợ máu mà chỉ qúy tình người. Ở những lần khác tôi được nghe Duyên Anh đàn hát, sau này anh tặng tôi băng nhạc Ru Đời Phù Ảo, tôi không ngạc nhiên vì Duyên Anh biết âm nhạc trước khi viết văn. Tôi thích những người uống rượu ngâm thơ, hát, thỉnh thoảng kểchuyện đời, do đó trong những tác phẩm của tôi có lẫn men cay và khói thuốc dù tôi không hề hút thuốc, uống rượu, nhưng vẫn thích ngồi chung bàn với những người uống rượu như năm xưa ngồi chung với các chiến hữu. Ở bàn rượu, khi rượu ngà ngà thấm môi, men cay giúp con người lâng lâng như cõi trên, lúc đó ngôn ngữ của họ xuất từ đáy lòng, thần sắc tiêu dao hóa thân thành một nghệ sĩ, nhưng một khi rượu đã quá độ con người sẽ mất sự tự chủ, rơi vào giấc ngủ vô hồn ! Anh Duyên Anh uống rượu để thưởng thức, chừng mực nhưng rất sành các loại rượu, nghe anh kểvề rượu mà tôi có cảm tưởng như lạc vào một cõi khác. Anh nhấp ly rượu, ngâm thơ mình, tôi thấy chất nghệ sĩ của anh như những thi sĩ thời xưa trong sách cổ. Anh tặng tôi tập thơ Tù mới in, tập thơ trình bày đẹp, đọc vài bài trong thi tập tôi cảm thấy bùi ngùi, ý thơ sâu sắc, tôi chẳng hỏi anh chuyện tù mà miên man về nét đẹp của thi ca. Thời gian sau anh lại tặng thi tập Em Tôi Sài Gòn Và Paris. Có lần nhạc sĩ Phạm Duy từ Mỹqua Paris, anh Duyên Anh gọi tôi cùng anh Mai Trung Ngọc chủ nhà sách Nam Á ra khu Latin uống café nghe Phạm Duy nói chuyện. Ngoại trừ những bạn văn nghệ rủ đi uống cafê, rượu đỏ, thường thì anh Duyên Anh hay đi với chị nhà. Tôi qúy Duyên Anh ngoài tài năng văn nghệ còn ở tính nghệ sĩ đầy chất giang hồ, anh nói những điều từ con tim mà người đời chưa quen hay không muốn nghe !. Anh dung nạp cả thiên đường lẫn địa ngục mà trên đời chưa có người nào đặt chânđến. (Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, nhữngbút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo…Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư,tỉnh Thái Bình. Di cư vào Nam năm 1954, ông từng làm đủ nghề : dạy kèm, dạy nhạc..vv. Năm 1960, được sự nâng đỡ tận tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh bắt đầu sựnghiệp văn chương và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý. Tiếp theo đó là một loạt Thằng Côn, Thằng Vũ, Con Thúy....ở thể loại lãng mạn đầy hoài niệm về thời kỳ ấu thơ tại quê hương miền Bắc. Sauđó ôngng trở thành một ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây Dựng, Sống,Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc...Những tác hẩm của Duyên Anh trước năm 1975 thường mang tính hiện thực xã hội, diễn tảnhững mảnh đời sống trong một góc khuất ở những con hẻm, những ngõ cùng nơi đô thị. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Saubiến cố 30 tháng 4, 1975, cùng với Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca,Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền…vv. Duyên Anh bị liệt danh là một trong 10 nghệ sĩ nêu danh là "Những Tên Biệt Kích của ChủNghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa - Tư Tưởng" và tác phẩm bị cấm lưu hành. Duyên Anh bị bắt đi tù cải tạo Trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam tháng 4, 1976 của nhà cầm quyền CS ban hành, Duyên Anh cùng chung số phận với các văn nghệ sĩ khác đều bị bắt vào tù . Ông được ra tù tháng 11 năm 1981, sau đó ông vượt biên. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Pháp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại mang tính phê phán chế độ độc tài CS VN, sách ông được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa, Một Người Nga ở Sài Gòn. Thời gian này, ông còn làm thơ và soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 tháng 2 năm 1997, Duyên Anh mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Pháp, để lại hơn 100 tác phẩm.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Năm 1985 là năm Hội Thơ Ba Lê ra đời bắt nguồn từ những vịtrong Hội Cao Niên Việt Nam trụ sở là một tòa nhà cao tầng tại số 14 Bld de Vaugirard, Paris 15è do tòa thị chính Paris cấp. Tôi thường mượn phòng nơi hội cao niên để sinh hoạt văn hóa. Trong một buổi họp các bạn thơ để đặt tên nhóm thơ, nhà thơ Hương Bình tức GS Cao Văn Chiểu đề nghị tên : Ba Lê Thi Xã, nhà thơ Hàm Thạch tức Luật gia Nguyễn Xuân Nhẫn đề nghị : Hội thơ Ba Lê, ông nói : “Hội Thơ Ba Lê hay Ba Lê Thi Xã gì cũng như nhau, nhưng Ba Lê Thi Xã nghe có vẻ âm hưởng hội thơ thời vua Tự Đức của thi sĩ Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, mà nhà thơ Cao Bá Quát đã có câu thơ chế diễu:[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] “Ngán thay cái mũi vô duyên,[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Câu thơ Thi Xã con thuyền Nghệ An! “[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh liền phát biểu:[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] “Tôi là cháu của Tùng Thiện Vương đây, còn chị Qùynh Liên là cháu của Tuy Lý Vương, chúng tôi được mời đến tham dự hội thơ chứ đâu phải là người khởi xướng mà liên quan đến chuyện ngày trước. Dùng danh xưng Ba Lê Thi Xã nghe nó thơ và khiêm tốn, còn dùng Hội Thơ Ba Lê sợ sẽ đụng chạm đến các hội thơ khác.Từ đó nhóm thơ mang tên: Ba Lê Thi Xã, lúc đầu các nhà thơ chỉ đến họp bạn rồi xướng họa Đường Thi mặc dù trong đó chỉ có nhà thơ Đào Trọng Đủ là thực sự theo khuynh hướng Đường Thi nghĩa là ngoài thơ Đường ông không làm một thể loại khác ; những người còn lại đều theo khuynh hướng Thơ Mới, nhưng họ làm thơ Đường rất chỉnh và hay ; nhưng rất ít làm, vì sợ đem ra bình phẩm.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Thuở ấy tôi chỉ dự thính mà không tham gia vào Hội Thơ, mãi đến năm 1990 tôi mới gia nhập Ba Lê Thi Xã, thời gian sau tôi đề nghịmỗi lần họp thơ nên theo một đề tài mà làm thơ Cảm Đề, hoặc đưa ra những bài thơ đắc ý nhất không bó buộc ở thể loại. Với đề nghị đó hội thơ trở nên khởi sắc, họ không còn quá thận trọng bị gò bó gượng ép làm những câu vần điệu khung theo quy luật, do đó hội thơ mới mời nhà thơ Hoài Việt tức tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng, tác giả 4 thi tập: Tôi yêu 1962,Tình Em Nho Nhỏ 1962, Ngày Mẹ về 1978 và Quê Người in năm 1987, ngoài ra ông còn là người chủ trương tuyển tập Làng Xưa PhốCũ, ông là người duy nhất làm thơ Tự Do trong hội.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] . Năm 1986 hội Văn Hóa đã tham dự ngày quốc tế văn hóa Symbiose nhằm giới thiệu văn hóa dân tộc VN với các dân tộc khác sống trên xứ Pháp, sau đó một thành viên của hội là nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đăng Trình được mời làm khách danh dự triển lãm tại Đại Hội Nhiếp ảnh Vương Quốc Bỉ ở Charleroi. Năm 1987 vào triển lãm 2 tháng liền trong Musée Francais de la Photographie, Bièvres, do Association Culture Vietnam chủ tịch là Giáo sư Phạm Mậu Quân đỡ đầu, với chủ đề : Khung Trời Việt Nam. Đây là một vinh dự cho những nhà nhiếp ảnh được trình bày tác phẩm của mình, những người được trúng tuyển đều là những nhà nhiếp ảnh quốc tế, và do quốc gia giới thiệu. Luật sư Nguyễn Đăng Trình là một nhà nhiếp ảnh đam mê, từng đoạt giải nhì quốc tế UNESCO, và nhiều giải nhất về nhiếp ảnh cở trung tại Pháp. Khi rời khỏi VN ông mang theo được một số âm bản chụp nhiều cảnh VN trước và sau năm 1975, qua Pháp ônglàm ảnh bằng kỹ thuật mới trong phòng tối và phóng lớn. Chúng tôi được viện bảo tàng nhận là vì lúc đó VN hoàn toàn bị cắt đứt với thếgiới bên ngoài, những hình ảnh Nguyễn Đăng Trình mang theo là một không gian VN thu hẹp, nhờ đó đã mở cánh cửa cho chúng tôi đem hình vào viện triển lãm. 1988 chúng tôi được mời sang tận Museum Volkenkude Rotterdam và Museum Groningen Hoà Lan triển lãm 4 tháng liền. Hiện nay Nguyễn Đăng Trình đang định cư ở Montréal, Canada vẫn bấm máy nhưng không còn triển lãm.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Làng văn nghệ Paris rất vui vì được tin nhà văn An Khê một cây bút lão thành trong giới cầm bút trước 75 ờ sài Gòn mới từ Việt Nam qua Pháp định cư vào cuối năm 1988. Nhà văn An Khê tên thật là Nguyễn Bính Thinh sinh 01.09.1923 tại làng Tân An, tỉnh Sa Đéc ; nhưng trưởng thành ở Rạch Giá Kiên Giang). Ông là một cây bút lâu năm trong nghề, gia nhập vào làng báo VN từ đầu năm 1950 cho đến ngày 30. 04. 1975, với các bút hiệu : Nguyễn Bính Long viết về gián điệp, Trương Thanh Vân viết về trinh thám. Năm 1952 ông vào quân đội và năm 1954 ông bị thương ở đèo An Khê hỏng cánh tay mặt. Từ đó ông lấy bút hiệu An Khê và gõ máy một tay đểviết tiểu thuyết Dã Sử VN. Ông viết rất khỏe, viết tiểu thuyết đăng các báo hàng ngày cho các nhựt báo ở thủ đô. Năm 1966 ông là chủ nhiệm nhụt báo Miền Tây, là tờ báo đầu tiên của vùng. Sau biến cố năm Mậu Thân tờ báo đình bản. Trước năm 1975 ông cộng tác với các tạp chí : Đời Mới, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tiếng Chuông, Buổi sáng, Công Nhân, Dân Tiến, Vận Hội mới, Tin Sớm, Tia Sáng, Quyết Tiến, Thời Báo, Cấp Tiến, Dân Chúng, Dân Nguyện, Tiến,… Đã viết khoảng 250 quyển tiểu thuyết, và đã in thành sách ở VN được 22 bộ. Ra hải ngoại vì tuổi tác và sức khỏe kém, nhất là cánh tay bị đau nhức nên ông chỉ viết được ít truyện ngắn cộng tác với một số báo ở hải ngoại như : Làng Văn, Tiểu Thuyết Nguyệt San, Văn Nghệ Tiuền Phong, Viên Giác Ái Hữu và Ngày Mai. Năm 1993 Cơ sở Làng Văn (Canada) có giúp ông hoàn thành tác phẩm cuối đời cuốn hồi ký ngắn : Từ Khám Lớn Đến Côn Đảo. Nhà văn An Khê có người cháu ruột là cựu thiếu tá Lực Lượng Đặc Biệt Nguyễn Bính Quang, anh Quang là bạn chúng tôi : LS Phạm Thanh Vân, nhà Báo Nguyễn Cao, và tôi, nhưng chúng tôi được nhà văn An Khê nhận làm anh em kết nghĩa, cchúng tôi gọi nhà văn An Khê là Anh Hai. Có thể nói nhà văn An Khê là người khởi xướng đầu tiên Phong Trào yểm TrợPhế Binh VNCH ở hải ngoại? mà chúng tôi là những thành viên rất ít ỏi ban đầu, trong đó có GS Lương Thị Nga, anh chị BS Nguyễn Văn Màu đã tận tình giúp đỡ.Thuở ấy viết những bài về phế binh kêu gọi tình người rất nhạy cảm, dễ bị ngộnhận ! Cũng may sự trong sáng và lòng chân thật đã giúp chúng tôi vượt những trở ngại. Ngày ấy tôi được các chiến hữu trao cho trách nhiệm chủ bút một tờnguyệt san : Vùng Dậy. Anh Nguyễn Quang Hạnh hiện là chủ tịch Hội Bạn Thương PhếBinh VNCH và là chủ nhiệm tờ Nạng Gỗ lúc đó đang sinh hoạt chung với tôi. Các anh sợ tôi bỏ thì giờ nhiều vào công việc vận động yểm trợ thương phế binh VNCH mà sao lãng trách vụ tờ báo.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Nhiều lần từ Paris xuống Marseille thấy anh An Khê cặm cụi gõ máy, ngón tay của anh bị chảy máu chúng tôi thấy xót xa ! Hiểu lòng chúng tôi anh nói: “Xá gì chút máu các chú ơi ! Anh em phế binh bên nhà còn khổ gấp trăm ngàn lần nữa. Chỉ có chúng ta bị thương tật nên mới thông cảm được những mất mát của anh em.”Vì được chúng kiến tấm lòng của nhà văn An Khê, và câu châm ngôn “Lá lành đùm lá rách ”được chúng tôi thêm vào: “ Lá rách đùm lá nát”, chúng tôi thêm vào để tự an ủi mình trên con đường làm việc nghĩa. Những bài viết của chúng tôi đã động lòng người, đồng bào ở Pháp đã hưởng ứng. Các chiến hữu Nguyễn Quang Hạnh vì quá thận trọng sợ bị chụp mũ, từ việc ngăn cản tôi, chuyển sang nhận trách nhiệm hội Bạn Của Phế Binh VNCH từ đó cho đến hôm nay đã hai mươi năm. Anh Nguyễn Quang Hạnh, Nguyễn Đức Tăng, BS Nguyễn Bá Linh.… đã làm công việc chia sẻ Tình Thương của những người có một thời là lính. Vì việc nghĩa nên được sự hưởng ứng của các đồng hương, trong đó phải kểBS Phan Minh Hiển và GS Nguyễn Văn Huy những người chưa một lần mặc áo lính nhưng thương những người đã vì tự do và quê hương mà mất đi phần thân thể. Hai người này đã viết một cuốn sách nói về sự khốn cùng của người phế binh VNCH còn lại trong nước, cuốn sách gây động lòng người làm rơi bao nước mắt.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Có lần chúng tôi : Nhà văn An Khê , LS Phạm Thanh Dân, GS Lương Thị Nga và tôi đi vận động ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, trên đường trở về nhà anh An Khê lúc gần sáng, chị Lương Thị Nga vì lái xe đường xa đưa chúng tôi đi nhiều ngày nên quá mỏi mệt, lúc về xúyt nữa xe rơi xuống đèo ! Tờ báo Nạng Gỗ hiện nay ởParis là một bài thơ của tôi lấy làm tựa báo. Khi phong trào phế binh ở hải ngoạiđược mọi người chiếu cố; tôi tự ý rút lui, và cũng rời khỏi tờ nguyệt san Vùng Dậy để dốc tâm vào văn hóa. Vào thu năm 1994 nhà văn An Khê từ giã cõi đời, ít lâu sau GS Lương Thị Nga cũng về miền vĩnh hằng.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Năm 1989 Một năm thay đổi diện mạo thế giới về mặt chính trị, bức tường Berlin sập đổ, Liên Bang Xô Viết tan rã và chủ nghĩa Cộng Sản cáo chúng. Sinh hoạt văn nghệ Paris vẫn rầm rộ, đặc biệt vào ngày 18.11.1989 chúng tôi tổ chức họp bạn văn nghệ tại nhà hàng Hoàng Gia để chàođón thi sĩ Du Tử Lê từ Hoa kỳ sang Paris ra mắt tác phẩm mới : Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu, tôi đã giới thiệu và diễn ngâm một số bài thơ tiêu biểu của anh. Tôi có duyên văn nghệ với người nghệ sĩ đa tài này, cứ mỗi lần anh sang Paris tôi lại được dịp ngâm thơ của anh cho công chúng yêu thơ qua những thi tập : Đi Với Về Một Như Nhau, Chỉ Như Mặt Khác Tấm Soi Gương. Bẵng đi nhiều năm, lần thi sĩ Du Tử Lê trở lại Paris cùng nhạc sĩ Từ Công Phụng, Vũ Thành An là đóa hoa muôn sắc, một món quà tinh thần độcđáo văn nghệ dành cho giới thưởng ngoạn Paris. Viết về Du Tử lê, Từ Công Phụng và Vũ Thành An phải tốn nhiều giấy mực, và nhiều người đã viết, riêng tôi : Họ là những người trời sinh ra để làm nghệ sĩ tạo thêm cái đẹp cho đời.( Du Tử Lê:Tên thật là Lê Cự Phách, ông sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Bắc Việt. 1954 di cư vào Nam cùng với giađình và theo học trường Trần Lục, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Ông làm thơ từ rất sớm lúc cònđang học tiểu học. Di cư vào sài Gòn Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trườngtrung học Sài Gòn.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Hiện ông đang sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết, và từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải, và Văn nghệở Hoa Kỳ. Ông đã xuất bản hơn 30 tác phẩm đủ thể loại. Ông là nhà thơ châu Á duy nhất được phỏng vấn và có thơ đăng trên hai nhật báo lớn của Hoa Kỳ: Los Angeles Times (1983) và New York Times(1996. Thơ ông cũng đã và đang được đưa vào giảng dạy, làm tài liệu nghiên cứu,đọc thêm tại tại một số trường đại học Hoa Kỳ vàchâu Âu. Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê vào một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần "Thế kỉ 20: thi ca Việt Nam" khi tái bản tuyển tập World Poetry An Anthology of Verse From Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay). Trong cuốn Understanding Vietnam, tác giả, giáo sư Neil L. Jamieson đã chọn dịch một bài thơ của Dư Tử Lê viết từ năm 1964. Cuốn sách này sau trở thành tài liệu giáo khoa, dùngđể giảng dạy tại các đại học Berkeley, UCLA, và Cambridge, London. Ông cũng là nhà thơ có nhiều tác phẩm được phổnhạc.)[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Mùa thu năm 1990 chúng tôi có tổ chức một buổi tưởng niệm 50 năm ngày mất của thi sĩ Hàm Mạc Tử. Thuở ấy sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt ở Paris thật là khởi sắc, chỗ này ra mắt sách, chỗ kia ca nhạc, thỉnh thoảng có triển lãm tranh ảnh, chỗ nào cũng đông đủ những khuôn mặt trong giới văn nghệ thật là vui. Nói đến ra mắt sách phải nói đến nhà văn, nhà báo Từ Nguyên bút hiệu của GS Trần Văn Ngô, một chuyên viên tổ chức, ông là tác giả những cuốn: Cơ Sở truyền Thông VNCH 1968, Săn Tin, Viết Tin, Sài Gòn 1974, (1988), Bộ tiểu thuyết: Bé Kim, Ngàn Khơi (1993)…. Ông rất hăng say trong những sinh hoạt văn học gìn giữ văn hóa VN ở Hải Ngoại, tích cực trong Trung Tâm Văn Bút VN tại Paris và Âu Châu.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Trở lại sinh hoạt buổi tưởng niệm thi sĩ Hàn Mạc Tử, hômđó, ngoài phần đọc những bài thơ chọn lọc trong thi tập : Lệ Thanh, Gái Quê, Đau Thương của Hàn Mạc Tử, các văn nhân thi sĩ còn bàn đến những nét hay đẹp trong thơ, cuộc tranh luận tuy không sôi nổi nhưng rất hào hứng. Nữ sĩ Minh Châu, Gs Thái Hạc Oanh cho rằng trong thơ Hàn Mạc Tử có nhiều bài siêu thực, nhất là giai đoạn ông bị bệnh :[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] «Gío rít tầng cao trăng ngã ngửa[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Vỡtan thành vũng đọng vàng khô.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra »[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] ( Say Trăng )[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền lại bảo thơ Hàn Mạc Tửnặng chất tình dục :[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] «Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Đợi gío đông về để lả lơi[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Hoa lá ngây tình không muốn động[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi…..[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] .. Ôkìa ! bóng nguyệt trần truồng tắm[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Lộcái khuôn vàng dưới đáy khe …»[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] ( Bẽn Lẽn)[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Nói đến nhà thơ Song Thái, nhà cựu ngoại giao VNCH, tác giả nhiều tập thơ và nhiều bài biên khảo, luận thơ trên báo. Ông là người mệnh danh làm thơ lục bát nhanh, nhưng ít bài độc đáo. Có lần ông nói chuyện trong một buổi sinh boạt văn hóa về đề tài :Những Phong Tục Tập Quán Việt Nam, thời gian ấnđịnh dành cho mỗi diễn giả 25 phút, bài nói chuyện của nhà thơ Song Thái kéo dài hơn một giờ, khán giả thấy vậy đồng loạt vỗ tay để cho ông ngưng nói, nhưng ông lại nghĩ rằng mọi người thích nghe ông nói nên ông đã cảm ơn và tiếp tục nói đến hết bài ! Nhờ nổi tiếng, ông được nhà báo Bát Vân tức nhạc sĩ Lê Minh Hải ái mộ. Ông Lê Minh Hải qua Pháp vào thập niên 60, là chủ một nguyệt SanTân Dân Xã ở Paris phát hành khắp Âu Châu và Mỹ. Ông rất ngưỡng mộ nữ sĩ Vân Nương và phu quân của bà là Cốluật sư Lê Ngọc Chấn, có thời làm Đại sứ VNCH ở Anh Quốc, nên ông đã tự đặt tên :“Tao Đàn Hải Ngoại ”rồi đưa lên trang báo và phong chức cho chúng tôi: nhà thơSong Thái là chủ tịch, nữ sĩ Vân Nương Lê Ngọc Chấn là Phó, còn tôi là tổng thưký. Nói qua về nữ sĩ Vân Nương, tác giả nhiều tập thơ, có những bài nổi tiếng, trong đó có thi tập Mây Viễn Phố viết sau này. Nữ sĩ Vân Nương là nhà thơ nữduy nhất ở Pháp có chân trong các hội thơ danh tiếng của Việt Nam từ đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Thơ của tôi được bà cảm nên đã chuyển vài bài qua Pháp ngữvà còn làm tặng một ít bài thơ. Nhận được báo của Bát Vân Lê Minh Hải tôi đọc mà rùng mình, sợ bằng hữu hiểu lầm, tôi vội phôn ngay đến nhà báo Bát Vân để hỏi nhưng ông không có nhà ! Hôm sau, nữ sĩ Vân Nưương ở dưới tỉnh Dordogne miền nam nước Pháp gọi lên Paris, bà đọc báo của Lê Minh Hải tưởng tôi đã nhận lời tham gia nên gọi phôn hỏi về chuyện TaoĐàn Hải Ngoại, sau khi hiểu câu chuyện bà quyết liệt đòi tờ báo cải chính, bà còn viết thư cho tôi nhờ nói giúp bỏ tên nữ sĩ ra. Sau khi liên lạc được với nhà báo Lê Minh Hải, tôi yêu cầu ông cải chính. Nhà báo Lê Minh Hải vui vẻ nói : “Điều đó chỉ là do ý tốt của tôi muốn những nhà thơ khắp nơi đứng chung với nhau để thành vườn thơ.”Sau đó ông đã dẹp bỏ ngay cái “Tao Đàn” đó vào bóng tối. Ít lâu sau thì ông qua đời mang theo nhiều tâm huyết và hoài bão ! Nhà thơ Song Thái hiện nay đã gần trăm tuổi nhưng vẫn thuộc nhiều thơ.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Trở lại buổi sinh hoạt, người phát biểu kế tiếp về Hàn Mạc Tử là nhà biên khảo Lương Giang Phạm Trọng Nhân, cựu ngoại giao VNCH, một trong những diễn giả diễn thuyết hay của Paris, ông nói : “ Theo tôi thơ Hàn Mạc Tử là thơ trữ tình lãng mạn khởi đi từ quê hương đến tình yêu đôi lứa….Những bài thơ trong thi tập Lệ Thanh, Gái Quê và một số bài trong Đau Thương mang dòng thơ trữ tình lãng mạn: Mùa Xuân Chín, Đây Thôn Vỹ Dạ,Trăng Vàng Trăng Ngọc, Những Giọt Lệ… Ông đọc :[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] «…Người đi, một nửa hồn tôi mất,[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ… »[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] (Những Giọt Lệ )[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Ông đọc tiếp bài khác : Đây Thôn Vỹ Dạ:[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] “…Mơkhách đường xa, khách đường xa;[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Áo em trắng quá nhìn không ra…[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Ở đây sương khói mờ nhân ảnh[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Ai biết tình ai có đậm đà ?”[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Nói đến Trăng trong thơ Hàn Mạc Tử là nói đến cách xử dụng hình ảnh linh động chứa ẩn dụ và mang nhiều ý nghĩa khác nhau :[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] “Trăng, trăng, trăng ! Là trăng, trăng trăng ![/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] ( Trăng Vàng Trăng Ngọc )[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Nhà thơ Hồ Trọng Khôi, cựu ngoại giao VNCH, người nổi tiếng ở Paris về thơ Quê hương trữtình, còn là nhà biên khảo tác giả cuốn Tận Thế Hay Không ? Nhà thơ Hồ Trọng Khôi đặt câu hỏi : « Tại sao vào những đêm trăng rằm thi sĩ Hàn Mạc Tử lại cảm thấy đau đớn hơn ? Có phải cơ thể người bị phong nan y dị ứng với mùa trăng ?»[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Nhà thơ Bằng Vân ngồi im lặng bỗng lên tiếng :[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] « Chẳng phải mỗi lần trăng lên là hành hạ các vết đau của Hàn Mạc Tử, vì người bị phong nan y các ngón chân tay trong cơ thể đều tắc các mạch máu và tê dại thì làm sao mà đau đớn ! Do đó cơn đau ở đây là nỗi đau trong tâm hồn, chứ không phải đau thể xác. » Nói đến thi sĩ Bằng Vân một con người đặc biệt, năm xưa ông mê thơ hơn chức giáo sư đại học y khoa, chức trưởng phòng nghiên cứu về bệnh cùi (1963-1975) thuộc viện Pasteur :Trung tâm nghiên cứu bệnh nhiệt đới. Ông là thành viên hội thơ Trúc Liên từ đầu thập niên 60, hội quy tụ nhiều nam nữ thi sĩ nổi tiếng như Chung Anh, Vân Nương, Thu Nga, Trùng Quang, Đông Xuyên….vvv… Thi sĩ Bằng Vân đã sống với thơ và thơ đã nhập vào ông thành phong cách sống. Dù say thơ, từng làm thơ xướng họa với các thi nhân nhưng Bằng Vân vẫn xem mình như một nhà thơ tài tử, vì tay phải vẫn cầmống nghe, tay trái viết theo tiếng lòng. May thay cạnh ông thời trẻ là những văn thi sĩ nổi tiếng như Lãng Nhân, Vũ Hoàng Chương, Tchya. Nguyễn Hiến Lê, VũBằng, Đỗ Đức Thu..vv.. hiểu ông, khuyến khích nên thơ ông càng ngày càng điêu luyện sắc bén. Sau biến cố , ăm 75 thơ ông trở nên độc đáo mang tính phê phán, châm biếm. Nói như nhà thơ Phương Du :«Trong số các nhà thơ châm biếm VN như Tú Xương, Tú Mỡ…thi sĩ Bằng Vân là một Tú Gân.» Với bản tính nghệ sĩ bất cần nên hơi khác người, ông thường bị xem là kẻ bơi ngược dòng, ngông sĩ, thích bông đùa. Đôi khi thấy ông tay xách bao đi chợ đựng sách báo và thức ăn, ông vào nhà hàng gồi chung bàn tiệc với các bạn văn thơ, ông không dùng thức ăn của nhà hàng, ông không ăn chay nhưng mang phần ăn của mình ra ngoài ăn, ông dành tiền phần ăn mua sách ủng hộ các văn thi sĩ. Các bạn thơ ởParis đều hiểu và phục ông lắm, chẳng ai thắc mắc những lúc ông «hứng» như thế.Ăn xong, vào phần thảo luận văn thơ ông diễn thuyết như sáo. Một số bài thơ trong thi tập Mếu Cười dưới bút hiệu Lưu Văn Vong là ông tự họa để riễu mình và châm biếm đời. Ông rất qúy tình bạn, nhất là tình nghệ sĩ nên viết thi tập Duyên ThơTình Bạn, Sợi Tơ Lòng dưới bút hiệu Bằng Vân. Trong số các nhà thơ nữ ở Paris ông qúy nhất nữ sĩ Thanh Thanh Thân Thị Ngọc Quế tác giả thi tập Giọt Nước Cành Sen, và nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương còn ở quê nhà, đa số thơ ông ca ngợi những thi sĩ cùng thời với ông. Hình bìa của thi tập Huyền Thoại Tình Và Thơ, do phu quân của nữ sĩ Thanh Thanh là họa sĩ Dương Cẩm Chương trình bày, người nghệ sĩ này thích vẽ tranh hơn làm bác sĩ khám bệnh.[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Có lần chúng tôi họp bạn văn ở nhà hàng Đào Viênđể đón nhà thơ Viên Linh từ Hòa Kỳ sang. Trong số những người đến sớm có tôi, nhà văn Hồ trường An, nhà thơ Bằng Vân, nhà thơ Phương Du, nữ sĩ Quỳnh Liên, nữsĩ Thụy Khanh.vv..Nhà thơ Bằng Vân hỏi nhà văn Hồ Trường An : « Sao ông viết về phụ nữ nhiều thế, ca vừa thôi chứ !?» Đang vui bỗng bị hỏi câu đó, nhà văn Hồ Trường An : «Chỉ mình tôi “ca” bộ ông không ca sao ?! » Thi sĩ Bằng Vân cười ha hả : «Thế là chúng tađồng điệu,… Viết về cái đẹp cái hay của phụ nữ là đề tài mà từ ngàn xưa giới văn học nghệ thuật đã làm, chúng ta chỉ là người đi sau phát hiện ra cái hay, cái đẹp để ca ngợi.».[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] Thi sĩ Bằng Vân dáng người dong dỏng cao như tây phương, mái tóc dầy trắng như cước bồng bềnh trông rất nghệ sĩ. Khuôn mặt của ông điển trai trông đẹp lão, miệng ông luôn cười, hé chiếc răng nanh làm tăng vẻ duyên dáng. Thi sĩbằng Vân vốn có một kiến thức rất uyên bác, lại có tài ăn nói. Có lần học gỉa GS Lê Hữu Mục qua Paris diễn thuyết về Truyện Kiều do hội Dược sĩ tổ chức, ông được mời đến hội Thơ để đàm luận thi ca, và giới thiệu vài nét về cuốn Ngục Trung Nhật Ký mà ông vừa viết.Ở Ba Lê Thi Xã ông gặp được thi sĩ Bằng Vân, cặp nghệ sĩ Bằng Vân Lê Hữu Mục hòa nhau diễn thuyết khiến các nhà thơ hiện diện nghe say mê quên cả trình bày thơ mình. Một người nổi tiếng như BS Trần Văn Bảng đến khi lìa đời ở tuổi 88 vào năm 1998. Tiễn ông chỉ ít bạn thơ và gia đình, hôm đó trời lạnh dưới 5 độ C, tuyết rơi phủ ngập đường. Trong băng giá, có một người nghệ sĩ cả đời dùng thi ca để nói lên nỗi đau của thân phận con người, ông ra đi mà nỗi niềm nhân thếvẫn còn vương ![/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif] [/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif] Đỗ Bình[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif][/FONT][FONT='times new roman','new york',times,serif] ( còn tiếp)[/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif] [/FONT]
    [FONT='times new roman','new york',times,serif] e-mail [/FONT]
     

Chia sẻ trang này

Share