09 Người Bạn đồng-hành Của Em

Thảo luận trong 'Truyện ngắn dư thi' bắt đầu bởi administrator, Thg 3 18, 2012.

  1. administrator

    administrator Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    Thg 3 14, 2011
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    09
    NGƯỜI BẠN ĐỒNG-HÀNH CỦA EM

    Con chim sắt vừa rời phi đạo, đang đưa chúng tôi về miền California nắng ấm để gặp lại bạn củ sau mấy mươi năm xa cách…. Thành phố nhò dần dưới cánh máy bay, ngồi cạnh tôi người đồng hành đang suy tư nhìn ra khung cửa sổ, bên ngoài những ngôi nhà bé xíu, những con đường với xe cộ dập dìu, giống như những chiếc xe đồ chơi đang nối nhau chạy trên đường ray…
    Thành phố này với 4 tháng mùa hè êm ả, gia đình nhỏ của tôi đã nhận nơi này làm quê hương cho suốt quảng đời còn lại. Thành phố mà suốt mười mấy năm trời chúng tôi gắn bó với nó theo từng con đường thân thương, theo dãy núi Rocky Mountain từ bắc kéo dài hướng nam, có đỉnh Pikes Peak thật đẹp cao hơn 14.000 feet
    Tôi nhìn sang người bạn đồng hành, người con trai của đất Mẹ miền Nam ViệtNam, người con trai của QL/VNCH, của trường LasanTaberd … và tôi đã đồng hành cùng Anh sau 10 năm Anh làm “sinh viên trường Đại Học …Cải Tạo”, ngôi trường quái đản nhất thế gìới, có ngày nhập học mà không có ngày ra, trường được xây cất tạm bợ trong núi rừng hiểm trở, hoặc những vùng đèo heo hút gió trên toàn lảnh thổ VN từ Bắc vào Nam sau ngày lịch sử 30.4.75 – ngày VC
    cưởng chiếm Miền Nam hay ngày chúng ta mất nước….
    Tôi đã đồng hành cùng Anh trong những năm tháng khổ cực vất vả nhất, những tháng ngày trên chiếc xe đạp củ kỷ, cọt kẹt, mỗi lần lên dốc cầu Bông là …sút dây sên, chiếc xe đạp gia đình Anh cho, sau khi được thả về , để làm phương tiện kiếm gạo cơm nuôi vợ con sau này…
    Chiếc xe đạp đã đưa chúng tôi đi khắp nẻo đường thành phố, bằng đôi chân mạnh dạn và ý chí kiên cường của Anh. Có 1 lần chúng tôi đến thăm gia đình người bạn ở…. Bình Dương bằng chiếc xe đạp này khi thằng bé con vừa tròn tuổi, 60 km đi và về, Anh đã cho tôi bồi hồi xúc động, ngồi sau lưng Anh trên khoảng đường dài dường như vô tận, thằng bé con mệt mõi ngũ gục trên chiếc gối kê trên “ghi-đông” xe.
    Hạnh phúc thật giản dị, hạnh phúc trong tầm tay với, tôi trân trọng với hạnh phúc này có được và nguyện hứa với lòng mình sẽ bù đắp cho Anh khoảng thời gian 10 năm tù tội …. “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”…
    Tôi chợt nhớ hơn 16 năm trước, 1 đêm tối đen như mực, chúng tôi lầm lũi đi nhanh trong con hẽm nhỏ với những xách tay làm hành trang cho 1 chuyến đổi
    đời. Chiếc xe khách đợi chúng tôi ngoài đầu ngỏ với vài người bạn thân và ruột thịt tiển đưa, Nội của thằng bé con nhất quyết không theo xe để ra phi trường, sau khi lạy bàn thờ gia tiên, hôn Mẹ lần cuối, Anh vội vả quay đi để dấu nổi xúc động đang dâng trào.
    Cánh cửa xe vừa khép, tôi quay lại nhìn lần cuồi con hẽm thân thương,
    - Ai như là …Má kià , Anh
    Tôi chợt reo lên qua màn lệ, Anh quay vội về hướng con hẽm, bóng đèn đường vàng vọt đã chiếu rọi hình dáng quen thuộc nhỏ nhắn của Mẹ, chiếc cột đèn không che khuất được mái tóc bạc phơ vì năm tháng, ánh đèn đường đủ sáng để chiếu rọi hình bóng Mẹ hiền đang nhìn theo các con từng bước xa rời vòng tay thân yêu của Mẹ, chắc hẳn Mẹ đã khóc, cũng như lệ chúng con đang rơi khi bóng Mẹ khuất dần trong mỗi vòng bánh xe quay.
    Mẹ tiển chúng con trong âm thầm thương nhớ, Mẹ không muốn nhìn thấy những giọt nước mắt của các con rơi như lưu luyến Mẹ không rời. Mẹ không muốn chúng con nhìn thấy lệ Mẹ qua khoé mắt nhăn nheo để cản trở bước chân các con xa rời bọn quỷ dử... Anh ôm tôi trong tay mà nước mắt chảy dài trên má, khi nhìn thấy bóng dáng Mẹ hiền dưới ánh đèn vàng vọt....Xe đã chuyển bánh...hình ảnh Mẹ mờ dần trong đêm tối và khuất mất sau ngã quẹo bên đường ...
    Cuộc hành trình này dài hơn 16 năm, 1 khoảng ngắn trong cuộc đời người
    có lẻ ? Nhưng lại là 1 đoạn đường dài cho nửa đời còn lại ... 16 năm xa Quê Hương, Anh đã về thăm Mẹ được 3 lần. Hai lần đầu còn được nhìn thấy Mẹ trong cuộc sống đời thường, còn được cầm tay Mẹ, còn được hôn lên đôi má hóp nhăn nheo, những nụ hôn trìu mến, những nụ hôn của thằng con trai không gặp nhiều may mắn trong cuộc đời, Mẹ thương Anh nhất nhà vì Anh đi tù CS lâu nhất trong mõi mòn mong đợi của Mẹ, Mẹ thương Anh nhất nhà vì Anh là người lập gia đình muộn nhất lại phải tự lo đám cưới trong hoàn cảnh khó khăn, Mẹ thương Anh nhất nhà vì Anh là người nhỏ con nhất và lại giống Mẹ nhất trong những đứa con Mẹ sinh ra. Sau 10 năm tù tội, Mẹ đã hy sinh mái tóc vì lời ước nguyện với Phật Trời xin cho Anh được yên lành về với Mẹ ...
    Hai lần được về gặp Mẹ, Mẹ cầm trên tay những tờ giấy bạc xứ người mà Anh đã chắc chiu dành dụm trong những tháng ngày lao động để tồn tại trên quê hương kẻ khác, Mẹ cầm trên tay những đồng dollar mà bồi hồi ngấn lệ. Nhớ những lần gọi phone về thăm, Mẹ thường bảo :
    - Đừng gởi tiền về cho Mẹ, hảy để dành tiền đó mà mua vé may bay về thăm Mẹ, Mẹ chỉ cần các con, chứ Mẹ không cần tiền ...
    Thời gian 1 tháng mỗi lần đi và về sao ngắn ngủi quá, về chưa đựơc bao lâu lại phải đi, những buổi cơm xum họp với Mẹ, Anh chưa kịp gắp miếng thịt ngon cho Mẹ thì Mẹ đã nhanh tay những gì ngon nhất đã vào chén của Anh. Ngỡ như Mẹ nhìn Anh còn ...bé lắm thì phải ? Mẹ đã không quên thiên chức làm Mẹ dù tuổi Mẹ đã “gần đất xa trời “. Anh bồi hồi sung sướng được Mẹ chăm sóc như thuở lên ba. Có dịp vắng nhà, Mẹ cứ hỏi :
    - Uả, thằng T. đi đâu rồi ?
    Ông anh cả phải lên tiếng :
    - Nó lớn rồi hơi đâu Mẹ lo cho nó.
    Không thì Mẹ lại hỏi : - Chừng nào con về Mỹ ?
    Dường như Mẹ lo ngày Anh phải rời xa Mẹ, dường như Mẹ lo sợ phút lâm chung không thấy đủ mặt các con... Và lần cuối cùng về thăm Mẹ với thật nhiều nước mắt, Anh không còn thấy Mẹ mĩm cười đón trước cửa nhà như lần trước, mà lần này về để tiển Mẹ ra đi vĩnh viễn trong cỏi đời, Mẹ đã thật sự xa rời con cháu, Mẹ đã trở về với cát bụi, đời đời nơi cõi vĩnh hằng mà các con không bao giờ gặp lại .... “Sanh, lảo, bệnh, tử” không ai thoát khỏi sự đặt để của Tạo Hoá dù sớm hay muộn mà thôi ....
    Người bạn đồng hành đã cùng tôi nắm tay nhau đi trên con đường nhiều chông gai, khó khăn và thiếu thốn buổi ban đầu... nhưng tất cả đều qua đi trong nghị lực, cương quyết vươn lên cùng với sự cần cù, nhẩn nại, chịu đựng .... khi Anh không còn trẻ nữa.
    Sau 2 năm ký “bản án chung thân” sổ gia đình có thêm 1 nhân sự mới : 1 thằng “đich ...nhôm” (đích tôn) ra đời. Một đêm ngủ bụi trong bệnh viện Từ Dũ, Anh trở về lòng rộn rả mừng vui, với chiếc xe đạp cót két hoà lẩn tiếng huýt sáo từ đầu ngỏ, cô Sáu Nhản, - người láng giềng, cũng là người cùng gia đình anh đến nhà giạm ngõ, cũng là "Vú " của cô bạn thân: "chị Mai...đen" - đã trông thấy Anh và mĩm cười chung vui : “Chắc là con trai”...
    Gia đình nhỏ của Anh bận rộn hơn và vất vả hơn, Anh phải xin làm thêm cuối tuần, để có thêm tiền mua sửa cho thằng bé con, sửa Dielac, 1 loại sửa bột giống như Guigoz thời đó , cách đây 20 năm, do nhà nước CS sản xuất theo kế hoach mỗi tháng, nên có lúc thị trường khan hiếm chúng tôi phải thay phiên nhau xếp hàng để mua được vài lon sửa bột Dielac trước cổng nơi sản xuất. Có lần hảng làm ra không đủ cung ứng cho thị trường, phải thay nhiều loại sửa khác nhau nhưng thằng bé con đã bị tiêu chảy, vì thế, sau này dành dụm được đồng nào là chỉ dành để mua sửa và ... đi Bác Sỉ.
    Thằng bé con, ngày càng lớn giống anh như đúc, tác phẩm đầu tay, cũng là tác phẩm duy nhất của cuộc đời Anh, thằng bé con cũng rất ngoan, niềm hạnh phúc tràn đầy yêu thương hơn từ khi có nó. Sau những giờ lao động mệt nhọc, chiều cuối tuần Anh lại cọt kẹt đạp xe chở 2 mẹ con ra bến Tàu hóng gió (Bến Bạch Đằng) 1 bình sửa pha sẳn, 1 chai nước lọc, vài gói bánh, vài gói kẹo, 1 chiếc gối cột trên “ghi đông” xe để thằng bé con ngủ gục, 1 chiếc áo ấm, 1 cái nón che “mỏ ác” vì sợ lạnh ..vv... đó là tất cả nhũng thứ mà chúng tôi đã “trang bị” cho thằng bé con trong những lần đi xem “tàu Con Cá”. Ngày đó , bến Bạch Đằng, có những tàu du lịch chở khách trên sông Saigon ra tới Nhà Bè, rồi trở vào vùng sông Thanh Đa, khách xuống tàu phải mua vé, ăn uống trên tàu phải trả riêng, bên ngoài có vẽ hình Con Cá, hay hình Nàng Tiên Cá ..vv..
    Anh đoán được thế nào thằng bé con sẽ đòi xuống tàu Con Cá mà nó thích, nên đã chuẩn bị sẳn câu trả lời để nó yên lòng. Y như rằng có 1 lần thằng bé con chợt hỏi :
    - Ba, sao mình không xuống tàu đi Ba, con muốn xuống đó chơi ... – Tàu này không cho ... con nít xuống đó, con thấy không, có đứa nào bằng con xuống tàu đâu??? Thật sự thì không có đứa bé nào trên con tàu đó hết, vì nơi đây dành cho những cặp tình nhân hò hẹn và những người dư dã tiền bạc
    cuối tuần họ đến ăn uống, nghe nhạc sống.
    Bắt đầu từ đó thằng bé con không còn thắc mắc và đòi xuống tàu Con Cá nữa. Nghỉ mà buồn, vì với đồng lương cu-li của hai vợ chồng chỉ đủ trang trải qua ngày tháng trong sự tiết kiệm chi tiêu thì làm sao có những khoản chi “trưởng giả” như thế...
    ... Rồi thời gian và định mệnh đã đặt để, Anh phải rời xa gia đình và bỏ lại Quê Hương trong tay Cộng Sản,
    tất cả cũng vì tương lai của thằng bé con, cha là tù cải tạo thì không vào Đại Học được. Hôm nay thì thằng bé con đã học năm thứ 2 Đaị Học University của thành phố này. Anh đang chờ đợi ngày tham dự lể ra trường của nó, tất cả những khó khăn, vất vả mà Anh đã trải qua trên những đoạn đường có tôi đồng hành cùng Anh trong đó....
    ... Lời cô tiếp viên nhắc nhở hành khách gài dây an toàn vì phi cơ sắp đáp xuống sân bay John Wayne, California, tôi nhìn thấy Anh mĩm cười sung sướng....
    “Người bạn đồng hành của Em, ơi ! Em muốn nói lên lời ùi an và thán phục sự chịu đựng của Anh trong 10 năm tù cải tạo, Em muốn nói với Anh rằng hạnh phúc này rất là trân quý mà chúng mình đã cố gắng gầy dựng nên, sau bao nhiêu năm gian khổ, bây giờ đã đến tuổi về hưu và đoạn đường còn lại trong đó sẽ có Anh và Em , tương lai 1 đàn cháu nội sẽ là niềm hạnh phúc tuyệt vời trong ước ao giản dị của cuộc đời ly hương này, phải không Anh ?”

    09
     

Chia sẻ trang này

Share