• Lê Tuấn,  Thơ

    Những vần thơ mùa hạ – Tế Luân

    Tôi Không Là
     
     
    Tôi không là gió mùa thu
    Làm sao giăng mắc sương mù chiều nay
    Tôi không là bóng mưa mây
    Làm sao tưới nước cho đầy dòng sông.
     
    Tôi không là gió phiêu bồng
    Làm sao xoải cánh trên đồng cỏ xanh
    Tôi không là kẻ lữ hành
    Viễn du thiên hạ, vòng quanh đất trời.
     
    Tôi không là cánh hoa rơi
    Làm sao biết được tình đời hợp tan
    Cõi lòng hòa nhịp chứa chan
    Chiều nghiêng xế bóng mây ngàn sơn khê.
     
    Ta về dấu bụi đường quê
    Phù sinh quảy gánh lối về hư không
    Tìm quên trong cõi bụi hồng
    Trăm năm thiên cổ một vòng trường sinh.
     
    Đất trời khai mở hành trình
    Tiền thân hạt bụi ân tình nở hoa
    Một vùng ánh sáng chói lòa
    Soi trong tiềm thức, chan hòa tình thương.
     
    Lê Tuấn
     
    (Bài thơ này đã được Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến phổ nhạc)
     
     
    Tập thơ Tình yêu Của Tôi 2019
     
     
     
     
     
     
     
     
     
                                                                                                                               
     
     

    Người nhặt lá vàng

     

    Tưởng gió thổi đi vạn lá khô

    Nào ngờ còn lại cả mùa thu

    Nỗi buồn vương vấn chiều hoang dại

    Sương khói chiều buông thả khói mù.

     

    Chia bớt đường chiều em bước đến

    Về thăm người nhặt lá vàng rơi

    Lá khô đốt lửa thơm hương khói

    Ngôn ngữ nào riêng thấm ý trời.

     

    Sáng mai thức giấc hồn hoang tưởng

    Về bến sông xưa tắm mát người

    Miền bắc hoa vàng thung lũng núi

    Nỗi niềm còn riêng góc mây trời.

     

    Em ngồi hóa đá thành tiên nữ

    Lòng suối hững hờ còn ngậm sương

    Chợt thấy ngõ hồn xao xuyến mãi

    Thu về chạm ngõ lối thiên đường.

     

    Tế Luân 

    Lục Bát Bình Minh

      

    Nắng chiếu vào tận đầu gường

    Hỏi thăm giấc mộng bình thường đêm qua

    Bao giờ nhảy nhánh ra hoa

    Sương rơi đẫm nguyệt mù sa bồng bềnh.

     

    Bên nhau cho hết chênh vênh

    Hoa trôi sóng nước dập dềnh sông ngân

    Tóc buông lụa mỏng áo xuân

    Trăng nghiêng sáng tỏ tần ngần tiếng đêm.

     

    Giọt sương rơi ướt bên thềm

    Thương em suối tóc da mềm đào tơ

    Muốn đêm dài tận gót mơ

    Cho đầy vương vấn lời thơ mạ vàng.

     

    Hương trinh nối nhịp cung đàn

    Đỏ hồng môi thắm cho nàng lên ngôi

    Tình yêu chảy một dòng thôi

    Bên em từ thủa có tôi yêu nàng. 

    Tế Luân     

    Mùa Hạ Nắng Nóng

     

    Nắng nóng rực lửa chảy nhựa trên đường

    Bảng cảnh cáo xe chạy bị dính nhựa

    Nhiệt kế ngoài đường chỉ rõ 40 độ C

    Đặt chân không trên nền đất bị phỏng.

     

    Mùa hè chạy theo gót chân vội vã

    Vào trong phòng vội vàng đóng chặt cửa

    Bật quạt, bật máy lạnh nóng nhả ra

    Ta cô đơn, căn phòng không rộng mở.

     

    Làn gió nhẹ thổi luồn qua khe cửa

    Không còn êm đềm vuốt ve mơn trớn

    Buổi trưa hè mắc võng nằm dưới hiên

    Thiếu nữ ngủ trưa hớ hênh trước gió.

     

    Tấu khúc tình quê âm vang vọng lại

    Nhẹ nhàng gợi thêm nỗi nhớ quê hương

    Bức tranh lụa thiếu nữ nằm võng ngủ

    Lược trúc rơi trải dài theo dáng xinh.

     

    Dải yếm đào buông thả xuống éo thon

    Đôi gò bồng đảo bụi mờ che mát

    Mở tung cửa chạy đuổi theo qúa khứ

    Chợt bàn chân dẵm nỗi buồn bỏ lại.

     

    Tế Luân

    Nỗi buồn mùa hạ tháng 7, 23

    Lời thân thiện mùa hạ

     

    Tôi muốn mở lòng thêm độ lương

    Chiều mùa hạ nắng nóng chưa quen

    Mây trời lãng đãng như vô tận

    Khao khát âm vang chờ tiếng em.

     

    Một lần tìm kiếm lời thân thiện

    Xoa dịu niềm đau phận tuổi già

    Nắng hạ bình yên không mộng mị

    Xin người cất giữ khối tình ta.

     

    Hoàng hôn muốn nói lời tâm sự

    Ngọn gió bình yên dài đêm mơ

    Khao khát âm vang ngày nắng hạ

    Thêm vào ngôn ngữ viết trang thơ.

     

    Tế Luân

    Góc phố mùa hạ
     
     
     
    Thân quen góc phố trời mùa hạ
     
    Cây phượng hồng che mát bóng em
     
    Sợi nắng soi xanh màu mắt biếc
     
    Ngẩn ngơ nhìn phượng đỏ môi thèm.
     
     
     
    Cảm ơn em lụa hồng soi nắng
     
    Một nửa che mờ, nửa hiện sinh
     
    Em đến bên trời đang nắng hạ
     
    Đóa hoa khôi lả lướt xuân tình.
     
     
     
    Trời hôm ấy cõi lòng thương nhớ
     
    Em đến đây hoa đỏ gót hài
     
    Đốt cháy chiều êm trời tắt nắng
     
    Chợt buồn thương tiếc nỗi u hoài.
     
     
     
    Tế Luân     
     
     

    Lời Của Mùa Hạ

    Hạ nắng nóng phượng hồng theo ký ức

    Nghe tiếng chân vang vọng khắp sân trường

    Gió bụi mờ con đường mang nỗi nhớ

    Dòng mực xanh thơ phú đẹp lạ thường.

     

    Gõ từng chữ bàn phím rên vì nhớ

    Chầm chậm đi áo hở gió tung bay

    Nắng chói chan trên tay cành phượng vĩ

    Em vào thơ cảm nghĩ thoáng mưa mây.

     

    Nắng ở nơi em chỗ anh mưa bão

    Sài Gòn mưa không báo trước bao giờ

    Tuổi trẻ hồn nhiên dường như hơi bướng

    Hờn giận vu vơ vương chút dại khờ.

     

    Nhả ra từng chữ nắng hong chảy nhựa

    Im lặng nghe tiếng ngựa hí dặm trường

    Ký ức bồng bềnh sân trường vắng bóng

    Lưu bút ngày xanh đóng cửa vô thường.

     

    Tế Luân

    Cơn Say

    Ta choáng váng hồn nghiêng theo đáy cốc
    Lòng xôn xao nghe tiếng vọng trong đời
    Ta gõ nhịp vào thành chai ca hát
    Ngả nghiêng cười một thoáng chốc vui chơi.

    Đừng nghĩ rằng cuộc đời sao lận đận
    Bạn bè ta đi mãi vẫn chưa về
    Lịch sử, ngơi rất nhiều theo biến động
    Mà sao hồn, vẫn tìm lại cơn mê.

    Rót thêm nữa mừng cho đời hoan lạc
    Mừng tóc ta, nhuộm trắng tuổi thần tiên
    Tiếng kêu thân phận, ầm vang thiên cổ
    Cát loạn ngàn trùng xóa dấu hoa niên.

    Thêm chén nữa cho ta say túy lúy
    Nghe đất gào, rạo rực dưới bước đi
    Ai đang đứng, trông trời mây nước đó
    Trăm năm buồn râu tóc đã bạc phơ.

    Ta uống cạn hồn ta trong đáy chén
    Cho vội vàng thêm hương sắc cuối mùa
    Em độc thoại lời kinh là huyền diệu.
    Thanh thản lòng mình, giây phút vui đùa.

    Lê Tuấn
    (Buông thả lòng mình theo cơn say)

    https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/07/chia-se-trang-tho-te-luan-hay-tuan-le.html

  • Biên khảo,  Lê Tuấn,  Văn

    Thơ Là Gì ?

     

     

    THƠ LÀ GÌ?

                                                                                                                Louis Tuấn Lê

                     Thơ là hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người, một hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu và sự chọn lựa ngôn từ rồi sắp xếp theo vần điệu của thi ca, dưới dạng cô đọng, trừu tượng một cách hợp lý nhất (logic) để tạo ra hình ảnh, mang tính thẩm mỹ cao và âm thanh thể hiện cái hồn trong thơ đem đến một cảm xúc làm rung động tâm hồn người đọc.

                   Một câu thơ là một hình thức cô đọng mang nhiều ẩn ý, để truyền đạt một tư tưởng mang nhiều hình ảnh tạo nhiều cảm xúc cho người đọc, ngôn từ và ngữ pháp sử dụng trong thơ sẽ được hoàn chính theo cấu trúc tạo thành bài thơ.

                   Tính chất cô đọng trong ngôn từ, tính tượng hình và tiếng nhạc trong thơ, biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang một sắc thái riêng biệt đứng bên cạnh các hình thức nghệ thuật khác.

                  Thơ tạo cảm hứng có một giá trị tinh hoa, đó cũng là một dạng đời sống khác biệt của thi nhân, tâm hồn rất dễ bị xúc động để rồi chọn lựa những từ ngữ rất ấn tượng mang tính chất trừu tượng (nửa thật nửa hư) để diễn tả cảm xúc, như một loại “mật ngữ” cúa các vị thần ban cho.

    Tôi tìm hiểu thêm về đề tài Thơ Là Gì? Càng đi sâu càng thấy mênh mông như biển cả, không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc ở điểm nào.

    Tôi mạnh dạn bước vào xem thử ra sao, vì vậy bài viết này như một dạng biên khảo rồi đúc kết lại, tôi phải lục tìm rất nhiều trang tài liệu trên hệ thống Google Search nhận ra có nhiều nhà văn nhà thơ đã viết về chủ đền này, mỗi bài đều có sắc thái riêng. Tôi đọc rất nhiều, rút tỉa những điểm có ý nghĩa nhất về chủ đề Thơ Là Gì? Để nêu ra những điểm chính trong bài viết này. Nếu có sai sót xin quý độc giả bỏ qua cho.

              Thơ có một lịch sử lâu dài nhất. Thơ có một định nghĩa sớm nhất tại Châu Âu qua sự nhận xét của nhà triết học Hy Lạp Aristotle (384-322 TCN).  Aristotle sinh ra vào khoảng năm 384 TCN tại Macedonia thời Hy Lạp cổ đại nơi cha ông từng là một bác sĩ hoàng gia. Ông được xem như nhà triết học, có ảnh hưởng nhất với biệt danh khiêm tốn được mọi người gọi là “Thầy” hay chỉ đơn giản là “triết gia”.

    Đối với Aristotle, những khuôn mẫu đặc thù của âm thanh và nhịp điệu, văn phong và thi pháp, chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Cái chính đối với ông là những gì bài thơ nói tới, nó là một chuỗi nối tiếp những động thái có quan hệ hỗ tương của con người.

    Ông nói tiếp:

    Tôi muốn biết yếu tính của thơ là gì, cái gì làm cho nó khác với các loại trước tác khác. Có phải nó là vấn đề những giá trị vững chãi, vấn đề sắc thái và nhịp điệu của âm tiết, từ ngữ, và các dòng chữ? Hay yếu tính của thơ nằm trong một cảm tưởng, một sự nhạy cảm, hoặc một thái độ nào đó đối với sự vật?

    Aristotle, trong tiểu luận của mình về thơ, nói rằng thơ là sự mô phỏng động thái con người, được biểu hiện trong ngôn ngữ, với sự trợ giúp của hòa âm và nhịp điệu. Từ ngữ “mô phỏng” ông không có ý nói là bản sao của những biến cố thực tế, như cái máy ghi âm hay máy quay phim có thể đem lại. Ông muốn nói đến việc trình bày lại của những phương diện phổ quát của kinh nghiệm nhân sinh được tâm trí nhà thơ thu nhận.

    Nhà thơ khác với nhà điêu khắc, họa sĩ, nhạc sĩ và các nghệ sĩ khác, nhà thơ làm việc với từ ngữ sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo.

    Nhà thơ, đối với Aristotle, căn bản là người kể chuyện, người sáng tác huyền thoại, người viết truyện mang tính chất hư cấu.

              Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến thực chất của thơ, như Aristotle khuyên, chúng ta nhất định sẽ xếp các tiểu thuyết và các vở kịch văn xuôi vào loại thơ. Nên chúng ta đừng ngạc nhiên khi nghe những nhà văn như: Cervantes, Fielding, và Melville, tự xem mình là nhà thơ. Thật vậy, các nhà phê bình đương thời đọc những tiểu thuyết lịch sử về Scotland của Scott và gọi chúng là những bài thơ. Và chúng ta sẽ hoàn toàn đúng khi gọi Hemingway, Faulkner, Arthur Miller, và Tennessee Williams là những nhà thơ.    

                 Tuy nhiên, Plato ông cho rằng thơ mang lại sự thích thú và sự thanh thoát cảm xúc đáng ao ước. Mặt khác, ông nói rằng thơ tượng trưng cho những phương diện phổ quát của hiện hữu. Sự tưởng tượng của thơ, đối với Aristotle, trình bày những thực thể thiết yếu nên phải hết sức coi trọng nó.

                 Nhà phê bình Nga Bielinski từng nói: “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.” Quả thật một bài thơ có giá trị là khi nó thể hiện được tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ, là khi nó viết lên bằng những dòng thơ, những câu thơ chân thành, bắt nguồn từ thẳm sâu trái tim người viết.

                Tuy nhiên nếu muốn thơ là cầu nối giữa tác giả và bạn đọc thì “nội dung và hình thức luôn đồng nhất chặt chẽ với nhau”.

                Trở về với quan niệm Đông Phương vể thơ. Chúng ta không thể bỏ qua nền văn học Trung Hoa

    Bàn về giá trị của thơ, trong tập thơ cổ “Trung Hoa Cổ kim hoàn ca tập”, Viên Mai đã viết:

    “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.”

    Bạch Cư Dị, sinh ngày 28 tháng 2 năm 772 SCN tại Hà Nam, tên tự là Lạc Thiên. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc, đời nhà Đường. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch, Đỗ Phủ.

    Bạch Cư Dị, cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịnh, Vương Kiến, chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức.

    Ông nói: “Làm văn phải vì thời thế mà làm. Làm thơ phải vì thực tại mà viết”, mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân.

    Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giầu tính nhân bản, nói lên được nỗi lòng của mọi người trước thời thế, phản ánh được nổi thống khổ của người dân sống trong xã hội.

    Bạch Cư Dị, nổi tiếng qua hai bài thơ Tỳ Bà Hành và Trường Hận Ca đã đủ chứng tỏ tài làm thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo.

    Có thể nói rằng nếu không có một cuộc đời gian truân, hẳn là Bạch Cư Dị khó mà cảm thông với muôn sự éo le của mỗi số phận. Và nhiều khi, đọc thơ ông, ta còn thấy rõ cả tâm sự của ông khi ông kể và tả về người khác. Bài “Tỳ bà hành” là một ví dụ. Trong bài thơ dài này, khi thuật lại hành trạng đáng thương của người kỹ nữ, Bạch Cư Dị cũng đã giãi bày nỗi phiền muộn xót xa cho chính thân phận mình là người có tâm đức, tài năng mà bị bọn quyền thế gạt bỏ. Thơ của ông chính là sức mạnh lên án, tố cáo thực trạng vô nhân đạo của xã hội phong kiến trong sáng tác thơ ca Bạch Cư Dị chính là ở đó.                                   

     

                                                  Tỳ Bà Hành                                                   

    “Bản dịch Phan Huy thực”

     

    Bến Tầm Dương, canh khuya đưa khách.

    Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.

    Người xuống ngựa, khách dừng chèo,

    Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ty.

    Say những luống ngại khi hầu rẽ,

    Nước mênh mông đượm vẻ gương trong.

    Tiếng tỳ chợt vẳng trên sông,

    Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi.

    Lần tiếng sẽ hỏi ai đàn tá?

    Lửng tiếng đàn, nấn ná làm thinh.

    Dời thuyền theo hỏi thăm tình,

    Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui.

    Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ,

    Tay ôm đàn che nửa mặt hoa.

    Vặn đàn vài tiếng dạo qua,

    Tuy chưa trọn khúc, tình đà thoảng hay.

    Nghe não nuột mấy dây bứt rứt,

    Dường than niềm tấm tức bấy lâu.

    Chau mày, tay gảy khúc sầu,

    Giãi bày mọi nỗi trước sau muôn vàn.

    “Trích đoạn trong bài thơ Tỳ Bà Hành”

    Bạch Cư Dị tiễn chân người bạn ra bến sông Tầm Dương lên thuyền về nhà, tại đây ông tình cờ nghe tiếng đàn tỳ bà của một kỹ nữ về già, ông liên tưởng đến thân phận mình, vì ông lên tiếng phản đối quan lại, nên bị bọn quyền thế lưu đầy. Ông đã gửi gấm tâm sự của mình qua bài thơ Tý Bà Hành.

    Trong thời gian tù tập trung cải tạo tại trại 6 Nghệ Tĩnh. Tôi bị tập trung cải tạo cùng trại tù số 6 với Cụ Hà Thượng Nhân tức Trung Tá Phạm Xuân Ninh, ông có nhắc đến bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Bạch Cư Dị, đó là bài Tỳ Bà Hành.

     Bài thơ diễn tả tâm trạng của hai người bạn, tiễn đưa khách tại bến Tầm Dương, chắc có lẽ vì (Bến Tầm Dương), cùng âm với Huyện Thanh Chương, (nơi đây có dòng sông Lam) cụ Hà đang bị giam cầm tập trung cải tại tại đây, cho nên cụ Hà đã viết:

    Ý tưởng bài thơ Tỳ Bà Hành, như gợi nhớ lại âm điệu đoạn trường của tiếng đàn ngày xưa, trên bến Tầm Dương, sông nước mênh mộng, nhưng cũng chính là tiếng lòng rung động của một người bị trói buộc vào những cảnh ngộ đau lòng. Cho đến ngàn năm sau vẫn còn lại một mình ta.

    Cụ Hà đã viết:

    “Ôi cơn gió heo may thuở trước

    Lạnh ngàn năm sông nước Tầm Dương

    Về đây rừng núi Thanh Chương

    Nghe heo may nổi canh trường ngẩn ngơ.

    Trước đã có nhà thơ cùng quẫn

    Ngàn năm sau sao vẫn còn ta?

    Đời gần tưởng đã rất xa

    Bâng khuâng vì tiếng tỳ bà chưa nghe.”

    Thông qua giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Thơ đã chuyển biến từ những cấu trúc đơn giản đến những cấu trúc phức tạp. Những xu hướng gần đây cho thấy, cấu trúc không còn là yếu tố quan trọng trong thơ.

    Trong các thể loại thơ ở Việt Nam, chúng ta có thể kể đến vài thể thơ như:

    Lục bát, Song thất lục bá, thơ Đường luật Thất ngôn bát cú, Thất ngôn tứ tuyệt, Ngũ ngôn bát cú rồi đến các loại thơ mới và thơ tự do.

    Ngoại trừ thơ tự do, một hình thức hầu như không có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ khác đều phải tuân theo một cấu trúc nhất định.

    Nhà thơ giống như một con ong biến trăm hoa thành mật, tha về một giọt mật trong một chuyến bay của hàng ngàn con ong. Chính là những ngôn từ được chọn lựa cho một bài thơ.

    Cho dù bất cứ thể loại nào của thơ cũng cần phải có hồn. Hồn thơ làm cho nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm sinh động, có sức sống và mang một bản sắc riêng của nhà thơ.

    Hồn thơ là mẫu số chung:

    Hồn thơ chính là nguồn cảm xúc đầu tiên của một tác phẩm. Hồn thơ chính là mẫu số chung cho toàn thể các loại thơ khác nhau. Hồn thơ không chỉ hàm chứa bên trong một nội lực, sáng tạo nhiều cảm xúc cho thi nhân, mà hồn thơ còn là yếu tố tạo thành điểm đặc trưng, nét đặc biệt của người nghệ sĩ thể hiện qua từng trướng phái khác nhau của thơ.

    Tiếng nhạc trong thơ:

    Ngoài ra trong thơ phải có tiếng nhạc, đây chính là yếu tố làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc. Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc.

    Hình ảnh trong thơ:

    Tính chất hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường rơi vào tình trạng mà người ta gọi là “cảm hứng”. Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm tất cả những khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một bức tranh trong một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy như có thể động vào những vật thể, hay ngửi thấy mùi vị, thấy được màu sắc và sự chuyển động thật sự trong bài thơ.

    Bạch Cư Dị đã nêu lên những yếu tố then chốt trở thành điều kiện, để sáng tác một bài thơ và giữ được cái hồn của thơ đó là:

    Cái cảm hoá được lòng người:

    –        Chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm,

    –        Chẳng gì đi trước được ngôn ngữ,

    –        Chẳng gì gần gũi bằng âm thanh,

    –        Chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa”

    Có bốn nguồn gốc gắn bó cấu tạo cho thơ:

    1-    Gốc là tình cảm,

            2-    Mầm lá là ngôn ngữ,

    3-    Hoa là âm thanh,

    4-    Quả là ý nghĩa.

    Quan niệm này không chỉ dừng lại ở việc nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa chúng, giống như gốc rễ, mầm lá, hoa, quả, gắn liền với nhau trong một thể thống nhất hoàn chỉnh và sống động. Đây có thể coi là quan niệm về thơ toàn diện và sâu sắc nhất trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa.

    Nữ văn hào Emily Dickinson là cây bút thơ đặc sắc nhất của Mỹ thế kỉ XIX.  Bà đã để lại cho hậu thế tới 2000 bài thơ với nhiều bài có ý tưởng hết sức độc đáo. Trong quan điểm về thơ ca, bà cũng có cách nhìn rất ấn tượng.

    “Nếu một cuốn sách làm cho tôi cảm thấy giá lạnh mà không một ngọn lửa nào có thể sưởi ấm, tôi biết đó là thơ”

    “Nếu tôi cảm thấy mình đang cất cánh, tôi cũng biết đó là thơ. Đó là cách duy nhất để tôi biết những điều này, liệu còn cách nào khác nữa không?”

    Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu viết rằng:

    Triết lý khô như vách đá. Thi ca ướt như sương đẫm. Vách đá nhuốm hơi sương. Sương đẫm tươi vách đá, cả hai hỗ tương nhau tạo thành sức sống như năng lượng phù trầm, tương dung tương nhiếp, một mực không rời.” 

    Thơ ướt át nhiều tình cảm mang đậm nét trữ tình

    Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nếu như trong văn xuôi, các đặc tính thanh học của ngôn ngữ (như cao độ, cường độ, trường độ…) không được tổ chức thì trong thơ, trái lại, những đặc tính ấy lại được tổ chức một cách chặt chẽ, có dụng ý, nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không nói hết.

    Bởi thế, đặc trưng tính nhạc trong thơ, được coi như điểm trọng yếu nâng cao hồn thơ lên tầm mức thi ca làm rung động lòng người.

    Hiện nay, thơ trở thành hình thức nghệ thuật hầu như ai cũng biết đến. Không

    một ai đã từng ngồi ghế nhà trường thông qua giáo dục mà không biết vài câu thơ.

    Thơ còn trở nên hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ.

    Thơ bắt nguồn và đơm hoa kết trái từ sự rung động của tác giả, chuyển hóa tư tưởng qua vần điệu thi ca gửi đến người đọc bằng cảm xúc mãnh liệt.

    Tiếng lòng chính là nội dung của bài thơ, được ví như gốc rễ, phần nằm sâu trong lòng đất, là bộ phận quan trọng, hút dinh dưỡng nuôi sống thân cây. “Rễ” quan trọng như vậy nhưng nó lại khó thấy, vì nằm sâu trong lòng đất.

    Do đó thơ bắt nguồn từ thẳm sâu trong trái tim người viết, từ những xúc cảm ngọt ngào, êm ái khi hấp thụ chất phù sa, sau khi hút chất dinh dưỡng ấy, nó sẽ dơm hoa kết trái.

    Đó là sự thăng hoa của nghệ thuật, mà cụ thể ở đây là “từ ngữ”. Từ ngữ trong thơ ca cũng chính là chất liệu được thi sĩ mã hóa, sàng lọc từ cuộc đời để tạo ra những câu thơ tinh túy nhất. Chính nhờ những ngôn từ bay bổng, cảm xúc từ tận đáy tâm hồn của tác giả mới được thăng hoa.

    Trong thang bậc giá trị nghệ thuật, thơ đứng vị trí đầu tiên. Thơ tạo cảm hứng, sự rung động có một giá trị tinh hoa, đó cũng là một dạng đời sống khác biệt của thi nhân.

    Họa sĩ giúp ta nhìn bằng chất liệu là màu sắc, nghề cầm bút thì chất liệu giúp ta nhìn là ngôn từ.

    Có thể nói ở Việt Nam khi bất kỳ ai đó cất lên vài câu nghe có vần có vè thì mọi người cho đó là thơ. Vậy làm thơ dễ dàng như thế sao? Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn từ cao cấp, là tinh túy của ngôn ngữ.

    Có rất nhiều người làm thơ mà không hiểu thơ là gì, thậm chí ngay cả những người phê bình thơ, cũng không hiểu thơ là gì. Ngày nay thơ đã trở nên bội thực vì có quá nhiều nhà thơ, tuy nhiên nếu xem xét trên thực tế, thì liệu có bao nhiêu tác phẩm được cho là thơ đúng với khái niệm mà nó hàm chứa?

    Không phải ai muốn viết cũng viết được, không phải ai có vốn sống phong phú cũng có thể viết được, nhưng tất nhiên, nếu họ muốn viết thì một ngày nào đó họ cũng sẽ viết được và cũng không phải ai cũng cứ ngồi xuống là có thể viết được (đó là những người siêu đẳng).

    Điều quan trọng nhất đối với người cầm bút, là không được tách rời giữa việc viết với đời sống thực sự. Nhờ sự tiếp xúc, cọ sát thường xuyên mà ý tưởng mới căng tròn, và một lúc nào đó thích hợp, ta vui sướng viết ra ý tưởng đó.

    Nhà thơ người Mỹ (W. H. Auden) nêu ra ý tưởng mang tính chất định nghĩa này đối với Thơ:

    “Thơ là biểu đạt trong sáng của những cảm xúc rối bời” 

    (Poetry is the clear expression of mixed feeling).

    Chúng ta có thể chứng minh định nghĩa này qua bài thơ Ru con của tác giả vô danh có lẽ đây là một người đàn bà đang nuôi con nhỏ ở một vùng thôn quê nào đó tại Việt Nam. Chúng ta thử tìm hiểu qua bài thơ này để chứng minh một cảm xúc rối bời được viết ra như thế nào.

    Ru con

    Bồng bồng con nín con ơi

    Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay.

    Ước gì mẹ có mười tay

    Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim.

    Một tay chuốt chỉ luồn kim

    Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau.

    Một tay ôm ấp con đau

    Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma.

    Một tay khung cửi guồng xa

    Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa.

    Một tay đi củi muối dưa

    Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn.

    Tay nào để giữ lấy con

    Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay.

    Bồng bồng con ngủ cho say

    Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

     

              Người đàn bà vô danh tác giả của bài thơ Ru con, đang muốn nói điều gì trong cảm xúc rối bời đó. Có muốn nhăn nhủ gì đó với người chồng của minh, hay với mẹ chồng, em chồng hay không?

              Người đàn bà chân quê tác giả bài ru con, có biết chữ hay không? Hay chỉ là một cảm xúc rối bời, buột miệng nói lên những suy nghĩ của mình, bài thơ như một câu vè hay lời ru con trong ca dao tục ngữ.

    Hay giống như người cổ đại xa xưa vẽ tranh trong hang động mà họ không cần biết chữ, những bức tranh trong hang động có thể là một bài thơ nhắn nhủ cho hậu thế.

    Đại thi hào Nguyễn Du đã viết lên tác phẩn Truyện Kiều qua hình thức thi ca dài hơn 3000 câu thơ, cậu chuyện như một tiếng kêu xé ruột, đau lòng. Khi viết xong tập thơ Truyện Kiều, Nguyễn Du chưa thấy ai có thể đồng cảm với mình. 

    Ông đã viết:

    “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” 

    “Ai biết hơn ba trăm năm nữa, liệu có ai thầm khóc thương Tố Như này?” 

    Tố Như chính là Nguyễn Du

    Chưa thấy ai đồng cảm với mình, Nguyễn Du vẫn viết, cũng như người đàn bà vô danh không biết chữ vẫn hát lên bài Ru con.

    Như vậy chúng ta thấy rằng người làm thơ khi nói ra hoặc viết ra bài thơ thường là nói cho chính mình và viết cho chính mình, nói ra hoặc viết để làm vơi đi nỗi lòng đang thôi thúc trong tâm hồn của mình.

    Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ cô đọng đầy cảm xúc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu mang tính âm nhạc trong thơ.

    Qua kinh nghiệm của chính tôi, dường như tôi có một cơ duyên đến với thơ. Khi tôi bị tập trung cải tạo tại trại tù số 6 huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ Tĩnh, trong giai đoạn này tôi ở chung đội tù với nhà thơ Tô Thùy Yên tức Thiếu Tá Đinh Thành Tiên, hơn nữa tôi lại nằm cạnh ông, tôi thấy ông làm thơ, và tôi cũng bắt trước làm thơ nhờ ông đọc qua và nhận xét.

    Tô Thùy Yên đã nhân xét, ông nói với tôi:

    –        Tuấn à! Anh thấy thơ em viết cũng rất có hồn, nên viết nhều hơn nữa.

            Có lẽ từ đó tôi bắt đầu viết nhiều hơn, tuy nhiên theo tôi muốn làm thơ hay cần phải đọc thật nhiều, cả những bài hay và những bài không hay, vì bên trong những bài thơ này luôn ẩn giấu nhũng “mật ngữ” rất hay, chính điểm này sẽ làm cho thư viện từ ngữ trong tâm hồn mình có nhiều ngôn từ hơn để diễn tả.

            Thơ Là Gì? Đây là một câu hỏi rất lớn, nếu muốn giải thích hết ý nghĩa của câu hỏi, thì không có bút mực nào viết hết được.

    Tôi không phải là nhà phê bình và cũng không tự nhận là nhà thơ, tôi chỉ là người thích thơ và muốn tìm hiểu thêm về thơ, tự mình đi tìm tài liệu rồi viết lại như một dạng biên khảo hay dạng tài liệu để từ đó người đọc có thể tìm hiều thêm.

    Trong bài viết này chắc chắn có nhiều sai sót rất mong độc giả bỏ qua cho. Tôi xin dừng lại ở đây và mượn bài thơ Ngôn từ trong thơ do tôi viết để kết thúc bài biên khảo này.

    Ngôn Từ Trong Thơ

    Chữ trong thơ chợt ngoi lên

    Bồng bềnh ngôn ngữ nằm bên cuộc tình

    Thả trôi theo khóm lục bình

    Hỏi em che dấu bóng hình nơi đâu.

     

    Gió đưa dải yếm qua cầu

    Hương thơm tơ lụa tầm dâu ngỡ ngàng

    Soi nghiêng vạt áo lụa vàng

    Dáng em quyến rũ dịu dàng bước đi.

     

    Dấu chân hoa nở xuân thì

    Môi xinh cười nụ tình si lạ thường

    Đồng xanh bát ngát quê hương

    Cỏ mền ướt đọng giọt sương bàng hoàng.

     

    Nhớ em thung lũng hoa vàng

    Thương nhau ôm cả hành trang vào đời

    Dù mai góc bể chân trời

    Theo em phố núi rong chơi tháng ngày.

     

    Tóc em thơm ngát hương say

    Môi em mềm mại ngất ngây đậm đà

    Khói trầm hương phủ bóng tà

    Mắt xanh liếc nhẹ mặn mà trao duyên.

     

    Vai nghiêng suối tóc tơ huyền

    Đôi gò bồng đảo hai miền tuyết băng

    Đêm huyền ảo dưới bóng trăng

    Tay em dài nụ búp măng gợi tình.

     

    Tình yêu không phải vô hình

    Chạm môi mới biết chân tình thật hư

    Yêu là hiện hữu thiên thu

    Quanh co dấu hỏi trầm tư mập mờ.

     

    Tế Luân

    Xin kết thúc bài viết nơi đây.

     

    Louis Tuấn lê

    Viết xong 08-06-23

     

    Ghi chú:

    Tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn trên Google Search

    Và trang Vikipedia.                                                                        

  • Lê Tuấn,  Thơ,  Tin tức,  Tin Văn Thơ Lạc Việt,  Video

    Video Tang Lễ Cựu Trung Tá Nguyễn Đình Tạo – Nhà thơ Đông Anh – Thành viên VTLV tiễn đưa.

     
    Chiều chủ nhật ngày 16 tháng 7, 2023. Thành viên VTLV đã đến thăm viếng tang lễ Cố Trung Tá Nguyễn Đình Tạo tức nhà thơ Dông Anh, ông cũng là người đồng sáng lập VTLV, Cựu chủ tịch VTLV.
    Phân ưu chia buồn một nhà thơ, chỉ có ngôn tử của thơ mới diễn tả hết ý nghĩa của sự lắng đọng trong ngô ngữ.
    Xin gửi đến tang quyến bài thơ. Tưởng nhớ nhà thơ Đông Anh.
     

    Tưởng nhớ nhà thơ Đông Anh

     
    Lắng nghe hạt bụi vô thường
    Đời vừa khép lại nẻo đường trần gian
    Thi nhân bút hiệu Đông Anh
    Trở về cát bụi cao xanh mây trời.
    Vẹn toàn bổn phận ở đời
    Chinh nhân thao lược đổi dời bao phen
    91 năm thơ phú ngợi khen
    Đường trần mãn hạn ngọn đèn tắt hương.
    Một đời mưa gió bụi đường
    Lao xao tiếng gọi vô thường đổi thay
    Ngậm ngùi tiễn biệt hôm nay
    Nguyễn Đình Tạo trời mây vĩnh hắng.
    Lê Tuấn
    Thành kính phân ưu
     

    CÁO PHÓ

    Trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh, Gia Đình chúng tôi trân trọng kính báo cùng Thân Bằng Quyến thuộc và bạn hữu xa gần:
    Chồng, Cha, Ông Nội, Ông Ngoại, Ông Cố của chúng tôi là:
    ÔNG GIACÔBÊ NGUYỄN ĐÌNH TẠO
    -Nguyên Sĩ Quan Huấn Luyện Viên Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
    -Nguyên Trung Tá Quận Trưởng Bảo Lộc, Tuyên Đức
    -Nguyên Ủy Viên Thường Vụ Liên Hội Người Việt Quốc Gia Bắc Cali
    -Nguyên Chủ Tịch, Sáng Lập Văn Thơ Lạc Việt
    Sinh ngày 02 tháng 2 năm 1933 tại Dục Nội, Đông Anh, Phúc Yên Việt Nam
    Đã được Chúa gọi về lúc 0 giờ 45 sáng ngày 28 tháng 6 năm 2023 tức ngày 11 tháng 5 Năm Quý Mão tại San Jose California, USA
    HƯỞNG THỌ 91 TUỔI
    Linh cửu được quàn tại Darling Fisher Garden Chapel
    471 East Santa Clara Street, San Jose CA 95112
    CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
    CHÚA NHẬT 16 THÁNG 7, 2023
    03:00PM: LỄ NHẬP QUAN VÀ PHÁT TANG
    4:00PM -6:00PM
    NGHI THỨC TƯỞNG NIỆM & VINH DANH
    4:00PM: Lễ Phủ Quốc Kỳ (Khóa 110 Phụ Trách)
    4:15PM- 5:00PM: Phần Tưởng Niệm & Vinh Danh
    Quan Khách, Hội Đoàn Phát Biểu
    5:00PM-8:00PM: Thăm Viếng
    THỨ HAI 17 THÁNG 7, 2023
    THÁNH LỄ TIỄN ĐƯA: 12:30PM
    CHAPEL OF THE VIETNAMESE MARTYRS (ĐỀN THÁNH TỬ ĐẠO)
    685 Singleton Road, San Jose CA 95111
    Sau Thánh Lễ Tiễn Đưa là Lễ Di Quan về Los Gatos Memorial với nghi thức Hỏa Táng
    TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO
  • Lê Tuấn,  Văn,  Văn, Thơ, Truyện Dịch

    Những câu chuyện ngắn ý nghĩa hay nhất – Lê Tuấn sưu tầm

    Giá trị của hòn đá

    Có một học trò hỏi thầy mình rằng:

    Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?

    Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:

    – Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.

    Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:

    – Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có ngườihỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
    Người thầy mỉm cười và nói:

    – Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.

    Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:

    – Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

    Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:

    – Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

    Bài học: Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn.

     

    Xin mời đọc tiếp trên trang Blogspot Cuôc sống và thi Ca

    https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/07/nhung-cau-chuyen-ngan-that-y-nghia.html

    https://cuocsongthica.blogspot.com/2023/07/nhung-cau-chuyen-ngan-that-y-nghia.html

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Những vần thơ Tế Luân – Cơn Say – Lời Của Mùa Hạ – Ngôn Từ Trong thơ

     

    Cơn Say



    Ta choáng váng hồn nghiêng theo đáy cốc
    Lòng xôn xao nghe tiếng vọng trong đời
    Ta gõ nhịp vào thành chai ca hát
    Ngả nghiêng cười một thoáng chốc vui chơi.

    Đừng nghĩ rằng cuộc đời sao lận đận
    Bạn bè ta đi mãi vẫn chưa về
    Lịch sử, ngơi rất nhiều theo biến động
    Mà sao hồn, vẫn tìm lại cơn mê.

    Rót thêm nữa mừng cho đời hoan lạc
    Mừng tóc ta, nhuộm trắng tuổi thần tiên
    Tiếng kêu thân phận, ầm vang thiên cổ
    Cát loạn ngàn trùng xóa dấu hoa niên.

    Thêm chén nữa cho ta say túy lúy
    Nghe đất gào, rạo rực dưới bước đi
    Ai đang đứng, trông trời mây nước đó
    Trăm năm buồn râu tóc đã bạc phơ.

    Ta uống cạn hồn ta trong đáy chén
    Cho vội vàng thêm hương sắc cuối mùa
    Em độc thoại lời kinh là huyền diệu.
    Thanh thản lòng mình, giây phút vui đùa.

    Lê Tuấn
    (Buông thả lòng mình theo cơn say)

     

    Lời Của Mùa Hạ

     

    Hạ nắng nóng phượng hồng theo ký ức

    Nghe tiếng chân vang vọng khắp sân trường

    Gió bụi mờ con đường mang nỗi nhớ

    Dòng mực xanh thơ phú đẹp lạ thường.

     

    Gõ từng chữ bàn phím rên vì nhớ

    Chầm chậm đi áo hở gió tung bay

    Nắng chói chan trên tay cành phượng vĩ

    Em vào thơ cảm nghĩ thoáng mưa mây.

     

    Nắng ở nơi em chỗ anh mưa bão

    Sài Gòn mưa không báo trước bao giờ

    Tuổi trẻ hồn nhiên dường như hơi bướng

    Hờn giận vu vơ vương chút dại khờ.

     

    Nhả ra từng chữ nắng hong chảy nhựa

    Im lặng nghe tiếng ngựa hí dặm trường

    Ký ức bồng bềnh sân trường vắng bóng

    Lưu bút ngày xanh đóng cửa vô thường.

     

    Tế Luân

    07-12-23

     

    Ngôn Từ Trong Thơ

     

    Chữ trong thơ chợt ngoi lên

    Bồng bềnh ngôn ngữ nằm bên cuộc tình

    Thả trôi theo khóm lục bình

    Hỏi em che dấu bóng hình nơi đâu.

     

    Gió đưa dải yếm qua cầu

    Hương thơm tơ lụa tầm dâu ngỡ ngàng

    Soi nghiêng vạt áo lụa vàng

    Dáng em quyến rũ dịu dàng bước đi.

     

    Dấu chân hoa nở xuân thì

    Môi xinh cười nụ tình si lạ thường

    Đồng xanh bát ngát quê hương

    Cỏ mền ướt đọng giọt sương bàng hoàng.

     

    Nhớ em thung lũng hoa vàng

    Thương nhau ôm cả hành trang vào đời

    Dù mai góc bể chân trời

    Theo em phố núi rong chơi tháng ngày.

     

    Tóc em thơm ngát hương say

    Môi em mềm mại ngất ngây đậm đà

    Khói trầm hương phủ bóng tà

    Mắt xanh liếc nhẹ mặn mà trao duyên.

     

    Vai nghiêng suối tóc tơ huyền

    Đôi gò bồng đảo hai miền tuyết băng

    Đêm huyền ảo dưới bóng trăng

    Tay em dài nụ búp măng gợi tình.

     

    Tình yêu không phải vô hình

    Chạm môi mới biết chân tình thật hư

    Yêu là hiện hữu thiên thu

    Quanh co dấu hỏi trầm tư mập mờ.

     

    Tế Luân (07-13-23)

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Tuyển tập thơ Lời Của Dòng Sông – Tác giả Louis Tuấn lê

    Vui lòng bấm vào hình để xem

    Lời tựa cho tuyển tập thơ

    Lời Của Dòng Sông

    Trong năm 2023 tôi có ý định ấn hành tác phẩm thứ 7, đó là tuyển tập những bài thơ, tôi mới viết trong năm vừa qua, gom lại thành một tập thơ.

    Lúc đầu tôi có ý định lấy tựa đề “Lời Của Đá’ rồi đổi thành “Lời Của Gió” nhưng cả hai tên gọi này cũng đã có tác giả lấy tên và in thành sách.

    Tôi viết bài thơ “Lời Của Dòng Sông” và tôi quyết định lấy tên gọi này đặt tên cho tuyển tập thơ.

    Tôi lên Google search thử tìm hiểu, có tựa đề nào trùng tên hay không, tôi nhận ra tác phẩm “Câu Chuyện Dòng Sông” của Hermann Hesse.

    Hermann Hesse là nhà văn người Đức, ông đã viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về Ấn Độ lấy tựa đề “Siddharta” vào năm 1922. Câu chuyện được chuyển dịch qua Việt Ngữ với tựa đề Câu Chuyện Dòng Sông.

    Tác giả viết về một câu chuyện ở thời điểm Đức Phật còn tại thế và lồng vào trong đó những giá trị của triết lý phương Đông.

    Tôi tìm hiểu thêm vài trang khác trên internet, bất chợt đọc qua bài viết của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu ông viết về cảm nghĩ qua tác phẩm (Câu Chuyện Một Dòng Sông).

    Hòa thượng đã viết:

     “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”

              Cùng một tâm trạng như vậy, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu viết rằng:

    “Ngồi một mình trên tảng đá, bên cội tùng bờ sông. Nhìn dòng nước lặng trôi. Êm đềm, không mảy động. Ngồi để nghe dòng sông nói.”

    Triết lý khô như vách đá. Thi ca ướt như sương đẫm. Vách đá nhuốm hơi sương. Sương đẫm tươi vách đá, cả hai hỗ tương nhau tạo thành sức sống như năng lượng phù trầm, tương dung tương nhiếp, một mực không rời.” 

    Tôi miên man suy nghĩ về những tư tưởng cao siêu này. Cuộc đời của chính tôi như một dòng sông trôi đi, trôi đi mãi chưa bao giờ dừng lại.

    Khi dòng sông dừng lại thì lúc đó sông không còn được gọi là dòng sông. Khi cuộc sống dừng lại thì lúc đó cuộc sống đã chết.

    Phải chăng đây là triết lý của đời sống.

    Có những nơi chốn tôi đã đi qua trong suốt hành trình của đời mình, rất nhiều nơi chốn không để lại trong tâm trí tôi một điều gì? Bởi vì tôi đến và đi như những người lữ hành vô cảm, gót chân phiêu du của tôi không để lại dấu tích nào.

    Tuy nhiên có một điều may cho tôi, vì tâm hồn tôi luôn luôn tiềm ẩn một nguồn ân sủng từ thi ca. Chính nàng thơ đã gợi lại trong tôi những xao xuyến, những rung động.

    Nét đẹp của thiên nhiên của cảnh trí, đã liên kết tâm hồn tôi với rung động của thi ca, khơi dậy một niềm giao cảm thâm sâu từ trong tâm hồn để tôi viết thành những vần thơ.

    Như vậy thế giới vây quanh tôi không phải thế giới của vô ngôn, mà thế giới ấy chính là dòng suối tinh khiết chảy tràn ngập trong tâm hồn thi nhân.

    Có một dòng suối của tuổi trẻ, nó luôn ở trong tâm hồn bạn, tài năng của bạn, sự sáng tạo bạn mang đến cho cuộc đời thông qua những năng khiếu nghệ thuật của bạn.

    Khi bạn học được cách lấy nước từ nguồn suối này, bạn sẽ thực sự đánh bại tuổi tác. Tâm hồn của bạn sẽ trẻ mãi theo thời gian.

    Không có thi nhân, không có nghệ sĩ, con người sẽ chán ngấy vì sự đơn điệu của tự nhiên.” Danh hoạ Vincent Van Gogh.

                 Trân trọng

              Louis Tuấn Lê      

    Tuyển tập thơ Lời Của Dòng Sông
     
     
    Xin mời bấm vào đường link đình kèm  
     
     
     

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Mùa hè quê ngoại – Bức tranh quê ngoại – Quê ngoại – Buổi sáng bình yên – Thơ Trần Công Lão Mã Sơn và Tế Luân

     

    Nhớ mùa hè quê Ngoại. Tác giả Trần Công Lão Mã Sơn,

    thi sĩ tiền bối trên 100 tuổi nhưng tâm hồn vẫn xanh màu lá mạ non.

    Xin chia sẻ bài thơ Nhớ hè quê ngoại.

     

    NHỚ HÈ QUÊ NGOẠI.

    Trên gác trọ , những ngày Hè đất khách

    Nhìn nắng Hè như lửa đổ ngoài xa

    Nhớ Hè ngày xưa ở chốn quê nhà

    Hè quê tôi nóng hơn Hè xứ lạ.

    Đàn công cấy trên đầu che nón lá

    Anh cầm cày cởi áo quấn quanh đầu

    Bên kia đường trên thửa ruộng sâu

    Bầy trâu trầm mình trong bùn tránh nắng.

    Trên lưng đàn trâu, một bầy cò trắng

    Chờ cho nước trong, kiếm cá đỡ lòng

    Bà ngoại tôi, cụ già không chịu nóng

    Phe phẩy liền tay chiếc quạt mo cau

    Có những trưa, Ngoại ngồi cạnh bờ ao

    Dùng khăn nhúng nước, lau người cho mát.

    Xa cách quê hương, trên đường phiêu bạt

    Nhớ lại những Hè quê Ngoại ngày nào

    Tôi chợt nghe lòng nhớ Ngoại biết bao !

    Trần Công/Lão Mã Sơn      

     

    Bức tranh quê ngoại

     

    Nắng hè ở quê tôi

    Ngoại ngồi cạnh bờ ao

    Chiếc quạt mo phe phẩy

    Ngoài đồng gió lao xao

     

    Bầy trâu ngâm xuống bùn

    Tránh cái nắng hanh hao

    Trên lưng bày cò trắng

    Nhớ ngoại tôi biết bao.

     

    Bao la đồng lúa xanh

    Cánh cò trắng lả lơi

    Chồng cầy thì vợ cấy

    Chiều về lòng thảnh thơi.

     

    Gió lùa nhánh mù u

    Tiếng ai hò vọng đưa

    Ngoại nhìn bến sông vắng

    Tôi nhớ ngoại hơn xưa.

     

    Tế Luân

    Gửi tặng thi sĩ “nhớ hè quê ngoại”

    Trần Công Lão Mã Sơn

     

    Quê Ngoại

     

    Quê ngoại tôi nằm bên dòng sông nhỏ

    Mái tranh nghèo cửa ngõ nhìn phương đông

    Khói lam chiều cuộn vòng theo mây trắng

    Ngoại nấu canh rau đắng hái ngoài đồng.

     

    Gió đồng nội hương thơm mùa lúa gặt

    Cò trắng bay, ao cá mát trâu nằm

    Dưới mái hiên Ngoại cầm mo cau quạt

    Gió mát Ngoại cười, tóc bạc trăm năm.

     

    Bụi chuối sau nhà khô vàng rách lá

    Gà vịt đua nhau tránh nắng bờ rào

    Ngọn dừa vươn cao xôn xao gió mát

    Chiều làng quê dào dạt nét thanh cao.

     

    Đám trai gái ru rì chuyện yêu đương

    Cô gái làng bên dịu dàng dễ thương

    Sáo vi vu kết tình đôi nam nữ

    Nghe thoáng qua đôi lứa hẹn ra riêng.

     

    Quê Ngoại tôi những cánh diều no gió

    Tuổi thơ hiền hòa chạy nhảy đam mê

    Hoa ngũ sắc mọc bờ ao tươi thắm

    Thoáng câu hò điệu lý vọng xa về.

     

    Bức tranh thôn dã, bài thơ mới viết

    Chiều làng quê sao xiết rất êm đềm

    Ngoại đứng bên thềm xa xôi nỗi nhớ

    Nhìn ra cánh đồng mờ mịt buồn trông.

     

    Xa xăm tơ khói vấn vương niềm nhớ

    Dấu vết xưa còn ở mãi trong lòng

    Quê Ngoại tôi bên dòng con sông nhỏ

    Tiếng ai hò gợi nhớ những hoài mong.

     

    Tế Luân

     

    Buổi sáng bình yên

    Buổi sáng trời nhẹ mưa

    Ngoài sân chưa vệt nắng

    Tiếng chim trời im ắng

    Hơi ấm còn trong chăn

    Hôm nay em ngủ muộn

    Dòng mơ buồn nhẹ trôi

    Đừng vội vàng thức giấc

    Cho dài đêm xa xôi.

    Thoáng mùi hương đồng cỏ

    Hoa bưởi lùa tóc mây

    Hạnh phúc thật bé nhỏ

    Tình yêu đã tràn đầy.

    Nhẹ nhàng cơn mơ đến

    Khép kín cửa bình yên

    Để tình không mất dấu

    Trong mơ đầy tình em

    Tế Luân

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Cơn mưa hồng – Hoa vàng tháng sáu – Sài Gòn lạc bước – Thơ Tế Luân

     

    Cơn Mưa Hồng

     

    Cơn mưa hồng lất phất

    Đỏ thêm viền nét môi

    Hôm nay em xinh quá

    Nắng hạ bừng trong tôi.

     

    Có muộn màng không em

    Mùa hạ về rất vội

    Hoa rơi đầy khắp lối

    Nỗi nhớ mong bồi hồi.

     

    Chuyện tình nào bâng khuâng

    Bước về theo dấu chân

    Cơn mưa hồng nắng hạ

    Bến mơ nào phù vân.

     

    Có mối tình khó tả

    Theo tiếng ve ngân nga

    Gió bay đầy bụi phấn

    Tôi yêu em thật thà.

     

    Tháng sáu đầu mùa hạ

    Hồn nhiên tuổi học trò

    Lòng xôn xao rất lạ

    Đến bên nhau hẹn hò.

     

    Yêu một thời đã mất

    Bây giờ đã phôi pha

    Cuộc tình như sống lại

    Ngày tháng cũ bay xa.

    Tế Luân   

     

     

    Hoa vàng thung lũng

     

    Say giữa mật hoa

    con ong vừa ngã chết

    sao hoa câm nín

    không nói lời chia buồn

    những sợi mỏng nắng hạ

    soi trong ký ức

    hoa rơi

    lá rụng

    thành phố vỡ thành mảnh vụn

    em không nói lời nào.

     

    Những gì sót lại trong ảo giác

    giữa ngày tháng sáu

    không thuộc về mùa hạ.

     

    Tế Luân

    Tháng sáu trên thung lũng hoa vàng

    California 06-21-23

     

    Sài Gòn Lạc Bước

     

    Tôi lạc lối giữa dòng sông thành phố

    Khi triều cường dâng nước ngập như sông

    Cơn mưa chiều vận nước không lối thoát

    Niềm vui trẻ con đùa nghịch giữa đường.

     

    Thành phố phình to nhìn thật hào nhoáng

    Biệt phủ lâu đài nối bước lên ngôi

    Vành nón lá dân đen, che mưa nắng

    Gương mặt nám đen nặng giọt mồ hôi.

     

    Xe dừng lại chợ Bến Thành vắng khách

    Bùng binh Sài Gòn xe cộ nháo nhào

    Tìm dấu vết chiến tranh còn sót lại

    Tượng đài mọc lên vênh váo tự hào.

     

    “Đồng khởi” chiếm tên “Tự do” biến mất

    Dấu vết con đường một lũ xâm lăng

    Kiêu binh loạn thế thay nhau bán nước

    Sài Gòn đổi tên những kẻ kiêu căng.

     

    Mua bán ve chai tìm trong phế liệu

    Lục xới thời gian kỷ vật riêng mình

    Bảo tàng chiến tranh dựng lên nỗi nhớ

    Trong mắt người xem đổ lỗi tội tình.

     

    Lá me xanh hoa nắng gọi bên đường

    Vạt áo em bay tưởng nhớ khi xưa

    Hàng cây bóng mát cơn mưa nắng hạ

    Sài Gòn trong tôi nặng nợ tiễn đưa.

     

    Tế Luân

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Xin chào tháng sáu – Mùa hè phượng vĩ – thơ Tế Luân

     

    Xin Chào Tháng Sáu

     

    Chào tháng sáu cơn mưa hồng phượng vĩ

    Áo trắng bay mộng mị giấc mơ xưa

    Ta vẫn đợi cơn mưa ngày nắng hạ

    Gió xôn xao trời lạ bóng mây mưa.

     

    Tháng sáu về thấy em tình khêu gợi

    Tóc dài bay từng sợi nắng mong manh

    Đôi môi hồng tô xanh màu mắt biếc

    Mối tình xưa luyến tiếc bước qua nhanh.

     

    Nắng vấn vương soi theo tà áo lụa

    Trời chợt mưa ướt áo dáng thơ ngây

    Khoảng chết lặng nhìn thấy em e thẹn

    Ta chót thương xin hẹn mối tình đầy.

     

    Tháng sáu bây giờ em còn nghĩ ngợi

    Chuyện ngày xưa từng sợi nhớ mong manh

    Trong mắt biếc có anh không em nhỉ?

    Thoáng mưa hồng phương vĩ lại bay bay.

     

    Tế Luân

    Tháng sáu nhớ thương

     

    Mùa Hè Phượng Vĩ

     

    Mùa hè choáng ngợp trong hồn

    Đôi môi phượng vĩ đỏ hồng dấu son

    Vườn xanh cỏ mọc mầm non

    Tiếng em cười nói vang giòn ý thơ.

     

    Nụ hôn ngày đó bây giờ

    Mà sao nhớ mãi đợi chờ riêng em

    Tóc buông hờ hững vai mềm

    Cơn mưa lất phất trên miền cỏ hoa.

     

    Áo em lụa trắng thướt tha

    Màu hoa phượng vĩ vướng tà áo bay

    Nhớ xưa tình hẹn nơi này

    Môi em hồng nở hương say ngút ngàn.

     

    Tế Luân

    Mùa hạ miền bắc Cali 2023.

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Hạt muối môi em – Sợi tóc thi nhân – Thơ Tế Luân

     

    Tranh sơn dầu Nguyễn Đức Thành

     

     

    Hạt Muối Môi Em

     

    Trên môi em tôi nếm thử hạt muối

    Xem nồng độ của biển mặn bao nhiêu

    Bút mực thi nhân nào khóc trên giấy

    Biển nào xanh thấu hiểu cả tình yêu.

     

    Tôi muốn nghe tiếng rì rào sóng biển

    Biển xô sóng về bến bãi nơi nào

    Con dã tràng xe cát trên biển rộng

    Cả một đời vật lộn với hư hao.

     

    Hải âu bay hoài mà không tới đích

    Em ngồi buồn trên gềnh đá ngóng trông

    Trở về chốn xưa lục tìm trong ký ức

    Tình yêu nào tô điểm dấu môi hồng.

     

    Ân sủng từ trời đôi khi có giới hạn

    Chắt chiu hai tay hứng lấy giọt mưa

    Cháy bỏng mùa hạ ân cần bù đắp

    Đời sống cần nhau thân phận dư thừa.

     

    Lời thi nhân hoài niệm trong im lặng

    Để tâm hồn lẩn khuất trong đám mây

    Nhờ cơn gió thổi qua lời nhắn gửi

    Những ân tình nồng ấm của hôm nay.

     

    Tế Luân 

     

    Sợi Tóc Thi Nhân

     

    Sợi tóc thi nhân vừa rơi xuống đất

    Cơn gió thổi qua biến mất trong ngày

    Tôi im lặng gửi hồn vào sâu thẩm

    Trí tuệ trong tôi cạn bớt hay đầy.

     

    Tôi sợ nhất dòng suy tư dẫy chết

    Nụ hoa nâng niu sương đọng từ trời

    Ngôn từ minh triết mọc lên từ đất

    Viết nốt trang thơ ngôn ngữ gọi mời.

     

    Sợ mất nụ hôn của ngày thơ dại

    Mà đôi ta cộng lại tháng năm qua

    Cất dầu trong tim bỏ vào ký ức

    Mai sau cần tình nồng ấm thiết tha.

     

    Sợi tóc bạc rụng rơi xuân tươi thắm

    Tôi đưa tay níu kéo những ân tình

    Nồng ấm hơi thở một thời ân ái

    Hạnh phúc bên nhau vun sới đời mình.

     

    Tế Luân

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Gương mặt thi nhân – Tháng sáu chim bay – Những vần thơ Tế Luân

     

    Gương Mặt Thi Nhân

     
     
    Tôi thấy vết nhăn hằn trên gương mặt
     
    Từ vết nứt mọc ra một câu thơ
     
    Ý thơ sâu thẳm từ trong ký ức
     
    Hiện hóa thân tôi như một giấc mơ.
     
     
    Lần theo đường chỉ hằn sâu vết nứt
     
    Tôi nhặt ra hạt bụi nẩy mầm thơ
     
    Từ đó thơ tôi mang theo hoài niệm
     
    Thân phận con người trần tục bơ phờ.
     
     
    Tôi lại thấy vết nám trên da thịt
     
    Vết nám lan nhanh màu sắc tím bầm
     
    Nhưng nơi ấy có vần thơ trải rộng
     
    Trên mình thi nhân tư tưởng nẩy mầm.
     
     
    Tôi mặc kệ những vết nhăn bầm tím
     
    Dấu vết thời gian nhân cách thi nhân
     
    Mỗi ngày câu thơ từ trong trí tuệ
     
    Trên mình thi sĩ nở đóa phù vân.
     
     
    Tế Luân
     
    “The world is broken, and a crack is left in the poet’s body.” 
    Heinrich Hein (1797-1856)
     
    Thế giới bị phá vỡ, vết nứt để lại trên cơ thể nhà thơ.       
     

     

    Tháng Sáu Chim Bay

     
     
    Không gian tháng sáu chim bay mỏi cánh
     
    Ngày còn dài chen lấn cả bóng đêm
     
    Bữa tiệc sân vườn đèn treo lấp lánh
     
    Tiếng nhạc gợi tình đón bước chân em.
     
     
     
    Ly rượu còn đầy môi em chợt nóng
     
    Áo mỏng gió đùa dịu mát da thơm
     
    Ai hát mà nghe lòng như gợi sóng
     
    Điệu nhảy tango lả lướt nhanh hơn.
     
     
     
    Buổi chiều thứ bảy sáng mai chủ nhật
     
    Tháng sáu ngày dài, váy ngắn gợi tình
     
    Một chút buông thả cho đời hưng phấn
     
    Thơm nụ xuân hồng tạo dáng xinh xinh.
     
     
     
    Cuộc đời bay xa chìm theo năm tháng
     
    Tàn tạ quay về nhuộm lá thu vàng
     
    Tháng sáu ngày dài vui thêm chút nữa
     
    Thần thái hân hoan lộng lẫy điểm trang.
     
     
     
    Tế Luân
     
    Tháng sáu ngày dài
     
    Thung lũng hoa vàng 2023
     

     

    Lên Rừng Tìm Quên

     

    Một ngày bỏ phố lên rừng

    Mà sao như thể lạc vùng thời gian

    Văn minh thời đại hoang tàn

    Lạc vào thế kỷ trên ngàn năm xưa.

     

    Lắng nghe sóng nước đẩy đưa

    Âm vang tiếng suối như đùa như chơi

    Vào rừng quên hết chuyện đời

    Ta nghe trống vắng nói lời hư vô.

     

    Nào hay trời đất không bờ

    Xanh như ảo mộng sợi tơ đứt lìa

    Không có em để cùng chia

    Vần thơ rơi rụng đầm đìa hạt mưa.

     

    Vào hang tu luyện như rùa

    Sống vài trăm tuổi còn chưa muốn về

    Thi nhân thiền định bồ đề

    Trần gian chìm lắng hạt mê luân hồi.

     

    Tuổi xuân đã bỏ đi rồi

    Ta về buồn ngắm mây trôi chiều vàng

    Sao khuya lấp lánh đôi hàng

    Gió lay động nhẹ mây ngàn bay xa.

     

    Đất vừa nứt kẽ cỏ hoa

    Sương vừa lãng đãng trên tà lụa bay

    Viết câu thơ buồn trên tay

    Gửi em dòng chữ thơ này suy tư.

     

    Tế Luân

    Lạc lối vào thế kỷ ngàn năm xưa.

     

    Phép Lạ Tình yêu

     

    Tình yêu thần dược chữa lành

    Hận lòng thay đổi hóa thành tình thương

    Cho sức sống tỏa ngát hương

    Tâm linh rực sáng ánh dương từ trời.

     

    Với yêu thương thật tuyệt vời

    Hận thù cay đắng, mỉm cười trên môi

    Quân vương một bước lên ngôi

    Trải hoa lót thảm bước hồi thanh xuân.

     

    Trầm hương lan tỏa dưới chân

    Xóa tan bóng xế phù vân cõi người

    Tình yêu ân sủng từ trời

    Bó hoa dâng tặng cho đời thanh cao.

    Trong vườn thượng uyển hoa đào

    Thiên thai mở cổng bước vào hoan ca

    Tình yêu soi sáng chiều tà

    Xóa buồn đuổi hết bóng ma vọng cuồng.

    Tình yêu nguyên thủy cội nguồn

    Hóa đồng thành thỏi vàng nguyên chất ròng

    Cạn lắng nước đục thành trong

    Khổ đau chìm xuống cõi lòng nguyên trinh.

     

    Tình yêu sự chết hồi sinh

    Với yêu thương nối đường tình nở hoa

    Giận hờn trở lại thiết tha

    Sầu vương biến mất mở ra ân cần.

     

    Tình yêu lẽ sống thi nhân

    Để cho ngôn ngữ xoay vần trong thơ

    Long lanh sợi nắng giăng tơ

    Để cho giấc mộng trong mơ hiện về.

     

    Tế Luân

    Viết cho tình yêu

  • Âm Nhạc,  Lê Tuấn,  Thơ

    Áo Tím Chiều Thu – Nhạc Thiên Phương – Thơ Lê Tuấn

     

    Áo tìm chiều thu

     

    Trời đã thay màu áo tím thu

    Chiếc lá vàng bay gió chuyển mùa

    Cụm hoa dại tim thơm hương lạ

    Nhuộm tím chiều vương khói sương mờ.

     

    Tôi nhớ thu xưa bỗng chạnh lòng

    Tiền đồn xa khuất bóng chiều phong

    Áo em lụa tìm thăm đơn vị

    Khiến bao lính trẻ ngẩn ngơ trông.

     

    Hôm ấy em là đóa hoa xinh

    Về giữa rùng hoang đứng một mình

    Em là hoa nở trên đầu súng

    Là dáng thiên thần thời chiến chinh

     

    Đã qua mất rồi tuổi thanh xuân

    Phù vân bóng xế đời chinh nhân

    Hôm nay chợt thấy hoa dại tím

    Nở giữa trời thu lòng bâng khuâng.

     

                              Lê Tuấn                       

  • Lê Tuấn,  Thơ,  Video

    Tôi Mơ Ước Điều Gì? – Nhe Nhạc Xuân Vẫn Mang U Hoài – Sáng Tác Lê Tuấn

     

    Tôi mơ ước điều gì?

     

    Tôi mơ ước một điều thật đơn giản

    Sống bình an không tham vọng cao sang

    Một ngôi nhà trải mộng thênh thang

    Mưa bão phải dừng lại trước cửa

    Cho bình yên nương tựa

    Bên trong nhà

    Nghe tiếng em cười

    Nguồn hạnh phúc ấm áp tình người.

     

    Tôi mơ ước một buổi sáng bình yên

    Một tách cà phê nồng ấm trên tay

    Thơm hương vị tình thân cho ngày mới

    Ở ngoài sân chim vui hót trên cây

    Đón chào thêm một ngày

    Chuyện buồn ngày hôm qua

    Đã lùi lại thật xa.

     

    Chỉ còn lại những niềm tin thứ tha

    Chia hạt giống

    Cho con chim đang hót

    Đợi chờ bàn tay em

    Rải hạt giống yêu thương.

     

    Tôi có mơ ước gì đâu

    Xóa tan đi những u sầu

    Và yêu em đến ngàn sau

    Cuộc đời này thật giản dị

    Cứ vui, cứ sống, cứ yêu thôi

    Tình yêu vốn dĩ là phép mầu.

     

    Lê Tuấn

     

    Bản dịch từ Chat GPT

    What do I Dream of

     

    I harbor dreams, though simple they may seem,

    To dwell in tranquil realms devoid of strife,

    Within a dwelling born of idyllic themes,

    Where tempests yield before its gates of life.

    For there, serenity shall find its rest,

    And in its hallowed chambers,

    I shall hear,

    The melodic strains of my wedding blessed me,

    As love’s warm currents soothe away all fear.

    I yearn for morns imbued with gentle peace,

    A cup of coffee’s warmth held in my hand,

    Where friendship’s fragrant whispers never cease,

    And avian choruses in trees expand.

    With open arms, a fresh day I will embrace,

    As the sorrows of the past recede and wane,

    Replaced by seeds of hope, love’s tender trace,

    Awaiting your touch, like gentle spring rain.

    And what, you may inquire, fuels my dreams?

    To banish sadness, cleanse my soul’s terrain,

    And love you ’til eternity’s bright beams,

    This life is so pure, yet infinitely plain.

    To revel in joy’s ethereal domain,

    To live, to love, unburdened by the norm,

    For love, indeed, a mystic force to gain,

    A miracle profound, love’s vibrant form.

     

    By Le Tuan  

     

    Mời nghe nhạc Xuân Vẫn Mang U Hoài

    Đây là ca khúc do tôi viết vào dịp Tết năm Tân Dậu 1981. Vào thời gian này tôi đang bị tập trung tù cải tạo tại trại tù số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ Tĩnh. 

    Trong thời gian này tôi đã viết khoảng 5 bản nhạc tù ca. Đã phổ biết trên youtube; 

    Vết Loang Đọa Đầy 
    Như Cơn Gió Lốc 
    Xuân Vẫn Mang U Hoài. 
    Sẽ còn tiếp khi tôi soạn lại.
    Trân trọng
          Lê Tuấn     
                                                                                              

     

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Gửi Tặng Em – Tình Ở Đâu Đó – Mộng Du – Anh Vẫn Về Bên Em – Lạc Bước Vườn Đào

    Hình minh hoạ là bức tranh sơn dầu của hoạ sĩ Nguyễn Đức Thành.
    Tranh sơn dầu “Thiếu nữ và hoa sen”. Một trong những bộ sưu tập tranh sơn dầu của hoạ sĩ trẻ quê Bắc Giang, đó là hoạ sĩ Nguyễn Đức Thành.
     

    Gửi Tặng Em

    Thoa chút mật cho môi em ngọt lịm

    Cài thêm hoa cho mái tóc em thơm

    Ve vuốt nhẹ nhàng bờ vai rung động

    Đặt nhẹ môi hôn gương mặt dỗi hờn.

     

    Cho anh xóa chút buồn trong ánh mắt

    Để yêu thương ẩn hiện nét thơ ngây

    Như dòng sông êm đềm xuôi con nước

    Chảy về mênh mông đến cuối chân mây.

     

    Anh gửi chút ngây ngô tình khờ dại

    Cất giữ làm tin sợ có khi quên

    Tình mong manh quá sợ mai sẽ mất

    Có lúc cần nhau tình lại hoá duyên.

     

    Anh gửi em khối tình yêu thắm thiết

    Làm người tình dệt mộng bóng trăng ngà

    Đêm huyền diệu lời tình ru êm ái

    Đừng quên nhé cuộc tình sẽ thăng hoa.

     

    Tế Luấn

    người nghệ sĩ lang thang trong tâm tưởng,

    viết vần thơ ca tụng tình yêu.

    Tình ở đâu đó

     

    Chờ em ngày trống vắng

    Bước theo gót chân dài

    Chiều hoàng hôn chạm nhẹ

    Tóc buông dấu tàn phai.

     

    Lối đi theo vườn cỏ

    Cành lá nhảy trồi xanh

    Tình em ở đâu đó

    Đợi ai đến dỗ dành.

     

    Hương trinh theo cơn gió

    Tình xuân bỗng xôn xao

    Hát theo chiều gió thổi

    Vương vấn tự khi nào.

     

    Bình yên chiều thung lũng

    Mênh mông thảo nguyên vàng

    Cánh vàng hoa cải dại

    Nỗi buồn đi lang thang.

    Tế Luân

    Chiều trên thung lũng hoa vàng.  

    Mộng Du

     

    Đêm thần thoại thấm bùa mê ân ái

    Cơn mộng du thức tỉnh những thiên tài

    Ý thức đến từ trong kho tiềm thức

    Tư tưởng người thao thức suốt đềm dài.

     

    Đêm nhức nhối đêm huyền diệu không ngủ

    Dáng em buồn nức nở những điệu ru

    Trong bóng tối che mờ đêm huyền diệu

    Dắt dìu nhau lạc bước đến thiên thu.

     

    Đêm góp nhặt những nỗi niềm cay đắng

    Đem tàn phai phơi sáng dưới ánh trăng

    Mò tìm dấu, ta thấy nguồn thánh thiện

    Mối tình hồng xuyên thấu cả trăm năm.

     

    Tế Luân

    Phút mộng du   

    Anh Vẫn Về Bên Em

     

    Thời gian chầm chậm ngang qua nhà em

    Chở đoá vô thường cao xanh đến thăm

    Vai em gầy buổi chiều thu thấm lạnh

    Hạt bụi vô tình thân phận trăm năm.

     

    Anh sẽ hiện về lang thang tia nắng

    Đậu trước sân lay nhẹ cánh mai vàng

    Em hãy đừng buồn tình ta vĩnh cửu

    Chốn Thiên Đàng hồn thiêng sẽ nhẹ nhàng.

     

    Nỗi buồn thương yêu sẽ không hối thúc

    Rực rỡ trong lòng nở đoá yêu thương

    Nuôi dưỡng tình yêu giấc mơ thầm kín

    Hướng một phương trời như đoá hướng dương.

     

    Tìm kiếm thi nhân, tình thơ lãng mạng

    Hạt bụi về đây đậu nhánh vô ưu

    Ngàn hoa vẫn nở bên ngoài đường phố

    Sự sống niềm tin lặng lẽ vô tư.

     

    Những vạt áo nhẹ bay như đôi cánh

    Những mảnh đời tha thiết vẫn cần nhau

    Dù nỗi cô đơn hằng ngày vẫn đến

    Đau buốt hồn em, tình vẫn nhiệm mầu.

     

    Anh vẫn hiện về như ngày sau sỏi đá

    Ta cần nhau cuộc tình vẫn linh thiêng

    Thơ che giấu lời yêu thương thầm kín

    Ngôn từ nào ve vuốt những muộn phiền.

     

    Dòng sông Potomac vẫn còn tuôn chảy

    Maryland trời đất sáng hôm nay

    Nhà chúng mình bức tường xây vẫn đỏ

    Cánh anh đào như tuyết trắng bay bay.

     

    Đời sống vô thường chợt tan biến mất

    Anh ra đi chưa kịp nói lời nào

    Chạm đoá từ tâm hồn bay gió thoảng

    Cuộc tình bên anh, lòng em vẫn tự hào.

     

    Lê Tuấn

    Viết tặng Hồng Thuỷ Chủ tịch VBVNHNDBHK phu nhân của

    Hải Quân Đại Tá Guise  Bùi Cửu Viên    

     

    Lạc Bước Vườn Đào

     

    Tôi đứng giữa vườn đào cánh trắng

    Thấy hoa đào lất phất bay bay

    Như bông tuyết trắng mênh mông đến

    Giây phút chạnh lòng tình đắm say.

     

    Cảm nỗi thương lòng nhìn liễu rũ

    Hồ thu cảnh đẹp em đi qua

    Hoa đào trắng điểm trên màu áo

    Vạt lụa tung bay đủ sắc màu.

     

    Tia nắng ban mai soi bóng nước

    Long lanh gợn sóng lòng bâng khuâng

    Hoa rơi gió thổi bay xa mãi

    Nỗi nhớ dâng đầy tình thế nhân.

     

    Tôi đến đây như người lạc lối

    Giữa vườn đào biết lối nào đi

    Thi nhân đậm nét hồn du khách

    Viết vội vần thơ mộng ước gì.

     

    Lê Tuấn

    Kỷ niệm một lần đến thăm Washington

    mùa lễ hội Hoa Anh Đào 2023

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Chào Mừng Phật Đản

    Ngày lễ Phật Đản 2023 là đại lễ Phật Giáo lớn trên toàn thế giới. Vì thế, dịp này sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần, từ ngày 08/04 – 15/04 (Âm lịch)
    nhằm ngày 26/05/2023 – 02/06/2023 (Dương lịch).
    Phật giáo là tôn giáo thịnh hành ở nhiều quốc gia, nhưng tùy vào trường phái mà mỗi nước sẽ có ngày đại lễ khác nhau.
    ► Phái Bắc Tông: Diễn ra vào ngày 08/04 Âm lịch – 26/05 Dương lịch.

    ► Phái Nam Tông: Diễn ra vào ngày 15/04 Âm lịch – 02/06 Dương lịch.
    Lê Tuấn xin góp tiếng chào mừng Phật Đản qua vần thơ mới viết hôm nay
    Trân trọng 
    Lê Tuấn
     
    Chào Mừng Phật Đản 2023

     

    Trần gian một đoá vô thường

    Mừng ngày Phật Đản tỏ tường sắc không

    Ngài sinh trong cõi bụi hồng

    Trong ngôi Thái Tử thuộc dòng đế vương.

     

    Tấm lòng rộng mở chân phương

    Thế nhân trong kiếp đoạn trường phù vân

    Cởi hoàng bào độ thế nhân

    Cơn mê tỉnh mộng chuyên cần đường tu.

     

    Sen hồng nở cánh vô ưu

    Mở ra chánh pháp khởi từ nơi đây

    Pháp luân tuôn chảy đêm ngày

    Đem nguồn hạnh phúc trải bày thế gian.

     

    Phật về tâm đạo mây ngàn

    Hào quang rực rỡ xóa tan u buồn

    A Di Đà Phật trường tồn

    Soi tâm thánh thiện dẫn hồn thế nhân.

     

    Tràng kinh niệm Phật bao lần

    Ngộ ra trong cõi phù vân kiếp người

    Phật về chánh niệm sáng ngời

    Linh thiêng Phật pháp tuyệt vời đường tu.

     

    Tế Luân

     

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Lời Của Dòng Sông – Lời Của Gió -Thơ Tế Luân

     

    Lời Của Dòng Sông

     

    Tôi ngồi lặng lẽ bến sông

    Nghe dòng nước chảy khơi lòng hư vô

    Trên tảng đá một nấm mồ

    Nghe sông kể chuyện hải hồ gian truân.

     

    Mưa bay mù lối phù vân

    Hạt mưa vỗ nhẹ đá tần ngần say

    Lê chân mỏi gót phương này

    Ngắm sông mây nước trải bày tình riêng.

     

    Hàng dừa xanh mái chùa nghiêng

    Khói trầm hương toả trong miền sương lam

    Lang thang vào động mây ngàn

    Bên đường cỏ mộ hoá vàng khói hương.

     

    Cánh hoa còn ngậm hạt sương

    Long lanh như ngọc tà dương chốn nào

    Rừng cây che dấu cành đào

    Gió lay cánh trắng bay vào hư không.

     

    Âm ba sóng vỗ mặt sông

    Nước xuôi chảy mãi theo dòng xuân thu

    Cây xanh rợp bóng mù u

    Chiều về nghe tiếng lời ru vọng buồn.

     

    Tiếng chuông vang ngọn gió luồn

    Ta nghe sông kể cội nguồn từ đâu

    Ngàn năm sông nước thiên thâu

    Nhìn theo dòng chảy bên cầu hoa trôi.

     

    Tế Luân

    Nghe dòng sông kể chuyện.

     

    Lời Của Gió

     

    Gió đem mây ve vãn bóng chiều tà

    Nâng vạt áo lụa là em thướt tha

    Ta nghe gió nói những lời tha thiết

    Có phải em buồn nên gió xót xa.

     

    Ta để lại cho em chút gì không?

    Ngồi bên tảng đá, lối cỏ ven sông

    Chạm hồn nhau lòng nhớ thương ngày ấy

    Đặt nụ hôn đầu in dấu môi hồng.

     

    Gió lướt nhẹ trên dòng sông im lặng

    Lục bình trôi xanh màu lá mạ non

    Em đã cho ta những ngày gần gũi

    Dựa sát vào nhau thơm ngát phấn son.

     

    Con thuyền ai trên dòng sông thả lưới

    Bóng cá vừa nhào lộn bọt nước tan

    Em khúc khích miệng cười tươi rực rỡ

    Cánh chim bay xa tận chốn mây ngàn.

     

    Em muốn nói gì không hãy lên tiếng

    Sao ta nghe tiếng gió nhớ dâng đầy

    Vi vu gió thổi lùa qua ngực áo

    Em ngượng ngùng che đôi má đỏ hây.

     

    Ta cám ơn lời tình thơ của gió

    Dòng sông quê vỗ sóng dạt đôi bờ

    Mai sau có xa phương trời đất lạ

    Gió hãy nhắn lời về những giấc mơ.

     

    Tế Luân

    Cảm nhận lời của gió

  • Lê Tuấn,  Thơ

    Lời Của Đá – Tưởng Rằng Đã Quên – Tình Yêu Ma Thuật – Thơ Tế Luân

     

    Tôi thả hồn đi lang thang trong tâm tưởng và ngẫu hứng viết bài thơ (Lời của đá). Có người nói. Rất tiếc nhạc sĩ Phạm Duy đã trở thành người thiên cổ, nếu ông còn sống bài thơ (Lời của đá) nằm trong tay ông, thì có thể ‘Lời của đá” đã lên tiếng bằng một giai điệu âm nhạc thật tuyệt vời.

    Ngày nay đi tìm một nhạc sĩ có một tâm hồn âm nhạc, phóng khoáng như Phạm Duy thì không còn nữa, do đó lời của đá vẫn im lặng ngàn năm.

    Lê Tuấn     

     

    Lời Của Đá

     

    Ta nghe hồn đá nỉ non

    Theo dòng sông chảy bên cồn nước xuôi

    Ngàn năm chỉ một dòng thôi

    Nghe sông kể chuyện một đời hợp tan

     

    Bên đời Nhật Nguyệt mây ngàn

    Theo mây đùa gió lang thang cuối trời

    Đá mang theo trái tim người

    Ngày sau sỏi đá một đời bên nhau.

     

    Vòng tay ôm mối thương đau

    Xót xa tiễn biệt mai sau nhớ lời

    Tình là tơ sợi rối bời

    Cho nhau nỗi nhớ một thời mê say.

     

    Rót đầy thêm chén rượu cay

    Tưới lên tảng đá chúc ngày hợp duyên

    Ta và đá cùng lời nguyền

    Ngàn năm hồn đá trinh nguyên một lòng.

     

    Ta hỏi đá có hồn không?

    Mặc khải đá nói hồn trong tim người

    Thế của đá điểm sáng ngời

    Vân của đá là hồn trời ban cho.

     

    Ta hỏi em có buồn lo

    Qua sông người lại giục đò muốn sang

    Em về kể chuyện đá vàng

    Chuyện dòng sông chảy với ngàn tích xưa.

     

    Vỗ trên mặt đá hạt mưa

    Đê mê từng lúc gió lùa hương hoa

    Hồn đá ôm mối thiết tha

    Lời của đá nói hạt sa nồng nàn.

     

    Tế Luân

    Thổi chút hồn người vào tảng đá

    Tưởng Rằng Đã Quên

     

    Cứ tưởng quên rồi khi bước đi

    Mùa thu năm cũ tuổi xuân thì

    Nào ngờ lá rụng đem niềm nhớ

    Kỷ niệm trong lòng vẫn khắc ghi.

     

    Em đến rồi đi buồn xa nhau

    Mùa thu vàng úa những khung màu

    Giận hờn thơ viết theo dư lệ

    Ngôn ngữ còn vương những giọt sầu.

     

    Từ đó người buồn theo núi sông

    Lời thơ giá lạnh như mùa đông

    Những lời hoa mỹ chôn tình chết

    Để lại trong lòng khoảng trống không.

     

    Tình đã xa rồi dấu biệt tăm

    Nhuộm màu nâu xám áo già lam

    Lời kinh sám hối còn vang vọng

    Em nhớ hay quên đừng ghé thăm.

     

    Một thoáng tàn phai còn nhớ nhau

    Càng khơi càng thấy luỵ lòng đau

    Mùa hoa năm cũ phai màu nhớ

    Tóc điểm sương phai bạc mái đầu.

     

    Lê Tuấn

    Người nghệ sĩ lang thang

    trong tâm tưởng để viết những bài tình thơ.          

     

    Tình Yêu Ma Thuật

    Một đêm như thể ngàn đêm

    Bên em gối mộng như chiêm bao về

    Chung lòng ngây ngất cơn mê

    Nóng đôi môi đỏ má kề bên nhau.

     

    Tình yêu không có vết đau

    Chỉ là dấu ấn vào sâu đáy hồn

    Ghé răng cắn nhẹ môi hôn

    Em co rúm lại thở dồn hương say.

     

    Tình yêu không phải đắng cay

    Chỉ là mật ngọt hứng đầy đam mê

    Cho hoa cỏ mọc xum xuê

    Cho ong bướm lượn đường quê chân tình.

     

    Tình yêu ma thuật trói mình

    Buộc hai mối lại đóng đinh trọn đời

    Gối chăn quấn quýt tơi bời

    Hồn run rẩy chết không lời ăn năn.

     

    Màu son để lại vết hằn

    Làn da đụng chạm dấu nhăn mịn màng

    Nỗi đam mê đến nhẹ nhàng

    Trăm năm trong cõi địa đàng trần gian.

     

    Lê Tuấn

    Viết cho lý lẽ của tình yêu

     

     

  • Lê Tuấn,  Văn Thơ

    Danh Hoạ Van Gogh – Bài thơ “Tôi là hoạ sĩ” – Bức chân dung thằng khốn nạn – Lê Tuấn

    Danh Hoạ Van Gogh

    Tất cả chúng ta đều biết đến cuộc đời của danh hoạ Van Gogh

    Ông sống trong nghèo nàn, không tên tuổi

    Ông trở nên nổi tiếng sau khi tự tử và tồn tại trong trí tưởng tượng của công chúng như một thiên tài bị hiểu lầm, “nơi hội tụ những bài diễn thuyết về sự điên rồ và sáng tạo”.

    Ngày nay, các tác phẩm của Van Gogh là một trong những bức tranh đắt giá nhất tế giới từng được bán và di sản của ông được vinh danh tại một bảo tàng mang tên ông, Bảo tàng Van Gogh tại Amsterdam, nơi lưu giữ bộ sưu tập tranh và bản vẽ của ông lớn nhất trên thế giới  

    Tôi thích câu nói mang tính chất sáng tạo và lãng mạn của ông:

    “Without poets, without artists, man would be fed up with the monotony of nature.” Painter Vincent Van Gogh.

    “Không có thi nhân, không có nghệ sĩ, con người sẽ chán ngấy vì sự đơn điệu của tự nhiên.” Danh hoạ Vincent Van Gogh.

     

     Câu chuyện “Bức chân dung thằng khốn nạn”

     

    Tôi còn nhớ đã đọc ở đâu đó một câu chuyện về một hoạ sĩ nghèo, nhưng sau này ông đã trở thành một danh hoạ có tên tuổi.

    Có một hoạ sĩ còn trẻ nhưng rất nghèo, anh ta chỉ đủ tiền thuê căn hộ nghèo nàn và một chút tiền uống cà phê ăn ổ bánh mì. Anh thường đến quán cà phê cuối phố ngồi uống cà phê, người chủ quán biết anh là hoạ sĩ nghèo nhưng vẽ rất đẹp. Ông này có ý nhớ anh vẽ một bức chân dung

    • Ông ta nói: Này anh chàng hoạ sĩ tôi muốn thuê anh vẽ cho tôi một bức chân dung. Vậy anh tính bao nhiêu tiền.
    • Anh chàng hoa sĩ nghe thế thì mừng lắm vì dù sao cũng có thể kiếm thêm chút tiền
    • Anh vội trả lời. thưa ông tôi chỉ nhân 500 franc cho một bức chân

    dung. (thời đó 500 trăm franc chỉ đủ trả tiền thuê phòng và uống cà phê một tháng.

    • Ông chủ quán gật đầu đồng ý.
    • Thế là mỗi sáng chàng hoạ sĩ đến quán uống cà phê và vẽ chân dung cho ông chủ.
    • Khoảng một tuần sau bức chân dung hoàn tất
    • Cháng hoạ sĩ vui vẻ mời ông chủ xem và trả tiền
    • Ông chủ quán xem bức chân dung, rồi tìm cách chê đủ thứ, mục đích

    ông ta muốn ém giá xuống còn 200 francs nếu anh bán thì tôi mua.

    • Chàng hoa sĩ cau mày và nhận ra ông chủ là con người keo kiệt, bần tiện và gian xảo
    • Anh nói thẳng với ông chủ quán, nếu ông không trả theo giá tiến

    thương lượng ban đầu, thì sau này ông sẽ phải trả giá gấp ngàn lần hơn để nhận lại bức chân dung.

    • Ông chủ quán nghe thế thì mỉn cười đểu và nói
    • Thì cứ thử xem, ngày mai anh lại không cần tiền đem tranh đến bán rẻ cho tôi sao.
    • Bức chân dung được anh hoạ sĩ dem về vứt vào một xó.
    • Gần một năm sau anh chành hoạ sĩ may mắn được một nhà tài trợ

    giúp cho anh mở một phòng tranh triển lãm, những bức tranh của anh được nhiều người chú ý và anh trở nên nổi tiếng. Anh đã bán được khá nhiều bức tranh.

    Duy nhất có một bức tranh mà nhiều người muốn mua nhưng anh không bán đó là bức chân dung (Thằng khốn nạn).

    Tiếng đồn vế bức chân dung này đến với ông chủ quán cà phê.

    Người ta bàn tán về bức chân dung (kẻ khốn nan) Nhìn sao giống y hệt ông chủ.

    Ông chủ quán nghe nhứ thế, ngày mai ông đến xem phòng tranh

    Và ông đã nhận ra bức chân dung (kẻ khốn nạn) chính là mình.

    • Ông đến năn nỉ anh chàng hoạ sĩ đề mua lại.
    • Anh hoạ sĩ gặp lại ông chủ quán, anh mỉn cưới và nói
    • Tôi đã nói với ông rồi. Ông sẽ phải trả giá gấp ngàn lần để mua lại bức chân dung này
    • Thế thì bao nhiêu anh mới bán bức chân dung này cho tôi
    • Tôi bán nó với giá 100 ngàn francs, đã có nhiều người ngỏ ý muốn mua.

    Ông chủ quán đã phải bỏ ra 100 ngàn France để mua lại gương mặt

    kẻ khốn nạn, vì ông không muốn ai nhìn thấy chính mình là thằng khốn nạn.

    Câu chuyện đến đây là hết. Và tôi tin rằng trên đời này vẫn cón có nhiều bức chân dung (kẽ khốn nạn) như thế.

     Người nhớ lại và kể chuyện

    Lê Tuấn

     

    Tôi đã thử sử dụng công cụ trí thông minh nhân tạo, để vẽ chân dung thằng khốn nạn xem sao.

    Tôi đã viết vào phần Promt của software (Playground AI),  gần như ra chỉ thị, vẽ chân dung thằng đàn ông, khốn nạn, đểu cáng, gian dối, hay lật lọng, đầy tham lam.

    Dĩ nhiên phải viết bắng tiếng Mỹ nó mới hiểu.

    “Draw a portrait of a man, wretched, slutty, liar, mischievous, greedy.”

    Khoảng 30 giây trí thông minh nhân tạo vẽ cho tôi hai bức chân dung   

    Đây là bức hình thứ nhất. Thắng đàn ông khốn nạn.

    Tôi viết thiếu từ khoá lật lọng đầy tham lam

    (Tôi nhờ công cụ Playground AI để vẽ) chỉ cần 30 giây có ngay bức chân dung này

    “hình 1”     

    Bức hình thứ 2, tôi thêm vào từ khoá hay lật lọng, đầy tham lam.

    (Tôi nhờ công cụ Playground AI để vẽ) chỉ cần 30 giây có ngay bức chân dung này

    “hình 2”      

    Tôi rất thích về hội hoạ vá hình như tôi có năng khiếu về bộ môn nghệ thuật hình thể, hội hoạ và nhiếp ảnh.

    Tôi không phải là hoạ sĩ vì thật ra tôi chưa hoàn tất một cương trình đào tạo về hội hoạ, tôi chỉ học qua vài lớp rồi tự tìm hiểu thêm. Tuy nhiên gần như một năng khiếu tự nhiên, do đó tôi vẽ cũng khá đẹp, qua nhiều thể loại khác nhau.

    Hoạ sĩ thường có cuộc sống túng thiếu, không ổn định, tôi không thể sống bằng nghề này, chỉ vẽ vời chơi khi ngẫu hứng.

    Thật ra mà nói tôi không có một sự quyệt định cho đới mình, vì tôi trưởng thành trong thời chiến, tất cả những thanh niên phải vào quân đội, cuộc đời lính chiến sẽ chỉ định cho mình con đường đi tới tương lai.

    Một tương lai mà không ai có thể ngờ được đó là con đường tù tội, sau này khi miền nam VN rơi vào tay chính quyền cộng sản.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi bị đi tù tập trung cải tạo trong suốt 8 năm, rồi trở vế nhà sống lưu vong thêm 10 năm tại Sài Gòn. Sống lưu vong ngay trên quê hương của mình, vì thời gian này (những cựu sĩ quan chế độ cũ) bị phân biệt đối sử, bị kỳ thị, bị sua đuổi, rất khó tìm một công việc để mưu sinh.

     Thượng Đế đã nhìn lại. Cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ.

    Tuổi đời càng ngày càng già đi. Sống tại Hoa Kỳ mới thấy được sự tiến bộ vượt bực của Khao Học Kỹ Thuât ngày nay. Nếu muốn theo kịp với sự tiến bộ của khoa học thì bắt buộc phải tìm hiểu.

    Khi con người đã tạo ra trí tuệ nhân tạo. “Artificial Intelligence” gọi tắt là AI. Trong OpenAI các bạn sẽ tìm thấy ChatGPT được định nghĩa là một loại trí tuệ nhân tạo cho phép người dùng có thể  trao đổi tương tác với ChatGPT, bằng ngôn ngữ tự nhiên (giống như hai con người đang nói chuyện trực tiếp) với phạm vi trao đổi không giới hạn. ChatGPT có thể hiểu được ngôn ngữ tiếng Việt, các bạn có thể nói chuyện với nó bằng tiếng Việt Nam.

    Bạn có thể thông qua trí tuệ nhận tạo để thực hiện những gì bạn muốn biết, có thể viết một bài văn, mợt bài thơ hay vẽ một bức tranh.

    Tuy nhiên tất cả những sản phẩm này chỉ là một gợi ý, nó không truyền tải được cái hồn của tư tưởng hay tiếng nhạc trong bài thơ,

    Trí tuệ nhân tạo vẫn cần phải có trí tuệ thật sự của con người điều chỉnh lại. khoác cho nó cái hồn của tư tưởng con người.

    Tôi không muốn bài viết này đi qúa xa. Chỉ là một thoáng suy tư, lang thang trong tư tưởng.

    Mỗi ngày tôi vẫn viết những bài thơ thông qua trí tuệ của chính tôi, đem một chút thi vị hoá cho đời sống thêm tươi vui, bớt đi sự buồn tẻ chán ngấy, về sự đơn điệu của tự nhiên. Như danh hoạ Van Gogh đã viết:

    “Không có thi nhân, không có nghệ sĩ, con người sẽ chán ngấy vì sự đơn điệu của tự nhiên.”  Vincent Van Gogh.

     Xin mời các bạn đọc qua bài thơ Tôi là hoạ sĩ, tôi đã sử dụng ngôn ngữ thay cho cây cọ và màu sắc, để vẽ một bức tranh trên vùng thảo nguyên mênh mông với hoa vàng và có hình bóng của em, trong bài thơ ngũ ngôn.

     

    Tôi là hoạ sĩ

     

    Vẽ lên khung trời rộng

    Mênh mông vùng thảo nguyên

    Đầy hoa vàng bé nhỏ

    Ong bướm thầm trao duyên.

     

    Bàng bạc màu sương trắng

    Mái tranh khói lam chiều

    Nghiêng theo niềm du mộng

    Lời tình thơ trải đều.

     

    Mây ôm đỉnh phố núi

    Em bước về thong dong

    Ngày vui chiều đã muộn

    Mắt xanh vướng bụi hồng.

     

    Thênh thang miền gió bụi

    Hạt sương đọng cỏ buồn

    Đi tìm đời đã mất

    Một thời mưa gió tuôn.

     

    Em ngây thơ ngồi hát

    Lòng thương nhớ bồi hồi

    Tình còn đang chớm mộng

    Mắt xanh nhìn mây trôi.

     

    Hòn đá nằm bên suối

    Tiếng chim hót nỉ non

    Em soi gương trải tóc

    Thoa hồng chút phấn son.

     

    Hương thơm hoa phấn lạ

    Cố nhân xưa tìm hoài

    Em đem vào mộng ảo

    Tiếc thương chút trang đài.

     

    Lẳng lơ ong bướm lượn

    Thênh thang đồng cỏ vàng

    Sương giăng màu mây trắng

    Khép lại đời lang thang.

     

    Lê Tuấn

    Ngồi buồn vẽ bức tranh

    Trên cánh đồng hoa vàng.

     

    Bài viết đến đây là hết.

    Kính chúc các bạn Bình An trong mọi ngày

    Lê Tuấn

    04-24-23

                                                                                                                  

  • Lê Tuấn,  Thơ,  Văn Thơ

    Tiếp nối những vần thơ tháng tư – Lê Tuấn

     
    Thơ Tháng Tư Về

    Nắng tháng tư xuyên qua từng kẽ lá
    Mong manh chiều ký ức vẫn chưa quên
    Em thẫn thờ ướt thêm viền mắt đỏ
    Lạc mất nhau lòng buồn mãi trong đêm.

    Tường hoa giấy đỏ pha thêm sắc tím

    Hoa loa kèn sắc trắng nở ngôi sao
    Cho nỗi nhớ phiêu du cùng ngọn gió
    Tiếng chiều rơi xen  kẽ tiếng lao xao.

    Một nỗi buồn vừa chui qua cửa sổ

    Tháng tư về nhắc nhở chuyện năm xưa
    Tái tim bé nhỏ chứa đầy nỗi nhớ
    Hồn quê hương nức nở khóc như mưa.
    Tế Luân
    Tháng tư lại về
     

    Buồn Tháng Tư

    Tháng tư buồn muốn khóc
    Góp mảnh vụn thời gian
    Thái bình dương mây trắng
    Hồn quê buồn thênh thang.

    Buồn nào của tháng tư?

    Sài Gòn em đi qua
    Chén ly bôi uống cạn
    Lời chia ly xót xa.

    Đêm trong đêm mộng mị

    Tìm hương cũ xiêm y
    Cuốn hồn về cố xứ
    Tháng tư buồn chia ly.

    Nghìn trùng nơi đất lạ

    Hồn quê cũ u hoài
    Thương em tình ngây dại
    Bước phiêu du lạc loài.

    Nén nhang màu hương khói

    Khăn tang trắng tháng tư
    Xa xưa tràn nỗi nhớ
    Sài Gòn khóc trong mưa.

    Tế Luân

    Tháng tư buồn
     
     

     

    Tháng Tư Mất Quê Hương

    Lâu lắm rồi tháng tư buồn ngày ấy
    Không hiểu sao tôi vẫn nhớ vẫn thương
    Cuối tháng Tư tôi đã mất quê hương
    Rồi xa mãi trong nỗi buồn biệt xứ.
     
    Miền Nam Tự Do trong cơn đột tử
    Triệu nén nhang buồn lịch sử sang trang
    Ngày Quốc Hận, cõi hồn đau vô tận
    Đất Mẹ buồn, phủ trắng một màu tang.
     
    Miền Nam biến thành nhà tù cộng sản
    Giam giữ trái tim, yêu chuộng hoà bình
    Bắt người yêu nước giam vào ngục tối
    Để văn thơ phá vỡ những nhục hình.
     
    Tù cải tạo giam toàn những nhà thơ
    Là đêm tối ánh sao trời rực rỡ
    Bài thơ thức tỉnh thế giới loài người
    Thoát khỏi u mê, phá vỡ đôi bờ.
     
    Bắt hết tự do giam vào ngục tối
    Tù nhân lương tâm, xứng đáng con người
    Là tình yêu biết hy sinh cống hiến
    Cho quê hương, lịch sử sáng ngời.
     
    AET Lê Tuấn
    Người lính già chưa giải ngũ
        Tưởng nhớ ngày 30 tháng 4, 1975  

     

    Tháng Tư Chia Tay

    Tháng Tư về nắng hạ còn lưa thưa
    Khói bụi hồng cơn mưa chiều rất lạ
    Bóng chim hốt hoảng xa bay cuối phố
    Gọi nhau về theo lối cũ em qua.
     
    Tháng Tư nở muộn loài hoa tím dại
    Chiến tranh về để lại những thương đau
    Những mặt người lấp ló nơi đầu ngõ
    Lo sợ điều gì? Muôn vạn nỗi sầu.
     
    Lời nghẹn ngào bao điều chưa muốn nói
    Chia cắt từ đây, nơi đất mẹ xa vời
    Cho thương khóc một người đi biền biệt
    Gói trọn trong tim ký ức bồi hồi.
     
    Tháng Tư lại về gợi nhớ thêm buồn tủi
    Biển chia xa đẩy lùi bóng chim bay
    Ngày vĩnh biệt xa nhau là xa mãi
    Sài Gòn buồn tháng Tư, ngày chia tay.
     
    AET Lê Tuấn
    Nỗi buồn Tháng Tư 2022
     
     

    Xa Nhau Tháng Tư

    Xa nhau ngày đó tháng tư về
    Lạc mất tình xuân lỗi hẹn thề
    Chia cắt đôi bờ xa khuất bóng
    Cõi hồn thương nhớ buồn lê thê.
     
    Dấu đi góc khuất một hồn thơ
    Tiếng nấc chưa ngưng vẫn đợi chờ
    Ngôn ngữ còn tuôn đầy nỗi nhớ
    Lòng như chất chứa đầy trong mơ.
     
    Người yêu biển nhớ mối tình đầy
    Biền biệt tha phương giữa chốn này
    Mỏi cánh chim bay trời gió lạnh
    Buồn nào day dứt ngày chia tay.
     
    Cơn đau thân phận cũng qua mau
    Số phận chia đôi cả nỗi sầu
    Năm tháng vấn vương ngày ly biệt
    Tháng Tư, vận nước đã thay màu.
     
    Lê Tuấn
     
     

    Tháng Tư Lại Về

    Tháng Tư buồn lặng lẽ
    Nắng hạ còn đơn côi
    Sương mù giăng khắp lối
    Lòng xao xuyến bồi hồi.
     
    Em! Một thời để nhớ
    Anh! Chinh chiến tơi bời
    Sài Gòn thời hoa mộng
    Lưu luyến một phương trời.
     
    Con đường lá me bay
    Đợi nhau mối tình đầy
    Sông Sài Gòn dòng chảy
    Cánh chim mờ chân mây.
     
    Tháng Tư về hoang mang
    Chiến tranh thật kinh hoàng
    Đoàn người đi vội vã
    Chia ly trong ngỡ ngàng.
     
    Tháng Tư ta mất nhau
    Hồn đau thấm nỗi sầu
    Từ nay “Tự Do” mất
    Chia đôi hai nhịp cầu.
     
    Thái Bình Dương xa cách
    Hai bên sóng vỗ bờ
    Sóng thay màu tang trắng
    Quê hương vẫn đợi chờ.
     
    Em bây giờ mong đợi
    Những yêu thương một thời
    Sài Gòn ngày xưa ấy
    Ta lạc nhau mất rồi.
     
    Lê Tuấn
  • Lê Tuấn,  Thơ,  Tin tức

    Những Vần Thơ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen

    Tờ Lịch Tháng Tư

    Tờ lịch cuối cùng tháng ba rơi xuống

    Tháng tư lệ tràn nấc nghẹn đau thương

    Dòng người di tản chen nhau chạy giặc

    Đại lộ kinh hoàng người chết đầy đường.

    Máu chảy trên đường thây người chồng chất

    Người lính chết vết đạn thủng qua tim

    Xác mẹ bên đường con thơ còn bú

    Tan nát lòng đau vội vã đi tìm.

     

    Cái nón sắt nằm ngửa còn đọng nước

    Soi bóng người hốt hoảng bước qua mau

    Đôi giầy trận dặm trường vướng bùn đất

    Mẹ con, vợ chồng, người người gọi nhau.

     

    Từng mảnh vỡ trong tim người rướm máu

    Nước mắt cạn giòng mặn chát trên môi

    Chạy về nơi tránh xa bày giặc đỏ

    Hướng về Nam theo vận nước nổi trôi.

     

    Tháng tư cả nước đeo vành tang trắng

    Tiếng khóc nghẹn ngào giọt lệ long lanh

    Tháng tư nơi đây hoa đào vẫn nở

    Cánh hồng rơi giữa đất trời cao xanh.

     

    Lê Tuấn

    Nhìn tờ lịch tháng tư rơi

     
    Ngày Đó Tháng Tư

    Em hỏi tôi ngày đó tháng tư
    Một thời thay đổi chuyện nắng mưa
    Thời gian dịch chuyển từ hôm đó
    Lịch sử còn ghi chuyện thắng thua.

    Dĩ vãng qua rồi tưởng đã quên
    Nào ngờ mắt lệ vẫn ưu phiền
    Tình xưa như lá rơi về cội
    Sông nước quê xưa, bóng mẹ hiền.

    Còn nhớ con đường chung lối đi
    Sài Gòn nỗi nhớ ngày chia ly
    Dòng sông nước chảy chia đôi ngã
    Nỗi nhớ trong lòng bao nghĩ suy.

    Đã biết từ nay sẽ vấn vương
    Phương trời xa vắng cõi vô thường
    Chia tay cách biệt, lòng buồn lắm
    Non nước rồi đây lắm đoạn trường.

    Đã mất nhau rồi xa thật xa
    Người xưa có nhớ bóng chiều tà
    Ngày đi vĩnh biệt đầy thương nhớ
    Mắt lệ chan hoà nỗi xót xa.

    Còn nhớ ngày xưa đã một thời
    Chiến tranh lửa khói cắt chia đôi
    Cho tình xuân chết, đời ngăn cách
    Từ đấy tháng Tư, nước mắt rơi.


    Chung bước bên nhau cả một đời

    Dặm trường đất lạ vẫn chung đôi
    Ngày buồn đánh thức hồn thương nhớ
    Tháng Tư vận nước đã chuyển dời.

    Lê Tuấn
    Tháng tư buồn

    Tháng Tư Sương Khói

    Chiều sương khói cánh chim gầy
    Hoàng hôn bóng xế chứa đầy hương xưa
    Gió lay cánh mỏng lưa thưa
    Cõi hồn hiu hắt đẩy đưa đoá sầu.

    Ta nghe mưa lạnh thiên thâu
    Tiễn đưa nhau đến bên cầu hoa trôi
    Ngày mai tình chợt lẻ loi
    Dòng sông bên lở, bên bồi thương nhau.

    Trước hiên rụng trắng hoa cau
    Gió lùa ngọn cỏ bông lau cuối trời
    Đường quê một giải xa vời
    Mùi hương lúa mới gió khơi giấc nồng.

    Ta nhìn về một dòng sông
    Con đò bến cũ đợi mong người về
    Quê Mẹ ấm áp chân quê
    Đong đầy câu hát đam mê đất trời.

    Nào ngờ vật đổi sao rời
    Tháng tư ngày cuối, đổi dời quê hương
    Chiến tranh tàn phá tan thương
    Người dân chân chính, tìm đường vượt biên.

    Biển xa chia cắt hai miền
    Tình người biến loạn đảo điên một thời
    Người chiến sĩ súng buông rơi
    Nỗi buồn mất nước, lòng người quặn đau.

    Tháng Tư hoa nở đoá sầu
    Đoạn trường nhiều nỗi bể dâu đời người
    Cánh chim khuất bóng biển khơi
    Mình ta đứng giữa đất trời mênh mông.

    Sài Gòn nỗi nhớ chờ mong
    Phố xưa tình cũ, chờ trông người về
    Bình yên một buổi chiều quê
    Khói lam chiều muộn, gây mê cõi hồn.

    Lê Tuấn

     

    Tháng Tư Mất Quê Hương

     

    Lâu lắm rồi tháng tư buồn ngày ấy

    Không hiểu sao tôi vẫn nhớ vẫn thương

    Cuối tháng Tư tôi đã mất quê hương

    Rồi xa mãi trong nỗi buồn biệt xứ.

     

    Miền Nam Tự Do trong cơn đột tử

    Triệu nén nhang buồn lịch sử sang trang

    Ngày Quốc Hận, cõi hồn đau vô tận

    Đất Mẹ buồn, phủ trắng một màu tang.

     

    Miền Nam biến thành nhà tù cộng sản

    Giam giữ trái tim, yêu chuộng hoà bình

    Bắt người yêu nước giam vào ngục tối

    Để văn thơ phá vỡ những nhục hình.

     

    Tù cải tạo giam toàn những nhà thơ

    Là đêm tối ánh sao trời rực rỡ

    Bài thơ thức tỉnh thế giới loài người

    Thoát khỏi u mê, phá vỡ đôi bờ.

     

    Bắt hết tự do giam vào ngục tối

    Tù nhân lương tâm, xứng đáng con người

    Là tình yêu biết hy sinh cống hiến

    Cho quê hương, lịch sử sáng ngời.

     

    Lê Tuấn

    Người lính già chưa giải ngũ

    Tưởng nhớ ngày 30 tháng 4, 1975

     

     

    Tháng Tư Chia tay

     

    Tháng Tư về nắng hạ còn lưa thưa

    Khói bụi hồng cơn mưa chiều rất lạ

    Bóng chim hốt hoảng xa bay cuối phố

    Gọi nhau về theo lối cũ em qua.

     

    Tháng Tư nở muộn loài hoa tím dại

    Chiến tranh về để lại những thương đau

    Những mặt người lấp ló nơi đầu ngõ

    Lo sợ điều gì? Muôn vạn nỗi sầu.

     

    Lời nghẹn ngào bao điều chưa muốn nói

    Chia cắt từ đây, nơi đất mẹ xa vời

    Cho thương khóc một người đi biền biệt

    Gói trọn trong tim ký ức bồi hồi.

     

    Tháng Tư lại về gợi nhớ thêm buồn tủi

    Biển chia xa đẩy lùi bóng chim bay

    Ngày vĩnh biệt xa nhau là xa mãi

    Sao còn buồn tháng Tư, ngày chia tay.

    Lê Tuấn

     

  • Lê Tuấn,  Tin tức,  Tin Văn Thơ Lạc Việt

    Hội Ngộ Sau 60 Mươi Năm – Rồi Vội Vã Chia Tay

    Hội ngộ sau 60 mươi năm gặp lại.

    Rồi vội vã chia tay

     

                                                                               Lê Tuấn

    Một quá khứ xa thật xa của một thời còn rất trẻ và hồn nhiên trong trắng, không sôi nổi lắm nhưng rất đẹp.

    Bỗng nhiên trên 60 mươi năm sau sống lại trong một tình cờ hội ngộ. những kỷ niệm mờ mờ trong trí nhớ, bỗng kết nối thành hình như bức tranh mới phác hoạ trên khung vẽ, đang còn dang dở rồi bị bỏ quên từ lâu trong góc tối của căn nhà kho lâu ngày bụi bám, lớp bụi thờ gian thật cũ kỹ bám trên mặt bức tranh.

    Như một phép mầu có một cơn gió thổi qua và lớp bụi đó bay đi, cho những khuôn mặt năm xưa ẩn hiện và dần dần rõ nét, sự nhẹ nhàng ấm áp sắc màu của đời sống nguyên thuỷ như đổ tràn trên bức tranh làm cho lớp bụi thời gian như được hồi sinh.

    Đó chỉ là sự dạo đầu cho một câu chuyện, hơn một năm trước tôi được nữ sĩ Phương Hoa giới thiệu tham gia vào nhóm VBVNHN VDBHK chủ tịch là nữ sĩ Hồng Thuỷ, tôi có nói với Phương Hoa

    • Tôi biết Hồng Thuỷ vì sự liên hệ họ hàng
    • Phương Hoa nghe thế liền báo cho Hồng Thuỷ biết

    Từ đó anh em chúng tôi gặp lại nhau sau hơn 60 mươi năm xa cách.

    Sự liên hệ họ hàng là vì “Mẹ tôi và Mẹ của Hồng Thuỷ là chị em đôi bạn dì” Mẹ tôi lại ở vai trên nên được gọi là chị. Hơn nữa tôi thường xuyên chở Mẹ tôi đến thăm Mẹ Hồng Thuỷ khi bà còn ở Việt Nam do đó bà rất có cảm tình với tôi.

              Đây cũng là cái duyên cho tôi trở thành một hội viên trong nhóm VBVNHN VĐBHK.

              Dựa theo câu nói của người xưa

              “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

    Vô duyên đối diện bất tương phùng”

    Có một nhóm 7 người từ California tổ chức chuyến đi thăm Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 29 tháng 4 đến ngày 4 tháng 4 năm 2023.

    Đi thăm viếng mùa lễ hội Hoa Anh Đào Washington DC, tôi nghe nói rất nhiều về hoa anh đào Washington nhưng chưa một lần ghe thắm.

     Trong chuyến đi lần này được sự đón tiếp rất chân tình của anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

    Anh chị đã có lời mời phái đoàn chúng tôi đến ở tại nhà anh chị. Đây là dịp hội ngộ giữa anh chị em California đối với sự đón tiếp thật chân tình của Anh Chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

    Hơn thế nữa đối với tôi đây là sự gặp gỡ cần thiết để xoá tan lớp bụi thời gian của anh em chúng tôi. Vợ chồng Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

    Vừa xuống phi trường Washington Dulles chúng tôi đã nhận ra sự có mặt của Anh Viên đến đón, nhìn anh Viên tôi nhận thấy anh trẻ hơn 10 tuổi so với tuổi đời, anh rất nhiệt tình, tháo vác, năng nổ hướng dẫn chúng tôi.

    Chúng tôi chia làm hai nhóm một nhóm đi theo xe anh Viên về nhà, còn nhóm của tôi và anh Thái Phạm đi thuê xe, chúng tôi sẽ về sau. Chúng tôi có một tuần lễ ở nơi này nên rất cần thuê một chiếc xen Van để làm phương tiện di chuyển.

    Chúng tôi được anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ đón tiếp tại tư gia, sự chuẩn bị như một khách sạn 5 sao (Five Start Hotel). Mỗi cặp vợ chồng hay riêng lẻ đều có một phòng ngủ riêng rất chu đáo.

    Chị Hồng Thuỷ rất tâm lý vì chúng tôi bay đường dài, nên đã chuẩn bị một món phở bò rất ngon, mỗi người một tô phở bò thơm phức đậm đà tình cảm, ngày hôm sau chị Hồng Thuỷ còn thiết đãi chúng tôi món búm riêu cũng tuyệt vời.

     Anh Viên còn ân cần khui chai rượi vang đỏ, tận tay rót từng ly mời chúng tôi, chất rượu nho thật ngọt ngào mang hương vị của Rượu Vang Sapa California. Tôi chợt nhớ một bài thơ viết đã lâu xin trích hai câu thơ viết ra đây cho vui:

    Buồn uống ly rượu đỏ

    Chết còn nhớ môi em.

     

    Sự ân cần tiếp đón khách từ phương xa của anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ rất tuyệt vời, đã để lại trong tâm hồn anh chị em chúng tôi những chân tình thật vô giá.

    Từ nơi anh tôi đã học được lòng nhiệt tình hiếu khách, một tâm hồn bao dung, hiền hoà, lúc nào anh cũng nở một nụ cười.

    Mặc dù trong quá khứ anh Viên là Hải Quân Đại Tá Tư Lệnh Vùng Ba Sông Ngòi. Nhưng ở nơi anh không thể hiện chút uy quyền nào, “dù chỉ là một chút thoáng hiện vì chức vụ trong quá khứ”, ở nơi anh tôi nhận thất một con người rất giản dị, thật đôn hậu, hiền hoà và hoà đồng với mọi người.

    Tôi không biết nói gì hơn là:

    • Cám ơn – Cám ơn thật nhiều

    Tại nhà Anh Viên & Hồng Thuỷ tôi là người thức dậy sớm nhất, 6 giờ sáng là tôi đã ngồi tại cái bàn tròn trong gian bếp ấm cúng, tự pha cho mình một ly cà phê, Anh Viên có chỉ dẫn cách pha cà phề và dặn dò:

    • Anh Viên nói: Ai thức sớm thì cứ tự nhiên như ở nhà.

    Tôi nghe lời anh nên rất tự nhiên xuống gian bếp và ngồi tại cái bàn tròn

    nhâm nhi tách cà phê, mở cái laptop mang theo để nghe thật nhỏ những bài tình ca thật lãng mạng, tôi thả hồn vào dòng nhạc và lang thang trong những vần thơ chợt đến, tôi đã viết nhiều bài thơ tại nơi này.

    Xin trích dẫn một bài thơ viết về hoa anh đào Washington DC.

    Lạc Bước Vườn Đào

    Tôi đứng giữa vườn đào cánh trắng

    Thấy hoa đào lất phất bay bay

    Như bông tuyết trắng mênh mông đến

    Giây phút chạnh lòng tình đắm say.

     Cảm nỗi thương lòng nhìn liễu rũ

    Hồ thu cảnh đẹp em đi qua

    Hoa đào trắng diểm trên màu áo

    Vạt lụa tung bay đủ sắc màu.

     Tia nắng ban mai soi bóng nước

    Long lanh gợn sóng lòng bâng khuâng

    Hoa rơi gió thổi bay xa mãi

    Nỗi nhớ dâng đầy tình thế nhân.

     Tôi đến đây như người lạc lối

    Giữa vườn đào biết lối nào đi

    Thi nhân đậm nét hồn du khách

    Viết vội vần thơ mộng ước gì.

    Lê Tuấn

    04-02-23

    Một lúc sau Anh Viên thức dậy bước vào gian bếp, tôi nghe tiếng ho húng hắng, vì mấy hôm nay anh Viên bị viêm họng.

    Anh Viên nở nụ cười lên tiếng chào:

    • Good morning anh Tuấn
    • Tôi cám ơn và chao anh buổi sáng

    Anh Viên tự tay làm điểm tâm cho tôi, món trứng ốp la và bánh mì nòng

    dòn, rồi anh cùng tôi ngồi vào bàn tâm sự cho vui, không phải riêng tôi mà Anh Viên tự tay làm điềm tâm cho mọi người, đều có sự đón tiếp thật công bằng.

    Đó cũng là những tình cảm thân thương mà anh đã dành cho mọi người.

    Thật là ái ngại nhóm chúng tôi đã làm phiền anh chị mất cả tuần lễ để lo cho chúng tôi, mỗi bữa cơm tối đều do anh chị phục vụ, sau bữa cơm tối chúng tôi còn quay quần bên nhau ca hát Karaoke rất vui.

    Chúng tôi đã một lần đến thăm gia đình Anh Viên & Hồng Thuỷ, một lần đến thăm thủ đô Washington DC, thăm nhiều nơi có những thắng cảnh thật đẹp.

    Rồi cũng đến ngày chia tay trở về nhà. Chúng tôi đã mang theo những gì? Ngoài những bức ảnh kỷ niệm, những đoạn phim và đặc biệt những tình cảm thật sâu đậm trong tâm hồn mà anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ đã để lại.

    Một lần nữa xin đa tạ những ân tình của anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

     Ngày 11 tháng, 2023 có một hung tin đến bất ngờ như tiếng xét đánh ngang tai, lúc 12 giờ đếm tôi nhận được tin nhắn Anh Viên đã ra đi. Sáng hôm sau thức dậy tôi vội đọc email xác nhận thì qủa đúng như thế

     Không ai học được chữ ngờ. Qủa thật đời sống là vô thường đến và đi rất vội vã. “cuộc đời sớm họp tối tan là như thế”

    Chỉ cần một chút tĩnh tâm và suy tư thì tất cả mọi người đều nhận thấy điều này. Danh vọng, tiền tài, giầu sang phú quý hay khổ đau tất cả đều sẽ tan biến đi, một khi con người vừa nằm xuống nhắm mắt suối tay.

    Những gì có thể mang theo đó là tâm hồn, sự trong sáng hiền hoà, đạo đức từ tâm hồn sẽ tồn tại mãi mãi.

    “Sống là đến – Tử là quy” con người đến với thế gian là để trải nghiệm cuộc đời, và khi chết đi là quay đầu trở về từ nơi đến.

     Sự vô thường của định luật (Sinh, lão, bệnh, tử) là như thế. Đời sống thì rất mong manh, nhưng cái chết thì chắc chắn sẽ đến không biết lúc nào.

    Nhà thơ Bùi Giáng đã ý thức sâu xa về sự hữu hạn này, nên ông đã viết câu thơ:

    “Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết,
    Sẽ rời xa vĩnh viễn với người thôi.”

     

    Anh Bùi Cửu Viên đã nằm xuống như một người chân chính và thánh thiện, thể xác của anh dù có tan biết nhưng tâm hồn anh vẫn toả sáng rực rỡ như những ánh sao trên trời và hương linh của anh vẫn bay cao về yên nghỉ trên nước Thiên Đàng nơi có tình thương bao la của Thiên Chúa che chở.

    Chỉ thương cho người vợ, người đầu ấp tay gối trong một cuốc tình gắn bó trên 60 mươi năm, cuốc tình này đã trở nên hơi thở của đời sống, một khi không khí của đời sống bị chia cắt, liệu rằng người vợ có chịu đựng được sự mất mát to lớn này hay không?

    Điều mà chúng ta nên cầu nguyện và an ủi thật nhiều cho một người đó là chị Hồng Thuỷ. Xin chị hãy bình tĩnh, hãy lắng đọng trong tâm hồn để sẵn sàng đón nhận sự thật, về sự ra đi của anh Viên.

    Tôi không biết nói gì hơn là góp lời cầu nguyên. Xin Thiên Chúa ban hồng ân của ngài đến với gia đình Hồng Thuỷ.

    Tôi có ngẫu hứng viết bài thơ chia buồn, xin được chia sẻ

     Thương Nhớ  Đại Tá Bùi Cửu Viên

    Trời vừa hừng sáng nhận hung tin

    Như tiếng sấm sét nổ trong lòng

    Một người nằm xuống buồn thương xót

    Bùi Cửu Viên, đã chảy suôi dòng.

     Tiễn người đi trời buồn như khóc

    Tiếng nghẹn ngào nức nở thâu đêm

    Hồng Thuỷ vợ hiền lòng thổn thức

    Tan nát lòng đau cả nỗi niềm.

     Người đi xa mãi không về lại

    Ở tận cao xanh cõi hiển linh

    Vẫn biết đời chỉ là cõi tạm

    Nhưng sao nhớ mãi những ân tình.

     Một mai lẻ bóng cõi lòng em

    Đêm vắng chong đèn dõi mắt xem

    Cái bóng bên tường anh hiện hữu

    Bốn mùa thay lá rớt bên thềm.

     Đơn lẻ mình em chiều phố vắng

    Hẹn lòng ôm lấy mối tình riêng

    Anh đi biền biệt phương trời rộng

    Trên nước Thiên Đàng nơi cõi thiêng.

     Lê Tuấn

    Khóc thương một người anh Hải Quân Đại Tá Bùi Cữu Viên. Đã sớm vội ra đi bỏ lại người vợ hiền Hồng Thuỷ tràn ngập nỗi niềm thương khóc cho người chồng đã vội ra đi – 04-11-23

     

              Bài viết ngắn này không đủ diễn tả hết những chân tình mà anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ đã để lại trong tâm hồn chúng tôi.

              Không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết nỗi đau mất đi người thân, không có lời nào có thể an ủi hương linh người đã bay xa, và tâm hồn người còn ở lại.

    Thôi thì xin góp tiếng trong lời kinh cầu nguyện và xin phó thác mọi chuyện cùng Thiên Chúa.

    Như lời phó thác cuối cùng của Chúa Jesu trên thập tự giá:

    “Lạy Cha. Con xin phó thác hồn con trong tay Cha”

     

              Chúng tôi đã một lần đến thăm gia đình Anh Viên & Hồng Thuỷ, một lần đến thăm thủ đô Washington DC, thăm nhiều nơi có những thắng cảnh thật đẹp. Rồi cũng đến ngày chia tay trở về nhà.

    Chúng tôi đã mang theo những gì? Ngoài những bức ảnh kỷ niệm, những đoạn phim và đặc biệt những tình cảm thật sâu đậm trong tâm hồn mà anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ đã để lại.

    Một lần nữa xin đa tạ những ân tình của anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

     Trân trọng

    Lê Tuấn 

     

     

     

     

     

     

     

  • Lê Tuấn,  Văn Thơ

    Những Vần Thơ Tháng Ba Của Tế Luân

     
    Bốn Mùa Trong Thơ
        

    Xuân về hoa chớm nở

    Ngát hương lời tình thơ

    Môi em màu son đỏ

    Ngây thơ đầy ước mơ.

    Hạ về vui trong nắng

    Thắp sáng ngọn hoa đăng

    Cánh phượng hồng phiêu lãng

    Đêm rực rỡ cung hằng.

    Gió heo may xao xuyến

    Lá vàng bay về đâu

    Cây bàng chiều phố vắng

    Mưa thu chạm nỗi sầu

    Đất trời chuyển sang đông

    Hoa tuyết rơi trắng đồng

    Em choàng thêm áo ấm

    Đốt lên ngọn lửa hồng.

    Bốn mùa đem nhớ thương

    Lay chuyển cõi vô thường

    Xuân, Hạ, Thu, Đông đến

    Hồn thi nhân vấn vương.
    LT
     
     

    Lục Bát Hoa Vàng

    Đưa em xuống núi ra đồng

    Dắt nhau vào chốn mênh mông hoa vàng

    Mùa xuân hoa cỏ mây ngàn

    Bước trên đồi cỏ ngỡ ngàng mê say.

    Mây trời xuống thấp nhẹ bay

    Bên em tình ngỡ như ngày xa xưa

    Hoa vàng sương khói nhẹ đưa

    Mây đem sương núi cho mưa buồn về.

    Nhìn em duyên dáng chân quê

    Đôi tà lụa mỏng gây mê hữu tình

    Ướm lời mật ngọt môi xinh

    Uống ly rượu cạn chúng mình bên nhau.

    Đêm nghe tí tách giọt sầu

    Tuyết bay ngỡ tưởng hoa cau rụng thầm

    Hoa vàng gió nhẹ sang thăm

    Ngỡ ai gửi tặng hoa trâm em cài.

    Tóc huyền buông thả trên vai

    Trăm năm một bóng trang đài phương xa

    Cánh đồng trải thảm vàng hoa

    Tháng ba hoa cải chan hoà yêu thương.

    Tế Luân

    Mảnh Vụn Ký Ức

     

    Thời gian đã bào mòn trong kỷ niệm

    Ký ức bị bom thủng lỗ thật to

    Làm sao cầm được trái tim rướm máu

    Giữa ao đời, chèo thuyền vớt âu lo.

    Dựa vào em ta tìm nguồn an ủi

    Chạm môi tình mùi vị chát hương nho

    Say một chút cho đời thêm hưng phấn

    Trên đỉnh phù vân, ngôn ngữ vào thơ.

                                

           Mộng Du 

    Đêm thần thoại thấm bùa mê ân ái

    Cơn mộng du thức tỉnh những thiên tài

    Ý thức đến từ trong kho tiềm thức

    Tư tưởng người thao thức suốt đêm dài.

    Đêm nhức nhối đêm huyền diệu không ngủ

    Dáng em buồn nức nở những điệu ru

    Trong bóng tối che mờ đêm huyền diệu

    Dắt dìu nhau lạc bước đến thiên thu.

     Đêm góp nhặt những nỗi niềm cay đắng

    Đem tàn phai phơi sáng dưới ánh trăng

    Mò tìm dấu, ta thấy nguồn thánh thiện

    Mối tình hồng xuyên thấu cả trăm năm.

                                   

     Đêm Mưa Bão

    Em bước vào buổi tối đen

    Gió mưa thổi tắt ngọn đèn bão đêm

    Đêm huyền thoại bóng lem nhem

    Rượu giao tình uống say mèn hồn phiêu.

     Trời nơi đây không mưa nhiều

    Sao hôm nay mưa gió đều trút nước

    Em tắm gội soi gương lược

    Thoa chút hương thơm bờ ngực trắng hồng.

     Không gian mưa gió mênh mông

    Mùi son phấn toả hương nồng đợi trông

    Nụ hôn tình tự vô ngôn

    Lòng thật thà, đem vào hồn nỗi nhớ.

     Tình yêu cần như hơi thở

    Cảm giác như còn dang dở trong mơ

    Bên em viết nốt vần thơ

    Hạnh phúc là nắng đợi chờ bình minh.
     
    TẾ LUÂN
     

    Nơi Nào

    Thảo nguyên nào mọc lên khóm hoa vàng

    Thảm cỏ nào xanh thẫm cả bình nguyên

    Loài hoa nào thắm tươi màu hoang dại

    Em bước đi tạo dáng dấp thêm duyên.

    Thung lũng nào mùa xuân dài bất tận

    Khoảng trống tình riêng dào dạt bâng khuân

    Niềm đam mê thôi thúc lòng vọng động

    Tình yêu mang đi nỗi buồn phân vân.

    Chuyện tình nào vẽ lên nhiều giấc mộng

    Đôi môi ngọt ngào đẫm ướt yêu thương

    Bóng hoàng hôn ngút ngàn rừng sim tím

    Ngọn cỏ chiều thu lóng lánh hạt sương.

    Nỗi đau nào rất mong được ve vuốt

    Bàn tay êm lời an ủi chân tình

    Cuộc tình dài theo chiều suôi mộng tưởng

    Trên những đoạn trường cần thiết hy sinh.

    Loài hoa nào nở trên miền hoang lạnh

    Nhắc nhở xuân về sương đọng long lanh

    Em hiện diện bài tình ca vô tận

    Hồn nhiên vui hát trên miền cỏ xanh.

    Tế Luân

    Người nghệ sĩ. Lang thang hoài trong tâm tưởng.

    Tiềm Thức

    Có một thế giới nằm trong tiềm thức

    Độc hành trong đêm kỳ diệu vô cùng

    Ta không hay biết những gì ẩn hiện

    Vô tướng vô hình lặng lẽ bao dung.

    Giấc ngủ trong đêm cơn mơ bí hiểm

    Ve vuốt tâm hồn vồ vập yêu thương

    Trái tim rướm máu ngây thơ khờ dại

    Ta bước về đâu xa mấy đoạn trường.

    Đường trần rất ngắn nên nhiều nuối tiếc

    Nhờ em hiện diện cứu rỗi hồn tôi

    Trăm năm ngây dại bước theo tiền kiếp

    Thức cùng đêm lặng lẽ tiếng mưa rơi.

    Cõi hư vô thiên thu ngôi cổ tự

    Kho tàng chữ nghĩa bụi bám che mờ

    Lũ khách đường xa ghé thăm ở lại

    Thi nhân chạnh lòng múa bút đề thơ.

    Tế Luân

    Một thoáng suy tư trong tiềm thức.

    Chơi Vơi

    Trang thư nét bút như đùa

    Ngôn từ sũng nước cơn mưa xuân về

    Phấn son gió thổi hương mê

    Lời thơ tình tự vỗ về bên em.

    Đợi nhau mộng mị thâu đêm

    Ngọn đèn dầu cạn sáng thêm chói loà

    Anh nằm gối tựa hương hoa

    Áo em lụa mỏng mầu da trắng ngần.

    Ngoài sân hoa cỏ đường trần

    Mây xanh từ bỏ non thần rong chơi

    Ngao du cuối nẻo chân trời

    Ngày mai còn nhớ bóng người trong thơ.

    Tế Luân

    Cơn mưa trái mùa

    Mùa Hoa Anh Đào

    Hoa anh đào cánh mỏng khoe trước gió

    Thoáng nhẹ rung hoa rụng đầy trên sân

    Dưới thảm cỏ màu hồng như xác pháo

    Dáng hoa xinh nét đẹp tựa thiên thần.

    Ngọn gió đông thoáng hương thơm ngào ngạt

    Hoa Anh Đào ngày hội cuối tháng ba

    Em dạo bước, người trầm trồ khen ngợi

    Soi sáng mặt hồ đôi bóng thiên nga.

    Hoa Thịnh Đốn hôm nay trời thật đẹp

    Vì áo em vạt lụa ánh tơ tằm

    Hoa đào rụng cơn mưa hồng rải xuống

    Đôi môi cười tình nồng ấm trăm năm.

    Lê Tuấn

     

    Nỗi Buồn 

    Ôm nỗi buồn thật chặt để rồi say

    Xé từng mảng tìm trong vết đoạ đầy

    Tám năm chết dấp buồn vong quốc

    Mưa lũ rừng hoang xoá vết đau này. 

    Em có nghe đến tận nỗi u buồn

    Thì hãy đặt nụ hôn vào cơn đau

    Ta sẽ lịm đi trên bờ môi đỏ

    Nỗi buồn trong ta nhờ đó qua mau. 

    Quê hương thì không dự báo chia tay

    Mà sao vội vã chia ly, đoạ đầy

    Nhìn vào mắt em thấy màu tri kỷ

    Chia nửa nỗi buồn ở tận nơi này.

    Ai bảo sống tha phương là quên hết

    Xoá tan đi nỗi nhớ tận quê nhà

    Ta chợt nhớ, lúc tan cơn cuồng nộ

    Rồi trở về nhớ trọn kiếp trong ta. 

    AET Lê Tuấn

    Người tù cải tạo

    Lưu đầy suốt 8 năm trong trại tù, từ Nam ra Bắc.

    Dòng Sông Của Mẹ

     

    Con thuyền trôi trên dòng sông của mẹ

    Chảy về mênh mông tình mẹ bao la

    Mẹ là tiên ẩn mình trong cổ tích

    Lời ru con vang vọng khắp sơn hà.

     

    Nhớ về mẹ giọt nước mắt xót xa

    Hồn quặn đau ruột thắt nhớ quê nhà

    Nước hướng về nguồn, cây thương lất đất

    Huống chi người sao quên tình mẹ cha.

     

    Mẹ nơi xa theo bốn mùa mong đợi

    Mái tranh nghèo thấp thoáng những hàng tre

    Khói lam chiều bếp ấm hương tình mẹ

    Ánh trăng đêm soi sáng lối đi về.

     

    Mẹ xuôi tay theo mây về nước Chúa

    Hồn hân hoan bay bổng giữa đất trời

    Lời kinh cầu từ chốn xa mong ước

    Mẹ nhân từ con tôn kính muôn đời.

     

    Tôi kết nối những ngôn từ gọi mẹ

    Viết bài thơ cho nước mắt tuôn rơi

    Linh thiên nhất vẫn là tình mẫu tử

    Hồn ca dao rung động trái tim người.

     

    Lê Tuấn

    Vần thơ tưởng nhớ về mẹ

     

     

    Vạt Lụa Sương Mù

     

    Áo em mảnh lụa sương mù

    Mây mưa phố núi tạ từ đêm mơ

    Tóc buông màn rũ hững hờ

    Nhập cơn đồng thiếp chạm bờ phù vân.

    Choàng vai mảnh lụa áo xuân

    Ướt môi son đỏ thêm ngần dáng hương

    Làn da trắng ngậm hơi sương

    Hương trầm phảng phất vấn vương nụ hồng. 

    Tiếng đêm mưa lạnh ngoài đồng

    Lại nghe hơi thở thơm nồng ái ân

    Trầm hương lan toả dưới chân

    Mộng du lạc bước đến gần thiên thai.

    Thương em tóc xoã ngang vai

    Đẹp như một đoá sen đài nở đêm

    Men theo dấu vết cỏ mềm

    Ru em giấc ngủ êm đềm trong mơ 

    Tế Luân

    Hương Tình  

    Má hồng môi đỏ dáng em xinh

    Phảng phất hương thơm một đoá tình

    Em đẹp như là tiên giáng thế

    Gió mùa xuân gọi ngát hương trinh.

    Áo dài vạt lụa gió vờn bay

    Tròn trĩnh xinh xinh má đỏ hây

    Ngực trắng đào tiên khoe dáng đẹp

    Ba vòng khêu gợi khối tình đầy. 

    Miệng cười xinh quá bỏ bùa mê

    Bướm lượn khoe mình dẫn lối về

    Ai biết lòng em đang dậy sóng

    Vườn nhà hoa lá trái xum xuê. 

    Tình này lặng lẽ một mình em

    Mưa gió ngoài sân ướt trước thềm

    Mấy độ tình xuân ôm giấc mộng

    Hương lòng ấu ủ buồn trong đêm. 

    Tế Luân

    Một chút xuân tình

     

    Một Đoá Hồng Phai

    Em như một đoá hồng phai

    Nhạt nhoà hương sắc ngày dài đêm đông

    Cuộc tình chạm nhánh hư không

    Để cho tiếc nuối nhớ mong đợi chờ. 

    Nhặt lại từng cánh hoa mơ

    Nâng niu thương xót dại khờ nỗi đau

    Cuộc tình sao vội qua mau

    Từ trong ngõ ngách mạch sầu chảy ra.

    Sương rơi trên cánh lá hoa

    Thay cho nước mắt xót xa phận người

    Hẹn nhau vào cuối cuộc đời

    Tìm trong giây phút tuyệt vời nhớ thương. 

    Ngoài kia phố núi bụi đường

    Lao xao tiếng gọi phố phường đông vui

    Thương em tình vẫn ngậm ngùi

    Một thời nhan sắc thơm mùi gấm hoa. 

    Cõi hư không thấy nhạt nhoà

    Vườn xưa bướm lượn bóng tà huy bay

    Bài thơ còn lại trên tay

    Lời như tha thiết nhớ ngày bên nhau.

    Lê Tuấn