Tin Văn Thơ Lạc Việt

Văn Thơ Lạc Việt chúc thọ Nữ Sĩ Trùng Quang 100 tuổi.

 

 

sinh nhat 1.jpg 

                                                 untitled.png 

sinh nhat 2.jpg 

 

 

 

images.jpg 

 

MỪNG SINH NHẬT

              NỮ SĨ TRÙNG QUANG

 

Kính mừng sinh nhật nữ sĩ Trùng Quang
Trải trăm niên kỷ thuở tuổi ngọc vàng
Văn thơ phú lục toát lòng trung, hậu

Tài nhân mỹ đức phước lộc an khang…
Danh cụ tỏ rạng như ánh bình minh
Đồng điệu quý thương tài, đức, nghĩa, tình…
Vẫn
“Văn kỳ thanh, kỳ hình bất kiến”
Mừng cụ trăm tuổi sức khỏe an bình…

DƯ THỊ DIỄM BUỒN

Chiều nay Jan. 10, 2012 ban đại diện Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt Nhà Văn Chinh Nguyên, Nhà báo Lê Văn Hài, Nhà Báo Cao Sơn, Nghệ sĩ Kiều Loan, Nghệ sĩ Kim Hà, Thi sĩ Cẩm Vân và Nghệ sĩ Mộng Hoa tới nhà dưỡng lão kính thăm Nữ sĩ Trùng Quang và mừng cụ 100 tuổi vói chậu hoa cúc vàng đơn sơ ôm ấp tình thân.
Tôi nhìn cụ nằm đó, tiếng nói vẵn còn vang vọng… Tuy nhiên lúc nhớ lúc không của tuồi hạc về chiều. Tôi bổng nghĩ : Tuồi trẽ đẩy ước mơ, công danh sự nghiệp rồi củng buông, thất tình rồi cũng bỏ, bây giờ còn đó nhửng ngày dài từ chối mộng mơ…ăn không muốn nuốt, mặc chẳng thèm nhìn… Bàn tay đưa lên cố nắm lấy tình người… trong khi đôi mắt vẫn là ngàn trùng một nỗi thương quê.

Trăm năm một giấc mộng đào
Trắng phai màu tóc, chiêm bao dặm dài
Ngẫm đời mấy độ xuân phai !?
Gìa thương kỷ niệm, nhắc hoài ước mơ
Tay buông một kiếp bóng chờ
Nhìn theo cánh hạc vọng bờ tre xanh
Quê Nam một nỗi… thôi đành….!!!
 
 Chinh Nguyên

 

jvhhjhkj.bmp

Vài Nét Về Nữ Sĩ Trùng Quang

 

Bà Trùng Quang sinh ngày 1 tháng 1 năm 1912, tại làng Hạ Vĩnh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, thuộc Lê tộc, dòng họ từng góp nhiều công sức cho các lãnh vực y khoa, văn học của đất nước ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam.

Là tiểu thư thứ sáu của một đại thần triều Nguyễn trấn nhậm tại miền Bắc, ăn học và lớn lên ở Hà Nội, ngay từ thời đầu thế kỷ trước, bà đã là nhà hoạt động nữ quyền tiên phong. Đời hoạt động của bà trải dài hơn 8 thập niên, nối tiếp hai thế kỷ, ở cả trong nước và hải ngoại.

Từ những năm 1930′, khi phụ nữ Việt Nam còn bị nhốt kín sau cánh cửa gia đình, bà là người đầu tiên phát động phong trào nữ sinh Hà Nội đi xe đạp, chủ động đoàn ngũ hoá phụ nữ, tham gia các hoạt động văn hoá xã hội.

Đầu thập niên 1940, thế chiến thứ hai, quân Nhật tràn vào Việt Nam, không chế thực dân Pháp, gây nạn đói năm Ất Dậu làm chết hơn một triệu dân, bà dự phần thành lập và điều hành phong trào thanh niên khất thực cứu đói. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, người bạn đời của bà -một nhà hoạt động cách mạng ở phía quốc gia- bị cộng sản giết hại. Goá bụa trước tuổi ba mươi, từ đây, bà là người phụ nữ một mình trọn đời và một mình phấn đấu.

Thập niên 1950′, trong 4 năm đầu tại Hà Nội, bà là hiệu trưởng trường Việt Nư, chuyên dạy nữ công gia chánh và sinh ngữ. Năm 1951, bà thành lập Hội Phụ Nữ Tương Tế, hội đoàn phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam. Chiến tranh Việt Pháp lan rộng, bà tận lực tổ chức trợ giúp đồng bào hồi cư về thành phố. Chính do nỗ lực này, khi đến thăm Hà Nội vào năm 1951, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã trực tiếp gặp bà tham khảo ý kiến để trợ giúp dân chúng rời bỏ vùng cộng sản. Năm 1953, có cô học trò tại trường Việt Nữ được chọn diễn trong kịch thơ do bà viết và đạo diễn trên sân khấu Nhà Hát Lớn Hà Nội. Cô học trò của bà sau này chính là nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh.

Sau khi đất nước qua phân năm 1954, ngay trong những ngày đầu của Đệ Nhất Cộng Hoà tại miền Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã yêu cầu bà ra giúp dân giúp nước. Bà xin kiếu, nói chỉ mong có cơ hội xuất ngoại thâu thập kinh nghiệm thực tế từ nước ngoài mang về giúp bà con làm ăn. Được Tổng Thống Diệm đồng ý, bà một mình lên đường sang Nhật Bản, theo học tại Đại Học Quốc Tế ở Tokyo.

Thập niên 1960′, sau khi về nước, với kỹ thuật thâu thập từ Nhật và Pháp, bà khai sinh ngành nghề làm búp bê Việt Nam, mở trường Phương Chính chuyên về sinh ngữ, nữ công, dạy nghề hướng nghiệp thích hợp cho phụ nữ. Tại Saigon, nhiều chủ tiệm uốn tóc, trang điểm, mỹ nghệ… xuất thân là học viên của bà. Đồng thời, bà tham gia thi đàn Quỳnh Dao, khởi xướng nhiều sinh hoạt văn chương được các bậc thức giả hưởng ứng. Do những nỗ lực trên, bà đã lần lượt được chính phủ trao tặng Huân Chương Văn Hóa Giáo Dục, Kinh Tế bội Tinh và Lao Động Bội Tinh.

Thập niên 1970′, bà sáng tác và ấn hành một số thi tập, trong số này có kịch thơ "Mỵ Châu-Trọng Thuỷ", được trình diễn trên đài truyền hình quốc gia và tại trụ sở Hội Việt Mỹ. Trường Phương Chính tiếp tục phát triển. Cơ sở nhà trường trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Saigon, được bà tự tay hoạch định xây cất thành một cao ốc, bề thế không kém những cơ sở kế cận nổi tiếng như Saigon Ấn Quán, trường anh ngữ Nguyễn Ngọc Linh…

Tháng Tư 1975, cộng sản chiếm miền Nam, trường Phương Chính bị đóng cửa, kiểm kê. Bốn năm sau, 1979, bà cùng người thân vượt biển, tới được nước Pháp.

Năm 1980, bà rời Pháp sang Hoa Kỳ định cư. Ngay những ngày đầu đến Washington D.C. bà cầm bút trở lại, các bài viết ký tên bà Trùng Quang lần lượt xuất hiện trên báo Văn Nghệ Tiền Phong. Gia đình di chuyển về vùng Bắc California, bà liên lạc lại với các bạn văn định cư trong vùng, khôi phục các sinh hoạt văn chương nghệ thuật. Dù tuổi đã 80, bà vẫn tự mình trở lại đại học. Hình ảnh một cụ bà sinh viên trường Evergreen, San Jose, hàng ngày đi học bằng xe bus là chuyện thường được nhắc đến như tấm gương học hỏi cho lớp trẻ gốc Việt tại San Jose trong những năm 90′.

Sang thế kỷ 21, năm 2001, bà viết bài tham dự giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. "Đây là việc phải làm, để giúp con cháu chúng ta sau này biết gốc rễ của họ. Vì vậy, dù đã 90 tuổi, tôi vẫn viết bài này để cổ võ mọi người cùng viết về nước Mỹ." Bài "Tôi Đi Tìm Tự Do, Dân Chủ", ký bút danh Lê Tâm. Sau khi bài viết vào chung kết, mới biết tác giả chính là Bà Trùng Quang. Họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2002 đã trân trọng vinh danh tác giả. Các quan chức dân cử địa phương khi trực tiếp vinh danh bà đã ngạc nhiên thấy cụ bà gốc Việt 91 tuổi ứng đối đĩnh đạc bằng tiếng Anh. Từ đây, mỗi năm bà đều có bài viết mới cho báo xuân Việt Báo.

Năm 93 tuổi, 2004, bà Trùng Quang tổ chức việc biên tập, phiên dịch Anh Pháp ngữ và ấn hành sách "B&i
grave;nh Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi. Năm 95 tuổi, 2006, bà chủ biên và xuất bản tuyển tập "Bóng Cờ Nương Tử", gồm các truyện ngắn của 11 nữ tác giả.

Tại San Jose, các hội đoàn văn hoá đã tổ chức vinh danh bà Trùng Quang. Các vị thị trưởng San Francisco, Milpitas tặng bà bảng vinh danh của Hội Đồng Thành Phố. Trên bục sân khấu, bà mặc áo lụa vàng, tóc bạc bới cao, hiền hoà nhận lời chúc mừng của nhiều thế hệ văn chương.

Vào đời từ tuổi đôi mươi, suốt 80 năm vận nhà vận nước đầy giông bão, bà một mình vững tâm bền chí, lấy cái đẹp và lẽ phải soi đường để góp phần phụng sự xã hội. Tấm lòng, ý chí và sức sống của bà là tấm gương chung cho con cháu.

 


Thơ của Nữ Sĩ TRÙNG QUANG viết tặng Văn Thơ Lạc Việt

 

  

 

VUI THƠ

Mừng Thi Sĩ Đông Anh

 

Lạc Việt hôm nay đã phục hồi

Nghe tin hồi phục  bạn bè vui

Sáu mươi thi sĩ than thân lão

Sáu bảy giờ đây trẻ lại rồi

 

Sáu mươi xưa ước lên tiên ở (1)

Bao chuyện trần gian bỏ mặc đời

Nhưng… bảy năm qua tư tưởng khác

Hội thơ nhóm bạn để làm vui (2)

 

Vui thêm trẻ lại mừng thi sĩ

Hoa Giáp Đông Anh đã cũ rồi

Mái tóc còn xanh chưa đủ bạc

Vần thơ thêm đẹp, ý thêm tươi

 

Bỏ ý lên tiên tâm não mới

Thức thời âu cũng gọi là tiên

Tình xưa xin góp làng văn học”

Mực lại tươi dòng. Thơ đậm duyên

 

Trùng Quang

6-2007

 

(1)        Hoa Giáp Đông Anh năm 2000

(2)        Ra mắt Tuyển Thơ Lạc Việt 2007

 

  

 

 

 

THƠ  DUYÊN

Đáp tạ bài Vui Thơ của Nữ Sĩ Trùng Quang

 

Nhận thơ thi sĩ dạ bồi hồi

Biết tả làm sao hết nỗi vui

Lời dạy xin nghe hàng trưởng lão

Văn chương Lạc Việt sẵn sàng rồi

 

Anh em gom lại chung nhau ở

Nghiên bút thơ văn góp với đời

Sau trước một lòng không đổi khác

Vui nguồn thanh bạch trọn niềm vui

 

Non sông vạn cổ bao danh sĩ

Bồi đắp quê hương thịnh vượng rồi

Theo gót tiền nhân mài kiếm bạc

Chiều vàng rạng rỡ nước non tươi

 

Hôm nay Lạc Việt, con đường mới

Tìm chữ gieo vần nối giáng tiên

Tạm mượn lời quê theo sở học

Gửi về Thi Lão chút thơ duyên

 

Đông Anh

6-2007