Tạp ghi

VALENTINE: TÌNH YÊU TRONG THI CA VN (Tuyết Mai)

VALENTINE: TÌNH YÊU TRONG THI CA VN
                                                Tuyết Mai
 
 
Nhân ngày Valentine sắp tới đây, tưởng cũng nên nhắc lại nguồn gốc của ngày này. Người Anh và Người Pháp tổ chức lễ Ngày tình yêu này từ thời Trung Cổ, nhưng đến thế kỹ XV II, tập tục tặng tihệp làm bằng tay cho người yêu mới phổ biến. Hình ảnh tiêu biểu cho tình yêu thưòng thấy là hình trái tim, hoa hồng, mũi tên và vi thần tình yêu Cupid. Theo nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của ngày này thì Valentine chính là một linh mục dưới thời Hoàng Đế La Mã Claudius II. Theo quan điểm của Hoàng Đế Claudius I I, đàn ông độc thân chiến đấu anh dũng hơn những ai đã có vợ con, vì người có vợ con có nhiều lo âu,
 
Thế là ông ra lệnh cấm tất cả thanh niên trai tráng lấy vợ . Linh mục Valentine đã chống lại sắc lệnh của Hoàng đế, ông đã bí mật cử hành lễ cưới cho nhiều cặp vợ chồng trẻ. Khi bị phát hiện Linh mục Valentine bị tử hình.
 
Để tưởng niệm ông, mọi người lúc bấy giờ quyết định lấy ngày mất của thánh Valentine làm ngày hò hẹn và đính ước. Dần dần với thời gian người ta có nhiều thay đổi trong ngày lễ này, vi dụ hư tặng hoa, tặng chocolate tặng nữ trang có hình trái tim cho người yêu. Đây là giả thuyết được nhiều người chấp nhận. 
 
Có giả thuyết cho Valentine chính là người gữi tấm thiệp Valentine đầu tiên. Lúc bị giam cầm vào ngục, Valentine đem lòng yêu một cô gái. Oái oăm thay, cô gái đó lại chính là con gái của kẻ đã bắt giam ông. Trứơc khi ra pháp trường (vào ngày 14 tháng 2) ông viết một lá thư cho người yêu rồi ký tên “From your Valentine” (Người gữi: Valentine của em) . Đến nay mọi người vẫn có phong tục không viềt tên mình dưới tấm thiệp gữi trong ngày 14 Tháng 2 mà dùng lại cụm từ ” From your Valentine”.
 
Tất cả truyền thuyết đều nói rằng: Valentine là một người có trái tim nhân ái, anh hùng, và lãng mạn. Vì vậy , tất cả những ngừơi si tình đều lầy tên ông, ký tên trong những bức thư tỏ tình vào ngày 14/2.
 
Nói đến Valentine là nói đến tình yêu, là niềm giao cảm kỳ diệu, là những rung động bất tận của những trái tim đa cảm … cho đến nay tình yêu vẫn còn là những hiện tượng còn đầy bí ẩn mà loài người vẫn chưa định nghĩa được cho thấu đáo. Thi ca VN là một dàn đại hợp xướng , kết hợp bằng   những giai điệu tuyệt vời, những âm hưởng du dương và lãng mạn, tình yêu trong thi ca VN đã trở thành một đề tài lớn, một nghệ thuật rực rỡ và vĩnh cữu của nền văn hóa dân tộc.
 
Xuân Diệu, một nhà thơ lớn của thi ca VN, dỗi hờn với người yêu:
Được giận hờn nhau ! sung sướng biết bao nhiêu
Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh”
(Tương Tư Chiều)
 
Với Xuân Diệu không thể ngầm hiểu nhau mà phải nói lên thật nhiều lần:
 
“Yêu tha thiết , thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm Xuân
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái”                                                  
(Phải nói).
 
 
Vũ Hoàng Chương tha thiết mời gọi, van xin người yêu:
 
“Yêu tôi với tôi làm thơ ân ái
Để yêu người và cũng để người yêu
Để em qua trong từng bước diễm kiều
Trong cảnh nước non tình tôi xếp đặt
Ngày hôm nay cánh bướm vàng phơ phất
Các em đi tha thuớt áo tô màu hoa”
(Xin hãy yêu tôi)
 
Nguyễn Nhược Pháp diễn tả trâm trạng yêu ngất ngây của cô gái tuổi mười lăm đi Chùa Hương gặp chàng trai trẻ:
 
“Làn gió thổi hây hây
Em nghe tà áo bay
Em tìm hơi chàng thở
Chàng ơi chàng có hay
 
Đường đây kia lên trời
Ta bước tựa vai cười
Yêu nhau , yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ơi!
 
Ngun ngút khói huơng vàng                                                          
Say trong giấc mơ màng
Em cầu xin Giời Phật
Sau cho em lấy đựơc chàng”
(Chùa Hương)
 
Đỗ Huy Nhiệm nũng nịu “Bắt Đền” người yêu:

”Hôm nay em đến bắt đền anh

Đã để cho em ngủ một mình
Trong giấc mơ màng bao sợ hãi
Quờ tay chỉ thấy bóng trăng thanh!
 
Phòng vắng sương gieo, gió lạnh vào
Tìm chăn, chăn đã biến nơi nao
Lạnh lùng em muốn anh ôm ấp
Để cõi lòng em ấm chút nào
 
Em giận con gà gáy sáng ran
Làm em trót tỉnh giấc mơ tan
Anh ơi khẽ kéo rèm the lại
Nối lại cho em giấc mộng vàng”
 
Nguyễn Bính thì dối lòng, không dám nhận mình yêu:

”Cô chẳng bao giờ biết đến tôi,

Mà tôi dan díu mấy đêmrồi
Mấy đêm dan díu người trong mộng
Mộng tỉnh canh tàn châu lệ rơi
 
Chòm hoa dâm bụt bên bờ giếng
Nở đỏ như muôn mản lụa điều
Tôi dối lòng tôi nên chẳng dám
Nhận là mình đã bắt đầu yêu”
(Nhặt Nắng)
 
Thanh Tịnh bâng khuâng … tình yêu như áng mây chiều:
 
Còn nhớ hôm xưa độ tháng này
Cánh đồng xào xạc gió đùa cây
Vô tình thiếu nữ cùng ta ngắm
Một đoạn tơ trời lững thững bay
 
Tơ trời theo gió vướng mình ta,
Mối khác bên nàng nhẹ bỏ qua
Nghiêng nón nàng cười đôi má thắm
Ta nhìn vơ vẫn áng mây xa”
(Tơ trời vời tơ lòng)
 
Hồ Dzếnh Ngập ngừng… xin em cứ hẹn nhưng đừng đến nhé:
 
“ Em tôi ơi, tình có nghĩa gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thủa ái ân   mong manh như nắng lụa,
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần nữa,
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ng ày mia mới đẹp, ngày mai thôi!”
Nếu trót đi em hãy g ắng quay về,
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho ngh ìn sau…lở lửng…với ngàn xưa”
(Ngập Ngừng).
 
Hàn mạc Tử thích đi vào cỏi mộng:
 
“Mà anh hay em trong tim đều rạn
Đều chôn sâu hình ảnh một người thơ
Bây giờ đây quấn quít hiện bây giờ
Chỉ biết có đôi ta là đang sống
 
Đang cho nhau ngọt ngào và đang mộng
Cố làm lơ không biết đến thời gian
Đến bông hoa tàn tạ với trăng ngàn
Đến những tình duyên xung quanh thất vọng
Nhiều hành tinh tan đi vì đã lỏng
Ôi muôn năm! Giác mộng đả đời chưa?”
(Đôi ta).
 
 Nguyên Sa đắm đuối trong tình yêu:
 
“Tháng sáu trời mưa em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa
Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm
 
Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa Xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc
 
Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
    Anh sẽ nhớ suốt đời mưa Tháng Sáu.”
 
Những dòng thơ trữ tình trên đây đã nói lên khát vọng thiết tha với tình yêu của thi nhân, còn đọng lại trong bầu trời thi ca VN, tạo nên những cung
 bậc , mà người yêu thơ càng đọc, càng cảm thấy ngọt ngào, say đắm.
 
Chính những khát vọng mãnh liệt này đã mang đến cho thi ca VN một
sắc thái quyến rũ lạ lùng và tình yêu là vô tội , đẹp như hương yêu say dậy
với trăng rằm.