Giới thiệu sách

Tường Phạm & nhà văn Nguyễn Phước Đáng : Viết về buổi ra mắt sách của nhà thơ Hoàng Phong Linh.


 
Tường Phạm Viết về buổi ra mắt sách của nhà thơ Hoàng Phong Linh.

 " Thời gian quá lâuVodaiton2.jpg picture by tuongpham làm thay đổi lòng người. Hai mươi năm trước , gần năm ngàn người  ở San Jose  đã tưng bừng  chào đón chiến sĩ Võ Đại Tôn trở về. Hai mươi năm sau, chỉ có khoảng một trăm người đến tham dự "
Đó là lời phát biển của M.C . Đỗ Hùng và cũng được Ông Phạm phú  Nam lập lại  trong phần mở đầu của buổi ra mắt sách  : " Tuổi thơ và chiến tranh " , gặp gỡ và nói chuyện với đồng bào  của Ông Võ đại Tôn do Hội quán Việt nam IRCC tổ chức  vào lúc 1 giờ chiều ngày Thứ Bảy 15/5/2010 tại Hội trường quận hạt Santa Clara , khiến người nghe cảm thấy bùi ngùi, xúc động trong khung cảnh của một hội trường hơi trống vắng với  khoảng một trăm người tham dự ngồi rải rác so với sứa chứa theo bảng ghi trên vách tường là 209 người.   
 
   Trong hàng quan khách tham dự, người ta nhận thấy có Các Cụ Võ Toàn, cụ Trương đình Sửu ( Hội đồng cư dân San Jose ), Ông Phan quang Tuệ ( thẩm phán toà án  di trú San Francisco ), Ô. Lân Nguyễn ( ủy viên học khu East Side San Jose ), Giáo sư Lưu Khôn, Ông Nguyễn mộng Hùng , Ô. Hồ văn Khởi, Ô. Võ Đại , nữ Luật sư Nguyễn thu Hương, Ông Lại đức Hùng ( Tổng Thư ký Liên Hội ), Bà Ngọc Bích ( Hội đồng cư dân San Jose ), Ông Nguyễn như Hùng, Ô. Nguyễn trung Cao ( Oakland ) ..
  Giới truyền thông, báo chí gồm có : Ô. Lê Bình ( Nàng Magazine),Ông Bà Nguyễn vạn Bình ( Ý  Dân ), nhà báo Thư Sinh, Ô. Nghê Lữ ( SBTN ), Ô. Huỳnh lương Thiện ( Mõ San Francisco ) nhà văn Nguyễn phước Đáng, nhà thơ Chinh Nguyên ( văn đoàn Lạc Việt ), nhiếp ảnh gia Huỳnh minh Nhựt, Trương xuân Mẫn
 Điều đáng  nhận xét là  số quý vị nữ lưu tham dự buổi gặp gỡ hôm  nay khá nhiều so với tỉ lệ quý Ông  thường hay chú ý tới các cuộc hộp họp có tính cách thời sự chính trị, ra mắt sách , hội thảo  mà thông thường thì Quý Ông tham dự đông hơn Quý Bà. Lần này thì khác.
 Cũng không thấy có sự tham dự của các nhân vật sinh hoạt cộng đồng ( Public figure ),  các đoàn thể như Liên đoàn cử tri, khu hội cựu tù nhân chính trị, Ban Đại diện cộng đồng…, chỉ thấy  có 2,3  Bà cầm  các tờ " mailers " tranh cử của Ứng cử viên Lê hữu Phú phân phát cho  các người tham dự.
 Ông Võ Đại Tôn  năm nay đã 75 tuổi, râu tóc bạc phơ nhưng dáng dấp vẫn còn khỏe mạnh được mời lên diễn đàn.  Với một cách nói chuyện đầy sức thuyết phục,hùng biện và tràn đầy cảm xúc, trong phần mở đầu Ông cho biết hôm nay không phải là một buổi ra mắt sách thuần túy, mà là buổi Ông trở lại San Jose để thăm lại mái gia đình xưa, gặp gỡ  những Cô, những Bác, những Chú, những người Anh, người em,  của hơn hai mươi năm qua.
Ông nhắc lại những người bạn trẻ ngày xưa như các Ô. Đỗ Hùng, Huỳnh lương Thiện, Nguyễn trung Cao, Lại đức  Hùng đã cùng với Ông rong ruổi trên những chặng đường dài đi đây đi đó để đấu tranh vận động cho một quê hưong VN không còn chế độ  Cộng sản nữa.
 Về chuyện đấu tranh , Ông  quan niệm " Đảng Cộng sản  VN không xứng đáng để phải hoà hợp, hoà giải với họ . Ông đấu  tranh cho thế hệ  mai sau.  Đấu tranh không phải là " hận thù "
 Kết thúc buổi gặp gỡ, Ông Vũ văn Lộc, giám đốc Hội quán VN IRCC cám ơn  sự  tham dự của  quan khách và tiếp tục giới thiệu về buổi ra mắt sách cuả bà Mỹ Dung ( Dung Krall ) đến từ Georgia  với cuốn sách mang tên " Ngàn giọt lệ rơi " vào ngày mai  Chủ nhật 16/5/2010  vào lúc 1 giờ chiều cũng tại địa điểm này.
  Được biết buổi ra mắt này, Ban tổ chức cho biết: Trưởng ban tổ chức,MC, người  giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm đều là phụ nữ. Buổi ra mắt sách " ngàn giọt lệ rơi" vào dịp Lễ hiền Mẫu để tưởng niệm một Bà Mẹ VN không còn nữa. Người chồng, một  đảng viên cao cấp Cộng sản và con trai út là phi công QLVNCH đã nằm yên trong lòng quê hương. Mộ phần cúa Bà  và người con trai trưởng , nguyên sĩ quan phòng không tên lửa của Hà Nội, vượt biên tìm tự do đã cùng an táng tại Hoa Kỳ.VodaiTon.jpg picture by tuongpham
 Kính mời quý vị tham dự .
 
 

Hình 1 : Từ trái sang phải Ô. Võ đại Tôn, Ô. Phạm phú Nam ( Ảnh của nhiếp ảnh gia Huỳnh minh Nhựt )

 
 

Chuyện vòng vo.
Nguyễn Phước Đáng

 Xin  chuyển đến quý vị một bài viết của nhà báo Nguyễn phước Đáng : Chuyện vòng vo nhân buổi ra mắt sách của Ô. Võ đại Tôn vào lúc 1 giờ trưa ngày Thứ Bảy 15/5/2010.
 
 Hình 1: Ông Võ đại Tôn ( Hình của Ô. Nguyễn phước Đáng )
VodaiTon1.jpg picture by tuongpham
 
 
Hình 2: Từ trái sang phải : Bà Ngọc Bích, Bà Tuyết Mai tay cầm bó hoa ( phu nhân Ô. Võ đại Tôn ), Ô. Võ đại Tôn và một vị không biết tên ( Hình của Nguyễn phước Đáng )
 
VodaiTon2-2.jpg picture by tuongpham

 

Chuyện vòng vo.

(Tham dự buổi RMS của ông Võ Đại Tôn)

 

 Năm 1993, tôi sang được Hoa Kỳ, đoàn tụ với 2 thằng con vượt biển đến đây từ năm 1981.  Mấy tháng sau, nghe thằng Út kể:

– Năm đó con và Anh Vĩnh bỏ Cali, giông tuốt qua Colorado để học.  Anh Vĩnh vô được Đại học Boulder.  Ảnh ở nội trú.  Ảnh chăm chỉ học như ba căn dặn.  Con học ở Denver.  Chị Mai (lúc đó là bồ của Anh Vĩnh), từ VN gởi qua cho ảnh một số sách của Cộng Sản, của VNCS.  Một số bạn của ảnh thấy được.  Bọn Sinh viên trong Hội Sinh Viên Boulder định “làm thịt ảnh”.  Con từ Denver, biết được, bèn chạy lên Boulder, gặp bọn SV ở đó.  Con can thiệp, cho biết ảnh là anh ruột của con.  Con nói “Ba tao là sĩ quan QLVNCH, bị tù cải tạo của VC.  Bọn tao vượt biển sang đây, vào Mỹ với tư cách tị nạn Cộng Sản, làm sao anh Vĩnh tao là VC, là thân Cộng, mà tụi bây định làm dữ…”  Họ nghe con, vì lúc đó con là đoàn viên trong ‘Chí Nguyện Đoàn’, một tổ chức của Chiến sĩ Võ Đại Tôn bên Úc.  Lúc đó Bà Đỗ Mùi là xếp sòng của tụi con….

 Tôi không biết “chiến sĩ” Võ Đại Tôn, cũng không biết thi sĩ Hoàng Phong Linh, tôi lại nghĩ Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh chỉ còn là những người hùng dĩ vãng thôi, nên tôi không có dự tính đến tham dự buổi RMS và “Nói Chuyện Tâm Tình” của ông trong ngày 15-5-10.  Nhưng nhớ lại lời thằng con Út nói năm xưa, tôi lại quyết định đi xem cho biết mặt con người đã đấu tranh vang lừng một thời, mà từ Úc đã làm lay động được bầu nhiệt huyết của thằng Út nhà tôi, bỏ thì giờ vừa làm SV vừa làm “quân” trong “Chí Nguyện Đoàn” của chiến sĩ Võ Đại Tôn (Lúc đó VĐT chưa trở về VN để bị bắt).

 

****

 

Hội trường thưa thớt, còn rất nhiều ghế trống.  MC Đỗ Hùng so sánh, trước kia, khi Ông VĐT đến đây, có hằng 4 – 5 nghìn người chào đón và lắng nghe ông nói chuyện.  Nay chỉ có trên dưới 100 người.  Ý nghĩ “chỉ còn là người hùng trong dĩ vãng” lúc ban đầu của tôi được củng cố thêm.

Nghe ông Vũ Văn Lộc nhắc lại, cách mơ hồ, về 2 cuộc họp báo do VC tổ chức để “người tù” VĐT phát biểu, lần đầu chỉ có ký giả trong nước, lần sau có cả ký giả ngoại quốc.  Tôi mơ hồ hiểu ra, chính cuộc họp lần đầu đã di hại cho thanh danh của ông Võ Đại Tôn, vì những phát biểu lúc đó của ông chắc có lợi cho CSVN (được báo chí VN đăng lại thành bằng chứng “giấy trắng mực đen”)

Phần quan trọng trong buổi RMS là phần “nói chuyện tâm tình” của tác giả Hoàng Phong Linh (tức chiến sĩ Võ Đại Tôn).

Ông Võ Đại Tôn năm nay 75 tuổi, nhưng dáng vẻ còn quắc thước, bước đi vũng chắc, tiếng nói mạnh, cách nói thật hùng biện.  Ông không giấu giếm chuyện ông vừa mới sang đến Nam Cali thì đã thấy những bài trên Net, trên báo tố ông là nằm vùng cho VC, là phản bội… Ông rất buồn, nhưng hứa không bao giờ bỏ cuộc.

Ông không coi trọng chuyện RMS, vì ông không chủ tâm đi bán thơ của mình để kiếm tiền, mà ông cần đi thăm “gia đình” (tôi hiểu 2 tiếng “gia đình” có nghĩa là những bạn bè thân quen từ lúc xưa).  Và ông muốn thưa chuyện với cử tọa, thưa chuyện dong dài có mất thì giờ.  Ông kể 3 chuyện trên những chặng đường đấu tranh ông đi qua:

1) Chuyện Cá Ông.  Lúc mới sang Úc ông đã gặp đoàn người biểu tình kêu gọi cứu đàn Cá Ông bị lâm nạn, ông cật vấn BTC và trách móc sao “Con Người” VN bị chết trên biển cả mà không được “Con Người” nói đến, mà lại để hết tâm vào những con “Cá Ông”.  Ông chê trách cả thế giới không quan tâm đến những khổ nạn của dân tộc VN…

(Tôi nghĩ rằng ông VĐT vì quá xúc động, mà quá đà, chê trách rằng cả thế giới không quan tâm đến khổ nạn của dân tộc VN.  Thực ra cả thế giới từ Đông sang Tây đều đã viết, đã nói quá đầy đủ, quá nhiều, về những đày đọa, khổ nhục của người Việt, về những việc gian ác của VC, tưởng chừng không giấy mực nào ghi lại hết được tất cả.  Thế giới đã ước tính số người vượt biển đến được bến bờ tự do chừng 2/3.  Còn 1/3 đã chết trong lòng biển cả.  Nếu thoát ra được 500,000 người, thì đã bỏ thây trên biển hết 250,000 người.  Con số thật thê thảm, cả thế giới đều biết và buồn đau cho dân tộc VN!!!)

2) Chuyện con ruồi.  Năm 2009, ông VĐT đọc thấy trên báo kể chuyện Tổng Thống Mỹ họp báo tại Tòa Bạch Ốc, bị con ruồi cứ bay đến đậu trên bàn tay TT.  Đuổi hoài không được, sau cùng TT dùng bàn tay đập chết con ruồi.  Ấy vậy mà nhóm người “bảo vệ thú vật” đã rùm beng chê trách Tổng Thống Mỹ “tàn nhẫn” với… loài ruồi!  Ông VĐT so sánh con ruồi với “Ba Cô”, 3 thiếu nữ VN vượt biển chạy trốn chế độ CSVN, bị hải tặc hãm hiếp,, mình đầy thương tích, trôi tấp vào bờ biển Mã Lai, 3 cô treo cổ chết, khiến người Mã Lai lập miếu thờ, tên là Miếu “Ba Cô”.  Ông than phiền, thân phận 3 thiếu nữ, thân phận người Việt không bằng con ruồi ở nước Mỹ tự do.  Ông đã khóc vì nghĩ đến thân phận người Việt đồng bào!…

3) Chuyện Cô Hoàng Dung Bắc Kỳ Cộng Sản.  Trên chặng đường, sau khi Liên Xô sụp đổ, ông được mời sang Mat-cơ-va thuyết trình về nhân quyền.  Trong 3 ngày làm việc ông được cô Hoàng Dung là một cô gái lớn lên từ bé trong nền giáo dục CSVN, giúp ông thông dịch từ tiếng Việt qua tiếng Nga.  (Lớn lên, thấm nhuần chủ nghĩa CS, đến mức Đảng CSVN tín cẩn cử cô sang Liên xô du học về ngành Ngoại Giao.  Liên xô sụp đổ, cô ở lại.  Cô được BTC cử làm người thông dịch cho ông VĐT).  Sau đó, ngày ra phi trường trở về Úc, cô Hoàng Dung đã xin được nói chuyện riêng với ông VĐT ở một góc riêng, rằng cô vốn là một đứa trẻ mồ côi từ bé, cô xin ông VĐT chấp nhận cho cô được gọi ông bằng “Bố”.  Đó là “tình người”.  Từ đó, ông nhận chân cuộc chiến đấu với phe CS không phải vì thù hận, chiến đấu để trả thù, mà chiến đấu vì tình người, tình dân tộc Việt, cho con người được tự do dân chủ… Có người bảo rằng tư tưởng “không trả thù” của ông là tư tưởng hòa giải hòa hợp.  Ông dứt khoát “Không!  Chủ nghĩa Cộng Sản, chóp bu CS, không xứng đáng để hòa giải hòa hợp!”

(Tôi nghĩ, chỉ trong 3 ngày làm việc, mà với tài hùng biện, ông VĐT đã hoán cải được tâm trí một con người từ tấm bé luân lưu trong huyết quản chủ nghĩa Cộng Sản.  Tuy cô Hoàng Dung chỉ đơn giản xin được gọi ông bằng “Bố”.  Nhưng điều xin nhỏ nhoi đó có ý nghĩa thật sâu sắc, ý nghĩa người CS “ngộ” ra, sau khi nghe chiến sĩ VĐT, mà khước từ chủ nghĩa Cộng Sản.  Tôi muốn cám ơn ông VĐT đã thay mặt người Miền Nam thuyết giảng đến mức thu phục, hoán cải được một người miền Bắc Cộng Sản, ngay chính tại cái nôi Cộng Sản Liên Xô.)

Sau cùng, ông VĐT nói lên cái tâm tình nghe thật bi thiết:

– Tôi đến với các quí vị không phải để XIN PHIẾU, không phải để XIN TIỀN, thậm chí cũng không phải để BÁN SÁCH KIẾM TIỀN, mà tôi đến để xin quí vị một điều, “TÔI XIN QUÍ VỊ CHO TÔI ĐƯỢC CÙNG ĐỨNG TRONG HÀNG NGŨ CỦA QUÍ VỊ ĐỂ ĐẤU TRANH CHO DÂN TỘC VN ĐƯỢC SỚM TỰ DO DÂN CHỦ…”  Trân trọng kính chào quí vị.

            (Tôi thật ngậm ngùi khi nghe lời hạ mình cầu xin của chiến sĩ oanh liệt một thời Võ Đại Tôn.  Thưa ông VĐT, tôi không rõ nội tình giữa ông và Cộng Đồng người Việt, khiến ông phải buồn lòng mà hạ giọng ngỏ  lời như vậy.  Lý ra bọn trẻ, hậu duệ, phải nói ngược lại “Chúng tôi cầu mong có được tinh thần đấu tranh bền vững như Cụ Võ Đại Tôn, đấu tranh cho dân tộc VN lấy lại được tự do dân chủ, cho đến hơi thở cuối cùng, như Cụ từng dõng dạc tuyên bố…”  Tôi nghĩ, cũng vì buồn phiền, xúc động, mà ông VĐT lại quá lời trong việc nầy).

Ra xe về, sau buổi RMS và tâm tình của ông Võ Đại Tôn, tôi nhớ lại câu chuyện của thằng con Út, “Thuở đó, bọn con hăng say lắm, nghe tiếng kêu gọi của ông Võ Đại Tôn, sinh viên tụi con gia nhập ngay ‘Chí Nguyện Đoàn’.  Đâu có đứa nào ham hố, đòi giành chức vụ gì, chỉ nhào vô làm quân của ‘Chí Nguyện Đoàn’ thôi!”.

Ba cám ơn Út của Ba.  Nhờ lòng hăng say của con thuở đó, mà Ba đến tham dự buổi RMS nầy, để được thấy, được nghe tài hùng biện của ông Võ Đại Tôn, lúc tuổi đã 75 xế bóng, dù đã trở thành dĩ vãng.  Chắc lúc còn trẻ, ba mươi mấy năm về trước, hẳn ông Võ Đại Tôn còn hùng hồn, thu hút người nghe hơn nữa!

 

Nguyễn Phước Đáng.