Tin Văn Thơ Lạc Việt

Triệu Hà : Thiệp Mời Người Lính Địa Phương Quân Và Nghĩa Quân Trong Những Ngày Hấp Hối 4-75

Vinh danh những "Anh Hùng Vô Danh" Địa Phương Quân và Nghĩa Quân trong cuộc chiến 1954-1975

Xin quí vị click vào để đọc.

 

Người Lính Địa Phương Quân Và Nghĩa Quân Trong Những Ngày Hấp Hối Tháng 4-75 Tại Bình Thuận

linhvnch_hanhquanquân đoàn 2 chiếm một lãnh thổ có diện tích lên tới 78.841 km2, rộng nhất trong bốn vùng chiến thuật. Bộ tư lệnh đóng tại Pleiku, còn 2 Bộ chỉ huy tiếp vận 2 và 5 thì ở Qui Nhơn và Nha Trang-Cam Ranh, còn có hai SD 2 và 6 không quân chiến thuật đóng tại Pleiku và Nha Trang. Các phi trường Nha Trang,Bửu Sơn,Phù Cát và Cù Hanh rộng lớn tối tân. Vùng 2 chiến thuật bao gồm 12 tỉnh cao nguyên và duyên hải trung phần, trong đó quan trọng và cũng có nhiều phiến cộng, nằm vùng nhất là Bình Thuận-Bình Định. Để xâm lược miền nam, cọng sản Bắc Việt cho mở lại con đường giao liên đã có sẳn từ thời toàn dân kháng chiến chống Pháp 1945-1954, thành con đường chiến lược mang đủ thứ tên trong đó có Hồ chí Minh, xuất phát từ Hà Nội vào tới Cà Mâu dài trên 2000 cây số. Con đường khai sinh đồng thời với cái mặt trận ma GPMN sau khi vượt qua vùng phi quân sự ở Bến Hải , men theo rặng Trường Sơn, tới Đổ Xá, Kòn Tà Nừng, Chulya, Khánh Hoà. Tại đây đường phân làm hai nhánh, một đi ngược lên Lâm Đồng, Quảng Đức, Phước Long về Sài Gòn. Nhánh hai tới Ninh Thuận,Bình Thuận, Rừng lá,rừng sát, Biên Hòa…

Sau ngày binh biến 1-11-1963, VNCH gần như vô chính phủ, rối nát tan hoang do đám kiêu tăng loạn tướng gây ra, mãi tới cuối năm 1967 khi tướng Nguyễn văn Thiệu đắc cử Tổng Thống VNCH , tình thế mới tạm ổn định. Bình Thuận là một trong các tỉnh ở miền Trung cùng chịu nhiều nạn kiếp, khiến cho tình hình an ninh toàn tỉnh kể luôn thị xã Phan Thiết tồi tệ đến mức ai nghe tới cũng sợ, khi phải tới miền đất này. Dù Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng tấn công Phan Thiết ba lần bị thất bại, không có cơ hội tắm máu đồng bào như tại Huế theo mong muốn của một số VC nằm vùng và có thân nhân nhảy núi , tập kết nhưng hoàn cảnh lúc đó hết sức bi quan, 95 % lãnh thổ bị địch chiếm, vùng còn lại ban ngày là của ta và thuộc về giặc ban đêm. Tại Phan Thiết, VC về ám sát,đốt tấn công các trụ sở ấp Đức Nghĩa,Phú Trinh,Hưng Long, Đức Long..coi như chỗ không người, thậm chí ngay trong Tòa hành chánh và tiểu khu, tỉnh trưởng khi di chuyển cũng phải có hộ tống và cận vệ. Các viên chức xã ấp,công chức, cảnh sát kể luôn các cấp chỉ huy XDNT,Nghĩa quân, ĐPQ ..ban đêm phải di chuyển chiến thuật tới các vùng tạm có an ninh ở Sông Mao, Phan Thiết, Mũi Né để ngủ giữ mạng. Các đồn bót trong tỉnh luôn bị tấn công, VC pháo kích bạt mạng vào thành phố, huyện lỵ và tàn nhẩn gài mìn khắp nơi, khiến cho thường dân vô tội bị chết oan hằng ngày khi di chuyển cũng như lúc ra đồng làm ruộng. Các trục giao thông tại quốc lộ 1, liên tỉnh lộ 8, tỉnh lộ Phan Thiết-Mũi Né..bị tắt nghẽn,nhiều trạm thu thuế gần như công khai của VC tại cây số 25, Thiện giáo, Tùy Hoà,Tà Dôn, Đá ông Địa,Vĩnh Hảo..làm cho mọi người lo sợ, phải dùng phương tiện ghe thuyền thay vì đi xe đò. Đã vậy trong tỉnh còn thêm vụ học sinh các trường trung học xuống đường biểu tình đòi Mỹ rút, kêu gào bảo vệ đạo pháp và các thầy cha, còn thêm màn mổ bụng rạch ngực viết huyết thư, tạo đủ đắng cay máu lệ cho người dân vô tội trong cảnh chiến tranh tận tuyệt. Tóm lại theo lượng giá của Đại Tá Ngô tấn Nghĩa, trong ngày nhậm chức Tỉnh Trưởng vào mùa thu 1969 thế đại tá Đàng thiện Ngôn, thì Bình Thuận và Phan Thiết lúc đó sắp lọt vào tay VC. Theo Trung Tá Ngô văn Xuân, nguyên Tiểu đoàn trưởng TĐ 2, Trung đoàn 44, Sư đoàn 23 BB từng tham chiến nhiều ngày tại Bình Thuận, thì chính Đại Tá Ngô tấn Nghĩa, một sĩ quan dầy kinh nghiệm trong chức vụ trưởng phòng 2 quân đoàn 2 nhiều năm, qua nhiều vị tư lệnh, đã thành công trong việc tách rời các cơ sở cũng như vô hiệu hoá Việt Cộng tại địa phương, từ đó cho tới ngày miền nam bị sụp đổ vào tháng 4-1975. Chính các lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân đã góp phần lớn máu xương trong việc bảo vệ an ninh và mạng sống của đồng bào trong tỉnh, cho tới những giây phút cuối cùng trong đêm 18 tạng ngày 19-4-1975. Họ là những chiến sĩ của QLVNCH không tên với những chiến công hiển hách , đã dánh những trận để đời như sử gia Chánh Đạo đã hết lòng khen ngợi trong tác phẩm “ 55 ngày đêm-cuộc sụp đổ của VNCH”. Tôn vinh cuộc chiến đấu thần thánh trên là cách trả lời cao thượng nhất để tri ân và lấy lại uy tín cũng như danh dự cho người lính miền nam, những người đã vì nước vì đời, mà tự tìm lấy cái chết bình thản tại chiến trường , ngay lúc giặc đã tràn ngập.

dung-quan-ben-duongy_a37