Văn

Trần Văn Sơn : Triền Nước Hy Sinh

Vào Đời

 

Mẹ em dơ vẫy tay chào..
Con tầu nhẹ cánh trời mầu biệt ly!
Khoảng thời gian vút trôi đi,
Giờ em đã lớn biết đi làm rồi,
Ba em như hé miệng cười,
Thương em, em biết hai người già đi!
Không gian gió đẩy em đi,
Bóng thân yêu như đã nhỏ đi dần-dần!
Lòng chạnh lòng, những bâng khuâng,
Bao nhiêu kỷ niệm, triệu lần Mẹ hôn!
Những chiều đọc báo cô đơn!
Ba nhìn mây bạc, mơ hồn cố hương!
Bảo em, con chọn Con Đường,
Đường xưa ba vẫn còn vương vấn nhiều!
Cố hương tuy vẫn tiêu điều!
Ba mong em góp ít nhiều về sau,
Xuân sang cảnh vật thay mầu,
Quê hương như vẽ nhịp cầu Đường Em!

Trần Văn Sơn
1993

Rồi Đây

 

Rồi đây em lớn thành người,

Mẹ Cha già yếu, tuổi đời càng cao,

Quê xưa lạc mất đường vào,

Vì không cảm được thế nào là Quê?

Kiếp đời hải ngoại đam mê,

Bao nhiêu vật chất, trăm bề ngổn ngang!

Nhận đây Quê mới, bẽ bàng!

Tìm về Quê cũ, lỡ làng lời văn!

Cảnh đời Quê cũ tối tăm!

Cảnh đời Quê mớii, ngậm căm nín nhiều!

Bỏ đi lý tưởng sóng triều,

Phục hưng Quê cũ là điều ước mơ,

Lúc mình còn tuổi trẻ thơ,

Cần nghe lời dậy vô bờ Mẹ Cha,

Chuyên cần sách vở thiết tha,

Tiếng người nói giỏi, tiếng nhà hiểu sâu,

Rồi đây khi bắc nhịp cầu,

Quê hương rộng mở con tầu vượt khơi!

Góp bàn tay mới xây đời,

Cho Quê tươi sáng, một trời vinh quang!

 

Trần Văn Sơn

1993

 

Tiếng Gọi Non Sông

 

Ai nghe tiếng gọi non sông?
Ngọt như tiếng Mẹ trong lòng thiết tha,
Quê hương ta thật hiền hoà!
Giờ đây gầy guộc, xót xa, gông cùm!
Mười năm phiêu dạt bềnh bồng…
Thuyền trôi xứ lạ chạnh lòng hoang mang!
Xa rồi Quê Mẹ Việt Nam,
Xa giòng sông Cửu, lúa vàng cò bay…
Xứ người kiếp sống điên say,
Ngày hai buổi vẫn đi cầy tự do,
Áo cơm tuy chẳng cần lo,
Hồn ta chĩu nặng, sợ lo lạc loài…
Ra đường, ta chẳng gặp ai,
Tình Người lãnh đạm như hai tinh cầu!
Về nhà, như mất thương yêu,
Đứa con không thể hiểu nhiều lòng ta,
Việt ngữ ta rất tinh hoa,
Chúng không nói được thật là buồn ghê!
Sóng đời vật chất đam mê..
Cá nhân chủ nghĩa thật tê tái lòng!
Còn bao sứ mệnh chờ mong..
Giở trang phục quốc anh hùng chờ ai?
Việt Nam trong cảnh đoạ đầy!
Cộng Nô chủ nghĩa đã thay đổi gì?
Ai người khoác áo chinh y?
Ai người hào kiệt quyết đi diệt thù?
[1]
Non sông tràn ngập quân thù..
Ai về ca khúc thiên thu khải hoàn?

Trần Văn Sơn
1985


 

Chàng Kỵ Mã & Mùa Xuân

 

Hùng vĩ quá, đây muôn ngàn dinh thự,

Cao ngất trời, sừng sững đứng nghênh ngang!

Mùa Xuân đến, Ngựa ơi, Mày vinh dự?

Chốn Quê Người, Mi mất vẻ hiên ngang!

 

Thôi hãy đợi một đoạn đường xa nữa,

Ta và Mi, hai kẻ lạc địa bàn,

Có tìm được hướng đi về lối cũ,

Vó câu ròn, đường thiên lý thênh thang!

 

Ta đã trải qua muôn ngàn vạn dậm,

Từ Ba Lan, Đông Đức đến Đông Âu,

Mùa Xuân đến đang nồng ấm thương yêu!

Làm sống lại Tình Con Người đích thực!

 

Thôi hãy tạm dừng chân, nhìn sóng nước,

Và mây đen đang tan biến, đổi mầu,

Đàn chim nhạn đợi gió trời bay lướt,

Bình minh lên, mình sẽ biết về đâu?

 

Ta biết Mi cần một loài cỏ đẹp,

Dưới chân đồi hay một khúc sông xanh,

Còn Ta nữa, Ta cần một hơi thở,

Với núi sông, thôn dã thật yên bình!

 

Mùa Xuân tới, bao loài hoa thơm ngát!

Qua lối mòn, Ta hít thở đê mê!

Trong nước kiệu, Ngựa ơi, hồn ngây ngất!

Gió êm đềm, Quê Hương đón Ta về?

 

Nhưng chưa được, Ngựa ơi, Ta hổ thẹn!

Vì bao năm, chiêu kiếm lãng quên rồi!

Vào Đất Mẹ, lòng Ta toàn trống rỗng!

Ngọn lúa đồng, Ta chưa góp mồ hôi!

 

Còn Ngươi nữa, ước ao và ao ước,

Đã làm gì, qua năm tháng âm thầm?

Hay thiếp ngủ cho quên Hờn Vong Quốc?

Khát nước ngàn, nhưng chỉ thấy mưa tuôn?

 

Mùa Xuân đến, Ngựa ơi, còn vinh dự?

Nếu Ta về, vó ngựa có kêu ròn?

Tuyệt kiếm trên vai, Ta còn chiêu thức?

Hay lòng nhủ lòng, một nỗi cô đơn?

Trần Văn Sơn
1990

 

Em Bé Việt Nam

  • Em Bé Việt Nam Em là em bé Việt Nam,
    Chiến tranh xô đẩy em sang nước ngoài,
    Ba em làm việc suốt ngày,
    Chuyên viên nhà máy đôi tay sần sùi!
    Mẹ em, nét mặt luôn vui,
    Giúp Ba em tạo niềm vui trong nhà,
    Còn em, em học trường xa,
    Kiến năng em góp, mai ra giúp đời,
    Ngày nay, biển học chơi vơi,
    Thành công là giấc mộng đời của em,
    Ba em kỳ vọng nơi em,
    Mẹ em mong ước cho em tuyệt vời,
    Tháng năm ngàn chuyến ra khơi,
    Nhiều em bé Việt tới nơi em rồi,
    Ở đây đời sông yên vui,
    Có trường ốc đẹp khỏi chui xuống hầm,
    Không nghe tiếng súng ầm ầm,
    Hay nghe tiếng hét rợn hồn thất kinh!
    Ước mơ tổ quốc thanh bình,
    Em về giúp nước Quê mình Việt Nam,
    Giờ đây cỏ dại miên man,
    Mọc lên trong đám vườn hoang quê nhà!
    Em đang mài miệt đường xa,
    Giấc mơ giúp nước, giúp nhà của em,
    Em là em bé Việt Nam,
    Em đang nói tiếng Việt Nam yêu kiều!
    Hồn em dào dạt tình yêu!
    Thương quê, chạnh nhớ, lòng yêu ngậm ngùi!

    Trần Văn Sơn
    1985

  • Con Xoáy Dòng Đời

     

    Có một hôm, tôi nhìn con suối nhỏ,
    Nước yên bình róc rách chảy theo dòng..
    Tôi cứ tưởng nước suối vàng trong mãi,
    Đâu có ngờ dòng nước đó long đong!
    Chảy theo dòng, nước biến thành con xoáy,
    Con xoáy to càng cuốn mạnh theo dòng,
    Con xoáy nhỏ bị bao chiều xô đẩy!
    Muốn thoát ra nhưng vẫn kẹt trong vòng!
    Quê hương tôi bao thập niên rên xiết!
    Thoát không ra khỏi chinh chiến con người..
    Đã bao kẻ mơ làm con xoáy lớn,
    Đưa nước dòng qua lắm khúc đơn côi!
    Bạn thế nào, xoáy to hay xoáy nhỏ?
    Vẫn trôi theo năm tháng của dòng đời?
    Có phút nào hồn yên lặng thảnh thơi?
    Hay khắc khoải bên dòng không trở lại?
    Có một lúc, tôi mơ làm ngư phủ,
    Để nhãn quan nhìn trọn cả bầu trời..
    Một buổi bình minh xanh tươi rực rỡ,
    Hay những chiều hồn cảm xúc chơi vơi!
    Có khoảng khắc tôi mơ về phố cũ,
    Đón em chiều ôm ấp trọn vòng tay!
    Hai mái đầu xanh tuổi hồng bỡ ngỡ,
    Mắt ngại ngùng mà tay vẫn trao tay!
    Cuộc chiến lê thê gieo nhiều tang tóc!
    Đất quê nghèo không đủ đắp mộ em!
    Thôi, em thoát khỏi kiếp người mệt nhọc!
    Đứng bên dòng, tôi mặc niệm cho em!
    Trên xứ lạ, bao lần tìm an ủi,
    Và bao lần tôi đứng cạnh dòng sông,
    Nhìn ngàn xoáy theo dòng đời lạc lõng!
    Trầm lặng buồn, hồn cảm động mênh mông!
    Có một phút, tôi mơ mình kiến trúc,
    Xếp mô hình cho ngàn xoáy về nguồn,
    Nắn lại sông đời đang quanh co khúc,
    Để lệ nhoà trong mắt bớt rơi tuôn!

    Trần Văn Sơn
    1/1980

    English Version

    The Life Stream’s Whirlpool

     

     One day, I see a little spring,
    Its peaceful water babbles along the stream, flowing.
    The golden water would be clear for ever, I thought,
    I did not expect that stream had been in a hard lot!
    Down the stream, its water becomes whirlpools,
    The big ones are swept away, along the flow that is harmful!
    The small ones are shoved off with several ways!
    Having tried to get out, but still stuck in the circle, along days.
    My country has been suffering for several decades.
    In vain, having tried to avoid human wars, as of to date!
    Several people have dreamed to be big whirlpools,
    Having made the flow through many pitiable turns?  Are they fools?
    What are you?  The big or the small whirlpools, in line?
    Having been flowing along with the life stream’s time?
    Having been in any minute, easy, calm or burned?
    Or having been frustrated down the flow, without return?
    Some moment, I have dreamed to be a fisherman,
    Observing objectively the whole universe in front of my hand,
    A really fresh, glory and blue dawn!
    Or, in several evenings when my mind was deeply motioned, alone!
    Some moment, I dreamed to come back to my old town,
    With my full arms to welcome my lover just found!
    Two teen heads in our pink ages, we felt at a loss!
    With our reluctant eyes, but hands in hands, we got!
    Very long wars have caused lot of mourning & miserable zones!
    With our country poor land, I could not find a piece for your gravestone!
    Standing by the stream, I meditate for you, good-bye!
    In the strange land, I often find consolations,
    Several times, I stand by the river stream, with deep motions!
    Looking at thousand of the whirlpools straying down the life stream!
    I am quietly sad and my sould is in an immense motion, like dreams!
    Then, in some moment, I dreamed of certain reconstruction, I thought,
    Arrange a mold for the thousand of strayed whirlpools coming back to their resources,
    Reshape the life river winding about its turns,
    So my blurry tears will stop dropping down, my turn!


    Vanson Tran
    1/1980

    Triền Nước Hy Sinh


    Thương Việt Nam, một quê hương bé nhỏ

     

    Bầy Nai mọng với những bình minh đẹp,

    Bước nhẹ nhàng bên triền nước rừng sâu,

    Loài Thú Dữ đi săn mồi rón rén,

    Miếng mồi ngon và triền nước đẹp mầu!

    Làm sao nhỉ chia Bầy Nai thành nhóm?

    Phân tán rồi, Ta sẽ chộp cho nhanh,

    Đàn Nai nhỏ thịt thơm và dễ ngoạm!

    Triền Nước kia, trong mát thật ngon lành!

    Rừng yên lặng, song Bầy Nai đông quá,

    Dù có vào, Ta khó thoát bị xô,

    Chúi một ngã sẽ mang đời tàng tật!

    Xác thân này sẽ bỏ mạng bên hồ!

    Tôi Ta biết, đi tìm Bầy Thú Dữ,

    Thiếu gì anh đang đói khát lâu nay,

    Chia chác mồi ngon, bên triền nước ngọt!

    Vĩnh viễn vào chế ngự Đám Nai này!

    Đàn Nai vẫn yên bình bên Triền Nước..

    Và hoàng hôn rừng xinh đẹp bốn mùa,

    Hoa vẫn nở trên giốc ngàn, bờ suối,

    Đâu có ngờ Biến Cố của ngày Mưa?

    Vào triền nước, Bầy Nai say sưa uống,

    Lúc ngẩng đầu, lơ đãng ngắm trăng đêm,

    Trời xanh quá, từng đám mây lờ lững!

    Khí trong lành và gió thoảng êm đềm,

    Bỗng xào xạc, Đàn Chim Rừng cất cánh!

    Tiếng Sói tru, Báo gọi, với Hổ gầm!

    Bầy Nai mọng vội vàng phân toán loạn!

    Chia thành đàn bé nhỏ, rất phân tâm!

    Bầy Thú Dữ xông vào bên Triền Nước..

    Chúa Sơn Lâm dơ vuốt, hé miệng cười!

    Nhìn Đàn Sói chia mồi như ngoan ngoãn,

    Nhóm Báo Rừng nét mặt rất vui tươi!

    Máu đã nhuộm Rừng sâu, mầu ảm đạm!

    Bầy Nai tơ nay như đã tan rồi!

    Mang một kiếp Con Mồi, Bầy Thú Dữ,

    Triền Nước sâu nghe tiếng thở than đời!

    Kiếp Nhược Tiểu, Bầy Nai ơi thương quá!

    Không kết đoàn, chia rẽ, mất Triền sâu!

    Dòng Sông nhỏ vẫn trôi vào biển cả..

    Con xoáy nào không mất hút theo dòng?

    Đâu Tiếng Gọi nhập đoàn trong nguồn gốc?

    Hay xích xiềng tự trói kiếp long đong?

    Trần Văn Sơn

    1997