Tác giả và Tác Phẩm

Thế Phong : MỘT LẦN CỦA NGÀY 10 THÁNG 10 Ở HÀ NỘI.

MỘT LẦN CỦA  NGÀY 10 THÁNG 10 Ở HÀ NỘI.

Thếphong

 

(……………)

Nhớ lời vợ dặn, rảnh đến Hàng Bột, tìm nhà cháu Thơ ở 33 ngõ Thông Phong – đến  phố Nguyễn Thái Học trước, qua trường trung học Phan Đình Phùng ( nay Phan Chu Trinh ), cứ đi thẳng tới ngã ba, rẽ trái qua hàng Bột là tới nơi.  Con đường tôi đang đứng đây, mắt dáo dác tìm biển tên phố lại chỉ thấy  phố Tôn Đức Thắng.

Ghé trạm, hỏi thăm một cảnh sát viên, thì đúng đây là Hàng Bột. Từ trên đi xuống, bên tay phải số chẵn, bên trái lẻ;  vậy ngõ Thông Phong nằm ở phía tay trái.  Gặp đúng ngõ, đúng số nhà – ngoài lề có hàngbán nước chè – hỏi thăm chủ quán – biết  chủ nhà đã  chuyển  tới địa chỉ mới 17b Lý Nam Đế. Căn nhà này xưa kia của bá Châu ( em ruột bố vợ tôi) . Bà lấy chồng tri châu  ( huyện quan miền thượng du , tương đương tri huyện) , sinh hạ được hai cô con gái.  Cô em gả cho Nguyễn Hiệp, ba cháu Thơ bây giờ, chủ căn nhà 33 ngõ  Thông Phong.  Nhà  sửa sang lại để bán ( lời chủ quán  bán nước đầu hè)  và sang ở bên  chồng, một sĩ quan  Quân đội nhân dân ở phố Lý Nam Đế.

Tôi đi tắt ngõ băng qua đường Trần Quý Cáp, vẫn còn bắt gặp hàng chữ cổ lỗ sĩ Ga Saigon nằm trong dãy nhà Chemins de  Fer xây cất từ thời tây sừng sững như con thù lớn nghênh ngang đứng đó.   Đúng ra, khu này không thay đổi, quần thể kiến trúc thời thực dân vẫn còn dấu tích đậm nét, phải được coi như di tích hiếm hoi cần bảo tồn.

 

Len lỏi tới Cửa Nam lúc nào không hay- vậy nhà văn sĩ  Nguyễn Minh Lang- xưa kia 42 Hàng Lọng –nay phố Lê Duẩn- là tìm gặp ngay được bạn cũ. Buổi nay, thì chưa thể tìm gặp, nhưng cũng biết tin nó đã đi xe lăn, tối ngày chỉ quanh quẩn xó nhà.

Rẽ phải qua phố Phan Bội Châu, tìm số nhà 36, xưa , nơi ở của thi sĩ Nhất Tuấn-Phạm Hậu.

Biệt thự xây theo lối tây còn nguyên vẹn; nhưng được ngăn ra nhiều phòng cho nhiều chủ ở – ai cũng là chủ tập thể . Một chủ tập thể hiện ở đây- lão- thi- nam Khương Hữu Dụng trên 80 vẫn cứng cựa sống một mình- như gà trống tây hãnh diện xòe một bên cánh bảo vệ lũ con của mái Bội Tỉnh. Câu văn so sánh trên có  được , nhờ lần cùng Lữ  Quốc Văn  đến thăm lão-thi-nữ Bội Tỉnh ở nhà con gái tai thành phố Bác –  chúng tôi gặp lão-thi-nam ăn trưa ở đây ,    ngồi rung đùi ngâm thơ Bội Tỉnh cho mọi người thưởng thức.

 

                                                                                 ***

Hàng ngày đi qua phố  Yết Kiêu họp hội nghị, thêm một ngày đi bộ tìm nhà quen cũ , ôn kỷ niệm Hà Nội  trước 1954. Nhà báo Hồ Nam ở 8 Yết Kiêu, nơi tôi từng lại thăm, nhất định đòi bằng được uống cốc nước  chè đường cho đã khát.  Hồ Nam chiều bạn, bưng cả hũ đường cùng  cốc, bình trà cho bạn tự do pha chế`- và không đoán được rằng từ sáng bạn nó chưa có một chút gì bỏ bụng ?

 Vẫn phố Yết Kiêu, số 108, nơi từng đã sống , qua đời của một chàng nhạc sĩ  tài hoa, cũng ở  phố Yết Kiêu này – tôi nhìn lên căn gác như gửi lời chào  vĩnh biệt Văn Cao  muộn màng!

 

Nhắc lại, lần đầu tôi và  nhạc sĩ Phạm Đình Chương gặp  Văn Cao vào tối  mùng một tết, tháng 2 năm 1980 ở nhà Nguyễn bá Châu, 92 Lê Lai, quận 1, tp. HCM.

Nguyễn Bá Châu, chủ xuất bản, nhà in trước  1954 ở  Hà Nội – nhà in lúc đó đặt tại 59 Miribel ( nay trần Nhân Tông).  Châu là con trai đốc tờ Lương, thân phụ đặt tên  Châu cho anh, còn là kỷ niệm khi ông  làm việc  ở Lai Châu- vì anh được sinh ra ở đất Thái.Nguyễn  Bá Châu sống trên đất Thái, quen ăn cơm nếp  xôi, gần như không ăn cơm tẻ. Sau 1975, gạo nếp rất hiếm, nếu có cũng  rất đắt, nên anh  thường uống bia chai   Larue thay cơm.  Khi ăn cơm, vợ nấu xôi nếp, mà khi ấy mỗi gia đình được phát  sổ gạo chỉ bán gạo tẻ.

Nhà xuất bản Á Châu  lúc ở Hà Nội chưa in một tác phẩm nào của tôi, ngay khi vào Saigon cũng vậy.  Cùng lứa tuổi sàn sàn, lại quen biết từ lâu, thường xưng hô tao, mày- như đối với văn sĩ Thanh Nam, Nguyễn Minh Lang, Nguyễn thiệu Giang, Huy Quang- những tác giả đã giao du với nhà xuất bản của Nguyễn Bá Châu.  Nxb Á Châu in tác phẩm của chúng nó  – có đứa  1, 2, 5 hoặc 3 tùy thằng; riệng văn sĩ  hàng đầu Nguyễn  Minh l;ang  được in nhiều nhất;  tiểu thuyết mang tựa “ Gái Hà Nội”’, Trăng đồng quê””,  Cánh  hoa trước gió “( 2 tập) vv. Tiểu thuyết Nguyễn minh Lang bán rất chạy  , nhất là” Gái Hà Nội” – chuyện tình tiểu thuyết hóa giữa ca sĩ số một T.V với văn sĩ tác giả- đến cả bìa sách, Minh Lang buộc Nhà vẽ Zuy Nhất ở bờ Hồ  trình bày bìa 1 – phác họa chân dung   phải giống hệt ca sĩ T.V, tai cô đeo hai chiếc vòng’ tổ bố’  tòng teng “!

Sau  khi chúc tết xong, Bá Châu rủ tôi ra quán Lê Lai ( khách sạn New World bây giờ)  vừa gần nhà Châu để làm mấy chai bia Larue cho đời lên hương .  Châu uống  như uống nước lọc, hút thuốc lá liên mien – có thể  làm bạn chí thiết văn sĩ   Olivier Rolin –  có tranh gi, thì : ” mày 10 tao cũng 9,9“) . Olivier Rolin, nhà văn Pháp tới Hà Nội dự hội thảo văn chương Les Temps des Livres do Đại sứ quán Pháp tổ chức vào 1995.  Nay Nguyễn Bá Châu đã   xa rồi, không còn trên cõi ta bà, xa hẳn chốn đô hội, nhiều niềm vui lại không ít điều buồn !  Châu buông xuôi hai tay, hãy tự kỷ ám thị đi:” …mày chẳng còn điều gì nợ nần  cuộc đời, phải vậy không ?”

Hai thằng vào quán  Lê Lai- thơi kỳ này  quán chỉ được phép mở băng nhạc hòa tấu. Ca khúc không lời được nghe đầu tiên, nhận ra ngay, rất lãng mạn với điệu nhạc  cao bồi-giang hồ “ Tôi đi giữa hoàng hôn” / Văn Phụng – sau đó bắt qua ca khúc  phổ thơ Đinh Hùng của Phạm Đình Chương .

Châu nói ngay:

…- “ chưa gặp em anh đã nghĩ rằng..” thằng này chết đi rất thiêng đây ! Nó  hẹn sẽ tới gặp chúng mình thì đã có  hành khúc đón chào  rồi. !

 ( Châu ơi ! mày đâu  có biết chuyện chàng  thi sĩ  Đinh Hùng lững thững vào giữa trưa  nắn một buổi trưa thứ 7, để  đón nàng Hoài Diệu tan trường, từ Trường Xã Hội Caritas 38 Tú Xương lững thững bước ra  cổng, ù chạy , đưa  vòng tay khóa chặt cánh trái Đinh Hùng ?- tôi rất muốn kể cho Châu nghe, rồi lại thôi không kể nữa).

Từ rất lâu tôi không gặp  Phạm Đình Chương- rất mong gặp lại. Thời kỳ còn  làm Tùy viên báo chí Bộ Thông tin ( 1955) , tôi được cắt cử vào Hội đồng xét duyệt phim trước khi cho phép chiếu ngoài rạp.  lần ấy, sau khi chia tay trước rạp Olympic, Chương khuyên tôi:” mày nên học hát  làm ca sĩ Thế Phong ạ !”. Câu chuyện không đầu, không đuôi ấy- tôi vẫn còn nhớ như nó mới nói cho nghe hôm qua thôi- tôi chẳng hỏi cho biết từ ý nào mà nó khuyên tôi vậy ?  Uống tới chai bia thứ 3, Châu nhìn ra thấy bóng Chương đi vào, Châu cười, đưa tay vẫy. Gặp tôi, Chương xiết tay rất chặt, lắc rất lâu, như cho bõ từ lâu đã không gặp. Câu nói đầu tiên:

[- Mày còn làm thơ không ?  Cứ cho thơ mày có nhiều tân ý đi nữa, thì tao có muốn phổ cũng” đếch” phổ đượ

-Tại sao? tôi hỏi.

-“ Sao” vói” “trăng “ gì, đọc báo” Văn nghệTiền phong” chúng chửi thơ mày và Thanh Tâm Tuyền là” thơ hũ nút”, thơ TT thì tao còn phổ  được ”  phổ hay “ là khác- còn” thơ hũ nút’ của mày, có tài mấy cũng chịu thua !

Nó vẫn hút thuốc lá Bastos de luxe, hít dài một hơi cho đã, rồi kể chuyện thường nhật, đi dạy nhạc kiếm cơm qua ngày, đoạn tháng.

Ba thằng đấu láo, tất nhiên tránh chuyện” chính chị, chính em” , còn tha hồ bàn về’ nhạc, nhiếc”, chẳng động chạm ai, vì sợ bị hại đến thân cò !

Xong, Châu lại rủ hai thằng về nhà” ăn tết”- nó còn để dành được” một chai duy nhất Moet Chandon cổ trắng “- …‘ ta vừa uống sâm-banh thời sau 75 vừa thưởng thực” nhạc sống” cho “ dzui” !”

Chương phản ứng”

-“ Nghe” hòa tấu’ còn” rét”, huống hồ” nhạc sống” , nghe xong để tế bằng” nhạc chết’ à ?

Nguyễn Bá Châu có lối chuyện  úp úp, mở mở- như tay đạo diễn cứ khôi – nhất định không nói hết một lần, cứ từng câu dò phản ứng, sau mới tiếp. Chương sốt ruột:

-Mày thuộc loại” người khôn thì nói nửa chừng…“  nói mẹ nó  ra, có ai đâu, úp úp, mở mở làm” đếch” gì! Vậy là Châu đành tiết lộ” tối nay tại phòng khách lầu 3 nhà tao, mới một nữ  danh ca Thái Thanh, một “ pianiste”  tài danh Nghiêm Phú Phi, “ một nhạc sĩ quốc  ca  tham dự với bọn mình được không, hở hai đứa chúng mày  ?”

 

                                                                             ***

 

Khi còn mở nhà xuất bản ở Hà Nội trước 1954, Nxb Á Châu in rất nhiều ca khúc Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Văn Tý, Tu My, Văn Chung, Châu Kỳ, Tô Vũ, Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, Nguyễn văn Thương, Ưng Lang, Nguyễn Văn Khánh, Đoàn Chuẩn-Từ Linh , Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ vv… Còn tiểu thuyết bán chạy  nổi tiếng hàng đầu vẫn là  tác phẩm nhà văn tiền chiến Lê Văn Trương, Nhất Linh, Khái Hưng.. sau là Hoàng Công Khanh.., và tập thơ chuyện  kể tình sử  bình dân Đồi thông hai  mộ, riêng cuốn này tái bản  không biết bao nhiêu lần- hình như nhà phê bình văn học Thượng Sỹ bị  đánh, chạy quính quáng rơi tọt xuống ven hồ Gươm, chỉ vì một bài điểm sách chê bai” “hết cỡ thợ mộc” !

 

Buổi tiêc trên lầu ba, có một vị khách không mời vẫn đến.- tuổi chừng 20 mươi ngoài, mặc dân sự, vẫn  ẩn chìm toát vẻ đầy quyền lực, hống hách, qua dáng điệu, cử chỉ, lời nói.

 Phạm Đình Chương thấy vậy, nháy mắt, khều Bá Châu ra ngoài tỉ tê đủ nghe:

“…  nhất thiết là.. mày không được giới thiệu chúng tao với  bút danh, bút diếc gì hết. Cứ giới thiệu tao là Trung, họ hàng nhà mày… còn thằng này( chỉ về phía tôi)  tên thật  là gì? – Chương nhấn mạnh, phải dặn cả Nghiêm Phú Phi nữa, riêng em gái tao thì không cần, nó biết rồi !.

 

Văn Cao uống rượu  tây như hũ chìm, ăn rất ít., kể cả đồ nhắm thì lâu lâu mới cầm đũa gắp đưa lên miệng, mặc dầu thức ăn bạn bè gắp vào bát khá đầy.  Ai thích  bài nhạc nào của Văn Cao , cứ yêu cầu – bữa nay chỉ hát ca khúc  của tác giả làm  nhạc quốc ca thôi. Hết Buồn tàn thu, đến Suối mơ, Bến xuân, Thiên thai, Đàn chim Việt, Trường ca sông Lô, Không quân Việtnam, Trương Chi.. – xấu  người   tốt tính, tài cao, hát giỏi- mà” cứ hát hay như  Trương Chi là có vợ đẹp thôi “!. Thật lạ, giờ phút này có ai dám tổ chức hát nhạc sống  đâu – cả thành phố này chỉ hát nhạc cách mạng có lời– còn nhạc vàng cấm lời, lại được phép nghe hòa tấu.

Chàng thanh niên đầy quyền lực nhấp nha, nhấp nhổm, đứng lên lại ngồi xuống, hết đi ra lại đi vào, lên tiếng hỏi trống không” cho gặp chủ nhà ngay”!

 

Thấy vậy, Văn Cao cầm ly rượu khề khà sang mời chàng thanh niên quyền lực cụng ly. Rồi Văn Cao còn choàng vai cậu ta tâm sự ,như đôi ba dòng tiểu sử tự bạch trích ngang :

 

“… Anh đây từng là cán bộ công an trrước 1945- như chú em bây giờ; nhưng nghề ám sát thật nguy hiểm, vất vả khôn lường.  Không bao giờ anh quên lần ám s át tên ác ôn, hại dân, hại nước- thằng này mang tên Đỗ Phin. Khi một đồng sự tổ chức chuốc rượu cho nó say, anh bước vào , lên nòng đạn Colt 45-  hỏi có phải nó không,  một giao liên gật đầu, ấy thế là anh nhắm mắt nẩy cò; sau khi nghe tiếng nrồi thoát ngay ra ngoài, rồi trốn biệt tích. Vốn có máu nghệ sĩ lại ưa giang hồ, thích sáng tác, à này, anh hỏi thực- em nghe những ca khúc vừa hát có thích không ? cái bài” Suối m ơ” ấy mà, lãng mạn nhưng lãng mạn cách mạng đấy em ạ ! Này nhé:” suối ơi bên rừng thu vắng, dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng”- cái chất cách mạng này hoàn toàn là rung cảm thực của nghệ sĩ có  tâm hồn, yêu non sông, đất nước; nhưng cũng biết yêu mình nữa. Em có hiểu anh nói gì không ?  Cụng ly nào, uống cạn nhé ! Nhưng phải nói thực, anh là kẻ thất bại về tình yêu, thất bại, vì anh không giỏi tán chuyện với đàn bà- nhưng anh vẫn là” nhạc sĩ làm quốc ca” – em thấy có đủ bảo đảm chính trị cho buổi tấu nhạc đêm nay, và không còn’ có vấn đề” – có đúng vậy không ?

 

Người trẻ tuổi cầm ly rượu, giữ tư thế im lặng, không lên tiếng, cũng chẳng trả lời, không cần xác nhận đúng hay không, có vần đề hay không có vấn đề. Anh ta trở về chỗ ngồi và chỉ tin bài quốc ca được hát lên mới đánh tan sự hoang mang, thực sự tin tưởng “ ông này là nhạc sĩ làm quốc ca” thật sự.   Nhạc sĩ lại tiếp tục dốc bầu tâm sự- chính vì không giỏi tán chuyện với đàn bà, con gái, nhạc sĩ đành dốc  tâm sáng tác ca khúc thật mộng mơ, lãng mạn, say đắm chết lòng người, bù lại cho sự thiếu thốn kia trong lời ca, nốt nhạc. Văn Cao tâm sự tiếp:

 

“… Em có thể không nghe ca khúc” Thiên thai”,” Suối mơ”; hoặc không chừng chỉ thích tiếng nhạc ồn ào, gầm thét” Trường ca sông Lô”, như nước đổ ầm vang quyện hòa  tiếng súng; hoặc” Tiến quân ca” , bài quốc ca mà chính anh  là tác giả . Em có tin vậy không? Nếu em tin anh đúng là nhạc sĩ sáng tác quôc ca của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa- vậy thì em đã cảm thấy được điều này chưa ?

Cảm được điều này là thực chưa?  Nhạc của anh rất nhiều, riêng ca khúc “ Tiến quân ca”  trở thành quốc ca, thì em biết đấy – từ anh dân đen đến ông có chức có quyền, một khi nghe nhạc tấu lên, tất gần tật  đều phải đứng dậy,  và tất nhiên kể cả thích hay không thích nhạc anh đi nữa. Có đúng như vậy không nào? ..

 

Nói  dứt, Văn Cao giơ tay bắt nhịp, tự hát: “ Đòan quân Việtnam đi… “ câu hát chưa  dứt, thì người trẻ tuổi hạ bộmặt đăm chiêu, vội vã xin lỗi giã từ, đi  công tác đột xuất-  lẻn thật nhanh khỏi cửa.

 

Vĩnh biệt chàng nhạc sĩ tài hoa thượng thừa! nếu có ai bắt khai lý lịch trích ngang một lần nữa, chẳng hạn một nhà báo giỏi nghề, muốn biết đích xác nơi  phong thổ, chốn nào  tác giả chào đời- có phỏng vấn-  thì nhạc sĩ chỉ lắc đầu thì phải ?!

Chẳng hạn, tác giả được sinh ra ở  thành Nam,  Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình ? không đích xác địa danh, vì không còn nhớ rõ, bởi từ thuở   nhỏ, người mẹ bồng bế các em, giắt díu anh đi tha phương, cầu thực- khi đến   vùng  đất Nước Mặn Đồng Chua ( Hải Phòng ) , đất lành chim đậu; thì Người Núi Ngự, Thành Tô lớn lên  và trưởng thành, lấy vợ, sinh con ;  sáng tác, thăng hoa- cả họa, thơ, nhạc, kịch- bộ môn nào cũng được coi như” trang bất tử của lịch sử văn học việt trong thế kỷ XX”.

 

Văn Cao qua đời  vào một ngày thật dễ nhớ- có lẽ với riêng tôi không chừng- ngày 10 tháng 7 năm 1995. Vì cách đó 63 năm , với riệng tôi, ngày dễ nhớ- chính ngày này tôi được sinh ra đời vào một đêm mưa to, gió lớn, lụt lội ở Nhà thương Yên Thái, tỉnh Yên Báy (đúng chính tả thời tây).

Cũng không quên  lần gặp ông lần cuối cùng ở Quán Nhạc sĩ trong khuôn viên  Nhà Văn hóa Thanh niên  ở Thành phố Bác.  Văn Cao  ngồi  cạnh bên chiếc bàn nhỏ kê trên bục gỗ,  bữa ấy giới thiệu là M.C Hữu Luân. Lời giới thiệu đi trước ca khúc biểu diễn như buộc phải có lời bình-  bình kiểu Mao Tôn Cương, giải thích” tại sao” , “ bởi vì”- buộc khán giả phải nhập tâm trước khi nghe nhạc.  Một lời giới thiệu rất

” phô” ( faux) đối với “ Trường ca sông Lô”, khiến Văn Cao nhăm mặt- ông ta thẳng cánh xua tay, phê thẳng  thừng cách giới thiệu áp đặt chính trị tính ( thô thiển) cho ca khúc. Lần đầu tiên, tôi nhận  giọng hát mượt mà tuyệt vời chim sơn ca số một hát nhạc lãng mạn cách  mạng Văn Cao hay số một– đó là ca sĩ tài danh Ánh Tuyết.  (các vị tuổi  trung niên thời trước 1975 chớ lầ với vũ sư Ánh  Tuyết- thân mẫu ca sĩ hát hay, nhảy giỏi Nguyễn Hưng ở hải ngoại ).

 

                                                                                      ***

 

Chiều nay Lý Lan vẫn mặc váy đầm- không là Hà Nội mắc- xi –váy – vậy ra  nữ văn sĩ trẻ chưa hòa nhập được với mốt thời thượng bây giờ.  Câu hỏi:”   sao không đặt câi hỏi hắc búa với  diễn giả Didier Éribon ? “- Lý Lan hỏi tôi vậy? – Trả lời:-“ Dễ thôi, đã chuẩn bị mấy câu  về thi ca  để hỏi  nhà văn Tahar Ben Jelloun- thì lúc đăng đàn, ông  ta chỉ đặt câu hỏi  văn chương đối với nhà văn Á Rập mà thôi. Đành

“ stop” lại việc hỏi’ chuyện thơ”  – Jelloun  kết thúc buổi nói chuyện văn chương kia, quả không mấy

” interesting” ; song cũng giúp tôi có giấc ngủ vật vờ, và chỉ tỉnh dậy khi Lý Lan đánh thức. Và lúc đó thực ra tôi cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ. !”

Lý Lan lại hỏi:

        Sao tối qua không tham dự bữa ăn tối ở Hoa  Ban, vui hết biết ! ( chủ quán : nhà văn Nguyễn huy Thiệp)

        Cô ta cho biết vì không  có tôi, nên bị bắt nạt- cô muốn biết người ta nói gì thì chẳng ai thông dịch giùm ?

                  Ở quán  Hoa Ban  về đã 11 giờ đêm- chàng  thi sĩ tướng ngũ đoản cao thuốc mốt lại rủ ra bờ hồ Gươm cho bằng được, lại phải ngồi trên băng ghế đá lạnh thấy cha !  “ …tâm sự cái cóc khô gì không biết?, chán ơi là chán !”- cô nhất định một mình lội bộ về  gác trọ ở  phố Cửa Đông.

                  Còn chàng thi sĩ tướng ngũ đoản kia ( xin chớ lầm nhà văn viết về  tuổi thơ Nguyễn nhật Ánh ) cảm thấy đơn độc, chán đời hay chán mình- nhất định không về nhà trọ- vịn cớ  quá khuya khoắt, thôi thì thuê ghế bố ngủ lạnh bên bờ hồ, trả giá bèo 15 nghìn.

                  Lý Lan lại còn trách cứ, rủ  vào Công viên Gandhi ngồi chơi tâm sựthì không chịu, lấy cớ trời tối sợ ma. Thật làm mất  giá phụ nữ quá chừng chừng !

                  Tôi biên bạch, bản thân nhút nhát, sau này có dịp kể lại- sẽ’ bật mí cho con ,cháu nghe chơi –chuyện” kể của ông nội có ” phịa tí ti ” thêm mắm, thêm muối:, đại khái như thế này:

                   

                  “… xưa kia nội dở lắm con ơi,  cô ấy buộc nội” thắng” xe, nhảy từ yên sau xe đạp xuống- lon ton chạy vào ngồi bên đá công viên, theo hướng tay chỉ” dzô đây cha nội “ . Nôi không biết làm sao, trời thì  xẩm tối, vào đó tâm sự – lỡ nổi” máu ham hố” nội giơ tay quàng bậy vai  “ cổ” ,” cổ” thấy êm êm cho” qua luôn”.  Được thể,  nội” hun” đại một cái, ấy thế là nội đã đi vào cửa tử mà không biết ? “ Cổ”  thấy” nội nhất định không tiến tới” , cổ lại hỏi:” Why not, tell  me !” – tiếng anh-mỹ giỏi một” cây”  dịch sách văn học” hết xảy”!

                   Nội đành  giơ hai  tay đầu hàng, chỉ tay vào yên xe phía sau xe đạp, mờ” cổ” lên- lòng muốn bầy tỏ, miệng không sao thốt thành lời ? ( tất cả đầu muộn màng, rồi sẽ qua đi thôi  cô em ơi ! Em hãy ngồi phía sau xe này, anh sẽ chở tới nơi em muốn đến. Còn anh, sau đó- bằng mọi cách , đành như chiếc lá  định mệnh   phải rụng về  đúng cội nguồn.”)

 

Hà Nội đêm  thu 10 tháng 10 ,1995 … – đêm kỷ niệm    tiếp quản Thủ đô được giải phóng lần  thứ 41- tôi sẽ nhớ mãi, có muốn cũng  không thể quên! ( ấy là chuyện chở nhà văn nữ ngồi sau xe đạp chạy khắp phố phường ) . Buổi ấy, trời se lạnh, gió thổi lùa, đèn sáng hơn sao, đâu đây dậy mùi hoa sữa về đêm nồng nặ xộc lên mũi thật  khó chịu  đến  vậy !

 Nhà văn nữ nói rất nhỏ, câu được câu chăng,… rồi ra sẽ không còn cơ hội nào gặp lại nữa?!”

…. thật vậy rồi , không thể khác hơn được đâu, cô em” yêu không còn nơi nào để’ giấu”  nữa ?! ?!

[]

 

THẾPHONG.

 

(trích” Hà Nội 40 năm xa “, Nxb Thanh niên tái bản  2006, trang 103-114 ).

TUYỂN THƠ FREDERICK NIETZSCHE

Thế Phong phóng dịch

 

Lời dẫn:

 

Một số bài thơ trích đăng dưới đây rút từ cuốn sách biên khảo “ Frédéric Nietzsche  và Chủ nghĩa đi lên con người / Thế Phong “ bản đầu tiên in ronéo –  Đại Nam văn hiến xuất bản cục , Saigon 1960 , 58 tr. khổ 21 x 33cm – , đến  1967 tái bản in ty pô , 142 trang, khổ 13 x 19 cm trong “ Tủ sách Đ.N.V.H xuất bản  + Đời Mới Saigon tổng phát hành.).

..  sau 1975 – đâu đó  vào đầu năm 2007 , anh Nguyễn Trọng Văn  tự lái xe hơi con cóc Wolkwagen  tới   nhà thăm; ( khi chưa bị tai biến ) biết tôi sửa soạn cho tái bản  Nietzsche,   anh  viết đôi  lời cảm tưởng:

  

“…Cách thứ ba là cách theo tôi nghĩ, Thế Phong muốn dành cho chính bạn tự nghiền ngẫm và rút ra kết luận” Nietzsche, chủ nghĩa đi lên con người”… Theo đề tựa cuốn sách và theo những chỉ dẫn có tính cách gợi mở của người  đã du nhập và phổ biến chủ nghĩa hiện sinh vào Việtnam, bạn nghĩ gì về ông tổ của hiện sinh vô thần? Từ 1961- 1962 đến nay, có biết bao vật đổi sao dời: sự sụp đổ chế độ Diệm ( 1963), Mỹ bắt đầu ra đi ( 1973), Đổi Mới ( 1986), Hiện đại hóa, Hội nhậo ( 2000 ) triết học hiện sinh, hữu thần hay vô thần, nay còn ảnh hưởng nào chăng ?  Dù bạn tiếp thu hay phản bác từng phần, Nietzsche vẫn  luôn luô n là một triết gia  quan trọng. Đây là một cuốn sách về” Nietzsche” , hãy cầm lên và đọc đi ..”

 

( Lời giới thiệu   Frederick  Nietzsche và Chủ nghĩa đi lên con người / Thế Phong / Nxb Thanh niên 2007-  sách dày 208 trang, khổ 13 x 19 cm.

(  Nguyễn Trọng Văn,  phụ trách Bô môn Triết tây Đại học Tổng hợp tp. HCM. ( sau 1975) – còn là   tác giả 

 ” Phạm Duy đã chết như thế nào?” (  Nxb Văn mới, Saigon 1973).

 

… lại mới  đây thôi,  đọc trên mạng một bài điểm sách , Đoàn Lê Công  nhắc tới cuốn sách tôi viết về Nietzsche từ thập niên 60 – lại “bị” coi như sách dịch.-  Thật  bược cười ! :

”…Ở Việt Nam người đầu tiên viết sách giới thiệu về Nietzsche là Nguyễn Đình Thi, với cuốn” Triết học Nietzsche”

( Tân Việt xb, Hà Nội 1942) khi tác giả 18 tuổi.  Nietzsche đắc biệt được yêu thích ở miền Nam trước 1975.  Những tác phẩm của ông:” Frédéric Nietzsche và Chủ nghĩa đi lên con người” – Thế Phong dịch …( TP in chữ đậm)..

 

 (  báo Văn hóa  Nghệ An   trích theo <Google / search / Nietszche và chủ nghĩa đi lên con người >

 

 Chương III

 

1. Về sự đau khổ

 tặng Lou ( F.N.)

 

Ai có thể chạy trốn em , chỉ một lần thôi

khi mà em đã giang tay ra nắm

khi mà em nhìn đời bằng đôi mắt âm u

khi chính là tôi, không bao giờ tôi trốn

bởi hiểu rằng đời tôi em sẽ đi qua

đến một ngày nào đó

ở đây sẽ  tê liệt – bởi em không đến

mặc dầu tôi biết rằng đời sẽ đẹp khi vắng em

không riêng mình tôi

            cả em đều chung khổ đau

                    nhưng cuộc đời vẫn đáng sống,

Em ơi !

  em không còn là con ma chơi vơi  trong đêm

 em đến nhắc nhở linh hồn tôi cứng cỏi

chiến đấu cho mục đích

             cần phải chống trả

                    nhiều đoạn đời chông gai

hiển nhiên chịu nhiều thương đau

nhưng cứ tin

                  hạnh phúc vui sướng đến nhiều hơn

em không thể cho tôi

                 một điều duy nhất

                             Sự-Thực-Lớn-Lao ư ?

vậy thì em cứ đến,

              để mặc chúng tôi sát cánh đấu tranh

 hãy cứ đến

                dầu cuộc chiến đấu này đầy chết tróc

nhưng nó khắc sâu

               vào trái tim tôi

và đào sâu hơn nữa

            trong cuộc đời tôi sống

và trừ khử

             những gì không là khát vọng cao siêu

thế nhé,

             em không đưa lại cho con người

                                 lần chiến thắng cuối cùng ?

dầu  là họ ngã

           trong lần tử thương chết thảm

thì bao giờ em vẫn là Bệ Đế

chính nơi này an nghỉ

            tinh thần và chí lớn

                                 đó em yêu !

 

2.- Đạo đức của anh…

 

Trời ơi!

 chẳng hiểu tôi viết gì lên bàn lên tường?

 trong con tim điên dại và ngón tay dại điên

trang hoàng thay tôi

đặt lên bàn lên tường

 có lẽ anh bảo

vết tay bẩn thằng điên

 viết lên bàn lên tường

                       sao nỡ để yên ?!

phải lau chùi sạch bóng

                             cho đến hết .

 

 

Hãy cho phép tôi

                        trao bàn tay cho anh

khi tôi biết dùng khăn lau khác bàn chải

biết dùng lời phê bình

               một người từng trải

và cho đến khi nào tôi lau xong

tôi sẽ điên lên                 

                        vì sung sướng !

việc làm đó chính tôi dựng lên

ôi khôn ngoan

lúc bấy giờ

đạo đức của anh

                                 đã

                                      bôi bẩn lên bàn lên tường !

 

 

 

3.- Cầu nguyện cho đời

 

Một người đàn ông

             không thề làm thân với một người đàn ông

cho nên tôi chỉ yêu em

ôi cuộc sống đông đảo kia có nhiều bí mật

 vậy thì em

              hãy ban cho tôi

những tiếng kêu sung sướng, đổ nhào nước mắt

dầu em chỉ cho tôi

             đau thương nhọc nhằn

thì tôi vẫn yêu em

dầu tôi phải hủy diệt tôi

           nhường em sự sống

tôi vẫn chống trả đau thương

           đẩy ra ngoài cánh tay em

như một người đàn ông chiến đấu hăng hái với một người đàn ông

 và tôi đem lòng hăng hái

            dập tắt những muộn phiền

                                           đến với em

em hãy để lửa lòng ôm ấp tư tưởng tôi

 trong lò hun vĩ đại ấy

 hãy để tôi khám phá lời em dự đoán

 phải rồi

            em hãy ôm tôi trong đôi cánh tay em

như tôi được sống hàng triệu năm suy ngẫm

cho đến bây giờ

              em không còn hạnh phúc trao tôi

thì khi ấy

              tôi vẫn tự bằng lòng với số phận để em hành hạ !

 

4.-Tuyên bố tình yêu

 

Huyền diệu bao nhiêu em bay lên

em bay lên mãi

                cánh không ngừng

 ai đưa em lại

 ai dạy dỗ

bay theo gió thổi rồi ngừng đâu ?

 

Bất diệt như em chỉ có sao

sống trên cao vút giống ai nào ?

không còn thương xót

          và thèm muốn

 sống ở trên cao sống vút cao

 

Hải điểu, ta nhắn loài hải điểu

sải cánh bay

                 thèm cao tinh không

đẩy ta theo với cùng đi nhé

dấu lệ rơi hoài

                ta vẫn ưng …

 

5.-Người tình của sự thật

 

Trong bầu không khí trong lành

 có những giọt sương hoa an ủi

vỗ về trái đất

thầm lặng im lìm là những giọt sương hoa

bước chân dịu dàng ai người khích lệ ?

 đó là khách khích lệ, dịu hiền đáng mến

trái tim lửa

            đã bao giờ anh nghĩ đến?

thuở xa xứ thèm khát giọt sương hoa

chính giây phút  mệt phờ, khô héo

như con đường nhỏ đầy cỏ màu úa vàng

oán trách ánh mặt trời tàn bạo

không tha cả người tình sư thật

mà nỡ còn khinh miệt sao ?

 

Không có quyền khinh miệt,

bởi anh là thi sĩ

con vật đa mưu tham lam, bò sát cuộc đời

lại không nỡ dối ai !

 đôi khi rất thèm mồi

có mặt nạ nhiều mầu kỳ dị

ngay cả khi tìm mồi !

tôi nhấn mạnh lần nữa” tìm mồi” !

bởi sao?

 anh người tình của sự thật

 không gì hơn

 đóng vai thằng điên

 qua bao nhiêu cầu

 đầu cầu kẻ dối trá

  cầu vồng muôn sắc mầu

 bầu trờithinh không giả hiệu

 cả trái đất hư không

 lang thang đây đó

 bay bổng muôn nơi

 lòng địa cầu

không ai hơn thằng điên

 không ai hơn thằng làm thơ ? !

 

Chính hắn

 mới là người tình sự thật

không nín thinh, gò bó, tuột trơn

không sét rỉ

không biến đổi thành tượng gỗ

dầu có tài tiên đoán vị lai

cũng chẳng là thần thánh

 của những đền thờ

 lại là người gác cổng bầu trời thượng đế

cũng lại không hẳn thế

thi sĩ kẻ thù ảnh hình

 đạo đức tôn thờ  kính viếng

thi sĩ bạn thân sa mạc hoang vu

 hơn cả những nơi dựng đền thờ

 gia tài chàng thi sĩ

khôn ngoan quỷ quyệt con mèo xiêm

 thoát bao ngưỡng cửa

dồn nhiều cơ hội

thăm rừng thiêng

 chưa bao giờ ai tới

chẳng bao giờ sợ sệt đợi chờ thèm muốn !

 chỉ ước ao

 thèm muốncông việc chưa ai dám nhận

rừng sâu thám hiểm

tìm đủ muôn vẻ

phân biệt hư thực sắc màu !

thảnh thơi bình tâm người đi câu

 với những cuộn dây dài

 ao ước

 khinh thường tuyệt đốiđịa ngục đẫm máu

 cướp bóc và nói dối !

 

Thi sĩ có thể là  đôi cánh chim đại bang

ngày đợi đêm chờ

kết quả đôi mắt nhìn

 từ trên cao  xuống vực

 vực sâu mình soi kiếm

 đi vào đi ra  đi xuống

 quay cuồng múa may không ngừng

cất cánh quay nhanh

vồ con cừu nhỏ nhai vò ngấu nghiến

 thèm khát mồi ngon

phút khởi đầu gây căm thù

tâm hồn những ai nhìn thấy cảnh giống mình

nhắc nhở bộ lông dịu hiền cừu mẹ

 khi mất con

đành nín lặng

quả là ngu xuẩn loài cừu !

cũng như

 hành động chim đại bang cùng loài báo

giống lòng thèm muốn của nhà thơ

 lòng thèm muốn dị kỳ

 thi nhân nhiều mặt nạ

than ôi !anh chàng làm thơ điên !

 

Thi sĩ kiếp sống làm người

 coi thượng đếcừu non

xé tan tành từ trong tâm mảnh

 như xé tan xác cừu non

cười ròn tan phanh xác !

 

Ta muốn ban lời khen

 hành động hải điểu và loài hùm báo

 và còn ban khen

 hành động chàng thi sĩ điên !

 

Trong bầu trời trong lành

trăng liềm hiện nền xanh cỏ màu nhuộm đỏ

 trôi nhanh

kết án kẻ thù ban ngày

trồi lên giọt sương hoa tràn xuống ngập phủ

 suốt đêm dài

 

Cũng như có phải ngày xưa tôi đã rơi

từ không trung

 xuống lòng ham muốn ôm sự thật cuộc đời

hằng ước ao khát thèm

cũng đã từng dằn vặt  ốm đau vì ánh sáng

tôi vẫn ngã xuống trần gian

 chiều đến tối xẫm

 cũng bởi ham muốn sự thật

 khô héo và thèm khát

 trái tim nóng bỏng

 mi còn nhớ hay mi đã quên ?!

 

Tôi muốn hỏi

 sao còn thèm khát ?

luôn luôn thèm khát

tôi  trả lời

 khát thèm sự thật

cho nên

không còn gì !

 ngoài thân phậnthằng điên

‘không gì ngoài định vị

 được làm chàng thi sĩ  ( yêu sự thật !)

 

6.- gửi Richard Wagner

 

Chính người bị ràng buộc

nhiều giây xiềng xích

 nên đau khổ

tinh thần không  thư thái

 thèm khát tự do

chiến thắng

 luôn thường bị buộc ràng

 mồi dữ

và chán nản

niềm lo sợ bị hành hạ

đưa vào miệng

 uống tới cặn

 hương thơm thuốc độcđáng thương !

bới người bị rang buộc

 trước cây thánh giá !

đáng thương người

bởi chính người là  kẻ thất bại !

 

Trước tình cảnh ấy

 tôi dừng chân ngắm thật lâu

thở bầu không khí nhà tù

 khổ đau căm thù tang tóc!

trong hơi khói hôi thối nhà thơ

tôi bao giờ cũng là người xa lạ

 chợt bàng hoàng run rẩy!

 

Tôi nhẩy múa

 ném sở vọng lên không trung

 tôi thoát ra ngoài vòng vây đó

 như vậy có xứng đáng

 tôi  là dân Nhật Nhĩ Man !

những tráii tim Nhật Nhĩ Man đến theo lời yêu cầu

con người bị bóp nghẹt

 và thân hình người Nhật Nhĩ Man đầy ẩn ức cào xé trong lòng !

 

Người dân Đức xa lánh

 bàn tay  tăng lữ

thoát khỏi cuộc sống chung đầy tư tường khói nhang !…

 

7.- Thu

 

Thu đến rồi

 trái tim em

có tan theo từng mảnh ?

hãy bay lên mặt  rời

 lơi lả trong  ngọn cây

rồi đi lên lên mãi

dừngmỗi bước chân nghỉ ngơi.

 

Thế giới này

biết bao màu úa vàng !

trên những sợi giây nhỏ qua nhanh

 gió bắt đầu thấy phím cầm ca

hy vọng chỉ đường trốn chạy

 nỗi buồn đuổi sau còn bao xa ?!

 

Thu đến rồi

trái tim em có tan theo từng mảnh ?

hãy bay lên bay lên cao đi em !

biết bao nhiêu trái cây muồi chin

 run rẩy theo gió rung chân cây

  ý nghĩa đó

có gì cho ta học hỏi ?

 trời tối đen

 để thấy má em mầu hồng đào

 can qua con rét run băng giá !

 

Em không trả lời sao

 Em yên lặng mãi sao?

 bạn ơi em ơi hãy trả lời tôi đi nhé!

 

Thu đến rồi

 trái tim em có tan theo từng mảnh ?

 hãy bay lên  hãy bay cao đi em !

 cây đại hồi hương bắt đầu lên tiếng.

 

Tôi không mấy đẹp và dáng duyên

 tôi yêu loài người

an ủi loài người

bởi lẽ họ còn phải sống ngắm hoa

 hôn hoa

và đi lại gần phía tôi hơn

 trời ơi !còn nữa người còn hái tôi

 tròng con ngươi thúc giuc

đầy kỷ niệm !

kỷ niệm gì ?nào ai biết !

nhưng sẽ cao đẹp hơn tôi!

 

-Tôi nhìn thấy rồi

                        tôi nhìn thấy rồi !

Tôi cũng theo họ

                          được chết !

 

Thu đến rồi

 trái tim em có tan theo từng mảnh ?

hãy bay lên hãy bay  lên cao  đi em !

 

8.- Nỗi phiền trách của Ariane

 

Còn ai cho tôi  hơi ấm?

còn ai yêu tôi không ?

hãy cho tôi những bàn tay ấm

 hãy cho tôi những trái tim nồng

 nghe thấy chưa tôi rét run đây !

như người ồm da thiết bì

                             người ta hun nóng bàn chân tê .

 

Chao ôi ! run lên cơn sốt đến,

nào ai biết ?

 đếm sao cho hết những mộng mị dày vò sợ hãi khiếp đảm

những người đi săn nấp sau đám mây

 sét nổ vang tai

con mắt nhìn nhạo báng

 từ đêm thẳm nhìn lại

tôi vẫn nằm thiêm thiếp

 lưng uốn gập cong

 thân hình co quắp dằn vặt nhói đau

như người chết trước mặt tôi bị hành hạ

phải rồi chính ngươi ác độc

chính là người,

        ông trời,

                tên đao phủ vô danh.

 

Hãy đánh đập tôi đi

                        nhiều lần hơn nữa

hãy chọc thủng

                     làm tim tôi tan từng mảnh nhỏ

tại sao người lại hành hạ thân này ? !

dùng mũi dao nhọn hoắt

tại sao ngươi còn nhìn tôi?

ngươi không chút động lòng ?

                            trước nỗi đau hờn nhân loại ?!

tròng mắt ngươi không chút  thương  sót

                           sao dửng dưng?

ngươi không muốn bị giết ?

 làm người chết có  công đầu ?!

 

Tại sao ?

          tôi là người công đầu chết vì lý tưởng ?

ngươi là ông trời

          dửng dưng vô danh

A! A !

        sao ngươi lại bò gần tới  phía ta?

                              ngươi muốn gì ở ta

                                                                      giữa đêm tối?

                  ngươi hãy nói đi

                                sao ngươi đẩy ngã và bóp chặt ta

                  A ! A!

                  ngươi đã tới gần ta

                  ngươi có thấy hơi ta còn  thở?

                  ngươi ghé tai do thám

                             trái tim ta đập

                   ngươi có hay

                             hờn ghen như vậy !

                  lý do nào làm ngươi hờn ghen ?!

 

Phải trừ khử ngươi đi

         diệt ngươi đi

tại sao lại dùng bậc thang này !

ngươi muốn vào không !

 vào trong trái tim ta đó !

vào trong tư tưởng ta thẳm sâu

hiểu rõ tất cả nỗi niềm sâu kín nhất

thật ra ngưoi dại dột

           tên ăn cắp khuyết danh,

ngươi muốn lấy gì  nơi ta ?

ngươi muốn cưỡng đoạt gì

                         nơi ta ?

ngươi muốn bị hành hạ không ?

ngươi chính  ông trời

                                    tên đao phủ ?!

hay ngươi cho ta 

                       giống hệt loài chó đói

đến bám chân ngươi  ư ?

 

Hãy buông ta ra

 hãy đi đi

               cho khuất mắt

 ta sẽ cho ngươi tình yêu

 vậy ngươi hãy bò  tới nhé !

 

Vô ích !

hãy đánh đập ta nữa đi!

ngươi là cái kim nhọn ác độc!

ngươi biết ta không là chó săn

 và ngươi mới chính là tên chủ

                     đi săn độc ác khôn lường !

ngươi kiêu hãnh ử ? 

                 vì sẵn nhà tù vĩ đại!

                              nấp sau những đám mây đen !

 

Hãy nói đi !

ngươi nép mình

                       dưới tia sét có phải không ?

 nói đi..

 ngươi muốn gì ?

 ngươi rình mò ai trên đường ?

ngươi còn muốn gì ở ta ?

 

Tại sao ?

có phải ngươi là quả báo !

hay là ngươi muốn bắt cóc ta đòi tiền chuộc ?

 ngươi đòi hỏi quá nhiều !

còn ta

      lại vô cùng kiêu hãnh ban khen cho ngươi!

hãy nói ít hơn đi nhé !

 

A ! A !

chính ta đây

người ngươi thèm muốn

ta đây hoàn toàn tất cả  thân hình ta đây!

 

 Á A !

hay là ngươi định dùng ta

             làm con cờ thí ?

đúng ngươi là thằng điên

 hành hạ ta

cùng lòng kiêu hãnh !

 

Hãy cho ta tình yêu

còn ai cho ta hơi nồng?

còn ai yêu ta không ?

hãy cho ta bàn tay ấm

 hãy cho ta trái tim nồng

 hãy cho ta

      những gì cô đơn nhất !

như đá băng

         … như băng đá

                   đã bao lần tiều tụy hao mòn !

vì kẻ thù

 cũng chính  bản thân tự ta hành hạ !

 

Hãy cho ta

  được phép

     đặt ngươi ra ngoài vòng pháp luật !

hãy giao ngươi cho ta

 chính ngươi  ông trời,

               kẻ thù độc ác nhất !

 

Đi !

ngươi hãy trốn đi

người bạn đường duy nhất của ta

 lại là

        kẻ thù lớn nhất

 trời,

      chính ngươi  tên đao phủ !

 

 Không !

 hãy lại đây

 với tất cả lời van vỉ khẩn cầu từ ngươi

tất cả giọt nước mắt của ta

        sẽ theo ta

                 tìm bước chân ngươi trốn chạy.

và ngọn lửa cuối cùng

       tim ta

 sẽ thức giấc trí óc ngươi

 hãy lại đây

 ông trời

          tên vô danh  nỗi thống khổ với ta

liệu có phải

        hạnh phúc cuối cùng

                                      là ta ?

 

             ( một tia chớp nhoang Dionysos

                          đi lại trong hào quang ngọc bích )

 

9.-  Dionysos

 

Hãy khôn ngoan hơn nữa

            em Ariane ơi !

 em có đôi vành tai bé nhỏ

và em nhớ vành tai ta cạnh bên em,

để nghe lời em nức nở

em phải hiểu rằng

             điều nào cần  thiết nhất

-không bao giờ

            chính mình tự ghét bỏ mình !

khi con người còn muốn tự yêu mình !

 và em còn phải nhớ nằm lòng

 ta 

              cung nội nhĩ cạnh bên em !…

 

10.- Arthur Shcopenhauer

 

Người nào  dạy dỗ mình

                đều phải bỏ qua

Người  nào dám sống ngang nhiên

               trước tiên đều đứng thẳng

 Ta chỉ nên nhìn thẳng

                người ấy

 bởi lẽ

              người không bao giờ

                    chịu khuất phục ai !

 

11.- Những vần thơ chót

 

Cười lên đi !

nghệ thuật sống trong đời người đứng tuổi

vì thế ngày mai

            tôi sẽ cất tiếng cười  thật nhiều

-quầng tia sáng rọi thẳng

             vòng tim mở

Tinh thần không bao giờ

               biết vui đùa

 nếu trái tim

          không chứa đầy.

 

 

FREDERICK NIETZSCH E 

Thế Phong  phóng dịch.

( trích  Frederick Nietzsche

và Chủ nghĩa đi lên con người /Thế Phong /  Nxb Thanh niên 2007).

(   trang 153 – đến 173)