Sinh hoạt VTLV

THAM NHŨNG TRONG TRUYỆN KIỀU (Chinh Nguyên + Duy Văn)

THAM NHŨNG TRONG TRUYỆN KIỀU
 
 

Chiều ngày 21/12/2008 tại hội trường Đời Mới số 345 E. Santa Clara, # 106B San Jose, CA. 95113 bên cạnh nhà thờ Saint Patrick đường số 8th. Nhà biên khảo, giáo Sư Đặng Cao Ruyên nói về sự “tham những trong truyện Kiều” của Nguyễn Du. Có đông đảo người tham dự, phần lớn là các Văn – Thi sĩ và những người yêu thích Truyện Kiều.    Sau nghi lễ chào quốc kỳ và phút mặc niệm, nhà báo Duy Văn, chủ bút tuần báo Đời Mới, đại diện Trường TTL College và Tuần Báo Đời Mới chào mừng quan khách và giới thiệu Hội Trường Đời Mới với đồng hương cùng quan khách, đồng thời nói lên mục đích của hội trường lập ra để cho quý đồng hương , hội đoàn , đoàn thể ai có nhu cầu hội họp , ra mắt sách hay những sinh họat khác có tính văn học …có thể thuê mướn. Ngoài việc sinh họat văn học, hội trường Đời Mới còn có thể cho thuê để làm những lớp học dạy về Điện toán, Luyện trí nhớ, Dưỡng sinh, Võ thuật… Trong chiều hướng sinh họat có tính phổ thông về mặt văn hóa,nghệ thuật. Hội trường Đời Mới còn là nơi sinh họat thường xuyên của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt và cũng là nơi liên lạc Báo Chí và văn nghệ sĩ trong vùng Bắc Cali. Các đoàn thể có nhu cầu sinh họat liên lạc với Ban Quản Trị hội trường theo số điện thọai (408) 998 – 4534 hoặc (408) 828 – 9854 và với địa chỉ 345 E. Santa Clara St #106B San Jose CA 95113. 
Mở đầu cho đề tài Tham Nhũng Trong Kiều . Thi sĩ Đông Anh trưởng Cơ Sơ Văn Thơ Lạc Việt chào mừng quan khách tham dự , Ông đã nói về quá trình hoạt động của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt với những tuyển tập thơ, truyện ngắn đã phát hành và chương trình tương lai. Ông nói : Quá khứ đã đi qua với nhiều nỗ lực đoàn kết của các thành viên của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt để có những cuộc họp mặt của các văn nghệ sĩ. Và đó, theo ông chỉ là bước đầu của sự cố gắng của các thành viên trong Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt. Với điều kiện cho phép, trong tương lai Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt sẽ cố gắng hơn nữa tạo sự đoàn kết bền vững cùng với các văn thi hữu và thân hữu, cùng nhau tạo nhiều thuận tiện để có những buổi sinh họat có tính văn học như thế này được diễn ra thường xuyên tốt đẹp. Tất nhiên để đẩy mạnh mọi sinh họat hữu hiệu chúng ta cũng cần sự bảo trợ của những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân và các văn nghệ sĩ . Cũng tại hội trư ờng này Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt sẽ tổ chức lễ trao giải thưởng cho những văn thi sĩ trúng giải trong cuộc thi văn thơ của cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt đã tổ chức trong  năm 2008.
Về phần Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt sẽ đứng ra tổ chức tại hội trường Báo Đời Mới như buổi thuyết trình của giáo sư Đặng Cao Ruyên hôm nay. Kế tiếp ông giới thiệu giáo sư Đặng Cao Ruyên với khán giả có mặt trong buổi hội thảo và nói: Cụ Đặng Cao Ruyên là nhà biên khảo về truyện Kiều có danh và hiếm quý trong hải ngoại . Sự mong ước của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt là mong quý quan khách tiếp đón giáo sư Đặïng Cao Ruyên với tâm tình của người yêu Kiều và mê Kiều. Ông cũng cám ơn các quan khách đến tham dự. Trong bài nói về tham nhũng trong truyện Kiều giáo sư Đặng Cao Ruyên chia ra làm 5 phần, trong mỗi phần đều có sự phụ họa "lẩy Kiều" của nữ sĩ Kiều Loan (con của nhà thơ nổi danh Hoàng Cầm) quyện với tiếng sáo, đàn tranh. Mỗi lần nữ sĩ Kiều Loan dứt tiếng là những tràng pháo tay vang lên xen lẫn với lời khen : Ồ… hay quá… tuyệt quá…!
a/ Mã Giám Sinh: Vương ông bị ám hại bởi quan quyền và cửa quyền đòi hai vạn bạc tiền chuộc mới thả Vương Ông về. Kiều đành phải lấy Mã Giám sinh để lấy tiền chuộc cha. Mã Giám Sinh mê thân thể Kiều sau khi đã được nhìn tận mắt nên mua Kiều. Kiều cũng không có cách gì hơn là coi họ như loại con buôn, chỉ cốt lừa gạt người đẻ lấy tiền.
“
Khác màu kẻ quý, người thanh,
Ngắm ra cho kỹ như hình con buôn”.
 
b/ Sở Khanh: Cũng vì đồng tiền vạn năng nên Sở Khanh đã dụ kiều với những câu trong Đoạn Trường TânThanh như sau :
 
"Thuyền quyên ví biết anh hùng,
"Ra tay tháo cũi, sổ lồng như chơi !"
Song thu đã khép cánh ngoài,
Tai còn đồng vọng mấy lời sắt đanh.
 
Một lần nữa Nàng Kiều lại bị lừa bán thân xác nổi trôi trong tay những kẻ quyền thế thời phong kiến bấy giờ.
 
c/ Thúc Sinh: Con người hào phóng mê Kiều, nhưng cũng chẳng giúp được Kiều qua cảnh gian nan bởi sắc nước hương trời và tài năng của nàng.
 
Sinh càng một tỉnh mười mê,
Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân.
 
Miệt mài trong cuộc truy hoan,
Càng quen thuộc nết càng dan díu tình.
Lạ cho cái sóng khuynh thành,
Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi.
 
Nhưng rồi Kiều vẫn luôn là người bị cường quyền ỷ thế coi nàng như là vốn bán buôn.
 
Phong lôi nổi trận bời bời,
Nặng lòng ăm ắp tính bài phân chia.
Quyết ngay biện bạch một bề,
Dạy cho má phấn lại về lầu xanh.
 
d/ Bạc Bà vì tiền cũng bán Kiều: Kiều lẩn trốn cái ghen của Hoạn Thư giữa đêm, gặp chùa nhưng chùa lại gởi qua nhà Bạc Bà.
 
 Những mừng được chốn an thân,
Vội vàng nào kịp tính gần tính xa.
Nào ngờ cũng tổ bợm già,
Bạc bà học với Tú bà đồng môn !
Thấy nàng mặt phấn tươi son,
 Mừng thầm được buổi bán buôn có lời.
e/ Từ Hải: Chỉ có Từ Hải là thương Kiều, Kiều đã mặc nhiên theo Từ Hải để tìm sự sống thoát ra khỏi cảnh phong kiến, tiền bạc quyền uy.
 
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm, yên ngựa lên đàng thẳng giong.
Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng,
"Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi !"
 
Tuy nhiên cũng vì sự đa đoan oan trái mà chính Từ Hải cũng bị vạ lây và mất cả quyền hành, tuy la` uy quyền của một tướng cướp. Nhưng xét ra cũng chỉ vì quyền uy lừa gạt lẫn nhau trong cảnh nhiễu nhương của quyền thế. Thế rồi vì nghe Kiều mà Từ Hải đã chết đứng giữa sa trường. 
 
 Trơ như đá vững như đồng,
Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng rời.
 
 
Qua 5 sự  kiện tham nhũng trong truyện Kiều, mà giáo sư Đặng Cao Ruyên đã trình bày.Hầu hết người nghe cảm thấy như : từ nguyên thủy của loài người trong máu đã có sự ghen tuông, ỷ thế và mê tiền từ khi vừa sinh ra. Từ Đông Sang Tây, từ Á qua Âu và từ khi con người biết tập đoàn để chống lại thiên nhiên hầu sinh tồn tức khắc đã có uy quyền của kẻ lãnh đạo, và từ uy quyền đó đã tự nhiên có sư tham quan, kẻ có quyền uy hại người hiền lương. 
   Việt Nam từ năm 1975, Công Sản đã mặc nhiên sản xuất bao nhiêu nàng Kiều thời đại bán thân vì bản năng sinh tồn, đã có bao nhiều trẻ thơ bán trinh để báo hiếu cha mẹ, và bao cô gái đã và đang xếp hàng lõa thể trước mặt kẻ có tiền, than thể họ bị sờ soạng một cách bỉ ổi, rồi được mua bán mang về làm vợ hờ ở xứ ngoại, nhưng chính quyền Cộng Sản lại bao che như một ông chủ nhà chứa và ma cô trong động bán phấn buôn hương.
Lãnh đạo đảng Cộng Sản đã trực tiếp phá sản nền luân lý Việt Nam tới tận cỗi rễ vì quyền uy và tham nhũng, và đẩy những nàng Kiều thời đại vào chỗ bán thân không lối thoát…!
 
Trong cuốn Kinh tế chính trị học và triết học, viết năm 1844, Các Mác đã dẫn một đoạn văn của Sếc-spia diễn tả bản chất tai hại của đồng tiền: “Vàng? Vàng quý, lóng lánh, mầu vàng? Đây là đủ để làm cho đen hoá trắng, xấu hoá đẹp, trái hoá phải, thô hoá quý, già hoá trẻ, hèn hoá dũng. Gì đây, thần thánh? Chính cái này nó lôi cuốn người thầy tu xa bàn thờ của các vị. Cái tên nô lệ vàng này thắt chặt và cởi mở những dây thiêng liêng, nó giáng phúc những kẻ đã bị nguyền rủa, nó làm cho bệnh hủi được sùng bái, nó đề cao bọn kẻ cắp, cấp cho chúng những chức tước, hiển vinh, uy thế ở giữa Thượng viện. Chính nó làm cho bà già goá chồng lại kiếm được chồng mới, cái bà già đầy vết lở ghê tởm kia, nó lại làm thơm nức xuân xanh. Hỡi cục đất khốn nạn, con đĩ chung của loài người, mày gây loạn giữa các dân tộc! Thần hữu hình, mày gắn chặt những tính đối lập, và bắt nó hôn nhau. Mày nói hết mọi thứ tiếng, với bất kỳ mục đích gì! Mày là hòn đá thử các lương tâm! Biết rằng người, người nô lệ của mày, đương nổi dậy, mày gây chia rẽ, để cho các súc vật làm chủ thế giới?” (Timon of Athens).
 “
Về đây nước trước bẻ hoa,
Vương tôn quý khách ắt là đua nhau.
Hẳn ba trăm lạng kém đâu,
Cũng đà vừa vốn còn sau thì lời.
Mập mờ đánh lận con đen,
Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền, mất chi?”
Các Mác, ông tổ của Cộng Sản đã nói về sức mạnh của uy lực và quyền thế gắn liền với đồng tiền. Chính vì thế Cộng Sản Việt Nam đã học được từ Các Mác cho nên Cộng Sản đã không còn lương tri, trở thành vô đạo đảng cướp và làm nhục hổ thẹn cho quốc gia dân tộc bằng những trò bịp bơm, tham những cửa quyền, buôn lậu quốc tế và đã làm Nhật Bản và thế giới từ từ ngoảnh mặt.
 
Tóm lại, qua 5 đọan mà giáo sư Đặng Cao Ruyên cho là tham những của các nhân vật là quan lại trong truyện Kiều hay là những hàng dân giả nhưng là thành phần xấu ngoài xã hội , vì tiền sinh ra lòng tham . Mà hễ đã tham thì không bao giờ có đáy, có một thì muốn có hai. Vì thế nên nạn tham nhũng vẫy đầy. Tham những thời nào cũng có . Tham nhũng giống như bệnh lác, cứ ăn lan mãi ra mà không trị hết được. Nguyên nhân chính là đồng tiền. Cho nên giáo sư Đặng Cao Ruyên dí dõm chữ tiền bằng một loại câu văn vần để nói lên caí NGUYÊN NHÂN chính trong các việc tham những từ cổ chí kim đồng thời cũng mượn các câu văn vần ví trên để kết thúc buổi nói chuyện của ông.
Tiền là Tiên là Phật
là sức bậc tuổi già
là cái đà danh vọng
là cái lọng che thân
là cái cân công lý 
là cái ký trên đầu.

Buổi hội thảo về “ Tham nhũng trong Truyện Kiều” chấm dứt sau chương trình phụ diễn văn nghệ do nhạc Sĩ Lynh Phương và các ca sĩ trong vùng Bắc Cali đảm trách và sau lời cảm tạ của ban tổ chức.

 
Chinh Nguyên + Duy Văn