Bình luận

Tân Cương & Việt Nam

Tân Cương & Việt Nam

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong những ngày qua, cuộc xung đột của sắc tộc Uighur tại Tân Cương đã gợi lại cho người Việt Nam phải nhớ đến dòng lịch sử của dân tộc. Nhớ về lịch sử để hãnh diện và cám ơn tổ tiên và đồng thời cũng lo lắng cho hiện tại của đất mình. Thực sự mà nói, nếu không có cuộc xung đột của người Urumqi vừa qua, có lẽ người Việt Nam chúng ta cũng ít người biết đến họ là ai và bối cảnh lịch sử của họ ra sao.

Nói về Tân Cương, Tân Cương là một vùng chiến lược, sát biên những nước như Nga, Iran, Afghanistan, nhất là các nước Trung Á cùng theo Hồi Giáo và ngôn ngữ và chủng tộc liên hệ với người Uighur. Theo sử sách ghi chép sắc tộc Uighur đã bị đế quốc Mông Cổ thống trị từ thế kỷ mười hai, bắt đầu khoảng năm 1218, sự thống trị này rất dài dưới nhiều hình thức và cho đến thế kỷ thứ mười tám, họ lại tiếp tục bị nhà Thanh chiếm đóng và trở thành Tân Cương, một cái tên mang ý nghĩa một cương giới mới của người Tầu. Trong khoảng thời gian thuộc nhà Thanh, vào thế kỷ thứ mười chín, người Uighur và người Hồi cũng đã có những cuộc nổi dậy giành độc lập, nhưng rất tiếc những tháng ngày độc lập của họ chỉ giữ được từng giai đoạn rất ngắn, và sau cùng đến năm 1949 thì hoàn toàn thúc thủ để trở thành một khu tự trị thuộc quyền khống chế của Trung Cộng cho đến hôm nay.

Hiểu về bối cảnh lịch sử của người Uighur và Tân Cương, chắc chắn người Việt Nam không thể quên được những giai đoạn lịch sử hào hùng nổi bật của dân tộc trong suốt hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Cùng trong thời gian thế kỷ thứ mười hai, khi người Uighur bị thúc thủ, thì tại Việt Nam, với truyền thống bất khuất, Hưng Đạo Vương đã anh dũng đánh tan quân Mông với trận Bạch Đằng, giành được chủ quyền để tiếp tục xây dựng bờ cõi… Tiếp theo sau, vua Lê Lợi đại phá quân Minh vào năm 1428 và các cuộc kháng chiến nối tiếp, kéo dài với nhiều thế hệ đến thế kỷ thứ mưới bảy, sau khi Lê Chiêu Thống “Cõng rắn cắn gà nhà”, Quang Trung Đại Đế đã xuất hiện với những chiến tích lẫy lừng và để lại trên dòng lịch sử một “Gò Đống Đa” với hàng vạn xác quân Thanh vào năm 1789. Tiếp nối dòng lịch sử với những thăng trầm, suy, thịnh của nhà Nguyễn và để lại cho con dân Việt Nam một giải giang sơn gấm vóc hôm nay. Một điều đau buồn, khi vận nước suy vi trong thế trận của các cường quốc trên thế giới, đất nước đã bị bọn tham tàn, hèn nhược CSVN chiếm lĩnh, để ngày nay từng phần đất từng được vun, bồi bằng xương máu của biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ, đang tức tưởi mất dần trong tay Tầu cộng…

Hôm nay nhìn về Tân Cương, là con dân Việt Nam, chắc chắn ai cũng thấy được những niềm tự hào của lịch sử, nghĩ về những công lao xương máu của tiền nhân. Tuy nhiên, không phải chỉ biết ôm ấp những tự hào ấy một cách thụ động yếm thế. Ngược lại, phải làm sao đoàn kết, vực dậy sức mạnh hào hùng bất khuất, cùng nhau đòi lại quyền tự quyết, hầu có thể giữ vững bờ cõi, bảo vệ và phát huy niềm tự hào ấy trong vĩnh cửu.

Trong hoàn cảnh đau buồn, uất nhục của đất nước dưới ách thống trị dã man và hèn nhược cuả tập đoàn CSVN, nếu người dân Việt Nam, không thể vứt bỏ những vị kỷ thấp hèn của nội tâm, để cùng nhau vùng lên tận diệt bọn sói lang này, chắc chắn Việt nam sẽ là một Tân Cương thứ hai trong một tương lai gần. Bằng chứng hiển nhiên cho thấy những hiện tượng đã và đang xẩy ra, có thể coi như những thông điệp báo trước cho một viễn cảnh uất nhục vong quốc gần kề. Những hiện tượng người dân Trung cộng tràn vào Việt Nam không cần Visa; Trung cộng lấn chiếm biển đông, cấm ngư dân Việt Nam hành nghề trên chính vùng biển của quốc gia mình; Trung cộng khai thác Boxite tại tây Nguyên, và mới đây 200 công nhân Trung cộng tấn công, hà hiếp một làng Việt Nam, nhưng đám lãnh đạo CSVN vẫn cúi đầu ú ớ lấy lệ như một con chó trung thành, khiếp nhược dưới chân ông chủ.

Sự thật hiển nhiên trong cuối tháng sáu vừa qua, bọn lãnh đạo CSVN đua nhau chạy sang Bắc Kinh vuốt ve quan thầy như sự kiện Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã “phấn khởi, hồ hởi” tung hô “16 chữ vàng”; Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng cũng xum xoe với ”Tình hữu nghị truyền thống giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt Trung là tài sản qúy báu, cần hết sức giữ gìn và không ngừng phát huy mạnh mẽ..”. Còn Nông Đức Mạnh, nhân vật cao nhất của đảng thì gập mình, ngóc cổ “cảm ơn sự giúp đỡ to lớn mà đảng, nhân dân trung Quốc đã dành cho Việt Nam”. Đó là chưa kể đến hành động bán nước qua công hàm xác nhận chủ quyền của Trung cộng mà Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958; Lê Công Phụng thay mặt cho đảng, nhà nước CSVN ký hai Hiệp định, phân định biên giới và đã dâng hiến một phần giang sơn vào năm 1999-2000, để rồi Nam Quan, Bản Giốc đã vĩnh viễn tách rời thân thể mẹ Việt Nam một cách tức tưởi, đau thương…

Nhìn lại hoàn cảnh người Uighur tại Tân Cương hiện tại, có thể nói khó khăn hơn Việt nam rất nhiều, theo nhiều tài liệu cho biết, trong 60 qua qua kể từ năm 1949, sau khi Trung cộng hoàn toàn chiếm đóng và khống chế, con số người Hán ở Tân Cương đã tăng từ 6% lên 40%, chưa kể các lực lượng quân đội đồn trú và gia đình của họ. Như vậy, nếu dân Việt Nam không kết hợp được các lực lượng Tôn giáo, đảng phái, phe nhóm để cùng vực dậy sức mạnh của dân tộc, hầu có thể đòi lại quyền tự quyết từ bàn tay độc tài toàn trị CSVN thì tương lai trong vài chục năm nữa sẽ ra sao???…

Xoay quanh vấn đề xâm lăng chủng tộc, chiếu theo thống kê hiện tại, khoảng 20 triệu thanh niên Tầu cộng không thể lập gia đình vì nạn trai thừa gái thiếu. Vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều thanh niên Tầu cộng xin tình nguyện sang Việt làm việc và tìm cách lập gia đình ở lại. Hơn nữa, trong chính sách độc tài toàn trị của CSVN, tham nhũng đã được phát triển rất mạnh như một quốc sách, đại đa số người dân Việt càng ngày càng đói rách tận cùng. Trong khi đó, với bản chất hèn nhược tay sai của CSVN, thanh niên Tầu cộng tất nhiên sẽ được đối xử ưu tiên, o bế như “quốc khách”, phần tài chánh cũng khá hơn người Việt Nam rất nhiều. Như vậy thử hỏi, trong vài chục năm nữa, sẽ có bao nhiêu dân Tầu cư ngụ trên đất nước Việt, và lúc đó hoàn cảnh Việt Nam sẽ có thể thê thảm hơn Tân Cương và Tây Tạng hiện nay.

Sau cùng, trước viễn cảnh đen tối của đất nước, thiết nghĩ người dân Việt Nam hãy cam đảm dứng dậy như người dân Uighur tại Tân Cương trong mọi lãnh vực và mọi hoàn cảnh, chỉ có sức mạnh dân tộc mới có thể cứu nguy cho đất nước như đã từng thể hiện qua những giai đoạn của tiền nhân trên dòng lịch sử. Thực sự mà nói, lý do nổi dậy của người Uighur tại Tân Cương có thể tạm ví như những người dân oan, những trù dập đàn áp tôn giáo, bắt bớ, khủng bố những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam..v..v… . Vì thế, ngay trong thời gian này, CSVN đang mở cửa bang giao với các nước tự do trên thế giới và nội bộ cũng có nhiều lúng túng. Đồng thời các phong trào đấu tranh đang dâng cao trong và ngoài nước. Đo đó, thiết nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để có thể vực dậy được sức mạnh dân tộc, nếu mọi người Việt nam trong và ngoài nước, chúng ta cùng ý thức được trách nhiệm của chính mình với tổ quốc, chắc chắn chế độ tham tàn, dã man, hèn mạt CSVN phai ra đi, đất nước và dân tộc sẽ được an vui trong ánh sáng vinh quang, tự hào của lịch sử.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

http://nsvietnam. com/online/ binhluan/ 071909-tancuong. html