Tác giả và Tác Phẩm

TẠ QUANG KHÔI NHÀ VĂN CHUYÊN NGHIỆP NHÀ THƠ TÀI TỬ

TẠ QUANG KHÔI NHÀ VĂN CHUYÊN NGHIỆP – NHÀ THƠ TÀI TỬ

Dằn vặt tháng ngày cơm áo nặng
Lưu vong tàn kiếp cũng là dư
Nửa vòng trái đất thương và nhớ
Mây trắng hồn ai vẫn lững lờ

TA  QUANG KHÔI NHA VAN CHUYÊN NGHIỆP NHÀ THƠ TÀI TỬ

Sinh năm 1929 thế kỷ hai mươi tại thành phố Nam Định nhưng Tạ Quang Khôi quê gốc tại làng Tam Xá phủ Thường Tín tỉnh Hà Đông [cùng quê với Nguyễn Trãi nhưng khác làng] ngay khi còn đi học đã làm thơ và làm chánh trị Đầu thập niên 50 sau những ngày cầm súng kháng chiến chống Pháp trở về Hànội đi học trở lại, Tạ Quang Khôi làm thơ ký bút danh Tạ Quang Diễm và làm chính trị ảnh hưởng tư tưởng Đai Việt Duy Dân của  Lý Đông A qua Thái Lăng Nghiêm nhưng năm 1954 di cư vô  Saigon làm nhật báo Tự Do vì là chỗ bà con họ hàng thân thích với nhà văn kiêm nhà báo Tam Lang, có lúc cùng Như Phong Lê Văn Tiến[Lý Thắng] viết một sô truyện dài đăng báo\ nên quan điểm chính trị đã thay đổi thích làm một người cầm bút tự do hơn là môt chính khách kiểu đảng này phái kia lắm chuyện lôi thôi

Tại nhật báo Tự Do Ta Quang Khôi đã viết những truyện dài đầu tiên đăng báo hàng ngày như Vực Thẳm. Lối viết của Tạ Quang Khôi là lối viết tlếp  nối truyền thống văn chương Tự Lực Văn Đòan với sự đổi mới và thời đại hơn. Tạ Quang Khôi khai thác tới tối đa những ẩn ức về tình dục nơi người phụ nữ và những văn ảnh suồng sã dục tình nơi văn chương Tạ Quang Khôi đã khiến cho tiểu thuyết đăng báo hàng ngày của Tạ Quang Khôi có nhiều độc giả tìm đọc

Chính cái thời kỳ viết tiểu thuyết đăng báo hàng ngày trên nhật báo Tự Do do nhà văn Tam Lang làm chủ nhiệm mà sau này lúc lưu vong sang Mỹ [hồi đầu thế kỷ hai mươi mốt] Tạ Quang Khôi viết hồi ký đã tiết lộ nhiều chưyện ly kỳ như chuyện tai sao báo Tự Do phải đổi chủ nhiệm chẳng hạn. Ai cũng tưởng nhà văn Tam Lang mất chức chủ nhiệm nhật báo Tự Do là vì lủng củng nội bộ, là vì chuyện chính trị ’’chính em’’ gì ‘’tầy đình’’ nhưng theo hồi ký của Tạ Quang Khôi ‘’bật mí’’ thì Lý Thắng [Như Phong Lê Văn Tiến] tiết lộ với chuyện Tam Lang mất chức chủ nhiệm báo Tự Do chỉ vì Tchya Đái Đức Tuấn tức nhà báo Mai Nguyệt nghĩ ra muc Nói Hay Đừng  viết móc lò thiên hạ mà có kẻ diễn giải ba chữ Nói Hay Đừng thành Nứng Hay Đòi khiến bà Ngô Đình Nhu nghĩ rằng chủ nhiệm báo Tự Do có ý cạnh khóe bà và ra lệnh thay chủ nhiệm Tam Lang bằng nhà giáo Phạm Việt Tuyền

Nhà văn Tam Lang nghỉ làm chủ nhiệm nhật báo Tự Do Tạ Quang Khôi cũng nghỉ viết triuyện dài đăng báo đi học Đại Học Sư Phạm và viết bình luận thời sư trên đài phát thanh Saigon. Mãi mấy năm sau nhà giáo dạy tiếng Tây nổi tiếng Rock Cường xuất bản nhật báo Saigon Báo với Sức Mấy và Vip KK cộng tác Tạ Quang Khôi mới viết truyện dài trở lại. Luc này văn chương Tạ Quang Khôi không còn suồng sã dục tình nữa nhưng vẫn ảnh hưởng Freud khá nặng nề nhất là chuyện dồn nén tình dục

Trong nghề giáo có lúc thầy giáo Tạ Quang Khôi làm hiệu trưởng trường trung học Nguyễn Trãi ở quận tư nổi tiếng là nhà mô phạm đứng đắn

Ngày 30 tháng tư  năm 1975 xẩy ra Tạ Quang Khôi chỉ bị cải tạo tại chỗ có mấy ngày rồi được’’ lưu dung’’ [xin nhắc lại lưu dung chứ không phải lưu dụng] nhưng cái đầu óc phóng khóang của người cầm bút cộng với cốt cách của một nhà giáo Tạ Quang Khôi đã không chấp nhận chế độ cộng sản  và quyết tâm đưa vợ con’’vượt biển’’ đi tìm Tự Do. Kết quả Tạ Quang Khôi  và gia đình đã không bị làm  mồi cho cá  tới được đất Mỹ và làm lại cuộc đời tại đây

Trên đất Mỹ Tạ Quang Khôi đã cầm bút trở lại và ngòi bút của Tạ Quang Khôi lúc này sắc hơn  tinh tế hơn Tạ Quang Khôi đã viết những truyện ngắn để đời và đề cặp tới khía cạnh tình dục cũng xâu sắc hơn đặc biệt Tạ Quang Khôi làm thơ trở lại thêm bút hiệu mới Chu Cố Viên.Theo Tạ Quang Khôi thì bút hiệu Chu Cố Viên đựoc Tạ Quang Khôi ký dưới những bai thơ là bút hiệu hình thành từ gợi ý từ  câu thơ của Đỗ Phủ trong bài thơ thứ nhất của một lọat tám bài Thu Hứng hai câu thơ đó như sau

Tùng Cúc Lưỡng Khai Tha Nhật Lệ

Cố Chu Nhất Hệ Cố Viên Tâm

Mà Tạ Quang Khôi diễn Nôm là

Hai hàng lệ nhỏ thương hàng cúc

Một chiếc thuyền neo nỗi nhớ nhà

Cuối đời Tạ Quang Khôi viết hồi ký và một truyện dài ‘’để đời’’ một truyện dài mà Tạ Quang Khôi viết bằng  tất cả tâm huyết tất cả tấm lòng của một nhà văn sống qua những ngày tháng  dân tộc và đất nước của Tạ Quang Khôi phải chịu đựng phải chấp nhận mà Tạ Quang Khôi chung số phận  với muôn vàn đáng cay

Sang đất tự do chẳng được bao lâu thì người vơ từng chia ngọt xẻ bùi với Tạ Quang Khôi mắc ‘’bạo bệnh’’ từ giã Tạ Quang Khôi về thế giới bên kia Tạ Quang Khôi hụt hẫng  tưởng không sống nổi nhưng vì con cái Tạ Quang Khôi đã gượng ‘’đứng dậy’’ được  không những tồn tại  mà còn tiếp tục viết  ngòi bút Tạ Quang Khôi lúc sau này bén hơn thơ Tạ Quang Khôi lúc sau này hàm súc hơn dù đời sống Tạ Quang Khôi buồn hơn cô đơn hơn

HỒ NAM

TRÍCH THƠ TẠ QUANG KHÔI

Kiếp sống thừa

 

Dằn vặt tháng ngày cơm áo nặng

Lưu vong tàn kiếp cũng là dư

Nửa vòng trái đất thương và nhớ

Mây trắng hồn ai vẫn lững lờ

 

Thao Thức

Xin cảm ơn đời cho ta cuộc sống

Cảm ơn người cay đắng lênh đênh

Hờn tủi đó vẫn muôn vàn tha thiết

Cúi đầu xin trọn kiếp mong manh

Hồn bỏ ngỏ cho trăm chiều say đắm

Đổi thay nhiều giông bão lọan con tim

Tóc úa màu nương dâu bãi biển

Thao thức hòai đêm trắng vẫn từng đêm

Tình Đời

Thôi quên đi nhé tình đời!

Bạc  đen thì cũng một cười cho qua

Kiếp người như áng mây xa

Mưa tan, gió đuổi vẫn là hư vô

TẠ QUANG KHÔI

 

Hồ Nam

 

 

Cần nói lại cho rõ mấy điểm Hồ Nam viết sai :

1. Về chuyện báo Tự Do. Lúc đầu nhật báo Tự Do do một nhóm các nhà văn lão thành chủ trương, gồm các ông : Tam Lang Vũ Ðình Chí, Vũ Khắc Khoan, Ðinh Hùng, Mặc Thu Lưu Ðức Sinh, Mặc Ðỗ Ðỗ Quang Bình và Như Phong Lê Văn Tiến. Ông Tam Lang đứng tên chủ nhiệm, ông Như Phong là Thư Ký tòa soạn và ông Mặc Thu làm quản lý

Báo được đồng bào Bắc di cư và nhiều độc giả người Nam ủng hộ nhiệt liệt. Theo ông Như Phong Lê Văn Tiến tiết lộ thì sự ủng hộ nồng nhiệt của độc giả đã khiến phủ tổng thống không bằng lòng vì nhóm chủ trương không có ai là người Trung, không có ai theo đạo Thiên Chúa. Phủ tổng thống có ý định dẹp tờ báo để dành cho một người thuộc phủ tổng thống. Người đó chính la ông Phạm Việt Tuyền.

2. Chuyện liên quan đên ông Tchya Ðái Ðức Tuấn như sau. Trong báo Tự Do do ông Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm có mục chuyện phiếm (film du jour) tên là NÓI HAY ÐỪNG, đầu tiên do ông Tchya phụ trách, ký tên là Mai Nguyệt. Về sau này có thêm hai người phụ trách nữa, đó là ông Phạm Xuân Ninh, bút hiệu là Tiểu Nhã, và ông Nguyễn Hoạt, bues hiệu là Hiếu Chân. Có lần Tiểu Nhã gọi đùa là Nứng Hay Ðòi. Một hôm, Mai Nguyệt viết một bài đụng chạm tới ông Cao Văn Tường, chủ tịch quốc hội. Ông Tường đòi trừng phạt báo Tự Do. Ông Mai Nguyệt không những không sợ mà còn viết thêm một bài với tựa đề là “Cao Tặc”. Người ta chỉ tưởng tác giả muốn mắng ông Tường là giặc họ Cao. Nhưng có người lại cho rằng tác giả đã văng tục với họ Cao, nếu hiểu theo cách nói lái..

3. Về cái chết của nhà tôi : nhà tôi qua đời đầu năm 1981 ở Saigon. Ðầu năm 1982 tôi với các cháu mới vượt biên, được định cư ở Mỹ cuối năm 1982.

4. Về hai câu thơ Thu Hứng của Ðỗ Phủ, không phải tôi dịch, cũng không biết ai dịch. Tôi không hề giải thích gì với ông Hồ Nam.     

 

——————————————————————————————————————————————–

TA  QUANG KHÔI NHA VAN CHUYÊN NGHIỆP NHÀ THƠ TÀI TỬ

Sinh năm 1929 thế kỷ hai mươi tại thành phố Nam Định nhưng Tạ Quang Khôi quê gốc tại làng Tam Xá phủ Thường Tín tỉnh Hà Đông[cùng quê với Nguyễn Trãi nhưng khác làng] ngay khi còn đi học đã làm thơ và làm chánh trị Đầu thập niên 50 sau những ngày cầm súng kháng chiến chống Pháp trở về Hànội đi học trở lại Tạ Quang Khôi làm thơ ký bút danh Tạ Quang Diễm và làm chính trị ảnh hưởng tư tưởng Đai Việt Duy Dân của  Lý Đông A qua Thái Lăng Nghiêm nhưng năm 1954 di cư vô  Saigon làm nhật báo Tự Do vì là chỗ bà con họ hàng thân thích với nhà văn kiêm nhà báo Tam Lang có lúc cùng Như Phong Lê Văn Tiến[Lý Thắng] viết một sô truyện dài đăng báo\ nên quan điểm chính trị đã thay đổi thích làm một người cầm bút tự do hơn là môt chính khách kiểu đảng nàyphái kia lắm chuyện lôi thôi

Tại nhật báo Tự Do Ta Quang Khôi đã viết những truyện dài đầu tiên đăng báo hàng ngày như Vực Thẳm.Lối viết của Tạ Quang Khôi là lối viết tlếp  nối truyền thống văn chương Tự Lực Văn Đòan với sự đổi mới và thời đại hơn.Tạ Quang Khôi khai thác tới tối đa những ẩn ức về tình dục nơi người phụ nữ và những văn ảnh suồng sã dục tình nơi văn chương Tạ Quang Khôi đã khiến cho tiểu thuyết đăng báo hàng ngày của Tạ Quang Khôi có nhiều độc giả tìm đọc

Chính cái thời kỳ viết tiểu thuyết đăng báo hàng ngày trên nhật báo Tự Do do nhà văn Tam Lang làm chủ nhiệm mà sau này lúc lưu vong sang Mỹ [hồi đầu thế kỷ hai mươi mốt] Tạ Quang Khôi viết hồi ký đã tiết lộ nhiều chưyện ly kỳ như chuyện tai sao báo Tự Do phải đổi chủ nhiệm chẳng hạn.Ai cũng tưởng nhà văn Tam Lang mất chức chủ nhiệm nhật báo Tự Do là vì lủng củng nội bộ là vì chuyện chính trị’’ chính em’’ gì ‘’tầy đình’’ nhưng theo hồi ký của Tạ Quang Khôi ‘’bật mí’’ thì Lý Thắng[Như Phong Lê Văn Tiến] tiết lộ với chuyện Tam Lang mất chức chủ nhiệm báo Tự Do chỉ vì Tchya Đái Đức Tuấn tức nhà báo Mai Nguyệt nghĩ ra muc Nói Hay Đừng  viết móc lò thiên hạ mà có kẻ diễn giải ba chữ Nói Hay Đừng thành Nứng Hay Đòi khiến bà Ngô Đình Nhu nghĩ rằng chủ nhiệm báo Tự Do có ý cạnh khóe bà và ra lệnh thay chủ nhiệm Tam Lang bằng nhà giáo Phạm Việt Tuyền

Nhà văn Tam Lang nghỉ làm chủ nhiệm nhật báo Tự Do Tạ Quang Khôi cũng nghỉ viết triuyện dài đăng báo đi học Đại Học Sư Phạm và  viết bình luận thời sư trên đài phát thanh Saigon.Mãi mấy năm sau nhà giáo dạy tiếng Tây nổi tiếng Rock Cường  xuất bản nhật báo Saigon với Sức Mấy và Vip KK cộng tác Tạ Quang Khôi mới viết truyện dài trở lại lúc này văn chương Tạ Quang Khôi không còn suồng sã dục tình nữa nhưng vẫn ảnh hưởng Freud khá nặng nề nhất là chuyện dồn nén tình dục

Trong nghề giáo có lúc thầy giáo Tạ Quang Khôi làm hiệu trưởng trường trung học Nguyễn Trãi ở quận tư nổi tiếng là nhà mô phạm đứng đắn

Ngày 30 tháng tư  năm 1975 xẩy ra Tạ Quang Khôi chỉ bị cải tạo tại chỗ có mấy ngày rồi được’’ lưu dung’’[xin nhắc lại lưu dung chứ không phải lưu dụng] nhưng cái đầu óc phóng khóang của người cầm bút cộng với cốt cách của một nhà giáo Tạ Quang Khôi đã không chấp nhận chế độ cộng sản  và quyết tâm đưa vợ con’’vượt biển’’ đi tìm Tự Do. Kết quả Tạ Quang Khôi  và gia đình đã không bị làm  mồi cho cá  tới được đất Mỹ và làm lại cuộc đời tại đây

Trên đất Mỹ Tạ Quang Khôi đã cầm bút trở lại và ngòi bút của Tạ Quang Khôi lúc này sắc hơn  tinh tế hơn Tạ Quang Khôi đã viết những truyện ngắn để đời và đề cặp tới khía cạnh tình dục cũng xâu sắc hơn đặc biệt Tạ Quang Khôi làm thơ trở lại thêm bút hiệu mới Chu Cố Viên.Theo Tạ Quang Khôi thì bút hiệu Chu Cố Viên đựoc Tạ Quang Khôi ký dưới những bai thơ là bút hiệu hình thành từ gợi ý từ  câu thơ của Đỗ Phủ trong bài thơ thứ nhất của một lọat tám bài Thu Hứng hai câu thơ đó như sau

Tùng Cúc Lưỡng Khai Tha Nhật Lệ

Cố Chu Nhật Lệ Cố Viên Tâm

Mà Tạ Quang Khôi diễn Nôm là

Hai hàng lệ nhỏ thương hàng cúc

Một chiếc thuyền neo nỗi nhớ nhà

 

Cuối đời Tạ Quang Khôi viết hồi ký và một truyện dài ‘’để đời’’ một truyện dài mà Tạ Quang Khôi viết bằng  tất cả tâm huyết tất cả tấm lòng của một nhà văn sống qua những ngày tháng  dân tộc và đất nước của Tạ Quang Khôi phải chịu đựng phải chấp nhận mà Tạ Quang Khôi chung số phận  với muôn vàn đáng cay

Sang đất tự do chẳng được bao lâu thì người vơ từng chia ngọt xẻ bùi với Tạ Quang Khôi mắc ‘’bạo bệnh’’ từ giã Tạ Quang Khôi về thế giới bên kia Tạ Quang Khôi hụt hẫng  tưởng không sống nổi nhưng vì con cái Tạ Quang Khôi đã gượng ‘’đứng dậy’’ được  không những tồn tại  mà còn tiếp tục viết  ngòi bút Tạ Quang Khôi lúc sau này bén hơn thơ Tạ Quang Khôi lúc sau này hàm súc hơn dù đời sống Tạ Quang Khôi buồn hơn cô đơn hơn

HỒ NAM

TRÍCH THƠ TẠ QUANG KHÔI

Kiếp sống thừa

 

Dằn vặt tháng ngày cơm áo nặng

Lưu vong tàn kiếp cũng là hư

Nửa vòng trái đất thương và nhớ

Mây trắng hồn ai vẫn lững lờ

 

Thao Thức

Xin cảm ơn đời cho ta cuộc sống

Cảm ơn người cay đắng lênh đênh

Hờn tủi đó vẫn muôn vàn tha thiết

Cúi đầu xin trọn kiếp mong manh

Hồn bỏ ngỏ cho trăm chiều say đắm

Đổi thay nhiều giông bão lọan con tim

Tóc úa mầu nương dâu bãi biển

Thao thức hòai đêm trắng vẫn từng đêm

Tình Đời

Thôi quên đi nhé tình đời!

Bạc  đen thì cũng một cười cho qua

Kiếp người như áng mây xa

Mưa tan,gió đuổi vẫn là hư vô

TẠ QUANG KHÔI