Tác giả và Tác Phẩm

SÀI GÒN ƠI…! (Chinh Nguyên)

SÀI GÒN ƠI…!
 
     Sáng 24 tháng chín, Suriya, người hướng dẫn viên chở tôi và Mỹ Thanh ra phi trường Bangkok bằng xe nhà của anh ta đề trở về Việt Nam.
Trở về Việt Nam và đi Mỹ là hai động từ tôi thường dùng để nhắc nhở tôi quê hương nơi tôi đã sinh ra và một ngày nào đó tôi sẽ trở về. Đi Mỹ là bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn sau lưng để ra đi tỵ nạn cộng sản nơi tạm dung. Hai chữ "trở về" này đã nhiều lần réo gọi quay quắt như những giấc mơ tiên chập chờn thoáng nhớ dấu yêu mộng ước một thời.
Tôi đang miên man hồi tưởng những con đường cũ tôi sẽ đi qua trên đất mẹ sau vài giờ bay, bỗng Suriya hỏi tôi.
–           Ông Nguyên. ông bà có mang theo visa vào Việt Nam không ?  
–           Có ! Vợ tôi cầm. Tôi ngạc nhiên nhìn Suriya trả lời và hỏi lại anh ta.
–           Nhưng sao anh lại hỏi tôi chuyện này ?
     Suriya quay nhanh nhìn tôi phân bua.
–           Cách đây mấy tháng có hai anh em ông Phong về Việt Nam sau khi du lịch Thái    Lan một tuần, như vợ chồng ông bây giờ, nhưng khi ra phi trường Bangkok về Việt Nam thì bị từ chối.
     Mỹ Thanh trố mắt nhìn tôi như thầm nói gì, và tôi hiểu rằng nàng đã tỏ ý lo ngại cho tôi vì những bài viết chống đối CS trên mấy web site tại Mỹ của tôi. Nàng quay qua Suriya:
–           Tại sao vậy ? Chắc họ bị nghi ngờ hoạt động chống chính phủ hoặc gán cho ông Phong ba chữ CIA chứ gì…! Người Công Sản Việt Nam cứ muốn bắt ai và cấm ai về nuớc là chụp cho họ cái nón cối CIA Mỹ, thật dễ dàng quá …! 
Suriya lắc đầu.
–           Không, anh em ông Phong chẳng hoạt động gì cả, họ chỉ là người Việt Nam thuần túy muốn về thăm quê hương sau những năm sống ở xứ người. Tuy nhiên, họ đã lầm lẫn mang tờ Visa copy trong hồ sơ chứ không phải bản chính mà tòa đại sứ Cộng Sản   Việt Nam bên Mỹ đã cấp cho họ.
–           Tại sao hai ông này lại dùng copy visa ? Lạ nhỉ..!
–           Theo ông Phong, thì vợ ông ta copy muốn giữ lại bản phụ, và đưa bản chính cho ông ta, nhưng vì lầm lẫn sao đó, bà ta lại bỏ bản phụ vào xấp hồ sơ cho ông ta mang đi. Khi qua Thái Ông Phong mới biết.
–           Ồ..! Thì ra là thế…! làm sao họ vào Việt Nam được ? Trong khi chính phủ Việt Nam Cộng Sản đang muốn kiểm soát tất cả những Việt Kiều ra vào Việt Nam để ngăn ngừa đủ mọi thứ chuyện, trong khi họ vẫn hồ hởi kêu gọi Việt kiều trở về giúp nước để kiếm đô la.
Suriya thở dài kể :
–           Nhưng dù sao họ cũng là người Việt Nam đâu phải sắc dân nào khác..! Chỉ cần gọi điện về tào Đại Sứ Việt Nam bên Mỹ để xin xác nhận, chỉ vài phút thôi thế mà nhân viên hữu trách của VN Airline làm khó dễ anh em ông Phong. Tôi đã tự nguyện giúp họ bằng cách chở họ quay lại phòng ngủ, và đưa họ tới tòa đại sứ Việt Nam tại Thái Lan để anh em ông Phong xin visa khác, hoặc xin dấu thị thực trên tờ visa copy của ông Phong. Nhưng nhân viên ở Tòa Đại sứ Việt Nam cứ chỉ vòng vo chẳng ai chịu trách nhiệm về việc này, trong khi họ rất nhàn rỗi ngồi gác chân lên bàn nói chuyện như không có gì sẩy ra.
–           Họ chỉ anh và ông Phong đi vòng vo hét chỗ này tới chỗ khác để xin thị thực chữ ký phải không?
–           Sao ông biết ? Suriya trố mắt ngạc nhiên nhìn tôi hỏi.
Tôi mỉm cười.
–           Họ đã học tập tánh "vô tư" từ trong bụng mẹ rồi! Họ còn có thể chỉ anh và ông Phong đi trở lại chỗ họ vừa chỉ mà không có kết quả cả trăm lần họ vẫn chỉ. Ai chết mặc ai tiền họ vơ vào túi cũng "vô tư" và không trách nhiệm luôn. Tôi gọi họ là chính sách "vô tư dầu tiên" để bóc lột dân.
    Tại anh và Ông Phong không đua tiền ra cho họ như anh đã đưa 100 bat
    cho nhân viên cảnh sát Thái tuần trước, nên họ chỉ anh đi vòng vòng…!
–           Cuối cùng ra sao ? Mỹ Thanh hỏi.
Suriya cười phá lên, trong khi anh ta nhìn tôi và Mỹ Thanh:
–           Ông Phong đã đã nghe tôi bỏ 100 đô la vào giữa tờ giấy visa copy để thầm hối lộ họ đấy chứ ! Việc này tôi rành lắm đó nghe, nhưng vẫn không có gì thay đổi.
Tôi nhìn Mỹ Thanh.
–           Thật khó hiểu…! Sao Người Cộng Sản VN lại chê tiền..! lần đầu tôi nghe anh nói Lạ nhỉ…!
–           Chắc có anh Suriya bên cạnh nên họ ngại. Vả lại đây là đất Thái chứ phải đất Việt đâu mà ăn bẩn trước mặt thiên hạ.
–           Thì Cop Thái học Cop Việt cầm 100 bat của anh Suriya mấy hôm trước trên sa lộ đi tới thăm tượng phật vẽ bằng tia sáng lazer và khẩn vàng trên những nét vẽ ở một góc núi mà họ bạt bằng đi tạo thành thắng cảnh thì sao…! Cop Thái cũng cầm tiền hối lộ trước mặt người du lịch nước ngoài vậy !
–           Anh và tôi lúc đó đâu có nói câu nào đâu hà..! Cop Thái cứ tưởng chúng ta là dân Thái. Trong khi nhân viên tòa Đại Sứ Việt Nam đã tiếp chuyện với anh Suriya, họ biết anh là người Thái.
–           Vậy là anh em ông Phong phải trở về Mỹ phải không anh Suriya? Tôi hỏi.
–           Không, anh em ông Phong không về Mỹ, mà ở lại Bangkok thêm một tuần chờ người nhà gởi bản chính visa qua. Hai anh em ông ta nói với tôi: "Những thằng ngố không muốn chúng tôi tiêu tiều Mỹ trong Việt Nam để chúng làm giầu, thì chúng tôi tiêu ở Thái Lan có sao đâu! Chúng làm lãnh đạo của chúng mất một mỗi lợi nhỏ…" Tôi nghĩ họ nói đúng, Việt Nam và Thái Lan đều đang cần đô la của Mỹ…!
Ông bà cầm Visa bản chính là chắc sẽ vào Việt Nam rồi khỏi lo.
 
*****************
     Chúng tôi đứng xếp hàng trước quầy vé Việt Nam Air Line, chợt có người kéo tay tôi hỏi:
–           Xin lỗi. Tôi là Liên. Ông bà mang bao nhiêu ký lô ?
Tôi ngạc nhiên nhìn bà Liên xếp hàng phía sau:
–           Tôi cũng chẳng biết bao nhiêu với hai cái va-li nhỏ này, vì tất cả đều do Mỹ Thanh vợ tôi làm cả, tôi chỉ biết kéo đi mà thôi. Tôi hỏi Mỹ Thanh.
–           Em dồn hai va-li này được bao nhiêu ký ? Chị Liên phía sau hỏi anh.
Mỹ Thanh quay lại :
–           Em đã cân hai va-li đưọc 40 chục ký, vì mỗi nười mang được có 20 ký nếu từ Thai Lan về Việt Nam, trong khi ở Mỹ về Việt Nam thì mỗi người mang được 70 LBS.
Bỗng một chị khoảng trên 30 có hai em nhỏ nói xen vào:
–           Không sao đâu, nếu hơn một chút chị cứ đưa vài đô cho họ là xong kể như tiền cước hàng hóa. Thủ tục đầu tiên là chắc ăn hơn cả..! Họ sẽ lo cho mình đủ thứ..!
–           Tôi tên Nguyên. Xin lỗi chị. Sao chị biết chuyện này ?
Hai tay kéo hai đứa con để chúng khỏi chạy ra khỏi hàng, và chị đã trả lới tôi sau nụ cười bao hàm đầy ý nghĩa:
–           Tôi tên Cúc. Tôi đi hoài nên có để ý nhìn để biết những gì họ đã làm.
–           Sao hai đứa nhỏ của chị nói tiếng anh rành quá vậy? Chúng sanh tại Mỹ ?
–           Phải? Chồng tôi làm việc cho một công ty ngoại quốc ở Việt Nam, nên tôi đi Việt Nam và về Mỹ như đi chợ.
–           Ồ hèn nào chị hiểu đường đi nước bước của họ! Khi về tới Việt Nam thì nhân viên trạm kiểm soát nhập nội họ làm sao? Tôi tò mò.
Sau khi cúi đầu dặn hai con không được chạy tung tăng kẻo bị lạc, chị quay lại nhìn tôi và mở nụ cười dí dỏm:
–           Thì ông cứ làm tủ tục đầu tiên như tôi vừa nói là chẳng ai hỏi gì ông cả..! Còn có người hăng hái giúp ông sách hàng lý nữa…!
–           Thì ra đồng tiền bao giờ cũng là sức mạnh vô song…! Thế mới biết xã hội chủ nghĩa của Cộng Sản Việt Nam tiến mạnh trên con đường mưu lược kiếm tiền bằng nghị quyết 36 để trở thành tư bản đỏ. Cám ơn chị đã cho những chi tiết hay.
–           Không có gì đâu ông. Tôi biết gì nói nấy mà thôi.
Sau khi tôi đã bỏ hành lý lên cân, đi qua khu khám sét để vào phòng đợi lên máy bay cổng 36. Tôi đưa mắt một vòng tìm chỗ ngồi, đồng thời tôi chợt nhìn thấy người bạn cùng chuyến bay từ Mỹ tới Thái Lan, anh ta cũng nhận ra tôi. Anh ta vẫy tôi và chỉ vào hai ghế trống bên cạnh, bằng giọng tàu chợ lớn nói tiếng Việt:
–           Tôi tưởng nị về Việt Nam dzồi chớ?
Tôi tới gần anh.
–           Ngộ tưởng nị về Việt Nam dzồi ! Sao Thái Lan có gì vui không ?
–           Chẳng có gì cả ! đzánh bạc không có, phong cảnh chỉ có mấy cái chùa cổ, nhưng gái điếm nhiều quá..! Cái mục này thì giống như xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta.
–           Ủa Anh Trương đã về Việt Nam mấy lần rồi? Tôi hỏi.
–           Ngộ về mỗi năm một lần, nhớ con và Chợ lớn quá mà…! Không về không được.!
–           Tiền đâu anh về như đi chợ vậy ?
–           Thì tiền già đó, mỗi tháng chính phủ Mỹ cấp mấy trăm. Ăn, ở nhờ con trai không mất tiền. Hai vợ chồng dành dụm lấy tiền về Việt Nam chơi.
–           Anh ở Việt Nam mỗi lần mấy tháng ?
–           Ba tháng, nhưng có lần con gái tôi bị bệnh tôi phải ở lại 5 tháng, vì ở quá sáu tháng chính phủ Mỹ sẽ cúp phụ cấp tiền gìa.
–           Nhưng chính phủ Việt Nam chỉ cho ở ba tháng thôi, sao anh ở 5 tháng đuợc.
–           Thì tiền anh bỏ ra là yên ngay, có gì khó khăn đâu.
–           Làm sao anh biết ai ăn hối lộ để chi tiền? Chính phủ Việt Nam cấm chuyện này mà ! Coi chừng bị bắt vì chuyện hối lộ thì không ổn.
Anh Trương lắc đầu.
–           Ôi … Cấm cho có chuyện nói với dân là chính phủ thanh liêm, nhưng cấm phía trước cầm tiền phía sau, ai mà biết..! Ăn hối lộ thì cứ ăn, có ai bắt bớ ai đâu… Nếu có bắt thì cũng là kẻ không có thày đỡ đầu hoặc cầm hết không biếu xếp mới bị mà thôi. Nếu có người đỡ đầu sẽ chỉ bị cách chức chỗ này rồi thuyên chuyển đi chỗ khác làm chức vụ lớn hơn. Mình chỉ sợ họ không ăn tiền mình đưa… chứ nếu họ ăn tiền mình đưa thì cái gì cũng qua hết … Nếu họ cầm tiền mình đưa, con voi cũng lọt qua lỗ kim anh biết không ? Ở Việt Nam làm lớn ăn lớn, làm nhỏ ăn nhỏ nếu cấm tham nhũng ai làm việc cho đảng đây..! Nhưng xin ở lại quá ba tháng cũng phải đóng tiền lệ phí. Nếu anh không muốn họ hỏi lôi thôi thì gói vào giữa tờ giấy xin ra hạn thêm vài đồng. Thế thôi…!
–           Tôi nghĩ chính phủ Cộng Sản đang điều tra những vụ cướp đất đai của dân và hối lộ đó mà..!
–           Ai mà tin cho nổi..! Vụ cướp đất của dân đều do mấy ông lón cầm đầu..! Chẳng có ai dám tra xét vụ này tới nơi tới chốn đâu…! Còn hối lộ dăm ba đồng ai mà để ý làm gì…! Người ta nghĩ chuyện lớn không à!
–           Sao anh biết rành qua vậy.?
–           Tôi sống với Cộng Sản nhiều năm rồi…! Tôi cũng mất đất như mọi người đã mất đất hôm nay. Cứ thấy chỗ đất nào ngon có thể thương mại được và có giá trị là họ dùng danh nghĩa đảng và công ích chung cho dân để giải tỏa, sau đó mấy ông lớn âm thầm chia lô cho nhau và dàn đựng xây cất một công sự nhỏ như trường học, trạm y tế để qua mặt dân, thế là đất của dân đã trở thành đất của họ, và họ đem bán kiếm tiền. Những vụ kiếm tiền kiểu này đã trở thành chính sách của các cán bộ tỉnh ủy kiêm giám đốc sở nhà đất và họ dễ thành tư bản đỏ. Dân kiện tới chết chưa chắc đã đòi lại được…!
     Anh Quang ngồi bên cạnh nghe tôi, nghe anh Trường nói chuyện về quan quyền cướp đất của dân, anh ta xen vào.
–           Bây giờ khác trước rồi, không có ai giám làm chuyện ép dân cướp đất này nữa đâu. Chính phủ Cộng Sản còn cho Việt kiều mua đất đứng tên, hai anh không biết sao ? 
–           Tôi biết chứ. Anh Trương trả lời.  Nhưng anh có biết rằng có những điều kiện gì không ? Này nhé : Thứ nhất anh phải là người có công với Đảng. Mà có công với đảng cũng bị đối sử tệ như thường, phế binh của họ còn đi ăn mày kia huống chi Việt kiều có công với đảng…! Thứ nhì: Anh phải là người làm ăn thuơng mại với Việt Nam và phải ở VN mỗi năm trên 6 tháng. Nếu anh làm ăn với tình trạng lớn quốc tế thì họ có thể nương tay, nhưng nếu anh làm ăn nhỏ lén lút mà họ biết thì anh chỉ có cách ôm quần chạy về Mỹ, vì họ biết anh không có ai chống lưng. Thứ ba: Anh phải về Việt Nam và hồi tịch. Anh có thể làm chuyện này không? Ngoài ba điều này anh đừng hòng mua đất đứng tên. Nếu anh đã mua đất làm nhà để hưởng già trong tương lai là anh sẽ bị đám con buôn a tùng với nhóm Giám đốc tài nguyên CS lừa và một ngày nào đó anh sẽ bỏ của chạy tay không.
–           Tôi đã mua đất và xây nhà bằng tên của vợ chồng tôi, đâu có ai hỏi han gì đâu..! Anh Quang nói.
Anh Trương nhìn thoáng tôi và anh Quang, và sau một giây suy nghĩ, anh Trương hỏi anh Quang.
–           Vậy anh làm sao có thể giữ đất xây nhà ?
–           Vợ chồng tôi thay nhau mỗi người ở sáu tháng bên Việt Nam cho hợp pháp.
–           Ồ..! Nếu có ngày vợ chồng anh mệt mỏi không đi đựơc nữa, chắc vợ chồng anh phải về Việt Nam ở luôn để giữ nhà. Vì nếu hai vợ chồng anh quá sáu tháng không về là bị Đảng lấy ngay quy định theo luật. Như vậy đâu có phải là quyền tư hữu bất khả xâm phạm của anh, mà anh bị họ lươn lẹo gạt anh thì đúng hơn. Nhưng nếu anh bỏ Mỹ thì lại mất cả quyền phúc lợi và bảo vệ mà anh đang có..!
    Với giọng nói dí dỏm anh Trương tiếp: Chính phủ dẫn đạo, người dân
    làm chủ và Đảng nhà nước quản lý là như vậy đó, anh hiểu không?
Tôi nhìn anh Phong và anh Trương, rồi tự phân bua:
–           Tôi thì không mất đất vì Đảng, mà mất vì người em vợ của tôi.
–           Anh để cho em vợ anh đứng tên phải không ?
–           Phải ? Tôi gật đầu.
–           Vậy là anh mất đất là cái chắc. Đất lên giá như hỏa tiễn bay cung trăng. Ai mà không tham…!
–           Thà rằng anh em mình cướp đoạt, nhưng anh em mình còn có thể hưởng, còn hơn Đảng cướp đoạt. Anh Trương xen vào.
–           Tới giờ lên máy bay rồi, mấy ông không đi xếp hàng để về Việt Nam? Cứ ngồi đó mà nói chuyện đất đai như chuyện lên cung trăng vậy..! Tôi thì nhất định chỉ về chơi nếu thấy được ở lâu, bằng không thì đi du lịch chỗ khác, chẳng ai chèn ép mình được. Miễn là không làm chính trị chính em…!
 
*****************
 
     Chiếc Việt Nam Air Bus thuê của Hồng Không vừa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, dừng lại trên bãi đậu và cửa đã mở ra để cho hành khách bước xưống cầu thang và chạy nhanh vào xe bus không có cửa an toàn khi lăn bánh đã đậu sẵn bên cạnh.
     Sài Gòn bây giờ mùa mưa nên ai cũng ríu rít chen lấn nhau đầy trên xe và mặc cho tài xế đưa họ về trạm kiểm soát nhập nội.
Tôi đi sau Mỹ Thanh để ý hành động của nàng, trong khi nàng cầm hai sổ pasport mở ra và kẹp vào giữa 5 đô la.
Tôi ghé tai nàng nói nhỏ:
–           Em làm gì vậy?
–           Chị Cúc nói cho họ 5 đô là mọi chuyện êm suôi, nếu không họ sẽ hỏi những chuyện không đâu. Em không mốn họ lôi thôi với anh. Thanh Thì thào bên tai tôi.
–           Chị Cúc có bỏ tiền như em không?
–           Không?
–           Thế tại sao em lại làm theo ý chị ta ?
–           Vì chị ta đã ra vào Việt Nam như đi chợ, họ đều biết mặt chị ta nên không hỏi han gì cả. Lúc đầu chị ta cũng ra tiền như em bây giờ. Thôi anh nghe em xếp hàng đi đừng ấu ó gì nữa…!
     Tôi đứng sau Mỹ Thanh và nhìn vào bảng tên người kiểm soát nhập nội họ Tăng tên Tống. Tôi thấy anh Tống mở Pasport của hai chúng tôi và khéo léo luồn 5 đô xuống hộc bàn, sau đó mỉm cười hỏi với giọng Bắc đặc:
–           Anh chị về Việt Nam ở lâu không ?
–           Tôi và ông xã về thăm mẹ anh ấy, chỉ độ vài tuần rồi đi, vì ở Mỹ tụi tôi cũng bận lắm.
–           Thôi anh chị về VN vui vẻ nhé. Anh chị bước qua lấy hành lý đi nhớ là phải đi qua chỗ khâu hải quan đó nghe.
    Tôi chợt nghe Tống nhắc :"Nhớ phải đi qua chỗ khâu hải quan đó nghe..", tôi đã rất nhanh liếc qua khôn mặt lạnh như đồng của anh ta, trong khi tay đang mở số pasport của người kế tiếp sau tôi . Tôi chợt nghĩ: ồ thì ra hắn nhắc thầm Mỹ Thanh nên có tiền lót đường ở chỗ khâu hải quan trước khi bước ra khỏi cửa kiểm soát.
Vừa tới chỗ lấy hành lý và trong khi tôi đang đưa mắt nhìn vào đống hành lý vất lộn xộn, bỗng có tiếng hỏi cũng lại giọng Bắc:
–           Thưa anh, anh lấy hành lý phải không ạ?
Tôi nhìn anh ta gật đầu:
–           Tôi có hai va-li.
–           Dạ, em biết nên bỏ riếng a đây rồi.
    Tôi nhìn theo tay chỉ của người nhân viên trong ban hành lý, và nhận ra đó chính là hai va-li của tôi. Môt thoáng ý nghĩ trong đầu tôi chợt hiện ra: Tụi này làm ăn có giây chuyền nhanh thật! Tại sao hắn lại biết đó là hành lý của mình? Mỹ Thanh đã bước tới sau lưng và nói:
–           Đúng rồi, hai cái va-li đó là của chúng tôi.
–           Để em bỏ lên xe cho anh chị nhé.
    Thế là anh ta kéo chiếc xe để gần đó tự bao giờ, bỏ hai chiếc va-li của chúng tôi lên rồi đẩy qua khâu quan thuế và tự tay anh ta bỏ vào máy kiểm soát, trong khi Mỹ Thanh lại tự tay dúi tặng anh ta 5 đô.
    Đứng sau lưng Mỹ Thanh trước bàn kiểm soát thuế vụ, tôi thấy ngưới nhân viên thuế vụ chẳng khám và hỏi gì cả, và cho vợ chông tôi bước qua cửa nhỏ cạnh bàn anh ta một cách mau mắn, tuy nhiên khi tôi nhận chiếc ba-lô vừa ló ra khỏi của máy kiểm soát và đeo lên vai, chợt có tiếng của người kiểm soát nói với tôi:
–           Anh có mang theo PC Laptop phải không?
Tôi nhìn anh ta gật đầu:
–           Phải?
–           Có khai báo gì không? Giấy tờ khai báo đâu cho tôi xem lại nào.
    Với giọng nói lạnh lùng và sắc như dọa nạt, anh ta vừa đứng dậy đi ra khỏi chỗ làm việc vừa bước tới phía tôi.  
–           Tôi có khai báo đấy chứ.
    Tôi vừa nhìn anh ta vừa trả lời, và cúi xuống tìm giấy tờ khai báo quan thuế về chiếc máy Laptop, bỗng có tiếng từ bàn làm việc của người nhân viên tra xét giấy tờ quan thuế nói vọng lại làm tôi thoải mái thở phào nhẹ nhõm:
–           Để anh chị ta đi đi. Anh chị ta đã khai rồi.
Người nhân viên tên Hạnh vừa mốn khám xét giấy tờ khai báo của tôi tự nhiên dịu giọng.    
–           Thôi anh lấy hành lý mau lên, rồi đi để tôi còn khám xét người khác.
    Tôi vội sách chiếc ba-lô và đeo lên vai, sau đó hai tay kéo hai chiếc va-li đi mau ra cửa như chạy trốn người đang theo dõi mình và đưa mắt tìm Huyền, người em vợ đã cho xe ra đón chúng tôi ở ngoài phòng quan thuế .
Trong khi ngồi trên xe về nhà Huyền, tôi nhìn Mỹ Thanh:
–           Cái anh chàng khám xét giấy tờ hôm nay sao dễ mến nhỉ? hắn cho chúng mình đi qua mau chóng rồi lại ngăn thằng đểu kia nữa chứ.
Mỹ Thanh nhìn tôi mỉm cười, sau đó nàng quay qua Huyền phân bua:
–           Chị biết thế nào cái Laptop của anh Nguyên cũng bị bọn Cộng Sản nhòm ngó. Nên đi qua mỗi chỗ là chị sỉa 5 đô la.
Nàng nhìn lại tôi gằn giọng.
–           Tất cả tổng cộng 20 chục đô la đó, anh tưởng chúng vào chùa tu chắc.
–           Trời…! Em cho thằng khai xét quan thuế 10 đô la lận?
–           Nếu không làm sao anh thoát khỏi thằng Hạnh khám anh! Mà khám anh là lôi thôi, vì tính ngang bưóng của anh có chịu thua ai đâu…!
–           Thì mình có giấy tờ mà.
–           Đành rằng có giấy tờ đàng hoàng nhưng khi nó bắt anh bới tung tất cả ra, em chắc anh sẽ cãi lộn cho mà coi. 
–           Thì anh mất 20 đô la có gì đâu. Huyền xen vào.
–           Nhưng tụi này kỳ quá đi. Tôi gằn giọng.
–           Ai bảo Việt Kiều các anh mang áo gấm về Việt Nam làm chi. Cộng Sản chúng biết     Việt kiều còn vướng bận thân nhân và không thể quên quê hương nên chúng đã mạnh dạn nắm lấy thân nhân của Việt Kiều như một cái bùa hái tiền. Chúng giăng lưới hứng tiền đô của người Việt tung về như tung qua cửa sổ mua vui, sau đó chúng còn được quyền hạch sách bắt bớ tùy hứng. Ai dại thì cứ về để tức ứa máu rồi ngậm câm không người nào dám nói khi về Mỹ.
–           Ây, anh ấy là như vậy! Khi ở Mỹ thì nhất định về thăm quê hương, nhưng sau khi bước xuống phi trường nhìn thấy cảnh chẳng đặng đừng lại chửi toáng lên, rồi đổi ý muốn quay lại Mỹ..! Mỹ Thanh hùa theo Huyền.
–           Thôi, tôi chịu thua chị em bà. Làm ơn nhờ anh tài xế chở về nhà cho mau một chút tôi mệt chuyện này quá rồi.
Huyền nhìn hai vợ chồng tôi mỉm cười.
–           Mệt hay không mệt thì anh cũng đã tự cho đầu vào chòng rồi. Anh nên ăn nói giữ mồm gìữ miệng đó nghe. Tụi nó đang ra công tìm những người chống đối để sửa soạn cho ông Bush qua tháng 11 này đó nghe. Anh mà hó hé tụi nó chộp không ai dám cản đâu đó.
–           O.K. tôi sẽ nhắm mắt như không thấy.
 
**********************************
     Sài Gòn chợt mưa khi chiếc xe Ford Escape đang chạy trên đường 3 tháng 2 để vào Chợ Lớn. Cơn mưa không lớn lắm nhưng đã làm nước từ cống rãnh dâng lên mặt đường khi xe chạy trên quận 5, màu nước đen và hôi thúi luồn vào xe đã làm tôi muốn nôn. Tôi bịt mũi hỏi Huyền:
–           Thành phố Sài Gòn sao lại vậy ? Mới mưa chưa đầy 10 phút mà nước ở đâu tràn vào với mùi thối quá sức tưởng tưởng hả em?
Huyền hìn tôi như không có gì lạ sảy ra:
–           Thì nước ở mấy con sông chết dâng lên qua cống rồi tràn lên mặt đường phố. Dân Thành phố HCM quen sống như vậy rồi! Chảng chết chóc ai…!
–           Nhưng hôi thúi quá ai mà chịu nổi !
–           Không chịu được cũng phải chịu. Ai bảo sống dưới chế độ Cộng Sản, mà đã sống dưới chế độ Cộng Sản thì ai cũng hiểu được rằng ít nói và lo cho mình là tốt nhất. Việc nước hôi thúi tràn vào thành phố mỗi trận mưa coi như vô tư.
Xe chạy lên lề đường để chúng tôi chạy vào nhà trong khi trời đang mưa, nhưng trước khi mở cửa xe anh tài xế đã mở vòi nước bên hông nhà và hứng nước vào sô hắt lên hai bên cửa xe cho bớt mùi hôi, và cũng như để rửa xe tạm thời trong lúc cần.
Khi bước xuống xe tôi cưòi nói với anh tài:
–           Bộ mỗi khi mưa là anh tạt nước vào như vậy sao?
–           Nếu không làm vậy cho bớt mùi thì sau khi cho xe vào nhà chẳng ai ngửi được cái mùi này đâu !
Tôi bước vào nhà nhìn ra ngoài đuờng phố nước đen đã ngập tới gần đầu gối, trong khi chiếc xe đang lùi dần vào chỗ đậu xe bên phòng khách mang theo mùi hôi nồng nặc buồn nôn. Tôi vội mang hành lý lên lầu ba, đóng chặt cửa lại sau đó quay qua Mỹ Thanh:
–           Anh không ngờ Sài Gòn bây giờ bẩn thủi như vậy?
–           Sẽ còn có nhiều điều không ngờ mà anh sẽ gặp nếu anh ở Việt Nam mấy tháng như anh đã dự định. Nếu anh đổi ý thì ở mấy tuần rồi về Mỹ có sao đâu.
–           Không. Anh phải ở lại Việt Nam đúng như anh muốn để nhìn thấy sự thực người Việt quốc nội sống ra sao trong chế độ Cộng Sản lồng trong bàn tay sắt tư bản đỏ, một giai cấp mà CS khai sinh ra sau khi cưỡng chiếm được Việt Nam do Mỹ tặng họ.
–           Tùy anh..!
     Sáng sớm tôi mở cửa sau khi nhìn thấy dòng nước đen quánh đã rút mất và để lại một lớp mỏng bùn đen nhầy nhụa trên lối đi, xe đã chạy tấp lập náo động tiếng xe máy nổ lẫn với còi xe. Bụi đen trên đường xe chạy đã khô và bay lên tạt vào mặt làm tôi lùi lại khép cửa, nhưng cũng cố nhìn qua bên kia đường để đích thực nhận ra những hàng quán ăn sáng trên hè phố. Những người chủ quán rất bình thản nấu nướng trên những bếp than đặt trong chiếc xe bên góc nhà hàng. Khách vẫn người ra kẻ vào ăn uống thoải mái và dường như họ cũng không cần để ý tới cái mùi hôi thúi đang sông lên trong cơn nắng sớm, và bụi tung bay mang theo những mầm mống bệnh tật vào những đĩa, chén thức ăn mà họ đang gắp vào miệng nhai một cách thoải mái. Tôi quay lại hỏi Huyền:
–           Tại sao họ ngồi ăn thoải mái trong khi bụi đen từ cống rãnh đang bay vào chén cơm tấm hoặc tô phở của họ vậy nà?
–           Thì tại anh sống ở Mỹ, anh hiểu vệ sinh căn bản phải có, nhưng ở đây dẫu có hiểu cũng không thể giữ được. Dạ dày đói ăn trước chết sau anh hiểu triết lý này mà…! Kéo cày rã thân ra mà chỉ đủ một tô phở thôi đó…!
–           Thật vậy sao?
–           Thì anh tính coi, này nhé 100 đô la ăn một triệu sáu. Tốt nghiệp đại học lương tốt là một triệu rưỡi một tháng, Vậy những người không có học thì lương bao nhiêu? Kiếm 50 ngàn một ngày không ra. Mà 50 ngàn thì chỉ khoảng 40 xu Mỹ mà thôi.
–           Ồ sao tôi không thấy ăn mày nhiều như hồi tôi về lần trước 1980?
–           Họ bắt ăn mày bỏ vào chỗ khác rồi. Họ nói rằng ăn mày làm mất mỹ quan thành phố.
–           Nhưng tệ nạn ăn mày là tại chính sách của họ mà?
–           Nói như anh thì đã không phải là Cộng Sản! Tất cả những cái xấu của xã hội họ đều nói là kết quả của Mỹ Ngụy để lại. Cho báo chí chửi Mỹ thả giàn nhưng vẫn chạy theo Mỹ để xin ăn.
–           Họ muốn nói sao thì nói! Nhưng chẳng lẽ những cô gái bia ôm, làm điếm đợi khách trên đường Lê Duẩn, Ba Tháng Hai mà tối qua tài anh xế chỉ cho chị và em trong khi anh ta chở em và chị đi thăm người bạn của chị thì cặn bã của Mỹ Ngụy sao? Những cô gái này xem qua chỉ chừng trên dưới 25, 18 tuổi. Trong khi chiến tranh đã tàn trên 30 năm rồi Mỹ Ngụy đâu còn nữa…!  
     Lại còn vụ lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan để có dịp bỏ nước tì do ai ?
Mỹ Thanh kéo tôi ngồi vào sa-lông và đặt trước mặt tôi ly trà nóng. Nàng đã nói sau khi nhìn Huyền. 
Huyền nhìn vợ chồng tôi:
–           Nói để anh biết thôi mà. Cả nước ai cũng hiểu lời ông Thiệu nói "Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì Cộng Sản làm" trước 75 là đúng, nhưng bây giờ thì trễ rồi. Nghe hay nhìn cũng như nhau…!
 Vì sợ bụi đen nên tôi vẫy chiếc taxi chở đi những đường phố mà tôi thích nhìn lại, ngồi trong xe tôi quan sát cách lái xe trên đường của anh tài xế taxi, có lúc tôi thấy anh ta lái xe lấn qua hẳn nửa đường bên kia, và đang đối đầu với một chiếc xe hơi khác, có khi anh ta cúp ngang qua mặt một chiếc xe hàng lớn làm tôi giật mình, cũng có lúc anh ta bất kể ngã tư cứ tự nhiên lái xe qua như không hề nhìn thấy đèn đỏ, đôi khi anh ta đang ở giữa đường cua ngay phải không kể gì những đoàn xe Honda hoặc xe hơi đang chạy bên phải anh ta.

Hành sử này làm tôi buột miệng hỏi:
–           Này anh tài, anh lái xe lạ quá chừng! Anh không sợ tông hoặc bị phạt hay sao?
–           Sợ tông nhau thôi, chứ không sợ bị phạt?
–           Tại sao?
–           Vì nếu tông thì có tai nạn sảy ra chết người, nhưng ít khi tông lắm. Còn nếu bị công an phạt gì đưa tiền ra là xong.
–           Tiền đâu mà anh đưa hoài vậy?
–           Tôi làm gì có tiền, nhưng lúc bí vẫn phải cắn răng chi thôi.
–           Sao tôi thấy anh không chạy đúng luật giao thông tí nào vậy ?
–           Luật giao thông có chứ, nhưng ai cũng chạy bậy cả, nhưng nếu tôi theo luật giao thông để lái xe, có thể tôi sẽ gặp tai nạn, vì có ai chạy đúng luật đâu, trong khi Công An chỉ biết bắt người coi mặt tìm tiền.
Tôi nhìn chiếc xe Ford 7 chỗ ngồi, hỏi anh tài:
–           Xe này là của anh?
Anh tài trố mắt nhìn tôi:
–           Ông nhìn xem tôi có khả năng mua chiếc xe này không? Xe này là của hãng VinaSun, mà ông chủ VinaSun này là một bí thư của đảng. Ông ta mới có tiền mua những chiếc xe này để làm taxi.
–           Ồ..! Sao bí thư có quyền kinh doanh thương mại sao?
–           Ông không biết đó thôi! Mỗi một ông lớn trong đảng đều có một chức phụ hầu kiếm tiền, chức vụ chính là để bao che cho chức vụ phụ. Chẳng hạn như tỉnh ủy đảng sẽ có một chức phụ là giám đốc hằng Vinasun. Sau thời kỳ bao cấp để che mắt dân, nhưng ai mà không biết tiểu sảo của những người lãnh đạo Cộng Sản…! 
Tôi nhìn anh tài xế với đôi mắt nghi nghờ:
–           Ây…! Đó là anh nói, chứ không phải tôi đó nghe. Công an ngầm đầy phố và cũng có thể anh cũng là công an đó nghe. Tôi không nói gì cả..!
Anh tài xế phì cười, tâm sự:
–           Tôi là đại úy Cộng Sản đấy bác, tôi học ở trường đại học quân sự đàng
     hoàng đấy, nhưng tôi không có lý lịch tốt ba đời nên chẳng cơm cháo gì…!
     Dưới chế độ này phải nhập đảng, phải ba đời chung thành với đảng và
     không Công Giáo thì mới sống được thoải mái. Nhưng có ai đã được sung
     túc đâu. Chúng tôi bị lừa..!
–           Anh bao nhiêu tuổi?
–           Ba mươi tám tuổi.
–           Vậy là sau khi 75 anh mới có 7 tuổi.
–           Đúng gần tám tuổi. Cha tôi là lính ngụy trong khi mẹ tôi ở quê lại theo ông anh của mẹ tôi là Cộng Sản. Năm 75 cha tôi mang gia đình đi xuống tàu, mẹ tôi cố ly gián kéo cha tôi ở lại. Thế là cha tôi phải đi cải tạo chết. Tôi ở nhà lớn lên theo mẹ hy sinh cho đảng, và đã được vào học tại trường quân sự với quân hàm khi bỏ quân đội là đại úy.
–           Tại sao anh bỏ quân đội?
–           Lý lịch cha tôi là lính ngụy ! Và hơn nữa tôi nhìn thấy cảnh bất công và cách đối sử của những người cộng sản với dân, như tham nhũng, lạm quyền cướp đất và làm giầu trên xương máu những kẻ hy sinh cho đảng.
Tôi chồm tới nhìn thẳng vào mặt anh tài xế:
–           Này anh chửi đảng quá nhiều rồi đó nghe, anh không sợ tôi báo cáo bắt anh sao.
–           Tôi đâu có sợ…! Bác là Việt Kiều, bác báo ai tin bác đây? Tôi nói thực mà, gặp những khách vui như bác là tôi vui miệng nói cho họ nghe, chứ không phải chỉ có bác tôi mới nói.
–           Anh gan thật! Sống dưới chế độ CS mà dũa CS hơi nặng đó nghe.
–           Bác à…! chửi họ hay không chưỉ họ cũng thế thôi. Họ là giống người Việt nhưng vô cảm.
–           Vậy chuyện nhà đất mà dân đang kiện cáo lung tung anh có biết không? Họ giải quyết ra sao?
Anh tài xế bỗng dưng cặp xe vào lề đường:
–           Bác cho tôi uống nước mía đã. Từ nãy giờ khát muốn chết.
Xe vừa đậu vào lề đường Cách Mạnh Tháng Tám, anh tài xế mở cửa chạy vội tới xe bán nước mía và mang lại hai túi nhựa nhỏ nước mía. Anh đưa cho tôi một.
–           Bác có dám uống nước mía ép ngoài đường này không ? Tôi mua tặng bác đó.
Tôi nhìn anh tài xế, miễn cưỡng cầm túi nước mía ép nhưng trong bụng lại sợ vi trùng, tuy nhiên mùi nươc mía ép đã làm tôi nhớ lại thủa học trò tuổi dại, lòng tôi se lại hình dung những người bạn đã ra đi và sực nhớ tới những thằng còn lại.
–           Sợ gì…! Tôi uống cho anh coi. À anh tên gì nhỉ ? nói chuyện với anh trên những con đương phố cũ mà quên hỏi tên anh thật có lỗi.
–           Có gì đâu bác. Tên cháu là Hùng.
Tôi dưa tay ra trước bắt tay Hùng.
–           Ô chào anh Hùng. Tôi Nguyên.
Hùng cho xe chạy vào ngõ hẻm để qua đường Nguyễn Thông, băng qua đường Kỳ Đồng để bào Lê Văn Sỹ, trong khi lái xe Hùng hỏi tôi:
–           Bác về Việt Nam tham quan hay là buôn bán?
–           Tôi về chơi thăm bạn bè thôi, tôi không biết buôn bán với mấy ông trời con này! Theo anh Hùng thì sao?
–           Theo cháu về tham quan thì được buôn bán thì không nên.
–           Tại sao?
–           Vì họ thì quỷ quyệt trong khi Việt kiều về nươc thì quá ngây thơ. Việt Kiều tin vào giấy tờ luật pháp, trong khi giấy tờ và luật pháp của Cộng Sản chỉ là trò chơi gian lận của của họ. Họ nói mà không làm…! Chẳng hạn chuyện cướp đất của dân.
–           Họ cướp ra sao?
–           Rất có bài bản và nghệ thuật! Khi dân biết chỉ có đi kiện kêu la, nhưng ai giải quyết cho dân đây, trong khi những người đọc giấy kiện của dân hì đều đã có đất ăn cướp rồi. Dân biẻu tình trên đường Le Duẩn hàng ngày.
–           Biểu tình mà không sợ bị bắt sao?
–           Họ đâu có bắt dan làm chi…! Chính sách của họ là lừa dối. Nên họ chỉ hứa hão cho qua rồi đâu lại vào đấy. Nhưng ai mà tới gần đám biều tình để chụp hình là bị bắt ngay.
–           Họ làm thế nào dể cướp đất của dân cháu biết khống? Tôi tò mò.
–           Chẳng hạn như họ thấy khu nhà hoặc đất của dân ở chỗ nào đó có khả năng lập được khu thương mại hoặc xây nhà cao tầng. Họ phao tin khu đất đó tương lai sẽ bị quy hoạch làm dân hoang mang, trong khi họ cho một nhà thầu tới giả bộ mua đất hoặc nhà một cách lén lút với giá rẻ mạt, cùng thời gian nhà thầu mua nhà đất, những tay tỉnh ủy cỡ lớn của tình đã nhẩy vào gỉa bộ quy hoạch một vài nhà đất để làm cộng sở, sau đó họ đem những nhà đất mà nhà thầu mua được định giá lại và bán cho những nhà thầu ngoại quốc với giá so với vàng cao gấp 100 lần họ mua. Bây giờ dân đi kiện ai…?
–           Ủa họ không họp dân lại để nghe dân hay sao ? Tôi ngạc nhiên hỏi.
Hùng gật đầu.
–           Có chứ bác. Nhưng đó chỉ là họp cho có lệ và thủ đọan lưu manh. Bác biết
     không..! Khi họ mời dân họp thì 100 hộ họ mời hôm nay mười hộ, ngày 
     mai 5 hộ, tuần tới 8, hoặc 9 hộ cho tới hết 100 hộ, nhưng những hộ này
     đều cách xa nhà nhau và không biết nhau để cho dân khó mà bàn nhau và
     đoàn kết được trong một thời gian rất ngắn.
–           Hèn nào mấy ông tướng, mấy ông chính trị đảng ủy, và mấy ông lãnh đạo giàu sụ.. Mỗi ông gởi tiền ở ngoại quốc tới mười mấy tỷ đô la …! Họ đã
     trở thành tư bản đỏ.
–           Bác ở ngoại quốc nên không biết chuyện quộc nội đó thôi. Mấy ông tư bản
     đỏ này có nhiều mách khoé làm tiền lắm.
–           Sao cháu rành quá vậy ?
–           Cháu đã nói rồi, cháu là đại úy công an nội thành đi bắt buôn lậu thời bao   cấp. Nhưng cháu không giàu mà trở thành nghèo rồi bỏ quân đội đi lái taxi lấy tiền nuôi vợ con.
–           Bao cấp là thế nào ? Tôi không hiểu.
–           Bao cấp nói cho có văn hoá một chút, chứ thực chất ra là chia mỗi thằng một khu như loạn xứ quân để cướp của dân trong khu họ cai trị, cho nên cả gạo từ nơi này mang qua nơi khác cũng là buôn lậu, và bị bắt như thường. Cháu là người đi bắt và đã nhìn thấy cái khổ của dân trong thời bao cấp 1975 tới 1985. Có nhièu gia đình bị bắt đến cơm không có mà ăn, nên cháu đã nhiều lần bỏ qua cho dân nhưng cháu bị khiển trách và loại khỏi tổ kiểm soát kinh tế.
–           Vậy sau 1985 thì sao?
–           Sau 1985 là thời ông Nguyễn Văn Linh. Thời kỳ cải cách. Chính thời kỳ cải cách này đã làm cho dân thoải mái đôi chút, nhưng đó cũng là cái trò bịp bợp của Cộng Sản mà thôi…!
–           Tại sao vậy ?
–           Chẳngg lẽ cứ chia nhau để trị dân, rồi tha hồ cướp của dân không còn cái khố. Dân sẽ phẫn uất không cày cấy nữa và Cộng Sản cũng sẽ đói mặc dù họ cướp của dân tiền bạc. Do đó họ phải nghĩ ra cải cách để dân làm và đóng thuế. Chính những người Cộng Sản đã một thời cướp của dân kia nay lại trở thành những đại gia mở mang kinh tế, lấy tiền cướp của dân ra mở hãng xưởng liên tay với chính phủ cươp sức lao động của dân thêm một lân nữa.
Tôi ngạc nhiên nhìn Hùng và thán phục sự hiểu biết của anh, tôi bỏ nhỏ để Hùng nói tiếp những gì anh ta nghĩ và hiểu về Cộng Sản Việt Nam.
–           Sự thực bi thảm như thế sao cháu Hùng.
–           Đó là theo sự suy nghĩ của cháu. Bác thử nghĩ và nhìn xem có phải không?
Ai có đủ khả năng mở ra những khu thương mại lớn hàng tỷ đô la, và những dịch vụ giao thông chuyên chở tại các thành phố như bây giờ ?
–           Vốn nước ngoài, cháu không đọc báo sao? Nhiều nước nhẩy vào Việt Nam làm ăn mà.
–           Đành rằng vốn cũng có từ nước ngoài, nhưng đa số cổ phần của những hãng, xưởng, khu thương mại lớn là có cổ phần của mấy ông lãnh đạo. Tiền này ở đâu vậy? có phải chăng là tiền cướp của dân trong thời kỳ bao cấp, bây giờ mang ra để sài một cách trắng trợn và bắt dân khom lưng làm cho họ như một nô lệ thời pháp thuộc.
–           Cháu có vẻ xúc động nặng đó nghe.
–           Không đâu. Cháu sống với họ từ nhỏ, cháu học cái tính vô cảm của họ từ nhỏ. Cháu chỉ nói để bác hiểu mà thôi.
Tôi mạnh dạn hỏi Hùng.
–           Này Hùng à, Tôi có câu này hỏi thật cháu, nhưng tôi không dám nói .
–           Bác cứ nói xem sao. Ai cũng chửi Cộng Sản như cháu, bác đừng lo.
–           Thôi cháu cho bác xuống xe, rồi bác sẽ thật lòng hỏi cháu. Bác xuống cổng trại Bùi Phát, sắp tới rồi.
Khi xe Hùng rẽ vào ngỏ hẻm Bùi Phát dừng lại cho tôi xuống, tôi móc bóp và đưa một số tiền hơn trên máy đã ghi. Tôi nhìn thẳng vào mặt Hùng, với một giọng nghiêm nghị chậm rãi tôi hỏi:
–           Này cháu Hùng, bác cám ơn cháu đã cho bác hiểu được lòng cháu. Dù đó là điều thật hay cháu chỉ nói cho qua chuyện, nhưng bác hỏi cháu: Nếu có sự đổi thay toàn vẹn chế độ này cháu có bằng lòng suôi theo sự thay đổi không?
Hùng đẩy cửa bước ra khỏi xe, đưa tay bắt chặt tay tôi và cúi đầu, nói rất nhỏ chỉ mình tôi nghe:
– Cháu bằng lòng quá đi chứ. lầm một lần không thể lầm thêm một lần nữa.
Tôi bỏ Hùng đứng trố mắt nhìn theo tôi, trong khi tôi bước nhanh và khuất trong khúc rẽ để đi bộ băng qua cây cầu nối tới đường Nguyễn Thông sau nhà thờ Bùi Phát, trong khi lòng tôi chợt nhìn những người dân không có nụ cười và trên khuôn mặt của họ dường như cố dấu một điều gì. Họ chịu đựng hay họ đang tìm cách đứng lên ..! 
Một câu hát dường như của nhạc sĩ Nam Lộc chợt bùng lên trong lòng…!       
 
Sài Gòn ơi…! Ta mất người như người đã mất ta….