Tác giả và Tác Phẩm

PHẠM THÁI NGUYỄN NGỌC TÂN GIỮA NHÀ VĂN NHÀ BÁO VÀ NHÀ CÁCH MẠNG

 

Bảy Bốp Phạm Thái là bút danh của nhà cách mạng Nguyễn Ngọc Tân một lãnh tụ Đảng Tân Đai Việt. Theo tiết lô của Bảy Bốp Nguyễn Ngọc Tân thì ông vào đời với giấc mộng làm nhà văn và cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông có tên Chuyện Năm Chàng Thanh Niên đã từng được giải thưởng của Tự LựcVăn Đòan năm 1944.Với văn giới Nam Bộ trước năm 1945 thì Tự Lực Văn Đòan thời đó có một hào quang văn học lớn lắm được giải thưởng Tự LựcVăn Đòan là ghê gớm chư không phải chuyện thương

Năm 1944  truyện vừa Chuyện Năm Người Thanh Niên được giải thưởng an ủi của Tự LựcVăn Đòan theo lẽ thì cùng năm đó Chuyện Năm Người Thanh Niên được nhà xuất bản Đời Nay in và phát hành nhưng vì lúc đó chiến tranh thế giới lần thứ hai đã lan tới bán đảo Đông Dương phi cơ Mỹ đã oanh tạc quân đội Nhật làm giao thông Bắc Nam bị trở ngại nên nhà xuất bản Đời Nay tạm ngưng họat động do đó tới 10 năm sau năm 1954 cuốn truyện vừa Chuyện Năm Người Thanh Niên mới được nhà xuất bản Tụ Quyết cho ra đời

Sư xuất hiện của cuốn Chuyện Năm Người Thanh Niên với tên tác giả là Phạm Thái đã khiến cho văn giới sững sờ vì không ngờ Nguyễn Ngọc Tân tác giả Chuyện Năm Người Thanh Niên lại chính là nhà báo Phạm Thái chủ bút báo Tư Quyết vì ai cũng biết Nguyễn Ngọc Tân là anh em bà con với tướng Viêt Minh Nguyễn Văn Tây tức Nguyễn Thanh Sơn. Hai người cha của Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Văn Tây cùng chung một người ông và có cô em là vợ bé cưng của bí thư xứ ủy Nam Kỳ Đảng Cộng Sản Đông Dương Lê Duẩn

Bảy Bốp Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân dây mơ rễ má như vậy nhưng khi làm chủ bút tuần báo Tư Quyết của một nhánh đảng Đại Viêt do bác sĩ Nguyễn Tôn Hòan cầm đầu với sự trợ lý của Ba Xạo Nguyễn Ngọc Huy ở lại Saigon năm 1964, tách rời với Nguyễn Tôn Hoàn và thành lập Tân Đại Việt cùng với Nguyễn Ngọc Tân. Thì ’’hạ’’ bọn Cộng Sản Đông Dương sát ván

Bảy Bốp viết báo móc lò thiên hạ dữ quá bị mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến rượt chịu không nổi phải lưu vong sang đất Chùa Tháp

Lên Nam Vang Bảy Bóp vừa viết báo tiếng Tây lẫn tiếng Viêt để mưu sinh, Bầy Bốp kiếm ăn bằng nghề viết báo ở quê người chính là nhờ ông có giọng văn chọc quê tức cười và giọng móc lò thiên hạ thâm thúy

Theo sự tiết lộ của Bảy Bốp thì ông mê viết văn nhưng lại cứ bị tổ chức phân công phải viết báo do đó trở thành nhà báo bất đắc dĩ

Khi mới lưu vong ở Nam Vang về Phạm Thái đang thai nghén một cuốn tiểu thuyết mới viết được mấy chương thì tổ chức lại phân công là Tổng Gíám Đốc Tổng Nha Bình Định Nông Thôn.Tới khi bác sĩ Nguyễn Tôn Hòan và Ba Xạo Nguyễn Ngọc Huy phải lưu vong. Phạm Thái tưởng có thì giờ viết tiểu thuyết nào ngờ Đảng phân công Phạm Thái phải thay mặt bác sĩ Nguyễn Tôn Hòan và tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy cùng anh em điều phối họat động của tổ chức

Sau ngày 30 tháng tư năm 1975 Bảy Bốp Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân không trình diện đi học tập cải tạo rút vào bí mật hoạt động tưởng rằng có thì giờ viết nhưng cuôc sống bị rượt đuổi đã không cho phép Phạm Thái cầm bút.Thế rồi Bảy Bốp Phạm Thai Nguyễn Ngọc Tân bị bắt xuốt cả năm phải viết tư khai thành ra rất ngán cầm bút

Ra tù cải tạo đứng ngồi không yên gặp Viêt Huy Nguyễn Đình Huy và Đồng Tuy rủ làp Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc Xây Dựng Dân Chủ lại đi tù nữa

Hết tù về nhà định viết hồi ký nhưng viết chưa được bao nhiêu thì bệnh rồi qua đới thành ra Bảy Bốp Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân trở thành nhà văn chỉ có độc nhất một tác phẩm đó là cuốn truyện vừa Chuỵện Năm Người Thanh Niên

Hồi sinh thời nhà văn Nguyễn Đức Qùynh thường nói với tôi tác giả Chuyện Năm Người Thanh Niên là một tiểu thuyết gia tầm cỡ ông xây dựng nhân vật rất tài tình văn chương trên Lê Xuyên một bậc tiếc rằng người tài như vậy lại không tiếp tục viết tiểu thuyết thành ra văn chương của chúng ta chịu một sự thiệt thòi lớn

Mỗi lần đến chơi với Lê Xuyên  ở đường Ngô Quyền Chợ Lớn tôi thường rủ Lê Xuyên lại thăm Phạm Thái hỏi anh viết hồi ký tới đâu rồi anh thừong cười rồi trả lời đầu óc lúc này lộn xộn quá cứ cầm bút là lại nhức đầu nên có viêt được gì đâu

Thế rồi Phạm Thái chết tiếp theo là Lê Xuyên cũng qua đời

Hồ Nam