Tạp ghi

Phạm Minh Tâm : Những sự thật rất “thực”

Những sự thật rất “thực”

3/08/10
Những sự thật rất “thực”

Cây Thánh giá trên Núi Thờ ở Đồng Chiêm mà cũng là biểu tượng chung của khối Ki tô giáo trên hoàn vũ đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phá đổ… và thái độ dửng dưng như khách bàng quan của đa số thành viên thuộc Hàng Giáo phẩm Việt Nam cũng là sự thực. Còn những lý do của phía chính quyền nêu ra là không thực và lời giải thích này nọ của giáo quyền cho dù là không nói dối thì cũng chỉ là nói quanh. Cho nên, khi đức Hồng y Phạm Minh Mẫn nói một số giám mục đề nghị tôi đi tìm hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ cũng là một cách quyết định loanh quanh của một số giám mục.

Trong một bài viết mới đây với nhan đề “TÌM RA SỰ THẬT “THỰC”,  linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh có nhận định về việc đức Tổng giám mục Sài gòn đã có mặt ở Vatican trong những ngày từ 30/5/2010 đến 03/6/2010 vì một “sứ vụ” quan trọng như chính đức Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn giải thích “Trong tình hình một số ý kiến trên mạng hay qua truyền tai nhau, tạo nên dư luận gây ít nhiều hoang mang và bất ổn trong cộng đoàn Giáo hội và xã hội, ví dụ như một vài dư luận cho rằng có sự tắc trách của Bộ Truyền giáo, sự thoả hiệp của Bộ Ngoại giao, sự cấu kết của một ít nhân vật trong Giáo hội vì tư lợi, sự ngây ngô của Vatican…, một số giám mục đề nghị tôi đi tìm hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ.

Như vậy là đã có một kinh nghiệm quá rõ ràng. Việc một chủ chăn có bề thế trong Giáo hội và cũng có thể là có uy tín đối với nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay nhìn nhận rằng có những sự thật không thực. Bằng vào kinh nghiệm dưạ trên lời nói này, chúng ta có thêm một hướng nhìn để nghiệm duyệt lại là có thể  từ xưa đến  nay, nhất là từ  sau 1975 , ngoài Đức Ki tô là Chân lý vĩnh cửu ra thì trong cõi nhân gian này, trong lòng dân tộc này và ngay cả trong Giáo hội Việt Nam ngày nay này vẫn có những sự thật không thực, những sự thật giả trá, bịa đặt, dàn dựng, sắp xếp và ngụy tạo v.v… Cho dù đó là sự  thật  đuợc nói ra từ miệng một  đấng bậc nào đó hay đuợc loan đi từ những thông báo, thư chung…và có thể là cả những thư mục vụ nữa.

Tuy nhiên, xét theo hiện trạng xã hội và Giáo hội Việt Nam, những sự thật thực hay không thực theo nghĩa của Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn thường chỉ trú ẩn và lan tràn  theo ngôn từ nhiều hơn là những hành động. Nghĩa là, xuyên qua  những lời tuyên bố, các văn bản hành chánh, các diễn văn, diễn từ, tham luận, xã luận, những câu trả lời các cuộc phỏng vấn của các chức  sắc “có máu mặt”, có điều kiện ăn nói… thì sự thật “thực”  trong đó hẳn chẳng có là bao. Còn các sự việc diễn ra giữa đời gây tác dụng trên chính sinh hoạt của con người thì làm sao che dấu… Cho nên, “ngôn” thì có thể là “xảo” nhưng “hành” thì lại rất thực tiễn và lộ liễu. Và rồi,  những hậu quả phát sinh từ những thái độ sống hay hành động sẽ là mặt thật của sự thực.

Cây Thánh giá trên Núi Thờ ở Đồng Chiêm mà cũng là biểu tượng chung của khối Ki tô giáo trên hoàn vũ đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phá đổ… và thái độ dửng dưng như khách bàng quan của đa số thành viên thuộc Hàng Giáo phẩm Việt Nam cũng là sự thực. Còn những lý do của phía chính quyền nêu ra là không thực và lời giải thích này nọ của giáo quyền cho dù là không nói dối thì cũng chỉ là  nói quanh. Cho nên, khi đức Hồng y Phạm Minh Mẫn nói một số giám mục đề nghị tôi đi tìm hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ cũng là một cách quyết định loanh quanh của một số giám mục.

Bởi vì, sự thật là khi  các vị  được đặt làm thủ lãnh một Giáo hội điạ phuơng thì các vị phải thực hành trách nhiệm  của mình tại điạ phương đó. Việc sinh hoạt của Giáo hội Việt Nam trong phần vụ mình mà lại đi tìm hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ bên Vatican… Có thực vậy không?

Sự thật là Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã bị  nhà cầm quyền Hà nội đòi buộc phải từ chức, phải bị trục xuất khỏi Hà nội, rồi khỏi Việt Nam và đã bị đưa đi vào lúc nửa đêm như một tội đồ, một nạn nhân bị bắt cóc. Còn việc ngài bị bệnh đến độ mất khả năng cai quản Tổng giáo phận Hà nội hay không thì sự thật này không ai biết đuợc… ngoài những người của chế độ và chính bản thân người  phải chịu trận.

Sự thật là kể từ sau biến cố 30/4/1975, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã mất hoàn toàn sự bình an cả mặt thiêng liêng đến phần thế tục. Thời gian đầu thì giống như bị cấm cố với việc đóng cửa các chủng viện, kiểm soát chặt chẽ  các dòng tu  và bị chiếm hữu từng phần cơ sở vật chất… Rồi các thừa tác vụ  tư tế, vương đế, ngôn sứ thiêng liêng bị giới hạn và các thẩm quyền của Đức Ki tô trao ban để quản trị, thánh hoá và giáo huấn cũng bị lấn lướt, bị kiểm soát.

Sự thật là tuy hiện nay có  bề ngoài xem ra trù phú với việc xây cất vô chừng, song chính sách tôn giáo của nhà nước lại tinh vi hơn. Việc các Đại chủng viện đuợc mở lại phải đi kèm theo những điều kiện như duyệt xét danh sách chủng sinh theo lý lịch khi nhập học hay khi phong chức đã đành, mà điều đáng nói là chủ nghĩa  Mác Lê đã phải đuợc chính thức giảng dạy tại các Đại chủng viện do cán bộ đảm nhiệm. Tại các dòng tu, nhất là dòng nữ, khi đuợc phép mở lại các lớp dạy mầm non hay mẫu giáo thì kèm theo điều buộc là phải thay thế các hình ảnh về đạo hoặc Thánh giá trong phòng học bằng hình “bác Hồ” .

Sự thật là tại Miền Bắc, sau khi nhà nước đòi phải chấp nhận cho cán bộ nhà nước vào giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lê trong chủng viện nhưng Đức cha Trịnh Như Khuê không chịu nên từ  năm 1960 các Đại chủng viện đã bị đóng cửa. Rồi trong cảnh lêu bêu, vất vưởng của một Giáo hội thầm lặng suốt 20 năm cũng có đuợc các giám mục Nguyễn Quang Tuyến, Chu văn Minh, Nguyễn Văn Yến và một số linh mục.

Sự thật là chính vì Giáo hội đã mất hoàn toàn tính cách thiêng liêng với những sinh hoat tôn giáo bị kiểm soát như vậy cho nên các đấng bậc đã vì  bản tính con người mà đặt nặng vấn đề “lập trường”, vấn đề “quan điểm” kiểu tránh nắng cầu rợp hơn nên không gặp nhau đuợc trong cùng cách thế thi hành sứ vụ rao giảng. Vì thế đã  để thành phe, thành phái, thành nhóm này nhóm nọ và cụ thể nhất là lằn mức giữa hai  khái niệm để đánh giá  là quốc doanh và chính truyền. Vậy thì sự thật về việc thiếu hợp nhất là ở đâu? Do giáo dân gây ra hay do chính các vị tự tác.

Sự thật là càng ngày trong cơ cấu sinh hoạt của Giáo hội, chẳng hiểu vô tình hay cố ý, càng phát sinh tình trạng dị dạng cả về người lẫn việc, nếu không muốn nói là coi thường dư luận, coi thường tín hữu. Chẳng hạn như gần đây, trên mạng lưới Nữ Vuơng Công Lý và nhiều trang báo hay diễn đàn điện tử khác đã loan tin về Thánh lễ kết thúc Năm Linh mục và truyền chức cho 33 tân linh mục của Tổng giáo phận Sài gòn do  Hồng y Phạm Minh Mẫn và  Giám mục Phụ tá Nguyễn Văn Khảm chủ tế mà khi bắt đầu thì dàn kèn đồng đã cử  bản nhạc “Cùng nhau đi hồng binh” đuợc mỉa mai bằng cái tên gọi  là thánh nhạc mới của Tổng giáo phận Sài gòn. Bài hát này có xuất xứ rõ ràng. Đó là một bài hát của nhạc sĩ Đinh Nhu, được sáng tác năm 1930 khi tác giả đang bị giam trong tù, lấy cảm hứng từ cao trào đấu tranh cách mạng sôi nổi lúc đó của Việt minh, đặc biệt là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, được coi là bài hát đầu tiên của tân nhạc cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, lời lẽ như sau:

Cùng nhau đi Hồng binh
Đồng tâm ta đều bước
Đừng cho quân thù thoát
Ta quyết chí hy sinh
Nào anh em nghèo  đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng
Tiến lên quân Hồng
Đời ta không cần lo
Nhà ta không cần tiếc
Làm sao cho toàn thắng
Ta mới sống yên vui

Khi đuợc hỏi tại sao lại có sự gở lạ này thì ông Nguyễn Nghị, một trong số chín thành viên  chủ chốt của WHĐ (trang mạng của Hội đồng Giám mục Việt Nam) và cũng là nhân viên của tờ “Công giáo và dân tộc” thuộc UB Đoàn Kết công giáo của Mặt trận Tổ quốc TP. Hồ Chí Minh đã trả lời mỗi lúc mỗi khác rằng “đó chỉ là một sự cố nghề nghiệp, vì đám thổi kèn tây này có thói quen chơi “liên khúc”, hết bài này sang bài khác, mỗi bài chỉ có một đoạn thôi, chứ không phải do chủ ý hay do chỉ đạo từ Bề trên đâu(?).

Ông Nguyễn Nghị còn thêm là nếu nghi lễ mà còn kéo dài thì có khả năng sẽ có thêm bài  “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” nữa. Rồi cũng ông Nguyễn Nghị lại giải thích với người khác rằng đây là một bài Thánh ca có cái “air” giông giống bài “Cùng nhau đi hồng binh”. Ai cũng thấy lối giải thích này cũng có thể dễ tin cách đơn giản là vì sự cố nghề nghiệp nếu đây là một đám ma, tang gia muớn ban nhạc kèn tây và không cho họ sự chỉ đạo nào. Bởi vì cũng đã có trường hợp ban nhạc kèn tây đám ma, khi đến lò thiêu họ chơi nhạc Lambada…

Nhưng thưa ông Nguyễn Nghị, đây là Thánh lễ kết thúc Năm Linh mục và truyền chức cho 33 tân linh mục của Tổng giáo phận Sài gòn, chẳng lẽ không có một ban tổ chức với sực chỉ đạo và cố vấn của  các linh mục nên Giáo phận (?) đi mướn ban nhạc kèn tây tào lao thay vì  dàn nhạc nào đó với sự hướng dẫn của chức sắc trách nhiệm… Cứ theo như cách ông Nguyễn Nghị nói thì đã chẳng hoá ra những sinh hoạt của Giáo hội bây giờ thả nổi cho bừa bãi  như thế sao?…

Một sự thật quan trọng là thái độ làm ngơ của đa số các vị thành viên của Hội đồng Giám mục Việt Nam trước những vụ việc như Toà Khâm sứ, Thái hà, Loan Lý Đồng Chiêm đến những thay đổi nhân sự đột ngột tại Tổng giáo phận Hà nội, tại Giáo phận Vinh… thì hàng giáo phẩm đã bị mất mát nhiều uy tín, lòng kính trọng và sự tin tuởng của cộng đoàn tín hữu.

Bởi vì, những sự thật trên đã thúc đẩy người tín hữu  đến lúc cần minh định lại trong đức tin “mến Chúa, yêu người” cách cẩn trọng hơn cái thói quen chỉ biết tôn sùng chức vụ và vâng lời tối mặt  để không bị lệch lạc theo cảm tính xưa nay đã quen giản lược Đức Ki tô với các vị thế và quyền uy  trong cơ chế Giáo hội. Như một linh mục cao niên  trong  Nhóm phiên dịch Kinh Thánh và Các giờ kinh Phụng vụ, cha Đỗ Xuân Quế,  đã nhìn nhận…“Chắc hẳn nhiều người vẫn còn tin vào Hội đồng Giám mục, vì tin vào thánh ý Chúa qua các vị đó, như đã được dạy. Nhưng bên cạnh đấy, không thiếu những người biết lượng giá cũng như phê bình, phân tích các sự việc. Họ hoài nghi vì sự yên lặng triền miên của HĐGM trước những nỗi thống khổ của tín hữu ở nhiều nơi, vì dám biểu lộ đức tin để bênh vực sự thật và công lý, cũng như trước những cảnh đảo điên trong xã hội cần được sự lưu tâm và hỗ trợ của một thế giá và quyền uy tinh thần như HĐGM.

Sau hơn ba thế kỷ tiếp nhận Tin Mừng, cộng đồng Dân Chúa Việt Nam đã có nhiều, rất nhiều nếu không muốn nói là đông đảo tín hữu  không còn là đám quần chúng ngây ngô, xuẩn ngốc bị đẩy cây mà la lên đòi giết Chúa cách man rợ trước dinh Phi la tô nữa. Họ đã nhận ra Đức Ki tô không xuống thế làm chính trị nhưng Người đã bị treo lên Thập giá vì cá nhân những chức sắc trong đạo do  tham vọng xuẩn động đã ỷ vào quyền lực chính trị hoặc bị  quyền lực này áp đặt nên cố tình nguỵ biện theo sự ác mà giết Người. Họ đã sáng suốt cho mọi người nhìn ra chân giả mà giưong cao nhận thức trước nhà thờ chính toà Hà nội ”Đức Tổng Ngô Quang Kiệt mới là người chủ chăn đích thực” với một chữ “mới” nhấn mạnh đủ chứng tỏ là “thật đã không thiếu những người biết lượng giá cũng như phê bình, phân tích các sự việc”…

Vậy thì, sự thật nằm ngay trong chính  lương tâm Công giáo của các đấng bậc,  của muôn  người khi  thấy cần thiết soi chiếu lại chính tâm linh mình cho đuợc gạn đục khơi trong, cũng như cho xã hội Việt Nam đuợc sáng  sủa hơn  theo tiếng gọi về công bằng thực sự của xã hội như Hồng y  Renato R. Martino Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hoà bình đã quả quyết như vậy vào dịp khai mạc một cuộc hội thảo quốc tế về đạo đức và chính trị với đề tài “Chính trị, hình thức đòi hỏi của đức ái” (La politique, forme exigeante de la charité) tại Vatican ngày 20.6.2008: “Hội thánh không làm chính trị, nhưng có một học thuyết về chính trị, hầu có thể chu toàn sứ mệnh của mình, để phục vụ công thiện công hảo (L’Eglise ne fait pas de politique mais elle a une doctrine sur la politique, de façon à pouvoir accomplir sa mission au service du bien commun). Đấy là sứ mạng thực sự mà Hồng y Renato R. Martino đã khẳng định “Duy trì và cổ võ nơi lương tâm mọi người ý thức về phẩm giá siêu việt của nhân vị: đó là sự đóng góp đầu tiên và cốt yếu mà Hội thánh cống hiến cho cộng đồng chính trị. Trong “sứ điệp” của Đức Ki tô do Hội thánh loan truyền, cộng đồng nhân loại có thể tìm thấy sức mạnh để yêu tha nhân như chính mình, để chiến đấu chống lại tất cả những gì phản nghịch sự sống, để chấp nhận sự bình đẳng căn bản của mọi người, (Conserver et promouvoir dans la conscience commune le sens de la dignité transcendante de la personne humaine: telle est la contribution première et essentielle que l’Eglise offre à la communauté politique. Dans le message du Christ annoncé par l’Eglise, la communauté humaine peut trouver la force pour aimer le prochain comme un autre soi même, pour combattre tout ce qui est contre la vie, pour admettre l’égalité fondamentale de tous, pour lutter contre toute forme de discrimination… )

Phạm Minh Tâm

——————————————————————————–

CÒN LÂU VIỆT CỘNG MỚI CHẾT.

Việt Kiều Gửi 3.7 Tỉ Đô Về Nước, 6 Tháng Đầu Năm 2010

VIETNAM — Có vẻ như là tình hình kinh tế thế giới và Hoa Kỳ đang khả quan hơn vì số tiền mà Việt Kiều gửi về nước từ đầu năm tới nay đã gia tăng đáng kể, theo tin của Đài RFI cho biết trong một bản tin hôm Thứ Ba, 3-8-2010.
Theo bản tin của RFI trích thuật nguồn tin từ Ngân Hàng Nhà Nước  CSVN cho biết nửa đầu năm nay Việt Kiều đã gửi về nước khoảng 3.7 tỉ đô la, tăng 20% so với cùng thời kỳ này năm trước.
Bản tin của RFI viết rằng, “Đây là một tín hiệu lạc quan, dự báo triển vọng nguồn kiều hối sẽ tăng vọt trở lại trong năm nay, sau khi bị suy sụp đáng kể vào năm ngoái, giảm đến 20% so với năm 2008 trước đó. Thông tin từ các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam có dịch vụ nhận kiều hối đều xác nhận đà tăng kể trên.”
Bản tin của RFI nói rằng riêng Ngân Hàng Đông  Á  đã phúc trình số tiền Việt Kiều gửi về qua hệ thống ngân hàng này lên tới 600 triệu đô. Còn Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín thì cho biết là số tiền Việt Kiều gửi qua ngân hàng này trên 600 triệu đô, tăng 35% so với cùng thời kỳ này năm ngoái.
Bản tin RFI viết tiếp rằng, “Giới tài chánh Việt Nam lại còn lạc quan hơn nữa vì lượng kiều hối gởi về nước đã tăng mạnh một cách ‘’trái mùa’’ vì thông thường trong khoảng thời gian sau Tết, từ tháng 2 đến tháng 5, lượng tiền gởi về không nhiều. Trái lại, cuối năm thường là "mùa cao điểm" của kiều hối khi người Việt ở nước ngoài chuyển tiền về nước cho người nhà ăn Tết.”
Trích lời các nhà quan sát, bản tin RFI cho biết rằng lý do của sự kiện số tiền gửi của Việt Kiều về nước gia tăng là do “tình hình kinh tế thế giới đang hồi phục sau cơn khủng hoảng, đặc biệt tại những quốc gia là nơi xuất phát của nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam.”
Tuy nhiên, ngoài số tiền mà Việt Kiều gửi về nước qua ngõ các ngân hàng nói trên còn có những lối chuyển tiền khác như qua thân nhân về nước trao tay trực tiếp cho người bà con trong nước, chẳng hạn.