Giới thiệu sách

Ông VÕ ÐẠI TÔN ra mắt tác phẩm: TUỔI THƠ VÀ CHIẾN TRANH

Ông VÕ ÐẠI TÔN  ra mắt tác phẩm:

TUỔI THƠ VÀ CHIẾN TRANH

 

 

 

San Jose (Ý Dân):  Trên 100 người đã đến tham dự  buổi ra mắt tác phẩm: “Tuổi Thơ Và Chiến Tranh” của  ông Võ Đại Tôn do các ông Vũ văn Lộc và Phạm Phú Nam tổ chức tại hội trường của quận hạt Santa Clara , San Jose vào 2 giờ trưa ngày 15-5-2010 vừa qua.  Trong thành phần khách tham dự chúng tôi nhận thấy có cụ  Võ Toàn, bà Đặng Mỹ Dung, cụ Trương Đình Sữu, các ông Phan Quang Tuệ, Vũ văn Lộc, Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lân, Võ Đại, Lưu Khôn, Lại Đức Hùng, Nguyễn Trung Cao, Nguyễn Tấn Thọ, Đỗ Hùng, Huỳnh Lương Thiện, Chinh Nguyên, Hồ Văn Khởi,  Nguyễn Hoàng Đoan, Hưá Trung Lập , luật sư Nguyễn Thu Hương, các bà Ngọc Bích, Hoàng Mộng Thu  v..v. và giới truyền thông.

            Sau nghi thức khai mạc, ban tổ chức đã cho trình chiếu lại đoạn phim dài 13 phút của buổi họp báo ngày 13-7-1982 tại Hà Nội của ông Võ Đại Tôn. Trong buổi họp báo nầy, ông Võ Đại Tôn đã dõng dạc tuyên bố: “Tôi sẽ không phản bội bất cứ ai đã giúp đở, ủng hộ tôi. Tôi tiếp tục duy trì  lập trường chính trị của tôi cho tự do và giải phóng dân tộc. Tôi sẳn sàng nhận bất cứ một bản án nào mà chế độ cộng sản dành cho tôi.”

            Sau đó, bài ca “Mẹ Việt Nam ơi” lời  của ông Võ Đại Tôn đã  được nhóm Lam Son hợp ca để mở đầu cho buổi ra mắt sách. Dịp nầy, ông Phạm Phú Nam cho biết vào năm 1992, khi ông chủ trương tờ tạp chí  Thị Trường Tự Do đã đăng bức ảnh của chiến sĩ Võ Đại Tôn  lên trang bià màu với tựa đề: Niềm Khao Khát Một Lãnh Tụ , hiện  ông vẫn còn giữ tờ báo nầy và nay xin trao lại cho ông Võ Đại Tôn làm kỷ niệm.

            Nhà báo Huỳnh Lương Thiện, trong vai trò giới thiệu tác phẩm: “Tuổi Thơ và Chiến Tranh”  đã cho biết vào năm 1982 ông và các bạn du học tại Nhật đã được một ký giả Nhật thông báo và ônd đã thu được đoạn phim trên đài truyền hình Nhât về buổi họp báo của ông Võ Đại Tôn tại Hà Nội. Sau khi xem đoạn phim nầy, ông rất ngưỡng mộ về sự lẫm liệt, anh hùng của ông Võ Đại Tôn. Năm1991, khi ông Võ Đại Tôn được thả về Úc  thì ông chỉ còn là một thân xác tiều tuỵ, nhưng ánh mắt vẫn còn sáng ngời. Nhận định về tác phẩm “ Tuổi Thơ và Chiến Tranh” , ông Thiện cho biết trong cuốn sách đã có đoạn nói về cái chết của bà Mẹ  bị cộng sản đánh đến chết mà ông Võ Đại Tôn  đã diễn tả rất cảm động. Theo ông Thiện thì tác phẩm nầy rất cần cho giới trẻ Việt Nam hầu hiểu rõ hơn về cuộc chiến Việt Nam .

        Ông Nguyễn Trung Cao dịp nầy đã đọc một bài thơ tặng cho ông Võ Đại Tôn,

            Sau đó, ông Vũ văn Lộc cho biết ông Võ Đại Tôn là một trong những người đã đem thân xác ra chiến đấu cho sự tự do. Ông khen ngợi ông Võ Đại Tôn, đã khéo léo gạt được nhà cầm quyền Hà Nội để có một cuộc họp báo quốc tế mà nhờ đó ông Tôn mới có dịp tuyên bố những lời phát biểu đanh thép của mình.

            Trong phần tâm tình, ông Võ Đại Tôn cho biết ông đến đây chính là ông mong được gặp lại các anh em bạn cũ đã từng sát cánh với ông đấu  tranh chống Cộng trong tình gia đình. Ông đến đây không phải để bán sách là vì ông không đem bán những dòng máu, nước mắt của mình  với thời gian 10 năm lao tù với 96 lần bị Cộng Sản  tra tấn và bị biệt giam.  Dịp nầy, ông Võ Đại Tôn đã kể lại những mẫu chuyện mà ông đã chứng kiến khiến ông cảm thấy tủi nhục cho thân phận của người dân Việt.

            Ttong chuyến từ Mã Lai về Úc , ông đã gặp một nhóm người đã biểu tình  tại Úc đòi phải cứu các con cá voi. Ông mới nói với họ rằng  các ông đã có thấy con cá voi chưa? Một người Úc đã trả lời: Chưa. Ông bèn mới họ rằng: Trên biển đông, đã có hàng ngàn người Việt trên đường vượt biển tìm tự do đã vùi thân trên biển cả, thế mà các ông không  lên tiếng biểu tình? Người Úc nầy chỉ nhìn ông một cách im lặng không trả lời.

            Vào tháng 6 năm 2009, trong một buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc, có một con ruồi đậu vào tay tổng thống Obama ,ông cố đuổi con ruồi bay đi, nhưng nó cứ bay quanh bàn  tay ông. Sau cùng, ông Obama đã lấy tay đập chết con ruồi nầy. Hành động của ông liền bị báo chí Mỹ lên tiếng chỉ trích vì đã có hành động không tế nhị với con ruồi và bị  Ủy Ban Bảo Vệ Súc Vật phê phán. Ông cảm thấy tủi nhục cho thân phận những người tỵ nạn Việt Nam tại trại Galăng, các ngôi mộ ít người chăm sóc, ngay cả mộ phần được gọi là Miếu Ba Cô của  3 cô gái Việt đã bị hải tặc hãm hiếp đến chết  ít  được ai quan tâm  đến.

            Ông Tôn cũng kể lại câu chuyện khi ông sang Mạc Tư Khoa  để thuyết trình về Nhân quyền , ông đã gặp cô Hoàng Dung, một sinh viên du học. Sau buổi hội thảo, cô Hoàng Dung đã chạy theo ông van xin một điều là xin được gọi ông bằng Bố. Điều nầy đã làm cho ông rất xúc động trước tình tự dân tộc mà cô Hoàng Dung đã dành cho ông..

            Nhắc về nội dung tác phẩm “Tuổi Thờ và Chiến Tranh”, ông Võ Đại Tôn đã cho biết Mẹ của ông đã    bị cộng sản đánh chết  bằng cái cuốc khi ông chỉ mới được 10 tuổi.  Ngày ông ra đi kháng chiến với  40 tuổi, khi ông được thả về với tuổi 50 thì  thân thể tiều tụy giống như một ông già 80 tuổi.  Ông đã đưa cho cử tọa xem tấm hình nầy. Ngày về, con trai út của ông đã không nhận ra ông. Vợ ông là Tuyết Mai đã mất đi tuổi thanh xuân, riêng ông đã nướng hết tuổi trung niên của mình trong nhà tù. Thế nhưng, khi ra tù, ông vẫn bị một số người gọi ông là Võ Đại Bịp v.v.. Ông mong mõi mọi người hiểu ông hơn, như đứa con trai của ông đã hiểu ông. Lúc đầu cậu con trai đã xa lạ với ông, nhưng nay mỗi khi ông đi biểu tình chống Cộng, thì chính đứa con trai nầy luôn nhắc nhở ông rằng: Ba nhớ cầm theo lá quốc kỳ  VNCH.

Sau cùng, ông cho biết ông chiến đấu để cho dân Việt được thoát ra khỏi cảnh tủi nhục của một quốc gia nhược tiểu và mất tất cả quyền tư do. Ông  nay đã 75 tuổi, chỉ xin được đứng chung hàng ngũ của người Việt Quốc Gia để cứu nước.

            Sau đấy, ông Phan Quang Tuệ cho rằng sự bất hạnh của đất nước, mỗi thế hệ đều phải có trách nhiệm.

Dịp nầy, nhà báo Nguyễn Vạn Bình đã cho biết cảm tưởng của mình khi xem qua đoạn phim họp báo cũng như qua phần tâm tình của ông Võ Đại Tôn. Ông Bình cho biết  vào tháng 11 năm ngoái, trong dịp  đi  Úc, ông đã có dịp ghé đến nhà của ông Võ Đại Tôn và dùng cơm tối. Ông Bình nhận thấy ông Võ Đại Tôn dù tuổi đã cao, trãi qua bao sóng gió, vinh nhục nhưng tấm lòng sắt son của ông dành cho quê hương vẫn không thay đổi. Qua đoạn phim của buổi họp báo cũng như qua phần tâm tình của ông, ông Bình đã  tìm thấy nơi ông Võ Đại Tôn  một sự dũng cảm, lòng yêu nước  và sư hy sinh to lớn. Sự dũng cảm của ông Võ Đại Tôn khiến ông nhớ đến anh hùng Trần Bình Trọng đời nhà Trần, khi bị quân Mông Cổ bắt làm tù binh, trước  sự chiêu dụ của địch, tướng Trần Bình Trọng  đã dỏng dạc tuyên bố: Ta thà làm qủy đất Nam  chứ  không them làm Vua đất Bắc.  Chính nhờ sự khí phách và lòng yêu nước của Trần Bình Trọng đã giúp cho Đức Trần Hưng Đạo và quân dân nhà Trần đánh bại quân Mông Cổ . Ông Bình cũng nhắc đến anh hùng Nguyễn Thái Học cùng 12 chiến sĩ của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã hiên ngang lên đoạn đầu đài bị Pháp chém đầu mà vẫn không khuất phục thực dân Pháp. Trước khi chết, Nguyễn Thái Học đã hô to:Việt Nam Muôn Năm.Sự dũng cảm của ông Nguyễn Thái Học đã khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp lan rộng mạnh mẽ sau đó. Ông cho biết, tất cả những sự hy sinh của anh Trần Văn Bá, ông Hoàng Cơ Minh cũng như của ông Võï Đại Tôn sẽ không vô ích cho cuộc đấu tranh chống Cộng.

            Buổi ra mắt sách đã chấm dứt vào 4 giờ cùng ngày, sau phần phát biểu của các ông Nguyễn Mộng Hùng, Lại Đức Hùng, Nguyễn Phước Đáng, Nghê Lữ và phần điều khiển chương trình của ông Đỗ Hùng./.

 

  

NGUYEN VAN BINH
Ban Nguyet San YDAN
San Jose, CA va Denver, CO