Văn

NV Thế Phong : Tổng Luận 60 Văn Nghệ Việt Nam

“>Tổng Luận 60 năm Văn Nghê Việt Nam Tập II

Xin tiếp tục phía dưới.

 

 

Kinh Anh Thế Phong;

 

Cảm ơn đã gửi quyển tổng luận này.

 

Có phải rằng lịch sử VN đang được nhiều

nhân văn viết lại từng trang một không?

Tôi là người dốt nát về lịch sử nhất

thế mà tới già rồi mới biết không thoát

khỏi cái bóng lịch sử, của chính mình

và của dân tộc, quốc gia mình nữa.

 

Nói đến chính bản thân tôi, nhiều khi

tôi còn tránh né viết lại ; biện luận cho

nhứng hành vi:  Tăng tốt, giảm xấu.

Huống chi lịch sử các vị tiền bối ngày

xưa?  Ai đã là người trung thực nhất

và ai sẽ là người kiểm chứng sự chân

thật trung gian của nhiều tác giả?

 Một vài giòng thật thà.  Gần đất xa trời,

 bây giờ tôi phải bắt đầusám hối lâm râm.

 

Sau khi tôi chuyển tiếp cái link của anh về

quyển tổng luận.   https://www.vantholacviet.com/news-1634/11/Van/The-Phong–Tong-Luan-60-Van-Nghe-Viet-Nam.html

 

Có vài người đã đọc ngay  quyển 1  trang 13-14-15.

và cho thêm dữ kiện lịch sử.  Tôi nghĩ họ cũng trích ra từ

anh chàng Google mà ra.

Tôi chỉ chuyển tiếp chứ không có ý kiến gì thêm.

Rất hào hứng cho một tác giả, khi viết bài có người

đọc và góp thêm dữ kiện phải không anh Thế Phong?

Chúc anh thành công dài dài trên con đường văn học.

Giúp ích cho quần chúng.

 

km

 

Một bạn đọc viết: 

 

 

"Nếu Phạm Quỳnh không bị giết chết (thủ tiêu) thì tình hình chính trị Việt Namcó thể đi qua lối khác, giành độc lập thành công, ôn hoà và tự do tốt đẹp hơn nhưng bọn Việt Minh lúc đó đâu muốn vậy.

Việt Minh còn lập mưu lùa đảo để giết biết bao đảng viên quốc dân đảng VN nữa vì nghe lời Mao trạch Đông.

 

Những gì nói về cái chết của Phạm Quỳnh bằng chữ đỏ ở dưới.


 

Phạm Quỳnh sinh tại nhà riêng số 1 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ (nay là huyện) Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi; Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học.

Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, sau khi đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn) năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.

Từ năm 1916, Ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 và đình bản tháng 12 năm 1934; tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề". Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội.

Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức, Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ.

Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết ở cả Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục.

Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ giúp báo France – Indochine.

Từ năm 1925 – 1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926, ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương.

Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.

Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.

Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời gian đầu làm Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (19441945).

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế.

Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông mất sau đó một thời gian tại làng Hiền Sỹ, tỉnh Thừa Thiên.

Ông bị giết sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi).

Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước. [3]

Thông tin về ai đã ra lệnh giết ông được lý giải theo nhiều giả thuyết khác nhau.

[Cái chết của Phạm Quỳnh

  • Cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình[2].
  • Có lệnh cấp tốc di dời Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh ra khỏi cố đô đề phòng những chuyện bất trắc không hay sau này. Nhóm du kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì trên đầu tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích. Sợ không hoàn thành trách nhiệm di dời nên nhóm áp tải đã tự động thủ tiêu cả ba người mà không chờ chỉ thị của cấp trên[2]. Giả thuyết này không đề cập đến cấp trên là ai hay cơ quan nào ra lệnh[2].
  • Có người cho rằng trong số người đi áp tải đó có người nhà Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán[2].
  • Có nguồn tin, vì Pháp cho biệt kích tìm Phạm Quỳnh nhưng nhóm này bị bắt và để lộ thông tin, và Phạm Quỳnh bị dân quân địa phương (Hiền Sĩ, Thừa Thiên, Huế) giết. Nhà văn Thái Vũ lý giải:

Mà lúc ấy trong dân chúng, buổi đầu cách mạng, cũng là trong ngày đầu chính quyền mới do dân làm chủ thì mấy tiếng Việt Gian, diệt Việt gian kèm theo hành động lan truyền… khắp mọi nơi, nhất là đối với những người có “thành tích” thân Pháp.

Mà hai cụ họ Phạm và Ngô thì rõ ràng quá, tránh sao lúc trong dân, chỉ mới hưởng 1 ngày đầu chính quyền cách mạng, còn căm thù bọn thống trị Pháp và đám tay chân người bản xứ của chúng, có hành động manh động. Đó hẳn là “nỗi uẩn khúc” cuối cùng của ông chủ báo Nam Phong…[4].

Xin chuyển để đọc.

Kim Morris