Tin Văn Thơ Lạc Việt

Nhiều tác gỉa : Những bải thơ, văn, Phân Ưu viết về Giáo Sư, Bình Luận Gia Sơn Điẻn Nguyễn Viết Khánh

 

TIỄN SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIÊT KHÁNH

Thôi thế hôm nay người đã đi thật
Chuyến lưu đầy thiên tài đành chấm dứt
Án tử hình người không chết, cười ngất
Cuộc trăm năm ôi những trò bi hài
Chia tay nhau từ Đề Lao Gia Định
Nhớ cái thủa Tùng Khanh báo Thanh Niên
Bạn ta biệt xứ lên trại Gia Trung
Miệng tủm tỉm cười""mình chưa thể chết""
Mười hai năm nơi xứ Mọi mịt mùng
Bạn trở về bỏ nước đi rồi chết
Cuộc đời bọn mình còn lại gì đâu
Ngoài cái chuyện tặc lưỡi,rồi cười ngất
Làm con người cứ sống rồi sẽ biết
Cái quan tâm là tấm lòng , cái chết
Chữ nghĩa văn chương nghìn năm mù mịt
Ta cứ đi và cuối đường sẽ rõ
Tia nắng chiều và ngọn gió ban mai
Anh em bè bạn đồng bào đồng chí
Tình yêu đất nước con người mãi mãi
Như nỗi chết không rời bám riết ta
Bạn đã đi và hôm nay đã tới
Con đường vì chữ nghĩa mãi sáng ngời
Bạn đã vinh danh ngòi bút bất tử
Để văn chương đời đời mãi xanh tươi
Cái chết công bằng với cả chúng ta
Nhưng chữ nghĩa thì lại luôn sống mãi
Tùng Khanh ngàn đời người đọc không quên
Bạn đã đi và hôm nay đã tới

VƯƠNG TÂN

 =====================================================================

RADIO CÁNH ĐỒNG MÂY PHAN ĐÌNH MINH PHÁT THANH VỀ 
GIÁO SƯ BÌNH LUẬN GIA SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH VÀ

PHỎNG VẤN CÔ HUỲNH THỤC VY

 

 

 

Vĩnh biệt Nhà Báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

 

Vì sao sáng bỗng đêm nay chợt tắt

Khắp trần gian trời đất cũng âm u

Làng truyền thông đều bàng hoàng thổn thức

San Jose mọi nẻo kín sương mù

 

Sáng Chủ Nhật tiếng chuông reo tha thiết

Báo tin buồn Thày Khánh đã ra đi

Bảy chục năm niềm vui là chữ viết

Chín chục năm hơn, một cõi đi về…

 

Cả cuộc đời Thày miệt mài với báo

Gửi tấm lòng cho thế hệ mai sau

Gặp phải lúc giang sơn mình chao đảo

Đem tài năng nhốt kín ở trong lao

 

Ai dám luận anh hùng trong ngục tối

Mà văn chương không đủ chữ tung hô

Thân trí thức vẫn vững vàng cao ngạo

Càng hiên ngang đối mặt đối quân thù

 

 

Cả đời anh gương sáng ngời dũng khí

Như đôi vầng nhật nguyệt rạng trời mây

Triệu triệu chữ tung hoành trên báo chí

Theo hồn anh đi khắp thế gian này

 

Đông Anh

14/8/12

Vĩnh biệt Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Vào năm 2008 cơ sở Văn Thơ Lạc Việt mời được giáo sư Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh làm giám khảo cho giải Văn Thơ Lac Việt 2008 mà thi sĩ Hà Thượng Nhân là chánh chủ khảo. Ông nhận lời nhưng nói thêm là Tôi bận lắm, không chắc đã hoàn thành tốt đẹp. Tôi có thưa lại rằng xin Thày nhận lời cho. Biết thày bận nhiều công việc nhưng xin dành cho Lạc Việt ít thời gian là quý rồi. Sau khi đọc các bài thi, ông đưa ra những nhận xét hết sức sắc bén làm nền tảng cho ban giám khảo đi theo.

Trong lúc trà dư tửu hậu, ông thường nói chuyện về thời làm báo, về phóng viên chiến trường mà ông đảm nhiệm khi mới vào nghề. Tất cả những câu chuyện kể, ông thường đưa những lời khuyên rất quý giá. Ông kể cho chúng tôi chuyện du học ở Nhật, chuyện làm báo ở xứ Phù Tang, chuyện theo đoàn quân viễn chinh Pháp hành quân ở đồng bằng Bắc Việt.

Lúc khác ông lại nói chuyện về cái tên Sơn Điền mang nhiều tính chất Phù Tang. Ông nói ruộng ở trên núi thì làm sao mà mầu mỡ được nên mình cứ nghèo. Tuy nhiên, ông thêm, ruộng trên núi nên đón bình minh sớm nhất và tiễn ánh hoàng hôn trễ hơn. Núi cao hơn biển, cao hơn đồng bằng, hít thở không khí trong lành thoáng đãng nên mình cũng cảm thấy cao hơn.

Năm nay thi sĩ Hà Thượng Nhân qua đời, nên giải Văn Thơ Lạc Việt 2011-2012 ông làm Chánh Chủ Khảo. Năm 2011 khi đọc bài thi gửi đến, ông đã khen những bài văn rất khá. Đến ngày phát giải tháng 7 năm 2012 vừa qua, ông không tham dự được. Dù sức khỏe rất kém ông cũng cố gắng đến để nói mấy lời. Ông xuất hiện tại nhà hàng Phú Lâm cùng với người con dìu đến. Nhà thơ Chinh Nguyên mời ông lên máy vi âm, nhưng ông không lên được. Micro được mang xuống tại bàn, chỗ ông ngồi. Chinh Nguyên cầm máy vi âm để ông nói. Ông chào mừng mọi người, mừng cho những người trúng giải, mừng cho Văn Thơ Lạc Việt 20 năm. Tiếng nói đứt quãng, có vẻ rất mệt nên ông ra về ngay sau đó. Những lời nói ấy là lời cuối cùng của ông cho văn thơ Lạc Việt.

Trước đây ông thường cùng nhà thơ Chinh Nguyên làm talk show nói trên đài phát thanh, đài truyền hình. Ông nói về lịch sử báo chí Việt Nam, về Việt Nam Thông Tấn Xã mà ông là Tổng Thư Ký, về diễn biến lịch sử trong những năm làm báo, về đạo đức của người làm báo. Năm 2012 chúng tôi định tổ chức một buổi nói chuyện trước cử tọa chọn lọc dành cho ông, để mọi người biết được chuyện xưa và kinh nghiệm cho chuyện nay. Nhưng không kịp nữa. Từ đầu năm sức khỏe của ông suy giảm, khi nhớ khi quên. Dù vậy ông vẩn cố gắng viết bình luận thời cuộc hàng tuần. Ông chỉ ngừng viết vào đầu tháng 7 năm nay. Khi chúng tôi đến thăm ông tại tư gia, có người khuyên ông ngưng viết, ông nói rằng ngừng viết thì ông sẽ chết mất thôi. Ông vẩn tiếp tục viết cho đến khi không còn nhận ra bàn phím nữa mới thôi!

Ông sinh tại Bắc Giang năm 1921. Đến năm 27 tuổi bước  chân vào nghề làm báo và giữ nghề này suốt 64 năm dài ngay cả khi trong trại cải tạo ông cũng vẫn truyền đạt nghề làm báo cho mọi người. Con người rất khí phách. Ông hiên ngang cao ngạo với kẻ thù. Nhưng lại rất bình dị với mọi người, thương yêu và giúp đỡ anh em.

 Ngày Chủ Nhật 12 tháng 8 vừa qua ông từ giã cõi đời tại nhà ái nữ. Sự nghiệp cao vời vợi của ông để lại cho đời. Sách ông in, sách ông dịch, người ta đọc rất nhiều, rất trân quý nhưng lại không biết của ai. Ông thích như vậy.

Với niềm thương nhớ vô biên và lòng kính trọng, xin ghi lại đôi dòng để cầu nguyện cho ông sớm về chốn bình yên và vinh hiển trên cõi niết bàn.

Cả đời anh gương sáng ngời dũng khí

Như đôi vầng nhật nguyệt rạng trời mây

Triệu triệu chữ tung hoành trên báo chí

Theo hồn anh đi khắp thế gian này

Kính bái

 

Đông Anh

14 tháng 8 năm 2012

 

 

Điếu Văn : THÀY NHƯ CHA.


Thày theo nghĩa quê tôi : Thày cũng như cha, do đó tôi may mắn có hai người thày. Một người thày sinh ra tôi cho tôi su hướng về chính trị dân tộc : “Chính kiến chính trị về quốc gia có thể thay đổi, nhưng tình tự dân tộc không hề, và không thể thay đổi để phản bội nòi giống”, và một người thày cho tôi tư tưởng phóng khoáng tự do ngôn luận: “Dư luận là quan tòa phán xét, tuy nhiên có đúng và có sai. Người làm báo phải đứng giữa dư luận để được tư do nhìn, nghe, suy nghĩ và trung thực để viết với ngòi bút không thể bẻ cong. Thày nói con nghe "Không thể bẻ cong ngòi bút của con…!"”. 
Tôi muốn nhắc tới Thày Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh coi tôi như con trong nhà, do đó vài buổi họp riêng gia đình vợ chồng tôi đều được thày cho góp mặt, và Thày thường nhắc tôi với những người con của thày : Chinh Nguyên là con nuôi của bố. 
 Cái duyên để tôi được học Thày khi tập tễnh vào ngành báo chí, cái tình được thày nhận là con nuôi, để rồi trong những năm dài chiến tranh tôi và thày ít khi gặp nhau, mổi lần về Sài Gòn là tôi chạy vội tới Thày để có vài phút kính thăm và nghe lời Thày dạy, rồi hấp tấp ba lô về lại miền Cao Nguyên có nắng bụi mưa rừng và nghe đạn pháo xa vọng về nhịp đêm trong ánh hỏa châu. 

       Đời lính và tỵ nạn làm thày trò xa cách nhau với nỗi nhớ và kính trọng trong tôi, nên những lời Thày dạy tôi không quên :

      Nếu có dịp may con ra làm báo, con phải nhớ ba điều :

1/ Đạo đức trong cách viết dù hoàn cảnh nào.
2/ Tôn trọng độc giả.
3/  Không bao giờ, con nhớ nhé ! Không bao giờ viết theo cảm tính nên tin tức phải trung thực 
      và không có phê bình. Con viết để  độc gỉa đọc và tự suy sét .

Tôi ôm lời dậy dỗ, kinh nghiệm của hai người thày trong đời sống như đi giữa hai con đường sắt tư tưởng chính trị, ngôn luận đạo đức song song hầu giữ tôi vui vẻ, hoà đồng và ngay thẳng để bước tới.

Tôi gặp lại Thày tại San Jose và từ đó tôi là tài xế của Thày trong bất cứ thời gian nào, và đi bất cứ nơi đâu thày muốn. Mỗi lần thày trò ngồi bên nhau tôi ít nghe thày nói về tin tức báo chí, nhưng tôi được nghe những lời kinh nghiệm về cuộc sống của thày, Thày thường nhắc tới khoa học big bang của vũ trụ, thường nói về tôn giáo và tư tưởng Tam Giáo Đồng Quy,  luôn nhắc tới nơi chốn cội nguồn giống nòi Việt, và cuối cùng là tình yêu thương gia đình thày ví như một quốc gia thu hẹp.

Tôi thiên về hoạt động văn chương nơi hải ngoại nên mời thày làm cố vấn cho Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt, thày nhận lời và đã cùng với cố Thi Sĩ Hà Thượng Nhân giúp Văn Thơ Lạc Việt trong những hoạt động văn hoá nghệ thuật, và chính trị trong sự đoàn kết anh em.
  
Sau tháng 3, 1975 Thày bị đọa đầy trong trại tù Cộng Sản hơn mười năm, và sau ngày tỵ nặm tại hải ngoại, Thày viết thật nhiều trong mục Bình Luận Trước Thời Cuộc gởi các báo tại Hài Ngoại và Radio truyền thông, Tôi đã xin thày gom lại để làm thành sách, thày đã đưa cho tôi cả trăm truyện ngắn thày đã viết nhưng không đăng báo. Tôi đã cùng thày trọn lựa thành tuyển tập “ Những Mùa Xuân Trở Lại”, rồi tiếp theo là một tựa để rất lạ “Khí Công Tâm Pháp”, một cuốn sách tôi chưa bao giờ nghe thày nhắc tới, nhưng trong khi làm việc chung với Thày để hoàn thành cuốn “Khí Công Tâm Pháp” Thày đã nói :

– Nhờ “Khí Công Tâm Pháp” này mà Thày đã sống sót trong xà lim biệt giam của Cộng Sản. Thày đã nằm bên cạnh người chết bị cùm chân để sống còn !

Hai cuốn sách “Những Mùa Xuân Trở Lại” và “Khí Công Tâm Pháp” đều thành công khi phát hành và lưu lại trong lòng người đọc .  

 Ngày July 15, 2012 có buổi tiệc mừng 20 năm thành lập và phát giải Văn Thơ Lạc Việt tại Nhà Hàng Phú Lâm, San Jose tôi đã không thưa với thày về việc này vì thày bệnh (Ung thư xương tới trưởng hợp ba) không thể ngồi được lâu, nhưng sau khi thày đọc báo và biết chương trình của Văn Thơ Lạc Việt, thày đã nhất định đi dự, lời thày nói :

   Thày nhất định đi dự tiệc của Văn Thơ Lạc Việt, vì con là con của thày. Thày bỏ con không
     được !

Anh Nguyễn Viết Tùng con ruột thày và tôi đã bàn nhau về tình trạng của Thày để đưa Thày tới đúng giờ hầu làm thày vửa lòng. Tôi trông dáng dấp thày yếu đuối, còm cõi nương vào anh Tùng bước vào cửa nhà hàng trong khi quan khách vui vẻ như ngày hội lớn, tôi sực nhớ tới bài thơ “Hổ Nhớ Rừng” của Thế Lữ  làm lòng tôi quặn đau và ứa lệ thương kính người thày đã vì đứa học trò con nuôi mà hy sinh.

Tôi đã cắt lời phát biểu của tôi đễ nhường lời cho thày, thày đã nói rất nhiều về sự cố gắng phát triển về văn học và đứng vững trong môi trường khó khăn tại hải ngoại của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt, Thày cũng không quên lời yêu thương nhắn nhủ đối với tôi.

Tôi không ngờ những lời nói đó đã là lời nói cuối cùng của thày trước thân hữu, thành viên của Văn Thơ Lạc Việt trong sự xúc động của thày và tôi tại buội tiệc mừng 20 năm thành lập Văn Thơ Lạc Việt.

Ngày Aug. 12, 2012 thày đã ra đi vào thế giới bình yên không hận thù.

Bây giờ hai người Thày cũng đã lần lượt bỏ tôi ra đi an nghỉ cùng một nơi Oak Hill Memorial Park, 300 Curtner Ave. San Jose 95125, và tôi cũng sẽ có những dịp vào thăm, thắp nhang thì thầm với hai Thày mỗi cuối tuần. Thày cũng như Cha…!

Thày đi nước khóc sầu cau mặt.
Núi lặng buồn thương trắng lệ bay…!
Con ngẩn ngơ lòng ôm kỷ niệm
Ngàn thu sắc úa vọng chiều nay…
 

Con xin kính Thày. 

Xin vĩnh biệt thày.

Chinh Nguyên.

Aug, 12, 2012.

Tưởng nhớ và phân ưu về sự ra đi của Gs Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh.

 

Sau 5 năm ở Quân khu 2, tôi được đổi về Sài gòn và tiếp tục việc học dang dở thời sinh viên. Tôi chọn học khóa lớp chiều ở Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Hết năm thứ hai, tôi chọn phân khoa Văn Học ban Báo Chí, mà một trong những giáo sư của Ban Báo Chí là Gs Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh và Gs cựu Đại tá Nguyễn Đình Tuyến thuộc bộ Quốc Phòng.

Sau 1975, tù đày và năm 1980 thoát ra được nước ngoài, sống lưu vong hơn 30 năm nay, tôi chưa một lần gặp lại hai vị thầy cũ của mình… Và hôm nay bất ngờ hay tin Gs Nguyễn Viết Khánh qua đời, tôi bỗng nhớ lại những giờ học năm xưa và ngậm ngùi thương nhớ ông.

Tôi viết những dòng này để tưởng nhớ vị thầy cũ, Gs Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh và nguyện cầu hương hồn Thầy bình an nơi cõi vĩnh hằng.

Chân thành chia buồn cùng gia đình Thầy.

Hải Triều

Nhóm Nhà văn Quân Đội & Nguyệt San Việt Nam

Một người học trò cũ

(604 879 1179)

 

 

Nguyet-San Viet-Nam

http://www.nsvietnam.com/

http://www.nsvietnam.com/online/online.html

From: SOV <sov332@gmail.com>
To: 
sov332@gmail.com 
Sent: Tuesday, August 14, 2012 10:58 AM
Subject: E4. Phân Ưu – Người thầy đã vĩnh viễn ra đi

E.2012-08-100

Elite. 1000 members  Freedom  Democracy  Human Rights                             Hải Ngoại

Phân Ưu

Vô cùng xúc động khi hay tin

 

Giáo sư Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

đã từ trần vào ngày 12-8-2012

tại tư gia

hưởng thọ 92 tuổi 

 

Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam và Mạng Lưới Elite xin chia buồn cùng Hội Ái Hữu Đại Học Vạn Hạnh và tang quyến. Nguyện cầu hương hồn người quá cố sớm tiêu diêu miền cực lạc.

 

Trong 12 năm tù cải tạo của Giáo sư, Hội Ân Xá Quốc Tế Hòa Lan đã không ngừng viết thư gởi đến chính quyền cộng sản Việt Nam để xin phóng thích. Chúng tôi cũng đã viết thư trực tiếp cho Liên Hiệp Âu Châu và các nước Âu Châu, đặc biệt là chính quyền Hòa Lan xin can thiệp cho ông. Và các đoàn thể khác từ khắp năm châu cũng đã viết thư với chính quyền sở tại để xin can thiệp cho ông. Cuối cùng Giáo sư đã được nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích và ông đã qua Mỹ năm 1992. 

 

Trân trọng,

 

Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam

Mạng Lưới Elite

Ngô Văn Tuấn

Cáo Phó Cụ Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

(08/14/2012) (Xem: 752)


 

·  Ðỗ Dzũng/Người Việt

 

SAN JOSE (NV) – Nhà báo kỳ cựu Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh của làng báo Việt Nam Cộng Hòa vừa qua đời vào lúc 8 giờ 15 phút sáng Chủ Nhật, 12 Tháng Tám, tại nhà riêng ở San Jose, California , thọ 91 tuổi, ông Nguyễn Viết Dũng, trưởng nam của người quá cố, cho nhật báo Người Việt biết.

Nhà báo Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh (trái) ký tuyển tập “Những Mùa Xuân Trở Lại” trong buổi ra mắt tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt năm 2008. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Ông Dũng nói: “Sau một thời gian bị bệnh, ông cụ qua đời lúc 8 giờ 15 phút tại nhà. Ðến 3 giờ chiều, chúng tôi đã chuyển thi hài cụ vào nhà quàn Oak Hill Funeral Home ở San Jose. Chúng tôi sẽ gởi ra cáo phó trong những ngày tới để mọi người biết chương trình tang lễ.”

Theo ông Dũng cho biết, nhà báo Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh sinh ngày 2 Tháng Mười, 1921 tại Bắc Giang.

Nhà báo Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh là một “cây đại thụ” trong làng báo tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cũng như sau này tại hải ngoại.

“Ông là một nhà báo lỗi lạc và yêu nghề,” nhà báo Phan Thanh Tâm, hiện cư ngụ tại Saint Paul, Minnesota, nói với nhật báo Người Việt. Nhà báo này từng làm việc trong 10 năm với nhà báo Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh tại Sài Gòn và thường xuyên liên lạc với ông khi ra hải ngoại.

Nhà báo Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh bắt đầu viết báo từ năm 1948.

Sau khi di cư vào Nam, đến năm 1965, ông làm tổng thư ký Việt Nam Thông Tấn Xã.

Theo nhà báo Phan Thanh Tâm, nhà báo Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Ngoài công việc ở Việt Tấn Xã, ông còn chuyên viết về khoa học không gian và vũ trụ, bình luận và phân tích thời cuộc cho một số nhật báo lớn ở Sài Gòn với bút hiệu Việt Lang Quân. Ông cũng dịch thuật tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, Nghệ Khuông, và Gia Cát Thanh Vân từ nguyên bản chữ Hán, và từng sang Nhật tu nghiệp và thực tập báo chí tại hãng thông tấn Kyodo, hãng thông tấn Jiji, và nhật báo Mainichi.

Từ năm 1968, ông dạy báo chí tại Ðại Học Vạn Hạnh ở Sài Gòn và Ðại Học Chính Trị Kinh Doanh ở Ðà Lạt.

Nhiều nhà báo hiện đang làm việc tại các cơ quan truyền thông Việt Ngữ ở hải ngoại từng là học trò hoặc từng làm việc dưới quyền ông.

Sau năm 1975, Giáo Sư Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khách bị đi tù “cải tạo” 12 năm.

Năm 1992, ông sang định cư tại San Jose, California, và viết bình luận cho nhiều cơ quan truyền thông Việt Ngữ trong vùng ở San Jose, cũng như nhật báo Việt Báo và đài phát thanh Radio Bolsa ở Westminster, Orange County, và viết một số sách, ví dụ như tuyển tập “Những Mùa Xuân Trở Lại,” xuất bản năm 2008.

 

 

 

Nhà báo, giáo sư Sơn Điền
Nguyễn Viết Khánh đã qua đời
.

” o:title=”PDF”>

” o:title=”Print”>

” o:title=”E-mail”>

 

 

 

Sunday, 12 August 2012 16:56

Cali Today News

Giáo sư, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh có thể được xem là một “cây đại thụ” trong làng báo trong nước lẫn hải ngoại.

GS Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, sinh năm 1921, đã khởi nghiệp tham gia làng báo từ năm 1948.

Năm 1965, GS đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký Tòa Soạn Việt Nam Thông Tấn Xã.

Giáo sư Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh ( hình chụp năm 2011 )

 

Từ năm 1968 nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh là Giáo sư dạy môn báo chí tại các trường Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn và Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt.

Giáo Sư Nguyễn Viết Khánh chú trọng đem những tiêu chuẩn quốc tế về báo chí để huấn luyện cho giới trẻ Việt nam, nhất là các môn sinh ngành truyền thông báo chí. Nhiều nhà báo danh tiếng hiện đang hành nghề báo chí tại hải ngoại, cũng như tại các đài phát thanh, hãng tin quốc tế từ RFA , BBC, VOA đều từng xuất thân từ Việt Tấn Xã hoặc từ các phân khoa báo chí tại các Đại Học kể trên.

 

Hình chụp mới nhất trong một buổi họp mặt với các cựu Sinh Viên ngày 26 tháng 4 năm 2012 
Từ phải qua trái : Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, Giáo Sư Nguyễn Viết Khánh và một cựu sinh viên

 

Sau ngày 30/4/1975, GS Nguyễn Viết Khánh bị đi tù "cải tạo" suốt 12 năm, từ năm 1975 đến 1987. Nhiều thời kỳ, ông bị biệt giam trong các connex, một loại thùng sắt để chứa hàng hóa.

Tháng 2 năm 1992, Giáo Sư đã định cư tại San Jose, Hoa Kỳ, và thường xuyên viết các mục bình luận cho báo chí cũng như truyền thanh. Rất đông thính/độc giả khắp nơi mến mộ và tâm đắc với những bài phân tích thời cuộc của giáo sư. Điều đặc biệt hơn nữa là tuy đã trên 90 tuổi, nhưng sức làm việc và sự sáng suốt trong phân tích và bình luận thời cuộc đã làm cho nhiều người khâm phục.

Dù đã trên đã trên 90 tuổi nhưng giáo sư vẫn sống độc lập trong 1 căn chung cư (appartment) xinh xắn, gần khu Lion Plaza, một nơi thương mại sầm uất của người Việt tại San Jose.

Hàng tuần vào sáng thứ sáu, giáo sư Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh vẫn đi bộ từ nhà đến quán M Cà phê, gần bến xe đò Hoàng để thu nhặt các tờ báo Việt ngữ trong vùng, uống cà phê, lai rai hút vài điếu thuốc lá, gặp gỡ trò chuyện với các đồng nghiệp và các môn sinh.

Sau đó về nhà tiếp tục đọc sách báo, xem TV để có các dữ kiện viết những bài bình luận nhận định thời cuộc cho các báo chí và các đài phát thanh Việt Ngữ khắp nơi.

Tuy tuổi đời, tay nghề và vị trí trong làng báo là bậc thầy của hầu hết các ký giả hiện nay, nhưng giáo sư Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh vẫn rất bình dị với mọi người, tôn trong từng người và biết lắng nghe… 

Chính tính cách này đã khiến “thầy” (như chúng tôi – dù có học với thầy hay không – hay gọi) trở thành đáng qúy trong đời…

Mất thầy là một mất mát lớn quá,….

Phạm Bằng Tường

 – Chúng tôi vừa nhận được tin: Nhà báo lão thành, Giáo sư Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh vừa mãn phần vào lúc 8:15 sáng hôm nay, chủ nhật ngày 12/8/2012, tại nhà riêng ở thành phố Santa Clara, California, hưởng đại thọ 92 tuổi.

 

PHÂN ƯU
 
Nhận được tin buồn:
 
Nhà báo Sơn Điền
NGUYỄN VIẾT KHÁNH
Cựu TTK Việt-Nam Thông-Tấn-Xã
Bào huynh của nhà văn NGUYỄN VIẾT KIM
tự Người Khăn Trắng
Đã thất lộc ngày 12 tháng 8 năm 2012
(Nhằm ngày 25 tháng 6 (thiếu) năm Nhâm Thìn)
tại San Jose, California, Hoa Kỳ
Hưởng thượng thọ 92 tuổi.
 
Xin chân thành chia buồn cùng
Văn hữu NGUYỄN VIẾT KIM và Tang quyến.
 
Cầu nguyện Chư Phật tiếp độ hương linh
Cụ Sơn Điền NGUYỄN VIẾT KHÁNH
được vãng sanh về miền Tây Phương Cực Lạc.
 
ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
 
VĨNH LIÊM
NGUYỄN THỊ THÀNH
PHẠM LUẬN