Âm Nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Đạt

NGUYỄN ĐỨC ĐẠT FLAMENCO, ÂM THANH & ÁNH SÁNG GIỮA LÒNG NGƯỜI. 

Nhận định : Phạm Lễ.  

Flamenco “Tiếng đàn đi cùng năm tháng” là nghệ thuật trong truyền thống văn hoá dân tộc vùng Andalucia miền Nam Tây Ban Nha,  âm thanh rung động cảm xúc từ con tim và nhịp đập diễn tả những vinh quang, bi kịch của dân tộc này qua nhiều thế kỷ bị ngoại xâm. Nhưng ở Nguyễn Đức Đạt thì Flamanco lại giúp cho anh thoát ra khỏi “Đáy Sâu Vực Thẳm” đã quá bất hạnh trong những khổ đau, qua âm nhạc là phương tiện diễn tả xúc cảm để ra khỏi mọi nghịch cảnh đau thương tìm lại đưọc những an nhiên tự tại với thương yêu của tình người.

Flamenco được diễn tả bằng nhiều phong cách:

Hát với phần đệm guitar, múa Flamenco, độc tấu guitar Flamenco. Những người Di-Gan thời trước ăn mặc trang điểm màu sặc sỡ như chim hồng hạc, nên gọi là: "flamencòs”, gần đồng âm với chữ "flamengo" (hồng hạc). Được xem là tuyệt đỉnh văn hoá truyền thống dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật của Tây Ban Nha, vũ điệu Flamenco đi kèm với yếu tố quan trọng khác, là: "Những tiếng giậm chân, những tiếng vỗ tay phức tạp hỗn hợp và điểm vào đó những tiếng hét "Ole!" đúng nhịp".

Theo nhà phê bình âm nhạc Phạm Văn Kỳ Thanh (tức luật sư Phạm Mỹ Lộc ở San Jose) các công trình nghiên cứu âm nhạc từ nhạc cụ, thẩm âm và sáng tác thì cả hai nhà phê bình âm nhạc qua nhiều năm tháng giảng dạy về tây ban cầm tại âm nhạc viện Bach ở Saigòn trước khi du học Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1960 đã cho biết:  

Trước hết, muốn trình diễn một bài nhạc Flamanco, người nhạc sĩ trình diễn hay sáng tác phải biết tập hợp của một số đoạn nhạc ngắn, gọi là “Compas”. Mỗi đơn vị căn bản này gồm có bốn ô nhịp theo thể 3/4 , tức là mỗi compass sẽ có 12 phách.Những phách cần nhấn mạnh trong một compass là ba(3), sáu(6), tám(8), mưòi(10) và mười hai(12). Riêng phách mưòi hai thì không bắt buộc và có thề bỏ qua không cần nhấn mạnh ở đây.

Bên dưới phách mười một và mười hai lại ghi hai số một (1) và hai(2) là để đếm cho dễ đọc. Vì đọc “một, hai” dễ hơn là “mười một,mười hai”. Như vậy thì cá phách trong một “compass” sẽ được đọc như sau :

1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-(1)-(2) và cứ tiếp tục cho đến cuối bài nhạc. Chúng ta cố dùng hai compass để thấy là phải lập lại 1,2 ở cuối câu trước và ở đầu câu sau.

Ban đầu thì nên vỗ tay chậm rồi tăng dần tốc độ sao giữ nhịp cho thật đều. Nên vỗ theo lối Palmas sordas trước rồi sau đó mới chuyển sang palmas Fuertes. Để cho dễ nhớ cấu trúc của những compass này, chúng ta có thể chia các phách thành hai nhóm 3 và ba nhóm 2

  3/4   1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-(1)-(2)   1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-(1)-(2)

Đó là những phương pháp  căn bản thực tập đầu tiên về thể nhịp của loại nhạc Flamanco trước khi chúng ta đi vào sáng tác hay hòa âm cho thể điệu nhịp theo Flamanco.

Ở Việt Nam, từ 1963 trình diễn Flamenco guitar được khởi đầu bởi các nhạc sĩ Hoàng Bữu, Trần Văn Phú, Cam Sành…  Một số người chơi Tây ban Cầm ở  VN thời giưã thập niên 1950 sau khi chia đôi đất nước, trong giới thanh niên sinh viên Saigòn thời đó có anh Đoàn Châu Nhi (là trưởng nam của cố tài tử Đoàn Châu Mậu) từng nhiều lần biểu diễn trước hàng ngàn khán thính giả. Sau đó có một số người say mê với những nhịp điệu, âm thanh của Flaminco. Âm Nhạc Viện Quốc Gia thời VNCH nhạc sĩ Dương Thiệu Tước một vị thày khả kính trong nền âm nhạc Việt nam dạy các môn sinh của ông về trình tấu guitar nhạc cổ điển nhiều hơn là loại Flamanco.

Đến nay sau gần nửa thập kỷ, tôi đến với buổi trình diễn của Nguyễn Đức Đạt do Nhóm Thân Hữu Truyền Thông và Ban Hoa Hậu Áo Dài Bắc Cali tổ chức lần thứ nhì tại San Jose, người nghệ sĩ guitar flamenco khiếm thị này được giới am hiểu về âm nhạc nhìn nhận là đã khai thác và biểu diễn khá chuẩn xác thể loại guitar Flamenco truyền thống Tây Ban Nha. Sau nhiều năm tập luyện và nghiên cứu đã nhận bằng âm nhạc về nghệ thuật này tại Fullerton .Nhiều lần biểu diễn khắp nơi , với kỹ thuật điêu luyện anh không những làm khán giả say mê mà thậm chí còn làm kinh ngạc các guitarist đến từ xứ sở của nghệ thuật này.

Đến nay ý nguyện của Nguyễn Đức Đạt đã thực hiện được qua nhịp tim cuả tần số rung, với khối óc thiên phú phản xạ của Thalamus Hypothesis là đưa kỹ thuật Flamenco truyền thống và những kỹ thuật mới của anh vào các tác phẩm hợp soạn của mình như Mây Vô Xứ, Tình Hoang, Hồn Vọng Phu, How Can I Tell Her, Cây Đàn Bỏ Quên…; cũng như chuyển soạn các ca khúc Việt Nam theo phong cách Flamenco.

Thành công của anh đã thực sự đem đến cho kỹ thuật độc tấu guitar theo thể điệu Flamanco, cũng như những tác phẩm Việt Nam được anh chuyển soạn cho guitar độc tấu mang đến cho người nghe những ấn tượng âm thanh vang vọng đầy cảm xúc và tràn đày màu sắc mới lạ.

Ngày 15.08.2009, tại San Jose mặc dù khoảng không gian chưa được trang nghiêm đúng mức cho một buổi trình diễn âm nhạc thính phòng trong căn phòng chưá khoảng 200 người không đủ hơi mát, tuy nhiên buổi cuối hè biểu diễn của anh đã đưa chúng ta đến  những âm thanh guitar Flamenco huyền diệu với những bài độc tấu đặc sắc, đầy cảm xúc với cá tính riêng, đánh dấu những tháng năm cầm đàn của anh.

 

Lần đầu tiên những âm thanh Flamanco là giòng nhạc đặc trưng của nền văn hoá Colombia và Tây Ban Nha như Aranjuez, Solea, Colombianas, Fandagos, Levante, Alegrias…mà người có trình độ thẩm thấu âm thanh đã có dịp nghe những nghệ sĩ hàng đầu của Tây ban Nha trình bày như José Luis Ordonez, Pilar Andujar Grech và Jesus Matias Solano giới thiệu đến khán giả trong những đêm dành riêng cho dòng nhạc quyến rũ trước đây thì phải nói lần trình diễn này của Nguyễn Đức Đạt là một nhạc sĩ chuyên chơi dòng nhạc của Việt Nam bằng nhạc cụ guitar theo tiết tấu Nam Mỹ mới và vô cùng đa dạng ở thể loại Flamanco.

Nguyễn Đức Đạt cũng hướng theo con đường của José Luis Ordonez vừa là nghệ sĩ guitar flamenco, vừa là ca sĩ có khả năng biểu diễn nhiều loại nhạc khác nhau. Nghệ sĩ có phong cách khá đặc biệt này, đã từng theo học flamenco tại Fullerton và chơi flamenco tại khá nhiều địa điểm trình diễn âm nhạc ở khắp nơi…

Nhân vật nổi tiếng nhất trong ban nhạc đang đắt sô hiện nay về Flamenco – là nhạc sĩ Lê Minh Sơn ở Việt Nam. Nhưng sự chú ý của khán giả đối với Nguyễn Đức Đạt trong lần thứ nhì đến với Thung Lũng Hoa Vàng đã dành cho anh nhiều ái mộ đối với tài năng qua kỹ thuật trình diễn rất đặc sắc ở đôi tay truyền cảm bén nhạy và linh động trong những nhịp rung của giây đàn. Đặc biệt trong bài Hồn Vọng Phu với trình độ khá điêu luyện anh đã nhập giây thứ sáu (E) vào giây thứ 5 (A) để chuyển âm thanh trở thành tiếng trống luyến láy quện vào âm thanh những ngón tay nhịp xuống thùng đàn như vó câu muôn dậm ngựa phi, đôi khi vẫn bị hút sang những bông hồng có phong cách biểu diễn thật sôi động và quyến rũ – như  Ngọc Dung đến từ Canada giữa Mây Vô Xứ , Thu Nga với Cây Đàn Bỏ quên của San Jose.

Không phải con nhà nòi, nhưng rất đơn côi và nhiều bất hạnh từ năm 6 tuổi, Nguyễn Đức Đạt đã trải qua những giai đoạn đau thương nhất trong thời niên thiếu với sự khiếm thị oan nghiệt, trong  hướng đi của cuộc đời đầy bất định đã đột biến làm cho anh học nhạc. Sớm bộc lộ năng khiếu và cả mối duyên với cây đàn guitar, anh đã quyết tâm theo đuổi nhạc Flamanco. Ngay khi tốt nghiệp loại giỏi về guitar tại Fullerton.

Tuy vậy, những người yêu nhạc và khán giả lại ít quen thuộc với người nghệ sĩ khiếm thị guitar Flamenco này trong vai trò thành viên của nhạc Flamenco, do đó có những nhận xét chưa mấy chính xác về người nghệ sĩ này. Người nhạc sĩ này từng là nhân vật nổi bật của nhiều chương trình.

 Chuẩn bị cho giải  Hoa hậu Áo Dài Việt Nam 2010, Ông Vũ Ngọc Ân một người bạn cố tri từ thời niên thiếu của chúng tôi đã cùng cô Huyền Trân Trưởng Ban Thi Hoa Hậu Áo dài hàng năm đã phối hợp với 12 thân hữu để tổ chức Liveshow này cho Nguyễn Đức Đạt, và những người bạn…

Nhịp điệu trẻ của âm nhạc khá đặc biệt này cũng có hẳn một chương trình giới thiệu về Flamenco cho Nguyễn Đức Đạt từ những người lần đầu giới thiệu anh với Thung Lũng Hoa Vàng.

Nguyễn Đức Đạt tham gia Flamenco với ít nhiều sự hiếu kỳ muốn thử sức với dòng nhạc trẻ trung, sôi động khác hẳn với thế giới nhạc cổ điển bấy lâu quen thuộc của mình. Vậy mà gần như ngay lập tức, anh bị cuốn hút bởi sự nồng nhiệt, sự sống, sức trẻ trong những giai điệu Flamenco. Ngoài đời là một người hơi trầm tính, yêu đời không mặc cảm, không ngần ngại bộc bạch niềm hy vọng và hân hoan chưá chan  ngay cả khi lên sân khấu, Nguyễn Đức Đạt lại có phong cách mạnh mẽ đầy tự tin, quyến rũ toàn bộ người dự khán.

Không chỉ là một nghệ sĩ guitar Flamanco tài năng, Nguyễn Đức Đạt còn được nhìn nhận như một nhạc sĩ trẻ nhiều triển vọng. Theo học chuyên ngành sáng tác một cách bài bản, đã ấp ủ những tác phẩm đầu tay từ khá lâu, nhưng anh cũng chỉ mới gửi gắm tới công chúng một số bài hát tâm đắc của mình qua giọng ca của bằng hữu và chính anh phụ soạn. Lịch biểu diễn của anh tuy không dày đặc với các sân khấu, dường như là một ái lực không nhỏ với Nguyễn Đức Đạt, nhưng nghệ sĩ này cảm thấy hạnh phúc với sự bận rộn của mình.

Mười ngón tay ngà trong kỹ thuật reo dây “tremolo” – Tây ban cầm độc tấu theo thể loại Flamanco của Tây ban Nha. Người tạo được tiếng đàn mang âm hưởng flamenco khá hiệu quả trong lần trình diễn thứ nhì tại San Jose là nhạc sĩ Nguyễn Đức Đạt người có kỹ thuật tạo cho người dự khán không thể bỏ rơi bất cứ nốt nhạc nào do bàn tay điêu luyện của anh tạo ra… còn hiện nay thì gần như không có ai theo đuổi nghệ thuật Flamenco – dòng nhạc đặc trưng của xứ sở đấu bò tót, âm điệu rộn ràng, cuồng nhiệt, cuốn hút nhiều khán giả yêu nhạc trên thế giới.

Thế nhưng ở San Jose, tìm một nơi thưởng thức flamenco đúng nghĩa không phải là chuyện muốn là được.  Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với guitarist Nguyễn Đức Đạt, người gần 5 năm qua đã biểu diễn và sáng tác nhiều tác phẩm flamenco cho guitar…

Anh có thể giới thiệu đôi nét về nhạc flamenco?

– Có thể khái lược rằng flamenco là nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn, ra đời từ âm nhạc dân gian ở miền nam Tây Ban Nha (TBN), gắn bó mật thiết với dân tộc người Gypsy. Khi nói đến flamenco không ai có thể quên hình ảnh cây đàn guitar huyền thoại, bởi nó là linh hồn của loại nghệ thuật này. Guitar, flamenco, đó là niềm tự hào của người dân TBN và ngày nay flamenco được xem là một trong những biểu trưng di sản văn hóa của đất nước này.

Theo anh, những điều quyến rũ ở flamenco là gì?

– Flamenco dựa trên 3 yếu tố chính là bài hát, vũ điệu và đàn guitar. Cũng có những giai điệu bài hát u buồn, đau xót nhưng đa phần là mang tính chất sôi nổi, hào hứng, cháy bỏng… Các vũ công thường mặc trang phục rực rỡ, nữ thường mặc váy xòe nhiều lớp ôm sát người, guitar với những âm hưởng mạnh mẽ, sôi động cuồng nhiệt. Flamenco với phong cách tự do, phóng khoáng, nhiều ngẫu hứng. Những ca sĩ, nhạc công và vũ công thường có những ngẫu hứng sáng tạo bất chợt hòa quyện trong không gian âm nhạc cuồng nhiệt. Theo tôi đó là nét đặc trưng quyến rũ nhất.

Để có thể chơi flamenco, guitarist cần những chất hay yếu t nào?

– Ngoài sự đam mê và tinh thần âm nhạc “cháy bỏng”, để chơi được flamenco, cần nhiều chất hay yếu tố như: sức mạnh của bàn tay (bàn tay to, ngón tay dài, móng tay cứng) để đạt được tốc độ nhanh và cường độ mạnh; có khả năng bắt chuớc và ngẫu hứng sáng tạo tốt và phải thành thạo những kỹ năng, kỹ thuật phức tạp của flamenco.

 Nếu một tối bất chợt muốn nghe flamenco,?

Nếu là flamenco “tinh tuyền” thì không có, nhưng nếu muốn nghe “new flamenco” quí vị chỉ có thể  và duy nhất là nên mua một điã nhạc của chính Nguyễn Đức Đạt. Tuy chưa có thể so sánh với những bậc thầy về guitar Flamanco như Juan Grecos hay Juan Martin…Nhưng từ điã nhạc này của Đạt cũng sẽ giúp cho qúy vị vơi đi những ưu phiền chan chưá, và thay vào đó là những niềm vui nho nhỏ làm cho trái tim người nghe thổn thức trong giây phút…

Hiện nay, giới trẻ có xu hướng chung là thích nhạc HipHop, Rock, Rap… Theo anh Guitar Flamanco sẽ đi đến đâu?

Tôi thấy giới trẻ có rất nhiều bạn mê guitar đấy chứ. Cụ thể là những chương trình chúng tôi tổ chức có nhiều khán giả là các bạn thanh niên lắm. Vả lại chúng tôi tự tin với con đường của mình. Tôi rất thích một câu nói của một nghệ sĩ saxsophone tên tuổi: "Âm nhạc đỉnh cao không thể bình thường và không nên tầm thường", vấn đề chỉ còn là thời gian.

Khuynh hướng mới trong nghệ thuật trình diễn Guitar đương đại của anh là gì?

Là cách thể hiện mới trong nghệ thuật trình diễn Guitar Flamanco. Ví dụ: Cùng một cây đàn tôi có thể mô phỏng nhiều nhạc cụ dân tộc Việt Nam thông qua việc biến đổi âm thanh hay màu sắc, thể hiện tính năng đa dạng, phong phú của cây đàn Guitar khi trình diễn thể nhạc Flamanco.

Cùng một cây đàn Guitar tôi có thể làm tiếng trống trên thân đàn: Từ trống cơm đến trống hội, mõ, phách… mô phỏng các nhạc cụ như đàn Tranh, đàn Bầu, đàn Nguyệt đến các loại khí nhạc Tây Nguyên như: Cồng, Chiêng, T"Rưng, Klongpút. Điều này sẽ tạo nên sự bất ngờ đối với người nghe đó là sự quyến rũ của Guitar. (PL ghi nhận)

 

                                    

Thưa quý vị,

Chiều hôm qua, chủ nhật 16/8/2009, một chương trình nhạc "bất thường", hiểu theo nghĩa không giống ai, do 1 nhóm truyền thông & thân hữu tại  San Jose ái mộ & mến thương nguời nhạc sĩ trẻ đa tài nhưng nhiều bất hạnh, chung góp một số tiền nho nhỏ đứng ra tổ chức.
 Sở dĩ có  buổi trình diễn đặc biệt này vì một số anh em thân hữu & truyền thông,  mà ý tưởng khởi đầu là nhà báo Thư Sinh  xướng lên, sau khi tham dự buổi  trình diễn đầu tiên của Nguyễn đức Đạt tại San Jose do Ban Hoa Hậu áo dài Bắc Cali tổ chức vào tháng 7 năm 2009 tại Santa Clara Convention để gây quỹ cho các em bé mồ côi tại VN, nghe và xem Nguyễn đức Đạt ca hát, độc tấu Tây Ban Cầm quá xuất sắc, bèn có ý nghĩa sẽ tổ chức thêm một lần nữa để mình và các thân hữu chưa có dịp nghe và xem tài năng trình diễn của người nghệ sĩ mù này.
Các anh em thân hữu liền tiếp xúc trực tiếp với Nguyễn đức Đạt ngay sau buổi trình diễn để hỏi xem chi phí  trình diễn ( nói nôm na là tiền cát xê) là bao nhiêu, và được Đạt trả lời là : các chú đưa cho cháu chút đỉnh thôi, cộng thêm tiền vé máy bay là được rồi. Còn chi phí ăn ở di chuyển thì không cần  vì cháu sẽ ở tại nhà một chú trong Ban tổ chức Hoa Hậu Áo dài. Ở nhà chú này rất thuận tiện vì có chú " dẫn đường, chỉ lối " chứ ở khách sạn một mình buồn lắm, vả lại không có ai giúp đỡ cháu đi lại trong sinh hoạt  bình thường được.
Nhận thấy số tiền  chi phí không lớn lắm, các anh em bèn xúc tiến việc tổ chức .  Và công việc đang tiến hành tốt đẹp, thì người khởi xướng đầu đàn là nhà báo Thư Sinh phải về VN thọ tang bà nhạc mẫu.
Tuy vậy , các anh em cũng vấn tiếp tục công việc tổ chức . Và cuối cùng  buổi trình diễn đã thành công tốt đẹp với hơn hai trăm khán thính giả tham dự.
Đã gọi là một buổi tổ chức " không giống ai "( không bán vé, tham dự hoàn toàn  miễn phí ), có thể chưa có một Ban tổ chức ca nhạc nào tại San Jose đã từng công khai công bố tài chính, Ban Tổ chức  cũng xin làm" một việc không giống ai " là xin báo cáo tình hình tài chánh  công khai cho mọi  người cùng biết.
Rút kinh nghiệm sinh hoạt cộng đồng tại San Jose, báo cáo lạng quạng tài chính coi chừng bị " RECALL "
Tổng số tiền thu được do sự đóng góp của một số anh em thân hữu và sự ủng hộ vào giờ phút  cuối trước 30 phút  của buổi trình diễn của một số khán giả tham dự biết được khi nghe thông báo trên đài phát thanh là : $1,460.00( một ngàn bốn trăm sáu mươi đô la )
Tổng số chi ( gồm  các số tiền " cát xê ", chi phí âm thanh, banner, tiền thuê nhân công dọn dẹp hội trường, thuê sân khấu , tiền nước uống cho các ca sĩ, nhân viên âm thanh ) là :  $1,778.00 ( một ngàn bảy trăm bẩy mươi tám đồng )
Như  vậy, Ban tổ chức phải bù lỗ là : $ 318.00 ( Ba trăm mười tám đồng )
Một anh trong Ban Hoa Hậu áo dài và một vài thân hữu sẽ bù lỗ phần này. Ham vui thì  cũng phải ráng chịu mà thôi.
 Xin mời quý vị đọc một vài chi tiết nhỏ về cuộc đời bất hạnh,  rất đáng thương  của Nguyễn đức   Đạt và xem một vài tấm hình chụp rất đẹp của  một thân hữu gửi  đến  dưới đây

Em sáng mắt dắt người anh mù lòa đi xin ăn
Nguyễn đức Đạt sinh năm 1970 tại Saìgon. Anh bị mù từ lúc bẩm sinh. Anh mang hai dòng máu Mỹ Việt. Năm 1971, cha của Anh là một cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN , trở về Hoa Kỳ để lại Mẹ và Anh ở lại VN.
 Một  năm sau. Mẹ Anh đi thêm một bước nữa và Anh có thêm một  một người em gái " cùng mẹ, khác cha tên  Dung
Người cha dượng sau này là người VN.
Sau biến có đau buồn 1975, người cha dượng và Mẹ của Anh lần lượt qua đời, bỏ lại Anh và em gái bơ vơ giữa chợ đời. Hai anh em, người em gái sáng mắt dắt người Anh trai mù lòa đi xin ăn để sống còn trong cái bối cảnh tang thương, nghèo khó  lạc hậu của xã hội dưới chế độ Cộng sản chuyên chế VN. Hai anh em nương tựa vào nhau ở một vùng ngoại ô nghèo nàn, ven biên thành phố Saigon hoa lệ.
 
"Tôi ngồi trong bóng tối, nghe đời đi xa xa" (1)
Tuy bị mù nhưng Anh rất thích nghe nhạc. May mắn thay,  trong xóm của Anh có một Ông chủ hiệu một tiệm nhỏ chuyên sửa Radio & TV. Suốt ngày Ô. chủ hiệu này mở  đủ mọi loại nhạc để nghe, vừa để thử máy và cũng nhân dịp nghe nhạc cho đỡ buồn. Anh bắt đầu mê  âm nhạc  từ lúc đó. Đôi khi Anh nhờ người em gái dẫn Anh ra tiệm hớt tóc gần nhà để hớt tóc và  trong khi chờ đợi, Anh thường gõ nhịp trên bàn  hoà theo tiếng đàn tiếng hát của các ca sĩ phát ra từ  cái Radio  của tiệm.
Môt hôm có một Ông khách và đồng thời cũng là một Ông bầu  có ban nhạc trình diễn các đám cưới, cũng ra tiệm hớt tóc, nhận thấy cậu bé 7,8 tuổi này có  năng khiếu về âm nhạc đặc biệt là đánh trống( vì cậu bé này gõ nhịp theo rất hay), nên Ông khách này kéo về nhà và dậy Anh học đánh trống.
Từ đó Anh đi theo ban nhạc đánh trống kiếm thêm tiền vào lúc 8 tuổi
Năm 1991, Anh và em gái đến Hoa Kỳ định cư tại miền Nam California theo diện con lai.
Nhờ có năng khiếu về âm nhạc và với sự giúp đỡ của một nhạc sĩ Hoa Kỳ, Anh ghi danh theo học âm nhạc tại Đại học Fullerton . Năm 1999, Anh tốt nghiệp cử nhân âm nhạc Đại học Fullerton tại miền Nam Californnia.
"Anh nghèo, em cũng chẳng cao sang" (1)

 Tại Hoa Kỳ, Anh lập gia đình với một thiếu nữ VN cũng bị khuyết tật như Anh.  Chị bị bệnh tê liệt ( polio ) từ nhỏ, nên phải di chuyển bằng xe lăn.  Hai cuộc đời bất hạnh gặp nhau,  thông cảm nhau và yêu nhau. "Anh nghèo, em cũng chẳng cao sang" (1) nhưng chúng ta thương yêu nhau chân tình, khác chi những cặp vợ chồng lành lặn khác.
Anh chị đã có một cháu gái Elaine, 16 tháng tuổi. Trời đất ngó lại, cháu gái lành lặn, không mù, không liệt
 
(1) Trích lời 1 số bản nhạc phổ thông VN ngày xưa
CIMG_1618.jpg picture by hinhkhong
Nguyễn Đức Đạt và tiếng đàn Hạ Uy Cầm bất hủ. Chồng mù, vợ tê liệt nhưng NDD luôn luôn nở những
nụ cười thật tươi.
 
CIMG_1623.jpg picture by hinhkhong
Ngoài khả năng sử dụng guitar nhuần nhuyễn, Nguyễn Đức Đạt còn điêu luyện trong 1 nhạc cụ của dân
da đỏ: cây sáo 2 ống. Hình trên, NDD và Tiếng Sáo Bồ Đề
 
CIMG_1645.jpg picture by hinhkhong
Ban Hoa Hậu Áo Dài Bắc Cali tích cực yểm trợ NĐĐ. Nghe nói các cô hoa hậu đẹp lắm, Đạt cười thật 
vui. Cười chơi vậy thôi chứ cả đời anh chưa bao giờ được đi xem thi hoa hậu và cũng biét hoa hậu thế
nào là đẹp: anh bị khiếm thị từ thuở sơ sanh.
Hình từ trái sang phải :  Ca sĩ Ngọc Dung ( từ Canada sang ), MC Huyền Trân, ca sĩ Thu Nga ( San Jose)
và các hoa hậu áo dài Bắc   Cali