Tác giả và Tác Phẩm

Nam Giao Lê Thiện Bình: THỰC CHẤT NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG

I. CÂU HỎI VỀ MỘT QUAN NIỆM 
 

  Chúng ta hay những phong trào cách mạng hoặc những cuộc cách mạng trong quá khứ và hiện tại được xảy ra trong lòng thế giới chúng ta sống, điểm cốt yếu chính là vì những tình trạng hiện thực do những cơ cấu xã hội không công bình, thiếu tự do, không tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền v.v. ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Chúng ta thấy ngôn từ cách mạng này như là cánh cửa mở rộng ở xã hội Tây Phương qua các cuộc cách mạng kỹ nghệ,  xã hội-chính trị, kinh tế, văn hóa v.v. Từ đó lan dần đến các cộng đồng xã hội khác như các quốc gia ở Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh, thành các cuộc cách mạng, kháng chiến và chiến tranh giải phóng Đất Nước thoát ách đô hộ thực dân của ngoại bang, thoát cảnh thống trị của bạo chúa, của những tên độc tài, đảng trị v.v. được diễn ra trong quá khứ và hiện tại.

    Thành thật trong cuộc sống của chúng ta những ý niệm (concepts) khác nhau về từ ngữ cũng như về hành động cách mạng thường thấy được xuất hiện trên báo chí, hay qua các tác phẩm, đã tạo nên những cuộc tranh luận về chủ đề này của những người tri thức. Và thường thấy họ trích lại những ý niệm cổ điển của chủ thuyết marxisme, từ Marx đến Mao Tsé-Toung (Mao Trạch Đông).

     Thế nhưng, thật sự mà nhìn nhận, với quan niệm cũng như ý nghĩa của từ ngữ này là cái thuộc về « cái mới » ; tuy nhiên ngay trong lúc đó thì « cách mạng » đã là dấu chỉ hiện thực với tất cả dạng thái của cái đẹp cũng như cái thô lỗ, man rợ của nó. Những thập niên qua chúng ta đã thấy, đã chứng kiến cùng nhận thức và cảm nghiệm rõ ngay trong lòng quê huơng Việt Nam của chúng ta, là sự đau khổ của dân chúng bằng mọi cách chống lại thực dân Pháp, Nhật, và nay thì sự phẫn uất chống lại chế độ tàn bạo của tập đoàn cộng sản Việt gian thâm độc, gian ác, tham nhũng, cướp của, cuớp đất, cuớp chén cơm, manh áo của dân chúng.Thế chưa đủ, chúng lại còn dâng Đất, dâng Biển cho Trung Cộng, cho không các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa để đuợc « hãnh diện » làm nô bộc, tay sai cho nhựng Tay Rợ Hán mộng bá quyền, bá vương muốn thôn tính luôn cả Giang Sơn gấm vóc của cha ông ta dày công xây dựng bảo tồn để lại cho chúng ta, cho con cháu.

    Nói đến cách mạng là nói đến sự sống của chúng ta; là một phần văn minh của con người liên quan đến xã hội, văn hóa cùng chính trị và kinh tế v.v. Do đó, khi nói đến từ ngữ này làm chúng ta suy nghĩ để lý do hóa những gì có thể, trước hết câu hỏi được đặt ra: cách mạng là gì? Cũng như chúng ta tự hỏi những điều kiện nào của xã hội và kinh tế, chính trị, hay cảnh huống nào của con người để tạo sinh ra cuộc cách mạng? Cũng thế, chúng ta tự hỏi lý do nào bên trong xã hội để mang dạng thái là cách mạng: như biến cải, thay đổi và cắt đứt với cái trật tự trước; hay nữa là biến thay một cách nhanh chóng và tận gốc rễ những cơ cấu xã hội, cả chính trị, hầu mang lại những điều kiện cần thiết cho cuộc cách mạng? Chúng ta cũng tự hỏi thêm cuôc cách mạng có cần thiết sử dụng phương sách vũ lực và bạo động không? Sau là ở Đông Âu , Nam Duơng và Phi Luật Tân, ở đó dân chúng đã tạo nên các cuộc cách mạng tự giải phóng lấy quê huơng mình mà không cấn đến vũ lực và bạo động để trả giá quá đắt về xương máu của người dân (1).

    Chúng ta đã rõ những biến động vừa qua trong lòng thế giới, và ngay tại lòng quê huơng của chúng ta, chẳng hạn vụ đòi lại đất của Toà Khâm Sứ, vụ giáo xứ Thái Hà, và dân chúng đi biểu tình, kiện tụng đòi lại nhà cửa, ruộng đất của mình khắp mọi miền Đất Nước, đang mở ra một xã hội mới, một nhận thức mới, đòi hỏi đầu tiên bằng một suy nghĩ nghiêm chỉnh, hầu chúng ta có một thị kiến, một dự đoán hay một quyết định, một quan điểm dứt khóat … Cuối cùng thì chúng ta hành động cho sinh động trong cảnh sống hiện tại và trong lòng xã hội hôm nay ở Việt Nam – Những yếu tố chín mùi đó dễ tạo nên một cuộc cách mạng, là quyết định cho một thay đổi mới, một thay đổi tận gốc rễ về sự sinh tồn của Dân Tộc (2). 
 

MỘT CỐ GẮNG HỌC HỎI 
 

    Chúng tôi thiết tưởng để khảo cứu về các hiện tượng cách mạng trong thế giới hôm qua cũng như hôm nay qủa là quá nhiều. ! Vấn đề khảo cứu tùy thuộc vào khoa học chính trị, vào xã hội cầm quyền, vào xã hội chiến tranh hay là tâm lý xã hội, và ngay cả trong các lãnh vực tôn giáo. Tất cả các điều này là những điều mới trong những thập niên qua mà con người đã tham dự vào, đó là sự sinh ra một nền xã hôi học về cách mạng. Do đó, những tác phẩm cổ điển viết về các cuộc cách mạng thì thường dùng những câu hỏi tổng quát để đối chiếu với những cuộc cách mạng cổ điển: như cuộc cách mạng tại Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Tàu vv. Hơn thế nữa, càng ngày người ta lại tin rằng những lược đồ (schémas) này không còn giá trị lắm, cũng như mất đi sự hiệu lực cho những hiện tượng cách mạng hiện đại cũng như ngày nay. Ví dụ như cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, hay những diễn tiến cách mạng ở Cu Ba, cuộc chiến ở Việt Nam và Đông Dương v.v.. Chúng tôi biết có rất nhiều tác phẩm, bài báo đã được phổ biến về loại này, nhưng chúng tôi thiết nghĩ người ta vẫn chưa quy định về chủ đề này một tư tưởng tổng hợp, hay phân tích ý nghĩa cùng hành động cho hợp lý về từ ngữ cách mạng này.

    Qủa thật là khó khăn để thấy rõ ở trong thời kỳ khai hóa của văn chương nói đến vấn đề này cho chúng ta hiểu rõ. Do thế, bằng tất cả thiện chí chúng ta cùng nhau đào sâu, học hỏi, để có một bản tường thuật khoa học xã hội-chính trị, cũng như phương thức áp dụng cách mạng cho mỗi xã hội của loài người. Để từ đó làm sao khi chúng ta phát động cuộc cách mạng có thể đem lại cơm no, áo ấm, tự do, dân chủ, nhân quyền vv. Và dân chúng cảm được đời sống hạnh phúc,an thái. 
 

II. QUAN NIỆM CÁCH MẠNG 
 

    Chúng ta hay rằng từ ngữ « cách mạng, révolution » bao hàm quá nhiều ý nghĩa, do vậy chỉ có một tri thức luận, và một sự phân tích chính trị-xã hội mới có thể phân biệt cho rõ từ ngữ này. Chúng ta thường nghe người ta nói về cuộc cách mạng kỹ nghệ, cuộc cách mạng thị thành hay cuộc cách mạng khoa học vv. Những loại kiểu cách mạng này thì chắc chắn do loại suy (analogie), loại tương tự với những thay đổi chính trị của chúng. Có nghĩa là với ý nghĩa rộng của các từ ngữ này cấu tạo nên cảnh hiện thực làm cho chúng ta lưu ý đến. Người ta cũng nói như thế về cuộc cách mạng qua những đề nghị, biến đổi thế chế chính trị (transformation politique) qua kiểu tiến hóa như Đảng Lao Động ở Anh ngày xưa, hay như các nước Đông Âu và Liên Sô và Nga hiện nay.

    Thực vậy cuộc cách mạng tự định nghĩa và nói lên như là một thay đổi nhanh chóng, và tận gốc rễ những cơ cấu của xã hội. Việc này được biểu lộ qua hành động bằng một ý thức cắt đứt thể chế với xã hội cũ. Nhà nhân chủng học thời danh Kroeber định nghĩa về cách mạng « là một sự thay đổi, nó phát sinh đột ngột với sự bạo động, có vũ lực cực độ, hay kém cực độ hơn, và cuộc cách mạng thường có tầm ảnh hưởng quan trọng chung về văn hóa. Thường thấy các cuộc cách mạng trải rộng với cường độ nhanh hơn sự muộn màng của xã hội đem đến, đây mới là điều hệ trọng » (3). Chúng ta thấy một trong những điều kiện quan trọng ở đây là làm sao chúng ta có thể canh tân lại bộ mặt của xã hội cũ? Bởi vì chế độ xã hội chủ nghĩa cộng sản Việt Nam từ lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo cướp công lao của các đảng phái Quốc Gia, và cướp được chánh quyền từ mùa thu năm 1945, và cưỡng chiếm Miền Nam vào tháng tư năm 1975 cho đến nay, thì họ đã phá nát nền văn hoá đạo đức và luân lý của Cha Ông. Chính họ người cộng sản Việt đã đánh mất đi lý tính và đạo đức nhân bản, nên họ đã đào tạo bao thế hệ người Việt  đánh mất đi liêm sỉ, tính tự trọng, đánh mất đi cái Lễ, Trí, Dũng, Nghĩa, Trung, Tín, lòng nhân ái và bao dung,Công lý, Công minh, Công bằng…Hơn nữa, lẻ phải đã được thay thế vào tâm hồn họ bằng dối trá, gian manh từ thượng tầng cơ cấu cho đến hạ tầng cơ cấu của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và Đảng cộng, các việc ấy được thể hiện ra đời sống hằng nhật. Qủa khi chế độ Hà Nội có sụp đổ thì họ đề lại cho Đất Nước chúng ta cái gì? Đó là « một đống rác khổng lồ » về mọi phương diện xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo v.v. Do thế, là một vấn nạn cụ thể và một nan giải khó khăn cho chúng ta, nếu như không canh tân được Đất Nước, thì chúng ta cũng sẽ bị vấp phạm không phong tỏa được gì, mà có thể trở lại những lỗi lầm của ngưòi cộng sản Việt đã tạo dựng nên một cách « trá hình cách mạng » như ta đã thấy là sự « chặn giữ » những diễn tiến của nền văn minh và văn hóa của nhân loại.

    Qủa thực ý niệm cuộc cách mạng là không đồng hóa vào những điều thay đổi. Ý niệm cuộc cách mạng là đi trước những điều thay đổi, và vì vậy cuộc cách mạng, cái ý thức đầu tiên thuộc về văn hoá (4). Có nghĩa cuộc cách mạng là biểu hiệu, là dấu chỉ một sự tranh luận của những gía trị nhân bản hay một mục tiêu tạo nên một xã hội tốt đẹp cho con người; sâu sắc hơn là một tranh luận, bàn thảo về hệ thống hóa của nó, về hợp pháp hóa của nó, đi xa hơn là một ý tưởng học của nó. Như thế, ngay trước khi phát sinh cuộc cách mạng, nó phải được hướng về sự tích hợp văn hóa của một xã hội trên con đường mới, và sáng tạo nên một sinh động mới. Chúng ta biết ý thức lương tâm cũng như sự thu phục nhân tâm qua quần chúng do bởi những nhóm người hoạt động tích cực cho cách mạng, được nằm trong lòng xã hội là rất cần thiết phải quan tâm đến. Vi từ sự có thể hiện hữu của những hình thể xã hội mới thiếp lập, đòi hỏi chúng ta phải điều nghiên kỹ lưỡng. Thêm nữa, sự kiện về văn hóa có tầm hậu qủa lớn trên dạng thái của bộ mặt xã hội (tôn trọng hay loại bỏ văn hóa cổ truyền). Bởi thế những thời kỳ tiền cách mạng thường là những lúc quan trọng để thiếp lập nên một xã hội mới cho người dân.

Từ ý nghĩa của cuộc cách mạng đã nói qua, tất nhiên chúng ta phải biềt phân biệt những cuộc đảo chánh (coup d’Etat) hay những cuộc cách mạng nội thần (révolution de palais), là những người thân cận chung quanh vua hoặc tổng thống. Đây chỉ là những hành động chống lại những con người cực đoan, độc tài hay có tính cách bè đảng, thị tộc ở bên trong hệ thống xã hội đó. Nhưng xã hội không thay đổi gì qua hành động đảo chánh này. Nhất là ở Châu Mỹ La Tinh có rất nhiều cuộc cách mạng này tiếp theo nhau kể từ những cuộc chiến dành độc lập cho xứ sở họ. Tiện nói đây chúng tôi xin mạn phép nói đến « cuộc cách mạng ngày 1.11.1963 ». Đây chỉ là hành động của một nhóm tướng phản loạn đã bị Mỹ mua chuộc, do đó gây nên một cuộc tạo phản thì đúng hơn mà lịch sử bây giờ ai cũng rõ do người Mỹ nhúng tay vào. Đây là một vết nhơ của lịch sử Việt Nam, một hành động « man rợ », sai lầm của chánh quyền Mỹ trong đường lối chính trị cũng như chiến lược vào thời đó. Và là cái tội phản Thầy, phản Bạn, bán đứng Miền Nam cho Mỹ củaông Dương Văn Minh và nhóm tướng phản loạn, là các ông Đỗ Mậu, Trần Thiện Khiêm,Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Đôn, Nguyễn Hữu Có v.v. Không hẳn chúng ta mất Miển Nam vào ngày 30.4.1975. Thực ra chúng ta đã mất Miền Nam Viêt Nam từ ngày 1.11.1963 sau cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diêm, và hai anh em Cố Vần Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, Hai Anh Em Đại Tá Lê Quang TrungLê Quang Triệu cũng như Đại Tá Hồ Tấn Quyền và một số anh em sĩ quan binh lính cố giữ gìn và bảo vệ nền Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam. Để rồi lịch sử đã chứng minh cho những việc làm của cố tổng thống Ngô Đình Diệm, anh em của ông và các sĩ quan binh lính hy sinh để gắng bảo vệ cho thể chế Đệ Nhất Cộng Hòa tồn tại với thời gian… Có nghĩa là bảo vệ cho một Miền Nam chống cộng và diệt cộng có hiệu lực, mong đem lại bình an hạnh phúc cho dân chúng. Giờ đây thì rõ ràng ai là người yêu Nước, ai là kẻ bán Nước phá hại Đất Nước tan tành, làm cho bao cảnh đau thuơng nhức nhối cho dân tôc, và làm cho bao con tim vẫn còn ung mủ và rướm máu kéo dài. Qủa thực Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã trông xa nhìn rộng cho Việt Nam, khi Ngài không chấp nhận cho chánh quyền Mỹ nhúng tay vào nội bộ Việt Nam, không muốn Mỹ đem quân ào ạt vào Miền Nam, chỉ tạo thêm sự leo thang chiền tranh, khổ cho dân lành, làm băng hoại  xã hội, mất di chính nghĩa chống cộng, đánh cộng, từ đó thực làm cho Hà Nội có cái cớ rêu rao tuyên truyền chính nghĩa cuả họ cho báo chí và thế giới biết. Bởi qua hành động chống cái áp đặt chính sách chống cộng theo kiểu « cow-boy » của Mỹ mà cố Tông Thống Diệm và các bào huynh của ông, cũng như các nguơì thuộc quyền của ông, phải trá cái giá đắt là bị gục ngã bỡi cường quyền do sự tiếp tay của các Tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu và một nhóm tướng và sĩ quan phản loạn. Để rồi qua giòng thời gian, qua ánh sáng sự thật của lịch sử chứng minh: người ta thấy thể hiện ở nơi Tổng Thống Diệm, là một con người yêu nước chân tình và thể diện cung cách của một người Việt Nam anh hùng, nhất là một kẻ sĩ lãnh đạo không khuất phục và chịu áp lực của cường quyền ngoại bang. Nhóm tướng phản loạn này và người Mỹ đã không làm cho miền Nam Việt Nam tươi sáng hơn. Trái lại, họ chỉ làm ung thối thêm xã hội miền Nam và làm cho miền Nam rơi vào tay cộng sản miền Bắc (5).

    Cái quan niệm cùng ý niệm cách mạng đã có từ buổi xa xưa của nhân loại. Những cuộc cách nạng chính thức trong qúa khứ đã xảy ra : tại La Mã vào năm 509 lật đổ chế độ quân chủ (monarchie) ; tại Anh vào năm 1640 đưa đến sự sụp đổ của vua Charles đệ nhất, và cũng thế vào năm 1688 lật đổ vua Jacques đệ nhị ; tại Pháp thì có cuôc cách mạng thời danh 1789, và vào năm 1830, và năm 1848 cũng như vào năm 1870, mỗi lần cách mạng đều thay đổi và biến đổi một triều đại đương thời. Vào năm 1830 và 1870 phong trào cách mạng lan rộng đến nhiều quốc gia Âu Châu và thế giới ; tại Trung Hoa vào năm 1911 của Tôn Dật Tiên thiếp lập nên chế độ Cộng Hòa đầu tiên tại đó. Còn tại Nga vào năm 1917 thiếp lập nên chế độ cộng sản Sô Viết ; tại Đức vào năm 1918 loại bỏ những triều đại quân chủ liên bang (6) Và chúng ta có thể nói vào ngày 26. tháng10 năm 1956 tại Miền Nam Việt Nam, lần đầu tiên  nước Việt Nam ta thiếp lập nên Chế Độ Cộng Hoà trong Đất Nước qua cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý có tính cách dân chủ để chọn  cụ Ngô Đình Diệm hay vua Bảo Đại. Người dân Miền Nam đã nói lên ý tưởng cách mạng của mình trong đời sống chính trị cùng xã hội qua lá phiếu, để loại bỏ một triều đại quân chủ chuyên chế cha truyền con nối. Và qua đó là thiếp lập nên một chế độ mới. Chúng tôi có thể nói đây là cuộc cách mạng đẹp nhất, dân chủ nhất được toàn dân hưởng ứng trong lịch sử Việt Nam mà không đổ máu nhân dân cùng chiến sĩ.

    Thực ra quan niệm và ý niệm cách mạng đã trở nên như là biểu tượng chung. Vì vậy nó cũng được sử dụng như thế bởi những lực lương chống lại cách mạng (contre révolution), người ta không thể chỉ nói « chống lại cách mạng hay chống lại chính sách của Nhà Nước » như kiểu người cộng sản gian ngoa hay dùng để chụp mũ cho ai chống lại những sai trái, tội ác của họ hay đối lập với họ, những hành động của những lực lượng hay những người đối kháng ấy cũng chính là cuộc cách mạng. Chúng tôi xin nói rõ những vụ nhà thờ Vinh Sơn, vụ Linh Mục Nguyễn Văn Vàng và Trần Học Hiệu, Anh Võ Đại Tôn, Anh Trần Văn Bá, Anh Hạnh, Anh Quân, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Cha Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Ông Phạm Quế Duơng, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình, Cựu Chiến Binh Nguyễn Khắc Toàn, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật Sư Bùi Thị Kim Thành và Lê Thị Công Nhân, Cô Phạm Thanh Nghiêm, Chị Hồ Thị Bích Khương, Anh Lê Thanh Tùng và Anh Phạm Văn Sơn,  ông Phạm Văn Trội  và nhiều Anh Chị Em Sinh Viên, Thợ Thuyền Công Nhân, Chiến Sĩ, Nông Dân đủ mọi thành phần trong xã hội, và biết bao anh chị em kháng chiến quân và bao vụ âm thầm xảy ra trên Đất Nuớc Việt, nhất là mới đây vụ Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà, hình ảnh hào hùng của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Nguyên Văn Sang, Cha Vũ Khởi Phụng và giáo dân Hà Nội,  đã can đảm, anh dũng đứng lên để đòi hỏi, tranh đấu cho một xã hội công bình, dân chủ, tiến bộ và văn minh…Đẹp nhất là hình ảnh hào hùng đầy khí phách của Đấng Đại Trượng Phu Nguyễn Văn Lý đầu đội trời chân đạp đất, đứng trước vành móng ngựa (Pháp Đình), khí thế xuất chúng : tuy tay ngài bị trói chặt, nhưng mắt nhìn thẳng vào lũ nô bộc tay sai, miệng thét vang mắng trực tiếp vào mặt bọn phỉ quyền Hà Nội, xem công lý và luật pháp của chúng là loài cỏ rác không thể xử án ngài. Tuyệt thay, anh dũng thay cái hình ảnh hiên ngang, xem thường bọn Việt gian cộng sản như thế, là mẫu gương làm cho mọi người khâm phục, làm cho chúng tôi phải nhìn lại lòng mình và làm cho tuổi trẻ anh chị em sinh viên phải tự vấn hồn mình, để dấn thân tranh đấu giải thể chế độ cộng sản Việt gian Hà Nội, để cho tự do, nhân quyền và dân chủ sớm hiện hữu trong lòng Quê Hương Việt. (Chúng tôi xin lỗi không thể kể ra hết tên của những đấng anh hùng, anh thư, đã anh dũng xã thân vì sự sinh tồn của Đất Nước, vì danh dự của một Dân tộc, mong thay qúy vị thông cảm). Thật sự với ý nghĩa và những hội tố của danh từ cách mạng này, thì các vị chính thật là là những người đi làm cách mạng chính danh. Các vị cố gắng tạo nên một cuộc cách mạng thay đổi xã hội hà khắc do Việt cộng thống trị, hầu cho người dân có được tự do hạnh phúc, quốc gia được giàu mạnh và văn minh. Chúng tôi xin có lòng ngưỡng phục và tôn kính ; cũng như xin chúng ta thắp lên một nén hương lòng cho những nhà cách mạng chính danh và các chiến sĩ anh hùng đã gục ngã vì đối kháng với Đảng Cộng Sản Việt Gian và tập đoàn phỉ quyến Hà Nội Bán Nước.

    Cũng thế, quan niệm và ý niệm cách mạng không phù hợp hơn trong một định nghĩa đơn giản có tính cách kỹ thuật. Song ngược lại, chúng ta phải đảm nhận cái giá trị hữu ích, là hòa mình vào trong những phong trào giải phóng quần chúng. Chúng ta phải thật sự được lòng quần chúng cùng thành công trên nhiều phương diện chính trị nhân tâm, cũng như những thành qủa trong địa hạt kinh tế và ổn định xã hội vv. Nhưng nếu con người với thủ đoạn mưu mô lúc họ sử dụng bởi qủa đầu chính thể (pouvoir oligarchique), thì sự việc này cũng giống như sự tiếm quyền hay cướp công công cuộc cách mạng và kháng chiến của toàn dân cùng các đảng phái (đìển hình là cuộc kháng chiến dành lại độc lập của toàn dân ta trong tay đô hộ Pháp và Nhật, mà tập đoàn cộng sản Việt đã cướp công lao và thủ tiêu dần các đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Đảng v.v..) Cũng vậy, với một cách khác, đặc tính của cách mạng qúa biểu hiệu, nó tượng trưng cho hình ảnh đẹp nên dễ bị phóng đại lên trong các nhóm tranhđấu. Nhiều nhóm có nhiều điểm nhuốm màu lãng mạn (teinté de romantisme).

    Quả thật chúng ta đáng lưu ý và kiểm chứng lại để nhận thấy cái đặc tính biểu hiệu cùng tượng trưng này của cách mạng – Gắng vận dụng một vai trò quan trọng trong xã hội cùng làm sinh động ở bên trong phòng trào đó để tạo chuyển động thành những cuộc cách mạng. Ngoài ra, cùng ý nghĩa của việc làm này, ở trong thế giới có quá nhiều « danh hiệu cách mạng » hơi nghịch lý để chúng ta trích ra của họ. Ví dụ Đảng Cách Mạng thiết lập ở Mễ Tây Cơ ; hay ta có thể đọc tác phẩm « Révolution dans la Révolution, Cách Mạng trong Cách Mạng) của Régis Debray. Hay nữa là cuộc cách mạng văn hóa tại Trung Hoa lục địa, và ngay cả trên Đất Nước ta, thì cuốc cải cách ruộng đất là một điều nghịch lý, trái luân thường đạo lý, Việt cộng đã làm cái chuyện kinh thiên động địa, qủa là một hành động qúa man rợ, cuồng sát của ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh cùng những tên Việt gian cộng sản ngông nghênh tự hào là làm cách mạng cho dân tộc. 
 

III. NHŨNG LOẠI KIỂU CÁCH MẠNG 
 

    Chúng tôi thiết nghĩ làm một việc phân tích điển hình học (typologique) của những cuộc cách mạng là việc làm khó có thể chấm dứt được. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng việc làm này hy vọng mang lại được chút hữu ích cho chúng ta. Song việc này chỉ có nghĩa trong chiều hướng giúp chúng ta có phương tiện trong sự phân tích, hầu hiểu hơn về điển tích này. Chúng ta rõ có rất nhiều tác giả, những giáo sư chuyên nghiên cứu để phổ biến, và qua đó họ đã đề nghị đưa ra các điển tích học khác nhau. Theo họ bắt đầu từ cái nhìn triết lý, cái nhìn thuộc vế pháp lý hay thuộc về xã hội học (vues philosophiques, juridiques ou sociologiques). Chúng ta có thể trích dẫn một trong những tác giả thời danh đã có công khảo cứu là tiến sĩ H.D. Wendland (7). Ông ta phân biệt cho chúng ta thấy những kiểu loại như sau : cuộc cách mạng nội bộ với ý nghĩa hẹp bên trong (la révolution au sens étroit), đơn giản chỉ có thay đổi quyền hành chính trị ; còn cuộc cách mạng xã hội (la révolution sociale), thì thật sự cuộc cách mạng này đưa vào những biến đổi, canh tân các tầng lớp xã hội do các điều hợp lý cũng như nhu cầu khả thể là hiệu lực, để rồi cũng là cuộc cách mạng hoàn hảo có thay đổi chung thể về xã hội. Ví dụ ở đây chúng tôi không thể nào không nhắc đến những tiền nhân của chúng ta đã làm một cuộc cách mạng văn học (có thể gọi là văn hóa) của nhóm « Tự Lực Văn Đoàn ». Tuy là việc làm văn chương và văn học qua các tác phẩm phổ biến, nhưng chúng ta đào sâu để nhận thức cái ý nghĩa sâu xa, thì đây chính là khởi động một cuộc cách mạng xã hội, hầu thay đổi não trạng của quần chúng thời ấy về những thành kiến và chấp nệ ở vào những thập niên 30-40, hầu theo kịp đà tiến văn minh của các Nước Phưong Tây. Chúng tôi xin kính ngưỡng, xin chúng ta thắp một nén hưong lòng cho nhà cách mạng xã hội Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng, và nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã đem lại một sinh khí mới cho dân tộc ta thời ấy cũng như vẫn còn vang vọng dư âm trong lòng người hôm nay.

    Một điển tích học khác được đề nghị và giới thiệu do giáo sư chính trị học, là Umberto Melotti qua tác phẩm của ông là « Rivoluzion e Società, Cách Mạng và Xã Hội ». Với tác phẩm bổ ích này, ông giúp chúng ta quan tâm đến những điểm khác nhau giữa những cuộc cách mạng chính trị và những cuộc cách mạng xã hội. Theo ông nghĩ thì những cuộc cách mạng vốn tại qua một cuộc chuyển nhượng (transfert) quyền hành chính trị của một nhóm người (cũ) đến một nhóm người khác (mới); và cuộc cách mạng thứ hai là xã hội, thì cuộc cách mạng này công kích vào ngay những cơ cấu của xã hội đó, như những tệ nạn ung thối của xã hội do chính thể đương thời gây nên. Hay thêm nữa, là giữa những cuộc cách mạng phổ quát được toàn dân hưởng ứng (révolutions majeures), hay là những cuộc cách mạng nhỏ, thiếu được phổ quát (révolution mineur). Theo ông nghĩ các cuộc cách mạng này tuy có các khác biệt, song phải vay muợn đến các từ luật học. Để nhờ đó nó có ý nghĩa cho những cuộc cách mạng phổ quát hơn, hầu thông qua một trạng thái pháp lý đến một trạng thái pháp lý hóa khác. Còn các điều khác, theo ông nghĩ chỉ là hiệu qủa đơn giản của sự kháng cự mà chúng ta gặp bởi những nguyên tắc mới trong điều áp dụng của những cuộc cách mạng.

    Cũng theo ông nghĩ, khi đi vào trong những cuộc cách mạng tư sản (révolutions bourgoeises) và những cuộc cách mạng vô sản (révolutions prolétariennes), thì cuộc cách mạng tư sản nhắm tiêu diệt chế độ phong kiến cùng tư bản ; còn cuộc cách mạng vô sản, đây là cuộc cách mạng được « ngụy biện và trá hình » của người cộng sản, đã tạo bao nhiêu đau khổ cho con người khi cộng sản cướp được chánh quyền ở Nga vào năm 1917 ; tại Trung Hoa năm 1949 ; tại Việt Nam năm 1945 ở miền Bắc, cùng một lúc vào năm 1975 ; còn ở Cu Ba vào năm 1959 ; tại Lào và Cam Bốt vào năm 1975 v.v. Những tên tội đồ của những phương sách cách mạng này, từ Lénine, Stalin, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Fidel Castro, Causescu, cha con Kim Chính Nhật và Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Polpot v.v. đã gây ra vô vàn thảm cảnh đói rách cho cả tỷ rưỡi người, cũng như hẳm hại diết chết cả trăm triệu người dân lành vô tội. Cuối cùng, ông nghĩ là đi vào những cuộc cách mạng cấp tiến (révolutions progessistes), và những cuộc cách mạng thóai hóa (révolutions régressives). Cuộc cách mạng thóai hóa này là cụ thể của các nước có nhãn hiệu là cộng sản. Nhất là Việt Nam ta hiện tai, với chế độ độc đảng của cộng sản Hà Nội luôn vênh váo tự hào là « cách mạng tiên tiến », nhưng thực ra là « thùng rổng kêu to »; phải nói đúng hơn họ chỉ giỏi lừa bịp, khủng bố, diết người, phá hoại tài nguyên, chất xám của Đất Nước, và mần sáng tạo cùng sự phát triển của con người. Nói đúng sự thật, các cuộc cách mạng của người cộng sản chỉ có sự ngu dốt, nghèo đói, gian dối và hận thù là được người cộng sản triệt để dùng đến; chớ xã hội không có thăng hóa chút nào. Bằng chứng cụ thề là người cộng sản Việt Nam từ ông Hồ Chí Minh cướp được chánh quyền đến những cán bộ của ông là ông Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải và phỉ quyền hiện tại là ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn Triết, Nguyện Tấn Dũng v.v. và Bộ Tà Trị, cái ổ tham nhũng của mấy ông. Chính họ, Đảng cộng sản và guồng máy công an trị và đảng trị đã tạo nên những cuộc cách mạng thoái hóa này (xin chúng ta cùng độc giả xem các báo của Đảng Cộng và Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam, thì rõ chính họ đã tố cáo lẫn nhau ăn hối lộ, tham nhũng ra sao : điển hình là nhũng vụ Năm Cam, Lã Thì Oanh, mới đây ngày 14.10.2008-Vụ án PMU, là vụ xử án Thiếu Tướng Phạm Xuân Quắc và hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải báo Tuổi Trẻ, đã vạch tên vạch mặt tố cáo sự tham nhũng, cướp tiền viện trợ của các Nước Bạn, để ăn chơi, trác táng cho thỏa lòng dục. Họ là đảng viên cộng sản đó nhé, là nguời của Hà Nội đào tạo đó. Đúng như lời Ông Bà mình nói « cháy nhà mới lòi mặt chuột ». Tội ác và gian dối, lừa đảo với lương tâm khép kín của mình thì có thể, chớ dưới ánh nắng mặt trời chiếu rọi, và « Mắt Trời Công Lý cùng Tâm Thiên Công Minh »  thì không ai có thể chạy thoát được con Mắt theo dõi của Thiên Hoàng. Dù Bộ Tà Trị, Đảng có dấu tội ác như mèo dấu phân, thì chỉ một cơn mưa, một ánh nắng mặt trời chiếu rọi thì sự thối tha của Đảng của các ông lớn trong Bộ Tà Trị, trong Trung Uơng Đảng phải phơi trần cho bàng dân thiên hạ rõ và tường tận.

    Chúng ta thấy hiện tình Đất Nước từ luân lý, đạo đức, phong tục, tập quán và văn hóa tốt đẹp của cha ông đã bị người cộng sản Việt đảo lộn và làm thóai hóa xã hội, để rồi làm mất đi nhân tính cũng như làm băng hoại bao nhiêu thế hệ con dânViệt. Các cuộc cách mạng thoái hóa này do những người cộng sản Việt đã tạo ra, nên họ « đẻ ra » một chế độ ung thối, mất đi quốc thể, mất đi liêm sỉ, mất đi sĩ khí, mất đi nhân cách của người lãnh đạo từ thường tầng cơ sở đến hạ tầng cơ sở, tạo nên một tình trạng vô trách nhiệm chung đối với dân tộc. Vừa qua đây thôi ngày 13-15 tháng 10.2008 tại Úc Đại Lợi. Ôi mình đường đường là một vị Thủ Tướng một quốc gia có hơn bốn ngàn năm văn hiến, có một qúa trình lịch sử lập Quốc và dựng Nước oai hùng làm cả thiên hạ, thế giới đều khâm phục, thế mà ông Nguyễn Tấn Dũng và Đảng Cộng của ông, vô liêm sỉ đên độ không  một chút tự trọng, họ đã làm nhục Quốc Thể, đó là các ông cứ chạy đôn chạy đáo hết Nước này đến Nước nọ, chạy từ Đông sang Tây, đưa cái mặt lỳ lợm, chai đá ngã tay mà xin tiền Mỹ, Pháp, Nhật, Liên Hiệp Âu Châu, đã thế lại còn lòn vào cửa hậu để bàn việc xin ăn. Nhục ơi là nhục, nhục không thể tưởng được! Không có hình ảnh nào hèn hạ, khiếp nhược hơn mà văn chương có thể diễn tả! Thế mà miệng các ông cứ bô bô ngông cuồng tự hào đế quốc nào Đảng ta và chúng ta cũng đánh thắng. Nhưng lại có một sự lạ, là Đảng và bản thân các ông không đánh thắng nỗi được đồng Dollar và Euro mà phải uống cong luỡi, cúi mọp thân mình, chu miệng ra tỉ tê, năn nỉ để cầu xin. Đi ra Nuớc ngoài thì làm kiếp ăn mày lòng từ thiện của thiên hạ, trong khi đó ở trong Nước thì Đảng và Nhà Nước các ông lại đi cướp đất, ruộng vuờn của dân lành, thừa thắng xông lên còn cướp thêm đất, cướp thêm nhà Thờ, cướp nhà Chùa, cướp hết các cơ sở của Tôn Giáo như trường hoc, bệnh viện, tu viện v.v. Khi người dân với lẽ công bằng và công lý, với miếng cơm, manh áo và nguồn sống của mình : họ đòi lại đất, ruộng vuờn, nhà ở, là sở hữu của mình, Chánh Phủ đã không chịu giao trả lại cho hợp lẻ phải, lại còn xua công an mang súng đạn, lựu đạn cay, chó điên, bọn du côn, du thực uy hiếp, đàn áp người dân hiền hòa không có vũ khí gì trong đôi tay mình, ngoài những cây nến thắp sáng niềm tin và lời cầu nguyện với Đấng Tối Cao. Điền hình rỏ ràng nhất là Vụ Đức Tổng Gíam Mục Giu Se Ngô Quang Kiệt giáo phận Hà Nội đòi Nhà Nước phải hoán trả lại đất của Tòa Khâm Sứ, cũng như vụ đòi lại đất của Giáo Xứ Thái Hà, để có thêm đất đai, có thêm không gian hầu xử dụng cho các viêc thờ phượng và mục vụ tôn giáo cho giáo dân.

   Chế độ cộng sản Việt tham nhũng và hối lộ đã thấm vào tận xương tủy, máu huyết của Đảng, của tầng lớp cán bô, công an, đảng viên, như lời khằng định của ông cựu Thủ Tuớng phỉ quyền Phan Văn Khải: tuyên bô với bàng dân thiên hạ rằng : « tham nhũng, hội lộ đã trở thành quốc nạn ». Đúng thế, Đảng đã bóc lột mồ hôi, xuơng máu của dân làm ra. Sự bóc lột và tham nhũng đó hìển hiện rõ như ánh sáng mặt trời từ Bộ Tà Trị của Hà Nội đến anh công an khu phố, do từ ông đại tướng cho đến anh bộ đội gác cổng … Để rồi tạo nên một xã hội « nhiễu nhương, bất công, nghèo đói, lạc hậu », và thực thế Đất Nước ta ngày nay được xem là những nước nghèo đói và chậm phát triển nhất thế giới!

    Qua những điều chúng tôi vừa trình bày ở trên, thì chúng ta có cái phân tích đào sâu vào những hiện tượng cách mạng trong thời kỳ cận đại và đương thời, hầu hy vọng có thể dẫn chúng ta đến những « điển hinh » tương đối để hiểu hơn bản chất các cuộc cách mạng xảy ra trong lòng các xã hội của thế giới ta sống. Song trong thực tế còn có nhiều điều rất phức tạp hơn là những điều chúng ta vừa nêu ra qua hai loại điển hình của những cuộc cách mạng, mà chúng ta trích dẫn ở phần trên của họ. 
 

IV. CẢNH HUỐNG XÃ HỘI THỜI TIỀN CÁCH MẠNG 
 

    Thường những cuộc cách mạng làm chúng ta lưu tâm đến, đó là xuất phát do những nguyên nhân tồi tệ của xã hội. Do vậy hoàn cảnh xã hội thời tiền cách mạng là những « then chốt » cho chúng ta nhận định, và nó dính liền vào những điều kiện quốc nội ; hay cuộc cách mạng bùng phát do các hiện tượng bị thống trị bởi ngoại bang, hay là chế độ độc tài hà khắc băt bớ bỏ tù những người đối lập, vì dám lên tiếng bênh vực cho lẻ phải, cho công bằng và công lý, hay nữa vạch trần các tội ác, tham ô, hủ hoá của giai cấp cầm quyền. Ở đây chúng tôi xin phép mở ngoặc nói đến những hiện tượng của các anh chị em sinh viên Sài Gòn-Hà Nội, đã tự nảy sinh sự xuống đường chống lại Trung Cộng cướp Trường Sa và Hoàng Sa của ta, và chống lại sự khiếp nhược cúi mặt của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ thời của ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng cho đến Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Tà Trị thời nay, họ chỉ là một phường bán Nước, bán Đất và Biển của cha ông ta có công tạo nên và giữ gìn, rồi để lại cho chúng ta hôm nay một giang sơn gấm vóc. Thế mà chúng nó, một lũ hoàn toàn khiếp nhược, cúi mặt, muối mặt chịu làm tay sai, nô bộc cho bọn Rợ Hán Bắc Kinh, sai gì làm đó, bảo sao nghe vậy. Điển hình cụ thể tên nô bộc bán Đất, bán Biển, bán Nước, là ông Phạm Văn Đồng ngang nhiên cúi mình ký một văn kiện nhượng cho lũ Rợ Hán Bắc Kinh quần đảo màu mỡ Hoàng Sa và Trường Sa của ta. Do đó các anh chị em sinh viên lên tiếng là thế. Chúng tôi thật thán phục và ngưỡng phục những hành dộng can đảm anh dũng của các anh chị em. Nhất là Anh Lê Chí Quang và Chị Phạm Thanh Nghiêm đã lên tiếng phản kháng cho hành động bán Nước của nhửng tên Việt gian cộng sản này.Cũng thế, khi các sai lầm của chế độ cùng các sai lệch không đúng như một xã hội lý tưởng mà họ đã vạch ra qua bản Hiến Pháp ; cũng như không làm thỏa mãn những nguyện vọng của người dân (tự do, nhân quyền, no cơm áo ấm, hạnh phúc, an thái), hay không đáp ứng các khát vọng của các đảng phái, của các hội đoàn, của nghiệp đoàn v.v., thì chắc chắn có một động lực khởi xuất, chắc chắn có một tạo lực ầm ỷ trong xã hội, hầu trở nên một điều kiện, một nguyên tố xuất hiện những bộc phát cách mạng. Đây là ly do và nguyên nhân người ta đi vào của thời tiền cách mạng. Thật vậy, chúng ta phải có một tầm nhận thức của xã hội hiện thực. Nói một cách khác là hiện tuợng ấy phải được ta thấu triệt cặn kẻ, để phát sinh nên phong trào hay những sinh động cho cuộc cách mạng được bộc phát (chúng tôi đang hy vọng và đáng mừng vì đã có những phong trao tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, đa đảng, tự do báo chí và ngôn luận cùng tôn giáo : điển hình là khối 8406, và nóng hỏi nhất là phong trào hiệp thông cầu nguyện được tỏa rộng từ trong Nước ra Hải Ngoại và lan đến các Quốc Gia Bạn, các Giáo Hôị Bạn, tạo một sợi dây liên kết, hổ trợ tinh thần cho công cuộc tranh đấu vì công lý và công bằng cho ngưòi dân của Đức Tổng Gíám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt và giáo dân Giáo Xứ Thái Hà và Hà Nội đòi lại dất của Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà đã bị Nhà Nước và Đảng Cộng cướp đoạt. Xin hãy nhận nơi chúng tôi một sự cúi mình khâm phục những hành động cao cả của Qúy Vị, vì tiền đồ của Đất Nước và vì sự sống của người dân.Cao ca thay sức mạnh của niềm tin, sự kiên gan và bền bỹ tranh đấu cho một lý tưởng, cho một chính nghĩa nhân tâm mà qúy vị đang chiến đấu cho lẻ phải và sự thật, cho công lý cùng công bình, cho dân chủ và tự do cùng nhân quyền, cho ấm no và hạnh phúc v.v., chúng tôi tin rằng tất sẽ có ngày qúy vị sẽ thắng được chế độ độc tài, phi nhân, gian dối, lừa đảo, vô đạo đức vô luân lý, hận thù và trăm thứ tội ác do phỉ quyền Hà Nội đã gây nên cho nguời dân lành bao cảnh lầm than, biết bao đau thương, vô vàn cảnh đau khổ mà trời phải nhỏ lệ, đất phải thét gào.   

    1.Do thế, những yếu tố cùng động lực nội sinh là những yếu tố và trạng huống bên trong xã hội của một xã hội, điều này không có nghĩa chỉ giới hạn vào các biên giới quốc gia, song như chúng ta thấy hiện tượng các Nước Châu Mỹ La Tinh và Phong Trào Cầu Nguyện Hiệp Thông với Giáo Xứ và Giáo Dân Thái Hà và với Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt cho công cuộc tranh đấu của Qúy Vị ấy, là đìển hình cụ thể rõ ràng. Vì ở đó sự đoàn kết cùng một lòng đóng một vai trò quan trọng vuợt qua các biên giới để tạo nên các cuộc cách mạng diễn tiếp. Nhất là, thời nay, nhờ vào hệ thống đìện thư-email, hệ thống truyền hình và truyền thanh đưa tin tức rât nhanh, bằng cách chuyển tin thời sự qua cái máy điện thoại di động. Nhờ đó mọi diễn tiền của qúy vị nhất động nhất cử, hay sự đàn áp, khủng bố của phỉ quyền Hà Nội đối với qúy vị chúng tôi biết ngay tức thì. Nhờ thế, thế gíới biềt ngay, để ủng hộ qúy vị, để bênh vực, để tiếp tay với qúy vị cho công cuộc tranh đấu trực diện của qúy vị với chế độ cộng sản Việt phi nhân, và phỉ quyền Hà Nội độc ác, thối nát này sẽ sớm có ngày sụp đổ.

     Ôn lại lích sử: chúng ta đã thấy được những cuộc xuống đường đình công ồ ạt của các sinh viên Âu Châu nhất là ở Pháp, đà làm cho chánh quyền ở các quốc gia này phải nhượng bộ nhiều đòi hỏi hợp lý của họ. Rõ ràng hơn nữa là những cuộc khởi nghĩa của các sinh viên Trung Quốc vào mùa xuân 1989, nhờ đó đã tạo nên những loạt khởi nghĩa của sinh viên cùng dân chúng tại Đông Âu: như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Đông Đức, Tiệp Khắc, Bảo Gia Lợi, Liên Sô, Nga, Lỗ Ma Ni và An Ba Ni . Ở Á Châu có Phi Luât Tân, Nam Dương. Qủa thật với lòng kiên trì, can dảm, đoàn kềt, liên đới thì dù bất cứ một chánh quyền chuyên chế nào, một chế độ hung ác, tàn bạo nào cũng phải sụp đổ. Lích Sử của nhân loại đã chứng minh minh bạch như ánh nắng mặt trời : Đế Quốc La Mã, Thổ Nhỉ Kỳ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Liên Sô, rồi hung ác hơn hổ dữ như Tần Thủy Hoàng, Néron, Hitler, Lénine, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Polpot… nay  họ đi đâu và về đâu…trong ánh sáng sự thật của Lịch Sử nhân loại.Như ông bà ta để lại lời răn đe và khuyên nhủ cho con cháu cung cách sống với người và với đời như sau: “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

   2. Chúng ta biết những yếu tố cùng động lực ngoại sinh là những cảnh huống thống trị bởi thực dân hay tân chủ nghĩa thực dân. Do đó những cuộc khởi nghĩa, cách mạng, cốt ý là tranh đấu chống lại thực dân áp bức, thống trị, để dành lấy lại chủ quyền quốc gia. Chúng ta thường thấy được thiếp lập và tạo nên do ý chí quật khởi của người dân. Vì thế những cuộc khởi nghĩa dành độc lập, đánh đuổi ngoại xâm, dành tự trị này, đáng lưu ý sâu xa ở các quốc gia Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Giờ dây chúng ta có thể hồi tưởng lại những cuộc dấy binh khởi nghĩa cùng cách mạng anh hùng của những Đấng Tiên Sinh trong qúa trình lịch sử dựng Nước và giữ Nước của dân tộc Việt: như nhị vị Trưng-Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Tri Phương, Trương Công Định, Phan Đình Phùng, Hàm Nghi, Hoàng Hoa Thám, Duy Tân, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học cùng các chiến hữu Việt Nam Quốc Dân Đảng, Ngô Đinh Diệm, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hố Bá Cẩn, Lê Quốc Quân, Trần Văn Bá, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền Và Ngô Quang Kiệt, Hoà Thượng Thích Quảng Độ và Huyền Quang, Thượng Tọa Thích Thiện Minh,  Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Phan Văn Lợi, Nguyễn Hửu Giải, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Đình Huy, Võ Đại Tôn, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiêm, Lê Thị Kim Thu, Lê Thanh Tùng, Lê Chí Quang, Nguyễn Văn Đài, Phạm Quế Dương, Trần Khải Thanh Thủy vv..cùng vô vàn các chiến sĩ Việt Nam anh hùng chống bọn Tàu, Mông Cồ, Pháp, Nhật, đô hộ dân ta và chủ nghĩa ngoại xâm Marx-Lénine-Mao, và một loại tư bản rừng rú, là ngoại lai do bọn tôi tớ Việt cộng từ Hồ Chí Minh cho dến Nông Đức Mạnh và phỉ quyền Nguyễn Tấn Dũng hôm nay du nhập vào làm cho xã hôi Việt Nam cang ngày càng băng hoại, xuống dốc thê thảm. Xin thông cảm cho chúng tôi không thể nhớ hết tên và kể ra chi tiết được, chỉ xin nêu lên một số tên tuổi của các đấng đã tạo nên các mốc điểm lịch sử cho dân tộc chúng ta bằng những ý thức tranh đấu cách mạng chống lại ngoại xâm Trung Hoa, Pháp, Nhật, Cộng Sản, và chống lại ngoại nhân bằng hình thức xâm lấn quyền nội bộ hay muốn thống trị kính tế, và chiếm đoạt tài nguyên, đất đai, biển cả của ta như bọn Rợ Hồ Trung Cộng đã và đang có mộng thôn tính thêm Đất Nước chúng ta do sự tiếp tay của Đảng Việt Cộng và tập đoàn Phỉ Quyền Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng chung lưng góp sức cho chúng.

      Chúng ta đã rõ lịch sử đã chứng minh những hành động thô bạo và phản bạn của chánh quyền Mỹ trong biến cố 1963 và 1975 tại Miền Nam Việt Nam chúng ta. Thế nên không lạ gì có nhiều quốc gia trong khối Phi Liên Kết, các Nước Nghèo Đệ Tam, và một số quốc gia ở Trung Đông không thích lối hay lật lòng vì kiểu “ngoại giao cow-boy” của Tòa Nhà Trắng và Ngũ Giác Đài.

    Hơn nữa, chúng ta thấy trong nhiều quốc gia có lớp dân thù hận hay chống lại một giai cấp trưởng giả mới (nouvelle bourgeoisie), xuất phát từ thể chế nói là độc lập, nhưng thật ra là lớp người tư sản, quân phiệt, tư bản đỏ học đòi làm trưởng gả, bọn này là “tay sai, nô bộc” của Mỹ, Pháp, Nga, Trung Cộng, Tây Phương và bọn thế lực Tư Bản rừng rú v.v.. Chúng cấu kết với nhau để hưởng lợi các quyền lợi kinh tế, mà bọn trưởng giả vô liêm sỉ này đã muối mặt bán đứng quê hưong và dân đen cho bọn Tư Bản thực dân này trục lợi trên mồ hôi cùng sức lao động của dân mình, thậm chí bọn Bắc Bộ Phủ Hà Nội buôn bán và “xuất khấu” hăng trăm ngàn thanh niên nam nữ Việt ta đi làm những công việc nặng nhọc ở Đài Loan, Nhật, Đại Hàn, Mã Lai vv. Rồi lại còn tổ chức mai mối cô dâu để kiếm tiền làm đau khổ cho cả trăm nghìn cô dâu Việt ở Đài Loan và Đại Hàn, sống không có hạnh phúc hay bị người ta dày vò thân ngọc  ngà và làm nhục nhân phẩm.  Tệ hơn nữa, những loại trưởng giả này, cướp đất của dân chúng, của các cơ sở tôn giáo, bán các mảnh đất dinh thự của cha ông đã dày công bảo vệ và xây dựng cho Đất Nước, nay thì chúng bán cho các tay tư bản, cho ngoại nhân hầu có tiền mà hoang phí, hay bỏ vào các nhà băng lớn ở Thụy Sĩ, Lục Xâm Bảo, Mỹ, Pháp, Anh, Bỉ và Nhật v.v.. Chúng ta thấy loại học đòi trưởng giả này sống trên nhung lụa, trong cách xài phí xa hoa bằng tiền ăn cướp công qủy của Đất Nưóc, ăn chận bớt viện trợ, ăn tiền hối lộ, tham nhũng, ăn tiền đút lót của các xí nghiệp ngoại quốc, ăn bẩn tiền của dân qua chiêu bài đánh tư sản mại bản, đánh trăm thứ thuế trên đầu dân đen, thợ thuyền… Những loại người đê hèn thiếu liêm sỉ, rẻ lương tri này không thiếu ở các quốc gia Á Châu, Phi Châu, Các Nuớc Đông Âu Cộng Sản trước đây cũng như Nga và ở Châu Mỹ La Tinh. Chúng Ta biết như Stalin ở Nga, Causescu ở Lỗ Ma Ni ; Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào ở Trung Quốc; cha con Kim Chính Nhật và Kim Nhật Thành ở Bắc Hàn, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Phạm Thế Duyệt, Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Trương Thị Hoa, Lê Hồng Anh, Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa,  Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang, Nguyễn Cao Kỳ v.v., ở Việt Nam; Marcos ở Phi Luật Tân, Suhasto ở Nam Duơng; Các cha con Sadam Husen ở Iraq; Mobutu ở Congo và Robert Mugabe ở Zimbawe cùng Bosaka ở Châu Phi; Duvalier ở Haiti và Pinochet ở Chili… Những loại người “ăn bẩn” này thường bị dân chúng khinh khi và chống đối, vì họ là tay sai, kẻ nô bộc của ngoại nhân dùng trong chính sách “thực dân mới” của họ. 
 

V. NHỮNG CƠ CẤU GUỒNG MÁY VÀ KỶ THUẬT CỦA CÁCH MẠNG 
 

    Chúng tôi thiết nghĩ đây là trong lãnh vực của những phân tích tỷ mỷ, có thể đem đến những điều trong sang quan trọng cho chúng ta.Thế nhưng trong thời cận đại người ta thiếu các việc khảo cứu trên điều này. Chúng tôi biết một trong những tác phẩm trội hơn cả chúng ta đang có là của Boris Goldenberg, là “Latin Amerika und die kurbanische Revolution, Châu Mỹ La Tinh và Cuộc Cách Mạng của Người Cu Ba” (11). Ông giúp chúng ta hiểu sâu cách đi vào những guồng máy, cơ cấu cùng kỷ thuật, là đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng, hầu có thể thành công.Chúng tôi xin dẫn lược và phân loại như sau:

1. Những Tiến Trình Cách Mạng

    Làm thế nào người ta từ trong cảnh huống tiền cách mạng để trở thành cuộc cách mạng thật sự?Qủa thật nhờ vào nhũng phân tích cụ thể cho chúng ta thấy rằng “những cuộc cách mạng lãng mạn, hay những ý niệm mơ hồ” (le romantisme révolutionnaire) thì không đủ các hội tố để gọi là cuộc cách mạng thật sự.Bởi vì nếu là cuộc cách mạng thực, thì phải có tổ chức, có cơ cấu, có phương sách và lập trường, hoặc có chủ thuyết và chiến lược cùng chiến thuật hẳn hoi.Ví dụ chúng ta hiện nay không chấp nhận phỉ quyền cộng sản Hà Nội, và không lập được chánh phủ lưu vong, nhưng chúng ta có các đảng phái như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Đảng, Các Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại, Khối 1706 ở  Hoa Kỳ (Chị Hoàng), Khối 1906 ỏ Úc Châu là Anh Trương Hoàng Qụân và ông Trương Quốc Hùng. Còn trong Nước có Khối 8406 mà khuôn mặt đại biểu, sáng chói cho khối này là Linh Mục Nguyễn Văn Lý được các hội nhân quyền, hôị nhà báo và nhà văn cũng như nhiều chánh phủ, nghị sĩ quốc hội trên thế giới biết đến tên tuổi, đến sứ tranh đầu can cường của ngài cho các sự tự do và nhân quyền cùng dân chủ cho người dân Việt Nam.. Tuy nhiên có điểm đáng buồn là những năm qua người Việt Hải Ngoại chán ngán và đã nhận rõ những “phong trào kháng chiến ma, những hội đoàn cách mạng, đảng phái, liên minh rỡm” tự mìh khóac áo “chống cộng” vái với nhau, tự phong chức, phong tướng cho nhau trong cộng đồng chúng ta. Lý thực họ không có thực lực, không có đảng tính, không có chiến lược và chiến thuật tranh đấu bền bỉ, do đó đã làm mất đi niềm tin cùng bầu nhiệt huyết của một số người Việt Hải Ngoại.

    Chúng ta tạm bỏ qua những trò bịp bợm “kháng chiến rỗng, cách mạng ma, hội đoàn, đảng phái rỡm” mà những danh xưng thật kêu nhưng lại là rỗng không như chúng tôi đã nói ở trên, có vẽ lãng mạn hơi nhuốm màu “điện ảnh và tiểu thuyết”.Đề rồi chúng ta quan tâm đào sâu cùng phân tích những cái hiệu lực và hiệu năng của những cuộc cách mạnh đã xảy ra thành công trong long thế giới. Để có cốt liệu dựng nên, chúng ta có thể lấy điển hình cuộc cách mạng thời danh 1789 của người Pháp; cách mạng Tân Hợi 1911 của Tôn Dật Tiên và cuộc cách mạng của người Nga vào năm 1917, cùng một năm tại Đức, hay nữa là cuộc cách mạng của dân Mễ Tây Cơ và cuộc chiến tranh nội chiến của dân Tây Ban Nha năm 1930; cũng như cuộc cách mạng của toàn dân Việt Nam đánh đuổi quân Pháp và Nhật vào năm 1945 mà Hố Chí Minh và các cán bộ của ông đã cướp công kháng chiến của toàn dân cùng các đảng phái quốc gia. Sau cùng, là cuộc cách mạng nằm 1949 tại Trung Hoa lục địa; của người Cu Ba năm 1959 và tại Ba Tây vào năm 1964 vv., làm những đề tài học hỏi và so sánh.  

    Qủa bất cứ một qúa trình tranh đấu nào và một tiến trình cách mạng nào, thì phải luôn có vị lãnh tụ (leader) cùng hợp với cán bộ và ngưòi dân, để cùng chung nhau lý tưởng hầu thiếp lập nên một guồng máy, một cơ cấu, một phương sách, có chiến thuật và chiến lược tranh đấu hầu đạt thắng lợi. Nhờ qua nhóm người này cùng những cán bộ, họ thường cùng nhau tích cực hoạt động hầu khai triển cho phong trào thêm lớn mạnh. Điều chúng tôi muốn gợi ra là vai trò của những hội đoàn, của các đảng phái và cán bộ cùng các thành viên trong tất cả cuộc cách mạng là rất quan trọng và cụ thể, để làm chuyển động bánh xe cách mạng xúc tiến.

    Ở đây chúng tôi xin đưa ra những hình ảnh cụ thể cho chúng ta lưu ý các vai trò của những phong trào, của các nhóm người trong tất cả các cuộc cách mạng.Đơn cử, phải có những nhóm tạo áp lực, những nhóm liên kết cùng nhau tranh đấu, thường họ là những người đối kháng với chánh quyền hiện tại (Hà Nội), hay vì quyền lợi của Dân Tộc và sự sinh tồn của Quốc Gia vv., để hợp lý hóa lý do cách mạng. Tìm hiểu lịch sử Pháp, thì chúng ta thấy những cuộc xuống đường của dân Pháp phá ngục Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789 tạo nên cuộc cách mạng thời danh của Pháp.Từ cuộc cách mạng này làm hội tố và kiểu mẫu cho những cuộc cách mạnh khác của nhiều quốc gia trên thế giới.

    Thực là thi vị cho những nhà viết sử về các cuộc cách mạng, cho những người may mắn được tham dự vào những chuyển biến của lịch sử cách mạmh.Do đó chúng ta có thể chia ra thành hai nhóm người: trước hết, cho nhóm người tiến hành luận thuyết về cảnh huống và trạng thái khởi sinh nên cuộc cách mạng; và cho nhóm sau, là giải thích cùng chứng minh theo luận thuyết của những cuộc âm mưu, đảo chánh và tạo phản.

    Tuy nhiên các cuộc cách mạng khi diễn biến xảy ra thì thường giống nhau một điểm, là sự kiên trì cùng sự kết tinh của những người trong hai nhóm, gồm những đảng viên kỳ cựu và những tân đảng viên.Qua đó chúng ta thấy họ có một thời kỳ nhiệt thành với cách mạng hầu tạo nên sự hiệp nhất của những người theo chủ nghĩa lý tưởng và những người theo chủ nghĩa thực tế (idéalistes et réalistes). Song sau đó, thì họ xảy ra những cuộc tranh đấu chống nhau trong cục bộ để nắm quyền như trong các đảng cộng sản ở Nga, Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba v.v..Chúng ta thấy không thiếu gì cảnh những con cá lớn nuốt cá bé tranh quyền, tranh chức, tranh ăn trong xã hội cộng sản.Họ có một thời kỳ sống nghiêm khắc để thanh lọc hang ngũ, hầu cứu lấy những gì họ đã tạo được qua cuộc cách mạng.Cuối cùng là một sự điều hòa, để hội đủ những trật tự mới của các việc cũng như những dự án mà họ đề ra.

    Chúng tôi thiết tưởng để chúng ta lưu ý và học hỏi tất cả những cuộc cách mạng xảy ra trong thế giới, lắm lúc có những cuộc cách mạng không thích hợp cho môi trường này, cũng như không được thừa nhận ở xã hội khác.Lý do đơn giản là chúng ta phải biết áp dụng phương sách cách mạng theo nhu cầu của xứ sở mình, cũng như theo lòng mong muốn của toàn dân.  

1. Những Điều Kiện Thực Hiện Cuộc Cách Mạng

    Chúng tôi biết theo nhà xã hội Anh là Harry M. Johnson, vị giáo sư nỗi tiếng chuyên môn nghiên cứu về các hiện tượng chính trị và xã hôi trong thế giới (12). Với ông có tất cả sáu điều kiện để thực hiện một cuốc cách mạng: là một đoạn tuyệt với trật tự (cũ), một ý thức công luận, một lãnh tụ, một nhóm người (cán bộ) làm cách mạng, một ý tưởng và chủ thuyết làm cách mạng, cuối cùng một chình thể (chánh phủ) tân thời, nhất là tinh thần và tấm lòng theo lý tưởng. Một điểm quan tâm giúp chúng ta có thể khảo cứu, quan sát những nguyên nhân xa, hay là trực tiếp của những cuộc cách mạng, là thực trạng xã hội: cụ thể như những biến động và biến cố tại quê hương cùng những biến động những năm qua tại Đông Âu, tai Nga, tại Phi Luật Tân, Nam Duơng, Thái Lan, Tây Trạng, Miến Điện vv., hầu cho ta khảo sát, có các dữ liệu để làm cách mạng hầu đạt được thắng lợi vẽ vang.

    Các thập niên gần đây chúng ta thấy xuất hiên những nhà lý thuyết nói về cách mạng.Ví dụ như Herbert Marcuse qua tác phẩm đưọc biết đến của ông: “L’Homme Undimensionnel, Chiều Kích Con Người” (13), theo ông nghĩ có một tiến trình sinh xuất mới của thời nay, mà đặc tính chủ yếu của cách mạng đã bị thay đổi bằng những cuộc tranh đấu giai cấp của các thế hệ trước. Ông cũng nghĩ rằng sự lên án xã hội kỹ nghệ bóc lột người, là kiểu của tư bản mà người cộng sản hay nói đến để “ru ngủ” lớp dân đen và thợ thuyền, thì nay lời hiệu triệu đó cho một cuộc cách mạng của người cộng sản không còn “ăn khách” nữa. Lý tự nhiên và sự kiện của ngày nay như chúng ta đã thấy giai cấp thợ thuyền ở các nước tư bản kỹ nghệ được sung túc và có tự do hơn. Vì vậy vai trò sinh động của họ, là tranh đấu bằng một phương pháp mới nhờ qua các nghiệp đoàn để đòi hỏi quyền lợi với chủ nhân ông hay chánh quyền.

2. Những Vai Trò Chủ Động Của Cách Mạng 

    Tuy những vai trò và công việc có khác nhau cho mỗi người, thế nhưng tất cả mọi người đều luôn sẵn sang trong tư thế, hầu làm cho diễn tiến của cuộc cách mạng luôn được sinh động. Một cuộc cách mạng không thể khai triển bởi một tiền trình hoàn toàn ngẫu nhiên.Do thế, cuộc cách mạng sẽ không nảy sinh được nếu không có hoàn cảnh thời tiền cách mạng.Vậy thì cuộc cách mạng không là thành qủa tất định, nhưng là do những cảnh ngộ, tình thế, tạo nên có một bước đầu đến khởi phát.Nhờ đó phong trào không thể đảo ngược.Hơn nữa, sự kiện nói lên những yếu tố cũng những nhân vật đóng vai trò lãnh đạo hay là nhiệm vụ cốt yếu cho cuộc cách mạng thật là quan trọng, hầu tạo cho cuộc cách mạng có thể tất thắng.

    Thực muốn tạo nên một hài kịch, thì đòi hỏi người soạn kịch đến diễn vai của tuồng phải cố gắng tập dợt nhuần nhuyễn cho vở kịch mình được thành công.Cũng thế, muốn tạo nên một cuộc cách mạng, thì lẽ đương nhiên đòi hỏi tất cả những người chủ động phải có trách nhiệm và ý thức cao độ do những những hành động của mình, để lôi cuốn quần chúng nghe mình, cũng như tạo nên niềm tin cho họ. Một vở kịch dỡ sẽ gây chán nãn cho người xem.Cũng thế những kháng chiến ma, những hội đoàn, đảng phái rởm không có thực chất và sức mạnh sẽ làm cho quần chúng thất vọng, đi dần đến điểm mất niềm tin vào các đảng phái cùng hội đoàn.

    Ngược lại, muốn tạo một cuộc cách mạng có dư âm và tạo niềm tin cùng hy vọng cho dân chúng, thì không gì hơn sinh xuất ba vai trò khác nhau song là kiểu mẫu cho sự sinh động của cách mạng: trước hết là những vị lãnh tụ, họ là hiện thân của phong trào và là xúc tác cho cán bộ và đoàn viên, đảng viên, cho quần chúng và quốc tế (người ngoại quốc). Ở đây chúng tôi chúng tôi xin đưa ra các mẫu người đáng ngưỡng phục như cựu Tổng Thống Lech Waleza và Havel, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero và Đức Tổng Giám Mục Pius Ncube ờ Zimbawe và Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Linh Mục Nguyễn Văn Lý v.v.; kế đến là những người cấm đầu, đẫn đạo, họ hành động như người trung gian, cũng thế họ được gọi là những người phiến động biết tùy nghi, thích ứng mọi hoàn cảnh để gây tiếng vang cho phong trào hay cho đảng phái, có nghĩa là tạo được ảnh hưởng ở lòng dân trong nước cũng như dư luận quốc tế; cuối cùng, là những cán bộ hay những chiến sĩ nồng cốt, họ phải biết tự trọng để chiến đấu theo một phương sách hoàn hảo đã được đề ra, và nhờ qua tác phong làm việc nghiêm chỉnh của họ mà người ta đánh giá cùng xem qua hành động và thành qủa của họ. Thêm nữa, là các hội đoàn, các đảng phái, các cảm tình viên và những nhóm người tích cực hổ trợ cho công cuộc cách mạng cũng thật cần thiết.Vì hiển nhiên một điều là qua những phong trào này có sự nóng bỏng cùng sôi sục của người dân và xã hội, thì sẽ dễ cho chúng ta phát động nhất loạt trong long quần chúng sự nổi dậy của cao trào cách mạng. Để rồi từng mỗi một cá nhân đều có bổn phận kích thích tâm lý, rồi như một giòng thác cuốn mình trong cơn sóng của cách mạng, hầu giúp chúng ta đánh đổ chế độ tàn bạo cộng sản Hà Nội để thay thế một xã hội tốt đẹp hơn. Như chúng tôi đã nói ở phần trên, thì những nhân vật chủ động và cốt yếu đẻ tạo nên một cuộc cách mạng, cũng như châm ngòi nổ cho cuộc cách mạng thành công, qủa rất cần thiết và hệ trọng dường bao!

    Cũng thế, chúng ta thấy trong mọi cuộc cách mạng hầu như người ta thường chú tâm đến vai trò của những người tri thức và văn hóa. Vì họ là người thường tác động trong sự sáng tạo nên các bầu khí của thời tiền cách mạng.Có nghĩa là họ có một nhận định minh bạch và giúp phân tích rõ thời cuộc cùng tình thế cho cách mạng. Họ được xem là những người đóng vai trò lãnh tụ hay dẫn đạo, để rồi họ sẽ làm sinh động cho chế độ. Họ là người có thể giúp tân chánh quyền trong thời hậu cách mạng qua những đề án về chính trị cũng như kinh tế, xã hội, văn hóa, luật pháp v.v. Nói một cách xã hội học, những nhà tri thức có văn hóa đóng một vai trò và địa vị tốt hơn để tranh chấp với bất cứ một chế độ nào.Bởi họ có một đời sống nhạy cảm, để giúp xã hội canh tân, đổi mới; cũng như họ có một trí óc biết tổ chức, phối trí cùng sáng tạo nên chiến thuật và chiến luợc. Cũng điều như thế, chúng ta thấy sự nhạy cảm của các sinh viên hôm nay trước những biến động của thế giới, và nhờ họ mà các nước Nam Hàn, Đài Loan, Nam Dương, Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đông Âu, và Nga…đang trên đường xây dựng dân chủ hóa hơn. Nói đến đây, chúng tôi phải nói thêm phẩm cách và uy tín của các vị lãnh đạo tinh thần thật là quan trọng.Vì nhờ sự can đảm và gương yêu Nước nồng nàn, yêu dân chúng và tha nhân chân tình của các ngài nên đã xã thân bênh vực nhân quyền, lẻ phải, đã giúp rất nhiều đến sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Sô và Đông Âu.Chắc chằn ai cũng rõ những vị đó là Đức Cố Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị, và Đức Cố Hồng Y Tomasek, là giáo chủ người công giáo Tiệp Khắc, cũng như Đức Cố Hồng Y Sin của Phi Luật Tân, các ngài đã đóng góp rầt nhiều cho tiến trình đòi hỏi dân chủ và tự do cho con người (14).

   Quả thật chúng ta thấy có những cuộc cách mạng xã hội và chính trị một đôi khi đưọc hoàn tất do giai cấp lãnh đạo. Vì họ thấy được các nhu cầu cách mạng phải đến và họ hành động ngay, hay đi trước một vài sự việc, như gương của Nhật Bản trước đây.Cấp lãnh đạo và vua quan họ thật là khôn ngoan, nên đã tạo nên một cuộc cách mạng về chính trị và kỹ nghệ cùng văn hóa ở cuối thé kỷ 19 và đầu thế kỳ 20. Trái lại, cùng thời đại ấy vua Tự Đức và các quan lại nhà ta “vẫn còn đắp chăn ngủ say trong vỏ ốc” kém hiểu biết và qua cái khinh mạn của mình.Vì lỗi của vua quan ta mà bỏ lỡ một dịp may ngàn vàng, khi tiếng chuông cách mạng của nhà đại trí thức yêu nước Nguyễn Trường Tộ dâng những bản điều trần có một không hai của lịch sử Việt Nam cận đại. Đọc kỷ bản điếu trần chúng ta thấy tiên sinh là người biết nhìn rộng, trông xa cho Đất Nước có thể thoát được cảnh ngoại xâm, và tạo cho Nước Nhà hùng cường thịnh vượng. Cái tha thiết của tiên sinh được bộc lộ do nhiệt huyết tuổi trẻ của ngài.Bởi bản điều trần được viết từ năm 1867-1871.Để rồi ngài chết đi khi tuổi ngoài bốn mươi. Đất Nước Việt mật một tài năng và dịp may làm cho dân giàu nước mạnh như Nhật Bản ngày nay.

3. Những Chiến Lược Hay Kỹ Thuật

    Nói đến chiến lược hay kỹ thuật là thường tiến hóa và thay đổi tùy thuộc do tình thế xã hội. Chiến lược cách mạng của chủ thuyết Marx như chúng ta được biết qua các thời kỳ tranh đấu, để rồi từ Lénine, Mao Trạch Đông, Che Guevara đã áp dụng và sáng tạo thêm phần chiến lược cùng kỹ thuật của mình. Chúng ta nhận xét trong các quốc gia mới khai triển, thì những quân du kích đã trở nên kỹ thuật và chiến luợc của cách mạng.Không đâu xa, ngay tại Việt Nam ta, thì Việt cộng đã biết áp dụng lối đánh này, có thể không hoàn toàn mới lạ, nhưng tối thiểu họ biết làm mới lại trong cái ý nghĩa áp dụng của nó; và đó là điểm đáng cho chúng ta lưu ý trong các hoàn cảnh và dạng thái của xã hội. Rõ ràng nhất, là qua cuộc phản kháng có tính cách văn hóa, chủ quyền dân tộc, cộng sản Bắc Việt đã đánh lừa được dư luận thế giới qua cái chiêu bài ăn khách, là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” được thành lập vào năm 1960, hầu làm hậu thuẫn và bàn đạp cho sự đánh chiếm Miền Nam của họ (15). 

    Chúng tôi thiết nghĩ những kỷ thuật cùng các chiến lược không dùng vũ lực và bạo động là một nền tảng quan trọng, và là điều người ta ít nói đến, cũng như ít người khảo cứu, học hỏi cho đến bây giờ.Nhất là những kỹ thuật này hướng về nền tảng luân lý, và văn hóa đạo đức của một hệ thống xã hội chính trị. Theo lời đề ra, thì chúng ta cố gắng tìm tòi trong các xã hội những kiểu mẫu của chiến lược và kỹ thuật có hiệu năng.Do đó chúng tôi nghĩ rằng nếu một chiến lược không dùng bạo động và vũ lực mà có hiệu năng, thì chúng ta có thể sử dụng trong những tình thế mà xã hội đó cần phải có một cuộc cách mạng.Chẳng hạn như xã hội Việt Nam ta hiện thực.

    Hiển nhiên một điều, là tất cả những chiến lược sẽ khác nhau đi theo việc hành động của cuộc cách mạng: cuộc cách mạng nhắm vào những quy tắc chung hoặc vào một hệ thống chính trị, hay nữa là cuộc cải tổ toàn bộ xã hội.Chúng tôi nghĩ rằng khi các chiến lược trở nên chính thức hóa, có nghĩa là trở nên một ý tuởng học.Khi đã trở thành ý tưởng học, thì chúng ta có thể học hỏi để áp dụng nó.

4. Hậu Cách Mạng

    Chúng ta rõ khi thiết lập nên chế độ cách mạng là chỉ một lúc quyết định đứng đắn, đó là lẽ tất nhiên mà những phong trào cách mạng đã có thể sáng tạo nên “một định chế hoá” như sự thay đổi của ý họ.Thế nhưng nhu chúng ta thường thấy là sau các cuộc cách mạng thì người ta củng cố thêm guồng máy, củng cố cơ cấu hành chánh cũng như vấn đề quốc phòng để quản trị.Nhiều Nước sau thời hậu cách mạng là thời kỳ phát triển quốc gia thêm giàu có.Trái lại nhiều quốc gia sau thời hậu cách mạng, là thời củng cố thêm quyền lực và thanh trừng những người không cùng lập trường, phe cánh hay chánh kiến. Đìển hình như chế độ Sô Viết của Lénine-Stalin đã tạo nên cái hiện thân của tên bạo chúa giết người hơn cả chế độ Nga Hoàng.Còn hơn thế nữa những tên bạo chúa như Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Trần Quốc Hoàng, Hoàng Quốc Việt, Fidel Castro, Causescu, Honecker, Polpot vv,, đã giết cả trăm triệu đảng viên và dân lành vô tội qua các cuộc cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, đấu tố tư bản mại sản, đi học tập cải tạo v.v. Những tên đồ tể khát máu người của thế kỷ hai mươi này bản tính còn man rợ, hung dữ, ác thú hơn cả vua Tần Thủy Hoàng thời cổ.Cũng như thời hậu cách mạng của Pháp 1879 đã tạo nên một Napoléon độc tài và tham vọng hơn các ông vua trước (16).

   

VI. VŨ LỰC VÀ BẠO ĐỘNG 
 

   Chúng ta thấy trong các cuộc cách mạng thường đi sóng đôi là vũ lực và bạo động.Điểm này người ta thường đồng hóa cho cả hai.Tuy nhiên cũng hiện hữu một số lớn phong trào cách mạng không dùng đến vũ lực và bạo động (non-violence) của mình để tranh đấu đạt thắng lợi.Chúng ta có thể khảo cứu cùng đi vào sự phân tích và thành qủa đạt được của những loại cách mạng kiểu này.

   Để có dữ kiện chúng tôi xin đua ra những điển hình cụ thể của lịch sử: hai khuôn mặt thời danh đực độ, hầu như nhân loại ai cũng biết đến, nhất là giới trí thức và làm chính trị, đó là trường hợp của Thánh Mahatma Gandhi và Mục Sư Martin Luther King. Ngoài ra chúng tôi có thể kể thêm những khuôn mặt gần những thập niên chúng ta hơn là cựu Tổng Thống Lech Walesa và phong trào Đoàn Kết của ông (17).Thêm một con người nữa, nhờ ông mà cộng sãn Đông Âu và Khối thế giới cộng sản tan rã là cựu Tổng Thống Mikhail Gorbatchev qua diệu kế: “Prestroika và Glasnot, Cởi Mở Và Tái Phối Trí” (18). Song chúng tôi nghĩ dùng một danh từ đúng với chiến lược, chiến thuật tranh đấu và những hội tố của việc làm, nên chúng tôi xin gọi là “tái cách mạng”. Cả hai ông Lech Walesa và Mikhail Gorbachev đã biết sử dụng tài trí khôn ngoan và long can đảm của mình để tranh đấu, tránh dùng vũ lực thô bạo để đạt nhân tâm cùng lôi cuốn dư luận quốc tế.Những vị trên đây tranh đấu từng bước một với thời gian để đạt thắng lợi có được cho Đất Nước họ.Ai bảo rằng các ông ấy không yêu Nước, không thành công?

   Qủa chúng ta không thể phủ nhận những vị trên đây là những mẫu gương hành động, đập vào trong tâm thức chúng ta, trong tư tưởng cùng nhận thức và quan sát của chúng ta, là cái giá trị cùng thành qủa của việc tranh đấu tránh dùng vũ lực của các vị ấy hầu như đã ăn sâu vào trong ý tưởng của con người. Nhất là, tầm mức của nó được hiệu dụng bởi những phong trào tranh đấu chống thưc dân, chống cộng sản trong qúa khứ cũng như hiện tại đã đem lại những chiến thắng lớn cho dân Ấn Độ, khối Đông Âu và Liên Bang Sô Viết (19).

    Thế đó những đìều quan hệ và liên quan đến vấn đề chiến thuật, chiến lược cùng kỹ thuật tranh đấu “không dùng vũ lực” đã được thực hiện và xảy ra qua các biến động của lịch sử nhân loại vừa qua.Qủa đã có rất nhiều sách và bài báo được ấn hành cùng xuất bản. Song chúng tôi thấy một trong những sách và bài báo hay đó có giá trị được đăng trong tạp chí “Sociological Inquiry” với tựa đề “Analysic of Non-Violence in Theory and Fact”. Bài báo tuy đã lâu nhưng lại có một phân tích sâu sắc, nên chúng tôi lấy lại một vài điểm hay cho chúng ta cùng nhau học hỏi hay có thể áp dụng tranh đấu cho tình hình Đất Nước Việt Nam ta hiện tại dưới chế độ độc tài, hà khắc của Hà Nội.

1. Những Phân Tích Lý Thuyết Của Thuyết Không Dùng Vũ Lực Và Bạo Động

    Chúng tôi được biết có rất nhiều tác giả họ có cùng một quan niệm về các điểm tâm lý không dùng đến vũ lực.Đây là trường hợp của Paul Hare (20), theo quan niệm của ông, thì ông phân biệt ra ba kiểu của những dạng thái khác nhau: là thống trị, áp chế (domination) hay là qui thuận và phục tùng (soumission); bản tính tiêu cực hay là tích cực (positif ou négativf); hướng về mục đích tốt hay là tà hướng (xu hướng). Cũng nhờ những điều tìm hiểu về tâm lý con người, cũng như qua các tiên đoán, các dữ kiện và những phân tích và những phản ứng khác nhau của họ để ta có thể phối hợp dấn than với những đa tạp khác nhau này.

    Cũng thế, như quan niệm tâm lý của Sydney I. Perloe, với ông nghĩ, đó chính là xây dựng trên lý thuyết của các thay đổi thái độ, dạng thái, và được khảo nghiệm kỷ để tạo nên một tác động không dùng vũ lực và bạo động, hầu có những may mắn đi tới kết qủa.Điều quan trọng là chúng ta phải biết bền gan tranh đấu mới có thắng lợi.

     Cũng trong tập san này, theo quan niệm xã hội học, thì chúng ta có một sự phân tích tuyệt hảo của nhà xã hội Judith Stiehm.Theo quan niệm của nhà xã hội học này, là sự xây dựng trên một hòa điệu nền tảng nhân bản của con người, và như thế, thường là đối kháng lại tất cả sự cưỡng bức, đối kháng lại tất cả mọi hành vi bạo lực cùng áp chế. Có nghĩa đây là sự ý thức tránh dùng vũ lực và bạo động theo lương tâm.Do đó, trong hình thức thứ hai này người ta nghĩ rằng những quyền tranh đấu vì quyền lợi là một sự việc lành mạnh trong xã hội.Tuy nhiên không dùng vũ lực hay bạo động, là cách thức tiết kiệm sự hy sinh nhân lực cùng tài lực để giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội, đây là cách thức bất bạo động thực tiễn, và con người đã có nhiều thành công đạt được (21).

   a. Không bạo động vì lương tâm, thì chú ý đến phương tiện hơn là mục đích của nó.Chúng ta thấy những cuộc xung đột, gây chiến tranh và đánh nhau là do ở sự thiếu thông giao.Do thế để giải quyết những khó khăn và vấn nạn này, thì cần phải đến sự đối thoại.Vì người ta hiểu được những nguy hiểm cùng tai hại của các cuộc xung đột, tranh chấp, đánh nhau, thì thường đem đến các tai hại về nhân sự, cũng như sẽ dễ trở nên cuộc đổ máu cho dân chúng. Nhờ các lý do tâm lý này tạo nên một yếu tố tỉnh thức con người vì lương tâm.

   b. Còn việc bất bạo động thực tiễn, thì không muốn loại những cuộc xung đột, nhưng lại là thử nghiệm vài hình thái tranh đấu, được thực hiện như là một “vũ lực biểu tượng, violence symbolique”, hay là tính cách “nghi thức hóa cuộc chiến đấu, ritualiser la lutte”.Việc làm này cũng dựa trên số đông người hơn là những cá nhân riêng rẽ.Cũng chính việc làm này biết sử dụng phương thế chinh phục con người theo phương pháp của khoa học nhân bản.

   Như thế chúng ta thấy cái khác biệt rất lớn giữa hai lập trường này.Một lập trường muốn gỉai qưyết những cuộc xung đột nhờ ở một sự thông giao; lập trường kia thì do một hành động trên những cơ cấu của quyền hành.Một lập trường cốt yếu dựa trên nền đạo đức cá nhân, và lập trường kia thì dựa trên đạo đức của trách nhiệm cùng với một phân tích xã hội. Lập trường A thực hiện bởi những tác động cá nhân hay tương đồng, lập trường B do những hành động thảo luận, hiệp nghị.Tuy nhiên lịch sử chứng minh cho chúng ta thấy thường có sự hổ tương, tác dụng giữa hai loại bất bạo động và tránh dung vũ lực này.

    Theo như Victor Lidz phẩm bình về các lập trường này, thì ông nói cả hai hình thái bất bạo động không có đối nghịch nhau, nhưng định vị trong cùng một xã hội (22).

    Chúng ta thấy hiện tuợng các cuộc tranh đấu bất bạo động không dùng đến vũ lực đã được con người áp dụng và nó tỏa rộng khắp hoàn vũ.Qua những biến chuyển xảy ra trong những thập niên qua do từ những cuộc tranh đấu của sinh viên Trung Quốc, đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Cộng phải dân chủ hóa, đã thành như một ngòi nổ đánh thức lương tâm, lòng can đảm của các sinh viên, thợ thuyền, dân chúng Khối Đông Âu. Để rồi nhờ những cuộc xuống đường vĩ đại, ồ ạt liên tiếp tranh đấu không dùng vũ lực, nhưng ở họ là ý chí, con tim cháy lữa khao khát tự do; và chính nhờ vào vũ lực cùng ý chí, lòng can đảm này, dân chúng các nước cựu cộng sản Đông Âu dám xuống đường đòi hỏi dân chủ không sợ súng đạn, xe tằng của cộng sản, nên họ đã đánh ngã được các thành trì cộng sản ngoan cố, sắt máu như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Đông Đức, Tiệp Khắc, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, An Ba Ni và Khối Liên Sô cùng Nga Cộng.

    Do thế, chúng tôi thiết nghĩ nhờ lòng nhiệt thành, ý chí cùng biết tổ chức, tạo khích động cho quần chúng hiểu được giá trị của dân chủ để cùng nhau xuống đường tranh đấu tập thể tất sẽ thắng. Yếu tố thứ hai đòi hỏi sự can đảm dấn thân như gương tranh đấu của dân chúng Lỗ Ma Ni.Tuy trả giá hơi đắt thật đó, nhưng dân chúng đã đánh gục được vợ chồng tên bạo chúa Caucescu cùng đồng đảng của ông ta (23). Hoặc nữa như gương của Boris Elsine cùng dân chúng Nga đã có những cử chỉ can đảm và lòng anh dũng xuống đường đẩy lui những chiếc xe tăng cùng họng súng đại bác của bọn cộng sản điên cuồng Nga Sô, để mở đường cho một tiến trình dân chủ hóa ở Nga như ngày hôm nay.

2.  Phân Tích Thực Dụng Của HànhVi Bất Bạo Động    

    Qua hai ví dụ điển hình mà chúng tôi đưa ra ở phần trên có thể cung cấp cho chúng ta trong sáng thêm về việc không dùng vũ lực và bạo động. Giờ đây để có dữ kiện thực dụng, chúng tôi xin lấy lại tư tưởng của Sterntein trong buổi nói chuyện của ông với “Phong Trào Hòa Giải, Mouvement Pour La Réconcilation” tại Vienne vào tháng 4 năm 1968.Tại đây tác giả đã tường thuật lại việc làm tranh đấu với thực dân Anh của thánh Gandhi.Và ông kể lại làm thế nào thánh Gandhi phân tích tình trạng thực dân? Theo ngài, thì việc tranh đấu bất bạo động, không dung vũ lực là “tương đồng luân lý của chiến tranh, l’équivalant moral de la guerre”.Thực vậy, chúng ta biết để một chánh quyền điều hành được, thì phải có một việc tối thiểu của sự điều hòa guồng máy cai trị, tất nhiên mọi quyền lực cần đến một việc luân lý đạo đức.Do đó, khi chánh quyền ỷ thế vào sức mạnh và quyền lực của súng đạn, công an hay quân đội, để đàn áp, cưỡng bức và khủng bố kẻ yếu cùng người đối kháng, thì chính sự cưỡng bức và đàn áp, bức chế kẻ yếu, người dân cùng người đối kháng này của chánh quyền, có thể tạo nên cho người đối kháng thêm sức mạnh và chính nghĩa (bởi vũ lực của người yếu là sức mạnh vào tinh thần cùng ý chí kiên cường vững bền). Qua đó tác giả cho chúng ta thấy được hành động tiên khởi của thánh Ganhdi, là thiếp lập trên một kế hoạch (programme), và tiếp nối dựa trên một chiến lược (stratégie).Kế hoạch và chiến lược của ngài chia ra làm ba giai đoạn như sau: là biểu tượng kháng cự (résistance symbolique), có nghĩa là diễn hành, biểu duơng, chứng tỏ và phản kháng (demonstration, marches, protestation); chiều hướng tự vệ, phòng thủ, có nghĩa là đình công, không hợp tác, từ chối trả tiền thuế, từ khước phục vụ quân đội cho thực dân Anh (grève, non-coopération, refus de payer l’impôt, refus de service militaire); sau là chiếu hướng kháng cự, gồm có sự tẩy chay, ngồi biểu tình, sự chiếm đoạt v.v.(boycott, sit-in, occupations), và thánh Gandhi đã thành công vinh quang đánh đuổi được thực dân Anh và dành lại độc lập cho Nước Ấn Độ. Thập Niên vừa qua ông Lech Walesa cùng nghiệp đoàn Đoàn Kết của ông, đã dùng một trong những thủ thuật này đối với Nhà Nước Ba Lan để có chiến thắng như chúng ta đã thấy.

    Còn trường hợp thứ hai, chúng ta có thể lấy lại tư tưởng của Emmanuel Wallenstein (24).Theo ông nghĩ, trong xã hội kỹ nghệ thịnh vượng vật chất thì bạo lực đã mất đi cái hiệu lực của nó.Thực thế, sự tương quan của kẻ mạnh trong xã hội như hai người nghèo chống lại một người giàu đã bị đảo ngược, vì tài đối thoại và thuyết phục đã trở nên phương thế hữu hiệu hơn cả, Do thế, làm một cuộc cách mạng chỉ là một việc không tưởng đối với xã hội này.

    Tuy vậy, với các điều nói này sẽ có cái khác biệt trong những quốc gia đang khai triển.Bởi theo bình diện quốc tế mà tác giả nghĩ rằng, do kinh nghiệm của những quốc gia phát triển sẽ làm mất đi điểm này.Vi sợ làm một cuộc cách mạng, họ có thể chọn lựa một con đường khác để thực hiện là sự cải cách (la voie réformiste).Có lẽ hiểu được điều này mà ông Đặng Tiểu Bình đã áp dụng phương thế cải cách kinh tế để cứu vãn cho Trung Quốc đang gặp lúc khốn đốn. Song khôn ngoan, can đảm và thực tiễn, nên ông Gorbatchev đi xa hơn, là cải cách cả chính trị lẫn kinh tế (réforme politique et réforme économique) cho Liên Sô (25).

3. Phân Tích Thực Tiễn Con Đường Dùng Vũ Lực

    Giáo Sư Fanon trong loạt bài khảo cứu: “Những Địa Ngục Trần Gian, Les Dammés De La Terre” (26), ông đã thực hiện một việc phân tích rõ ràng để đập mạnh vào cảm xúc của độc giả đến vấn đề dúng vũ lực hung bạo này. Ông trình bày cho người đọc thấy qua cuộc chiến của Algérie, và ông lưu ý người đọc cùng chúng ta cái giá trị kinh hoàng của con người và xã hội phải trả, là cái chết và sự tàn phá của chiến tranh.Tuy nhiên theo ông nghĩ dùng vũ lực trong một cuộc cách mạng là một diễn tiến có thể cần thiết, khó có thể phủ nhận, mặc dầu điều ấy là điểm người ta gọi là vô nhân đạo.Song các điều tác giả lưu ý cho chúng ta đây, là khía cạnh tâm lý, chứng tỏ cho chúng ta một loạt phân tích trường hợp này.

    Người ta biết trước khi chết Che Guevara đã thực hiện một bài hiệu triệu cùng toàn dân như la phương thế của cách mạng, không chỉ là dùng vũ lực cho cách mạng, nhưng còn tạo nên một sự hận thù để gây chết chóc trong lòng các cán bộ của ông. Không đâu xa, cộng sản Việt Nam đã dùng vũ lực cùng sự trả thù một cách man rợ nhất đối với người dân xứ Kinh Thành hiền hòa, là cảnh Tết Mậu Thân 1968 ở Huế mà họ đã chôn sống hơn năm ngàn người dân lành vô tội (27). Thêm nữa, sau khi cộng sản Hà Nội cưỡng chiếm được Miền Nam, thì họ đã trả thù một cách đê tiện, là bỏ tù hàng triệu người quân nhân cán chính miền Nam, dùng vũ lực thô bạo để cướp tài sản, cướp vợ của những người bị trói tay thất trận. Chúng ta có thể tha thứ, thông cảm trong cuộc chiến, khi giao chiến, hay đang lúc tranh đấu có thể dùng vũ lực vì lắm lúc xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta.

    Ở đây chúng tôi muốn nói thêm, là qua các tập tài liệu của các cơ quan nhân quyền quốc tế trên thế giới, với những tập hồ sơ phân tích thực tế và bằng chứng cụ thể và xác thực về việc dung bạo lực của chánh quyền đối với con người, thì các quốc gia độc tài, quân phiệt và cộng sản là thường vi phạm trắng trợn đến các luật nhân quyền (28). Họ viện cớ và chụp mũ cho người dân các tội phạm để rồi đàn áp một cách dã man.Nói như Đức Cố Hồng Y khả kính người Ba Tây là Herder Camara “la violence établie sur la terre, sự bạo lực được thiếp lập trên trái đất”.Có nghĩa là bạo lực đang nằm trong các cơ cấu của xã hội chuyên chế chính trị cùng cộng sản độc tài và quân phiệt. Cuối cùng để lưu ý chúng ta hơn về câu trả lời của bạo lực cách mạng, là bằng một sự đàn áp dã man rất hung hăng của “cảnh sát (công an) nhân dân hay do quân đội nhân dân”: thực như một lũ thú rừng họ ra tay đàn áp những phong trào sinh viên cùng thợ thuyền tranh đấu cho quyền lợi của mình, cho ý thức dân chủ, tự do. Trên thế giới ai lại không biết và không kinh tởm cảnh đàn áp hung bạo tàn nhẫn của Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng đối với những khuôn mặt sinh viên hiền hòa tranh đấu cho người dân Trung Hoa, có đưọc sự hiện hữu của một thể chế dân chủ và một nền tự do nhân bản, thế mà các ông lại dùng đến súng đạn và xe-tăng càn quyét. Ai cũng kinh hoàng, ghê tởm cách trả thù bằng lối xử tử người một cách man rợ hơn cả thú vật của Nhà Nước Bắc Kinh, khi họ kê súng vào miệng nạn nhân để bắn (29). Còn nữa, trong những năm tháng qua, các nhà Sư Lạt Ma và sinh viên dân chúng Tây Tạng đã đứng lên đòi lại quyền tự trị của Đất Nước mình đã bị Trung Cộng xâm thực và đô hộ. Cuộc biểu tình tranh đấu ôn hòa của người dân Tây Tạng đòi lại điều hợp lý cho Đất Nước mình, thế mà Hồ Cẩm Đào đã ra lệnh xã súng đàn áp cuộc tranh đấu và bắt bỏ tù các nhà Sư Lạt Ma và dân chúng Tây Tạng yêu Nuớc của mình. 

   Thêm nữa, cũng trong năm nay các cuộc xuống đường bất bạo động của các nhà Sư Miến Điện đòi hỏi chánh quyền quân phiệt phải tôn trọng nhân quyền, dân chủ và tự do cho người dân.Chánh quyền đã không đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các nhà Sư thì chớ, trái lại họ lại cho quân lính và cảnh sát đàn áp, bắt bớ và khủng bố các nhà Sư. Tại Việt Nam thì Quốc Tế và người dân Việt, ai ai cũng biết Nguyễn Tấn Dũng và bọn phỉ quyền Hà Nội đã ra lệnh cho hàng trăm công an dã chiến với dùi cui, lựu đạn cay, một bầy chó điên đến giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, để đàn áp các tín hữu công giáo tranh đấu cho lẻ phải và công lý, công bằng. Được lệnh trên ban xưống, thì lũ công an này mặt đứa nào cũng đằng đằng sát khí, vô nhân tính và phi tình tự đồng bào, chúng như con hổ đói xổ chuồng, điên cuồng, say máu gầm vang lao vào tấn công đánh đập, tung lựu đạn cay vào các giáo dân hiền hòa của giáo xứ Thái Hòa làm cho nhiều giáo dân bị thương tích nặng.  
 

VI. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN CỦA TÌNH THẾ

VÀ NHẬN THƯC CÁCH MẠNG 
 

    Chúng ta rõ để nhận ra điều hợp pháp hóa của cuộc cách mạng, đó là hành động và phối hợp, cũng như tùy cơ để thực hiện việc loại bỏ những bất công  của xã hội, những sai trái của cán bộ, công an, đảng viên thành một cái nạn tệ đoan xấu của chánh quyền nằm trong các cơ cấu, guồng máy hành chánh của Nhà Nước từ hạ tầng cơ sở đến thượng tấng cơ sở, từ anh công an khu phố đến ông Thủ Tướng ngồi trong Dinh (là tham nhũng, hối lộ, cậy quyền, ỷ thế cướp ruộng đất, nhà cửa của dân, trộm cắp, nghiện ngập, mại dâm, hà hiếp, ức chế dân lành vv.), hầu thiếp lập nên một chế độ mới khả quan hơn. Việc làm này chúng ta có thể dựa trên hai điều kiện sau để đánh giá của việc hợp pháp hóa cuộc cách mạng: điều kiện đầu tiên chính xác nhất, là mục tiêu hiện hữu của một cảnh huống xã hội mà những bất công không bị loại bỏ, nhân quyền và tự do của người dân không được chấp hành nghiêm chỉnh. Ví dụ, Hà Nội tuy nói là cách mạng, nhưng các cảnh huống của xã hội còn bệ rạc hơn trước thời cách mạng, điển hình cụ thể sáng tỏ như ánh nắng mặt trời là các vụ cướp nhà cửa, cướp đất và ruộng vườn của bao triệu người dân, thực ngày nào cũng có hằng trăm, hay ngàn người dân mất nhà, mất đất đi kiện tùng với Nhà Nước từ Nam Ra Bắc, từ Sài Gòn ra Hà Nội, hay ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Phỉ Quyền Hà Nội nghiêu ngao, vỗ ngực nói là giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, nhưng khi mới cưỡng chiếm đuợc Miền Nam, thì lại bắt bỏ tù hằng triệu quân dân cán chính Miền Nam, ngược đãi, đày ải, hành hạ họ trong các trại tù kinh hoàng nhất từ Nam ra Bắc. Tiếp đến  đánh phủ đấu người dân Nam bằng sách lược nhiều lần đổi tiền, chụp mũ hai danh từ tư bản, để có cớ đánh tư sản mại bản, cướp đoạt tài sản do mồ hôi máu và nước mắt bao năm tháng của người dân làm ra.

   Đảng Cộng Hà Nội vừa ăn cướp vừa la làng chưa đủ, chúng lại đày dân Miền Nam đi kinh tế mới nơi rừng sâu nước độc, bao triệu người dân sống lâm than khổ cực. Biết bao triệu người dân Việt Nam đã chết rủ tù, chết vi nghèo đói, chết vì bị hà hiếp và uất ức Đó là những hành động vô luân, vô đạo đức, phi nhân bản, nói đúng hơn theo ngôn ngữ của thời nay là những tội ác chống nhân loại của tập đoàn cộng sản Bắc Bộ Phủ Hà Nội đã thực hiện và gây ra trên quê hương lắm đau khổ của chúng ta. Còn điều thứ hai, là quan hệ đến phẩm chất, hành vi cũng như vấn đề quan trọng của những phương thế hành sự để đạt được no ấm, hạnh phúc, độc lập cho dân và Đất Nước không? Câu trả lời rõ như ban ngày:  Đảng cộng sản Việt, và tập đoàn phỉ quyền Hà Nội không làm được các điều nói này. Đã thế vì lợi ích cá nhân, vì gia đình và Đảng cộng, vì cố bám quyền lực, chức vị, chúng đã hoàn toàn lệ thuộc Trung Cộng từ thân xác đến lý trí, khơi khơi chúng ngang nhiên dâng Đất dâng Biển, còn ông Thủ Tướng ăn hại Phạm Văn Đồng lại ký giấy dâng không Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng (30). Nước Nhà được thống nhất hơn 33 năm qua như Hà Nội tự hào, và 23 năm “đổi mới” kinh tế, rồi chạy theo Tư Bản với phương thức hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới,  bước chân vào sự toàn cầu hóa… Thực ra chỉ có vỗ béo cho giai cấp lãnh đạo của Đảng, cho các ông lớn trong Bộ Tà Trị và Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt: nào nhà cao cửa rộng, xe hơi sang trọng, tiền rừng bạc tỷ, hàng trăm triệu Mỹ Kim bỏ vào các ngân hàng Thụy Sĩ, Lục Xâm Bảo vv. Con cái các ông lớn thì đi xe đắc tiền như Ferrari, Lamborghini, Mercedes, thậm chí có kẻ chơi bảnh tậu xe Rolle Royce vv. loại xe đắc tiền không mấy ai dám tậu, ngoại trừ các vua chúa. Còn dân chúng thì cả mấy chục triệu người cơm không đủ lót bụng ba bữa, áo mặc thì rách tả tơi, đi chân đất.Thế đó, cái nghịch lý cách mạng và thành qủa xây dựng đổi mới của Hà Nội hơn hai thập niên qua, Việt Nam vẫn được xếp vào là các Nước nghèo nhất, các Nước vi phạm nhân quyên nhiều hơn cả trên thế giới : như vi phạm vào quyền tự do tôn giáo một cách thô bạo, bắt bớ và bỏ tù các nhà đối lập tranh đấu cho tự do báo chí, cho ngôn luận và dân chủ cùng đa đảng v.v.. Theo như sự đánh giá của Quốc Hội Liên Hiệp Âu Châu, và Các Hội Tranh Đấu Nhân Quyền Quốc Tế-Amnesty International, thì họ nghĩ Nhà cầm quyền Hà Nội vần còn những sách lược bắt bớ khủng bố, đàn áp những người đối lâp, sách nhiễu, gây rối và có chính sách đàn áp, bách hại các tôn giáo tỏ tường.

    Còn về mặt luân lý và đạo đức thì với một dân số hơn 85 triệu người, nhưng hàng năm những phụ nữ phá thai lên đến con số làm cho chúng ta phải kinh hoàng, hơn một triệu thai nhi phải chết một cách tức tưởi, có những em bé chỉ mới 14 hay 15 tuổi đã đi phá thai.Có những cô gái tuổi ngoài hai mươi hơn mà đã ba bốn lần phá thai rồi.Việt Nam được xem là Nước có tỷ số nạn phá thai cao nhất thế giới. Chúng ta thử nhân lên con số hơn ba thập niên qua dưới chế dộ cộng sản Việt thì con số lên hằng chục triệu thai nhi không thấy được ánh sáng chào đời. Vả nữa, kể từ lúc có chính sách “đổi mới” của Hà Nội, cái nạn đi lấy chồng ngoại, phân nhiều là Đài Loan, sau là đến Đại Hàn vv., đẻ ra các “Trung Tâm Dịch Vụ Môi Giới”, mới có lắm cảnh chảy nước mắt máu của các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan. Còn tệ hơn nữa, chúng bày ra cái trò tổ chức xem mắt các cô dâu tương lai Việt bằng cách bắt các cô thoát y đi qua đi lai trước mắt những thắng “ngố, mọi”Đại Hàn, Đài Loan bị bệnh tâm thần mà xã hội chúng chê bai, ma thấy cũng phải chạy, qủy thấy cũng phải trốn: Ôi đau đớn thay!Thế mà để chúng xem và “sờ mó” tùy thích như chúng đi mua một con gà con vịt ngoài chợ, để chọn cho mình một người vợ. Mẹ Việt Nam ơi! Từ hơn bốn ngàn năm nay chưa bao giờ có cái cảnh xót xa đau lòng như thế này, một cảnh vô luân thường và phi đạo lý làm nhục những người con gái xinh đẹp, thơ ngây của Mẹ, vì nghèo đói vì hiêú thảo đem thân trinh trong đi kiếm tiền nuôi cha me và gia đình. Chính sách “đổi mới” của phỉ quyền Hà Nội và Đảng Cộng là vậy đó Mẹ Việt Nam ơi!           

    Chúng tôi thấy rằng những cuộc cách mạng trong các chu kỳ thời hậu chiến thường được bao phủ một đặc tính minh bạch là xã hội.Tình trạng các cuộc cách mạng hôm nay, thì bản chất chính là đánh vào mục tiêu xã hội, vào chính thể đương thời mà họ đã bị biến thể. Có nghĩa là họ không chấp hành hay tôn trọng những điều Hiến Pháp đã quy định hoặc chính là các lời hứa của họ đối với dân chúng. Do đó, chúng tôi muốn đưa ra đây hình ảnh cụ thể về phương lối làm cách mạng của người cộng sản Việt Nam – Ôi danh từ đẹp của hai chữ “Cách Mạng” hoàn toàn đã bị biến thể do những cơ cấu chánh quyền, cơ cấu lý thuyết chuyên chính của họ tạo ra.Họ không biết đào tạo những cán bộ chuyên nghiệp về khoa học-kỹ thuật, những cán bộ giỏi trong lãnh vực kinh tế cũng như hành chánh.Cũng thế, họ khiếm khuyết hay tổ chức qúa vụng về hệ thống giáo dục. Do thế, người cộng sản Việt không thể chối cái vụng về, dốt nát của họ trong qúa khứ cũng như hiện tại. Cũng vậy, Đảng cộng sản Việt Nam và Bộ Tà Trị Hà Nội không thể ngụy biện là vì lý do chiến tranh hay một lý do nào khác…! Qúa hiển nhiên, để chúng ta là người Quốc Gia chân chính cần đến một cuộc Cách Mạng thật sự, đòi hỏi một sự chân thành của lương tri.Cũng như người cộng sản Việt còn tự trọng và ý thức lương tâm biết thú nhận lỗi lầm sai trái của mình với Dân Tộc, hầu biết “mở mắt, mở long” nhìn đà tiến cùa các quốc gia tự do và tư bản, cũng thế nên học hỏì lấy gương các Nước anh em cựu cộng sản đã giác ngộ. Chúng tôi xin trích lại những lời nói can đảm thú nhận và biết nhìn thực tế của nhà báo thời danh Nga, là ông Alexandre Tsipo trong tờ “Novy Mir”, ông đã đưa ra câu hỏi này: “nos princips sont-ils bon, các chủ trương của chúng tôi có tốt không?” Rồi chính ông trả lời một cách xác quyết với độc giả: “non, ils ne sont pas bon, không, các chủ trương của chúng tôi không tốt”.Và ông còn nói thêm vai trò và chủ thuyết cổ điển marxisme là “cái bất hạnh cho chúng tôi hiện tại, nos malheurs actuel”, để rối ông kết án là “trái đạo lý”.Có nghĩa là chủ thuyết cách mạng, và sự độc tài chuyên chế của chủ nghĩa vô sản đi ngược lại cái đạo lý của con người (31).

    Sự sống của con người trải qua bao thế hệ vẫn là “Tự Do và No Ấm, La Liberté et Pain Cuit”.Thật sự khi người dân có đủ cơm ăn, áo mặc, có đủ các hội tố của sự tự do, thì lúc ấy cuộc cách mạng của chúng ta mới thật là thành công trong ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và luân lý v.v..Chúng tôi thiết tưởng dám xin đưa ra một đề nghị: theo sự thường của điều kiện làm cách mạng ngày nay là sự khai triển, mở mang quốc gia cho thăng hoá giàu mạnh.Do thế Đất Nước có thể áp dụng những lý thuyết mới có hiệu năng xây dựng và tái thiết quốc gia (loại bỏ chủ thuyết cộng sản di hại, loại bỏ chế độ độc tài, độc đảng như hiện nay). Nhất là, nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật của nhân loại, để thích ứng với môi trường xã hội nhà hầu thăng hoá cho Đất Nước.Điều kiện cách mạng này thích hợp với quốc gia chúng ta như chúng tôi đã trình bày ở trên

   Hơn nữa, điều kiện căn bản của người dân Việt chúng ta hiện thực là cần cơm no, áo ấm, con cháu được cắp sách đến truờng để mở mang trí tuệ và học hành thấu đáo, và họ có các thứ tự do của một xã hội dân chủ. Vậy chúng tôi thành khẩn xin các đấng lãnh đạo tôn giáo, các nhà lãnh đạo tinh thần, hãy can đảm lên tiếng tố cáo các tội ác do guồng máy của phỉ quyền Hà Nội đang hoành hành và xảy ra hằng ngày trên quê hương chúng ta.Mong thay xin các ngài gióng tiếng bênh vực cho dân đen bị áp bức, bị tước đoạt đi hết quyền sống của một con người. Máu và Nước Mắt của người dân ngày đêm vẫn tuôn trào, tiếng khóc uất nghẹn đau khổ của cha mẹ già mất nhà, mất của, mất ruộng, mất vườn vẫn còn kéo dài với tháng năm.Tiếng khóc của hơn một trăm ngàn cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn khóc sướt mướt ngày đêm cho số phận ngang trái của mình.Làm sao để những tiếng khóc này không con nữa, làm sao để không còn cảnh hằng triệu thai nhi chết oan uổng, và bao nhiêu tiềng khóc khác của mấy chục triệu dân Việt phải sống lầm than dưới chế độ phỉ quyền Hà Nội, đã làm bần cùng hóa đời sống của họ. Những tiếng khóc đó đang chờ mong tiếng nói can đảm của các ngài. Chớ gì tiếng nói can đảm của các ngài dám tố cáo một guồng máy tội ác đã nghiền nát bao tự do và nhân quyền của người dân Việt, và đã làm băng hoại xã hội Việt Nam ròng rã bao thế hệ qua …Đẹp thay tiếng nói đó là tiếng nói ngàn cân có thể công phá hữu hiệu hơn sức mạnh của các loại võ khi súng đạn của chúng. Nhất là, tiếng nói đó mới hy vọng có thể thay đổi đuợc bộ mặt xã hội tồi tệ hiện thực của Việt Nam.Tiếp nữa, chúng tôi xin các nhà chuẩn bị làm cách mạng, hay đã và trên đường làm cách mạng, cũng như các nhà chính trị nên quan tâm và lập phương kế, trù tính cho quốc gia chúng ta ngay tự bây giờ, hầu cứu vãn cảnh trầm luân thống khổ đã kéo dài đau khổ của người dân Việt chúng ta bấy lâu nay. Với lòng chân thành chúng tôi xin nhắc lại lời mời gọi thiết tha của Đức Cố Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Lục, Ngài xác định vai trò của con người trong xã hội hôm nay là “mỗi người đều được mời gọi đến sự phát triển dân tộc, bởi tất cả đời sống là ơn gọi…) (32), không phải chỉ như thế này hay con người như thế kia.Nhưng ngược lại, tất cả mọi người đều được mời gọi đến sự phát triển toàn diện này.Mục tiêu của sự phát triển này sẽ đòi hỏi những hy sinh lớn lao của chúng ta, để chúng ta có thể tạo dựng, biến đổi những vá víu tạm bợ của Nhà Nước cộng sản Việt Nam là “đổi mơí, cởi mở, hòa hợp hòa giải dân tộc” về lãnh vực chính trị, xã hội và kinh tế vv.Thế nhưng như sự thật những gì mà chúng ta đã thấy, thì là trái ngược của các chính sách của Phỉ Quyền Hà Nội đưa ra.

   Chúng tôi thiết tưởng cái giá trị mà mỗi người dân Việt biết ý thức phải trả này sẽ hệ trọng hơn là những chờ đợi “cởi mở, nới rộng, ban bố cho một chút tự do, tí ân huệ” theo kiểu cộng sản Việt.Như mới đây sau vụ Đất Toà Khâm Sứ Hà Nội, chúng thấy tình hình có thể lam lung lay cho chế độ phỉ quyền của chúng, chúng nới rộng cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được tái mở hoạt động lại Caritas trên Đất Nước Việt. Xin các đấng lãnh đạo Tôn Giáo nên can đãm mạnh dạn nói như lời Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt với phỉ quyền Hà Nội rằng “Tôn Giáo là một cái quyền” của chúng tôi. Đúng Lắm, thưa Đức Tổng vì không một sức mạnh trần gian nào có thể bóp chết cái quyền của Thượng Đế ban cho này.Chỉ có sự sợ hải cầu an, cầu một cái gì đó làm cho chúng ta đánh mất đi cái quyền cao trọng này, và nhượng cái quyền này vào trong tay bọn phỉ quyền Hà Nội, để chúng tác oai, tác quái bách hại và tiêu diệt Tôn Giáo. Một lần nữa chúng tôi van xin những anh chị em trẻ, những anh em bộ đội nhân dân hãy can đảm đứng lên, đứng về phía nhân dân đau khổ, biết cái đau và cái nhục của một Đất Nước bị bọn thổ phỉ Việt Gian làm cho thành một Đất Nước nghèo nhất thế giới! Hãy can đảm đứng lên để làm nên lịch sử! Vì vận mạng Đất Nước Việt trong ngày mai…, con cháu của qúy vị trong tương lai có tươi sáng hay vẫn còn mãi u tối, vẫn mãi nghèo khổ, cảnh kiếp lầm than làm thuê, làm mướn cho bọn Tư Bản rừng rú, cho bọn Tư Bản Đỏ đã mất tính người, đã mất tính dân tộc nghĩa đồng bào, là chỉ cần một quyết định can đảm, sáng suốt và dứt khoát của qúy vị hôm nay, để Đất Nước, Đồng Bào Việt, Gia Đình và Con Cháu của qúy vị khả thể có một chân trời tươi đẹp và một tương lai rạng rỡ.

    Một tâm tình thiết tha chúng tôi xin nhắc lại lời tuyên bố hùng hồn và cũng là lời nhắn nhủ chí lý của Đức Cố Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị khi vừa được đắc cử chức vị Chủ Chăn Giáo Hội Hoàn Vũ : Ngài hướng về đoàn con, hướng về hằng tỷ người đang theo dõi, nhất là những người dân sống bên kia bức màn sắt của chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Sô đang trông mắt hy vọng nơi vị chủ chăn mới này : Lời nhắn gởi ngằn gọn: Nolite-timere! N’ayez pas peur! Anh Em đừng sợ hay Các Con đừng sợ!(33).Vang dội giữa bầu trời trong sáng, vang dộị và vang tận khắp mọi nơi, xuyên thủng các bức màn sắc độc tài, chuyên chính vô nhân của các chế độ cộng sản, của các chế độ quân phiệt rừng rú vv..Đây là lời vàng ngọc và cái chìa khóa thần diệu Ngài trao ban cho con cái của mình, cho mỗi người chúng ta, để nằm vững nó mà tự cứu thoát lấy mình và cứu thoát cho anh chị em mình, sau là giải phóng cho Đất Nước cho Dân Tộc thoát cảnh bóng tối tội ác của cộng sản bao trùm, thoát được kiếp lầm than làm thân nô lệ mất hết tự do, mất hết nhân phẩm và nhân quyền.Và chuyện gì đã xảy ra cho các Nước Đông Âu, cho Khối Cộng Liên Sô, thì qúy vị đã mục kích, đã tường tận.

  Qủa thật sức mạnh không ở nơi súng đạn của Mỹ, Nga, Tàu, Pháp, Anh vv.Cũng không phải võ trang bằng các Hàng Không Mẫu Hạm, Tàu Chiến, Máy Bay tối tân Xe Tăng cùng hàng trăm sư đoàn quân lính thiện chiến, nhưng chính là lòng không biết sợ hải ở những người dân Liên Sô và Đông Âu, chính là niềm tin kiên cường, anh dũng của các đấng lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo tinh thần đã hiệp một lòng với dân, rồi xã thân, hiên ngang dám xuống đường lật phăng, đánh dổ các chế độ cộng sản phi nhân và tàn ác này.Ai dã thắng và ai đã qụy ngã, chạy thoát thân, hay nhiều người đổi tên, đổi họ trốn chui trốn nhủi vi sợ dân chúng hành tội cho các tội ác mình đã gây ra cho ho, thì qúy vị đã theo dõi và qúa tường tận. Nhất là bằng chứng cụ thể, vì mới đây ngày 6 tháng 11.2008, qua cái bắt tay tỏ vẻ xã giao nhưng tỏ vẻ thân Trung Cộng của Tổng Thống Mã Anh Cửu với ông Trần Văn Lâm Chủ Tịch Hiệp Hội Eo Biển Quan Hệ với Đài Loan, đã làm cho dân chúng Đài Loan nỗi giân, kéo nhau cả trăm ngàn người đòi truầt phế ông Tổng Thống phản bội họ, phản bội Đất Nước mình cùng bán đứng Đảo Đài Loan này cho Trung Cộng. Thế là Dân chúng từ già đến trẻ, đủ mọi thành phần trong xã hội, từ mọi miền kéo nhau về vây kín phủ Phủ Tống Thống với những biểu hiệu dương cao sau: “Người Đài Loan Vùng Lên Thành Lập Chánh Phủ Mới” hay “China Fuck Of!!! Taiwan is not part of China” hoặc nữa “23 million Taiwanese decide the future of Taiwan”.Với một rừng người khí thế, với một sự quyết tâm, đoàn kết bảo vệ mảnh đất Đài Loan của họ, thì không có sức mạnh nào, không một chánh phủ nào dám ngông cuồng dùng bạo lực đàn áp cả một rừng nguời dân như thế.

  Nhìn người ta tranh đấu một mất một còn với sinh mệnh và tiền đồ Dân Tộc của người ta, chúng tôi nghĩ lại Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam chúng ta đang mong chờ ở qúy vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Lãnh Đạo Tinh Thần hiệp với hết mọi thành phần người dân, sẽ tạo nên một Mùa Xuân mới.Một Mùa Xuân Tự Do, Hòa Bình, Dân Chủ và Ấm No cho mọi người. Nhất là, lịch sử sẽ chứng minh cho việc làm của qúy vị, của chúng ta đối với sự sinh tồn và thăng hóa của Đất Nước.Hơn nữa, dưới ánh nắng mặt trời thì người chân chính vẫn là chân chính, sự thật vẫn luôn là sự thật.Trái lại, những kẻ gian tà, những phường xu hướng lợi dụng cảnh “tranh tối, tranh sáng” để ăn “đóm” thì dân chúng sẽ vạch mặt những tên gian tà cùng bọn xu hướng thời cơ này.Còn lịch sử sẽ tôn vinh những người chân chính vì Dân bởi Nước dù họ đã bị ngộ nhận, hay bị ngã gục. 
 

VII. ĐÔI LỜI TÂM TÌNH THAY LỜI KẾT  
 

    Chúng tôi đã cố gắng trình bày thế nào là cuộc cách mạng – phương pháp cùng cách sử dụng con đường cách mạng. Giờ chúng tôi nghĩ đến vai trò của chúng ta, của người Việt Nam còn tự trọng, còn yêu quê hương Việt tha thiết và hằng nghĩ đến sự sinh tồn của Dân Tộc. Sau là, chúng tôi nghĩ đến vai trò của những người chủ trương theo khoa học nhân bản (sciences humaines) đối kháng lại chủ trương tàn bạo của người cộng sản và những tên phản dân tộc cùng xu hướng thời cơ, đó là rất quan trọng cho tất cả những suy tưởng cùng sự dấn thân và trách nhiệm của chúng ta ngày nay, khi nhân loại đã chuyển mình bước vào thiên niên thứ ba của văn minh tiến bộ, dân chủ về mọi phương diện văn hóa, chính trị, kinh tế, môi sinh vv. Điển hình là các Nước Đài Loan, Đại Hàn, Tân Gia Ba, Mã Lai, Thái Lan v.v. trước năm 1975 họ đâu hơn gi Miền Nam chúng ta, trong lúc đó dân chúng Miền Nam vừa lo bảo vệ Miền Nam do lũ Việt gian cộng sản đánh phá gây rối và xâm lăng Miền Nam, lại vừa lo phát triển kinh tế cho Đất Nước, thế mà nền kinh tế Miền Nam lúc ấy hơn hằn các Nước Đại Hàn, Thái Lan, Mã Lai vv. Bây giờ các Quốc gia ấy được gọi là những con Rồng Kinh Tế, cất cánh bay cao, còn Việt Nam ta dưới sự thống trị độc đoán, chuyên chính của những “đỉnh tối trí tuệ” bởi tập đoàn phỉ quyền Việt gian Hà Nội, thì Đất Nước chúng ta lại trở nên những loại giun, loại rắn, loại côn trừng bò sát lê lết mãi dưới đất đen không đứng lên nỗi.

    Do đó, chúng tôi xin phép đề nghị ba cấp độ để quan tâm: trước hết, chúng ta phải có một sự phân tích và am tường chính xác những cảnh huống thời tiền cách mạng.Tiếp đến, chúng ta đặc biệt lưu ý những hiệu lực của việc cai trị và pháp lý quyền hành, thêm là một sự phân tích rõ ràng những diễn tiến của cách mạng. Sau cùng, là một sự phân tích cùng nhận định về phương thế hành động cách mạng làm sao cho có hiệu qủa, để đạt thắng lợi vẻ vang.Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần một sự đoàn kết hết mọi thành phần quần chúng bất phân họ là ai, khi họ cùng một chí hướng, một lập trường với ta, vả nữa cần một sự kết hợp và liên kết với mọi tôn giáo, để cùng nhắm mục đích chính là tránh đấu và làm cách mạng để cứu nguy cho Đất Nước, cho Dân Tộc thoát cảnh suy vong.

   Thiên thời, Địa lợi, Nhân Hòa cho công cuộc cách mạng này chúng ta hầu như đã có.Không lúc nào hết ông Trời đã đồng ý với ta nên đã cho Mưa Lũ trút xuống toàn đất Bắc, mưa đổ xuống đầuTập Đoàn Bắc Bộ Phủ và đất Trung, đó là dấu chỉ ý Trời phù trợ thêm lòng tin của ta. Lại nữa ý trời qua chuyện “lữa thử vàng, gian nan thử lòng”, để cho toàn dân thấy “cháy nhà mới lòi ra mặt chuột” : ai là người lo lắng cho dân chúng, ai là người làm đầy tớ của dân, ai ở với dân lúc họan nạn, ai dám xã thân giữa bốn bề toàn nuớc ngập, ai xắn ông quần lên lội nuớc đến với dân chúng: Nguyễn Tấn Dũng Thủ Tướng, Nông Đức Mạnh Tổng Bí Thư Đảng Cộng Bán Nước, và Cái Bộ Tà Trị ở đâu, không đến mà cõng những cụ già, dắt nhũng đứa bé, bồng bế các em nhỏ một tay cho các nguời dân của mình, giúp họ chạy lụt? Nhưng miệng các ông thì cứ bô bô, rống cổ lên lớn tiếng hơn cái loa khuyếch đại âm thanh:“Chánh Phủ là Đầy tớ của nhân dân, phục vụ dân” nói đúng hơn các ông làm “ông nội dân, làm cha chú dân, hay làm các Big Brother or Mafia Father đây? Thế đó là các ông lớn, các cán lớn của dân. Đối lại, chỉ có hình ảnh của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, trong bộ áo quần bình dị cùng chiếc mũ bình dân, ống quần được xắn lên, Ngài đã lội nước đến Làng Tâm thăm hỏi, chia sẻ an ủi những đau khổ, những mất mát vô cùng của người dân.Còn hình ảnh nào đẹp hơn với ống quần xằn lên cao, hai cánh tay dắt hai em bé chạy lụt, hay một tay dắt cụ già, một tay dắt em bé gái lội giữa lòng nước lũ đã được nhiều bào chí, truyền hình, đăng tải, loan tin.Đúng là khổ cái khổ của dân, đau cái đau của dân, cùng chịu nạn cái nạn của dân (34).

    Từ những hình ảnh cụ thể hiện thực đập vào mặt mọi người dân trong Nuớc và Hải Ngoại cùng Quốc Tế qua nạn mưa lụt này, thêm hình ảnh Giáo Xứ Thái Hà đã tạo nên một sự đoàn kết, liên đới mạnh mẽ từ trong Nước lan rộng ra Hải Ngoại và Quốc Tế, đang hổ trợ cho Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và Giáo Dân Thái Hà và Giáo Dân Hà Nội. Thêm nữa, việc dâng dất, dâng biển dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và cúi đầu làm nô bộc, tay sai cho Trung Cộng của Đảng cộng và tập đoàn phỉ quyền Hà Nội, đã gây nên một sự căm phẩn trong lòng dân, trong mọi thành phần của xã hội từ người dân bình thường cho đến các anh chị em sinh viên, đến những anh lính bộ đội v.v. Qua những hội tố tốt đẹp đang chín mùi mà qúy vị đang có, chúng tôi nghĩ đủ cho qúy vị hành động…

     Do thế, hơn lúc nào hết, thời cơ đã đến, giờ lịch sử đã điểm cho vận Nước và Dân Tộc Việt: Để qua đó, với những lời cuối cùng chúng tôi khấn xin hết thảy các đấng lãnh đạo Tôn Giáo, lãnh đạo tinh thần, tất cả mọi người dân Việt và hết thảy chúng ta từ trong Nước ra Hải Ngoại, tất cả mọi giới báo chí và truyền thông, truyền thanh, truyền hình xin vị quy về một mối, là cùng nhất tâm, cùng liên kết nắm tay nhau, cùng nhau đứng dậy xuống đường đòi hỏi tập đoàn phỉ quyền Hà Nội này phải trả lại các thứ quyền cho người dân, trả lại cái quyền cai trị qủan lý Đất Nước lại cho người dân điều hành.Để rồi từ đó hoa tự do và nhân quyền mới trổ nở, bầu trời dân chủ đa đảng, công bằng hay công lý sẽ mở ra, luân thường đạo lý và truyền thống nhân ái, vị tha v.v của cha ông sẽ được phục hồi. Hạnh phúc và đẹp thay triệu triệu con tim nối kết, triệu triệu người dânViệt sinh sống từ khắp Năm Châu hợp với anh chị em mình trong Nước, được tự do góp tay, góp ý, góp sức, góp tài trí và công sức mình cho Đất Nước thêm phú cường. Để rồi từ đó Nước Việt chúng ta mới có thể cất cánh bay cao như loại chim đại bàng hay như  rồng bay lên cao như Nhật Bản, Đài Loan, Đại Hàn.

                                                                                     Nam Giao Lê Thiện Bình 

     
 

CHÚ THÍCH 
 

1.   Xin đọc bài báo của John Berger:«La Révolution Démocratie A L’Est » dans Le Monde Diplomatique, N.434 Mai 1990.

2. Xin đọc bài báo của Claude Julien : « Nécessaire Révolution » dans Le Monde Diplomatique, N.435 Juin 1990.        

3.   Xin đọc tác phẩm của A. Kroeber: “Anthropology, Race, Language, Culture, Psychology, Prehistoire”, New York, Hartcourt Brace, 1948, P.408.

4. Xin đọc tác phẩm của Joffre Dumazedier: « Révolution Culturelle Du Temps Libre 1968-1988 », Méridiens Klineksoer, Paris 1988.

5.   Xin đọc tác phẩm của Đỗ Thọ : « Nhật Ký Đỗ Thọ », Đồng Nai, Sài Gòn 1970, hay đọc Tập San : « Chính Nghĩa », Số 3 tháng 4 năm 1984.  

–      Xin đọc tác phẩm của Giáo Sư Cao Thế Dung và Lương Khải Minh : « Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống », Hòa Bình, Sài Gòn 1970.

–    Xin đọc Ấn Phẩm: « Tinh Thần Ngô Đình Diệm », Hưng Việt, California 1990. 

–      Xin đọc bài báo: « Sau Ngựa Châu Xin Quất Ngọn Roi » của O.L.M., trong Dân Chúa Mỹ Châu tháng 11.1990, trang 11-13.

–    Xin đọc bài báo của Ngô Lâm: « Một Ánh Sáng Mới Trong Cái Chết Của Hai Ông Diệm Nhu » trong Báo Văn Nghệ Tiền Phong, Số 354 và 355.

–      Xin đọc tác phẩm của Luật Sư Nguyễn Văn Chức : « Việt Nam Chính Sử », VA.1992. 

–      Xin đọc tác phẩm của Eileen J. Hammer : « Bàn Tay Hoa Kỳ, Cái Chết Của Ông Diệm », Dịch Giả Vũ Văn Ninh và Trần Ngọc Dung, Thế Giới, California 1992.

–     Xin đọc tác phẩm của Hoàng Ngọc Thành : « Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm », California 1994.

–      Xin đọc Báo Văn Hoá : « Ngô Đình Diệm Bài Học Lịch Sử », Vol 5-Issue 57-November 2001.

–     Xin đọc tác phẩm của cựu Đại Tá Nguyễn Văn Duệ : « Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm », Califonia 2003.

–       Xin đọc Ấn Phẩm : « Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm 1963-2004 », California 2004.

–       Xin đọc tác phẩm của Nguyễn Văn Minh : « Dòng Họ Ngô Đình Ước Mơ Chưa Đạt », Hồng Ngà, California 2004.

–      Xin đọc bài báo của Lữ Giang : « Ba Vụ Hạ Sát », Trên Mạng Internet : Diễn Đàn Chính Trị (VN Politics), 28.10.2008.

–       Xin đọc bài báo của Ngô Kỷ : « Khui Hồ Sơ Tối Mật Mỹ Chủ Mưu Thanh Toán Anh Em Tổng Thống Ngô Đình Diệm », Take 2 Tango 28.10.2008.

6.     Xin đọc La Rousse Classique : « Dictionnaire Encyclopédique », Larousse, Paris 1957, p.1036. 

7.    Xin đọc tác phẩm của H. D. Wendland : « Consiltation Et Société Du C.OE.E », Ginève 1966.

8.      Xin đọc tác phẩm của Giáo Sư Umberto Melotti : « Rivoluzione e Societa », Milano 1975.

9.   Xin đọc bài báo của Alexandre Boussageon et Bernard Polet : « La Révolution De Tiananmen » trong Tuần Báo L’Evenement, Số 238 Mai1989, trang 18-26 ; Hay xin đọc thêm bài báo của J. Francois Kaln : « Dis Papa, C’est Quoi La Gauche ? » cũng trong số báo này.

–      Xin đọc thêm bài báo của Pierre Hurel : « Le Printemps Chaud De Pékin » trong Tuần Báo Paris Match, số 2085 Mai.1989, trang 44-49 ; Cùng một nhà báo này trong bài báo : « Le Mai Fou De Pékin » trong số 2088 đầu tháng 6.1989, trang 23-25.

–      Xin đọc thêm số báo Time International đặc biệt, bài báo “Revolt Against Communism China-Poland-USSR.”, số tháng 6. 1989.

–     Xin đọc tác phẩm của Trần Trung Quân: “Trong Lòng Địch”, Nam Á, Paris 1985.

–   Xin đọc tác phẩm của Phạm Huấn : « Những Trận Đánh Lịch Sử 1954 đến 1975 Của Tướng Phạm Văn Phú », California 1989.

11. Xin đọc tác phẩm của Boris Goldenberg: « Latin Amerika Und Die Kubanische Revolution » Kiepenheur und Witsch, Koln 1963.

12. Xin đọc tác phẩm của Harry M. Johnson: “Sociology, A Systematic Introduction”, London 1961.

13.    Xin đợc tác phẩm của Herbert Marcuse : “L’Homme Unidimensionnnel”, Traduction Français, Minuit, Paris 1978.

14.    Xin đọc bài báo của Sandro Ottolenghi : « Đức Wojtyla Đã Thắng », trong báo Panorama ra ngày 8.4.1978.

15. Xin đọc tác phẩm của Quốc Anh : « Thực Chất Của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam », Xã Hội Ấn Quán, Sài Gòn 1962.

–        Xin đọc tác phẩm của Kim Nhật : « Về R », Hoa Đăng, Sài Gòn 1973.

16.    Xin đọc tác phẩm của Marc Angé : « Théorie Des Pouvoir Et Idéologie », Herman, Paris 1975.

17. Xin đọc bài báo của Christian Jelen et Jacques Renard : « Lech Walessa L’Homme De L’Année » dans L’Express, N. 13 Décembre 1980, p.70-76.

18.  Xin đọc tác phẩm của Mikhail Gorbatchev: «Perestroika » nguyên tác Anh Ngữ «Perestroika. New Thingking For Our Country And The World », Flammarion, Paris 1987.

–    Xin đọc tác phẩm của Hedrick Smith : “Désunion Soviétique”, Belfond, Paris 1999.

19.  Xin đọc tác phẩm của Jean-Marie Chauvier: « L’URSS., Une Société En Mouvement », L’Aube, deuxième édition, Paris 1990.

–     Xin đọc các bài báo: « Gorbatchev Propose De Remanier Le Gouvernement Révolution De Palais Au Kremlin ? », Nhật Báo Liberté ngày 17.11.1990, và bài « Fièvre Nationaliste En Solovaquie », cũng trong Nhật Báo này.

20. Xin đọc bài khảo cứu của Paul Hare: «Analysic of Non-Violence in Theory and Fact » in Sociological Inquiry, Vol.38, N.1 Winter 1968, số báo đặc biệt.

21.  Chúng tôi xin gom chung những tác phẩm và các bài báo khảo cứu của những tác giả sau: của A.P.Hare; S.I.Perloe; D.S.Olton; D.L.Yaffe; J.Stiehm….     (Haverford, Penn,Departement of Sociology and Anthropology of Haverford College.

–     Xin đọc thêm bài khảo cứu Briey Pierre :«Developpement et Révolution, Developement and Revolution » in Civilisation, Vol. XVI, 1960, N.3, p.280-295 ; Bruxelles, INCI. DI. 1966.

22. Xin đọc bài khảo cứu của Victor Lidz: « Analysic of Non-Violence in Theory and Fact” in Sociollogy Inquiry, Vol.38, N. Winter 1968, Số đặc biệt.

23. Xin đọc bài báo của Kosta Chritits : « Roumanie Le Jeu Caché De Moscou », trong Tuần Báo Le Point số 902, 7 Janvier 1990. Hay bài : « Bucarest La Vinngt-Cinquième Heure » cũng trong Tuần Báo này, trang 37-41. 

–    Xin đọc bài báo của Christophe Buchard : « Roumanie Guerre Pour La Liberté » trong Tuần Báo Paris Match số 2119, 4 Janvier 1990, trang 40-58. Và thêm bài báo của Arnaud Bizot : « Paris Match Retrouve Son Gavroche », Paris Match số 2121, 18 Janvier 1990, trang 38-40.

–      Xin đọc bài báo của Patrick Forestier : «La Révolte Des Allemands », Paris Match số 2114, 30 November 1989, trang 56-60 tiếp trang 74…

–      Xin đọc bài báo của Pierre Hurel : «Dubcek Le Retour », Paris Match số 21115, 7 Décembre 1989, trang 28.44.

–    Xin đọc các bài báo Times International với tựa: “Winds of Secession Gorbatchev Braves a Storn in The Baltics”, January 22.1990, N.4. Cùng số 8 của báo Time này với tựa: “Starting Over Gorbatchev Turn His Back On Lenin”, trong số báo Time này có nhiều bài hữu ích liên quan đến các cuộc tranh đấu của dân Đống Âu, và dân vùng Baltics dành lại sự tự trị và dân chủ.

24.  Xin đọc bài khảo cứu của Wallenestein Emmanuel : “Violence Et Persuasion Agents Du Changement Social Moderne” dans les Cahiers Internationaux de Sociologie, Vol. XLIII, Juillet-Décembre 1967, p. 79-87, (Paris, C.N.R.S. L’Ecole Pratique Des Hautes Etudes).   

25.   Xin đọc bài báo của Jean Marie Chauvier : « Une Société Soviétique A Bout De Nefs » trong báo Le Monde Diplomatique, N.440 Novembre 1990.

26.  Xin đọc tác phẩm của Fanon Frants : « Les Damnés De La Terre », Maspero, Paris 1966 ou dams Les Cahiers Libres, N.27-28.

27.  Xin đọc tác phẩm : « The Peace Neogociations And The Communist Aggression », Republic of Viet Nam Ministry of Foreign Affairs, Sai Gon 1968, trang 17-20 và nhiều hính ảnh đính kèm.

–       Xin đọc thêm tác phẩm: « Thảm Sát Mậu Thân Ở Huế, The 68 Massacre at Hue », Tuyển Tập Tài Liệu-Documentation, Định Huớng Tùng Thư, Strasbourg France 1998.

28. Xin đọc tác phẩm : « Les Assasinats Politiques » Rapport sur les Responsabilités des Etats, của Amnesty International, Francophone d’Amnesty International 1983.

–     Xin đọc tác phẩm của Stéphane Courtoise, Nicolas Werth, Jean-Louis Panné, Andrzej Paczkolwski, Karel Bartosek et Jean-Louis Margolin « Le Livre Noir Du Communisme » Crimes, Terreur, Répression, Rbert Laffon, Paris 1998.

29.   Xin đọc bài báo của Robert Delft:« Tiananmen Massacre » and Emily Lau: «Mourning The Dead » trong báo Far Easten Economic, Juin 15.1989 các trang 10-19.

30.   Xin đọc “Công Hàm Bán Nước” ký nhượng Hai Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trụng Cộng vào ngày 14.9.1958 của ông Thủ Tướng Việt Gian Phạm Văn Đống.

31. Xin đọc phần trích lạibài báo của Jean Jacques Marie : « Fugurante Evolution De La Press Soviétique, Vivre Le Capitalisme, Haro Sur La Révolution !», Le Monde Diplomatique, Octobre 1990, p.8.

32.  Xin đọc L’Encyclique : « Populorum Progressio, Thông Điệp Phát Triển Các Dân Tộc » của Đức Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Lục.

33.   Xin đọc tác phẩm  của André Fossard : « N’ayez Pas Peur! » dialogue avec  Jean-Paul II, Robert Laffonf, Paris 1982.

34. Xin đọc bài báo và xem các hình ảnh của ông Nguyễn Hữu Vinh trên ViêtCatholic News ngày 5.11.2008. 
 

NHỮNG TÁC PHẨM VÀ SÁCH BÁO THAM KHẢO 
 

Những Tác Phẩm :

–   André Frossard : « N’Ayez Pas Peur !» dialogue avec Jean-Paul II, Robert Laffon, Paris 1982.

–  Amnesty International : « Les Assasinats Politiques » Rapport sur les Responsabilités des Etat, Francophones d’Amnesty International 1983.

–  A. Krober:«Anthropology, Race, Language, Culture, Psychology, Prehistory », New York, Hartcourt Barce 1948.

–  Boris Goldenberg: “Latin Amerika Und Die Kubanische Revolution”, Kiepenheuer und Witsch, Koln 1963.

–   Cao Thế Dung và Lương Khải Minh: “Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống”. Hòa Bình, Sài Gòn 1970.

–     Đỗ Thọ : “Nhật Ký Đỗ Thọ”, Đồng Nai, Sài Gòn 1970.

–     Eileen J. Hammer: «Bàn Tay Hoa Kỳ, Cái Chết Ông Diệm », Dịch Giả Trần Ngọc Dung và Vũ Văn Ninh, Thế Giới, California 1992. 

–     Fanon Franks : « Les Damnés De La Terre », Maspero, Paris 1966.

–    Jean Marie Chauvier : « L’URSS., Une Société En Mouvement », L’Aube, Paris 1990.

–  Joffre Dumazedier: “Révolution Culturel Du Temps Libre 1968-1988”, Méridiens Klineksoer, Paris 1988.

–    Harry M. Johnson:«Sociology, A Systematic Introduction », London 1961.

–   Herbert Marcuse : « L’Homme Undimensionnel », Trad. Français, Minuit, Paris 1978.

–    Hedrick Smith : « Désunion Soviétique », Belfond, Paris 1991.

–    H. Wendland : « Consultation Eglise Et Société Du C.OE.E. », Genève 1966.

–     Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Thanh : « Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm », California 1994.

–      Karl Marx et Friedrich Engels:« Le Syndycalisme » Théorie, Organisation, Activité, Francois Maspero 1972.

–       Kim Nhật : « Về R », Hoa Đăng, Sài Gòn 1973.

–    Larousse Classique :«Dictionnaire Encyclopédique »,  Laroussse, Paris 1957.

–     Le Pape Paul VI, L’Encyclique « Populorum Progressio ».

–     Mao Tsé Toung : « Le Petit Rouge », Seuil, Paris 1967.

–  Mikhail Gorbatchev:« Perestroika » bản Anh Ngữ : “Perestroika. New Thingking for Our Country and The World”, Flammarion, Paris 1987.

–     Nguyễn Văn Chức: “Việt Nam Chính Sử”, VA, Hoa Kỳ 1992.

–    Nguyễn Văn Minh: “Dòng Họ Ngô Đình Uớc Mơ Chưa Đạt”, California 2004.

–     Phạm Huấn: “Những Trận Đánh Lịch Sử 1954-1975 của Tướng Phạm Văn Phú”, California 1989.

–      Quốc Thư: “Thực Chất Của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, Xã Hội Ấn Quán, Sài Gòn 1962.

–     Republic of Viet Nam Ministry of Foreign Affairs: “The Peace Negotiations and the Communist Aggression”, Sài Gòn 1969.

–     Richard Milhouse Nixon: “No More Vietnams”, New York 1985.

–    Stéphan Courtoise, Nicolas Werth, Jean-Louis Panné, Andrzej Paczkowski, Karel Bartosek et Jean-Louis Margolin : « Le Livre Noir Du Communisme » Crimes, Terreur, Répression, Robert Laffont, Paris 1998.

–     Trần Trung Quân: “Trong Lòng Địch”, Nam Á, Paris 1985.

–   Tuyển Tập: “Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm 1963-2004”, California 2004.

–    Tuyển Tập Tài Liệu: “Thảm Sát Mậu Thân, The 68 Massacre at Hue”, Định Hướng Tùng Thư, Strasbourg 1998.

–     Umberto Melotti: “Rivoluzion e Socièta”, Milano 1975.

 

Những Ấn Phẩm Báo Chí:

–     Nguyêt San Le Monde Diplomatique, N.434. Mai 1990.

–     Nguyệt San Le Monde Diplomatique, N.435 Juin 1990.

–     Ấn Phẩm  Tinh Thần Ngô Đình Diệm, Hưng Việt, California 1990.

–     Tập San Chính Nghĩa Số: 3. 4 .1984

–    Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu, tháng 11.1990.

–    Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong, Số 354 và 335. 1990

–     Tuần Báo L’Evenement, N.238 Mai 1989.

–     Tuần Báo Paris Match, N. 2085 Mai 1989 et N. 2085 Juin 1989.

–     Tuần Báo Time International, Số đặc biệt tháng 6 năm 1989.

–     Nhật Báo Panorama, Ngày 8. 4. 1990.

–    Tuần Báo L’Express, N. 1535, 13 Décembre 1980.

–     Nhật Báo La Liberté, 11 Novembre 1990.

–     Tập San Sociological Inquiry, Vol. 38, N.1 Winter 1968.

–     Tập San Civilisation, Vol. XVI, 1966.

–     Tuần Báo Le Point, N. 902, 7 Janvier 1990.

–     Tuần Báo Paris Match, N. 2199, 4 Janvier 1990.

–     Tuần Báo Paris Match, N. 2121, 18 Janvier 1990.

–     Tuần Báo Paris Match, N. 2114, 30 Novembre 1989.

–     Tuần Báo Paris Match, N. 2115, 7 Décembre 1989.

–     Tuần Báo Time International, N. 4, January 22. 1990.

–    Tập San Cahiers Iternationaux De Sociologie, Vol. XLIII, Juillet-Décembre 1967.

–     Nguyệt San Le Monde Diplomatique, N. 440 Novembre 1990.

–     Tuần Báo Far Easten Economic, 15 June 1989.

–     Nguyệt San Le Monde Diplomatique, Octobre 1990.

–     Nguyệt San Văn Hóa, Vol.5 Novembre 2001.