Tác giả và Tác Phẩm

Nam Giao Lê Thiện Bình : CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ TIẾN BỘ VÀ NHÂN QUYỀN MỚI CHO VIỆT NAM

CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ TIẾN BỘ VÀ NHÂN QUYỀN MỚI CHO VIỆT NAM

TẤT CẢ CHO TỔ QUỐC VÀ ĐỐNG BÀO VIỆT NAM

 

I. LỜI NGỎ

 

     Thế kỷ hai mươi vừa qua là thế kỷ mà những hệ thống độc tài toàn trị và  chuyên chế nắm chánh quyền trên thế giới này. Chẳng hạn Quốc Xã Đức, Phát Xít Ý, Quân Phiệt Nhật và Cộng Sãn Liên Sô, Bắc Kinh, Hà Nội, Bắc Hàn, Miến Điện, Cu Ba, Lào, Cam Bốt vv, đã tạo nên những cảnh bạo lực, chiến tranh, diệt chủng, tàn sát hằng trăm triệu sinh linh, làm kinh hoàng và rung động toàn thể nhân loại. Sự bạo lực này rất đa hình và đa dạng do các hệ thống độc tài, độc đoán, đã làm đảo lộn  trật tự của thế giới cũng như làm thay đổi những nền văn hóa truyền thống, nhân bản và tôn giáo của các Quốc Gia đó. Những hệ thống độc tài tai hại đó vẫn còn kéo dài ăn dấu sự tàn phá ung mủ cho đến ngày nay. Cũng những hệ thống độc tài phi nhân bản, vô luân lý và bất đạo đức đó hằng thường trực làm thay đổi nhân tính con người. Từ một con nguời « nhân chi sơ tánh bổn thiện », thế mà với một mớ lý thuyết cộng sản, quốc xã, thì đã biến hẳn bản tính người hiền hòa, mộc mạc trở thành thú tính, có khi dữ dằn hơn cả loài thú.  Nói đâu xa xôi, hiện cảnh Đất Nước Việt Nam ta hiện tại dưới sự cai trị  đôc tài sắc máu và chuyền chế của Hà Nội trong mấy chục năm qua, là một bằng chứng cụ thể làm đảo lộn tất cả những giá trị văn hóa của cha ông chúng ta hằng có mấy ngàn năm nay. Để lại một hậu quả là một Dân Tộc vẫn còn triền miên trong đau khổ, và nghèo đói thì cứ dai dẳng bám chặt vào da thịt người dân Việt gầy yếu, thiếu dinh dưỡng. Một Đất Nước tự hào có gần 5000 năm Văn Hiến, có chiều dài lập Quốc anh hùng cùng có lòng bao dung độ lượng hơn người vv. Thế nhưng, dưới sự cai trị hà khắc của Hà Nội và Đảng gian phi của chúng, thì toàn  Đất Nước chỉ hiện hữu sự lạc hậu, kém văn minh hơn thiên hạ, còn thể chế chính trị thì phi đạo đức, văn hóa rặt toàn hận thù và sự chết cùng vô luân, cứ ngày này qua ngày khác luân chuyển trên Giang Sơn yêu dấu chúng ta.

   Từ những đau buồn và lo nghĩ ấy, thì chúng tôi muốn cống hiến cho Dân Tộc Việt cái sức hèn và trí tuệ học hỏi, nghiên cứu của mình qua những bài viết trước đây đã được qúy vị đón nhận trong tâm tình «  Tất Cả Cho Việt Nam Phú Cường, Tự Do, Dân Chủ, An Thái Và Văn Minh Tiến Bộ ».Từ tâm tình và tâm huyết này,  hôm nay chúng tôi xin thưa chuyện với quý vị qua bài viết mới này. Tiên khởi, chúng tôi nghĩ đến những thể chế dân chủ, được thiếp lập và sáng tạo nên những định chế ích lợi  cho những đa dạng của các nền văn hóa khác nhau, tuy nhiên những thế chế dân chủ này được sáng tạo chung thể cho hết con người : có nghĩa cái phẩm giá con người được phổ quát trong những đa dạng của các nền văn hóa nhân loại. Đây chính là quan điểm hòa hợp của nhân loại! Quan điểm hòa hợp này, người ta có thể bắt thấy sự hiệp nhất trong cái đa dạng, cũng thế ở bên trong hay bên ngoài biên giới của Quốc gia họ. Thế đó, Dân Chủ và Nhân Quyền là cùng một quan niệm xuyên qua dưới hai góc cạnh khác nhau, song cùng chung một lý tưởng, một mục đích đem lại tự do, no ấm và hạnh phúc cho con người. Kể từ thời tiến sử và thời nay, cái nhìn về dân chủ và nhân quyền luôn được con người quan tâm, trân trọng, vả nữa chúng vẫn còn mở rộng ý nghĩa hơn cho đến bây giờ, đó là hai hình thể hay hai phương diện chính trị của sự tin tưởng trong lý do sự hợp lý của dân chủ và nhân quyền cho người dân thời nay.

    Đẹp thay! Nhân Quyền được phát triển luôn trong lòng thế giới này, vì  kể từ hơn 60 năm qua, chúng ta thấy Nhân Quyền được ghi chép trang trọng trong những bản văn của các bản Hiến Pháp tiến bộ của con người. Và Nhân Quyền được xem là sự kết hợp với Dân Chủ, hầu từ đó những hệ thống dân chủ  có đầy đủ những ích lợi của những quy tắc và tiêu chuẩn mới hơn hầu xây dựng một Nhà Nước Pháp Quyền Công Minh cùng Dân Quyền Văn Minh và Tiến Bộ. Có được những Dân Quyền và Dân Chủ cụ thể này,  thì Đất Nước Việt Nam chúng ta mới khả thể cất cánh bay cao trong nhiều lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, mới làm cho dân được giàu  Nước trở nên mạnh.

 

II. DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN KHÔNG GÌ KHÁC CHÍNH LÀ SỰ HỢP LÝ CỦA CHÍNH TRỊ

 

    Qủa thưc sự hợp lý hay duy lý là ý nghĩa do lòng tin tưởng của con người trong cái khả năng tiến dần đến sự toàn hảo chung của một lý trí (để giảm bớt các hế thống sai lạc và nhầm lẫm của con người). Hơn nữa, nó được tỏ lộ rằng Dân Chủ  là sự áp dụng phổ quát vào sự hợp lý của chính trị thời nay. Những nhu cấu và hoàn cảnh hiện thực của nhân loại do Dân chủ mang lại, không những là một hệ thống lịch sử được nối kết với một tiêu chuẩn đặc thù được thể hiện qua dân chúng, lại nữa Dân Chủ là một hình thức phổ quát cho một chế độ cần có sự đối thoại và bản thảo về thể chế hóa : như  các qui tắc và tiêu chuẩn để chạy đều guống máy cai trị, và cho mọi trình độ chính trị có thể nhận thức – hầu từ đó, chánh quyền và người dân có được sự thích ứng do một việc phân chia quyền hành một cách chính xác và hợp lý, hợp nguyện vọng chung của mọi người. Nhờ đó họ khám phá và nhận ra đuợc những ích lợi hóa của những đa dạng quyền hành tự nhiên này, giúp họ làm khởi sắc cho một Dân Tộc thăng hóa, và thết tạo được sự hạnh phúc và an bình cho người dân mình.   

    Trong ý nghĩa hợp lý và duy lý chính trị này, chúng tôi mong sao có được một lần mọi người Việt ngồi lại với nhau trong ý nghĩ Con của Cha Lạc Và Mẹ Âu, với một tâm niệm cho Tổ Quốc Việt Nam và Đồng Bào Việt Kính Yêu. Để rồi qua việc hội nghị và bàn thảo, cũng như trong những nhu cầu đòi hỏi của tình thế cấp bách của Đất Nước và Dân Tộc hiện nay. Do từ đó chúng ta có thế đàm thoại và thảo luận cho một tiến trình tái xây dựng lại Đất Nước mình. Đây tạm gọi là phương sách giải quyết có lý do hơn cả, hầu với thời gian chúng ta có thể giải quyết cho những bế tắc và chậm tiến của Đất Nước Việt chúng ta hiện thực. Cũng từ đó người ta sẽ thấy được cái phương sách mới cho Quốc Gia Việt Nam thăng hóa với thiên hạ trong kỷ nguyên 21 tin học và kỷ thuật cao này.

   Tuy thế, phuơng sách giải quyết này không được hoàn toàn 100/100 sự tin cậy của mọi nguời dân trong một sự tiến triển cần thiết cho việc áp dụng vào đời sống hiện nay. Tuy nhiên chúng ta có thể khả tin nhờ vào một cảm nghiệm của sức mạnh vốn sẵn của giòng máu Việt chúng ta, lại thêm sự tôn trọng nhân phẩm con người, khả thể sáng tạo nên những lý do mới. Mặc dầu có nhiều khó khăn vấp phải hầu làm sao tránh được cái giá của những sự khủng hỏang niềm tin toàn diện của dân chúng, thường là do những sự nghèo khổ, bóc lột mà chế độ Hà Nội hiện nay tạo nên. Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng cần đến niềm tin vào chế độ Dân Chủ khả thể có thể đem lại tự do, áo ấm, hạnh phúc, ắt làm giảm bớt cơn khủng hoảng và chao đảo niềm tin của người dân Việt hiện tại. Dân chủ là thể thức hiện thực của thời đại nay, một cách đặc biệt nó được xem là quy tắc căn bản, và là buớc khởi đầu tái xây dựng cho Đất Nuớc Việt chúng ta. Tât cả được dựa vào ý chí vươn lên cùng sự khắc phục khó khăn, nan giải, rồi kết hợp với sự vững chắc của truyền thống dân tộc, để qua đó niềm tin vào chế độ Dân Chủ là thực chất có thể giải quyết được sự tiến bộ cho Nước Nhà. Sự tiến bộ này hiệp lực và hỗ tương với niềm tin trong văn hóa, trong tôn giáo dân tộc, là nơi gặp gỡ và hội tụ, cũng như cuộc tranh luận giữa những con người địa phương, đến trình độ của những con người quốc gia, quốc tế và hoàn vũ, đóng góp và hội tụ được những hiểu biết đa dạng và phong phú của các nền văn minh nhân loại, giúp đưa Đất Nước Việt cất cánh bay cao trên con đường phú cường, an lạc, văn minh và nhân bản hơn (xin quý vị đọc thêm bài Chinh Trị Nhân Bản và Thuật Trị Quốc Và Giữ Nước , để hiểu những phương sách chúng tôi nói đây).

   Điều chúng tôi đưa ra này không có nghĩa là một chủ điểm không tưởng, nhưng là sự định vị, sự xác định cho một « kiểu mẫu lý tưởng » được dụng hành, và được xem là sự bình phẩm và phân tích trong chế dộ dân chủ hiện thực (xin quý vi xem thêm bài « Chính Trị Nhân Bản » để rỏ hơn những đóng góp nhỏ của chúng tôi cho Tổ Quốc Việt Nam) ; hay nữa là sự suy tính cân nhắc cho tiến trình thăng hóa Nước Việt. Do thế, những đề nghị của chúng tôi là sự xác thực của kiểu mẫu lý tưởng này qua việc Nhân Quyền.Thực vậy, bởi mỗi một người chúng ta biết rằng những tư tưởng về chế độ dân chủ và nhân quyền, thì vừa có tính cách lịch sử và có tính cách độc lập hợp lý. Thêm nữa, chúng ta muốn rằng khi nghị luận ở đây, thì được góp phần, góp sức cho sự trong sáng có tính cách độc lập, hợp lý của Dân Chủ và Nhân Quyền, đáng lưu ý bằng sự so sánh một cách có hệ thống các cách thức của nhân quyền và dân chủ trong cộng đồng xã hội và chính trị trong lòng thế giới ngày nay. Đơn cử cụ thể là Mỹ, Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Nhật, Gia Nã Đại, Úc, Hoà Lan, Thụy Điển, Na Uy vv.

    Chúng tôi nghĩ đến cách hay hơn, là bằng mọi khí cụ Nhân Quyền làm nên, sẽ được quy chiếu vào Dân Chủ, để tất yếu áp dụng vào đời sống của người dân, của thể chế chính trị hiện nay. Có như thế mới hy vọng xã hội thăng tiến và có đời sống an lành tự do thật. Thế nhưng, sứ mạng của chúng ta qua những việc dấn thân tranh đấu và nỗ lực của mình, hầu tạo nên một hình ảnh đẹp cho xã hội hôm nay (Việt Nam) vẫn còn thiếu  tính chất đậm nét thể chế Dân Chủ rõ ràng.

    Vì thế, chúng ta có thể quy chiều vào công thức đối ngẫu chính xác sau :

    Tiên khởi, Dân Chủ là một quyền hành và người dân được xem là đối trọng của Dân Chủ hiện thực trong một Quốc Gia Pháp Quyền, và chứng minh trong một thể chế chính trị nhân bản. Còn Nhân Quyền không phải thiết lập nên một số tiêu chuẩn hay quy tắc đồng nhất, song là xuyên qua nhũng sự đối kháng sâu thẩm cho tất cả những gì liên quan đến tính bất khả phân của phẩm giá con người. Nói một cách truyền thống và hợp lý của luật lý là Quốc quyền và thống nhất, do thế mà đòi hỏi chúng tôi cần khai triển phương cách tri thức luận là một việc cần thiết cho tư tưởng Nhân Quyền, có nghĩa là sự phổ quát và hoàn vũ, để nguợc lại với tư tưởng Luật Pháp đuợc viết thành quyền ở số nhiều.

 

2.1. Hai Tiến Bộ Song Hành 

 

    Qủa thực, với thời nay, thì tư tưởng của một thế hệ thứ ba của Nhân Quyền đuợc đề ra nhưng vẫn  còn  trong nhiều sự tranh luận. Có nghĩa với một phàm trù mới của những quyền khác nhau (tập hợp) đối với hai quyền trước (nhân quyền và dân chủ), để rồi nó tỏ lộ kể từ nay có thế hệ thứ ba trong tư tưởng của những quyền này, tối thiểu trong các Nước Tây Phương họ đã nghĩ đến việc đầu tiên này trong thể thức luật pháp.

    Quan niệm những quyền dân sự và chính trị cho phép xác thực các quyền quy tắc, hay là thể thức của xã hội dân sự, bảo đảm sự hạn chế và giới hạn đến sự hợp pháp của Nhà Nước. Có nghĩa sự khai triển tư tưởng xã hội cho phép sự mở rộng các quyền kinh tế và xã hội, tạo nên một sự giới hạn hợp lý của quyền hành Nhà Nước (nhưng cũng nhờ qua đó mà Nhà Nước can thiệp để nâng đỡ cho một trật tự của xã hội công chính và công bằng). Thế nhưng phàm trù thứ hai của Nhân Quyền được hiểu rằng là những quyền văn hóa. Theo Nhân Quyền, thì quyền giáo dục phải được khuyếch trương và mở rộng, thế nhưng những quyền văn hóa nói đây, vẫn còn bị xem thường trong các chế độ dân chủ trá hình, nhất là bị tước đoạt trong các Nhà Nước độc tài chuyên chế như Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng, Havana vv. Sự phát triển những quyền văn hóa, là điều mà chúng tôi muốn đề cập đến, hơn nữa các quyền nói này là thế hệ thứ ba, được gọi là bước tiến mới trong tư tưởng Nhân Quyền. Các quyền văn hóa này người ta có thể biểu hiện ra do một sự quân bình quan trọng trong các lãnh vực: như  môi sinh, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị, được xem hiện thực với hai chiều kích của chúng : có tính cách thời gian (để quân bình nhiều thế hệ con người) và có tính cách không gian (để hướng vế sự toàn cấu hoá).

    Phải chăng người ta có thể bắt thấy sự song hành ba bước đường trong quan niệm của chế độ dân chủ?

    Bước đường trước tiên là hiển nhiên, bởi vì nó tạo nên duy nhất và tư tưởng độc nhất : có nghĩa là xác định những quyền tự do dân sự được thiết tạo cho xã hội dân sự, tự nó bảo đảm chống lại sự độc tài chuyên chế của Nhà Nước, hay của tất cả mọi quyền hành khác đi ngược lại với các quyền tự do đó.

    Bước đường thứ hai người ta thấy được từ những lời phê bình gắt gao của Marx. Từ đó giúp các tư tưởng gia đạo đức nhân bản quan niệm rằng những quyền xã hội bảo đảm một vấn đề cho các hình thái tự do, cho phép sáng tạo nên những chế dộ dân chủ tốt đẹp ngàn lần hơn chế độ xã hội cộng sản. Thực thế chế độ xã hội cộng sản, mang tiếng cũng dân chủ như ai, cũng có các quyền tự do, nhưng bên cạnh đó hoàn toàn là những sự sai trái và gian dối được lập nên trên một tương quan hóa các quyền, song chỉ có tính cách hình thể (trong Hiến Pháp để trình làng với thiên hạ). Thế đó những quyền xã hội hiển nhiên có tính cách tương đối, cũng chính những quyền xã hội này có chiều kích kinh tế và văn hóa. Qủa sự không hội tố này trong việc khai triển các quyền xã hội đó đưa đến một sự giải quyết lưỡng nan cho việc làm chính trị hết sức khó khăn. Qủa thực không thể hội đủ để nói rằng các quyền dân sự làm giới hạn quyền hành Nhà Nước (gây nên tiêu cực), trong lúc đó các quyền xã hội được Nhà Nước quy chiếu mở rộng (gây nên tích cực), bởi người ta lưu lại trình độ của một sự điều giải không có lý do đồng nhất. Do thế, sự xác định những quyền kinh tế và những quyền văn hóa là một bước đường thiết yếu, được hiểu là sự chung thể của Nhân Quyền như một cách tất nhiên của các vai trò  Nhà Nước Dân Chủ hiện nay.

    Bước đường thứ ba mở ra cho con đường này, là nó đặc trưng và biểu hiệu cho một loại nhân quyền mới, đó là quyền môi sinh, quyền thông thương, truyền đạt ; hay là một chiếu hướng mới được vận hành trong sự thông biết, và là những công việc chung thể của nhân quyền : như quyền dân chúng, nhất là cần điều chỉnh lại hoặc khai triển cho quân bình hơn (như hòa bình và truyền thống chung của nhân loại). Sự khó khăn của việc canh tân đặt ra cho những chế độ dân chủ là : sự đồng nhất quốc gia trước việc tôn trọng những đa dạng và khác biệt của dân chúng. Từ đó tạo nên khó khăn cho Quốc Gia khi đứng trước  những câu hỏi của các sắc dân thiểu số (người Thượng, người Hoa, người Miên, Ngoại kiều), và đó cũng là câu hỏi của sắc dân đa số (người Kinh), thường đây là câu hỏi của sư đồng nhất hóa của các sắc dân (dân tộc), của vấn đề dân chủ hóa với sắc thổ-quốc gia hoặc địa phương, vùng, quận huyện, làng xã hương thôn, và vượt thổ-quốc gia như khu vực thế giới và hoàn vũ. Vì vậy những vấn đề môi sinh kinh tế và văn hóa gọi là những con đường khoa học rất tiến triển để định vị cho mỗi sự quân bình của chế độ chính trị dân chủ trong cùng một hệ thống hổ tương. Tất cả những câu hỏi và vấn đề chúng tôi đưa ra đây không những chỉ là việc biến cải, hay khuyếch trương hầu mang lại một hệ thống đã tạo được những bằng chứng cụ thể của chúng, nhưng đúng hơn chúng là một sự phẩm bình tận gốc về Nhà Nước, để đưa đến việc suy nghĩ lại cái động lực và sự sinh động cho chế độ dân chủ có được cách thức sâu sác sắc hơn cũng như phổ quát hơn trong lòng dân.

    Đây là ý nghĩa của việc song hành, ở giữa hai sự duy lý hay nềm tin trong sự hợp lý : tất cả được xem là chế độ dân chủ chiếm hữu một « đề tài vô cùng ». Bởi vì người Dân được xem là kho tàng quý báu của Nhà Nước, có nghĩa là một xã hội luôn mở rộng cực độ sự hoàn mỹ, còn Nhân Quyền là sự nhận định khách quan  về nhân phẩm của người dân thường bị tước đoạt trong các chế độ độc tài.

    Do đó, Nhân Quyền không do sự phụ thuộc trong sự xác định những quyền mới, hay hơn, Nhân Quyền là một lý do hợp lý mới, một sự tất nhiên được xem là thực chất và sự phẩm nghị xây dựng cho các chế dộ dân chủ lập nên điều hoàn mỹ và hoàn thiện của mình. Tóm lại, Nhân Quyền vừa được xem là sự phẩm nghị, và là thực chất của chế độ dân chủ đích thực, trong ý nghĩa áp dụng Nhân Quyền và tiếp tục tôn trọng nhân quyền trong đời sống người dân.

 

2.2. Sự  Đình Trệ và Tù Hảm

 

    Bước đường thứ ba mở ra về Nhân Quyền chúng ta vừa nói trên, là sự nhận thức của nhiều lời phê bình về những hệ thống dân chủ của chúng ta. Có nghĩa những việc hoàn toàn tôn trọng những quyền dân sự và chính trị phải phỏng chừng thích hợp với những văn kiện quốc tế (les instruments internationaux). Hà Nội chắc không đạt được những điều kiện này. Giờ đây chúng ta cần kể ra những điếu quan trọng hơn cả về những sự không hội đủ của Hiến Pháp, đê rồi qua đó chúng ta làm sự đối chiêu cùng so sánh với sự  phát triển của Nhân Quyền.

A.  Tước Đoạt Quyền Đấu Phiếu Và Bỏ Phiếu, Ý Muốn Dân Chúng Và Quyền Ngôn Luân Không Có.

   Đã mấy chục năm nay người dân Việt Nam không có cái quyền ra ứng cử và bỏ phiếu bầu Chánh Phủ để lãnh đạo Quốc Gia một cách đường đường, chính chính với bạn hữu Năm Châu.  Hoàn toàn là Đảng  mặc áo, đội mũ đóng kịch và đóng vai lãnh đạo Đất Nước đã bao phủ bao thế hệ qua của người dân Việt. Quyền Ngôn Luận và Phê Bình cũng không có nốt, 1000/1000 chỉ có cái phê bình một chiều, nếu trái ngược thì bị chụp cho cái « nón cối » phá hoại cách mạng, phá hoại nhà Nuớc xã hội chủ nghĩa,  thì chỉ có chiều đi tù mút mùa mưa nắng. Hai quyền nói này không chỉ vốn tại quyển bỏ phiếu bằng cuộc phổ thông đầu phiếu có thể liên quan đến vị lãnh đạo Quốc Gia, nhưng quyền bỏ phiếu chọn lựa vị Quốc Thủ Đất Nước là quyền tất nhiên trong Nhân Quyền của người dân, nói lên một chế độ tôn trọng sự tự do và ý muốn của dân.

    Hơn nữa, khi một Nhà Nước tổ chức một cuộc tuyển cử và bỏ phiếu bầu vị Quốc Thủ, thì cảm nghĩ chọn lựa của người dân mới được tự do. Người dân không những từ chối ông A vì lý này hay lý do nọ về tài dức, nhưng còn có một sự so sánh với ông B và được thông tin, nghe ngóng qua quyền ngôn luân của báo chí và truyền thanh vế phẩm hạnh, tài trí của các ứng cử viên vv. Thêm nữa, người dân được xem không những là hợp pháp chánh đáng, nhưng còn trong mức độ mà cái thành quả cuộc bỏ phiếu và tuyển chọn ứng viên được sự cung cấp thông tin nhiều phía như chánh quyền, cũng như dân sự cho nguồn thông tin về tiều sử và hoạt động của các ứng viên này. Thế đó, một Nhà Nước Dân Chủ đích thực, đương nhiên phải hiện hữu những quyến chúng tôi nói này. Thực tại Việt Nam ngày nay, người dân vẫn chưa có được các quyền nói trên.

 Qủa vậy có một sự mơ hồ lẫn lộn giữa cái quyền ngôn luận và ý muốn dân chúng mà Hà Nội luôn nhập nhằng, đánh lận con đen với người dân Việt.  Vì quyền ngôn luận là một trật tự hiện thời và là cái hữu ích cho chính trị, bên cạnh đó ý muốn dân chúng là thành quả của một việc làm đối thoại, tìm hiểu và được tiếp tục nhờ vào lý do này, là sự tự do của người dân được kính trọng. Chúng ta thấy xã hội chủ nghĩa Hà Nội sai lầm trầm trọng trong chiêu hướng nói trên, họ đã không xây dựng và biết tôn trọng sự tự do và cái quyền truyền thông của Báo Chí và Truyền Hình, cũng thế Hà Nội không biết tôn tôn trọng cái quyền ngôn luận và ý muốn dân chúng. Phỉ quyền Hà Nội nhắm mắt làm ngơ và bỏ ngoài tai tất cả các ý kiến xây dựng và đóng góp, cùng ý muốn của Dân chúng. Điển hình vấn đề khai thác quặng mỏ Bauxiste, vấn đế Lãnh Thổ và Hải Phận cùng Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

   Do thế, Hà Nội hết thất bại chua cay này đến thất bại chát đắng khác trên đường xây dưng một Việt Nam phú cường, an thái và hạnh phúc cho người dân !

B. Luật Đa Số Thắng Thiếu Số Là Hậu Qủa Thực Tế Những Gì Xã Hội Chúng Ta Chiếm Hữu

   Lâu nay thiên hạ thường có cái tư tưởng « đa số thắng thiểu số » trong mọi lãnh vực. Thế nhưng cái ý nghĩ truyền thống này đưa đến những mâu thuẫn được tỏ lộ rằng : đa số có thể trục lợi phẩn thiểu số, có thể ý kiến này dần dần được thay đổi cho phù hợp với thời thế hiện nay hơn. Vì vậy, phải có những hệ thống bảo vệ cho sự hợp pháp và chính đáng của Hiến Pháp cùng thích ứng với chính trị trong thời đại tân kỳ này. Do những lời phẩm nghị, và tiêu chuẩn nhân danh Nhân Quyền người ta có thể kiểm lại Hiến Pháp và xem lại Luật Pháp Quốc Gia mình, có còn hơp thời với trào lưu tiến hóa và văn minh của nhân loại chăng ? Cũng thế, Nhân Quyền cần có một quy tắc kiểm soát hệ thống đa số, cũng như cần có một hệ thống hiệu lực để kiềm soát đường lối chính trị và tư pháp, do bởi một nguồn tin tức cùng tài liệu được cung cấp qua các nhà báo trung thực, khả tín vv. Chúng ta thấy rằng Hà Nội, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng hay một vài Nuớc dân chủ nữa nạc nữa mỡ,  hằng độc chiếm quyền hành, độc chiếm nhiếu quyền của người dân về nhiều lãnh vực chính trị, xã hội, quốc phòng vv. Đó là điều mà chúng tôi muốn nói đến, là thiểu hẳn một chiếu kích của đạo đức luân lý thời đại nay.   Do đó, là Chánh quyền thì phải bảo đảm xuyên qua từ cái quyền ngôn luận đến cái ý thức ý muốn chung của người dân, và đây là sự xứng hợp cái quyền tối thượng của người dân, nhờ qua thể chế hóa hệ thống như đối tượng sự đối thoại. Có nghĩa Chánh Quyền luôn lắng nghe nguồn thông tin đến từ dân chúng vá có sự tôn trọng những khác biệt và đa diện của nó. Chánh quyền cũng cần thiếp lập, tiếp xúc và thông đạt những nguồn thông tin đa diện này, và những kiểu quyền khác nhau này đến với mọi người dân mình.

C. Sự Độc Chiếm Chính Trị Do Một « Giai Cấp Chính Trị » Như « Bộ Chính Trị » Hà Nội.

    Trước hết, chúng ta hiểu chính trị như thế nào và chính trị là gi? Chính trị theo ý cổ truyền định nghĩa rằng là nghê thuật cai tri hay quản trị (l’art de gouverner), đó là thiết lập hiến pháp của một giai cấp chính trị với một sự phân biệt giữa những người cai trị và những kẻ bị trị. Công việc chính trị là những sung công của Nhà Nước, và những đảng phái thì làm trọng lực chung quanh. Còn từ ngữ « Nhà Nước Pháp Quyền » của Hà Nội, thì thật ra chỉ có nghĩa duy nhất cho Nhà Nước là pháp quyền, mà Nhà Nước đó không ai khác hơn là « Bộ Chính Trị ». Còn người dân thì không có pháp quyền mà tùy quyền theo Nhà Nuớc Hà Nội. Vì thế, phải hoàn toàn có sự phân tách rõ ràng những quyền hành trong xã hội Nhà Nước Việt Nam chúng ta hiện nay, hầu tránh được những bất hạnh, sự tồi tệ thường xảy ra giữa Nhà Nước và người dân Việt. Và chỉ có theo đường lối này Nhà Nứớc mới chính danh là một Nhà Nước Pháp Quyền. Nhất là để cho giòng nước lớn dân chủ được chảy xuyên thâu qua mọi ngỏ ngách, khu phố, xóm làng, quận huyện của Việt Nam. Đẹp nữa, đó chính là sự phát sinh tản quyền, chia quyền và tôn trọng Nhân Quyền thực sự của đường lối nghệ thuật chính trị và cai trị của thời nay.

    Sau nữa, ngữ nguyên nghĩa của chính trị là nghệ thuật tổ chức (thiêt lập và duy trì). Ngữ nguyên học của từ chính trị, cũng có nghĩa là đời sống dân sự. Trong trường hợp này, thì chính trị liên quan đến tất cả mọi người dân và mới gọi họ tổ chức đời sống dân sự về nơi chốn họ làm việc và sinh sống, cũng như giữa lòng những xã hội khác nhau, để từ đó tất cả mọi người dân đều được kêu mời tham dự phần đóng góp của mình vào chính trị để thăng hoá Đất Nước. Chúng ta thấy những quốc gia theo chế độ dân chủ có được sự sung công rộng rãi các quyền hành, và họ không những tôn trọng các ý kiến  và ý muốn của đại đa số người dân, những cũng còn tôn trọng và chấp thuận những ý kiến hữu ích của phần thiểu số người dân. Tối thiểu là họ sáng tạo nên những nơi chốn mới, những thể thức mới phù hợp với những tư tưởng mới về luân lý và đạo đức cho thể chế dân chủ ngày nay.

D. Không Minh Bạch Sự Tách Biệt Các Quyền Hành    

    Thực tế, chúng ta thấy sự phân chia ba quyền hành theo thể chế dân chủ đích thực, thì thật ra không có ở Việt Nam, dù có đi nữa thì hoàn toàn không có sự tôn trọng trong xã hộị Việt Nam hiện thực. Hà Nội đừng ngụy biện và không thể nào lý giải được điều đi ngược trào lưu dân chủ này. Vì chúng ta chỉ thấy sự độc chiếm chính trị và quyền hành là quá dễ dàng đối với các chế độ độc tài như cộng sản. Bởi  Hà Nội cho phép tập trung ba quyền hành lại thành một quyền độc chiếm cho Đảng, trong lúc đó sự tách biệt ba quyền hành rất cần thiết phải có hầu sinh động chế độ, là một nhu cầu có hệ thống cho quyền hành của guồng máy chánh quyền thời nay. Do đó mà sự tản quyền và phân chia quyền hành theo chế độ liên bang, hay chế độ làng xóm hương thôn theo địa lý của ông bà ta ngày xưa, xuất hiện và sinh thành như một ý thức thiết yếu cho việc làm chính trị thời nay vậy.

E. Độc Chiếm Quyền Hành Càng Sinh Sôi Nảy Nở

    Như chúng tôi đã nói trên ba quyền Hành Pháp, Tư Pháp và Lập Pháp, thì Hà Nội gom lại một quyền cho mình là Đảng Quyền, mà nhiều lần chúng tôi đã để cập đến tính cách phi chính trị và vô văn hóa của họ. Qúy vị đã rõ báo chí, truyền thanh, truyền hình được xem là  một cái quyền đối với các xã hội tự do dân chủ. Và  quyền hành tự do thông tin và in ấn đó được Nhà Nuớc tôn trọng hầu như tuyệt đối ở các Nước Dân Chủ Tây Phương, mà có lần chúng tôi đã nói là Quyền Báo Pháp Và Ngôn Pháp. Thế nhưng cái quyền hành thông tin và in ấn này hằng luôn chịu sự áp lực và kiểm soát thường trực của Hà Nội. Tiếp nữa, các quyền văn hóa và giáo dục cũng có bàn tay thuồng luồng của Đảng thò tay vào cấm đoán và xiêt chặt. Lý thực Hà Nội muốn được tiếng là có Nhân Quyền và Dân Chủ, thì ngay từ bây giờ phải duy trì và thiết tạo lại những quyền hành văn hóa đa dạng này, hầu tạo bộ mặt xứng danh nhân bản, tiếng thơm  cho dân tộc là văn hiến, hầu làm sinh động cho xã hội dân sự có văn minh với thiên hạ bốn bể, năm châu.

F. Thiếu Sự Xác Thực Của Những Công Dụng Quyền Hành Và Nhà Cầm Quyền

    Thực thế, quần chúng và người ta thường có sự nhẫm lẫn và lẫn lộn về chính ý niệm của quyền hành và nhà chức trách (người cầm quyền). Vì khi đi theo ý niệm này, chúng tôi vẫn còn thấy được sự phổ quát trong xã hội, điểm này rất nguy hiểm dễ tạo nên cho quyền hành hay người cầm quyền có được sức mạnh và quyền lực, dễ trở thành chế độ độc tài. Trái lại, là những chế độ dân chủ, thì quyền hành và nhà cầm quyền phải mãi ở trong một tương quan yếu. Vì khi sức mạnh chính trị vẫn lưu mãi sự lẫm lẫn này với sự bạo lực của Nhà Nước và công an cùng cảnh sát, tất tạo nên những kinh hoàng cho dân chúng. Tại sao vẫn còn mãi quyền hành và Nhà Nước như thế, mà không thấy nó yếu đi ?  Lý thực là xã hội Việt Nam này không có một sức mạnh xác thực của chế độ dân chủ.

    Qua sự hiện thực của hai công dụng quyền hành và Nhà Nước (tích cực hay tiêu cực, trái quyền hay hợp quyền) mà chúng tôi đưa ra đó, tất nhiên Nhân Quyền được sinh thành như những tiêu chuẩn căn bản không thể loại bỏ cho cộng đồng chính trị đó, nhất là cho Việt Nam hiện nay.

G. Thiếu Sự Bình Đẳng Hay Vấn Đề Nan Giải Của Chủ Nghĩa Bất Bình Đẳng

    Những gì chúng tôi đã nói ở các phần trên, thì thường là những câu hỏi liên quan đến những vấn đề và những nan giải cụ thể của xã hội chúng ta sống (VN) : Có nghĩa cái quyền khác nhau không chỉ một quyền cá nhân mình được bảo vệ, song quyền đó cũng là quyền hữu ích cho xã hội. Qủa khi chúng ta quan sát xã hội Việt Nam hiện nay về những sự khác nhau, thì chủ nghĩa bất bình đẳng cho biết bao là quyền lãnh đạo của Đảng quyền cho đến quyền lãnh đạo của Bộ Chính Trị, tạo nên vô vàn thủ đọan và  những phương sách hèn hạ, làm thiết hại chung cho xã hội và Đất Nước. Hà Nội và Đảng quyền là điển hình của cái độc quyền bất bình đẳng này. Cho cá nhân người Việt, thì thiếu tự do và đôi khi nó giết chết cái quyền căn bản biện luận, quyền khai tâm và thụ giáo cùng quyền bình phẩm và phê bình.

   Thế đó, chúng ta phải tỏ thái độ định rõ về tiểu đề nói này, và nên đặt lại câu hỏi cái quyền bình đẳng căn bản giữa hết mọi người với nhau : lý do không nên có sự phân biệt, vì khi có sự phân biệt này, thì không có nhân quyền. Tuy nhiên, cũng cái quyền loại giống, chẳng hạn quyền phụ nữ, quyền trẻ em (droit des femmes, droit des enfants … thì người ta tạo nên những sự phân biệt không độc đóan và tíêu cực, đó là sự cần thiết để chúng ta cảm thấy được những con đường không bình đẳng của các quyền về loại giống và thể lý, tâm lý, từ những quyền trừ ra này là chứng minh bởi những sự không bình đẳng của bổn phận đến việc làm và sự phục vụ của sự phát triển xã hội và nhân loại . Có nghĩa chẳng hạn, phái nữ thì không thể đòi hỏi mình làm các việc nặng như phái nam, hay trẻ em cũng thế, hoặc bắt một người bệnh họan làm việc như một người khoẻ mạnh được, đó là vần đề thể lý và tâm lý như đã trên.

    Một cách nghiêm túc, chúng ta có thể lấy lại những lời phẩm nghị của Triết gia Platon. Ông nghĩ rằng chế độ dân chủ cung cấp sự bình đẳng đến cho những ai là bình dẳng cũng như cho những ai là không bình đẳng. Qua đó, có hai trình độ của sự bình đẳng, đó là quyền và đó là thẩm quyền (quyền hạn). Chớ gì chế độ dân chủ của chúng ta chắc chắc không còn có sự cảm thấy những khác nhau này, để cho phép chúng ta tôn trọng sự bình đẳng của quyền trong cái sự chấp thuận những sự không bình đẳng của quyền hạn hữu ích cho hết mọi người. Như Nietzsche đã là nhân chứng của sự phản kháng này chống lại cái tầm thường trong suốt chiều dài của hệ phổ học luân lý, khi ông khẳng định lời mình rằng phải bảo vệ bênh vực những người mạnh chống lại những kẻ yếu. Cách thức này qủa là rất nguy hiểm, song cách thức này không thể uốn cong ý nghĩ này. Đơn cử như câu nói của Mao Trạch Đông « sức mạnh của Đảng trên đầu súng » hay có thể nói sức mạnh của người mạnh trên đầu súng chống lại kẻ yếu. Vì nhân dân làm gì có súng mà chống lại Đảng.Và đây là cách thức mà các tay bạo chúa, độc tài, quân phiệt và cộng sản áp dụng triệt để với dân chúng tay không chống đối họ.  

    Để từ đây, Nhân Quyền xứng hợp với sự tự do và sự bình đẳng, nhất là sự phát triển của nó cho phép chúng ta vạch ra con đường dân chủ tiến bộ, hầu xử dụng cái hiệu năng phong phú và hợp pháp của người đối lập, là có tính cách khách quan chống lại những gì sai trái và tội ác của cái chế độ vô nhân đạo của  cộng sản.

 

III. HIỂU NHÂN QUYỀN TƯƠNG ĐỒNG VỚI NHỮNG QUAN NIỆM DÂN CHỦ

 

    Quả sự  phân loại Nhân Quyền và dân chủ là hai phàm trù hoàn toàn phân biệt rõ ràng, thì Nhân Quyền biểu lộ một đối kháng trong một chế độ : bởi vì chính xác hơn mà nói nếu chúng ta đi vào chọn một trong hai quan niệm đối kháng với quyền hành, thì thường là một sự điều giải giữa hai phàm trù này. Để quyền hành Nhà Nước không thể đu đưa giữa hai bổn phận tích cực của minh, là sự tôn trọng những quyền dân sự, le respect des droits civils, và bổn phận nữa cũng tích cực tôn trọng những quyền xã hội, le respect des droits sociaux của người dân. Nhưng trong thực tế, thì Nhà Nước như Hà Nội hầu như không bao giờ thể hiện được sự tích cực tôn trọng hai quyền này của dân Việt.

 Bởi một thể chế dân chủ như ngày nay, đương nhiên sáng tạo nên những cơ cấu mới này. Có nghĩa Nhà Nước chính xác được xây dựng trên hai xác thực của quyền hành này, nó xác định cho sự tiến bộ của việc cai trị.Thế đó, một sự tiến bộ nền tảng của dân chủ không vốn tại ngay lúc sáng tạo nên những bổn phận tích cực của Nhà Nước, hầu hữu ích cho những quyền dân sự, lý thực thì cần một sự giáo dục và học hỏi những quyền căn bản xã hội để cho mỗi một người dân có thể hiểu, rồi hưởng được những quyền dân sự hiệu nghiệm này. Để rồi từ đó những bổn phận tích cực của Nhà Nước có lợi cho những quyền xã hội, có nghĩa là sự tôn trọng những sáng kiến cá nhân và tôn trọng chung những quyền tự do thiết yếu của quần chúng, hầu phát triển xã hội dân sự cho những quyền xã hội thăng tiến luôn mãi trên đường văn minh tiến bộ.

   Quả như người ta muốn có được sự tiến bộ trong cái xác thực của các quyền hành bằng tính cách dân chủ, thì phải hiểu không chỉ là Nhà Nước nghĩ đến, mà cả những người đối lập nữa, hai bên cần  thương lượng cho những sự xem trọng các quyền này của dân, đây được xem là xây dựng trên sự cao thượng của hai bên. Trong mục đích này nó vừa xứng hợp vừa thích đáng, và lý do chính xác hơn, thì người ta dựa vào lý thuyết chính trị cho mỗi một thời thế để tôn trọng tư tưởng nhân quyền : như lịch sự, tế nhị, tính cách xã hội, quân bình và đồng nhất. Khi Nhà Nước và Dân chúng hợp tác với nhau cho một mục đích thăng tiến Đất Nước và hạnh phúc của người dân, đòi hỏi hai bên luôn có sự tưong kính và tôn trọng những quyền và thẩm quyền của nhau.

 

3.1. Sự Lịch Sự& Tế Nhị : Dân Chủ  Dân Sự Và Chính Trị

 

     Người ta khẳng định rằng việc đóng góp cho quan niệm mới của thời đại hôm nay, đó là bảo đảm một sự phân biệt rõ ràng giữa xã hội dân sự và Nhà Nước.  Như thế nguời ta xem đây là sự xem trọng nhân phẩm con người, không là theo ý Nhà Nước nhưng là theo ý dân. Vả nữa đây là phong cách lịch sự, tế nhị của dân chủ dân sự và chính trị nhân bản của thời nay.

    Tuy nhiên người ta quá thường giảm thiểu sự đối kháng nhị thức giữa cá nhân người dân và Nhà Nước. Từ đó người ta hạn chế bớt những quyền dân sự và những quyền chính trị, chính là những quyền thực chất của cá nhân người dân. Lý thực cái quyền cá nhân là một cái quyền ưu đẳng, hợp pháp phải cần được Nhà Nước tôn trọng luôn trong ý thức và trong các guồng máy chánh quyền. Quyền đó nên bộc lộ ngay từ buổi đầu mà những tự do của dân chúng được thể hiện và áp dụng vào xã hội, cũng như vào các công việc của họ.Vì khi Nhà Nước thực hành và tôn trọng các quyền dân sự này cho dân mình, thì tất nhiên phương sách chính trị hợp với lòng dân và đem đến cho Nhà Nuớc một sự hợp tác song phương được vững bền, tất nhiên nhờ vậy mà Nuớc Nhà mới thăng hoa.

    Nếu như Nhà Nước cứ khăng khăng bảo thủ lập trường mình, mà cứ hạn chế các sự tự do và quyền dân sự đó, thì Đất Nước khó thăng tiến. Vì xã hội dân sự đã là phần tử của trình độ cá nhân (góp lại), do đó, Nhà Nước phải bảo đảm cái độc quyền của những quyền hành riêng của chính trị dân sự này. Cũng thế, bên cạnh đó sự đòi hỏi tôn trọng xã hội dân sự, được xem là một sự xuất hiện bình thường của việc đòi hỏi chính đáng cái quyền tất nhiên của người dân, và xem đây là sự tôn trọng chủ nghĩa tự do mà một Nhà Nước Pháp Quyền, Dân Chủ Dân Sự phải thích nghi và đáp ứng nguyện vọng của người dân. Thế đó, tất cả những cái quyền chúng tôi nói này, không gì khác hơn là một sự đòi hỏi, một sự tôn trọng những quyền tổ chức nghiệp đoàn, những quyền đồng nhất văn hóa và khác biệt văn hóa, những quyền thiếp lập hội đoàn, hiệp hội, đảng phái đối lập vv. Bởi tất cả những quyền chúng tôi vừa nói đây, thì chúng ta thấy rõ ràng Hà Nội không theo đuổi chính sách thể chế « Dân Chủ Dân Sự », mà chỉ theo đuổi đường lối phi chính trị và phi nhân quyền, không thực thi và tôn trọng những quyền tất nhiên này cho dân chúng Việt Nam chút nào.

    Sự xác thực và khẳng định rằng những quyền dân sự và xã hội này gắn liền với chế độ dân chủ hay Nhà Nước Dân Chủ của thời nay. Bởi Dân Chủ là gì ? Dân Chủ định nghĩa là của dân.Hơn nữa nguyên nghĩa học của nó, là được cấu tạo và mặc lấy những cơ cấu xã hội do thị dân và chính trị với một nghê thuật cùng kỷ thuật cai trị và điều hành. Có thể qua cái nhìn và quan niệm này giúp chúng ta hơn cái ý nghĩa Dân Chủ và những gì Dân Chủ phải có cho dân Việt chúng ta thời nay.

    Nhất là, với quan niện Nhân Quyền vốn tại cho chúng ta lưu ý những gì là quy tắc, thì đó không phải là Nhà Nước nhưng là xã hội dân chủ. Những khoản uớc chung thường được biết đến trong chính trị, chính là những quyền tự do công chúng trong một xã hội dân chủ, nó vừa có tính cách hợp pháp vừa có tính cách nghiêm túc của Nhà Nước tôn trọng các quyền tự do này. Bởi đây là quan niệm căn bản cho ý nghĩa dân chủ tiến bộ mà một Nhà Nước văn hiến phải theo đưổi. Theo sự phân tích của chúng tôi, thì cái ước khoản này có hai chức vụ : thế công chống lại lý do Nhà Nước phi dân chủ hay là lý do không có Nhân Quyền.

    Bởi những sự tự do chỉ có thể phát triển trong sự sinh động của một xã hội dân sự mạnh mẽ, chính xã hội đó được Nhà Nước tôn trọng những quyền dân sự và sự tự do của dân chúng, và Nhà Nước đó biết xã thân phục vụ dân hết mình. Vai trò của Nhà Nước không phải là áp chế song là sự tương quan : có nghĩa là phục vụ dân, và chiếu kích quyền hành của Nhà Nước vốn tại trong cái khả năng phục vụ của mình, để ghi đậm những nét chữ thương dân, tạo sự hợp nhất và tôn trọng những đa dạng của văn hóa và các quyền lợi cùng quyền tự do của người dân. Chúng tôi đau khổ và buồn tê tái!  Hà Nội chưa làm được một điều tốt đẹp trên cho người dân Việt tí nào.             

     

3.2. Tính Cách Xã Hội : Dân Chủ Xã Hội Và Từng Phần Kinh Tế

 

    Qủa khi các nhà đạo đức hoặc các tư tưởng gia bình luận về các tự do mà nguời dân trong một xã hội bình thường không có, đây là một khuynh hướng thường thấy ở các Nhà Nước bảo thủ độc tài hay vi phạm. Lý ra Nhà Nước đó phải có sự tôn trọng các quyền tự do này, và cần thiết lập cho người dân mình. Như chúng tôi đã nói ở các tiểu luận trên, thì những quyền tự do này bản chất tự nhiên thuộc hẳn về xã hội. Và với quan niệm này người ta có thể nói một cách chính thức rằng đó là chiếu kích thực tế của các tự do. Thực vậy, những điều này tất cả bắt nguồn từ xã hội, hay có tính cách xã hội và đời sống dân sự.

    Vì thế người ta nhấn mạnh về những bổn phận tích cực của Nhà Nước, qua đó Nhà Nước trở lại cái trách vụ đưa ra một công việc, một chính sách và một phương trình chính trị tạo nên nhiều việc làm cho người dân, bảo đảm đời sống an sinh xã hội, bảo hiểm sức khỏe cho dân và lo nâng cao đời sống giáo dục cho dân vv. Một Chánh Quyền thương dân thật, đương nhiên các bổn phận này họ phải chu toàn đến nơi đến chốn cho dân mình. Thế đó, sự yêu sách của những quyền xã hội tự tạo nên bởi những tự do của việc làm, tự do của người làm, nhưng đáng lưu ý hơn, là một trong những quyền tự do này là sự tự do nghiệp đoàn. Điều này có nghĩa sự phát triển xã hội tất yếu có tính đối kháng : đó là  những quyền hành thuộc về lẽ sống của người dân, đó chính là những quyền hành nghiệp đoàn, quyền hành của các công nhân, của  các thợ thuyền, của những cán bộ, của những người tiêu thụ vv. Những cơ cấu nghiệp đoàn đa dạng cuả xã hội dân sự hữu ích này khi cộng tác với Nhà Nước, ắt người ta thường thấy đem lại những phúc lợi to tát cho người dân và Nhà Nước. Do thế, để thực hiện hoá các việc có tính cách xã hội dân sự này, đương nhiên Nhà Nước là người có trách nhiệm và bổn phận nâng đỡ, bảo vệ các quyền xã hội này chạy đều. Đây chính là nguyên tắc đem lại cho Đất Nước giàu mạnh và dân chủ, thế nhưng Hà Nội chưa làm được điều này cho Dân Việt chúng ta.

    Lý do Hà Nội chưa làm đưọc điều này, vì Hà Nội vẫn còn đeo đuổi mãi cái « xã hội chủ nghĩa » lỗi thời và vẫn còn đeo riết một chế độ độc Đảng và độc chiếm quyền hành, lại nữa tệ nạn tham những hối lộ, được xem như một chính sách thả lỏng của Nhà Nuớc, làm đình trệ và trở ngại cho công việc giao thương quốc tế, cùng kinh tế không thể nào phát triển mạnh được. Chúng ta biết những gì liên quan đến cái quyền đưa vào thị trường lao dộng hiện nay để làm quân bình cho cán cân kinh tế, là Nhà Nước cần tạo được sự uy tín với thương trường ngoại quốc, cũng như tạo khả tín với người dân minh. Lại nữa, Nhà Nưóc cần tạo nhiều việc làm cho dân chúng, cái quyền làm việc và có việc làm cần đi đôi với nhau. Do vậy, điều quá rõ ràng rằng những trách nhiệm phục vụ Đất Nước, là Nhà Nước và ngưòi dân đều được chia sẻ và gánh vác cùng nhau. Hơn nữa theo ý niệm đạo đức Nhân Quyền,  thì đây chính là sự tất yếu bổn phận của mọi người để xã hội con người được tiến bộ và phát triển mọi mặt.

    Nhìn lại Việt Nam hiện nay, đã một phần tư thế kỷ qua Hà Nội đi theo chính sách « đổi mới ». có nghĩa mở rộng thị trường kinh tế, nhưng phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Đảng Cộng muốn. Đúng hơn thị trường kinh tế phải ở trong chế dộ dân chủ tự do mới tươi nở được, vì nó là con đẻ từ chế độ dân chủ tự do này mà ra, tất làm phát sinh sự phú cường và hạnh phúc cho người dân. Thế nhưng những « Bộ Óc Trí Tối » của Hà Nội đi ngược đời và lội ngược giòng với định luật tự nhiên của tiến trình tiến hoá của nhân loại, nên Đất Nước cứ còn nghèo đói và lạc hậu, kém văn minh khoa học cùng kỷ thuật dài dài.

   Như đã nói trên, những yếu tố kinh tế của Hà Nội hiện thực không đủ phát triển mạnh, và những thành qủa của nền kinh tế cũng như tính cách khoa học kinh tế vẫn còn ì ạch, ì uởi như con « rùa bò »  so với Thái Lan, Mã Lai, không dám so với Đại Hàn và Đài Loan. Hà Nội không thực tế và dám đương đầu với thực tại, mà Nhân Quyền cùng thể chế Dân Chủ Tiến Bộ đòi hỏi Hà Nội phải dứt khoát rủ bỏ cái chế độ xã hội chủ nghĩa và độc Đảng lỗi thời phản lại tiến bộ và văn minh như hiện nay. Để từ đó trong thể chế Dân Chủ và trong tư tưởng Nhân Quyền mới cùng với Nhà Nước Pháp Quyền, hợp với người dân yêu chuộng tự do, ắt có được sự tương hổ và tương trợ trong những quyền tất nhiên và bổn phận đối với xã hội và Đất Nước của người dân, thì mới hy vọng đưa Việt Nam ra khỏi những bế tắc hiện nay, hầu Đất Nước mới có thể cất cao trên con đường chính trị và kinh tế, văn hóa cùng khoa học kỷ thuật với người ta.

   Thực thế những gì chúng ta tin tưởng vào các chiều kích kinh tế, trong sự học hỏi các quyền phổ quát đến sự phát triển, đưa chúng ta vào một giai đoạn thứ ba liên quan đến thế hệ thứ ba trong ý nghĩa Nhân Quyền mới hiện nay, mà chúng tôi bàn luận với Qúy Vị đây cho tiến trình dân chủ hóa cùng kính tế hoá  hoặc khoa học và kỹ thuật hoá mọi mặt và mọi phương diện cho Đất Nước Việt Nam thăng hóa.  

 

3.3. Những Sự Quân Bình : Môi Sinh Dân Chủ Và Triển Nở Kinh Tế

 

    Sự diễn tả « thế hệ thứ ba » của Nhân Quyền thường chỉ rõ những quyền mới. Thực điều này cho một cái quyền và luật quân bình môi sinh, có nghĩa là phát sinh những quyền mới được thích nghi với xã hội mới, với trào lưu mới cho quân bình với sự tiến hóa của nhân loại ngày nay, mà người ta thực hiện hóa những quyền mới nói này vào Quốc Gia của mình. Bởi thế một đôi khi người ta nhầm lẫn những quyền chỉ rõ này như những quyền chung, là quyền cộng đồng, nhưng trong lúc đó, những quyền mới này là Nhân Quyền, là một chiều kích căn bản thuộc về cá nhân được mở rộng và phát triển ra hơn.

    Do vậy để có một sự quân bình này đáng cho chúng ta lưu ý, đó là kinh tế và môi sinh của việc phát triển kinh tế phải cho người dân được tự do đầu tư cùng khai thác: nhờ đó nó mới  vượt qua được những biên giới và đến được với mọi người trong thế giới này (ý nghĩa kinh tế thị trường và toàn cầu hòa nằm trong quan niệm này). Đây vừa có tính cách những quyền cá nhân được triển nở trong một bổn phận hợp tác giữa người dân và Nhà Nước. Do thế, kể từ đây tôi là công dân của một quốc gia, thế nhưng mỗi một người cũng là công dân của thế giới, là đối tượng và chủ đích của những quyền và những bổn phận không hẳn đối với đồng bào mình thôi, song là đối với tất cả mọi người khác, những người ở xa xôi ở trong thế giới này.

    Thế đó, những quyền mới này là những quyền cần được áp dụng và trải rộng hơn cho việc toàn cầu hóa hiện nay. Những quyền mới này được đưa vào Nhân Quyền như sự hợp lý để người ta có thể thấy được cái hay, cái tốt của một phương sách chính trị tiến bộ. Những quyền mới này không đặt trọng chủ đề cá nhân nữa, nhưng trái lại, là một sự trải rộng do cái quyền mới này và cái bổn phận mới này qua những đa dạng khác nhau cấu tạo nên một xã hội phốn thịnh. Đề rồi từ xã hội đó, dần dần với thời gian người ta cảm thấy mình không những là công dân của một địa phương, song họ bước một bước nữa thì đến châu vùng, bước một nấc thang xa hơn thì minh là công dân thuộc về thế giới hoàn vũ.

    Như thế những quyền xưa và những quyền mới này là đối tượng của ý thức, với những cấu tạo của chính trị và kinh tế mở rộng của ngày nay, làm nên một sự khuyếch trương mới vượt qua khung cảnh của các Nhà Nước có tính cách địa phương và cục bộ. Thực thế, chúng ta thấy có thế hệ thứ ba trong tư tưởng nhân quyền kể từ lúc những quyền mới này càng ngày càng được trải rộng hơn, chưa thấy thu hẹp lại ở các Nước dân chủ tiến bộ. Lý hơn càng ngày vị trí của những quyền mới này có tính cách phổ quát và hoàn vũ. Chủ đích của quyền mới này không là mơ hồ, song nó đã tạo được sự vuợt qua từ sự giới hạn của Nhà Nước cục bộ, đến sự can thiệp và hợp tác của mọi Nhân Quyền tất yếu của ngày nay, đã tạo nên sự độc lập và trách nhiệm chung cho con người.     

  Muốn được một xã hội tốt đẹp như nói đây, thì những quy tắc này cần được đào tạo, học hỏi- nhưng với  thực tế, thì là một sự khó khăn không thể tránh được : bởi từ những khó khăn của xã, huyện, vùng, địa phương, sắc dân đa số, thiểu số, những cơ cấu siêu luật pháp và hiến pháp của Hà Nội hiện nay, họ thường hành động tùy tiện làm cản trở cho phương sách áp dụng kiểu xã hội mới nói này. Tuy nhiên để đạt đến một hiện thực này, tất nhiên đòi hỏi chúng ta phải làm chủ được những quyền và bổn phận này, vì đó là điều thiết yếu để chúng ta trở về lại với những quyền thiết thực này mà người ta xem thường hay quên lãng : đó chính là những quyền văn hóa và giáo dục, mà người dân Việt cần đòi hỏi cho bằng được những quyền này.

  Đất Nước Việt Nam và người dân có giàu mạnh, thăng tiến, nhân bản, hạnh phúc, an thái cũng nhờ vào sự tôn trọng và phát huy những quyền văn hóa và giáo dục này (như loại bỏ học thuyết Marx, loại bỏ sự giáo dục trẻ con lòng hận thù và đấu tố vv.)

 

3.4. Những Sự Đồng Nhất : Những Văn Hoá Dân Chủ

 

   Khi chúng ta đã có được cái quyền giáo dục (theo ý dân), tất nhiên sự hợp lý này xuất hiện những quyền xã hội. Thế nhưng dưới chế độ Hà Nội hoàn toàn không có được những quyền dân sự này, do thề những quyền văn hoá tất nhiên vẫn còn trong tình trạng là chậm tiến kém phát triển và lạc hậu. Cái quyền nguời dân đưọc tham dự mọi mặt vào văn hóa để thăng hoá mình và thăng tiến Đất Nước, thức nó nằm trong chiều tư tưởng của Nhân Quyền. Lý ra Hà Nội không nên có tính cách áp chế, cưỡng ép dân học theo chính sách giáo dục của Nhà Nước hay Đảng. Buồn thay một Đất Nước có gần 90 triệu dân mà không có được một đại học, trung học, tiểu học tư thục do người dân sáng lập ra. Bởi qua Tuyên Ngôn về quyền phát triển vào năm 1986, thì Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh đến cái quyền đồng nhất văn hóa này. Thế đó, các tôn giáo phải có được sự đóng góp vào sự giáo dục và văn hóa cho con cháu mình, thế nhưng cái quyền này đã bị Hà Nội tước đoạt. Vì với một chính sách ngu dân hóa, vô luân hoá, phi đạo đức, nay lại thêm Hán hóa, đã làm băng hoại bao thế hệ con dân Việt Nam.

    Cũng thế, cái quyền giáo dục và văn hóa này cũng liên quan đến các sắc dân thiểu số, liên quan đến các sắc dân khác sống trong Đất Nước mình, cũng như liên quan đến các người tàn tật, bệnh tâm thần vv. Tất cả những quyền này tạo nên sư đồng nhất văn hóa. Bởi sự xác thực văn hóa của Nhân Quyền cần cho chúng ta lưu tâm đến sự đồng nhất của những chiếu kích đa dạng về chủ thể cái quyền này, mà mỗi thành phần là cá nhân tham dự vào một thực thể : là gia đình, thành phần xã hội, chủng tộc, dân tộc vv.

    Như thế, chính văn hóa tạo nên sự đồng nhất của một dân tộc, và mỗi một người trong dân tộc này không cảm thấy mình lẻ loi. Cũng chính văn hóa thiết tạo nên sự sinh động của xã hội dân sự, là nơi sự gặp gỡ và hội tụ giữa những cái khác biệt căn cước. Một điều hệ trọng là người ta thường quên rằng văn hóa là nguồn gốc và nền tảng cho chế độ dân chủ. Chính quyền hành của dân tộc do người dân, thế nên văn hóa phải là đối tượng quan trọng cho chính sách của Quốc Gia. Nhất là, với những thể chế dân chủ mới hiện nay thì người ta hoàn toàn cậy dựa vào sự giáo dục và văn hóa. Chúng ta hãy xem Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Ý, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Nhật, Gia Nã Đại, Úc vv. : Nhờ đâu Quốc Gia họ tiến bộ về mọi mặt chính trị-kinh tế, khoa học- kỷ thuật một cách nhanh chóng, là vì họ biết tôn trọng văn hóa và đặt nặng cái quyền giáo dục người dân lên hàng đầu của chính sách Quốc Gia mình, và dùng một ngân sách lớn cho sư giáo dục đào tạo nhân tài, cùng trọng vọng và ưu đãi các giáo sư, giáo viên (xin quý vi xem thêm bài Thuật Tri Quốc và Giữ Nước. chúng tôi có bàn đến những sách lược này)

    Khi một chế độ xem thường văn hóa dân tộc cùng tước đoạt cái quyền giáo dục của người dân, tất đưa đẩy quốc gia mình đi đến sự lạc hậu, nghèo đói, bất ổn an sinh và lắm tệ đoan xã hội nảy sinh. Buồn thay và tủi nhục thay! Duới sự cai trị của Hà Nội, Việt Nam ta nằm trong số những quốc gia lạc hậu kém văn minh này và xã hội đầy dẫy tệ đoan cùng tội ác xảy ra từ ông cán bộ cao cấp đến người dân thường.

 

IV. DÂN CHỦ LÀ BIỆN CHỨNG PHÁP VÀ  SỰ TÔN TRỌNG NHÂN PHẨM

 

    Như chúng tôi đã nói thế hệ thứ ba này phát sinh từ trong tư tưởng Nhân Quyền, thế nên cho phép chúng ta cần nghĩ lại về  cái song quan luận của chế độ dân chủ trong những hướng luân chuyển  giữa : sức mạnh-yếu kém, ổn định-bất ổn định, khác thường-bình thường, uy quyền-đa số. Theo những tư tưởng gia kinh viện nghĩ rằng chánh quyền hay người cấm quyền thực, thì phải có bổn phận và sự hy sinh phục vụ dân. Vì hành động đó được xem như một nhân đức dân chủ tự do, tạo thành những nguyên tắc ổn định và sự hiệp nhất, cùng liên kết dân chủ đa nguyên (le pluralisme démocratique), để rồi được xem như sự tương đối. Vì vậy những sự phát triển kinh tế, chính trị và luật pháp hiện nay không thể đi ngược lại tính cách đa nguyên dân chủ, thế nên phải cần đến cái chủ nghĩa tương đối trong cái trật tự của lẽ tự nhiên, vì đây có tính cách đa số người dân ưa thích con đường dân chủ kiều này (xin dọc thêm bài  Chinh Trị Nhân Bản và Thuật Trị Quốc Và Giữ Nước).

    Thêm nữa, Nhân Quyền cung cấp những tư tưởng thiết yếu cho việc khai triển những biện chứng pháp này, bởi đó là sự tin tưởng một cái quyền con người, do thế cần hiện thực một sự đòi hỏi phải tôn trọng một cái quyền đối kháng hợp lý khác trong thể chế dân chủ đa nguyên của thời nay.

 

4.1. Những Tiêu Chuẩn Của Một Biện Chứng Pháp Xác Thực

 

  Những nhà dân chủ rất kính nể khi nhận ra ở Hegel là một tư tưởng gia lớn về lý thuyết dân chủ, bởi triết gia này được nhiều người thừa nhận là sự hữu ích cho chủ thuyết lý tưởng của Nhà Nước. Thế nhưng Hegel cũng là nguồn cảm hứng cho những chế độ độc tài, đảng trị. Tuy nhiên, nếu như người ta biết khảo nghiệm một vài điều kiện có thể cho phép thực hiện trong lịch sử (nhân loại) một tiến trình lý tưởng tự nhiên, rồi biện chứng pháp, thì người ta sẽ cảm thấy sự chính xác và sự hợp nhất của những phân tích này. Nói tóm lại, cấn có một nhu cầu để khả thể thực hiện cho những điều kiện nói đây. Tất cả những câu hỏi liên quan đến thể chế dân chủ lý tưởng, tất người ta nghĩ đến ngay đó là sức mạnh của các quyền xã hội được ẩn chứa trong ý muốn người dân.

   Quả như Dân Chủ được xây dựng trên những cuộc tranh luận của tư tưởng, của ngôn luận và cái tương quan của các sức mạnh, thì thành quả của nó là sự điều đinh, hoà giải và trọng ước, lúc đó chúng ta ắt hoàn toàn nằm trong triết lý tương đối (philosophie relativiste). Thực thế : Dân Chủ, thực chất dân chủ và giá trị của dân chủ, thì người ta cảm nhận và nhận ra đây là sợi dây tương quan giũa dân chủ và triết lý tuơng đối. Không có một thể chế nào đem lại cho chúng ta nguồn hy vọng là nó đưa đến sự hoàn hảo tuyệt đối cả. Do vậy, chúng ta có thể xem dân chủ là xây dựng trên biện chứng pháp với nghĩa xác thực của triết lý. Có nghĩa là trên sự phân tích một cách chi ly chính xác của các ly do của sư đối kháng, nó là diễn tiến của lịch sử tổng hợp, và thành qủa của một triết lý lý tưởng với nghĩa đạo đức và cái đẹp của từ ngữ này : có nghĩa là niềm tin vào sự tất yếu và cái khả thế  của những tư tưởng luật và các quyền con người, của sự công minh và công chính, và qua đó là sự thật. Sự kiện Dân Chủ đưa đến một niềm tin, đó là nhờ vào sự tiến bộ của sự xác thực Nhân Quyền. Nhân Quyền không dung túng và dung thứ cho những người độc tài, phi chính trị và vô đạo đức. Đúng hơn và lý hơn, thì Nhân Quyền tìm kiếm những nhu cầu tất yếu cho phẩm giá con ngưòi phải có : chẳng hạn các quyền tự nhiên, các quyền tất yếu mà một hữu thể con người đương nhiên phải có. Nếu không có các quyền này trong xã hội chính trị, thì dù thể chế nào đi nữa, thì cũng là sự mâu thuẫn tự nội tại của chế độ đó.

   Theo nhu cầu và điều kiện sống, chúng tôi thấy Marx và Hegel đã quên rằng mọi ngưòi có thể tạo nên những hệ thống xã hội và chính trị nhân. Những hệ thống đó duy trì nhũng điều kiện đối kháng của mỗi một sự mâu thuẫn cho đền những gì người ta cảm thấy được một sự tổng hợp đưa ra hợp lý trong một tư tưởng mới. Một cách cụ thể trong thể chế Dân Chủ có chiều kích đa dạng : mà ở đó ngưòi ta thấy hiện hữu của cái nôi đối thoại đích thực : như có đa đảng, có quốc hội hạ viện, thượng viện, làng xã, hương thôn, có hội đồng cố vấn luật pháp, tư pháp, hiến pháp, kinh tế, an ninh quốc phòng vv, và có những Ủy Ban Tư Pháp, Luật Pháp, Hành Pháp, Kinh Tế, Văn Hóa Giáo Dục vv, để đối kháng, để nhắc nhở cho những sự mâu thuần và sai lạc của Chánh Quyền và người cầm quyền.

   Thế đó, Nhân Quyền tích chứa chính xác những hợp lý đối kháng này, và vì vậy Nhân Quyền có thể được xem như là cái văn phạm của ngôn ngữ dân chủ và cái đòi hỏi của biện chứng pháp.

   Thể chế xã hội chủ nghĩa và cộng sản mà Hà Nội theo đuổi mấy chục năm qua đầy dẫy những sự mâu thuẫn tự nội tại lẫn ngoại tại. Đơn cử tước đoạt quyền tư hữu của ngưòi dân là mâu thuẫn với lẻ tự nhiên của con người về quyền tư hữu. Vì bài viết có hạn chúng tôi không thể đưa ra hết những sự mâu thuẫn mà Hà Nội cố tình vấp phạm. Hà Nội không thế  cải chày, cải chối được những sự vi phạm đến các quyền của con người và người dân mình.

 

4.2. Những Quy Tắc Đối Xứng : Sự Bất Khả Phân Của Nhân Quyền Được Bảo Đảm Nhờ Sự Chia Quyền Hành

 

    Qủa thực sự bất khả phân của Nhân Quyền xứng hợp với sự phân chia các quyền hành, trong lúc đó thì quyền hành phối hợp với Nhân Quyền do sự phân chia này. Lý do là một sự tập trung quyền hành dễ có thể tạo nên tất cả sức mạnh và quyền lực cho sự độc tài, và tước đoạt đi cái nhân phẩm con người, điển hình cụ thể như tính cách Đảng quyền cho Hà Nội tiếm hết mọi quyền hành.Cũng thế, hình ảnh và nhân phẩm con người sẽ không có trong một chế độ hoàn toàn chuyên chế độc tài, hoặc tự do phóng túng với các quyền lực và sức mạnh của một chế độ tư bản rừng rú (capitalisme sauvage), hoặc nữa trong chính thể tự do cực đoan (ultra-libéral), hay nữa là vô chánh phủ.

   Do đó mà Nhân Quyền đòi hỏi cho việc đối xứng và tôn trọng sự phân chia quyền hành, nhất là phải có một cơ quan quyền hành độc lập hằng theo dõi và kiểm sóat ba quyền Hành Pháp, Tư Pháp và Luật Pháp, hầu giúp Chánh Quyền đi vào con đường công minh và công chính cùng công bằng hay không vi hiến.

   Vì thế mà một thể chế dân chủ đa đảng, có sự đối lập là sự tương hợp với Nhân Quyền thời nay. Từ đó mới bảo đảm cho đời sống dân sự và các quyền xã hội cũng như những quyền tất nhiên của người dân được tôn trọng. Nhất là với sự tiến bộ và trình độ dân trí của các Nước Âu Mỹ thời nay, thì Nhân Quyền được người ta đánh giá như đó là các bổn phận của Chánh Quyền phải thực thi cho người dân. Cũng thế, cùng một thời gian đó là sự bất khả phân của các quy tắc Nhân Quyền, tiếp là sự đa dạng và khác biệt các hình thái quyền hành, như có tính cách dân chủ theo kiểu Liên Bang hay Hương Thôn và Làng Xã, được xem là sự tản quyền trong chế độ dân chủ thời nay, cái đẹp của nó có thể vượt qua sự phân chia ra ba quyền Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp theo phương thức vừa cổ điển vừa tân thời. Điển Hình Thụy Sĩ là Nước Dân Chủ trực tiếp theo chế độ Liên Bang, quyền hành thục sự ở người dân và các làng mạc, quận huyện, thành phố. Chẳng hạn như Chánh Phủ Liên Bang, Thành Phố, Hay Quận Huyện, Làng Xã có một kế hoạch, hay một chính sách gì hoặc thêm một đaọ luật đều phải hỏi ý dân qua cuộc bỏ phiếu kín, và trưng cấu dân ý. Chánh Phủ không dám làm càn khi chưa được hội ý và sự chấp thuận của dân chúng.

   Do thế, sự tương quan và liên hệ giữa quyền hành Nhà Nước và các quyền hành khác của người dân luôn được đối xứng và tôn trọng theo chính sách tôn trọng Nhân Quyền cả hai phía. Và đây là những lý do mà nhiều Nhà Nước tiến bô dân chủ Tây Phương hằng theo đuổi và áp dụng cùng thực thi trong đời sống xã hội của Đất Nước họ.

 

4.3. Những Nguyên Tắc Bổ Trợ : Tiêu Chuẩn Của Sức Mạnh Dân Chủ Cho Một Quyền Hành

 

   Với tiến trình văn minh của nhân loại, nhất là tiến trình dân chủ của thời đại nay cộng với sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật và sự nhận thức tình thế của người dân hiện nay, thì những phương sách chủ nghĩa xã hội cộng sản, kiểu củ rích như Bắc Hàn. Trung Cộng, Cu Ba, Việt Nam còn tốn tại, thì hoàn toàn không thực tế chút nào với thời nay. Cho dù họ có vá víu, chắp nối, nữa nạc nữa mở theo tư bản vẫn là không thực dụng, mà chỉ làm cho Đất Nước lạc hậu và theo sau người ta luôn mãi. Bây giờ mà con độc đảng, hay kiểu nói « còn Đảng còn công an nhân dân tồn tại », thì càng ngày càng đem Đất Nước xuống hố thẳm nghèo đói thôi! Do đó quyền hành Nhà Nước cần phải tản quyền, Hiến Pháp cần có đa đảng và được chiếm hữu bởi những quyền hành khác, đó mới chính là hợp lẽ, hợp lý và hợp pháp của xu hướng thời đại khoa học kỷ thuật hôm nay.

   Đảng cộng sản không là thần thánh, nên đã vấp phạm biết bao sai lầm, do vậy không thể bắt dân chúng suy tôn Đảng cách phi lý. Nếu Đảng còn chút tự trọng, thì không thể cứ khăng khăng mãi độc quyền, độc đoán cai trị dân. Như bao lần chúng tôi đã nói không ai có quyền độc tôn quyền hành để trị quốc và xây dựng Đất Nước. Bởi vì cái linh động của ý nghĩa cái quyền (nhân quyền) nó không chỉ liên quan đến các quyền hành của Nhà Nước hay người cầm quyền, nhưng là của toàn thể nguời dân, bất luận giai cấp nào, đếu có cái quyền đóng góp vào lãnh vực chính trị và phục vụ cùng xây dựng Đất Nước mình.

   Qủa khi chúng ta nhận thức quyền hành được xem như một năng lực của một ý tưởng cái quyền của người dân, thì sự đóng góp toàn diện tài trí, khả năng vật chất và tinh thần sẽ đem đến sự phồn vinh mau chóng cho Đất Nước. Thực vậy cái quyền đó là một sức mạnh vừa tâm linh và vật chất, được cấu thành để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong một trật tự xã hội. Thực thế, con người được diễn tả như một biểu hiệu của kiểu mẫu xã hội, qua đó con người hợp tác với nhau để đưa đẩy xã hội thăng hóa. Do thế, xã hội đòi hỏi một sự thực hiện, nên quyền hành người dân được bắt rễ trong ý tuởng này, mà nó được sinh thành để hoàn tất sứ vụ mình. Thế đó quyền hành của người dân là khuôn mặt của xã hội thời nay, mà người ta gọi là dân chủ.

   Qủa một quyền hành nảy sinh từ tư tưởng cái quyền (dân), thì nó thật là thực, là chính đáng và hợp pháp cho những người công dân. Cái quyền này đã được phổ biến rộng rãi và được tôn trọng trong nhiều Nước Dân Chủ Tiến Bộ : như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Nhật Bản vv. Thật buồn thay cái quyền của người dân Việt sống duới chế độ Hà Nội vẫn chưa có được cái quyền hành thực tế này, để mau chóng đưa Việt Nam trên đường phú cường và văn minh.

   Để hiểu được cái quyền hành này, chúng tôi xin giải thích rằng : quyền hành không thể tách biệt với người dân, còn chánh phủ (tổng thống, thủ tướng) chỉ là người phục vụ tiếng nói của quần chúng, đó chính là tạo nên xã hội và thể chế dân chủ tiến bộ. Vì vậy mà Nhà cầm quyền có sứ mạng tôn trọng và bảo vệ cái quyền hành này của người dân, ví nó là sự tạo nên các tự do dân sự và xã hội, làm sinh động đời sống an vui, hạnh phúc của toàn dân.

   Do thế, sứ mạng của Chánh Quyền và Nhà Cầm Quyền là tôn trọng sự phân quyền và cái quyền căn bản này trong việc thực hiện hóa vào đời sống xã hội người dân mình. Vì khi thực hiện hoá việc này, thì bảo đảm được sự hiệp nhất và đoàn kết Quốc Gia, vả nữa hiệp nhất được Hiến Pháp Quốc Gia cùng sức mạnh cho Quốc Gia. Nhất là tính bất khả phân của cái quyền này phải được công bố một cách công khai, chính thức hoá trong Hiến Pháp Nhà Nước, và trong sự tiến bộ cùng văn hiến, nhờ vậy mà tính bất khả phân tương xứng cho sư phân chia và tách biệt các quyền hành của thể chế và guống máy Nhà Nước.

    Một xã hội dân chủ thực sự, khi mà Quyền Hành, Luật Pháp và Hiểu Biết, là nền tảng của sư tương quan của người này với người khác, của chánh phủ với người dân, có nghĩa là được hổ tương và tôn trọng nhân phẩm của nhau. Một nền dân chủ phong phú, có nghĩa là người này và kẻ nọ làm hài lòng nhau, có nghĩa là chánh phủ và người dân ký kết với nhau một thỏa uớc tinh thần làm cho sinh động xã hội, và làm cho Đất Nước thăng tiến. Qủa thực khi Nhân Quyền và những quyền căn bản được tôn trọng thì lúc ấy Đất Nước mới có sự tiến bộ, và người ta khám phá ra rằng : Đất Nước muốn cất cánh bay cao, có sự phú cường và văn mình, đương nhiên phải đi theo con đường Dân Chủ tiến bộ  và Nhân Quyền mới này.

    Từ đó khi người ta gọi là Nhà Nước Dân Chủ, thì có nghĩa Nhà Nước phụng sự tốt đẹp những cái quyền đa dạng này của người dân, cùng một lúc Nhà Nước luôn hướng về những nguyên tắc và tiêu chuẩn của thể chế dân chủ. Để rồi làm cho sinh động những cái quyền dân sự và xã hội này của ngưòi dân triển nở,  hầu Quốc Gia mới được ổn định về mọi mặt chính trị, kinh tế và xã hội… Quyền Hành chánh phủ không phải là ở trên đầu dân nhưng là sự phục vụ.Vai trò của Chánh Phủ là hợp tác và nhận ra những năng quyền khác của nguời dân : có nghĩa những năng lực về tinh thần, tâm linh, đạo đức, khoa học, văn hóa là vượt lên trên Chánh Phủ và Nhà Nước, nhờ qua chúng mà Nhà Nước có được sự bảo đảm hợp pháp, đúng luật và dân chủ.

   Một Nhà Nước Dân Chủ Hay Pháp Quyền tất nhiên không thể tập trung tất cả quyền hành vào cho mình, cho Đảng mà phải tản quyền, phân quyền, chia sẻ quyền hành trong ba cái quyền Hành Pháp, Tư Pháp, Luật Pháp cùng chia sẻ trách nhiệm và cộng tác với nhau … Lý thực, những cái quyền này chỉ được thai nghén trong chế độ Dân Chủ tiến bộ.

 

V. NHỮNG THAI NGHÉN CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ

     

    Qua những từ ngữ trên mà chúng tôi vừa trình bày cùng qúy vị, là đem đến cho chúng ta một cảm thức thảo luận vào bên trong chế độ dân chủ. Đất Nước khi (nếu) có thể chế tự do, thì mang lại một sự tương quan giữa nhà cầm quyền và người dân, lúc đó hằng có khuynh hướng tôn trọng ý kiến của nhau để xây dựng thực thể một xã hội dân chủ nhân quyền. Tự nhiên khi ấy nó đòi hỏi chúng ta một tâm tư biết người và biết ta. Biết ta và biết những yếu điểm của Đất Nước chúng ta hiện tại, để mở trí óc và sự nhận thức ra mà học hỏi những cái hay, cái đẹp của nguời, hầu đưa đẩy Nước Nhà trên đường phát triển mọi mặt : từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, xã hội vv.

    Từ ý này, thực lòng chúng tôi xin đề nghị cần có một Bộ đặc trách nghiên cứu và thẩm tra hay điều nghiên những yếu điểm của Đất Nước : Tại sao với thế kỷ 21 rồi mà Dân Việt vẫn còn nghèo đói và lạc hậu : nguyên nhân nào ? Hay Nam Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba..: tại sao họ vượt mặt quá xa chúng ta về nhiều lãnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỷ thuật : lý do nào ?      

    Thật thế,  là dân chủ thì phải có tiếng nói đối trọng và đối lực với Chánh Quyền, với Nhà Nước. Do đó chúng tôi nghĩ cần có một thứ quyền hành nữa được thiết lập : đó là Ủy Ban Tư Vấn và thêm cái quyền hành thứ tư nữa mà chúng tôi đề  ra tư tưởng đây với quý vị và Dất Nước, hầu làm lực đối trọng với Nhà Nước trong tiến trình đạt đến thể chế dân chủ tiến bộ và nhân quyền mới.

 

5.1. Hướng Về Quyền Hành Thứ Tư : Ủy Ban Tư Vấn

 

    Đứng trước những uy quyền của Nhà Nước, thì cấn có một Ủy Ban Tư Vấn có những điều kiện kiểm soát, theo dõi các hoạt động hay những thành quả việc làm cũng như những sai lầm của Nhà Nước có thể nguy hại đến Quốc Thể và sự sinh tồn của Đất Nước. Vi việc làm này tương hợp với chế độ dân chủ, và là lẽ sống cùng hạnh phúc và an thái của người dân. Đất Nước chúng ta hiện thực thiếu hẳn một việc trầm trọng theo tính cách dân chủ như chúng tôi đã bàn qua. Dù Hà Nội có Quốc Hội, thế nhưng Quốc Hội của họ qúa yếu kém trong tính cách mình là đại diện và tiếng nói trung thực của người dân. Lý ra những người đại diện Lập Pháp này, họ có thể được xem là người hiền triết của Quốc Gia, và họ đóng một vai trò hệ trọng, là người sáng tạo nên Luật Pháp và quyền cùng quyền lợi của người dân (Nhân Quyền). Nhưng Quốc Hội của Hà Nội chỉ là con rối, gà gật của Đảng cộng mà thôi, không làm được gì hữu ích cho Nước Việt chúng ta.

   Thế nên hơn bao giờ hết, người dân Việt nhanh chóng lập ra một Uy Ban Tư Vấn cho mọi vấn đề và  những nan giải của Đất Nước ta hiện tại. Ủy ban Tư Vấn này có thể được quy tụ mọi thành phần và giai cấp trong xã hội. Họ là những người khôn ngoan, đạo đúc và thực lòng yêu Đất Nước chí tình : họ có thể đảm nhận nhiều lãnh vực : từ chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo vv. Ủy Ban Tư Vấn này có tính cách độc lập, để phục vụ người dân và Đất Nước Việt Nam một cách hữu hiệu. Họ là tai mắt, tay chân và trí óc của người dân Việt để xây dựng và kiến tạo cho Nước Việt phú cường cùng hanh phúc an thái.

   Do thế, với thời đại văn minh kỷ thuật như hiện nay, tất Đất Nước chúng ta cần có một Ủy Ban Tư Vấn như thế này, hầu có thể theo kịp những tiến bộ của khoa học kỷ thuật, cũng như theo kịp sự tiến triển của khoa học kính tế, hầu Dân Tộc mới đặc hưởng được những quan niệm của sự phát triển và mở mang của đà tiến nhân loại như ngày nay. Đúng hơn cái quyền hành thứ tư của Ủy Ban Tư Vấn này, chỉ là hành động những điều cụ thể  trong nhận thức những tự do mới của các công dân. Những tự do này là những tự do tham dự vào cái quyền tạo nên xã hội dân sự và chính trị. Họ hành động như thế cũng bởi lý do cái quyền tham dự vào chính trị, và cái quyền xây dựng xã hội cùng Đất Nước của mình thôi. Chớ không phải như Hà Nội cưỡng chế ép buộc dân rằng « yêu Nước là yêu xã hội chủ nghĩa », để rồi cái xã hội tệ hại này đã kéo dân Việt xuống hố thẳm đói khồ và chậm tiến ngót hơn nữa thế kỷ nay !

   Như chúng tôi đã nói nhiều lần, thực là dân chủ, đó là trong ý nghĩa người dân có các tự do tham dự vào chính trị, và đây là một cái quyền tối thượng của người dân. Chánh Quyền phải nhận thức cái quyền sống của dân, cái quyền tham dự vào những giá trị xã hội chính trị cấu tạo nên những tài sản chung của cha ông, của làng xóm, khu phố họ, của cộng đồng họ hoặc của quê hương và quốc gia họ … Người ta có thể nói sự hiểu biết mới về những quyền của người dân (Nhân Quyền) này là lẽ tất nhiên và lẽ sống của hai phiá Dân và Chánh Quyền. Người ta cũng nhận thức rằng người dân có quyền trở nên một người sáng tạo văn hóa, có nghĩa muốn nói rằng đây là chân lý của cái quyền con người.

 

5.2. Tự Do Là Quyền Lợi Của Dân

  

    Tự do phải trở thành một quyền hành thứ tư của người dân, là độc lập và tối thượng, chẳng hạn quyền tự do báo chí và ngôn luận được xem là hàng đầu và thiết yếu hơn hết. Nó được thai nghén và phát xuất từ dân chúng, nhất là tự do báo chí và ngôn luận là chiếu kích của văn hóa. Hơn nữa, Tự do ngôn luận và báo chí của người dân, thì nó nằm trong chiều hướng sự chạy đều của dân chủ dưới sự kiểm soát và hợp tác của Nhà Nước cùng người dân : vì một thế chế chính trị hoặc quyền lực chính trị chỉ hợp pháp trong chiếu hướng được kiểm soát do dân theo tính cách dân chủ, hay nói cách khác là sự kiểm soát của thế chế dân chủ. Thế đó Nhà Nước cần hợp tác với người dân trong lãnh vực này.

     Đất Nước chúng ta thiết thực cần tạo nên một kiểu mẫu, một lớp người trong sạch cho cái quyền hành thứ tư này để có đối trọng và đối lực với ba quyền Lập Pháp, Tư Pháp và Hành Pháp, là một hình thức dân chủ thực tiễn, để nói lên tiếng nói trung thực của lòng dân muốn. Những Nước Dân Chủ Trực tiếp Như Thụy Sĩ, thì cái quyền hành thứ tư này rất hiện thực làm e dè cho các đấng cầm quyền khi có hành vi vi hiến, hay các việc làm tổn hại đến Quốc Thể, và quyền lợi của người dân Thụy Sĩ. Không Như Đảng cộng và Phỉ quyền Hà Nội muốn làm gì thì làm, ăn hối lộ, tham nhũng cướp bóc của dân bao nhiêu tùy thích, tùy tiện. Phản dân Chủ và vô Luật Pháp đến thế là cùng.

    Cái sinh động của cái quyền hành thứ tư này là giúp cho Đất Nước loại bỏ dần những tệ đoan xấu của người cầm quyền, và là cái đặc trưng hiệu quả của thế chế dân chủ có thể ngăn cản được chủ nghĩa quân phiệt, độc tài, chuyên chính và các tay bạo chúa, khát máu dân.

A. Các cơ quan và phương tiện của truyền thông và báo chí được lập nên là vì Dân, vì Nước, họ có đủ khả năng đưa tin cho quần chúng. Có nghĩa là những việc làm có tính cách khách quan trong sự phân tích, thu nhận, điều tra các tín tức thời sự, hay các biến cố, từ đó các nhà văn, nhà báo phải mang tâm tình cởi mở và ngay thẳng, lương thiện của một sự mạng nhà báo. Nhất là họ phải hoàn toàn độc lập, vì cái nghề nghiệp báo chí, truyền thanh và truyền hình, đòi họ không lệ thuộc và nghiêng bên này hoặc bên nọ  do quyền lợi cá nhân, đảng phái, bè phái. Cái đạo đức của nghề nghiệp và cái sứ mạng là tiếng nói trung thực của người dân, đương nhiên đòi hỏi họ có trách nhiệm và nghĩa vụ của một nhà báo chính trực. Bởi danh dự của nghề nghiệp, họ cần sự truy tầm, khảo sát và điều tra sự thật. Nhất là đặt ý thức lương tâm trong chức nghiệp của mình bằng một sự tự đào tạo nghề nghiệp, vì đó là sự đòi hỏi cho việc phục vụ tất cả các nhu cầu và yêu cầu của quần chúng. Nhà báo như thế mới thực xứng cho cái quyền hành thứ tư, mà nguyện vọng của dân chúng mong ước thấy ở nơi các Nhà Báo Việt Nam trong Nước cũng như Hải Ngoại ngày nay. 

B. Các nhà Khoa Học Kỷ Thuật và Nhân Văn cần được Nhà Nước ưu đãi trọng dụng và cho họ những công việc thích hợp với sở trường và môi trường tìm kiếm, khảo cứu và phát minh của họ. Lý thực họ góp phần trí tuệ mà những gì chế độ dân chủ ủy thác những quyền văn hóa cho họ, để xác thực công việc phát triển và phát huy Đất Nước. Một Nhà Nước xem thường trí thức và không biết xử dụng sự hiểu biết các lãnh vực khoa học, một cách đặc biệt trong lãnh vực các khoa học về xã hội, thì tạo nên một sự hoang phí kinh khủng các chất xám và tài năng của Đất Nước. 

   Chúng ta thấy rằng tại sao các Nước như Đức, Pháp, Anh, Ý, Nhật, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Áo, Đan Mạch, Gia Nã Dại, Úc Đại Lợi,Thụy Điển, Bỉ, Na Uy nhất là Mỹ, họ tân tiến, phú cường và văn minh hơn các nước khác. Lý do đơn giản là bởi họ có một thề chế dân chủ được xem là hơàn hảo, sau là họ biết trọng dụng các nhà khoa học kỷ thuật. Nói tóm lại họ trọng nhân tài và ưu đãi người trí thức. Vì vậy sự cần thiêt tột bực này, đựợc xem là công việc đạo đức cho các nhà khoa học và nhân văn có sự chia sẻ tri tuệ của mình trong cái quyền văn hóa, hầu xây dựng Đất Nước vậy.

C. Những tác nhân kinh tế : như giám đốc các hãng xưởng, nhà máy, các hội đòan chủ nhân và các nghiệp đoàn cùng các hiệp hội người tiêu thụ và sản xuất …, được thiết lập do tính cách dân chủ dân sự. Họ đóng góp rất lớn cho tài sản Quốc Gia thêm giàu mạnh. Như chúng tôi đã nói họ được xem là một loại quyền hành thứ tư, có tiếng nói đối với Đất Nước và Dân Tộc. Thế đó, những quyền lực kinh tế cầm nắm một hiểu biết về xã hội, và giúp Đất Nước phú cường, thế nhưng Hà Nội chưa xem trọng cái quyền lực kinh tế này làm giàu mạnh cho Đất Nước. Cho dù Hà Nội có « đổi mới kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa », thì Đất Nước vẫn lạc hậu và còn mãi nghèo đói hiện hữu. Vì Hà Nội đi ngược với bản chất của kinh tế thị trường. Bởi kinh tế thị trường phải ở trong chế độ dân chủ mới thăng hoa triển nở. Nói lý hơn, kinh tế thị trường là con đẻ của dân chủ như chúng tôi đã nói qua.

   Nếu Hà Nội muốn tránh khỏi những quyền hành kinh tế lãnh đạo chính trị (chính sách) của Nhà Nước, thì họ phải đồng hoá các quyền hành với quyền hạn, hay thẩm quyền của kinh tế phải đi vào trong con đường tranh chấp dân chủ thôi. Hà Nội muốn Nước Nhà thăng tiến và có thế đối đầu với Trung Cộng, thì chỉ có con đường này giúp Hà Nội thoát khỏi cái mớ rối của sợi chỉ thắt cổ mình, và tránh cho Đất Nước khỏi bị tình cảnh Hán Hoá, diệt vong.

D. Vai trò tôn giáo và các đấng bậc lãnh đạo tôn giáo cùng tinh thần rất hệ trọng cho một tiến trình Đất Nuớc thăng hóa. Trong một quê hương hoàn toàn thống trị bởi một chế độ chuyên chính độc tài, thì người ta nhận ra tiếng nói giá trị ngàn cân của các đấng lãnh đạo tôn giáo và tinh thần, có tầm ảnh hưởng đến quần chúng rất mạnh. Có nghĩa khi các ngài xã thân gióng tiếng nói bênh vực công lý, nhân quyền và nhân phẩm của người dân. Ở đây chúng tôi nghiêng mình kính phục và cảm phục Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Người Lãnh Dạo Tinh Thân anh dũng : vì Đạo, vì Dân, Vì Nước. 

   Vì người dân trọng vọng ở các ngài không phải ở chức phẩm, quyền cao, mũ đỏ áo vàng, áo trắng, nhưng là tiếng nói bênh vực sự thật, giúp đỡ kẻ cô thân cô thế, chia sẻ tất cả những khó khăn với giáo dân, đạo hữu. Nhất là chúng sinh thấy các ngài là người đạo hạnh, là hình ảnh Chúa Phật tại thế mà họ có thể tin cậy, rồi đặt lòng tin của mình nơi các ngài trong mọi phương diện của cuộc sống trần gian. Mong rằng các ngài là Chúa Phật tại thế như kỳ vọng của chúng sinh! Đừng để chiếc áo mình mặc không thể làm nên thầy tu. Lý thực các ngài là người trung gian thường trực trong lòng dân tộc, tạo nên sự hiệp nhất của dân chúng, và cho phẩm giá của người dân được tôn trọng.

    Đẹp thay các ngài sẽ là tai mắt, môi miệng bảo vệ, giữ gìn những giá trị đạo đức, luân lý và văn hóa truyền thống của Dân Tôc Việt ngàn đời của chúng ta.

 

5.3. HƯỚNG VỀ SỰ BÊNH VỰC QUYỀN DÂN SỰ  VÀ LÃNH THỔ CÙNG GIA SÃN VĂN HÓA

 

   Quả thực trong chiều hướng xác thực khai triển tư tưởng Nhân quyền, đương nhiên phải tranh đấu bênh vực các quyền dân sự và công lý cùng sự thật, trong đó có các quyền bất khả xâm phạm, quyền xã hội, quyền văn hóa và giáo dục mà chúng tôi đã bàn qua với qúy vị. Ở đây chúng tôi muốn thưa chuyện với quý vi thêm một cái quyền Lãnh Thổ, Lãnh Hải, Quyền Sự Sống, Quyền Gia Sản Văn Hóa, chúng được kếp hợp duy nhất với Quốc Gia trong trách nhiện chung của Nhà Nước, của quân đội hợp với toàn thể người dân cùng chung bảo vệ. Thực vậy, đây là cái nhìn thực tế, và là sự thiết yếu cho vần đề yếu kém đẩy mạnh tiến trinh dân chủ hoá hiện nay.

   Hơn bao giờ hết Hà Nội hãy nghĩ đến tiền đồ Dân Tộc cùng sự tồn vong của Đất Nước mà mở rộng hơn các quyền căn bản và các quyền dân sự và xã hội cho người dân Việt. Nên thực thi công lý và công minh, chân thật hợp tác với người dân, để tạo nên thứ vũ khí hợp nhất chiến đấu, dành lại những phần lãnh thổ, biển cả, quần đảo chúng ta đã mất. Muốn có được con đưòng sống an hoà và tiếng thơm để lại cho hậu thế, thì Hà Nội chỉ có con đường sống với dân, vì dân mà mình bảo vệ và chiến đấu cùng họ. Mong lắm thay Hà Nội sẽ chọn đúng con đường mình đi cho tiền đồ của Nước Việt.

    Không có thời nào và lúc nào người dân Việt mong muốn đưọc tự do và nhân quyền như bây giờ : một xã hội tự do, thì mới có thể phát triẻn tối đa các nhân quyền cho dân Việt, chính đây là nhu cầu bình thường chung cuả các tự do, chứng minh và thể hiện cho một Quốc Gia Dân Chủ.  Có nghĩa thể hiện như một sự tôn trọng người dân minh bằng con đường chọn lựa chủ nghĩa dân chủ tự do cho dân.  Một Nhà Nước Dân Chủ mà càng ngày càng tăng trưởng các tự do tham dự chính trị, các tự do kinh tế, các tự do sáng tạo và ngôn luận, tôn giáo…, thì đuợc xem là sự kiến tạo hòan hảo cái sinh động của nền dân chủ cho Đất Nước mình.

 

VI. TÂM TÌNH KẾT LUẬN

 

    Những gì chúng tôi đã nghiên cứu, học hỏi, quan sát, thu nhận, sống và cảm nghiệm những cái hay, cái đẹp cũng như cái tồi tệ của các chủ thuyết, của các chế độ dân chủ nhân bản, và cộng sản phi đạo đức và vô nhân đạo trong mấy thập niên qua cho chúng tôi một kinh nghiệm sống thực tế và hữu ích. Để rồi từ đó, chúng tôi xác tín rằng ở đâu người ta áp dụng chế dộ dân chủ tiến bộ và nhân quyền được tôn trọng, thì Đất Nước và người Dân ở đó văn minh và phú cường, cùng an thái và hạnh phúc. Và ở đâu còn độc đảng và đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa và quân phiệt, thì Đất Nước ấy lạc hậu và người Dân chỉ có nghèo đói, không nhân quyền, và nhân phẩm thì bị chà đạp. Đây qủa là một sự thật hiển nhiên mà thiên hạ ai cũng thấy rõ như ánh sáng mặt trời.

   Từ những mục kích và kinh nghiệm sống này, cũng như những gi chúng tôi đã học hỏi và khảo sát, điều nghiên bao tháng năm qua, để từ đó chùng tôi viết lên những bài biên khảo, nghị luận hầu «   Tất Cả Cho Việt Nam, Cho Đồng Bào Việt Nam ». Chớ gì Hà Nội nhận thức được tầm quan trọng này, mà thay đổi thế chế và áp dụng những phương sách hữu ích có lợi cho Đất Nước và cứu nguy Dân Tôc Việt Nam chúng ta.

   Không có một chế độ tàn bạo nào khi đi ngược lòng dân mà mãi mãi được trường tồn-không có tên bạo chúa nào mà không bị đời kinh tởm và lòng dân oán hờn cùng nguyền rủa. Mong Hà Nội tỉnh thức được chân lý ngàn đời này, sớm giác ngộ và mở ra con đường dân chủ nhân bản và nhân quyền mới cho Việt Nam. Để rồi gần 90 chục triệu con tim và khối óc cùng hợp lòng tái xây dựng và phục hưng Đất Nước Việt Nam, chúng tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ giàu mạnh, người dân sẽ an thái và hạnh phúc.    

                                                                                                            

                                                                                                                     Nam Giao Lê Thiện Bình       

                                                                                                                      

NHỮNG SÁCH BÁO THAM KHẢO

 

  J. Binde  « La nouvelle démocratie, d’une et indivisible la République est applelée à devenir plurielle et ouvert, dans Le Monde », 27.06.1987.

  G. Burdeau « La Démocratie », Ed. Seuil, Paris 1986. 

   Pierre Clastres « La Société Contre L’État », Ed. Minuit, Paris 1974.

   Cohen-Tanugi « La Métamorphose  De La Démocratie », Ed. Jacob, Paris 1999.

  Conseil de l’Europe « Démocratie Et Droits De L’Homme », 2008.

   Kelsen « La Démocratie, Sa Nature-Sa Valeur », Ed. Enomica, Paris 1929-1988.

   Kolm « Les Elections Sont-Elle La Démoratie ? », Ed. Cerf. Paris 1985 et « Le Contrat Social Libéral. Philosophie Et Pratique Du Libéralisme ». Ed. PUF., Paris 1989.

   Lefort « Essai Sur Le Politique », Ed. Seil, Paris 1999.

   Ricoeur « Du Texte A L’Action. Essais D’Herméneutique II », Seuil, Paris 1986.

   Viện Luật Học « Hiến Pháp Nưóc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Tập I Và II », Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1985.
    Viện Nghiên Cứu Viễn Đông, Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô « Bản Chất Tư Tưởng-Chính Trị của Chủ Nghĩa Mao »,  
       Nhà Xuất Bản Sách Giáo Khoa Mác-Lênin, Hà Nội 1979.