Tác giả và Tác Phẩm

Nam Gia Lê Thiệ Bình : GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ NHÂN QUYỀN

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ NHÂN QUYỀN

 

KÍNH TẶNG ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ, LUẬT SƯ LÊ THỊ CÔNG NHÂN VÀ GIÁO HỘI VIỆT NAM CÙNG NHỮNG ANH CHỊ EM TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN 

 

I. VÀO BÀI

   

    Những biến động và biến cố đau thương xảy ra trên Quê Hương Việt Nam chúng ta trong những năm tháng vừa qua của Giáo Hội Việt Nam, làm chúng ta bàng hoàng, xót xa, rồi hằng quan tâm và hiệp thông với Giáo Hội và Đất Nước. Đó là những chuyện xảy ra từ Tòa Khâm Sứ, Giáo Xứ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và Đồng Chiêm : máu mục tử của các Linh Mục và giáo dân đã đổ ra để tranh đấu cho công lý và công bình. Nhưng đúng hơn nhìn với nhãn quan pháp lý xã hội cùng một cái nhìn đạo đức luân lý của thời đại  nay, thì đây chính là sự tranh đấu Nhân Quyền. Có nghĩa đòi hỏi chế độ bạo ngược Hà Nội phải tôn trọng và thực thi các quyền tự do tôn giáo, quyền tư hữu, quyền sở hữu đất đai của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, của địa phận Hà Nội, Huế, Vinh vv.. Bởi những quyền này là quyền căn bản, tất yếu của con người, đã được thiên  hạ trong thế giới văn minh này công nhận. Trong đó có cả Hà Nội cũng công nhận và trang trọng đặt bút ký vào các văn kiện của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này. TrongTuyên Ngôn Nhân Quyền đó, Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ đã đóng góp một vai trò rất quan trọng : như bênh vực, hổ trợ và đòi hỏi các quyền sống cho nhân loại qua các Thông Điệp và Tuyên Ngôn của nhiêu triều đại Giáo Hoàng  mà chúng tôi cố gắng tham khảo, nghiên cứu, để viết nên bài « Giáo Hội Công Giáo Và Nhân Quyến » hầu cống hiến cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam kính yêu. Một cách thành kính cống hiến cho các Đấng Mục Tử chăn dắt đàn chiên mà Chúa Trời ký thác, và Giáo Hội Mẹ tín cẩn giao trọng trách cho các ngài chăm sóc và bảo vệ con chiên mình.

 

II. TƯ TƯỞNG NHÂN QUYỀN

     

    Qủa thực sự xuất hiện sinh động cùng sự phát triển các Nhân Quyền đã được phổ biến khắp Năm Châu, qua đó chúng ta thấy đánh dấu một giai đoạn lịch sử cho những tư tưởng và những thể chế chính trị xây dựng nên văn minh tình người cho xã hội nhân loại. Nhờ qua những biến cố của tiến trình lịch sử này, mà những nhà đạo đức, luân lý, chính trị và văn hoá đã cùng nhau tranh đấu không mệt mỏi, không ngừng nghỉ, hầu bênh vực cho các Nhân Quyền này được hiện hữu trong lòng xã hội chúng ta sống. Để từ đó người ta có thể nhận ra Nhân Quyền như một khúc quanh của hướng đi lịch sử nhân loại, điển hình là ở các Nước Tây Phương, sự phát sinh các quyền luật và quyền lợi cùng các quyền tự do của con người ở vào thế kỷ XIII, nhất là tại Âu Châu và Mỹ Châu đã làm rộ nở cho các thể chế chính trị càng ngày càng nhân bản hơn. Cho dù các Hiền Chương tuyên bố về các sự tự do, quyền lợi và Nhân Quyền cho người dân, thế nhưng qua xã hội và thể chế chính trị vào thời đó, thì Nhân Quyền chưa được hoàn hảo như ý. Vì sự căn bản được xây dựng trên lý thuyết, song khi áp dụng vào đời sống xã hội thì vẫn còn những khó khăn làm cản trở cho bước tiến thực thi hoá Nhân Quyền vào xã hội thời ấy.

   Tuy không phải là sự tuyệt đối, nhưng cũng từ đó Nhân Quyền dần dần đánh động vào tâm hồn các người tri thức nhân bản, hầu họ ý thức hơn về luân lý, công lý, luật lý và chính trị cùng sự công bình và công chính, giúp họ đứng dậy hành động… Nhờ vậy thế giới mới có những Hiến Chương Nhân Quyền, Hiến Chương Hòa Bình hay Tự Do vv.. Cũng qua họ mà có các cuộc cách mạng, các con đường mới, qua đó con người có được sự mở rộng về các quyền luật, về các cơ cấu của xã hội, về các thể chế chính trị, được xem là sự nẩy nở của một ngày trọng đại cho lịch sử  thế giới, do các tư tưởng tự do và sự công chính cùng công bình xã hội đem lại cho nhân loại bộ mặt mới nhân bản hơn. Đẹp thay, đây là con đường dài mà nhân loại bước đi cùng hợp tác với sự tranh đấu chung của các nhà tri thức nhân bản, mang nặng tình người được kể từ thời kỳ của những nền văn minh thời cổ cho đền hiện nay.

     Do giòng lịch sử đó, mới sinh ra Bản Hiền Chương Quốc Tế Nhân Quyền thời danh, đã được Toàn Thể Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc và công bố một cách trọng thể vào năm 1948, được xem như một lý tưởng phổ quát, qua đó mọi dân tộc và mọi quốc gia phải đạt đến mục đích Nhân Quyền hoá này. Từ lúc Bản Hiến Chương Nhân Quyền được  nhiều quốc gia công khai thừa nhận, thì  Nhân Quyền đã diễn tiến như một bước nhảy vọt của nhân loại. Bản Hiến Chương Nhân Quyền ví  thể là một thông điệp hy vọng, phát xuất từ « sự khởi nghĩa luơng tâm » của nhân loại đối mặt với  những hành vi tàn ác, man rợ (actes de barbarie), với những tên tội phạm diệt chủng, chống lại nhân loại cùng đại gian ác như Lénine, Hitler, Mussolini, Lénin, Mao Trạch Đông, Staline, Hồ Chí Minh, Polpot, Kim Nhật Thành, Sadam Hussen vv., cùng với một chủ thuyết cộng sản hoàn toàn chuyên chế và toàn trị, cai trị một cách độc đoán, tàn ác và tước bỏ tất cả những quyền căn bản của con người. Để rồi từ đó dựa theo bản Hiến Chương Nhân Quyền Phổ Quyát này, người ta chiếu theo các cấu trúc và hình thức cùng ngôn thức của bản Hiến Chương, hầu thiết lập các quyền luật và quyền lợi của con người và người dân, để từ đó mang ra thực thi cho cộng đồng chính trị và xã hội loài người.

     Do vậy, Hiến Chương Nhân Quyền thì hướng về tương lai như sự hứa hẹn và hy vọng cho những ngươi dân bị trị dưới một thể chế phi nhân, có thể thoát được « xiềng xích và gông cùm » của những Nhà   cầm quyền độc tài, bạo chúa. Vì Bản Hiến Chương đề cập nhiều đến giá trị nhân phẩm cho hết mọi thành phần gia đình của nhân loại, cũng như sự bình đẳng các quyền luật và quyền lợi của họ hay sự bất di nhượng, nó được thiết tạo trên nền tảng của sự tự do, của công bình và của hòa bình trong thế giới. Qua Các Hiệp Định và Hiệp Uớc Hòa Bình , rồi Những Khế Uớc Quốc Tế hay Từng Vùng vv., thì người ta đồng lòng chấp thuận và thừa nhận Những Luật Nhân Quyền hoặc Luật Căn Bản, được xem là nền tảng của Hiến Pháp và Luập Pháp, để tổ chức đời sống Quốc Gia và xã hội. Thế đó, vài dấu chỉ chỉ hướng cho một lý tưởng chung được trải rộng trên con đường của ý thức, của lương tâm, của phong tục và trong các thể chế chính trị.

     Chúng ta biết nhân loại rất sâu sắc, rất nhạy cảm và xác tín các động ứng của xã hội và của mình. Nhất là các tôn giáo, cụ thể là Kitô giáo hằng lưu ý đến những phòng trào tư tưởng lớn này. Nhất là Giáo Hội Công Giáo bị thu hút vào Nhân Quyền, để rồi dấn thân hầu cứu vãn nền văn minh và tính nhân đạo của con người. Do thế, lịch sử Nhân Quyền đã khởi đầu trong các tôn giáo, mà cụ thể là Kitô Giáo đã loan truyền những Luật Nhân Quyền một cách rộng rãi. Có một vài khuôn mặt khai phá, mở đường cho Luật Nhân Quyền đã gắn chặt vào những truyền thống tôn giáo này, và qua đó có những tài liệu, thông điệp mà họ đưa ra hầu soạn thảo, tinh lọc lại luật pháp và chính trị cùng kinh tế. Như chúng ta thấy trong thế giới, cụ thể là Âu Châu, những tương quan của các phong trào cách mạng và tự do với Giáo Hội Công Giáo, được nhận ra như sự hiệp lực tranh đấu cho một tiến trình lâu dài vế Nhân Quyền nhân loại. Ngày hôm nay cũng thế, bên cạnh các tôn giáo lớn, người kitô hữu và Giáo Hội Công Giáo càng ngày càng dần thân trong sự tán thành và phát động về Nhân Quyền hơn trong lòng thế giới.

   Cụ thể hơn cả, người chiến sĩ anh hùng và can truờng luôn dấn thân và bênh vực cho Nhân Quyền, đó là Đức Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị. Nhờ Ngài mà cả một thành trì cộng sãn kiên cố của Liên Bang Sô Viết và Khối Cộng sãn Đông Âu đã sụp đổ. Không những chỉ triều đại Giáo Hoàng của Ngài, mà còn các vị tiền nhiệm của Ngài trước đây nữa. Khi đòi hỏi Nhân Quyền cho con người, thì Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị dựa trên căn bản là nhân phẩm của con người, các sự tự do và những quyền căn bản của họ mà tranh đấu giúp nhân loại thoát khỏi khồ nạn. Chúng ta thấy rằng tất cả những Thông Điệp của Ngài gủi cho các vị Quốc Trưởng, các Nhà Cầm Quyền, và cho cả các Giám Mục trên thế giới, nhất là các Quốc Gia đang sống dưới chế độ cộng sản, quân phiệt, độc tài, và cho cả nhân loại, đều đem lại một nguồn hy vọng lớn lao cho con người, và mang đến những sự thay đổi cho bộ mặt thế giới hôm qua và ngày nay mà ai ai cũng thấy rõ và tường tận.

 

III. NHÂN QUYỀN TRONG HỌC THUYẾT XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ CỦA CÔNG GIÁO

 

   Người ta có thể quan sát trong toàn thế giới hôm nay với  bao chủ nghĩa thay đổi, bao biến động của thời cưộc làm đảo điên lòng người, đã làm cho nhân loại đau khổ không ít – Để từ đó có nhiều câu hỏi   mới cho vấn đế đạo đức và triết lý quy phạm của Luật căn bản và của của xã hội được đặt ra. Giữa những  câu hỏi mới này, thì người ta cũng nghĩ đến biết bao vấn đề về kinh tế và xã hội, đơn cử những câu hỏi về luật, đến các quyền sở hữu tư nhân và các bổn phận xã hội của con người, đến những vấn đề môi sinh và bảo vệ sự sống, cũng như những chứng cớ hiện thực về sự tra tấn, ngược đãi tù nhân, sự đàn áp tàn bạo người đối lập và dân chúng của các Nhà Nước độc tài, rồi sự nghèo khổ, đói khát cơm nước của nhân loại chiếm một phần lớn của thế giới.

   Qua những lý do khủng hỏang, khó khăn của kinh tế-xã hội và chính trị-văn hóa (économico-social et politico-culturel) đã tạo nên sự tăng trưởng của nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên nhiều Nhà Nước và Liên Hiệp Quốc Gia : như Liên Hiệp Âu Châu, Liên Hiệp Bắc Mỹ, Liên Hiệp Đông Nam Á vv.. Bởi thế nhân loại cần phải có những nguyên tắc luân lý trải rộng cho đời sống của họ, hầu có được một giá trị phồ quát hữu hiệu để áp dụng vào đời sống an sinh xã hội của loài người. Vì vậy người ta đi tìm tòi những vần đề mới cho nhân loại, hầu giải quyết cho con người có được sự hữu hiệu này. Sự hữu hiệu đó qủa không giới hạn cho một vài hoàn cảnh hay vài quốc gia nào, song là chúng thể cho nhân loại trần gian chúng ta.

    Trong hoàn cảnh này, thì những truyền thống  và những xác tín đặc thù của các Giáo Hội Kitô anh em cũng được mời gọi đóng góp và hợp tác chung thể. Có nghĩa mọi kitô hữu và những quốc gia này mang chung một học thuyết Kitô giáo, tất cần đến sự dấn thân tìm những ích lợi chung cho tha nhân. Ngay từ buổi đầu của các triều đại Giáo Hoàng, chẳng hạn như Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, thì Ngài đã hướng về mọi Kitô hữu và những người thiện chí nỗ lực đóng góp chung cho sự thăng hóa của xã hội và nhân loại này.

     Để từ đó, một phần phương thức của các bổn phận luân lý mang tính cách phổ quát đã được luật Nhân Quyền thiết tạo. Bởi những giá trị Nhân Quyền này chung cho tất cả hữu thể nhân loại : chẳng hạn không kể họ là phái tính nào, màu da hay sắc tộc, ngôn ngữ tuổi tác, tôn giáo hay chính trị, tình trạng kinh tế hay văn hóa ra sao, đều được kính trọng như nhau. Chúng ta thấy một bằng chứng cụ thể về sự nhận thức đạo đức và ý nghĩa luân lý được nâng cao trong ý nghĩa Nhân Quyền. Nhân Quyền đó được xây dựng do chính Đức Thánh Cha Gio-An Phao-Lô Đệ Nhị. Vì xuyên qua trong các lời nói và hành động  cụ thể của Ngài,  thiên hạ thấy được các việc làm vị người của Ngài. Nhất là kể từ buổi đầu triều đại Giáo Hoàng của mình : thì trong tất cả các diễn văn, các thông điệp công bố, Ngài thường nói một cách minh bạch với một giọng nói qủa quyết và khẩn khoản tha thiết về Nhân Quyền (Les Droits De L’Hommes, Human Rights) .Cũng như Đức Thánh Cha hằng đòi hỏi sự thực thi hóa cho con người trong thế giới các quyền tự do, quyền chính trị, quyền xã hội và văn hóa của người dân. Qủa thật chúng ta thấy  vấn đề Nhân Quyền, được Ngài tỏ lộ lòng mình  một cách dứt khoát cùng rõ ràng như một chủ ý chính đáng. Do vậy, chúng ta thấy rõ  Nhân Quyền hằng được nhắc nhở cho việc dấn thân và cam kết   của Đức Gioan Phao lô Đệ Nhị đối với xã hội con người cùng thế giới hoàn vũ (1).

    Sự cam kết và dấn thân này của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, quả được đánh dấu và lưu ý đến trong học thuyết xã hội và chính trị công giáo (la doctrine sociale et polotique catholique). Qua học thuyết  xã hội và chính trị công giáo đó, thì Nhân Quyền cùng những ý niệm Nhân Quyền được thường xuyên nhắc đến như trọng điểm các bài diễn văn và thông điệp của Ngài gửi cho các Quốc Trưởng thế giới. Mỗi một chuyến xuất hành viếng thăm mục vụ và rao giảng Tin Mừng của Ngài cho nhân loại đây đó trên trái đất, đều mang đến cho xứ sở nơi Ngài đến viềng thăm một làn khí hy vọng, có khi là một sự thay đổi tình trạng chính trị và xã hội sống của Quốc gia ấy. Điển hinh như Ba Lan và Khối Cộng Sãn Đông Âu trước đây cũng ở các Nước Nam Mỹ La Tinh.                                  

    Chúng ta nhìn lại công thức và bản thảo viết về Nhân Quyền qua « Hến Chuơng Virginian Bill of Rights » 1776, thì Tuyên Ngôn này cũng mang nhiều gốc rễ trong các giáo lý của Kitô giáo. Còn những bản Hiến Chương Nhân Quyền tiên khởi của Âu Châu, chẳng hạn như Cách Mạng của người Pháp và Bản Hiến Pháp Cách Mạng của họ cũng như bản Tuyên Ngôn của Nguời Pháp vào năm 1793, có những khuynh hướng chống Giáo Hội rõ rệt. Tuy thế, tại Âu Châu, tinh thần tông đồ và bác ái của người Kitô hữu được thấm nhuần qua trong những bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của người Mỹ. Mặc dầu những yếu tố chống lại Giáo Hội Công Giáo của Bản Tuyên Ngôn Người Pháp , đuợc tập trung về những lãnh vực xã hội, và yếu tố tạo nên sự cốt yếu đó, vẫn có đôi tư tưởng của Nhân Quyền  tương hợp với sự tin tưởng nồng cốt của kitô hữu. Qua những sự kiện đó, thì những Giáo Hội Kitô quyết định loại bỏ những yếu tố chống Giáo Hội của Những Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Người Pháp. Các Giáo Hội Kitô thời đó mang nặng một tính cách bảo thủ nên hơi vội vàng có những lời chỉ trích có tính cách lên án cuộc Cách Mạng Pháp, (2) và những khuynh hướng xấu do tương quan khai triển của các ý niệm tự do của thời đại, có tính  cách cá biệt hơn là chung thể – Tuy nhiên, theo Giáo Hội Công Giáo sau thời Đệ Nhị Thế Chiến, thì đươc biến cải và công hiệu hơn với triều đại Giáo Hoàng Gio-an XXIII  và Công Đồng Chung  Vatican Đệ Nhị (Le II Concile du Vatican) cho vần đề Nhân Quyền.

    Phần Tin Lành Giáo, họ cũng không tránh khỏi được gì hơn của những « tâm thức thời đại » này. Mặc dù tiếp nhận trước hết sự phong phú của cuộc Cách Mạng Pháp, được xem là một chiến thắng lớn của sự tư do bởi Fichte, Schelling, Holderlin và Hegel. Thế nhưng Giáo Hội Tin Lành Đức cố giữ khoảng cách truyền thống với Nhân Quyền (3). Cuộc Cách Mạng Pháp với những tư tưởng « tự do, bình đẳng và huynh đệ, liberté, égalité et fraternité ». Nhưng lại là cuôc cách mạng đổ máu nhiếu người khi họ thiết lập nên thể chế cộng hòa. Thật một cách không xứng qua những lời tuyên bố về tự do, bình đẳng và huynh đệ mà lại làm một hành động dã man đổ máu nhiều người. Khi người ta nhìn lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyên Mỹ, thì có tính cách nhân bản và dân chủ hơn nhờ những sự tương quan với những lý do đóng góp của các kitô hữu Mỹ. Thật thế một phần lớn những người tạo dựng Hiệp Chủng Quốc Mỹ, là những người kitô hữu thiểu số đến từ các Nước Ái Nhĩ Lan, họ chạy trốn Nước Anh và châu lục cũ để tránh một sự cố chấp của tôn giáo và sự bày tỏ của quyền lực. Cũng thế, do ý kiến đối kháng của triết gia Emmnuel Kant, được gọi là « triết gia của người Tin Lành Đức » (4). Tin Lành Đức này không lưu lại giáo lý công giáo và tránh đi sự tiến hoá đột ngột tại trung tâm Âu Châu này.

    Trong sự từ chối Nhân Quyền của họ, thì các Giáo Hội Kitô bị những lời mỉa mai chua chát công kích dèm pha, đuợc bắt thấy ở Karl Marx. Ông là người ngoan cố, bướng bỉnh chống lại một vài hình thái về quyền tư hữu cá nhân, ông nghĩ như của người giàu có, quý phái và tư bản, như thế, chúng ta thấy có sự thiêu thốn các sự tự do ở nơi ông (5). Và Marx lý thực không phải là người tranh đấu cho Nhân Quyền và xem trọng phẩm giá con người như các Triết Gia nhân bản của Kitô Giáo, chẳng hạn như Jacques Maritain.

    Cũng thế, chắc chắn trong giáo thuyết Công Giáo, có những tư tưởng và khuynh hướng hổ trợ cho những quyền tích cực của con người (les droits suprapositifs de l’homme), mà những quyền đó thật là hội đủ sự tương hợp với truyền thống của quyền tự nhiên, quyền tất nhiên theo chủ thuyết xã hội và chính trị công giáo. Để từ đó Giáo Hội bài trí những quyền phổ thông công chúng và quyền tích cực cho nhân loại. Với những tư tư tưởng mới này, đáng lưu ý đến là giáo thuyết công giáo tự do tại Pháp. Tuy nhiên trong lúc đó các Đức Giáo Hoàng của thế kỷ XIX thì hướng về Nhân Quyền. Các Ngài với một sự khôn ngoan và thận trọng,  cần đào sâu và học hỏi, thế nên Bộ Công Lý và Hoà Bình (Commission pontificale Justitia et Pax) có phận vụ này (7).

     Giáo Hội với thái độ cẩn trọng và khôn ngoan nên có khi từ chối những tư tưởng nguy hại đến con người, hay có lúc là đón nhận những tư tưởng tinh túy bổ ích cho nhân loại. Lúc đó các Giáo Hoàng tuyển chọn, tinh lọc và sửa đổi để đưa vào một phần giáo thuyết xã hội và chính trị công giáo : như Đức Léon XIII. Vì trong Tông Huấn Immortale Dei đưọc công bố  vào ngày 1.11.1885, thì Đức Giáo Hoàng Léon XIII đã thấy được trong các luật của thời đó có một tinh thần phá hoại các công trình  tôn giáo (như Marx tuyên bố bừa bãi « tôn giáo là thuốc phiện », đúng hơn Âu Châu và thế giới này xây dựng được nền văn minh nhân bản là nhơ tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo), từ đó Ngài trở về lại nguồn cội cho đến thời Canh Tân (Réforme). Ngài kết án những gì không phản ảnh đích thực là Kitô giáo hoặc không thích ứng trong chủ thuyết xã hội và chính trị công giáo. Có nghĩa trước hết mọi sự, Ngài đòi hỏi  ý niệm bình đẳng, chủ thuyết dân chủ, và quyền tối thượng cuả người dân (souveraineté populaire). Cũng thế, Ngài đòi hỏi một quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và giáo dục, nhất là sự đòi hỏi một quyền tự do tôn giáo vv.. Đức Giáo Hòang chống lại một loại giáo hội đồng nhất với Nhà Nước (như kiếu Nhóm Ùy Ban Đoàn Kết Công Giáo Và Dân Tộc Việt Nam và Nhóm Giáo Hội Công Giáo Ly Khai Trung Quốc là hoàn toàn chỉ biết phụ thuộc Hà Nội và Bắc Kinh), không đích thực là niềm tin, và là đức tin chính tông công giáo của mình (8).          

    Thực thế qua Đức Giáo Hoàng Léon XIII và sau Ngài là Đức Giáo Hoàng Pie XI và Đức Giáo Hoàng Pie XII cũng nói nhiều đến « quyền của con người » hay nói đúng hơn là « những quyền của con người (droit de l’être humain hay droits des êtres humains, có thể dịch là quyền của hữu thể con người hoặc các quyền của những hữu thể con người, nghe hơi khó hiểu nên chúng tôi tạm dịch gọn như trên). Những Tuyên Ngôn và Tông Huấn của các Ngài được làm nên nhờ dựa vào các kinh nghiệm của các chế độ chính trị đối nghịch với Giáo Hội Công Giáo như Stalin, Hitler vv., mà Đức Giáo Hoàng Pie XII, đã phản đối kịch liệt vào năm 1941… Để rồi, với một cung văn, giọng điệu minh bạch, Ngài đòi hỏi các thể chế chính trị này cần đìều chỉnh lại và lưu ý đến nhân phẩm của con người. Tuy nhiên nhân loại vẫn còn chờ cho đến  sự xuất hiện của Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế- L’Encyclique Pacem In Terris của Đức Thánh Cha Gio-an XXIII công bố vào ngày 11.4.1963, để họ am tường các sự trình bày và giải thích của Giáo Hội Công Giáo về các câu hỏi liên quan đến Nhân Quyền. Trong Thông Điệp này, chúng ta thấy Nhân Quyền được sử dụng một ngôn ngữ cương quyết hơn. Tài liệu qúy giá này, có thể được xem là Hiến Chương Tuyên Ngôn Nhân Quyền đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo. Kể từ khi Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế được công bố, thì Nhân Quyền đã được nhận biết như một cái « khung chỉ nam », chỉ hướng cho hành động công kích những sai trái và tội ác chống lại nhân loại. Để rồi từ ý đó, Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế trở nên một phần tất yếu của chủ thuyết xã hội và chính trị công giáo hoàn vũ.

    Trong những quan điểm và lý do này về Nhân Quyền, thì Công Đồng Vantican Đệ II được khai mở và nối kết với những Thông Điệp và công bố của Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII. Những Tài Liệu quan trọng hơn cả là : Sự Khởi Đầu Tông Huấn về Sự Giáo Dục Kitô Giáo vào năm 1965 (La Déclaration sur l’éducation chrétienne). Song hơn hết, là Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Déclaration sur la Liberté Religieuse) và Tông Huấn Dignitatis Humanoe –  Phẩm Giá Con Người, cũng thế trong Hiến Chế mục vụ của Giáo Hội trong lòng thế giới này qua Thông Điệp Gaudium et Spes- Vui Mừng và Hy Vọng, hai thông điệp này được công bố vào ngày 7.12.1965. Cũng thế, Nhân Quyền được nhận ra qua việc đòi hỏi do việc đưa vào việc mục vụ qua Tông Huấn Communio et Progressio-Truyền Thông và Phát Triển vào ngày 3.6.1971, nhất là Thông Điệp xã hội Populorum Progressio- Phát Triển Các Dân Tộc vào năm 1967 và bài Diễn Văn chúc mừng đầu năm mới của Đức Giáo Hoàng Phao Lô Đệ VI vào năm 1969. Vả nữa Thông Điệp của Đức Phao Lồ Đệ VI đọc ở Hội Nghị Quốc Tế về Nhân Quyền tại Thủ Đô Téhéran ngày 15.04.1968, rồi lá thư của Đức Thánh Cha gửi cho Cuộc Họp Thượng Đỉnh của 28 Nhà Lãnh Đạo Quốc Gia trên thế giới nhóm họp tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc vào ngày 10.12.1973. Nhất là qua Thông Điệp về Nhân Quyền và Sự Hòa Giải, qua đó Đức Phao Lô Đệ VI  kết thúc cuộc Hội Nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục La Mã vào tháng 10 năm 1974.  Trong cuôc họp này, thì sự hội thảo và bàn về  vấn đề Nhân Quyền, được các nghị phụ chung nhau chia thành 5 nhóm : nhóm 1, bàn về quyền sự sống (le droit à la vie) ; nhóm 2 bàn về quyền nuôi duỡng (le droit à la nourriture) ; nhóm 3 bàn về những quyền xã hội và kinh tế (les droits sociaux et économiques) ; nhóm 4 bàn về các quyền chính trị và văn hóa (les droits politiques et culturels) ; nhóm 5 bàn về quyền tự do tôn giáo (le droit à la liberté religieuse). Các nghị phụ đã bàn luận sôi nỗi, nhưng có một cái gì đó trong sự giải thích có tính cách đơn phương và cá nhân về các quyền con người. Tuy vậy, càc nghị phụ  có một sự cố gắng đồng cảm hầu vượt qua những sự khác biệt này.. Để ngày nay, Nhân Quyền được tỏa rộng phổ quát hơn giữa những quyền tự do cá nhân và những quyền xã hội của con người (les droits personnels à la liberté et les droits sociaux de l’homme). Qua những Tuyên Ngôn Của Đức Giáo Hoàng về Nhân Quyền, cũng nên nhắc đến bài diễn văn của Đức Phao Lồ VI nói với các vị Ngoại Giao Đòan  nhân đầu năm 1978.

     Qủa thực những bài diễn văn, những Tuyên Ngôn hay Thông Điệp, Tông Huấn này thể hiện một sự tiến bộ quan trọng của học thuyết công giáo về sự công bình xã hội và chính trị (9). Cũng một lúc người ta nhận ra được các Nhân Quyền, đó chính là một sự chinh phục chính trị và đặc biệt luân lý cho thời đại tân kỳ của chúng ta, hầu người ta bắt thấy được sự thánh thiêng và sự cống hiến của Giáo Hội Công Giáo cho con người. Nhất là, có một sự tiến hóa pháp lý và hiến pháp, mang lại cho con người hiểu đuợc ý thức của sự tự do thời đại, để từ đó dẫn đưa từ một Nhà Nước thiên mệnh tuyệt đối đến một Nhà Nước Dân Chủ và Xã Hội, rồi có được một Nhà Nuớc Pháp Quyền và Hiến Pháp minh bạch.

    Nói đến đây, chúng tôi cần nhắc đến một triết  gia công giáo thời danh, đó là triết gia Jacques Maritain. Ông đã tranh đấu một cách cương quyết và nhiệt thành, bằng lý thuyết và thực hành cho các quyền căn bản của con người, đơn cử là sự đóng góp của triết gia cho sự ra đời bản Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền vào năm 1948 (10). Thực thế, một cách chính xác nguời ta bắt thấy những nguồn cội ý niệm của các Nhân Quyền thời nay, được khai triến từ các gia sản của các trường phái khắc kỷ và các tổ phụ xa xưa, thực chất các tư tưởng này hoàn toàn là ki tô hữu. Bởi thế qua Thông Điệp về Nhân Quyền và sự Hòa Giải, thì người ta  có thể nói với ly do rằng : trước những yêu sách của Nhân Quyền giống như những yêu sách của Tin Mừng (11).  Mặc dầu như thế, người ta không thể chối bỏ rằng học thuyết xã hội và chính trị công giáo không bắt thấy được những nguồn cội trực tiếp đền từ sự phát triển của thời đại Nhân Quyền. Để từ đó làm trong sáng thêm những hành động của con người duới ánh sáng của triết lý luật học và chính trị (12) cũng như luân lý để giúp con người và xã hội thăng hóa hơn (13)

 

IV. TRIẾT LÝ THỜI NAY VỂ NHÂN QUYỀN

 

1. Khái Niệm Các Nhân Quyền

   

 Chúng ta rõ nhờ ý thức đạo đức cùng luân lý của thời cận đại và thời nay, để qua đó thì người ta nhận thấy trong các Nhân Quyền có đuợc những điều quan trọng đồng nhất của chúng. Như trong các Nhân Quyền được cấu tạo thành một ý thức chung cho toàn thế giới thời cần đại – đó là sự hội tụ khao khát và sự đòi hỏi những căn bản đạo đức cho xã hội và chính trị (xin qúy vị xem thêm bài « Những Giá Trị Căn Bản Cho Xã Hội Chính Trị » để hiểu thêm). Với những yếu tố chủ thể duới dạng thức quyền công chúng, thì các Nhân Quyền trước hết là những lý thuyết đòi hỏi quyền tự nhiên, quyền tất nhiên do sự tiến bộ và văn minh của người Âu Châu, và do lý thuyết chính trị của chủ nghĩa tự do. Chúng được nảy sinh trong những hoàn cảnh lịch sử của Những Quốc Gia Quân chủ chuyên chế của Châu Âu, từ đó những  Nhân Quyền này được phát sinh rộng rãi, song trước hết được xem là những quyền tự vệ : có nghĩa một sự che chở cho người dân chống lại những sự lạm dụng của quyền hành chính trị gây ra.

    Tính cách thường, người ta gọi Nhân Quyền là những quyền chủ thể, qua đó thì mỗi ngưòi, là hữu thể con người, thế nên có thể đòi hỏi cho mình được tôn trọng và có các quyền tất nhiên này. Với Nhân Quyền là một sự đòi hỏi thích đáng cho mỗi một người dân, một cách đặc biệt đối với những nhà cầm quyền và đối diện với những người làm chính trị. Bởi Nhân Quyền chính là cái trật tự của luân lý và đạo đức của chính trị, hơn nữa Nhân Quyền được xem là một phần thân thể của xã hội chính trị (socio-politique). Qủa thế Nhân Quyền không chỉ sinh ra từ lòng bác ái hay lòng từ tâm của con người. Đúng hơn Nhân Quyền là một yếu tố thiết thực của sự công bằng và công chính của chính trị và xã hội thời nay. Bởi Nhân Quyền đem lại cho tất cả mọi người thực là con người của họ với nhân phẩm của mình. Nhân Quyền cũng được gọi là những quyền tự nhiên, tất nhiên, quyền bẩm sinh, quyền không thể nhượng lại – hằng luôn giá trị và hiệu lực – trong thời gian – và khắp cả mọi nơi – trong không gian. Từ quan niệm và ý nghĩa này, thì Nhân Quyền  được xem là không thể phủ nhận, không thể đụng chạm đến và không thể bải bỏ nó được như kiểu các chế độ độc tài, quân phiệt và cộng sản : chẳng hạn Hà Nội, Bắc Kinh, Miến Điện, Bắc Hàn vv., xem thường và loại  bỏ Nhân Quyền trong đời sống xã hội và chính trị. Những quyền chúng tôi nói đây không cho phép người dân sống trong hèn hạ, nhục nhã và đê tiện, mất nhân phẩm hay tư cách liêm sĩ của mình, nhưng là sống trong niềm tự hào « đầu ngẫng cao, không khiếp sợ và không thể chê trách ». Những nguyên tắc căn bản này chính là  phẩm giá của con người, tư cách tự trọng và cũng chính là sự tự do cho hết thảy con người, hết mọi người dân.

    Qủa thực Nhân Quyền mang lại cho hết mọi người như những dấu chỉ của các nguyên tắc tốt đẹp hầu các nhà cấm quyền qua đó mà áp dụng cho dân chúng. Hơn nữa, Nhân Quyền  là những nguyên tắc của những luật định sẵn, những luật thực tiễn và siêu hiến pháp (superpositifs et supraconstitutionels). Tuy nhiên, qui chế thực tiễn của Nhân Quyền không những là hợp lý và thực tế cho những quyền luật thực tiễn và những cơ cấu chính trị khác biệt của con người. Qui chế thực tiễn này chỉ là ý nghĩa và dấu chỉ Nhân Quyền được thiết lập, hay được xem là thiết thực cho đời sống người dân khi quyền hành chính trị tôn trọng cùng Nhân Quyền hóa và tích cực hóa việc làm này.  Do đó, Nhân Quyền trở thành một trong những Luật căn bản cho sự sống tất nhiên của con người và của người dân.

    Thế đó, Nhân Quyền có thể và phải trở nên được nhận biết và bảo vệ cho người dân, để rồi tạo cho  Nhân Quyền hiện hữu vào đời sống chính trị và xã hội người dân. Có nghĩa Nhân Quyền được xem là những quyền hiệu lực định sẵn cho một thể chế chính trị vị nhân và dân chủ. Thực thế, một chánh phủ không thể đồng ý hay từ khước Nhân Quyền : chánh quyền không chỉ bảo đảm và từ chối Nhân Quyền. Bởi Nhân Quyền không chỉ là chủ đích của triết lý đạo đức và luân lý quy phạm, hơn nữa Nhân Quyền còn  cung cấp một trách nhiệm, một bổn phận – nhất là giải tỏa mối bất hòa cho thể chế chính trị thời nay khi gặp khó khăn và khủng hoảng.

 

2. Thực Tế Hóa Nhân Quyền: Quyền Căn Bản, Chủ Trương Của Nhà Nước & Những Hiệp Định Quốc Tế

 

    Bất cứ thể chế chính trị nào cũng phải đem lại hạnh phúc, tự do và bình an cho con người, thế nên Nhân Quyền chỉ là những đòi hỏi và yêu cầu của đạo đức và luân lý có tính cách mang lại sự phổ quát cho hết mọi người. Do thế, Nhân Quyền theo quan điểm và ý niệm của quyền tự nhiên, tất nhiên và hợp lý của nó, hầu áp dụng phổ quát cho hết mọi người dân sống có được tự do và hạnh phúc. Thế nhưng, chúng lại vắng bóng đâm sâu trong quyền thực tiễn, Nhân Quyền chỉ được thực hành do những giá trị tư tưởng và hy vọng, được kêu gọi và thỉnh cầu, được tuyên bố và quảng bá, hầu đối thực với luật pháp hiện thời và hiến pháp hiện nay. Tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn còn lưu mãi trình trạng chưa thực thi : chẳng hạn Việt Nam, Trung Cộng, Miến Điện, Bắc Hàn, Cu Ba vv.. Trái lại, khi Nhân Quyền được bảo đảm  và bảo vệ do những quyền thực tiễn nói trên, tất khi đó Nhân Quyển trở thành một phần tất yếu của các thể chế chính trị, khi mà Nhân Quyền được nhìn nhận và đóng một vai trò bảo đảm cho thể chế và pháp chế  của Nhà Nước đó. Có nghĩa tất thì Nhân Quyền được thiết tạo nên qui chế của những luật căn bản : như quyền cá nhân, quyền tự do, quyền tự do báo chí và hội họp, quyền tư hữu. quyền tự do tôn giáo, quyền giáo dục con cái, quyền tham dự chính trị, các quyền xã hội và văn hóa vv., hay là những hợp lý, những nguyên tắc cấu trúc căn bản và những sự bắt buộc, được  qui chiếu, được ghi khắc trên những mục đích của Nhà Nuớc : như theo đuổi sự tự do, dân chủ, chủ trương Nhà Nước Xã Hội và Nhà Nước Pháp Quyền vv.. tôn trọng người dân.

    Nhờ vậy, Nhân Quyền được bảo đảm, và thể chể hóa Nhân Quyền bằng những phẩm chất của những quyền căn bản và những nguyên tắc hợp lý của Nhà Nuớc. Từ đó Nhà Nước được thiết tạo như một trách nhiệm luân lý của tất cả các cộng đồng chính trị đã và đang phục vụ dân mình. Vì ở đâu sự đảm bảo này được hiện hữu, thì cộng đồng chính trị hay thể chế chính trị đó được xem là chính đáng và hợp pháp, được xem là công chính. Ở đâu những quyền căn bản này bị khinh thị và bị loại trừ, tầt nhiên Nhà Nước đó được xem là không chính đáng và hợp pháp, lẽ tất nhiên không công chính.  Cho dẫu Luật Pháp và Hiến Pháp hoặc thể chế của một quốc gia tạo nên sự ổn định chính trị, và xã hội  thì tốt đẹp ở quốc nội  lẫn quốc ngoại, cho dẫu Quốc Gia đó có những dấu hiêu hợp tác, có sự thành công và sự quân bình giá cả thị truờng và tiền tệ, cũng thế , cho dầu Nhà Nước đó bảo đảm rằng nền kinh tế Quốc Gia của họ đang phát triển tốt đẹp (chẳng hạn như Trung Cộng) vv. Thế nhưng, với quan điểm triết lý đạo đức thời đại, thì đương nhiên cùng một thời gian ấy Nhà Nước đó đi ngược lại và mâu thuẫn với Nhân Quyền, với các quyền căn bản của con người, của người dân họ.  Thế nên, những Luật Pháp và Hiến Pháp của Nhà Nước này phải cần điều chỉnh lại cho phù hợp với Nhân Quyền, để cho sự hiện hữu của Quốc Gia mình được xem là một cách chính đáng và hợp pháp trên chính trường quốc tế.

    Do đó Nhân Quyền được trình bày trên hết ở đây, chính là sự chống lại những “bức thành cản trở”, chống lại những sự sai lầm, những sự lạm dụng  quyền hành của tất cả những Nhà cầm quyền. Nhân Quyền ví thể giống như “tấm thuẫn” che chở, bênh vực và bảo vệ cho những người dân thấp cổ, nhỏ bé, cho những người dân thiểu số. Vả nữa, Nhân Quyền bảo đảm những quyền bình đẳng với những người cùng tham dự, chia sẻ một đời sống tôn giáo, kinh tế, chính trị và văn hóa của sắc dân đa số. Thêm nữa, Nhân Quyền là những quyền trước hết của con người, trong ý nghĩa của quan niệm căn bản và những lý do chỉ đạo cho tất cả những thế chế chính trị chính đáng và hợp pháp. Và vì thế Nhân Quyền được trình bày như một sự phẩm nghị ngay thẳng, trong sáng đối với những sự tiếm đoạt quyền tối thượng của người dân bởi những chế độ độc tài như cộng sản, quân phiệt. Nhân quyền cũng phẩm nghị những sự sai lầm và tội ác của những Nhà cầm quyền, lãnh đạo nữa, dù họ là ai chính trị hay tôn giáo khi xúc phạm đến phẩm giá con người, của người dân, thì Nhân Quyền lên tiếng bênh vực, tranh đấu cho phẩm giá của con người được hồi phục.

      Để cho những qui tắc này được nhận biết như sự căn bản hợp lý và những nguyên tắc nền tảng, thì  chúng ta không chỉ ngồi đó mà hưởng những ích lợi của Nhân Quyền đem lại cho mình. Trái lại, điều cần thiết hơn cả, chúng ta cần phải nỗ lực cộng tác bằng trí tuệ và nghị lực của ta cho việc tranh đấu, để tạo cho Nhân Quyền một sự chắc chắn và vững mạnh. Nhất là, đưa Nhân Quyền vào đời sống xã hội của người dân, tập cho họ quen dần với những nhận thức cái quyền căn bản và quyền lợi của mình đương nhiên có để tranh đấu, để đòi hỏi… Vả nữa, cũng tập cho những người làm chính trị, cai trị làm quen với nền văn hóa chính trị nhân bản cần được lưu thông này, hầu tạo nên sự pháp chế hóa và Nhân Quyền hóa vào thể chế chính trị thời nay. Thế đó, ắt Nhân Quyền sẽ được định chế hóa một cách chính đáng và hợp pháp hóa, được sự che chở và bảo vệ của Hiến Pháp và Luật Pháp, để qua đó chúng ta có thể tin tưởng và kê ra rằng :

1. Sự hiểu biết và nhìn nhận Nhân quyền là những quyền căn bản, tất nhiên trong Hiến Pháp được ghi thành văn một cách trang trọng qua Hiến Pháp Quốc Gia.  

2. Sự tùy thuộc chính đáng và hợp pháp vào Hiến Pháp, nhờ thế mà kiểm soát đuợc sự tùy thuộc  này do những vị thẩm cấp tối cao của Luật Pháp (do những vụ kiến tụng, tố tụng của người dân về các hành vi sai trái vi hiến, vi phạm của các quan chức thoái hóa nhân cách vv.).

3. Sự tùy thuộc của quyền hành chính trị như guồng máy Chánh Quyền, các người cầm quyền, lãnh đạo, các người quản trị và quyền hành chánh vv., do Hiến Pháp qui định, cần được kiểm soát, theo dõi và tùy thuộc này qua bởi  một quyền hành khả thể của  tòa Tối Cao Pháp Viện v.v.. Để từ đó, khi họ đứng trước các vị quan Thâm Phán này mà trả lời những hành vi sai trái và phạm luật của mình.

4. Sự tùy thuộc quyền hành chính tri vào những luật tương hợp, thích ứng đến Hiến Pháp này và luôn được kiểm soát bình phẩm của sự tùy thuộc này do một quyền tư pháp có tính cách hành chánh (đơn cử khi chánh phủ hay các vị cầm quyền đi trật đường rấy của Luật Pháp hay Hiến Pháp Quốc Gia, thì sẽ được nhắc nhở, hiệu chính cho đúng).

5.  Sự tách biệt và phân chia quyền hành chính trị, đây là hệ thống của “ những sự kiểm soát và những sự quân bình; chechs and balances, contrôles et equilibres”, và đặc biệt là các Tòa Án và các vị thẩm phán độc lập, nhờ vậy có được một sự đối lập chính đáng và hiệu nghiệm, cũng thế cần phải phân quyền hành minh bạch tương hợp theo chế độ liên bang ( như Mỹ, Đức, Thụy Sĩ) và chế độ làng xã, hương thôn. Không như  kiểu tập trung quyền hành và quyền lực tất cả vào cái “Bộ Chính Trị” như phỉ quyền Hà Nội.

    Thế đó, bản khuôn mẫu chúng tôi tạm đưa ra này, có thể được xem là một thể chế hợp pháp và chính đáng, từ sự thực tiễn hóa này của Nhân Quyển là có được một Nhà Nước Pháp Quyền hoặc Nhà Nước Hiến Pháp, một Nhà Nước Dân Chủ và Xã Hội trọng dân, vì dân. Sự chủ xướng của Nhân Quyền và sự tiến triển thực hiện hóa của nó có thể được xem là sự chinh phục chính trị lớn lao nhất của thời đại nay, cùng một lúc là những thành tích lớn lao của nền văn hóa nhân bản và phổ quát.

    Những Hiệp Uớc Quốc Tế được xem là những chặng đường của Châu Âu hay Thế Giới, có thể sinh thành một yếu tố và một động lực quan trọng của sự thực tiễn của Nhân Quyền này. Cũng thế qua một vài hiệp hội quốc tế : điển hình như Amnesty International, Le Comité International de la Croix-Rouge, Hội Ân Xá Quốc Tế, Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, L’Association Internationale des Juristes, Hiệp Hội Luật Gia vv., được tiêu biểu qua những dạng thái khác nhau và bổ túc thêm cho một sự hài hòa chính đáng về những trường hợp vi phạm Nhân Quyền do bởi các Nhà Nước độc tài, quân phiệt như Hà Nội, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng vv., quấy nhiễu và vi phạm.

    Chúng ta hiểu rằng qua những giai đoạn và chặng đường quan trọng hơn cả của vìệc thực thi hóa Nhân Quyền vào đời sống chính trị và lịch sử cùng xã hội của con người : thì ở đây chúng ta phải kể ra rằng , tiên khởi là phong trào Nhân Quyền của những người Mỹ. Họ đã bắt đầu qua bản Tuyên Ngôn hay có thể gọi là Hiến Chương Virginian Bill of Rights vào ngày 12.06.1776, tiếp là Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc vào ngày 04.07.1776 La Déclaration d’Indépendance des Etas-Unis, tiếp nữa là Cuộc Cách Mang của người Pháp và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Công Dân vào ngày 26.08.1789, được làm đầu cho bản Hiến Pháp của người Pháp vào ngày 03.09.1791. Còn tại Đức, thì Nhân Quyền đuợc thừa nhận trong những bước tiên khởi của các bản Hiên Pháp sau năm 1815, như miền Bavière, Wurtemberg, Bade, kế đến  trong các kế hoạch và dự án của Hiến Pháp Quốc Hội của thành phố Francfort, còn tai Phổ, thi vào năm 1850. Nhưng quan trọng hơn của nguời Đức, là được xác định trong bản Hiến Pháp Weimar vào năm 1919. Hơn nữa, những chặng đường và ý nghĩa quan trọng hơn hết là sau Đệ Nhị Thế Chiến, thiên hạ bắt thấy qua bản Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền được công bố trọng thể trước Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc vào ngày 10.12.1948; kế là Hiệp Uớc Châu Âu Cho Sự Bảo Vệ Nhân Quyền  Và Những Quyền Tự Do Căn Bản vào ngày 4.11.1950, và Hiến Chương Xã Hội Âu Châu vào ngày 18.10.1961, kế đến nữa là Ủy Ban Nhân Quyền Châu Âu và Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu , hai Hiệp Uớc Nhân Quyền Quốc Tế này được công bố vào năm 1966 (với Khế Uớc Quốc Tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa), cuối cùng là Hiệp Uớc  Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị, sau cùng là Cuộc Hội Thượng Đỉnh về An Ninh và Sự Hợp Tác của Âu Châu tại Helsinki, Phần Lan, được ký kết và công bố vào ngày 1.8.1975.

 

3. Đặc Tính của Nhân Quyền: Quyền Tự Do, Những Quyền Chính Trị, Những Quyền Xã Hội & Văn Hóa

 

    Hai nguyên tắc và lý do căn bản của Nhân Quyền, đó là phẩm giá con người không thể đụng chạm (la dignité intangible) và sự bình đẳng tự do, có thể mỏng dòn dễ vỡ song được đọc rõ bằng một số quyền đặc biệt, tất cả có thể chung nhau thành trong bốn nhóm sau:

 

3.1. Nhóm thứ nhất của Nhân Quyền được thiết lập do những quyền tự do cá nhân, tự do đó đòi hỏi cho mỗi một hữu thể con người có một không gian sống thực, và một tự do cá nhân hành động nghiêm túc, cùng bảo đảm chống lại tất cả sự can dự của người khác, và trườc hết là của Nhà Nước. Tiên khởi phải đặt quyền này vào sự bảo vệ toàn vẹn thân thể và sự sống. Pháp chế không thể  trực tiếp quan tâm lo nghĩ đến mọi người dân trong đời sống hay ngăn cản sự chết của họ, hay ngăn cản trở thành tật nguyền tàn phế như nguyên  nhân bệnh hoạn, tai nạn, già cả vv.. . Trái lại, Nhân Quyền có thể nghĩ đến sự lão hóa của thân thể và sự sống đuợc bảo vệ bằng cách chống lại những sự xâm phạm, những sự làm tổn thương đến người khác do Nhà Nước tạo nên. Quyền con người hay quyền căn bản là quyên liên hệ đến sự sống, là quyền bảo vệ sự toàn vẹn thân thể và sự sống của người dân, thỉnh cầu chánh phủ và quyền hành chính trị phải tôn trọng :

    a)  Tuyệt đối cấm giết người và diệt chủng, cấm bạo hành, cấm làm thiệt thòi đến người ta, như đánh đập và đối xử tàn tệ với thân thể người dân cũng như đối xử khắc nghiệt, tàn ác với tinh thần người dân. 

    b) Qua tương quan với chính Nhà Nước, thì sự bảo vệ che chở chống lại sự bắt bớ và trừng trị trái phép người dân, qua giòng thời gian Nhân Quyền xa xưa này đã được ghi dấu trong lịch sử Hiến Pháp; cuối cùng quyền toàn vẹn thân thể và sự sống cũng thỉnh cấu sự cấm các hình phạt dã man và tra tấn tàn bạo  đối với dân.

    Một điều kiện căn bản khác của sự thực thi tư do cá nhân là cái khả thể  xử dụng chủ đích ý muốn và quyền lợi riêng tư của người dân, điều này muốn nói rằng là quyền sở hữu cá nhân. Quyền này cũng muốn nói rằng làm thế nào người ta có thể tạo được các tài sản cá nhân và tài sản chung. Tuy nhiên Nhân Quyền này bắt buộc cho phép một cái quyền công chúng, có tính cách chung, thì tất nhiên sự tạo được tài sản cá nhân, và những tài sản cá nhân của người dân đó phải đuợc dưới sự bảo vệ che chở của Nhà Nước. Việc tiên khởi, là Nhà Nước ra lệnh cấm trộm cắp hay tước đoạt tài sản của người dân, sau là, Nhà Nuớc cấm trưng thu trái phép tài sản hay bất động sản của họ.

    Những quyền tự do cá nhân cũng được hiểu bao gồm các quyền tự do khác : chẳng hạn tự do niềm tin, tự do lương tâm và tôn giáo, tự do ngôn luận và báo chí, tự do khoa học và nghệ thuật, tự do hội họp và hiệp hội, tự do bí mật thư từ và truyền thông; la liberté de croyance, de conscience et de religion, la liberté d’opinion et de la presse, la liberté de réunion et d’association, le secret de la correspondance et des télécomamunications. Các quyền tự do chúng tôi kể ra đây, trong thực tế ở xã hội Việt Nam, thì Hà Nội đều tướt đọat và có cung cách hành xử thô bạo cùng luôn vi phạm trắng trợn đối với người dân Việt.

 

3.2. Để có được một Nhà Nước chính danh và mang được hai chữ Chánh Quyền chính đáng, thì Nhà Nước đó và Chánh Quyền đó cần có Hiến Pháp, có Luật Pháp và một Guồng Máy cai trị, cần có nguyên tắc quy phạm xem trọng phẩm giá con người không thể nào đụng đến được. Nhất là, đòi hỏi mỗi một công dân đều có cái quyền của mình, không những thể chế chính trị không thể đụng đến các phẩm giá của họ, mà trái lại còn bênh vực và bảo vệ ho. Thêm nữa, Nhà Nước  hằng quan tâm và bảo vệ cho bằng đuợc cái quyền cao cả này của người dân mình. Thực thế, cái quyền của mỗi một cá vị người phải trở nên chủ trương của chính trị, có nghĩa trong sự  quảng bá rộng rãi của cái quyền này. Hơn nữa, trong ý nghĩa cao trọng của quyền này, tất Nhà Nưóc có trách nhiệm, là hòan toàn cấm một cách tuyệt đối những ai xúc phạm vào cái quyền hệ trọng này. Cũng thế, Nhân Quyền này tự nhiên đòi hỏi cần trục xuất sự hiện hữu của một giai cấp chính trị đặc quyền, ưu đãi như “Bộ Tà Trị Hà Nội”. Bởi chính họ là sự cản trở cho Hiến Pháp và Luật Pháp thực thi nhiệm vụ mình, lại nữa họ còn được xem là “chướng ngại vật”, làm đảo lộn sự thăng hóa của Quốc Gia. Cũng chính cái “Bô Tà Trị” này đã tạo nên một giai cấp hạ tầng chính trị toàn là nhũng người bất chính, từ đó họ loại bỏ tất cả những nguyên tắc Nhân Quyền hay vài nguyên tắc đạo đức quyền hành của Nhà Nước. Do thế Nhà Nước tất nhiên mang tiếng là bất chính và phi nhân bản. Thế nên, chúng ta cần có sự đối kháng với các đặc quyền, các ưu đãi này của Hà Nội và sự phân biệt chính trị của họ, hầu trở lại một cộng đồng chính tri nhân bản chính danh cho mỗi một cá vị người dân.

    Như đã nói trên, cũng Nhân Quyền này trở nên chủ trương của chính trị hoàn toàn được xem là một cái quyền tự quyết định của mọi người dân trong lãnh vực chính trị, nó đưọc xem là chủ đích của Nhà Nước : chẳng hạn như quyền ứng cử và tuyển cử, quyền bỏ phiếu và chọn ứng cứ viên, và Nhà Nước không có quyền xâm phạm vào cái quyền này của hết mọi người dân – Các quyền này xem như là thể thức của Nhà Nước. Vả nữa, thể chế dân chủ là nguyên tắc căn bản của Nhà Nước. Như thế bên cạnh các quyền tự do cá nhân, thì quyền của mỗi người dân tự quyết định và chọn chế độ dân chủ cho minh là hợp lý, được xem trong tiến trình của quyền công chúng.  Do đó, tất cả mọi người dân đều có cái quyền tham dự vào đời sống chính trị, và tự quyết định cho vận mạng mình qua lá phiếu chọn người lãnh đạo Quốc Gia, chọn thể chế chính trị cùng lập trường, chọn quyền lợi và bảo vệ đời sống cho mình. Tất cả những thể thức chúng tôi nói đây tạo nên phần toàn diện của Nhân Quyền.

 

3.3. Hơn nữa, một cộng đồng chính trị thực sự tôn trọng nhân phẩm : đó là các quyền tự do cá nhân và các quyền chính trị và tham dự chính trị được Nhà Nước xem trọng và thực thi nghiêm túc, tất đòi hỏi cộng đồng chính trị đó hằng quan tâm, lo nghĩ đến tất cả các điều kiện và nhu cấu này của người dân được hiệu lực. Vì không có các quyền nói này, thì người ta sẽ không đem lại một đời sống tương xứng với phẩm giá con người, và không có các quyền tự do này tất nhiên cho dẫu một Nhà Nuớc nào đi nữa vẫn mang tiếng là độc tài và vẫn còn lạc hậu trong thời đại nay. Nhục nhã cho Việt Nam chúng ta dưới chế độ phỉ quyền Hà Nội vẫn bị các Hội Đoàn Bảo Vệ Nhân Quyền, Bác Sĩ Không Biên Giới, Hiệp Hội Phóng Viên Báo Chí và Nhà Văn vv. hằng luôn liệt kê Hà Nội vào danh sách Những Nước không có Nhân Quyền, tức là đàn áp bắt bớ bỏ tù nhà văn, báo chí, bỏ tù người đối lập với mình. Còn Liên Hiệp Quốc, Qưốc Hội Liên Hiệp Âu Châu và Chánh Phủ Mỹ thì báo động đỏ với thiên hạ rằng : Hà Nôi vi phạm trầm trọng Nhân Quyền.  Bởi thế muốn được tiếng là Nhà Nước chính danh, tất Nhà Nước đó có bổn phận quy hướng về các tư tưởng Nhân Quyền, các quyền lợi của người dân, có trách nhiệm mang lại những điều kiện phát triển kinh tế, ổn đinh xã hội, nâng cao văn hóa và đời sống chính trị cho người dân mình. Chính nhờ qua các quan tâm và các sự thực hiện này của Nhà Nước, Nhà Nước ấy mới thể hiện được một sự hiện hữu tương ứng với phẩm giá và nhân vị của người dân, thế đó thì người ta mới thấy được các quyền tự do của người dân được chia sẻ và tham dự vào đời sống chính trị và xã hội một cách thích đáng.

    Đẹp thay một Nhà Nước biết tôn trọng cái quyền ngôn luận, phát biểu, phê bình và sữa sai cùng xây dựng cuả người dân mình về mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và quân đội vv., hầu thăng tiến Đất Nước hơn. Vả nữa, Nhà Nước  cũng mang trọng trách về các việc làm, về các dự án, đề án, thực hiện và phát triển Đất Nước – Và phải chịu trách nhiệm về các sai lầm làm hư hỏng công việc của mình đối với dân chúng. Chớ không có cái cảnh vô trách nhiệm và vô liêm sỉ như Nhà Nước phỉ qưyền Hà Nội và tập đoàn lãnh đạo u tối của chúng hại Dân, bán Nước rành rành ra đó … Thế   nhưng, chúng không chịu nhận những sai lầm tày tời của mình đối với Đất Nước và Dân Tộc, hầu có một lời xin lỗi, mà lại ra lệnh bắt bỏ tù những người dân yêu Nuớc vạch tội cho chúng thấy cái sai lầm và nguy hại đến Đất Nước.

    Tóm lại đôi lời : Nhân Quyền liên quan đến các quyền tự do cá nhân, liên quan đến các quyền tham dự vào chính trị, cũng thế Nhân Quyền liên quan đến các quyền xã hội và văn hóa. Từ những quyền này của người dân mà các Quốc Gia mới phát triển, trên đà phát triển, đang phát triển, vừa được độc lập vv., đòi hỏi Nhà Nước và các Nhà cầm quyền cần tôn trọng tối đa cái quyền tự quyết định chọn thể chế chính trị, tự quyết định chọn dân chủ, chọn huớng đi cho vận mạng Đất Nước và Dân Tộc mình của người dân. Qua những tiểu luận nhỏ này, chúng tôi đã cố gắng đưa ra những tư tưởng Nhân Quyền hầu mưu ích cho Dân Việt! Chớ gì Nhân Quyền được thực hiện hóa sớm cho Đất Nước Việt Nam chúng ta ngày nay, mong lắm thay và mong lắm thay!

 

CHIẾN LƯỢC THỰC THI HÓA NHÂN QUYỀN VÀ NHỮNG QUYỀN CĂN BẢN

 

   Mặc dầu có những sự khác nhau trong những quyền đặc thù và những thể chế của nhân loại, hoặc những quyên căn bản và các mục đích cùng hướng đi của Nhà Nước, tuy nhiên Nhân Quyền chỉ đòi hỏi cho mình sự hiện hữu trực tiếp hay gián tiếp tức thời vào các cơ chế thực thi quyền hành của Nhà Nước đó. Nhân Quyền phải được xem là một dấu chỉ thường hằng cho người ta hành động. Tiên  vàn, Nhân quyền thiết tạo nên những lời phẩm bình các nguyên tắc sống, mà các cộng đồng chính trị cần phải bảo giữ, và qua đó mới hy vọng có được một thể chế chính trị pháp quyền cụ thể và hữu hiệu. Vả lại khi có đuợc một thể chế nhân bản, từ đó người dân mới có được một làn không khí hít thở chân thật của sự tự do và giá trị nhân phẩm làm người của mình để cố gắng đóng góp hết khả năng, tài năng của mình cho Đất Nước, ( như có lấn chúng tôi đã nói : Tất Cả Cho Tổ Quốc Và Dân Việt Hạnh Phúc, No Ấm). Thế đó, Nhân Quyền là những lời phẩm nghị có tính cách nhân bản và đạo đức, trong ý nghĩa của những quy tắc căn bản làm người. Chúng ta có thể gọi Nhân Quyền là những tiêu chuần định hướng cho một xã hội dân chủ. Nhờ vậy chúng ta mới có thể chỉnh đốn được những tệ đoan của xã hội hay của giai cấp cầm quyền : như tham nhũng, hối lộ, đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cùng những thối nát của guồng máy Nhà Nước vv., hầu đưa đẩy Đất Nuớc chúng ta phát triển và thăng hóa.

    Sự thực hiện thiết thực Nhân Quyền nằm ở  trong các hoàn cảnh, ở trong môi trường cụ thể của đời sống hay trong sự giáo dục (học đường), trong sự hiểu biết, trong pháp học, trong thế giới kinh tế và việc làm, trong các cơ chế của chính trị và luật pháp vv.. Tiếp nữa, Nhân Quyền được mở rộng cho tất cả mọi người dân được hiểu biết, cho tương xứng với giá trị nhân phẩm của con người và cũng tương xứng những gì mà luật tự nhiên đòi hỏi. Vậy thì, trách nhiệm và phận vụ chính đáng mà chúng tôi đã luận bàn  đó, tất yêu cầu Nhà Nước phải bảo đảm những quyền căn bản này cho người dân. Có nghĩa những chủ trương cùng mục đích của Nhà Nước phải đươc thiết tạo dựa vào Nhân quyền, hầu tương hợp cho những điều kiện chạy đều nền kinh tế, chạy đều đời sống xã hội và chính trị cùng thăng hoá người dân và Đất Nước Nhà. Thực thế, tư tưởng phổ quát của Nhân Quyền đòi hỏi các Chánh Phủ trong thế giới ngày nay cần xây dựng một thể chế chính trị lành mạnh, và một đời sống xã hội an tòan cho ngươi dân được no ấm cùng hạnh phúc làm người.

      Do thế, đây chỉ là những tất yếu của những quyền căn bản của con người mà lịch sử cụ thể của nhân loại đã nhận thức được. Cho dù  lịch sử con người có những đa diện khác biệt, thế nhưng qua giòng thời gian, với những nỗ lực của những người thiện chí, yêu chuộng dân chủ, tự do, hòa bình và  đạo đức nhân bản, họ vẫn tiến tới sự hoàn thành thực thi hóa Nhân Quyền cho hết con người. Sự thực thi hoá Nhân Quyền cụ thể này không thể nào là không “đụng chạm” đến những lời kết án về chính trị, về hành vi đạo đức và luân lý của giai cấp cầm quyền. Bởi lý do thường là những phức tạp và tương thuộc vào các nan giải của đời sống xã hội, và những học thuyết phi nhân, không tưởng hoặc những chủ nghĩa di hại đến con người. Tuy thế, những nhà chính trị có thể có một chỗ dựa hoàn toàn bảo đảm cho mình, là những lời khuyên của những nhà khoa học nhân bản, các nhà đạo đức, hầu giải quyết cho họ những khó khăn của Đất Nước và xã hội loài người.

 

V. TƯ TƯỞNG CỦA ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG GIO-AN PHAO-LÔ ĐỆ II  VỀ NHÂN QUYỀN

 

    Qủa khi người ta muốn chú giải hay bình phẩm những ngôn ngữ của Đức Thánh Cha Gio-An Phao-Lô Đệ Nhị, thì người ta không quên rằng những ngôn ngữ Ngài phát ngôn và sử dụng đó không chỉ là lý thuyết của hệ thống triết lý hay thần học – nhưng còn được phát xuất từ sự sinh thành của những cơ hội cụ thể khác nhau – đó là những cơ hội liên quan đến đời sống, hoàn cảnh cụ thế của giáo hữu, của nhân loại.

 

5.1. Lý Do Của Nhân Quyền Trong Giá Trị Nhân Phẩm Của Mỗi Cá Vị Con Người

  

   Nhân Quyền là điểm tối quan trọng, qua đó Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao lồ Đệ Nhị thường lập đi, lập lại ý tưởng của mình không ngừng với sự thiết tha khẩn nài  các nhà cầm quyên, các cộng đồng chính trị cần tôn trọng và thực thi. Theo Ngài, Nhân Quyền  là nguồn suối, cội nguồn trong nhân phẩm không thể xúc phạm đến cái hữu thể con người hay cá vị con người. Sự biểu thị nguồn gốc của Nhân Quyền này được dựa vào một lý thuyềt chung của triết học, dựa vào một sự đạo đức chung của nhân loại. Những luận cứ về “ phẩm giá” không thể đụng đến mỗi cá vị con nguời, được Ngài quy hướng vế các giáo hữu cũng như cho hết thảy những người không Kitô giáo, nói tóm lại Ngài quy hướng cho có một hiệu lực chung cả hoàn vũ. Sự hoàn vũ và phổ quát này cũng cho phép Đức Thánh Cha không ngưng đối chiếu các việc làm của các vị tiên nhiệm của mình. Giống như tất cả các vị tiền nhiệm trước đây, các Vị đã đọc những lời tuyên  ngôn quốc tế  Nhân Quyền, đáng lưu ý tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, đơn cử Thông Điệp Redemptor Hominis, Đấng Cứu Thế. Đây là một hoàn cảnh đặc biệt tôn giáo được  hiện diện trang trọng trước Diễn Đàn Quốc Tế, và ngươi ta trông thấy được sự chuyển động của Nhân Quyền, mà qua đó nhân phẩm không thể xúc phạm của con người được xây dựng trên hình ảnh Thiên Chúa. Lấy đó là sự chính đáng Nhân Quyền của Kitô hữu, mà người ta được nghe thấy giải thích như thế tại Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc này (14). Qủa thực, qua Thông Điệp này thì Nhân Quyền một đôi khi xây dựng trên một quan điểm hoàn toàn con người, và không những chỉ hướng về cho những người Công Giáo, hay nhũng người Kitô giáo, song hoàn toàn hướng về cho hết thảy mọi người, hết thảy các Quốc Gia, Dân Tộc. Đó là những luận cứ mà Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II hằng quan tâm và nhấn mạnh. Như thế Thông Điệp Redemptor Hominis, có phần mang những ngữ căn là Nhân Quyền, để tăng thêm một điểm mạnh cho Kitô giáo, cho Giáo Hội và Thần Học.

    Trong nhiều lần công bố, chúng tôi thấy Ngài gần gủi với tư tưởng triết lý căn bản của Nhân Quyền, trong  sự hệ trọng này Đức Giáo Hoàng tỏ thái độ bênh vực Nhân Quyền đối với hết mọi người nam và nữ, không có sự phân biệt sắc tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo. Và thái độ này của Ngài cũng hướng về các trẻ em: các em không phải là một cá thể để trục lợi, không phải là đồ vật, nhưng là một chủ thể với những quyền không thể xâm phạm được. Các em là một con người, một nhân vị, được ở trong thế giới để tươi nở, thế nên các em trẻ có giá trị đặc thù của em, có một dụng đích độc đáo của em (bài Diễn văn đọc vào Năm Quốc Tế Trẻ Em). Với chủ đích này, Đức Gioan Phao-lô II quan tâm đến tất cả mọi diễn biến của thời sự quốc tế, có nghĩa là trong những lý thuyết mới và trong sự tuyên bố về Nhân Quyền. Nhất là, Ngài lưu ý đặc biệt đên quyền sự sống (như bài diễn văn Ngài đọc trước Đại Hội của Phong Trào Sự Sống vào ngày 26.2.1979., và bài giảng của Ngài tại Nowy Tags vào ngày 8.6.1979, Ngài nhấn mạnh đến một cái quyền bắt đầu tư giây phút thụ thai, cho nên phải có cái quyền được sinh ra (un droit à la naissance), cũng như có cái quyền được hiện diện với thế giới trong một gia đình chân thực ( xin xem bài diễn văn Ngài đọc trước Hiệp Hội Báo Chí Âu Châu cho những quyền của trẻ em, vào ngày 13.1.1979).

    Cũng thế những chuyến công du mục vụ của Ngài, Đức Gioan Phao-lô Đệ Nhị đều xem trọng vấn đề Nhân Quyền, như hai bài diễn văn Ngài đọc trước diễn đàn Hội Nghị tại Puebla : trước một số thính giả nguời Ấn Độ và những người nông dân, cũng như đứng trước những thợ thuyền tại Monterrey, Ngài hằng xem trọng đến nhân phẩm không thể xúc phạm, và đến Nhân Quyền mà Ngài đề cao đến nhân vị của họ. Ngài nhận ra những con người mà thiên hạ xem là anh thợ tầm thường, hay bác nhà nông quê mùa cũng có phẩm giá của họ, chúng ta không có quyền trục lợi và ngược đãi xem thường họ. Bởi vậy Ngài muốn loại bỏ tất cà những hàng rào trục lợi này qua một cái “quyền của thợ thuyền, quyền được tổ chức nghiệp đoàn để bênh vực, bảo vệ cho những quyền lợi chính đáng của họ (droit de l’ouvrier, de s’organiser en syndicat pour la défence de ses propres intérêts). Cũng thế, Đức Giào Hoàng đòi hỏi cho họ có cái quyền hưởng được một đồng lương xứng đáng và một quyền an sinh xã hội (droit à un salaire décent et à une sécurité sociale).

    Những quyền của mỗi người khi họ là người, thì được xây dựng trên giá trị phẩm giá của họ, những quyền đó cũng đuợc đánh giá và phê bình cho tất cả các chủ trương, các hệ thống và các chế độ chính trị (xin xem Redemptor Hominis £ 17). Những quyền giá trị đó là chiều kích của sự công bình xã hội trong đời sống của những thể chế chính trị, được xem là điều kiện của hòa bình và ngăn cản sự chiến tranh, được xem là hàng rào chống lại chế độ độc tài, chế độ tân thực dân và chế độ đế quốc cùng bá quyền.

 

52. Tính Xác Thực Của Nhân Quyền

   

    Đức Giáo Hoàng Phao Lô Đê Nhị thường lo lắng và hằng ý thức mình chưa hội đủ việc tranh đấu và bênh vực cho Nhân Quyền. Thế nên trong một thông điệp Ngài gửi cho ông Kurt Waldheim, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, nhân cơ hội kỷ niệm 30 mươi năm công bố Bản Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền, Ngài cổ võ và  ủng hộ cho những công việc hệ trọng và những sự cố gắng của Liên Hiệp Quốc giải quyết các vần đề Nhân Quyền trên thế giới, hầu tạo thêm những phương tiện cho những quyền riêng tư này đuợc bảo đảm hơn.  Ngài lưu ý với ông rằng, Nhân quyền đã bi xúc phạm trong các phân bộ của xã hội thế giới. cũng như sự vi phạm hay sự chà đạp Nhân Quyền không những ở nơi quyền hành thể chế của Nhà Nước. Nhưng cũng còn ở nơi các trại tập trung, trại tù, các sự tra tấn, khủng bố và phân biệt chủng tộc. Cũng thế, với những lý do chính trị và xã hội tự do thái qúa, Ngài cũng đòi hỏi một sự bảo đảm hiệu qủa hơn cho Nhân Quyền.

     Chúng ta cũng thấy Ngài hằng theo dõi, quan sát và nhận thức các Hiệp Định, Hiệp Uớc của các Quốc Gia, của Quốc Tế, và hằng quan tâm đến sự hiệu lực, sự công bình của các Hiệp Ứớc và các Hiệp Định này.. Để rồi,  Ngài gửi những lời chào thăm hỏi và chúc thành đạt các Hiệp Định trong bình đẳng và công bình.

     Ngài cũng luôn theo dõi và quan tâm đến những vấn đề vi phạm Nhân Quyền, thế nên Ngài thỉnh cầu một sự bảo đảm bình đẳng trước một toà án chống lại các sự vi phạm Nhân Quyền, và tòa án đó cần giữ một sự công chính và công minh xét xử cho vấn đề này. Cũng thế, với cái nhìn rộng và quan điểm quốc tế, Ngài cổ võ cho kiểu mẫu cùa Ủy Ban Âu Châu Nhân Quyền hay Toà Án Nhân Quyền Âu Châu (La Commissin Européen Des Droirts De L’Homme et de La Cour Européenne Des Droits De l’Homme). Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ Nhị không đến đó, và các Vị tiền nhiệm của Ngài cũng thế. Ngài đánh giá một vài sự thực thi và hiệu nghiệm của sự việc bằng các lời khích lệ hoặc sự yêu cầu về tinh thần và luân lý.

 

5.3. Sự Đặc Biệt Của Nhân Quyền

 

    Giáo Hội Công Giáo với vấn đề Nhân Quyền, được tiêu biểu qua khuôn mặt của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị, là Người chiến sĩ kiên cường của Chúa Kitô, tranh đấu không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ cho những người nghèo khổ, cho những sự bất công của xã hội, tranh đấu với các nhà cầm quyền, với thể chế chính trị phi nhân bản vv., để có được một thế giới an hòa, tình thương và nhân đạo. Những Thông Điệp, những Diễn Văn của Ngài vang dội đó đây khắp thế giới qua những chuyến du hành thời danh viếng thăm mục vụ. Qua một vài đặc tính chung của những tư tưởng và những lời công bố của Ngài : không gì hơn, chính là tâm điểm Nhân quyền. Để qua tâm điểm Nhân Quyền này, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị luôn tiếp tục khẩn nài lưu ý đến vấn đề đòi hỏi chung cho xã hội: như đạo đức công giáo phải được bảo vệ, kế là những điều kiện và những quyền hành động của Giáo Hội phải được các Nhà Nước tôn trọng: chẳng hạn như sự phong chức Linh Mục, tấn phong Giám Mục, thuyên chuyển các vị vv..

    Cũng thế, trong vấn đề Nhân Quyền, thì Ngài đòi hỏi quyền tự do cho con người, Ngài bênh vực cho quyền tôn trọng thân thể con người và quyền sự sống. Ngài viết hẳn một Thông Điệp Quyền Sự Sống này. Qua Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống thời danh (15). Vì cái quyền sự sống này là một quyền chính đáng và lành mạnh, vả nữa khi chúng ta đối chiếu với những đòi hỏi của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI, qua cái quyền được sinh ra mà Đức Phao-lô viết nên Thông Điệp Sự Sống Con Người. Một quyền như thế tất nhiên là tương hợp với học thuyết xã hội công giáo, cũng như tương hợp trong khung cảnh của sự phát triển quốc tế của Nhân Quyền. Tuy Thông Điêp và tư tưởng là mới mẻ, nhưng nó xứng đáng là một bằng chứng xác thực hơn về sự đóng góp lớn lao của Giáo Hội Công Giáo cho những quyền căn bản thiết thực của con người. Hơn nữa,  ý thức quyền đuợc sinh ra này, làm cho chúng ta thấy được sự xác tín của cái quyền sư sống hệ trọng dường bao, và khi nói đến đây, thì cũng đáng cho thiên hạ quan tâm đến Thông Diệp Hòa Bình Dưới Thế của Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII. Từ đó chúng ta thấy học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo đã phục vụ một ngôn ngữ tình người, ngôn ngữ của yêu thương và Nhân Quyền của thời đại mới, phổ quát và được nhìn nhận hơn ở trong lòng thế giới hoàn vũ.

    Để tương hợp với hiệu năng và tiềm lực của sự bình phẩm cùng chính xác hơn cho một phần học thuyết xã hội công giáo, thì Đức Thánh Cha quan tâm và nhấn mạnh về những quyền xã hội, đại để về những nguyền tắc của sự công bình xã hội. Nói chính xác hơn, đơn cử  quyền làm việc và quyền tổ chức nghiệp đoàn, đó là những quyền lành mạnh mà Nhà Nước không thể xâm phạm và bác bỏ những quyền này của người dân. Vì khi Nhà Nước bác bỏ, không cho phép thi rõ ràng là một Nhà Nước độc tài, chuyên chế và bạo chúa như Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng, Cu Ba, Miến Điện vv.. Cho dù họ giải thích thế nào đi nữa thì chỉ là một cách đơn phương, theo chủ nghĩa tập trung quyền hành và quyền lực. Lý hơn đây là một sự hạn chế của những quyền tự do cá nhân của ngưòi dân, tất nhiên các Nhà Nước ấy đã vi phạm trắng trợn Nhân Quyền. Thực thế, những gì liên quan đến quyền làm việc, lý tự nhiên người ta yêu cầu cần có quyền tổ chức một nghiệp đoàn (hình thái của một quyền tự do cá nhân, đúng hơn quyền tự do hiệp hội).

   Để từ quan điểm này nó tự quan hệ đến Nhân Quyền trong ý nghĩa nghiêm túc của một quyền công chúng. Bởi vì, khi giải thích quyền tự do hiệp hội hay tự do tổ chức nghiệp đoàn như quyền công chúng, thì có thể tạo thành sự đưa vào đinh chế hầu đem lại những công việc hữu ích cho Nhà Nước, nhất là không thể mâu thuẫn lại Nhân Quyền khác, đáng lưu ý là những quyền tự do cá nhân. Hay nữa, quyền việc làm có thể hiểu ngầm là cái quyền chung cho mọi người dân, trong đó chúng ta cũng hiều rằng cái quyền tổ chức và thành lập các nghiệp đoàn. Điều này là dấu chỉ muốn nói rằng chính sách kinh tế hay chính trị xã hội đước bảo đảm hiệu lực cho những người thất nghiệp không bị thiết hại về đời sống cá nhân hoặc gia đình họ. Thế đó cái bổn phận và trách nhiệm này không chỉ đưa ra cho những lý do sự hoàn hảo của xã hội, nhưng trước hết đó là hình thái của sự công bình xã hội và phẩm giá con người, đòi hỏi bất cứ Nhà Nước nào hiện hữu trên địa cầu đều phải tôn trọng và thực thi cho người dân mình được tự do có những quyền nói này.

    Trong những Nhân Quyền đuợc gợi ra hơn cả và đuợc Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị thỉnh cầu và đòi hỏi hơn hết, chúng ta bắt thấy nó trên tất cả mọi sự, đó là sự thiết yếu các hoạt động của chính Giáo Hội. Được liệt vào hàng đầu, thì người ta bắt thấy là quyền con người, Ngài luôn đòi hỏi nhiều quyền cho con người : chẳng hạn quyền tự do tư tưởng, tự do luơng tâm và tôn giáo, tự do ngôn luân và báo chí, tự do truyền thông vv., tất cả điều đặc biệt dưới dạng thái của tôn giáo. Đức Gioan Phao lô Đệ Nhị xem sự tự do tôn giáo này chính là nền tảng của tất cả các sự tự do khác. Sự tự do đó một đôi khi có tính cách lịch sử và cũng có tính cách khách quan, chúng tương hổ và liên quan nhau. Do thê, Ngài nhìn thấy cái điểm  tôn giáo này đáng lo ngại hơn hết, thường bị đe dọa do một vài chính quyền độc tài thường thấy ở các nước cộng sản tạo ra. Thế nên, mới được gợi ra và công bố về sự tự do tôn giáo do Công Đồng Vaticano Đệ II qua Thông Diệp Dignitatic Humanae, Phẩm Giá Con Người : “phải có cho mỗi cá vị con nguời trong khung cảnh sự hiện hữu của chúng ta, chính là với cơ hội tuyên xưng niềm tin và sự xác tín của họ, một mình hay với người khác, trong tư gia hoặc nơi công chúng”.

    Cũng trong những Nhân Quyền thỉnh cầu với những Nhà cầm quyền hấu mưu ích cho Giáo Hội, chúng tôi phải cần kể ra đây rằng : Giáo Hội thương nhắc nhở các Nhà Nước trong trách nhiệm và bổn phấn  của mình, phải sẵn sàng giúp đỡ và uỷ lạo những bệnh nhân, người nghèo khổ và người tàn tật, mà Đức Thánh Cha yêu cầu cần có một thái độ niềm nở, yêu chuộng những công việc cứu trợ, một cách tương hợp như những hội đoàn bác ái và các tổ chức thiện nguyện cùng cứu giúp của Giáo Hội Công Giáo giúp đỡ tha nhân. Ngài chống lại một thái độ và một hình thái độc quyền trợ giúp do Nhà Nuớc, đôi khi nghịch lại những nguyên tắc nền tảng của học thuyết xã hội và chính trị công giáo : có nghĩa nguyên tắc phụ trợ (le principe de la subsidiarité).   

     Những đòi hỏi của Nhân quyền không trực tiếp thuộc về những giáo luật đạo đức xã hội xưa của công giáo, cũng không là quyền cá biệt của Giáo Hội đối với uy quyền của Nhà Nước, nhưng chỉ xuất hiện cho những quyền căn bản, những quyền tất nhiên và sự tự do cùng quyền lợi, cho phẩm giá và  sự sống của con người. Thế đó, qua sự tuơng hợp quyền sự sống, quyền được sinh ra và quyền tự do tôn giáo, cùng những quyền tự do cá nhân khác của con người được Ngài nhắc nhở luôn trong các thông điệp và diễn văn của mình, tất cả chỉ vì Nhân Quyền. Ngay cả những quyền chính trị và tham dự vào đời sống chính trị, thì Đức Gio-an Phao-lô II cũng thường đề cập đến, hầu như Ngài không thể im lặng trước những vần đề các Nhà Nước và Chánh Quyền trên thế giới luôn xúc phạm Nhân Quyền và hạ giá trị nhân phẩm của người dân. Do vậy Đức Thánh Cha hằng hướng về các vị Quốc Trưởng hay các vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ngài nêu rõ cái quyền tham dự vào những quyết định hệ trọng của Đất Nước thì cũng liên quan đến người dân. Và qua các bài diễn văn hay thông điệp, Ngài nhắc nhở đến cái quyền chính trị, cái quyền xã hội và quyền tự quyết định của người dân và dân tộc họ. Những quyền đó trở nên làm chủ cho chính vận mạng của mình, chớ không phải sống theo vận mạng của mình do người khác đặt định.  Cũng thế Ngài nói một yếu tố tất nhiên cho cái quyền tự định đoạt này của người dân là cái quyền hiện hữu và đóng góp vận mạng mình và vận mạng dân tộc (bài giảng Lễ cho một chuyến công du mục vụ ở Nam Mỹ vào năm 1999).

 

5.4. Sự Quan Trọng Của Nhân Quyền Trong Đời Sống Nội Tâm Của Giáo Hội

     

   Bên cạnh bản chất tôn tôn giáo và uy tín của mình, thì Giáo Hội cũng kết án những hình thức đậm nét phi nhân bản của một vài thế chế chính trị-xã hội rất được nhiều người trên thế giới chăm chú lắng nghe. Bởi thế vị lãnh đạo Giáo Hội, là Đức Giáo Hoàng, không chỉ là một sức mạnh tinh thần, nhưng cũng còn là một sức mạnh của quyền chính trị . Như thế, trong chiều hướng này mà Giáo Hội cũng được xem là một thể chế chính trị-xã hội (nhìn theo quan điểm đạo đức chính tri-xã hội, xin hiểu Giáo Hội đứng về mặt lãnh đạo tinh thần, chớ không phải về mặt cai trị khi xét về khiá cạnh tôn giáo. Thế nhưng Giáo Hội cũng là con người, tất đương nhiên cũng có những quyền căn bản của con người hay gọi là Nhân Quyền. Khi người ta xét về khiá cạnh con nguời và xã hội, thì Giáo Hội có quyền đòi hỏi những quyền căn bản này cho mình, cho con người và cho người dân. Chỉ có phỉ quyền Hà Nội và tập đoàn Đảng gian phi của chúng kém học thức và hiểu biết, nên thường “chụp mũ” ẩu và vu khống bậy bạ cho những vĩ lãnh đạo tôn giáo tranh đấu nhân quyền là làm chính trị). Thế nên, Giáo Hội cũng phải chịu những lời chỉ trích, phê phán mà Giáo Hội nỗ công xây dựng cùng thiết lập cho tất cả những thể chế chính trị-xã hội có được một bộ mặt nhân bản, đáng lưu ý đến những quy tắc công chính của chính trị-xã hội và những giá trị đạo đức mới của thời đại nay trong tiến trình Nhân quyền. Như có lần Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô đứng trước các nhà lãnh đạo các tổ chức Hiệp Hội người Do Thái, Ngài nói với họ rắng “Giáo Hội Công Giáo phản đối, bằng thực hành và bằng nguyến tắc tất cả những sự vi phạm Nhân Quyền khắp mọi nơi, mà ở đâu sự vi phạm Nhân Quyền đó xuất hiện trong thế giới”. (1999). Lời tuyên bố này cũng hướng về cho các cộng đồng chính trị và những uy quyền chính trị và các Nhà cầm quyền bên ngoài Giáo Hội, tuy nhiên chính Giáo Hội cũng cấu thành một cộng đồng chính trị tạo được một sức mạnh tinh thần  cùng những uy quyền và uy tính của mình (xin qúy vị xem thêm bài “Chính Trị Nhân Bản”). Điều này Đức Giáo Hoàng giải thích một cách mặc nhiên, qua đó Ngài đã khẳng định và giải thích qua trong bài diễn văn ngắn đối với các vị thẩm phán và luật sư của Toà Án Rote vào ngày 17.2.1979. Ngài nói rằng “Vì lẽ rằng Giáo Hội cũng có những cơ cấu của quyền chính trị, những cơ cấu đó hoàn toàn là tuỳ thuộc cho những đòi hỏi của Nhân Quyền, Pour autant que l’Eglise a aussi des structures de droit politique, celle-ci sont également subordonnées aux exigences des droits de l’homme”. Và còn nữa “ Giáo Hội có một nhiệm vụ đặc thù huớng về Nhân Quyền; bởi vì Giáo Hội phải trở nên một cái gương soi của sự công chính, l’Eglise a une tâche particulière envers les droits de l’homme; car elle doit être un miroir de justice”. Quan điểm này có những thành quả được kể như sau :

    Như Khóa Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 1971 đã thể hiện một cách nhiệt tình rằng “ Ai muốn nói sự công bình cho mọi người thì trước tiên phải trở nên công chính trước mắt họ, Quiconque veut parler de justice aux hommes doit d’abord être juste à leurs yeux”. Và trong Thông Điệp về Nhân Quyền và sự hoà giải, Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ VI đã nói lên những lời sau “ Giáo Hội nhờ kinh nghiệm nên biết phục vụ Nhân Quyền trong một thế giới hằng đòi hỏi cấn có một sự thường trực xét lại lương tâm, và một sự tẩy rửa những vết bẩn của đời sống riêng của mình, một sự tẫy rữa của các thể chể, của các guống máy cầm quyền và của các hình thức hành động … Dưới ánh sáng của bổn phận Tin Mừng hóa cho chúng tôi thụ lãnh, để thích ứng về những quyết định riêng của chúng tôi cho sự phát động, sự phát động đó khắp cả trong Giáo Hội, đó là Nhân Quyền và sự hòa giải” (16).  Đoạn văn này là biểu thị không những vế  sự tranh đấu Nhân Quyền của Đức Phao Lô VI – mà qua đó trong những diễn tiến cũng như trong tất cả những lời tuyên bố của Đức Giáo Hòang Gio-an Phao-lô Đệ II, được xem là một chủ đích cho tình thế chính trị-luân lý của Giáo Hội hướng về tha nhân, la position politico-morale de l’Eglise envers d’autres.

 

VI. ĐÔI LỜI KẾT LUẬN

 

    Thế đó Giáo Hội Công Giáo, qua gương và chứng nhân hùng hồn của các vị Thủ Lãnh Giáo Hội, hằng quan tâm, lo lắng và tranh đấu cho Nhân Quyền được tôn trọng và thực hiện trong lòng các xã hội con người trên thế giới này. Con đường đem lại yêu thương, đem lại bình an, hạnh phúc và phục vụ con cái mình, không gì đẹp hơn là phương cách “tranh đấu” bằng Nhân Quyền mà qua nhiều triều đại Giáo Hoàng của Giáo Hội, các Ngài đã thể hiện tấm lòng yêu thương con người cùng tôn trọng họ của mình qua các Thông Điệp, Tông Huấn, Diễn Văn  và Huấn Từ, mà chúng tôi đã nói qua và trích ra tư tưởng cùng hành động của các Ngài. Điển hình khuôn mặt nỗi bật nhất trong thời đại chúng ta là Đức Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ II, chính sự tranh đấu không biết mệt mỏi, nhờ lòng can đảm và yêu người chí tình như Lời Chúa dạy, mà Ngài đã cứu sống cả tỷ người thoát được cái nạn gông cùm của Cộng Sản vô thần và phi nhân bản. Ngài trở nên vị đại cứu tinh anh hùng của hằng trăm triệu con tim, là tấm gương soi cho tất cả chúng ta nên bắt chuớc noi theo mà hành động cứu người, cứu đời và cứu thế giống Ngài.

   Do thế, xin qúy vị đừng sợ chính trị hay ngại dấn thân vào chính trị! Vì chính trị của chúng ta là bằng phương cách tranh đấu Nhân Quyền, đòi hỏi Nhân Quyền cho người dân. Phương cách tranh đấu này là một loại chính trị tinh thần, đạo đức, nhân đạo và nhân bản hợp với tinh thần Tin Mừng của Chúa Kitô Cứu Thế, và hợp với học thuyết xã hội chính trị công giáo của Giáo Hội Công Giáo, mà chúng tôi đã luận bàn với qúy vị ở những phần trên.

   Xin quý vị và chúng tôi phó thác vào sự phù trợ của Đức Mẹ La Vang cho con đường tranh đấu này, là đòi hỏi công lý, công minh và công bình, và đòi hỏi cho những Nhân Quyền làm người, quyết định vận mạng của mình, của người dân Việt. Với Quyền Năng của Chúa Thánh Thần, và với Đức Mẹ La Vang hằng cứu giúp, phù trợ cho con cái của mình… Thế nên chúng ta tin rằng trái tim Chúa sẽ thắng, trái tim Mẹ sẽ thắng, tất thắng và chúng ta cũng được dự phần đồng thắng với Chúa và Đức Mẹ La Vang.

                                                                                                                          Nam Giao Lê Thiện Bình  

 

          

     

CHÚ THÍCH

 

1.   Xin xem : “ La Consutation Du Conseil Oecumenique Des Eglises” à Saint Pölten, oct.1974. và  :“Droits De L’homme Et Anti-Racisme : Un Programme Pour La Fédération Des Eglises Protestantes De La Suise”, Lausanne-Berne 1976; et “Communiqué Conjoint à La L’Occasion Du XXV Aniversaire De La Déclaration Universelle Des Droits De L’Homme, par La Commission Pontificale “Justitia et Pax” et Le Conseil Oecumenique Des Eglises, Oss. Romano, 14.12.1973, éd. Hebdomadaire en lange francaise.

2.  Xin xem  E. Burke : “ Reflection On The Revolution In The France”, 1970, trad. Francaise de la 3 édition anglaise; và H. Taine : “Les Origines De La France Contemporaine, 1876-1894. En particulier pour la réaction catholique à la Déclaration de 1789; xin xem thêm F. Le Play, Réforme Sociale, 1864.

3.   Xin xem Chương “Die traditionellle Distanz des deutschen Protestantismus zu den Menschenrechten” trong  sách:  của W. Huber, H.E. Tödt : Menschenrechte, Perspektiven einer menschlichen Welt, Stuttgart -Berlin 1977, trang 44-55.

4.   Xin xem Kant “Métaphysique Des Moeurs”, Paris 1971, 1re. partie: La Doctrine du Droit, Princinpes métaphysiques de la doctrine du droit, Introduction à la doctrine du droit et & 46 et 47; Vers la paix perpétuelle, éd. J. Darberllay, Paris-St-Maurice 1974.

5.   K. Marx : “La Question Juive”, éd. Allemande-Francaise, Paris 1971, p. 154 (104ss.)

6.   Xin xem H. Maier : “ Revolution und Kirche: Studien zur Frügeschichte der christlichen Demokratie,

1965; xin xem thêm H. Guillemet : “ Histoire Des Catholiques Francaises au XIX Siècle, Paris 1974;    và E. Lecanuet, Montalembert, t. II, p. 286-315.

7.  Xin xem “L’Eglise et Les Droits de L’homme”, Document de travail de la Commission “Justitia et Pax”, Rome 1975.

8.   Xin xem Le Pape Léon XIII, Lettre Encyclique “Immortale Dei”, dans : A.F. Utz, La doctrine sociale de L’Eglise, Fribourg 1973, p.2021-2057. “De la constitution chrétienne des Etats”, Latin-Francaise, p.2033.   Xin xem thêm các Tài Liệu của các Đức Giáo Hoàng về Công Đồng Vaticano Đệ II, Pape Jean XXIII “Pacem in Terris”, Paris 1963; Concilium Oecumenicum Vaticanum II. Concile Oecuménique Vatican II, Documents Conciliaires, Paris 1967; Pape Paul VI  “Documents Pontificaux de Paul VI”, St-Maurice 1967-1979; Muốn xem thêm các tài liệu và những sự can thiệp của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô Đệ Nhị :  xim xem tuần báo bằng Anh Ngữ hay Pháp Ngữ, Ý Ngữ của “L’Osservatore Romano”.

9. Xin xem và tham khảo các tài liệu và sách báo về Nhân Quyền và Kitô Giáo sau: J.Y. Calvez “Johannes XIII und die Menschenrechte”, Mannheim 1966;

   – Ph. De La Chapelle : “La Déclaration Universelle des Droirts de L’Homme et le Catholicisme”, Paris 1967.

    – P. Gramain  “Les Droitrs Internationaux de l’Homme”, Paris 1933.

    – G. Gurvitch “ La Déclaration des Droits Sociaux”, New York 1944.

    – A. N. Mandeltam “La Protection Intrenationale des Droits de L’Homme”, dans “Reccuiel des cours” par L’Académie de Droit International, Paris 1931, IV, p. 128-230.

     – J. Mourgeon “Les Droits de L’homme”, Paris 1978.

10. Jacque Maritaine “ Les Droits de L’Homme et La Loi Naturelle”, Paris 1947, Nguyên bản Anh Ngữ “Human Rights”, New York 1942, et “L’Homme et Etat”, Paris 1953; ibid. “Les Droits de L’Homme”, Paris-Unesco 1950; ibid. “Christianisme et Démocratie”, New York 1943; ibid. “Pour La Justice”, New York 1945; ibd. “Principes d’une Politique Humaniste”, New York 1944.

11.  Xin xem Tài Liệu Synode Romain des Evêques (26.10.1974). trích từ Herder Korrespndenz 28(1974), p. 624.

12.  Xin xem J. M. Aubert “Vivre en Chrétienne au XX Siècle”, 2 vol; t. II: No. III; La Politique, Mulhouse 1976-1977; et J. Leclercq “Essai de morale Catholique”, 4 vol., Tournai-Paris 1947-1950; et A. Manaranche “L’Esprit de la Loi : Morale Fondamentale”, Paris 1977.   

13.  Xin xem O. Höffe “Die Menschenrechte als Legitimation demokratischer Politik” dans “Freiburger Zeitschrift für Philosophie und Theologie”, 26 (1979), p.3-24.

14.  Xin xem O. Hoffe “Philosophie und christliche Ethik : überlegungen zu einem neuen Handbuch”, dans “Freiburger Zeitschrifs für Philosophie und Theologie” 26 (1979) 3e partie.   

15.    Xin xem Jean Paul II “L’Evangile De La Vie”, éd. Cef-Flamarion, Paris 1995.

 

NHỮNG SÁCH BÁO VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM

 

   Vantican II  “Les Seize Documents Conciliaires”, éd. Fides, Montréal-Paris 1967.

   Centesimus Annus (Prix de position et texte de l’encyclique Rerum Novarum”, éd. Universitaires Fribourg 1992.

   Henri Tincq “Jean Paul II  “1920-2005” L’Homme, Le Salut, Père, Le Stratège”, éd. Libiro, Paris 2005.

   Jean Offredo “20 Ans De Pontifcat”, éd. Michel Lafon, Paris 1988.

   Jean Paul II “Mémoire Et Identité”, Le Testament Politique et Spirituel du Pape, éd. Flamarion, Paris 2005.

   Jean Paul II “L’Evangile De La Vie”, Présentation par Xavier Lacroix, éd. Cerf-Flamarion, Paris 1995.

   Jean Paul II “ Le Centenaire De Rerum Novarum”, L’enseignement sociale de l’Eglise – Lettre Encyclique Centesismus Annus de Jean Paưl II, Introduction de Hugues Puel, op., éd. Cef, Paris 1992.

   Lettre Apostoslique Mulieris Dignitatem Du Souverain Pontifle Jean Paul II sur la Dignité et la Vocation de la Femme à l’occasion de l’Année Mariale, éd. Cité du Vatican.

   Jean Paul II “L’Encyclique Veritatis Splendor”, éd. Centurion, Paris 1993.

   Jean Paul II, Lettre Encyclique de Jean Paul II  “Solicitudo rei Socialis-La Question Sociale”, ed. Cerf, Paris 1988.

   Paul VI “ L’Encyclique Populorum Progressio-Le Développement des Peuples”, éd. Centurion, Paris 1967.

   Jean XXIII “ L’Encyclique Pacem in Terris- Paix sur Terre”, éd. Fleuris, Paris 1963.

   Encylical of John XXIII “Master et Magistra”, Christianity and Social, New York 1962.

   Pie XII “Qu’est ce qu’une vraie Démocratie?”, Message Radiophonique de Noel 1944, éd. Lux, Genève 1945.

   Pie XII “Humani Generis” Lettre Encyclique du 12 Aout 1950, sur certaines opinions fausses qui menacent de ruinner les fondaments de la doctrine catholique.

   Pie XII  “Quanta Cura et Syllabus”, Publication diffusée par : l’office international des oeuvres de formation civique et l’action doctrional selon le droit naturel et chrétien, Canada-Espaznà-France-Great Britaine-Susse-U.S.A.

   Léon XIII “Libertas Praestatintissimun-Sur La Liberté Humaine, 20 Juin 1888, Publication recommadée et diffusée par l’office international des oeuvres de formation civique et d’action doctrionale selon  le droit naturel et chrétien, Sion- Paris-Buenos-Aires, Londres-Madrid-Quebec 1962.

   Pie XI “Quadragessimo Anno” L’Encyclique sur la Restauration de l’Ordre Social 15.Mai 1931, éd. Spec, Paris 1932.

    Ecole Nomale Social “Commentaire Pratique de l’Encyclique sur Condition des Ouvriers”, éd. Spec, Paris 1932.

    La Croix “25 Ans Le Journal Du Pontificat”, Paris 2006.