Tạp ghi

LỜI TÂM TÌNH VỀ THI ĐÀN LẠC VIỆT.

LỜI TÂM TÌNH VỀ THI ĐÀN LẠC VIỆT.

Gửi Chinh Nguyên,

Đây là đôi điều về Thi Đàn Lạc Việt:
Thành lập năm 1991 chứ không phải năm 1992 như Chinh Nguyên nhớ. Ngày đó, bác Dương Huệ Anh có lẽ là người thứ hai in thơ của mình và ra mắt thơ tại San Jose. Người thứ nhất là cụ Trình Xuyên. Theo tài liệu còn giữ được là Nguyệt San Thơ Về Nguồn xuất bản từ tháng tư năm 1991 của Hoài Việt (Lê Trọng Hiền, chủ nhiệm) và tôi Thượng Quân (chủ bút) có ghi lại thời gian xuất bản nguyệt san và ra mắt thơ của hai cụ: Trong số 4 (xuất bản ngày 31-7-1991) chúng tôi đã chọn đăng 3 bài giới thiệu về 3 nhà thơ là Băng Tâm (chuyên khoa Chiropractic), cụ Trình Xuyên và Dương Huệ Anh. Bài viết về Băng Tâm do nhà báo Sao Biển viết, hai bài giới thiệu Hoa Bút Trình Xuyên của cụ Trình Xuyên và Huyền Ca Diễm Ảnh của Dương Huệ Anh thì do Đỗ Quyên viết (tháng 6 và tháng 7, 1991). Sau khi tôi và Hoài Việt đi dự buổi ra mắt thơ Huyền Ca Diễm Ảnh của cụ Dương Huệ Anh thì tôi tham gia giúp cụ trong việc điều hành Thi Đàn Lạc Việt và từ đó bắt đầu có phong trào sinh hoạt thơ văn ngâm thơ trong các buổi sinh hoạt của Thi Đàn Lạc Việt và tôi là người đưa ra sáng kiến cho ngâm thơ của các tham dự viên. Để tránh tình trạng "vận động ngầm" với các người ngâm (mà tôi thường "dí dỏm" gọi là ngâm sĩ) để ngâm nhiều bài của một người "láu cá", "lo lót", tôi bèn đề nghị biện pháp là "ai đưa thơ trước thì ngâm trước (bài thơ nộp lên để úp trên bàn, sau khi hết người góp thơ thì tôi lật lên và lấy bài thơ đầu tiên dể nhờ một "ngâm sĩ" ngâm dùm. Các giọng ngâm ngày đó có Hữu Huân, Khánh Hà, Kiều Loan (con nhà thơ Hoàng Cầm), Hồng Anh, Thi Cầm (biết thỏi sáo ngâm thơ hơi rất mạnh và rất hay)… Còn hai người nữa, một giọng nam có họ Trần (tôi quên mất tên) và một giọng nữ tên Quyên (tôi lại quên họ). Vì để giữ được sự công bằng, tôi không nộp thơ và cũng không giới thiệu nhà tôi Hồng Anh lên ngâm thơ. Ông Dương Huệ Anh cũng vậy. Ngày đó có các nhà thơ lão thành và đứng đắn như cụ Trình Xuyên và cụ Trùng Quang và nhà thơ trào phúrng trước 1975 của nhật báo Tự Do, nhà thơ Hà Thượng Nhân (người trên sông). Giới thơ trẻ thì có Khương Hạ (Hoàng Tuấn, con của Cung Diễm tức Tú Lắc) và nhiều người khác. Trước đó, thì Chu Tấn thành lập Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do và xuất bản tuyển tập Thắp sáng Quê Hương do Trần Mạnh Hòa layout. Vì Hòa bận về Việt Nam nên Chu Tấn nhờ tôi tiếp tục công việc, và nhân đó, tôi có góp bài thơ Thư Gửi Bạn Không Quân. Còn Hoài Việt cũng một mình đứng ra sựu tập và xuất bản cuốn Dòng Thơ Hải Ngoại (gồm nhiều tác giả)
Sau đó thì xẩy ra xáo trộn trong Văn Bút nên mọi chuyện văn nghệ thường thường mất tính chất nghệ thuật…
Chú thích: Trong bài thơ Mừng Thượng Thọ 90 tặng nhà thơ Dương Huệ Anh, tôi có "cố ý" sửa đề tập thơ Huyền Ca Diểm Ảnh thành Huyền Thơ Diễm Ảnh, mục đích "chọc" cụ Dương Huệ Anh chơi "vì… và" trong bài cũng có một câu "mừng cụ" có ý trung nhân mới’ mà Chinh Nguyên đã lên đọc bài thơ này… Tiện thể cũng gửi 2 bài thơ: Ánh sáng Hiển Linh và Quê Ta Chuyển Nhịp

ÁNH SÁNG HIỂN LINH                                                                                   

Giữa ánh sáng Chúa uy linh hiển hiện,
Đem tình yêu thiên phúc xuống trần gian,
Đem cho đời ánh sáng của Thiên Nhan,
Và nẻo sống như ánh sao dẫn đạo.
*
Con xin bước theo Ba Vua thuở trước,
Nhìn ánh sao sáng rực giữa đêm đông,
Tìm đến cùng chân lý: Lửa muôn dòng,
Về cùng mối của vô cùng vũ trụ.
*
Chúa Tất Cả, là khởi nguyên hoàn vũ,
Là vô cùng, là vĩ đại, vô song,
Là muôn trùng, là trắng khiết, tinh trong,
Là ưu ái, là tình yêu vô tận.                                                                          
*
Chúa hẳn thấy khắp vô cùng vũ trụ,
Cả muôn loài, muôn vật đẹp thiên ân,
Cả muôn loài đang trỗi dậy canh tân,
Hướng về Chúa như hướng dương thần tử.
*
Con, cô lữ của cuộc đời trần lụy,
Hướng về Trời vói bàn thánh Thiên Tòa,
Hướng về trời với bản tính trăm hoa,
Dâng về Chúa bao tin yêu ngưỡng cọng.

Thượng Quân

QUÊ TA CHUYỂN NHỊP                                                                                

Tặng những chiến sĩ Phục Quốc

Ta nghe rõ tiếng triều dâng trong óc,
Nhạc rộn cao trên bể cả mênh mông,
Tim hòa bình bỗng loạn nhạc chiều đông,
Ngoài ngàn dậm nghe lời reo sông núi.
*
Đêm xuống nước, trăng sao mờ hận tủi,
Ngày đang lên, ngơ ngác đất rung mình,
Khăn sô trắng hồn nước vẫn trung trinh,
Muôn tiếng thét vọng vang trời quật khởi.
*
Bước im đi cây rừng khuya không nói,
Cả dế giun ghìm tiếng lặng gục đầu,
Nghe náo nức rung chuyển tận rừng sâu,
Đón sắt thép ta về cùng quê cũ.
*
Hoang vắng cũ, xưa thờ ơ say ngủ,
Mặc bạo quyền hò hét nỉ non,
Đêm sa mạc đời lãnh đạm âm thầm,
Bỗng tỉnh thức nhạc rộn ràng xung sát.
*
Ta về đây, mắt mờ, vai áo ướt,
Mẹ đón ta về cảm động ngạc nhiên,
Em đón ta về tiếng sáo huyên thuyên,
Đời sống lại chuyển nhạc hùng xây dựng.

Thượng Quân

——————————————————–

Thi Đàn Lạc Việt 1991 – 2007;

Hai hình trên : Nữ sĩ Trùng Quang và Nhà báo Bình Luận Gia Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh.
Hình những vị sáng lập ra Thi Đàn Lạc Việt năm 1991 từ trên xuống: 
Trưởng môn Hà Thượng Nhân, Thi sĩ Dương Huệ Anh,Chủ Tịch Thi Đàn Lạc Việt (1991 – 2007), Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, Thi sĩ Thượng Quân, Thi Sĩ Chu Toàn Chung. 

Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt từ 2008 tới hiện tại.
Thi sĩ Đông Anh chủ tịch Thi Đàn Lạc Việt (2008 – 2011) và đổi danh hiệu Thi Đàn Lạc Việt thành Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt (hình thứ 6 bê phải) hầu mở rộng sự sinh hoạt và thành lập Giải Văn Thơ Lạc Việt năm 2008. 
Hiện nhà thơ Chinh Nguyên (Hình số 7 bên phải) là chủ tịch (2012 – hiện tại) Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt từ năm 2012 và tiếp tục mở rộng giải VTLV hàng năm tới năm châu, song song với những sinh hoạt văn hoá khác của VTLV như tổ chức ra mắt những tác phẩm giúp các tác gỉa bạn gần xa, tổ chức thuyết trình về ngôn ngữ Việt, Truyện Kiều, hướng dẫn cách làm thơ, truyện ngắn v..v… 
Hai vị Cố Văn VTLV đã quá vãng : Nữ Sĩ Trùng Quang và Nhà Báo bình luân gia Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh.
Con đường Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt đi tới : Bảo tồn và phát huy văn hoá Việt tại hải ngoại, và chống đối bất bạo động loại văn hóa phá sản tại quốc nội do Công Sản Việt Nam muốn thuần phục Trung Cộng tạo nên.

Mong rằng quý vị đồng một quan điểm với VTLV, và hổ trợ VTLV hầu giúp VTLV đạt được ý nguyện : "Tiếng Việt còn, nước Việt còn" và không bị Trung Cộng đô hộ trong mưu đồ bán nước của Cộng Sản Việt Nam…!