Tạp ghi

Hồng Nguyên : THĂNG LONG 1000 NĂM, THẮP LÊN NGỌN LỬA NIỀM TIN.

THĂNG LONG 1000 NĂM, THẮP LÊN NGỌN LỬA NIỀM TIN.

Cả thế giới đang nhìn vào Đại Lễ 1000 năm Thăng Long . Đang đọc lại những trang sử hào hùng của người dân việt . Đây cũng là cơ hội của lãnh đạo thắp sáng lên niềm tin cho dân Việt .

   Hãy thẳng thắn nhìn vào thực tế , 35 năm qua đã làm đuợc gì cho dân VN ? Lãnh thổ VN cha ông ta đã tốn bao xương máu cho con cháu thừa hưởng ? Ai đúng ? Ai sai ? Chúng ta đã làm được gì cho dân Việt ? Đất đai , ruộng vườn của người dân chiếm đoạt làm của riêng ? Làm giàu trên xương máu của giai cấp nông dân ! Chúng ta đừng vì cái danh hão huyền : Đảng – để rồi bao che cho nhau vắt nặn lên những thần tượng bẩn thỉu , không còn cái thời Nam Bắc phân chia để lừa bịp dân chúng – Những người Mẹ nghèo khổ đã dành những củ khoai ngon nhất để chi viện chiến trường Miền Nam , chỉ dám ăn những củ khoai sùng, những rễ khoai sống qua ngày vì thương người dân Miền Nam quá " nghèo khổ " . Không thể , không thể tuyên truyền lối này nữa, giờ lại thẳng tay ăn cướp . Dùng nhà tù , súng đạn đàn áp những ân nhân đã nuôi mình 35 năm trước !!
     Xã hội đã tiến bộ . Sao giờ này còn đưa cái thời Vua quan  ra  để nối dõi " tông đường "! Sao lại đưa cái thuyết Quân chủ ra để trị dân . Đừng khóac lác che đậy những tội phạm lịch sử . Hãy mạnh dạn nhìn vào sự thật . Những bài học của thế giới , của các nước láng giềng lấy danh dự đất nước làm trọng . Thẳng thắn nhìn vào đàn anh Liên Xô vĩ đại . Sự xụp đổ của Liên Xô đã tạo ra bao quốc gia độc lập . Đã cho nhân dân đời sống ấm no hơn . " Môi hở răng lạnh " những ngày ấm êm giúp đỡ của Tàu Cộng chỉ là thủ đoạn đê hèn " Tin bạn thì mất vợ " chân đã vấy bùn không tẩy rửa sẽ không còn kịp . Mất vợ thì còn lấy được vợ khác chứ cháy nhà thì ra đường mà ở .
    Trở về với chính sách : độc đảng – Ai nói sẽ bị ở tù . Bao nhiêu người đã can đảm vào tù " Chết vinh hơn sống nhục " đã nói lên cái nhân quyền báo đài ngày nào cũng rêu rao . Tại sao các vị lãnh đạo VN không có tai để nghe ? Không có mắt để nhìn  ?
     Bao nhiêu phản ứng về chủ quyền lãnh thổ . Bao nhiêu nhà đất bị chiếm đoạt làm của riêng. Bao nhiêu cuộc biểu tình đòi hỏi sự công bằng …. chắc chắn có tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long  long trọng mấy cũng không che đậy được tội ác với nhân dân , với hương hồn của Lạc Long Quân , của Âu Cơ .
     "Nhà dột tại nóc" Xã hội VN được coi là cái nôi của đạo đức . Chúng ta lấy chữ Tâm làm Trọng. VN có rất nhiều tôn giáo . Tôn giáo nào cũng dạy ăn ngay ở lành . Không cần phải dựng lên một đạo đức Hồ Chí Minh nữa . Trái lại , càng dựng lên càng phản tác dụng . Cái nóc đạo đức Hồ Chí Minh nhân dân cả nước ai cũng biết . Cái nóc của Tổng bí thư đảng ai cũng biết : Con hoang là con hư . Con không cha là con hoang . Biết đứa con hư đó rồi sao còn đưa lên lãnh đạo một đảng cầm quyền ? Lần theo dấu vết lịch sử . Đứa con hoang đó có cha, nhưng cha không thừa nhận . Vậy người cha đó trách nhiệm hay không ? Có đạo đức hay không ? Từ Liên Xô – Trung Quốc đến VN  người cha đó đã cập bao nhiêu bến ? Đã vậy còn phản bạn . Một Lê Hồng Phong được cho là một nhà cách mạng mẫu mực . Khi vào tù đã để lại một người vợ hiền: Nguyễn thị Minh Khai – Bác cũng xơi luôn . Cái luân lý , cái đạo đức của xã hội VN sẽ suy đồi nếu lúc nào cũng đưa cái đạo đức Hồ Chí Minh ra giảng dạy tại các trường lớp bắt con cháu noi theo .
     Tạm kết thúc với câu chuyện của một đôi vợ chồng trẻ .
     – Mai anh đưa em đến BV phụ sản khám thai định kỳ nha anh .
     – Ngày mai anh bận học chính trị để hôm khác đi .
     – Chính trị , chính trị . Lúc nào cũng chính trị . Học gì mà học hoài vậy .
     – Học làm theo đạo đức Hồ Chí Minh em ạ . Quan trọng lắm .
     – Thôi đi anh ơi . Học đã chết , bắt làm theo nữa chắc tan cửa nát nhà mất . Xin nghỉ việc thôi anh ạ . Có mắm ăn mắm , có muối ăn muối mà gia đình hạnh phúc , con cái nên người . Anh nghỉ việc đi nghe anh .

Hồng Nguyên .

—————————————————————————————————–

1000 Năm Thăng Long, tìm lại những

nỗ lực bảo vệ biên cương của cha ông

*

Ải Nam Quan 1887-1895 

 Trong thời gian từ 1010 đến 1225, dưới triều Lý, bên Trung-quốc là triều Tống. Đại-Việt là nước nhỏ, hằng năm phải tiến cống Trung-quốc một số sản vật tượng trưng: Voi, ngà voi, hương liệu, đôi khi một vài vật dụng bằng vàng, bạc. Trong thời gian trên, trước sau có 18 lần đụng độ, tranh chấp biên giới. Trong 18 lần đó, có 6 lần đánh lớn, 5  lần quân Việt vượt biên đánh sang Trung-quốc để triệt phá cơ sở vật chất tiềm tàng của Tống- triều nhằm chuẩn bị xâm lăng Đại-Việt. Cuộc tiến quân năm 1075-1076, quân Việt tiến tới vùng thuộc Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu, Hồ-Nam hiện thời. Và 1 lần Trung-quốc mang 40 vạn quân và 50 vạn dân phu sang trả thù. Quân Trung-quốc đã tiến chiếm lãnh thổ Đại-Việt tới cách thủ đô Thăng-long (Hà-nội) có 25 cây số, rồi bị đánh bật về biên giới.

 
Lần thứ nhất

Năm 1022, do vua Lý Thái-tổ ban chỉ, Khai-Thiên vương tổng chỉ huy, đánh sang trại Như-hồng của Tống đốt kho đụn rồi rút về. Cuộc xuất chinh để trừng phạt quân Tống tại đây thường vượt biên sang trấn Triều-dương của Đại-Việt cướp bóc. Trấn Triều-dương nay thuộc vùng Hạ-long. Trại Như-hồng thuộc Quảng-Tây Nam-lộ. Đại-Việt toàn thắng. Cuộc chiến tranh có tính cách trừng phạt một khê-động.

Lần thứ nhì

Năm 1028, tướng Tống là Lý Tự đem quân vượt biên, cướp phá trên lãnh thổ Việt. Việt ra quân đánh tràn sang châu Thất-nguyên của Tống. Cuộc ra quân do Khai-Quốc vương lãnh đạo, tổng chỉ huy là công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa và phò-mã Thân Thừa-Quý. Mục đích chiếm lại mấy châu động đã mất về Tống, do các biên thần Tống chủ trương. Giết chết Lý Tự. Toàn thắng. Cuộc chiến có tính cách tự vệ, dằn mặt các biên thần Quảng-Tây.

Lần thứ ba

Dưới thời vua Thái-tông, do Khai-Quốc vương lãnh đạo (1053), mục đích chiếm lại lãnh thổ thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, bị người Hán chiếm mất (Nay thuộc Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, Quý-châu, Hồ-Nam), rồi đẩy dân Việt về sống ở vùng Bắc-cương thành 207 trang-động. Cuộc khởi binh thành công, đưa Nùng Trí-Cao lên làm vua, lấy lãnh thổ vùng Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu lập thành nước Đại-Nam. Nhưng khi Nùng Trí-Cao thành công, y lại trở mặt với Đại-Việt. Nên khi quân Tống đánh Cao, Đại-Việt không tiếp cứu, Cao bị bại. Cuộc chiến tranh có tính cách toàn diện. Đại-Việt không ra mặt khai chiến với Tống.

Lần thứ tư

Cũng do Khai-Quốc vương lãnh đạo, diễn ra dưới thời vua Thánh-tông. Vùng tấn công là Khâm-châu. Người tổng chỉ huy là công-chúa Bình-Dương với phò mã Thân Thiệu-Thái (1059-1060). Mục đích cuộc Bắc phạt này là chiếm lại một số trang động do các bộ tộc thiểu số tự trị; bị Tống lấn chiếm, hoặc chiêu dụ các động chủ phản Việt, đem cả đất lẫn dân theo Tống. Sau khi chiếm lại các trang đã mất, trả đất cho các tộc bị mất, quân Việt tiến sâu vào vùng Tả-giang, Hữu-giang, chiếm hơn mười ải, giết nhiều tướng Tống. Tống cực kỳ phẫn uất, nhiều đại thần khuyên vua Tống Nhân-tông đem quân sang đánh Đại-Việt để trừng phạt; nhân đó chiếm nước đặt làm quận huyện. Ngặt vì bấy giờ phía Tây, Tống đang mắc họa với Hạ, phía Bắc thì Liêu chiếm đất, đòi cống vàng lụa; vả vua Tống cũng sợ binh hùng tướng mạnh của Đại-Việt, nên bàn hòa. Công-chúa Bình-Dương đòi nhiều điều kiện khắt khe mới chịu rút quân. Tống cũng phải nhượng.

Lần thứ năm

Diễn ra dưới thời vua Nhân-tông vào năm 1075, bấy giờ vua mới chín tuổi, Linh-Nhân hoàng thái hậu phụ chính. Vua còn thơ, chư sự lớn nhỏ đều do Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định. Nguyên do: Vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về kinh-tế, nông-nghiệp, binh-bị, tài-chánh của Vương An-Thạch từ năm 1066, đã được chín năm, khiến binh lực trở thành hùng hậu, quốc-sản sung túc. Nhà vua muốn nhân đó tiến quân lên Bắc đánh Liêu, chiếm lại đất cũ, để rửa nhục. Nhưng Vương An-Thạch lại khuyên nên đánh Đại-Việt trước. Sau khi bại Đại-Việt, thì Chiêm-thành, Chân-lạp, Ai-lao, Xiêm-la, Đại-lý phải quy hàng. Bấy giờ dùng nhân lực, tài lực sáu nước, đem lên Bắc, thì thắng Liêu dễ dàng. Vua nghe theo, bí mật cho các châu Nam biên luyện binh, tích trữ lương thảo. Cuộc chuẩn bị được ba năm, thì bị Đại-Việt biết được. Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định: Ngồi yên đợi giặc, sao bằng mình ra tay trước. Mục đích cuộc hành quân là phá hết các kho lương thảo, vũ khí, thành trì, cầu cống, diệt các đạo quân mới huấn luyện của Nam thùy Tống. Thế là cuộc Bắc phạt nổ ra vào cuối năm 1075. Quân Việt tiến đánh 18 ải dọc biên thùy Tống, rồi công phá các  châu Khâm, Liêm, Ung, Dung, Nghi, Bạch, cùng diệt viện quân ở núi Đại-giáp (Nay thuộc lãnh thổ Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu, Hồ-Nam). Nhiệm vụ chu toàn rồi, quân Việt rút về. Thắng toàn diện. Đến đây Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống. Cả hai bên cùng đem toàn lực ra đối phó với nhau. Cuộc ra quân của Việt lần này quá lớn lao, phá nát kế hoạch cải cách của Tống ở Giang-Nam. Quá uất hận, Tống chịu nhục; nhường Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho Liêu ở phương Bắc… để cho rảnh tay, rồi họ mang quân nghiêng nước sang định chiếm Đại-Việt đặt làm quận huyện (1076-1077). Nhưng Tống lại bị thất bại phải rút quân về, và chịu hòa. Người có hùng tâm, tráng-chí, lãnh đạo là một thiếu phụ ở tuổi ba mươi, đó là Linh-Nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan). Còn người Tổng chỉ huy cuộc vượt biên Bắc phạt là Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản, Lý Hoằng-Chân, Lý Chiêu-Văn, Lý Kế-Nguyên.

Lần thứ sáu

Sau cuộc Bắc phạt, và giữa lúc cuộc kháng Tống của Đại-Việt, chiến cuộc đang diễn ra cực kỳ khốc liệt (1076), Vương An-Thạch bị cách chức Tể-tướng, giáng xuống tri Giang-ninh phủ, lĩnh Trấn-Nam quân tiết độ sứ, Đồng-bình chương-sự. Lúc Vương độ giang, bị một nhân sĩ bắt con sâu bỏ lên xe rồi làm bài thơ mỉa mai như sau:

Thanh-miêu, trợ-dịch lưỡng phương nông,
Thiên hạ ngao ngao oán tướng công.
Ðộc hữu hoàng trùng thiên cảm đức,
Hữu tùy xa giá, quá Giang-Ðông.

Dịch nghĩa:

Thanh-miêu trợ dịch hại canh nông,
Thiên hạ nhao nhao oán tướng công.
Chỉ có sâu vàng theo tiễn biệt,
Cùng trên xa giá, quá Giang-Ðông.

Có người ví cái thất bại của Vương An-Thạch cũng đau đớn như cái thất bại của Hạng Võ xưa, khuyên Thạch nên tự tử: Khi Hạng-Vương mưu đuổi hươu ở Trung-nguyên, bị thất bại, lui về Nam; lúc qua sông này tự cảm thấy xấu hổ, đã tự tử, mà hậu thế kính phục. Còn Vương An-Thạch không đủ can đảm.

Tiếc thay, một cuộc cải cách về kinh-tế, binh-bị, tài-chánh, xã-hội, nông nghiệp của Vương An-Thạch như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ; bị tan vỡ, bị hủy bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại-Việt. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung-quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung-quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng muôn đời mặt trời vẫn ở phương Đông, chứ không ngả về Tây như hồi thế kỷ thứ 18 cho đến nay và bao giờ..???…???
Sau cuộc ra quân của Đại-Việt, trên từ vua Tống Thần-tông cho tới các quan đều uất hận. Tống xuất quân nghiêng nước, 40 vạn binh, 50 vạn dân phu (phụ lực quân) sang đánh trả thù (1066-1067). Nhưng khi quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết, Yên Đạt, Tu Kỷ tiến đến cách Thăng-long 50 dặm (25 cây số) thì bị đánh bật về Bắc. Sau đó Tống rút quân chịu hòa.

Tuy Tống chịu hòa, nhưng còn giữ của Đại-Việt các châu Quảng-nguyên, Tô-mậu mà bọn động trưởng Lưu Kỷ, Vi Thủ-An đem cả dân lẫn đất theo Tống. Quan trọng nhất là châu Quảng-nguyên có mỏ vàng. Năm 1078, Việt sai sứ sang Tống đòi đất. Tống không trả. Mãi năm 1081, Việt trả tù binh trong trận 1075-1077, Tống mới trả châu Quảng-nguyên. Năm 1084, Việt sai Binh-bộ thị-lang Lê Văn Thịnh sang nghị hòa với các đại thần Tống, Tống chịu trả cho Việt thêm 6 huyện, 3 động. Việt tặng Tống con voi lớn. Danh sĩ Trung-quốc nhân chuyện này làm thơ than:

Nhân tham Giao-chỉ tượng,
Khước thất Quảng-nguyên kim.
______________________________________________________________

Tư Liệu Tham khảo về Ải Nam Quan (?)

Có tất cả  có 5 "Nam-quan"
 

NAM QUAN THỨ NHẤT – 1558-1885 (TQ xây)

Hình ải Nam-quan 1558-1885.

Vua Gia-Tĩnh, triều Minh ban chỉ kiến tạo năm 1558, mang tên Trấn Nam-quan, nhưng thường gọi bằng danh tự Nam-quan. Trấn Này nằm giữa hai ngọn núi nhỏ, chặn ngang đường từ Lạng-sơn đi Ung-châu (Nam-ninh). Nằm về phía Nam trấn này 2 dặm là ải Phả-lũy của Việt-Nam. Biên giới Hoa-Việt được kể từ chân ải Nam-quan. Tháng 6 năm Đinh Hợi 1406, tại phía Nam ải này có cuộc tiễn đưa lịch sử giữa Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi, rồi có suối Phi-Khanh.

Năm 1884, triều đình Nguyễn ký hiệp ước chịu sự bảo hộ của Pháp. Thiếu-tướng Francois Oscar De Négrier được cử làm tư  lệnh vùng biên giới phía Đông của Hoa-Việt. Trong lúc giao thời Pháp-Việt, ải Phả-lũy bỏ không. Quân Thanh tràn sang phá ải, rồi cướp phá vùng Đồng-đăng. Ngày 24 tháng 3 năm 1884, Thiếu-tướng De Négrier tổ chức cuộc hành quân đánh đuổi quân Thanh.  Quân Thanh đại bại, Tổng-binh Sầm Quang Anh bị giết. Ngày đầu năm 1985, Tổng-binh Nùng Mặc Sơn, đem một trung đoàn Thanh tấn công, chiếm đồn Phả-lũy rồi tràn vào Lạng-sơn cướp phá. Tướng De Négrier đem 3 tiểu đoàn (2 tiểu đoàn Pháo-thủ, một Tiểu-đoàn bộ binh thuộc địa), đánh đuổi quân Thanh, giết Nùng Mặc Sơn. Ngày 5-1-1885, chiếm ải Nam-quan, đặt chất nổ san bằng.

NAM QUAN THỨ NHÌ – 1886-1952 (TQ&VN cùng xây dựng)

Sau khi thỏa ước Pháp-Thanh ký, Nam-quan được xây lại bằng ngân sách của chính phủ Đông-dương và  Thanh-triều. Ải xây bằng đá mài, mái cong rất đẹp. Trong ải một nửa thuộc Pháp, một nửa thuộc Thanh. Mỗi bên đều có cơ quan Cảnh-sát, lính biên phòng, quan thuế. Tiền tu bổ hằng năm, do ngân sách tỉnh Quảng-Tây và Lạng-sơn đài thọ.  

Biên giới Hoa-Việt được kể từ giữa ải: Nam của Việt, Bắc của Hoa. Thời gian này VN soạn thảo sách giáo khoa Việt-ngữ, bởi vậy mới có câu:

"Nước Việt-Nam hình chữ S từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu"

Trong chiến tranh Quốc-Cộng 1949, ải này bị phá hủy.

NAM QUAN THỨ BA (MỤC NAM QUAN, TQ xây) – 1952-2001

Hồi chiến tranh Việt-Pháp (1946-2001), sau chiến dịch Cao-Bắc-Lạng, Việt Nam và Trung Hoa trở thành "núi liền núi sông liền sông". Trung-quốc cho xây Mục Nam-quan, lùi vào lãnh địa Việt-Nam. Hình trên, không thấy hai ngọn núi và suối Phi-Khanh đâu. Mục đích việc lùi biên giới này như sau: Vùng phía Bắc Mục Nam-quan tuy là lãnh thổ Việt-Nam, nhưng bây giờ tạm cắt sang là của Trung-quốc. Như vậy Pháp không dám xâm nhập hay bắn phá vùng đất do Trung Quốc mới tiếp quản này. Đó chính là an toàn khu để Hồng-quân lập các trung tâm huấn luyện và tập kết các kho vũ khí giúp cho quân Việt-Minh. Sau chiến tranh (1954) Trung-quốc giữ luôn. Trong chiến tranh 1960-1975, nơi đây cũng là các trạm trung chuyển các nguồn viện trợ vũ khí, khí tài cũng như quân trang quân dụng, lương thực thực phẩm từ các nước XHCN theo tuyến đường xe lửa chi viện cho chiến tranh với Mỹ. Vì Trung Quốc kéo cờ chủ quyền, nên không quân Hoa-kỳ cũng ngại va chạm với Trung Quốc, không dám oanh tạc khu vực này.

NAM-QUAN THỨ TƯ – (1952-1979)

Phía Nam Mục Nam-quan mấy trăm thước, chính phủ Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa cũng cho xây một cửa ải nữa, mang tên cửa Hữu-nghị. Tại đây có đầy đủ các cơ quan như: Công-an biên phòng, Hải-quan, Bưu-điện v.v. Trong chiến tranh 1979, Trung-quốc san bằng cái cửa Hữu-nghị của Việt Nam, chiếm lĩnh tất cả các điểm cao, đặt thành các đài quan sát quân sự kiên cố, dù đó vốn là đất cũ của Việt nam.

Sau chiến tranh, VN cho xây lại một cửa Hữu-nghị khác. Nhưng từ khi ký hiệp định 1999, thì cái Hữu-nghị này phá bỏ. Việt Nam xây cửa Hữu-nghị mới lùi lại sau mấy trăm thước nữa.

NAM-QUAN THỨ NĂM (2001- ?)

Cửa Hữu-nghị mới xây lại năm 2001

Ảnh chụp tháng 8-2001, cửa Nam-quan cũ lùi lại sau,
Cửa Hữu-nghị mới!!!

Cột cây số 0 – Địa đầu tổ quốc Việt Nam

Cái cây số không đó là cây số 1,5 cũ đấy. Cột cây số Zéro bây giờ ở nằm giữa Mục Nam-quan và cửa Hữu-nghị mới. (Từ cây số Zéro đến cây số 1 cũ,  nay thuộc Trung-quốc)

Sát Mục Nam-quan, phía bên Trung-quốc cũng như Việt-Nam, đều có nhiều cơ sở:

  • Cơ sở Hải-quan

  • Bãi đậu cho hằng trăm xe tải, để chờ kiểm soát, chờ làm thủ tục nộp thuế

  • Cơ sở di trú của Công-an để kiểm soát Passeport

  • Đồn của quân đội để tuần phòng, bảo vệ lãnh thổ

  • Hằng chục cơ quan, khác như Bưu-điện, Ngân-hàng, công ty điện, nước

  • Về phía dân chúng, hằng trăm cửa hàng ăn, nhà ngủ, khách sạn

Các cơ sở phía Nam thuộc Việt-Nam, trong chiến tranh Hoa-Việt 1979, quân đội Trung-quốc đã san bằng hết. Kể cả cây cột biên giới.

Tuy vậy sau chiến tranh, đã xây dựng lại hoàn toàn. Từ khi có phong trào mở cửa, đổi mới chính trị, dân chúng cả hai bên đã xây dựng lại khang trang hơn cũ, rộng lớn hơn cũ, và hiện đại hơn  cũ. Nhưng từ khi hiệp định 30-12-1999 ký thì toàn bộ khu này thuộc Trung-quốc. Những cơ sở đó bây giờ được thay bằng một tòa nhà duy nhất. (Hình đính kèm)

Ảnh chụp tháng 8-2001, cửa Nam-quan cũ lùi lại sau,
Cửa Hữu-nghị mới!!!

 

 

Ải Nam Quan 1979

Huu Nghi Quan

Ải Nam Quan (Hữu Nghị Quan) 2005

友谊关-摄于东侧城墙

Quốc kỳ CHND Trung Hoa tung bay trên Ải Nam Quan

*

Tài Liệu: Thác Bản Giốc
 
Thác Bản Giốc
 
 


  

*Biên-bản ghi bằng tiếng Hán   *Cột 53 tên Bách-Nga Khẩu    *Biên-bản tiếng Pháp

 

Cột mốc 53 hiện tại nằm ở đâu?

 

Theo ông Lê Công Phụng, cột mốc hiện tại nằm ở "một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm mét". Nhưng theo vị trí đánh dấu trên Google Earth, cột mốc nằm ở bên bờ bên kia suối, thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

 

Ảnh vệ tinh chụp từ Google Rarth, với vòng vàng đánh dấu

vị trí cột mốc 53, hai vòng đỏ đánh dấu thác Bản Giốc

Hình chụp cận cảnh cột mốc 53 ở gần thác Bản Giốc


Vị trí cột mốc phù hợp với tấm hình do khách du lịch chụp cận cảnh cột mốc.

Dưới góc nhìn thuận lợi này, chúng ta có thể thấy cột mốc nằm sát chân núi dốc đứng, chứ không phải cồn giữa suối như ông Lê Công Phụng nói.

 

Nếu cột mốc 53 nằm ở cồn thật thì sao?

 Thì thác Bản Giốc chia làm đôi:

Thác lớn thuộc Trung Quốc và thác bé thuộc Việt Nam

 

 

 

———————————||———————————

Phần thác nằm bên Việt Nam

 

Phần thác nằm bên Trung Quốc

 

 

Phần Bản Giốc Nằm bên Việt Nam

 

 

Phần Bản Giốc nằm bên Trung Quốc

 

 
 

    Bản đồ Thác Bản Giốc hướng dẫn du lịch của công ty du lịch Trung Quốc

 

 

Tài liệu năm 1887 do nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn tìm thấy trong văn khố của Pháp ghi rất rõ thác Bản Giốc nằm 2km sâu bên trong nội địa Việt Nam

     *   *   *

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc nằm trên biên giới Việt – Trung, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thị xã Cao Bằng 89 km theo tỉnh lộ 206 về phía Bắc, cách thị trấn Trùng Khánh 26 km. Sau dòng thác là dòng sông, bạn có thể đi du thuyền trên sông.

Bờ sông với cảnh quan đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh. Với độ cao 53 m, rộng 300 m, thác có 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa.

Ngay từ xa, du khách đã có thể nghe thấy tiếng ầm ào của thác vang động cả một vùng rộng lớn. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành ba luồng nước như ba dải lụa trắng.

Theo HTV, vào những ngày hè nắng nóng, không khí ở đây vẫn mát lạnh, mỗi buổi sáng khi ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tạo thành dải cầu vồng lung linh huyền ảo. Thác Bản Giốc với những vẻ đẹp, ưu thế riêng đang ngày càng thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.

 
 
 

*

Các hình ảnh quảng cáo du lịch của CHND Trung Hoa

Ở khu vực thác Bản Giốc thuộc phía Trung Quốc

Trang web của công ty du lịch Trung Quốc giới thiệu về thác Bản Giốc:

Daxin County is under the jurisdiction of Nanning City, Guangxi Zhuang Autonomous Region, and shares over 40 kilometers of its southern border with Vietnam. Formerly an undeveloped area, it is famous for its Detian Scenic Zone, which boasts a variety of fantastic landscapes.

Along with the enhancement of friendly ties between China and Vietnam, the Detian Scenic Zone was established several years ago, and was so named for its spectacular Detian Waterfall.

The Detian Waterfall is over 200 meters wide and has a drop of more than 70 meters. Its water rushes down a three-tiered cliff with tremendous force. It is the largest waterfall in Asia, and the second largest transnational waterfall in the world, connecting with a waterfall in Vietnam. The fall is awe-inspiring, and its thunder is audible before it even comes into view.

The changing seasons transform the natural scenery of the waterfall throughout the year. In spring, the flame-red blossoms of the kapok trees that surround the fall are in full bloom, symbolizing success. Throughout the autumn months, though, the area around the waterfall turns golden-yellow, creating a harvest scene. In the summer, visitors feel a complete freedom of mind and ease of spirit as they see the waters of the fall cascade with the momentum force of an avalanche. During winter, on the other hand, the fall’s clear water drops slowly, making visitors feel even-tempered and good-humored. The Detian Waterfall appears to be a sculpture made by nature.

Fifty-three kilometers away from the county seat of Daxin is the Mingshi Tourist Attraction, a state-level scenic spot known as the Lesser Guilin. The Mingshi River winds its way through green hills and flat land, and its banks are dotted with groves of bamboo. The tranquil waters of the river, along with the green hills, terraced fields, and farmers’ houses around the Mingshi Bridge, form a beautiful countryside scene.

The Heishui (Black Water) River Tourist Attraction is another state-level scenic spot that is 33 kilometers away from the county seat of Daxin. It is located in a 45.5-kilometer section of the river between Shatundie Waterfall in Shuolong Township and the Leipingnaan Hydropower Station. By the river, there are a number of trees and odd-shaped pinnacles, whose inverted reflection in the river’s blue water is the color black, hence the name of the river. With pinnacles, groves of bamboo and longan trees, and farmers’ houses, this section of the river looks like an elegant Chinese ink and wash painting throughout the seasons.

Shatundie Waterfall, also known as Niandi Waterfall, is 55 kilometers away from the county seat of Daxin. The fall has seven tiers; and if you view it from afar, it looks like a flight of steps made of water. Compared with the Detian Waterfall, it is moderate and calm.

Visitors from other parts of the country can travel by air, train, or long-distance bus to Nanning, the capital city of the Guangxi Zhuang Autonomous Region. From Nanning, they can take scheduled buses, dispatched every 20 minutes, to the county seat of Daxin. There are tourist buses to every scenic spot in the county.

 
 

图集:超级美景:中越边境的山水画廊--德天瀑布
2005年07月20日 08:42  

 

详细行程: 超级美丽的瀑布;超级漂亮的景色;超级值得一去的地方。(点小图看大图)

  》》德天瀑布位于中越边境广西大新县大新县硕龙乡德天村,距离县城78公里,距首府南宁市仅140多公里。为国家特级景点。横跨中国越南两个国家,是亚洲第一、世界第二大的跨国瀑布。它源起广西靖西县归

春河,终年有水,流入越南又流回广西,经大新县德天村处遇断崖跌落而成瀑布。 

 

  这次去德天真的是不虚此行,虽然从深圳座车到德天景区需要12个小时,但因在晚上出发,一路聊天、看碟、听歌很快晚上进入梦乡。

  第二天早晨抵达服务站梳洗过后,在小店吃碗桂林米粉,味道真的好。吃完米粉再行车30分钟就进入我们的行车的第一站:归春河徒步,观看归春河美景--沙屯叠瀑。沿归春河河畔,观看两岸的青山绿水,轻松惬意。整个徒步时间越1个半小时,沿途路况很好轻松。

  》》归春河的青山秀水,让人心旷神怡。

 

 》》沿着河岸行走,可以从不同的角度拍摄景色。这是沙屯叠瀑

 

》》因前段时间雨水充沛,所以沙屯叠瀑的感觉更加浓了

 

》》河畔小路

 

 》》近景

 

》》垂钓的小孩

 

 

徒步归春河整个约1小时30分钟,当我们行走到大马路时,车会直接开到终点接我们。接着我们驱车到了德天瀑布景区用中餐,考虑到德天瀑布在早晨去看,光线最好,所以我们决定下去先去看通灵大峡谷。通灵大峡谷位于靖西县,距离德天瀑布30公里的路程,盘山公路过去,行车约1小时。通灵大峡谷有中国单级落差最大的瀑布。

  沿着石壁修造的台阶可以直下谷底。沿途树阴浓密,即使外面炎炎烈日,峡谷之内却凉气袭人。

  游览完通灵大峡谷回到硕龙镇住宿。

  提示:在以德天为中心,以15km为半径的圈子里面,散落着各种不同档次的酒店。价格从15-100元\人不等。大可自行选择。不过最好还是在出发之前说明需要定房。我们这次比较被动,到了当地才找房子。虽然大家最后都找到了住的地方,但却分开好几个地方。第三天早晨集合的时候有点拖延。另进入德天瀑布景区之后才发现,原来在景区内有个酒店,运气好住的房间,竟可直接看到瀑布,坐在房间内欣赏美景,爽阿。可惜开始不知道。

  晚上可以三五成群,散落在小镇的各处自行FB。

  当地的名菜--青竹鱼、蚂蚁蛋(真的是蚂蚁生的蛋哦,油炸出来,吃起来有点想春卷,呵呵,味道还不错)等酒菜,酒饱饭足,睡觉去也……。

  第三天,我起了个大早。

  俺以前的经验告诉俺,这些小山村的清晨别有一番味道。想当年,俺自行到张家界游玩,那时候张家界还没有索道呢。俺住在索溪峪也是早晨起来,走在河畔,那看到的清晨美景,俺到现在都无法忘记呢。

  》》清晨的硕龙镇

》》听说那边是越南

 

 》》恍如仙境

 

  在镇上的小店吃了碗正宗桂林米粉,进入到我们此次行程的主题--德天瀑布,早已经按耐不住心情了,哈哈。

  》》先来个全面滴!(这是俺站在景区内酒店的旁边照滴呢,要是住在这里,那多爽ING。)

 

 》》这边是中国滴!

 

》》这边是越南滴,国家小,瀑布都小滴。

 


在沿着下山的小路从不同的角度观看德天瀑布,一直行到河谷底部。最好玩的是租了大大的竹排到江中玩,拍照或游泳,一不小心就出国了。过江到越南那边拍照是允许的,但是要自觉,停留时间不可太长。江水有深有浅,浅处才到腰部。可以请撑排的将竹排尽量撑向瀑布,去感受弥漫着的水雾。微风吹来,水花飞舞,飘在脸上,非常清爽。

  》》乘坐竹筏10元\人

看完大瀑布,已是中午11:00。恋恋不舍滴离开德天瀑布。考虑到要在周一早晨7点之前回到深圳,不耽误上班,所以我们决定早点用早餐,然后驱车前往名仕田园景区。在名仕田园,香港无线电台有好几部片子是以这里为背景拍摄的,如:《酒是故乡醇》《牛郎织女》等片子。可见这里风景的独特和漂亮

  》》去名仕田园途中经过的盘山公路

》》到达名仕田园,主要的项目是乘船游览名仕河。竹筏漂流在清水秀水之间,如果运气还可以看到美丽的倒影。竹筏20元\人,因为我们人多讲价到10元\人。

 

 》》当时拍戏时留下来的水车

 

》》老太太的独木舟。在乘船游览的途中,有当地的小姑娘或是老太太拿着新鲜的莲蓬乘着小竹筏到我们的船上来卖,尝一颗,清香四溢呢。

 

》》漂亮吧

 

看完名仕田园,我们此次行程的的游览部分就已经全部结束了。我们从名仕田园赶往大新县,在这里买了水、水果、小吃等物品。接着就出发返回深圳。我们决定在兴业用晚餐。约在晚上10点左右,我们抵达了兴业,按照原计划我们在这里吃完炒粉。继续我们的回程。第四天早餐7:00我们准时抵达了深圳,结束了此次四天之旅。回来迫不及待的看这照片,现在还觉得兴奋呢,哈哈哈哈……!

  》》行车图

》》行程  第一天:深圳晚上八时出门,经广深高速--广肇高速公路直抵云浮(刚开通的高速)--梧州--罗定--玉林--兴安上南梧高速公路到南宁,路程600多公里(六小时),住车上。

  第二天:南宁--(146km)大新--归春河徒步(沙屯叠瀑)--德天用中餐--下午去通灵大峡谷(30公里)--晚上回到硕龙镇住宿(或是选择在德天景区内住宿)。

  第三天:早餐后游览德天瀑布--德天用中餐--驱车30km去名仕田园--下午到大新--原路回程。

  第四天:早晨7:00抵达深圳。

  》》路况提示:

  整个行程下来往返路程约2200km。深圳到梧州均为高速公路。梧州到南宁段有一段是国道,不过路况良好。南宁–大新约150公里,路况基本良好,二级路已通车。德天–通灵,此路段为油山路,路面好,约30公里山水风景很美。名仕田园到大新段正在修路(大约50km左右),不过基本都没有什么问题。到了大新县城路就好走了。

 

 》》景区地图

 

注意事项:

  8月1日起,德天瀑布门票由30元涨至80元

  广西旅游网通讯员:在全国很多大景区的一遍涨价声中,广西的大景区在沉默了几个月后,终于打破了沉静,德天瀑布率先涨价,并且涨幅巨大,达到160%多,由原价30元涨至80元。

  据了解,这次的涨价已酝酿很久,之所以选择在8月1日涨价,是因为这个季节是德天水量最丰富,景观最壮观的时间,同时,又是暑期的旅游旺季,涨价可能会影响短暂的客源数量,但估计对景区的全年总收入影响不大。涨价究竟会对客源数量的影响有多大?还要看市场的反应。

_________________________
 

"Đường biên giới hiện nay

cách Ải Nam Quan 160 mét về phía Nam"

Monday, 23 February 2009

01.jpg

Cột mốc 836/2 ở thác Bản Giốc, được đổ móng bằng khối bê tông lớn. Foto: LÊ QUANG NHẬT

Hai chính phủ CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Quốc hôm nay tổ chức lễ mừng hoàn thành cắm mốc biên giới trên đất liền. Theo RFA, Thứ trưởng Ngọai giao VN là ông Vũ Dũng cho hay đường biên giới hiện nay cách ải Nam Quan 160 mét về phía Nam.

Như vậy kể từ nay lãnh thổ Việt Nam không còn được minh định như trong sách vở giáo khoa xưa “Tổ Quốc Việt Nam kéo dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”!

Buổi lễ đựơc long trọng tổ chức tại cửu khẩu gọi là “hữu nghị” Lạng Sơn vào hồi 3 giờ rưỡi chiều, với sự tham gia của khỏang 400 viên chức hai chính phủ hai nước Việt, Trung.

Về phía Việt Nam, có Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm và  Thứ trưởng ngọai giao Vũ Dũng. Về phía Trung quốc, có thành viên quốc vụ viện Đới Bình Quốc và thứ trưởng ngọai giao Vũ Đại Vĩ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đới Bỉnh Quốc nhấn mạnh đến điều được gọi là “kết quả cùng thắng” của hai bên, trong lúc như lời ông Vũ Dũng nói: biên giới mới đã lùi cách ải Nam Quan 160 mét về phía Nam và Thác bản Giốc của Việt Nam nay chì còn một nữa.

 

Ngoại trưởng VN Phạm Gia Khiêm (phải) và Thứ trưởng ngoại giao TQ Vũ Đại Vĩ tại lễ chào mừng hòan thành cắm mốc biên giới trên đất liền hôm 23-2-2009. AFP PHOTO

Báo Tuổi Trẻ online cũng trích dẫn lời ông Dũng cho biết trong quá tình đàm phán, những khu vực nhậy cảm nhất là thác Bản giốc và các khu vực cửa khẩu.

Quá trình phân giới cắm mốc kéo dài gần 7 năm, kết thúc ngay truớc giao thừa Dương lịch 2008. 1971 cột mốc đã được cắm, trong đó có 1549 cột mốc chính và  422 cột mốc phụ.

Tác giả Huy Đức ở trong nước, trong bài viết “Biên giới cứng, biên giới mềm” đã nhắc đến những giọt nước mắt của những người lính biên phòng Việt Nam trước cảnh biên giới tổ quốc bị di dời. Bài viết cũng cho biết nhiều nhà cửa, ruộng đất dân Việt bị cắt nhập vào phía TQ.

*

BBCVietnamese.com
Ăn mừng hoàn thành cắm mốc Việt-Trung
23 Tháng 2 2009 – Cập nhật 15h45 GMT
 
 
 
Giới chức Việt Nam và Trung Quốc vừa tổ chức Lễ Chào mừng hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng tại cột mốc biên giới

Việc phân định cắm mốc kết thúc vào cuối năm 2008

 

Buổi lễ bắt đầu lúc 3:30 chiều tại cửa khẩu Hữu nghị Quan giữa Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây.

Hơn 400 quan chức chính phủ hai bên cùng nhiều người dân đã tham dự buổi lễ.

Trong số các khách mời có ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện , và thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vũ Đại Vỹ.

Về phía Việt Nam có phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm và thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng.

Ông Đới được Tân Hoa Xã trích lời nói: "Việc hoàn tất phân giới cắm mốc là sự kiện quan trọng trong quan hệ song phương, với ý nghĩa lịch sử sâu xa".

Ông nói thêm: "Điều này không chỉ tạo điều kiện cho hai nước phát triển hợp tác chiến lược, mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực".

Trung Quốc và Việt Nam loan báo hoàn tất phân giới cắm mốc chỉ vài tiếng trước khi năm 2008 kết thúc.

Buổi lễ ăn mừng kéo dài 45 phút có các màn văn nghệ của cả hai nước.

Những việc cần làm

Thứ trưởng Ngoại giao VN Vũ Dũng, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, cũng đã phát biểu trước báo chí Việt Nam nhân sự kiện này.

Ông Dũng cho hay hai bên cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) – Ðông Hưng (Trung Quốc) hồi tháng 12/2001.

Từ tháng 10/2002, việc phân giới cắm mốc được triển khai đồng loạt trên toàn tuyến biên giới giữa hai bên.

Cho tới 2004, do hai bên còn có nhận thức khác nhau về cách thức triển khai, nên công tác này tiến triển chậm, và chỉ sau khi thỏa thuận triển khai theo phương thức "dễ làm trước, khó làm sau", quá trình phân giới cấm mốc mới tiến triển nhanh hơn.

Hết năm 2006, hai bên thỏa thuận giải quyết các vấn đề nhạy cảm tồn đọng theo phương thức "cả gói".

Ông Vũ Dũng được TTXVN trích lời nói: "Sự kiện này cũng là cơ sở để mỗi bên quản lý và duy trì sự ổn định ở vùng biên giới, thực hiện chủ trương xây dựng biên giới Việt Nam – Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài".

Ông thứ trưởng cho biết, trong năm 2009, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục thảo luận nhằm hoàn chỉnh nội dung của Nghị định thư về phân giới cắm mốc và các phụ lục kèm theo, bao gồm bản đồ, hồ sơ ghi nhận những kết quả mà hai bên đã đạt được trên thực địa trong những năm qua.

Một trong các việc cần làm là thương lượng và ký kết Quy chế quản lý biên giới mới và Hiệp định quản lý hoạt động qua các cửa khẩu quốc tế.

Hai bên cũng sẽ thảo luận và ký Hiệp định về việc hợp tác khai thác tiềm năng du lịch thác Bản Giốc; Quy định về việc đi lại ở khu vực cửa sông Bắc Luân.

____________________

BBC Copyright Logo

"Cái cây tìm sự cô đơn ở trên cao/Ngọn cỏ tìm sự đông đảo ở dưới đất"

Biên Giới Cứng, Biên Giới Mềm

 
Hôm nay, 23-2, Trung Quốc và Việt Nam sẽ làm lễ hoàn tất công trình Phân giới cắm mốc, kết thúc 8 năm triển khai trên thực địa, kết thúc những tranh cãi căng thẳng, kéo dài. Nhưng, những tranh chấp không chỉ diễn ra trong vòng 8 năm ấy. Biết bao câu chuyện xứng đáng ghi vào lịch sử kể từ khi hai nước ký Hiệp định tạm thời, 07-11-1991.

Gió Chi Ma

Cho đến tận hôm nay, đường lên cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, vẫn phải ngưng lại dở dang trước đường Biên 63m. Năm 1993, khi tỉnh Lạng Sơn cho rải đá, lực lượng vũ trang từ phía Ái Điểm, Trung Quốc, tràn sang ngăn cản, “bạn” cho rằng đấy là phần đất thuộc về Trung Quốc cho dù cột mốc 44 vẫn còn. Từ ngày 28-5 cho đến 11-6-1993, hàng trăm binh sỹ có vũ trang từ Ái Điểm tới, theo sau là 15 xe chở đá. Trong khi phía Việt Nam chưa kịp phản ứng, 2 xe “vượt biên” sang đổ đá chồng lên đoạn công nhân Việt Nam đang thi công. Ngay lập tức bộ đội Biên phòng, Hải quan, công nhân, đặc biệt là bà con nông dân Chi Ma xuất hiện. Họ rút.

Kể từ hôm đó, tổ cột mốc 44 được thành lập, 7 cán bộ Biên phòng có nhiệm vụ canh giữ cho mốc 44 trụ vững ở đúng vị trí mà nó đã đứng, kể từ sau Công ước Pháp- Thanh 1887 và 1895. Các anh phải túc trực 24/24, trong gió Chi Ma thổi bạc mặt; trong rét Chi Ma có khi xuống dưới độ Không; dưới một túp lều dựng bằng 6 cọc tre và những thùng giấy carton nằm sâu bên lãnh thổ Việt Nam 5m (vì bị ngăn cản không thể dựng nhà).

“Nhật ký” của tổ ghi nhận 32 sự kiện tiêu biểu xảy ra xung quanh mốc 44: một lần biên phòng Ái Điểm, Trung Quốc, cho dựng một nhà tạm lấn sang đất Việt Nam 2m; 22 lần lực lượng vũ trang Trung Quốc xâm nhập sâu vào đất Việt Nam từ 5-35m; 7 lần xâm canh; 1 lần lén chôn một bia đá sang đất Việt Nam 20m… Chiều 6-2-2009, chúng tôi có mặt ở Chi Ma, phía bên kia mốc 44 là một bức tường đá dày 1m cao 3m, bao bọc đồn Ái Điểm. Trên bức tường đó, sâu hoắm những lỗ châu mai, nhìn sang.

Thiếu tá Lục Văn Moong, người từng là đồn phó Chi Ma 4 năm, nói: “Có rất nhiều chuyện không được ghi chép, đó là những cục đá được ném sang từ phía bên kia lúc nửa đêm. Trận ‘đá kích’ cuối cùng xảy ra là vào năm 2003”. Theo thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, phó chủ nhiệm chính trị Biên phòng tỉnh Lạng Sơn: “Anh em đã bám trụ trong điều kiện như thế suốt 15 năm, từ tháng 6-1993 đến tháng 1-2009. Khi viết đề nghị tặng huân chương Chiến công (hạng Ba) cho tổ cột mốc 44, có nhiều câu chuyện đã làm tôi khóc”.

Bản Giốc

Mãi cho tới ngày 14-1-2009, mốc 836 mới được cắm bên triền Bản Giốc. Thác Bản Giốc và cửa Bắc Luân cùng nằm chung trong một “gói đàm phán”, được phân giới sau cùng. Sông Quây Sơn chảy vào đất Việt ở cột mốc 67 (cũ) vòng qua các ngọn núi ở Trùng Khánh, Cao Bằng, khoảng 20km rồi chạy ra mốc 53 (cũ), thành con sông Biên giới dài 15km trước khi chảy sang Trung Quốc ở cột mốc 49 (cũ).

Thác Bản Giốc là một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, nằm tại xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Giờ này, cánh đồng dưới chân Bản Giốc trơ rạ. Chưa tới mùa nước, thác chưa đầy như bức ảnh mà Võ An Ninh đã chụp. Nhưng, cảm giác về một Bản Giốc trọn vẹn vẫn nghèn nghẹn. Theo thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng: Ta và Trung Quốc đã thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa của mặt thác chính”.

Trong khoảng thời gian “gói Bản Giốc- Bắc Luân” đang đàm phán, Trung Quốc mấy lần định làm đường trên cồn Pò Thoong, mấy lần bị người dân Đàm Thủy đứng ra ngăn cản. Xưa nay, Pò Thoong vẫn nằm trong vùng quản lý của Biên phòng Việt Nam, người dân vẫn canh tác và lấy đá cát quanh đó. Trận “đá kích” sau cùng mà các cán bộ Biên phòng ghi nhận xảy ra là vào ngày 24-7-2007. Giờ đây, mốc đôi 835 đã được cắm thay thế cho mốc 53: 835/1 nằm bên bờ Trung Quốc của sông Quây Sơn; 835/2 nằm trên cồn, “phần thuộc về Việt Nam bây giờ là ¼ cồn Pò Thoong”.

        

        Khu lán sơ sài bán đồ lưu niệm của Việt Nam     Khu kinh doanh du lịch mới xây của Trung Quốc

Theo ông Vũ Dũng: “Ta và Trung Quốc nhất trí sẽ cùng hợp tác để phát triển tiềm năng du lịch, kinh tế tại khu vực thác Bản Giốc”. Cũng theo thỏa thuận ấy, thuyền du lịch có thể chở khách từ hai phía sang sát bờ của nhau ngắm thác, miễn là khách của bên này không lên bờ của phía bên kia. Từ xa, có cảm giác, Bản Giốc vẫn quay mặt về. Bên bờ Nam, một thung lũng mênh mông vừa có thể cấy cày vừa có chỗ cho khách tham quan hạ trại. Bên Trung Quốc, bờ sông dốc. Nhưng, nếu như phía Việt Nam chỉ có những lều lán tạm thì phía Trung Quốc, có nhà nghỉ Sơn Trang được xây khá hoành tráng trên một ngọn đồi. Có thể ngồi ở Sơn Trang mà ngắm cùng lúc cả thác cao và thác thấp. Nghe nói trong mấy ngày Tết, khách Việt Nam thăm thác cũng đông nhưng so với Trung Quốc thì không đáng kể. Hôm chúng tôi tới Bản Giốc, ngày 10 tháng Giêng, phía bờ Việt Nam vắng lặng trong khi phía Trung Quốc khách vẫn phải chờ để lên thuyền.

Biên Giới

Ngày 13-12-2008, hai nhóm phân giới Việt Nam và Trung Quốc đã đặt mốc 1224 vào đúng vị trí mốc 44. Nước mắt không thể cầm được trên gương mặt của các chiến sỹ Biên phòng Chi Ma. Các anh đã góp phần giữ được đường biên Hiệp ước 1999 đi cách nơi mà “Trung Quốc muốn” 63m. Tuy nhiên, đường phân giới mới vẫn cắt đi một phần thung ruộng cũ của 3 gia đình ở Chi Ma. Tại Hà Giang, 54 gia đình ở Lũng Cú cũng giao lại cho Trung Quốc 188ha và nhận từ phía Trung Quốc 66ha ở một khu vực khác. Trung tá đồn phó Lũng Cú Nông Minh Thạch nói: “Tất nhiên là bà con tâm tư nhưng chúng tôi động viên bà con tin vào Đảng và Nhà nước”. Đường biên giới mới cũng cắt ngang khu 13 nóc nhà của người dân Trung Quốc ở gần Lạng Sơn. Có tới 164 khu vực “có tranh chấp, hoặc có nhận thức khác nhau về hướng đi” như trường hợp của Lũng Cú và Chi Ma, rộng khoảng 227km2. Sau đàm phán, “quy thuộc khoảng 114,9 km2 cho Việt Nam và khoảng 117,2 km2 cho Trung Quốc”. Phó thủ tướng phụ trách ngoại giao thời kỳ đàm phán Hiệp ước Biên giới, ông Nguyễn Mạnh Cầm, cho rằng: “Kết quả đó là thỏa đáng”.

Hy vọng cột mốc cắm xong, hiệp định phân định đường biên ký kết,

dân Việt sẽ yên tâm ổn định cuộc sống.

 

Nhiều nước trên thế giới cho đến nay vẫn còn những đường biên tranh chấp, thậm chí tranh chấp biên giới vẫn xảy ra với cả những nước như Mỹ và Canada. Không phải chính quyền nào cũng đủ dũng cảm đương đầu với sự phán xét của lịch sử để đặt bút ký vào bản phân chia từng tấc đất của tiền nhân, bởi thương lượng thì phải có đi có lại. Tất nhiên, cho dù có một đường biên chưa phân, nhiều nước vẫn có thể giữ nguyên hiện trạng mà hòa bình chung sống. Họ không phải đối phó với một con sông bị nắn dòng chảy xói vào đất mình; Họ không có một đoạn đường ray, một con đường “vô tư” vòng sang rồi trở thành nơi tranh chấp; họ không gặp những chiến dịch mua râu ngô, mua móng trâu, mua mèo… Biên giới của họ, cả sông núi và lòng người, không gặp phải quá nhiều hiểm trở.

Biên giới đất liền Việt – Trung dài 1.406km, nhưng: “thời Pháp- Thanh cắm mốc rất thưa; lời văn Công ước mô tả thì đơn giản, bản đồ tỷ lệ nhỏ, nhiều địa danh không thể hiện như bãi Tục Lãm, Tài Xẹc, Dậu Gót…”. Đường Biên giới Hiệp ước 1999, thay vì chỉ cắm 341 cột mốc như thời Pháp- Thanh, có hơn 1500 cột mốc chính và hơn 400 cột mốc phụ (tổng cộng 1971 cột mốc). Nơi nào đường Biên đi qua giữa sông thì mốc được cắm ở hai bờ; nơi nào đường phân giới có những khúc quanh thì cắm thêm mốc phụ.

Tại khu vực Cô Muông, Đàm Thủy, Cao Bằng, đôi bên cắm tới 26 mốc cho một đoạn núi dài chưa tới 2km. So với cột mốc thời Pháp- Thanh, cột mốc hiện nay làm bằng đá granid, có mốc nặng tới gần 1 tấn. Khi chúng tôi tới, mốc 836/2 ở thác Bản Giốc vẫn đang làm dở dang, nhờ thế mà nhìn thấy dàn móng bê tông mới được đổ vô cùng kiên cố.

Những ngày cuối năm, công tác cắm mốc đang tất bật. Chủ Tịch tỉnh Cao Bằng Lô Ích Giang (bìa phải) thân chinh đến kiểm tra, đốc thúc công việc xây dựng cột mốc mới.

Nhưng, sở dĩ qua bao nhiêu trắc trở Biên giới Công ước Pháp Thanh vẫn là nền tảng cho công trình đàm phán, phân giới, cắm mốc kéo dài suốt 17 năm qua; bởi, ngoài những cột mốc thấp bé, vẹt mòn theo năm tháng, còn có những ngôi mộ của cha ông, những nương khoai, nương sắn của người dân hai nước. Cũng tại khu vực Đàm Thủy, ở thôn Lũng Phiăc, đồng tiền mà bà con người Tày, người Nùng vẫn dùng ở đây là Nhân Dân Tệ. Lừa ngựa từ Trung Quốc được dắt sang để thu mua quặng. Lũng Phiăc với hơn 1000 khẩu, có hơn 100 phụ nữ lấy chồng bên Trung Quốc. Dọc theo Biên giới, từ Phong Thổ tới Móng Cái, nhiều gia đình ở bên này có bà con, hoặc bạn bè thâm giao ở bên kia. “Đường biên” ấy không thể nào rành mạch phân chia như đá và bê tông cốt thép.

Tất bật bên nồi thắng cố, mặt Mừng Thìn Pín đỏ au. Phiên “chợ cột mốc” mùng 8 Tết rất đông: người từ hương Giàng Vản, tỉnh Vân Nam sang; người từ xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, Hà Giang, đến. Mốc 358 vừa mới cắm, nhà chợ xây chửa xong, giao thương đã bắt đầu nhộn nhịp. Theo thượng tá Dương Văn Thịnh, đồn trưởng Biên phòng Bạch Đích: “Trước phân giới cắm mốc, đôi bên vẫn căng thẳng”. Nay thì bà con đã có thể tới chợ. Nay, những nông dân như Mừng Thìn Pín đã có thể xây nhà và bưng nồi thắng cố lên đặt sát đường Biên. Một đường Biên giới mà cho tới năm 1991 vẫn phải rào dậu bằng mìn; một Biên giới mà cho tới trước tháng 1-2009, nhiều nơi bộ đội Biên phòng vẫn còn phải đứng canh cho người dân cày cấy… Khi đang ngồi viết những dòng này, tôi nhận được điện thoại từ Hà Giang, trung tá Thạch cho biết, những cây đào Lũng Cú đã đâm hoa, cho dù, ở Biên giới mùa này vẫn chưa hết những đợt gió lạnh tràn về từ phương Bắc.

Huy Đức

Osin’s Blog Full Post View | List View Tags: biengioi

Monday February 23, 2009 – 10:17am (ICT) Permanent Link | 44 Comments
_______________________________

 
 

 

      

  1. sahadin08

    sahadin08

    20:55 25-02-2009

    em dang nghien ngam bai viet cua bac pham thi hoai.cung dang nghien ngam 16 chu ve quan he viet trung..de xem ho co choi xo chu nghia gi voi minh khong..bai cua bac pham thi hoai thi doc lien tuc nhung van chua co gi de noi ..ma tren comment nay khong viet dai duoc…ro chan..cac su viec bac neu tren em cung da chui vao trang chinh cua bbc xem roi..ngheden thi buot ruot..nhung cu than khoc mai the a?? em nhieu luc phai tu nhac minh the ..nhung chua tim duoc loi giai dap bac a\…
  2. gocomay

    gocomay

    22:03 25-02-2009

    Đây không phải là than khóc, mà là hiểu cho đúng với sự thật khách quan thôi. Điều cần tránh nhất là các luận điệu tuyên truyền hay thù hận một cách vô lối. Dù là ai. Và làm điều đó với mục đích như thế nào.
    Có như vậy dân tộc mình mới lớn lên được sau những "thương hải biến vi tang điền" này!
  3. sahadin08

    sahadin08

    20:31 21-02-2009

    Di ngang qua ngon thac.
    Gio van hat ri rao..
    Nuoc van tuon tuon chay..
    Nhu long nguoi nao nao…

    Men ….Em oi .. 

    “ Thac ve ben do co buon khong .
    Chuyen hai ta da cach xa roi.
    Gan ngay ma sao xa xoi the.
    Tinh cu phai roi phai chang em.”

    Women….
    “Tinh co phai dau anh biet khong.
    Chi trach “ong troi” mong be dau.
    Chia lia doi lua khi vua chom.
    Em cach anh ma van thay anh.”

    Women..
    “Chang biet bao gio ve ben Anh.
    De cho hai dua ke chuyen xua.
    Ngay con dam duoi trong tinh mong.
    Anh voi Em ..doi lua . luc xuan xanh.”

    Audience….
    “Nghe chuyen giong thac ..long triu nang
    Mong chi co ngay hai dua co doi.
    Thac oi xin thac thoi dung(stop) chay.
    Vi long nguoi tan nhan “da” chia doi..”
     
    Bai karaoke nay ..bac nghe thay the nao…vi trong hai ngonthac bay gio chia lia roi ..Cung thay hoi giong co thieu nu voi mai toc dai ..va anh trai trang noi suc voc khoe manh..voi doi vai phong tran that rong.Nen chot nay ra y tho nay.Nhung cay dang trong long.

  4. gocomay

    gocomay

    23:45 21-02-2009

    "…giong co thieu nu voi mai toc dai .."
    Chà chà sahadin08   có một con mắt khá tinh tế. Nhìn thác mà thấy như mái tóc của nàng thiếu nữ thì còn gì đẹp hơn. Tiếc thay cô gái ấy nhan sắc ấy đã bị ép duyên, gả bán trong một cuộc hôn phối khá tù mù ..hu hu!
  5. sahadin08

    sahadin08

    18:46 21-02-2009

    Doc lai thay thieu mot cau trong kho thu hai cho em xin viet lai.
    Van vuong Co May
    Buon qua bac oi chuyen tich xua.
    Sao de day dua den tan gio..
    Nhu mang nang long ..cung song nui..
    Ngoi goc co may than cung ai…
    Nhung van vuong cu van vuong thoi ..
    Buon lam sao chuyen da roi.
    Nhu..bong co may …mang mam song..
    Gui gam ke qua ..khap do day.

  6. gocomay

    gocomay

    18:49 21-02-2009

  7. sahadin08

    sahadin08

    18:21 21-02-2009

    buon qua bac oi chuyen tich xua.
    sao de day dua den tan gio..
    nhu mang nang long ..cung song nui..
    ngoi goc co may than cung ai…
    nhung van vuong cu van vuong thoi ..
    nhu bong co may …mang mam song..
    gui gam ke qua ..khap do day.

    BAi nay muon viet ve cai ten GOCOMAY cua bac..ma mai den gio moi co mot bai..em se lam tiep bai khac cho tho mong hon…nhung hen luc khac bac nhe..trong quan vang nay chi co em voi ong "chu" quan …lang thang cho khac kiem ti kien thuc cuoc doi….bac vui len nhe…nhu bong co may ai di qua cu vuong lay ..chang phai nho thuong gi dau ,…chinh cay muon minh mang di nhung dua con yeu dau de su song cua no mai sinh ton thoi..kinh bac 

  8. gocomay

    gocomay

    18:45 21-02-2009

    Cám ơn sahadin08  đã tặng thơ. Quán mới mở, thì vắng vẻ cũng thường tình thôi. Mình có bán niềm vui hay nỗi sầu cho ai đâu!
    "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
    Người khôn người tới chốn xôn xao"
    Nhưng khốn nỗi cái tâm lý "phò chính thống" thì vẫn luôn thịnh trị, nếu không muốn mốc mép treo niêu. Nhưng nếu không "phải quấy" một chút cho công bằng thì cũng có tội với công nghiệp của tiền nhân!
    "mặc dù gần chạng vạng
    Nắng được thì cứ nắng"
    Cho tổ tiên đỡ quạnh quẽ thôi!
  9. sahadin08

    sahadin08

    16:09 21-02-2009

    Va day la ca tam long cua nguoi xem tranh:
    Troi dat minh day .."song" cung "thac".
    Nhung sao lai thay ..chu dau nay.
    Ho viet chac la hay ho lam..
    Nhung phan con "nha\n" nup bong cay.
    Hieu chi mo chu nghia …xa xoi…
    Long ni chi muon .."song " …chung cung …"thac".
    "Dat" nuoc minh lai nhu vet dao dam.
    Dong long lam tho ma nghi ngoi.
    "Song"cung "thac"..tan..bao gio….. day.
    Bao gio "sapa" ve voi ho?  (day la cau hoi cho moi nguoi-nhung den luc do thi…)

    "Song "o tren nay "Thac" vut di..

  10. gocomay

    gocomay

    16:57 21-02-2009

    "Dat" nuoc minh lai nhu vet dao dam.
     Tấm lòng son với non sông gấm vóc như thế là qúi lắm qúi lắm
  11. sahadin08

    sahadin08

    15:56 21-02-2009

    Vua xem tranh vua lam tho…khong ngai bi nguoidoi cuoi che,,…cotamlong cung song nui ..noi ra bang cach gi cung khong biet then..(may cau  nay viet thanh kho tho nho duoc day nhi – chi can thay "khong biet then "="cung ha he")

    Troi dat minh day .."song" cung "thac".
    Nhung sao lai thay ..chu (word charactor) dau nay.
    Ho viet chac la hay ho lam..
    Nhung phan con "nha\n" nup bong cay.
    Hieu chi mo chu nghia cao sau…
    Long ni cung muon phoi …."song " voi  "thac".
    "Dat" nuoc minh  lai nhu vet dao dam.
    Dong long lam tho ma nghi ngoi.
    "Song"cung "thac"..tan..bao gio….. day..
    *co le lan nay phai giai thich ngay may tu "song"="river" nhung "song" cung = "live"
    "thac"=falling water nhung "thac" cung = "die" de moi nguoi hieu het ..
    bai tho lam ngay xong khi xem het tranh cua tac gia.(<5phut).khongphai tu khen hoac tu quang cao dau ..ma chinh la quang cao cai tam cua minh voi non song dat nuoc.

  12. gocomay

    gocomay

    17:01 21-02-2009

    Cám ơn sự chia sẻ của sahadin08  không ai được độc quyền yêu nước cả! Bày tỏ tấm lòng với đất nước là nhu cầu chính đáng! Không ai được phép cười chê hay ghen ghét cả!
  13. sahadin08

    sahadin08

    19:48 20-02-2009

    em xin cam on bac..kien thuc lich su trong bac nhieu nen em muon hoc hoi qua..nhung thoi gian lai khong cho phep .,nen xin bac cu tu tu ..vi em chi duoc cai can cu bu thong minh thoi…co trang blog nay chang biet bac da vo chua..nhung van xin dung no de dap lai thinh tinh cua bac.moi bac vo ….

    http://vn.myblog.yahoo.com/le-te

  14. gocomay

    gocomay

    19:53 20-02-2009

  15. sahadin08

    sahadin08

    05:50 20-02-2009

    Bac a ..nguoi viet minh co cau ..”biet thithua thot..khong biet thi dua cot ma nghe”
    Chi’ phai..bai ve 6 lan “no luc bao ve bien cuong” cua bac..qua that lam em tron xoe doi mat…vi da duoc nghe den dau.Bac chua nhac em cung da mo ngay wikipedia ra roi..Qua la loi cua minh ..chua doc thau het lich su nuoc nha..mac du trong nuoc emcam doan voibac khong co nhung dieu bac viet duoc in trongsachgiao khoa lich su vietnam.cai nua ten va thoi gian qua xa la..lam em thay nhu bac PHAM THI HOAI ..noi trong bai viet :”tu cach cua tri thuc vietnam” co doan “người Việt chẳng buồn học ai cả, chẳng buồn ngưỡng mộ ai cả.”….
    Nen cang to mo muon hoi bac thoi..co duy nhat mot lan duoc nghe ve chuyen Vua Quang Trung sau khi chien thang quan nha Thanh TQ thi duoc nha Thanh hua ga cong chua de giu tinh giao hao..roi cat dat ..(khong nho tinh nao bay giocua TQ )lam cua hoi mon..chuyen do the nao em cung tuong tan dau.Vi ban chat cua nguoi Viet roi ma..(tho thi chang phai ..thay cung khong)..cho nen cang thay la lam voi 6 lan bac phat..ma tim hieu duoc trong cac tang thu thi khong the cho het lich su chien tranh vietnam vao trong dau duoc ..vi no qua rong.
    Cung nhu trong may entry bacvua post..em chi biet them vai kho tho cho vui thoi..chu de tai qua rong ..va khong the ngay mot ngay hai la co the hieu het y cua tac gia duoc..them nua trong khuon kho vn.blog nay cang comment dai co khi khong load het duoc.Nen chung vui voi may cau tho tang cong suc cua bac ..da goi mo cho nguoi doc ..de tim toi them kien thuc thoi ..lan sau em xin dua cot ma nghe vay..Nhung xin bac cho em biet them chuyen ve VUA Quang Trung the nao ve viec xoa so Polpot (san sau cua Trung Quoc thoi do.)co duoc ghi them vao chien tich “bao ve bien cuong “to quoc khong. Kinh bac 

  16. gocomay

    gocomay

    16:37 20-02-2009

    Thưa bạn sahadin08  ! Như bạn biết đấy. Lịch sử do con người làm ra. Mặc dù chép sử là một ngành khoa học đòi hỏi sự khách quan rất lớn. Nhưng nó vẫn luôn tồn tại cả chính sử lẫn dã sử. Các sử gia ở các xứ toàn trị Phương Đông xưa dù có tâm tới mức nào thì cũng không thể thoát khỏi cái ngưỡng phải "Phò chính thống" (như lời của Phạm Thị Hoài). Vậy để tìm hiểu về một vấn đề nào đó, chưa chắc ở sách giáo hay trên Wikipedia tiếng Việt mà đã giải quyết được vấn đề. Vậy xin giới thiệu với bạn một tài liệu để tham khảo thêm ở điạ chỉ sau:
    Khi xem xong thì bạn có thể tìm thêm các nguồn khác để đối chiếu và tự tìm cho mình câu trả lời….!
    Rất cám ơn sahadin08  đã ưu ái và cùng quan tâm tới vấn đề vốn đang có nhiều nhạy cảm này.
  17. sahadin08

    sahadin08

    03:40 20-02-2009

      Ruou moi day roi ta lai say.
    O nay ong chu ruou lai thay.
      Bo coi non song dai rong the.
    Co that the khong ..phai khong
    ONG.

  18. gocomay

    gocomay

    04:05 20-02-2009

    Co that the khong ..phai khong ONG.

    Thật hay không thì phải chịu tìm tòi về Lịch sử. Và tự trả lời lấy thôi chứ có nhân chứng nào còn sống được tới bây giờ đâu mà trả lời được cái câu móc "Co that the khong"?

    Những tư liệu này đã được lưu trữ rất kỹ, rất hệ thống ở các thư tịch lớn bên Trung Quốc, Pháp. Nên nếu muốn và có điều kiện thuận lợi thì ai cũng có thể tiếp cận được.