Tác giả và Tác Phẩm

Hồn Nam : MA XUÂN ĐẠO NHÀ THƠ LÀM THƠ CHỮ HÁN DICH RA QUỐC NGỮ VỚI TẬP THƠ BÂT HỦ TẦN TRUNG ĐẠO

MA XUÂN ĐẠO NHÀ THƠ LÀM THƠ CHỮ HÁN DICH RA QUỐC NGỮ VỚI TẬP THƠ BÂT HỦ  TẦN TRUNG ĐẠO

 

Ma Xuân Đạo xuất thân là nhà giáo, sinh ra tại huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình năm 1931, lớn lên tại khu năm có vốn chữ Nho khá học lưc dự bị đai học kháng chiến nhưng sau hiệp định Genève năm 1954 đã vào Saigon gặp anh em kháng chiến cũ như Chế Vũ, Đòan Tương ,Đậu Phi Lục, Đòan Văn Cừu … và  tham gia Đài Phát Thanh Saigon viết bình luận chánh trị.

Từ nghề viết bình luận chánh trị, Ma Xuân Đao gặp Trần Quốc Cẩm [Trần Tử] được Trần Quốc Cẩm giới thiêu với mấy ông vua trường tư Saigon lúc bấy giờ như Nguyễn Văn Khuê , Phan Ngô. Mấy ông vua trường tư này nghe Ma Xuân Đạo nói chuyện văn chương chữ nghĩa có vẻ khóai hỏi Ma Xuân Đạo có dám lên lớp dạy Việt văn luyện thi Tú Tài không Ma Xuân Đạo cười ‘’Việt văn luyện thi tú tài nghĩa lý gì dậy đai học cũng dám chơi’’.

Cái thời hiệp định Genève 54 mới ký kết các thầy giáo dạy Việt văn luyện thi tú tài chỉ có mấy ông là Nguyễn Sĩ Tế , Nguyễn Duy Diễn, Vũ Hòang Chương , Bùi Xuân Uyên. Trong số các thầy này chỉ thầy Vũ Hòang Chương là chữ Nho khá nhưng so với Ma Xuân Đạo thì cũng chẳng hơn gì vì cổ văn Ma Xuân Đạo giỏi hơn đã thế Ma Xuân Đạo viết chữ Nho lại cũng đẹp hơn.

Ma Xuân Đạo là người có trí nhớ tuyệt vời lại từng là học trò cưng của thầy Lê Thước do đó vào lớp giảng Kìều giảng Cao Bá Qúat nhà thơ Bùi Gíang đi qua nghe giảng còn ngẩn ngơ vì tay giáo sư Việt Văn người Quảng Bình này dịch thơ chữ Nho của Cao Bá Quát tuyệt quá.

Ngay lúc Lữ Hồ nổi tiếng là giáo sư dạy Việt Văn đươc thiên hạ tôn vinh là ‘’đệ nhất danh sư Việt văn’’ cũng phải bái phục Ma Xuân Đạo là ngươi dạy Kiều đương thời không ai qua mặt đươc cả.
Ma Xuân Đạo dạy học hay viết bình luận chính trị mà chính ngay Ngô Đình Nhu đã đánh giá là ’’được’’ nhưng phải cái tật là ham nhậu mà đã nhậu là phải nhậu tới bến nên kiếm được bao nhiêu tiền đổ hết vào rượu.
Do nhậu mà nhiều khi Ma Xuân Đạo quên đến lớp thành ra qua thập niên 60 thế kỷ hai mươi nhiều trường tư ’’ngán’’ không dám mời Ma Xuân Đao dậy nữa nhưng phòng binh luận đài phat thanh Saigon vẫn’’dung’’ Ma Xuân Đạo vì Ma Xuân Đao Đao có tài viêt nhanh và nhận định tình hình chính trị thế giới sắc bén.

 Năm 1964 báo Chính Luận ra đời Đậu Phi Lục đươc bác sĩ Đặng Văn Sung chủ nhiệm kiêm chủ bút báo trao cho chưc trơ lý chủ nhiệm đã đưa Ma Xuân Đao vào Chính Luận viêt tạp bút người phụ trách mục tạp bút báo Chính Luận lúc bấy giơ là nhà báo Thai Linh một biên tập viên rât khó tính đã phải khen những bài tạp bút Ma Xuân Đao ký bút danh Ma Tửu là viêt hay.Theo Thái Linh thì người viêt tạp bút cho Chính Luận có nhiều nhưng chỉ có ba cây bút là xuât sắc đó là Lê Hoài Tân [bút danh của Lê Khải Trạch ] Ma Tửu [bút danh của Ma Xuân Đạo] và Thảo Lư [bút danh Trần Kim Tuyến].

Sau năm 1975 Ma Xuân Đạo  bị vơ bỏ bắt đầu cuộc sống ‘’lưu linh’’ nay ở nhà ngươi bạn này mai ở nhà người bạn khác đi đâu cũng kè kè cái túi đệm đựng rượu đếCũng chính thời ky này Ma Xuân Đao cùng Uyên Thao hoạt động chống  đối và bị  bể vào trại tù K3 ở tới 1982 mới đươc về  Trở về  Ma Xuân Đạo  sông không nhà làm nhiều thơ và hòan thành tập thơ Tần Trung Tác[viêt dưới thời nhà Tần một triều đình tàn bạo bên Trung Quốc]  bằng chữ Nho  rồi dịch qua chữ quốc lúc này Ma Xuân Đao chơi thân với Vương Đức Lệ suốt ngày đòi Lệ mua rượu cho uống.

Vương Đức Lệ đi tù Ma Xuân Đạo đi làm nông trại rồi gặp Uyên Thao được nhà văn Việt kiều này in Tần Trung Tác và trả nhuận bút bằng ít tập thơ.Theo Trần Thị Bông Giấy thì bà là ngươi tài trợ tiền cho Uyên Thao in Tần trung tác và có trả nhuận bút cho Ma Xuân Đao ít trăm USD nhưng Uyên Thao đã quên trả nhuận bút cho Ma Xuân Đao dù biêt Ma Xuân Đao rât túng thiêu.

Vương Đức Lệ sang Mỹ rồi qua đời. Trong thời gian này Ma Xuân Đạo hêt làm nông trại đi chăn bò rồi làm gác dan coi kho và năm 1999 Ma Xuân Đao chán đời tự tử  bằng thuốc ngủ nhưng nhờ người bạn cho ở nhờ phát giác đưa đi  bệnh viện cấp cưu  thoát chêt từ đó không ai dám cho Ma Xuân Đạo ở nhờ nữa nên cô cháu gái làm ở báo Phụ Nữ bèn đưa Ma Xuân Đạo  vào chùa Diệu Pháp gần cầu Bình Lợi để Ma Xuân Đao sống những ngày cuối đời  trong nhà dưỡng lão của chùa  tụng kinh cai rượu cuố cùng là ngày 30 tháng 6 năm
2009 Ma Xuân Đạo thở hơi cuối cùng để lại đời ít vần thơ và một số truyện ngắn.

Cô cháu họ xa nhà báo chùa Diệu Pháp và một số thân hữu văn nghệ đã tổ chức hỏa táng cho Ma Xuân Đạo tại lò thiêu Bình Hưng Hòa sáng 02 tháng 7 và sau đó mang tro về chùa Diệu Pháp cầu siêu cho Ma Xuân Đạo

Hồ Nam

TRÍCH THƠ MA XUÂN ĐAO

KHAI BÚT ĐẦU NĂM GIÁP TUẤT[1994]

Chuyện đời nghe mãi chán tai rồi.

Năm chó đem bàn chuyện chó chơi

Đổi chủ quen thì sao gọi nghĩa?

Xua hùm rước sói chỉ mua cười

Thà rằng thủa ấy đừng to họng

Để đến bây giờ dễ vẫy đuôi

Đuổi cầy thịt chờ đâu chẳng thây

May ra rồi được khúc xương thôi

MA XUÂN ĐAO

TÌNH HUYỄN

Nươc chót đổ đi khôn hốt lại

Tình đã bay mất khó quay về

Nếu không thủa ấy sa bờ hoặc

Sao có giờ này thoat bến mê

MA XUÂN ĐẠO

GỬI MA XUÂN ĐAO

Chót sinh làm kiếp tài hoa thật

Phải chịu tai ương của  giống  người

Chữ nghĩa phù sinh thì nổi trôi

Nên cười ba tiếng khóc ba hồi

Tặc lưỡi uống thêm ly rượu nữa

Để hồn bay bổng như mây trời

Tụng kinh bát nhã thây chơi vơi

 Nên  lại làm thơ lại hát  ngao

  đi giang hồ và không nhà

Tri kỷ chung quanh  đều lảng tránh

Ta một mình ta ta bước nhanh

Sách vở văn chương đều tẻ nhạt

Lịch sử sang trang sâu bọ lên

Bi kich liên hồi trời đât thảm

Bi kich liên hồi thêm nói nhảm

 

Ta  với đời ta vợ bỏ rơi

Ta còn gì đâu ngoài rượu thôi

Uống quên trời đât quên thân phận

Rồi đi tìm chêt và cả cười

Trăm năm cưộc thê  như vậy sao?

Ta hỏi và cười chuyện tầm phào

Rượu còn hay hết đâu cần biết

Ta đã vào chùa phải đọc kinh

Ba ngàn thê giới coi như nhỏ

 Ta uống cho quên chuyện bât bình

Say tỉnh gì đâu cuộc thế này

Mộng rồi cũng thức say rồi khóc

Ta khóc cho ta một kiếp người

Chữ nghĩa văn chương đều sổ toẹt

Đười ươi giữ ống đười ươi cười

Ta còn gì nữa ta đi thôi

Thơ rươu nhạt phèo ta phải cười

Cươi cho đến chêt ta mới vui

Trăm năm tính sổ đâu còn mất

Ta có gì đâu mất với còn

Chỉ có rượu say rồi cươi ngấtt

Rồi  lại giang hồ đi quẩn quanh

Ngươc xuôi vẫn mãi con đương cũ

Ta thành ngươi quên luôn tât cả

Nếu có chết khỏi  ăn cháo lú

Vẫn đầu thai trở lại nhân gian

Và ca  hát rồi uống rượu nữa

Thế gian  thêm một kẻ đi hoang

Làm thơ  kể chuyện tiêu lâm  sảng

Rồi cười rồi khóc rồi say rượu

  cả khùng điên  quên cả sống

Nhìn đới ngơ ngác cươi khùng khục

Cái kiếp nhân sinh nghĩ chán phèo

Có nghĩa gì đâu được với mât

Ngươc xuôi bon chen chỉ mất mặt

Thà  chết cho xong,sống thêm mệt

 

VƯƠNG TÂN