Tác giả và Tác Phẩm

Hoàng Lan Chi : Truyện ngắn Hoà Bỉnh

Tôi cười cười:

– Chắc em bắt chước ông Đạo Dừa hứa giải quyết chiến tranh trong ba  ngày?

Hòa Bình cau mặt:

– Hòa Bình không đùa! Cuộc chiến này phát khởi do những mâu thuẫn quốc tế và quốc nội. Giải quyết những mâu thuẫn ấy là giải quyết được chiến tranh!

– Mâu thuẫn? Ví dụ?

–   Hừ! Miền Nam đầy rẫy mâu thuẫn, thiếu gì ! Còn Miền Bắc mâu thuẫn giữa những người thân Nga, thân Tầu muốn đưa cuộc chiến theo chiến lược của Tầu hoặc của Nga. Mâu thuẫn giữa những cộng sản nòng cốt với những người theo đảng vì ảo tưởng chống Mỹ cứu nước?”

 

(Trích Hoà Bình –Hoàng Lan Chi ) 

 

LGT: Xin giới thiệu một truyện ngắn mà Hoàng Lan Chi viết và đăng báo từ trước 75. Khi viết là lúc chiến tranh đang leo thang và trong niềm ao uớc Hoà Bình, Lan Chi viết truyện này. Hoàng Lan Chi đăng lại ở  net vào khoảng 2003. Một lần lang thang internet và HLC gặp một trang web nào đó đọc truyện này của mình.  NamPhong và Phượng Dung đọc, phải nói khá hay. Xin cảm ơn trang web này và cả 2 người đọc.Không phải truyện học trò mà là chút suy tư!

 

Mời nghe Nam Phong và Phượng Dung

 

http://thuvientoancau.org/HoangLanChi/Music/HoaBinh-HoangLanChi-NamPhongPhuongDung.mp3

 

HÒA BÌNH

 

Trời Đà lạt mù sương. Tôi khoác chiếc ao len mỏng, xuống bếp pha cà phê. Qua khung cửa , khuôn vuờn như rực rỡ với ngàn đoá hồng rung rinh trước gió. Khung cảnh qúa thanh bình. Với hoa nở, chim hót, suối reo, ngàn thông vi vút, thác ngàn vang. Chiến tranh như ở một nơi nào , xa xôi lắm. .

Có tiếng động. Tôi quay lại. Cô gái như đoá hồng , thậât xinh đẹp sau giấc ngủ ngon. Tôi mỉm cười :

-Em dậy rồi đấy ư?    

Cô bé lại cạnh tôi. rất tự nhiên cầm tách cà phê nhấp một ngụm nhỏ. Tôi mỉm cười trước vẻ hay hay của nàng:

–        Đắng lắm. Bé không uống được đâu?    

Cô bé hất đầu , nét buớng bỉnh:

-Ai là bé?

A, ghê nhỉ ?    tôi nhún vai :

-Thì em !

-Tôi không phải là cô bé !

-Thì là cô lớn?    

-Tôi không đùa !

Tôi nghiêng đầu cười :

-Thì tôi cũng không đùa?    Em còn bé lắm. Tôi gọi bằng cô bé , không được sao?    

-Tôi đã 18 rồi, không còn là cô bé !

-Phải , muời tám. Có thể  lắm. Không còn bé. Nhưng cũng chưa đủ lớn. Với tôi, em còn bé. Và như thế, tôi gọi em là cô bé.

Cô bé có vẻ nhuờng buớc truớc vẻ lỳ lợm của tôi. Nàng hớp thêm một ngụm cà phê. Nhăn mặt. Tôi lẳng lặng pha tách khác. Đưa cho cô bé, tôi cố chọn giọng nói dịu dàng nhất mà tôi có thể :

-Đừng tập với cay đắng sớm em ạ.

-Tôi không thích ngọt. Kể cả nói ngọt.

Tôi nhún vai :

-Không hề ngọt. Chỉ là không quá đắng. Như của tôi.

_Tại sao vậy?  

-Em khác. Tôi khác. Này em, mình nói chuyệân khác đi?    cà phê cho em cũng đắùng. Cứ uống đi em sẽ thích. Chưa ai chê cà phê tôi pha bao giờ cả. Chỉ cần nhìn mặt tôi cũngcó thể pha cà phê đúng gu. Tin tôi đi.

Nàng cầm tách cà phê nhấp một ngụm , vẻ hài lòng. Tôi mỉm cười:

-Thấy chưa? Tôi biết gu của em mà?    

Cô bé nguớc mắt nhìn tôi. Vẻ bướng bỉnh, ngang ngạnh dịu một phần. Đôi mắt ngây thơ quá đỗi. Chuá ơi !

-Anh lạ lắm. Vì sao tôi ở đây?    

-Tối qua em gục truớc cổng nhà tôi. Em đã uống quá nhiều rượu. Em đạp gai hoa hồng của tôi. Tôi đã phải băng chân cho em.

-Nhớ rồi. Buồn quá.

-Buồn?    Em mới muời tám tuổi. Có gì để buồn đến say mèm giữa đêm khuya?    

-Tại em ghét chiến tranh !

–A ha, cô bé mười tám ơi. Chiến tranh đang tiếp diễn hàng ngày. Em còn nhỏ, hãy lo học đi. Đừng nghĩ đến chiến tranh.

-Không.

-Thôi được. Em cứ ghét chiến tranh. Còn tôi, tôi chấp nhận vì tôi là một phần của nó.

Cô bé nhún vai :

-Biết rồi. Anh là. .

-Đừng nói. Em nhìn bức hình tôi mặc quân phục trong phòng ngủ chứ gì?    Em có thấy tượng chúa trong ấy không?    Tôi mới được tăng hôm qua. Khi về nhà htì gặp em trước ổng. Phải chăng chúa đã đem em đến cho tôi?    À mà em tên gì ấy nhỉ?  

– Hoà Bình !

–        Hoà Bình?  

–        Em có đạo không Hoà Bình?  

–        Có. Nhưng em đang ghét chúa?  

–        Vì sao?    

–        -Chiến tranh !

–        -Chúa đâu có gây ra chiến tranh?   ?

Cô bé buớng bỉnh :

– Hừ! Chúa không gây ra chiến tranh nhưng chúa đã sinh ra thân thế con người!

Tôi tủm tỉm cười. Hòa Bình lại cau mặt:

– Anh cười gì? Không phải sao? Hừ!

 

Nếu chúa biết bao tâm hồn ly tán

Vì đã nâng binh lửa ấp lên môi

Thị ắt chúa cũng thẹn thùng hối hận

Đã sinh ra thân thế của con người!

(vô danh ) 

Tôi tròn mắt:

– Hòa Bình có vẻ thuộc thơ tiền chiến nhỉ?

Hòa Bình không trả lời, ngả đầu vào vai tôi lim dim mắt. Tôi vuốt ve tóc nàng. Mái tóc thật đen mướt. Bàn tay tôi di động xuống bờ vai. Hòa Bình vẫn lim dim mắt. Tôi muốn hôn lên đôi mắt nàng. Đôi mắt đẹp quá chừng!

Hòa Bình chợt mở mắt:

– Anh! Hòa Bình đói bụng rồi!

– Ừ nhỉ! Anh quên, để anh bảo ông gia Tư đi mua. Hòa Bình ăn phở nhé?

Hòa Bình nhẹ gật đầu. Lúc này nàng hiền ngoan vô cùng. Tôi nghĩ, giá nàng là người yêu của tôi. Ồ chắc Quỳnh ngạc nhiên lắm! Nhưng rồi Quỳnh sẽ yêu Hòa Bình.

Tôi kêu ông già Tư lên sai đi mua hai tô phở. Xong tôi với tờ giấy trên bàn viết ba chữ N. Y. M và bảo Hòa Bình:

– Em đọc đi!

– Gì thế?

– Cứ đọc đi!

– Tên người yêu anh à?

– Không ! Một câu nói ! Em cứ đọc đi! Hòa Bình nhìn rồi đọc:

– En nờ! I gờ rếch! Em mờ!

– Giỏi lắm! Nhưng chữ En nờ người Nam đọc là gì?

– Anh nờ!

– Đúng rồi! Nhưng bỏ nờ và mờ đi!

Nói xong tôi nhìn nàng. Đôi mắt thay lời nói. Hòa Bình quay mặt đi. Tôi bảo:

– Bao giờ em đọc được em nói ra nhé!

– Em biết rồi!

– Thật không?

– Thật!

– Nói thử anh nghe! 

Xin xem tiếp tại đây:HÒA BÌNH

 

—————————————————————————————————————————-

 

 

Viết- kết quả từ “viết”

 

Hoàng Lan Chi

 

 

Ngày lễ.  Giờ này thì chả biết lễ. Cứ thích thì làm việc, không  thì nghỉ. Tuy vậy, đôi khi muốn nghỉ nhưng có cớ ngày lễ thấy cũng vui vui.

 

Gớm bà sư tỉ hớn hở gửi hình bà gặp bạn cũ từ hơn nửa thế kỷ. Tôi thì chả có bạn thân thuở tiểu/trung học vì đổi lớp hay trường. Lò dò vào Trung Học năm đầu tiên thì gặp  cô bạn ngồi cạnh… học dở, không  thích chơi tiếp.  Năm sau cũng vậy. Năm sau nữa,  gặp nhỏ học giỏi thì nó kín đáo vô cùng. Hoá ra, sau 75 mới biết cha nó đi tập kết nên nó không kết thân với ai.

 

Trong bốn bà sư tỉ, bà áo hồng là “duyên” từ “Trường Xưa Thầy Cũ”. Chuyện là thế này, trong bài Trường Xưa tôi viết năm tôi học đệ lục, khi xem văn nghệ cuối năm toàn trường, có màn múa “Tiếng Hát Dân Chàm”, tôi hết sức phục vì chị ở giữa đã ngả người cong tận đất. Bài chuyền đi, vị sự tỉ này đọc được khoái quá bèn mail  làm quen cô em.

 

 

Gia Long B4 gặp nhau sau 50 năm, một ở Pháp, một đến từ Việt Nam và hai ở Mỹ. Sư tỉ áo hồng ngày xưa múa dẻo đến nỗi sư muội HLC còn nhớ đến bây giờ. Và từ bài viết Trường Xưa của HLC,  tỷ muội gặp nhau.

Gia Long, sau 50 năm, vẫn tình đồng môn như một thuở xa xưa…

 

 

Sau loạt bài về Đại Hội Gia Long Thế Giới thì một số nữ sinh Gia Long mail làm quen và những danh xưng “tỷ muội” được dùng để gọi nhau, thật dễ thương. Tôi kể cho  một chị bạn nghe, chị đả kích “ Đang chống Tàu mà tỷ muội!”. Thiệt cái tình, tôi đầu hàng!  Tỷ /muội cũng như “bào huynh/bào đệ” đã được dùng khá thông dụng ở Việt Nam từ lâu. Tôi chưa bao giờ thấy phân ưu dùng anh/em trai thay cho bào huynh/bào đệ với lý do …chống Tầu cả. Mặt khác, ngày đó võ đường và  học đường là hai nơi hay sử dụng huynh/đệ, tỷ muội.  Khi gọi nhau tỷ muội, thấy dễ thương vì nói lên cái tình đồng môn.

 

 Một điều buồn cười, khi nói chuyện và thấy người ra trường sau mình,  tôi xưng “tỷ tỷ” ngon ơ. Chừng hỏi tiếp mới biết Muội này cương quyết thi Gia Long nên lều chõng hai năm. Nghĩa là hơn tuổi tôi dù học sau. Đành sửa lại gọi nhau bằng tên. Tuy thế có muội thì “Tỷ Lan Chi ơi, tuy tôi với tỷ cùng tuổi nhưng tỷ vào trường trước thì theo tôn ti, tỷ vẫn là tỷ của tôi mà”.

 

Với bài “Dường như là mùa thu”, tôi nhắc đến một vị giáo sư. Bài này sau đó được một ông “thụ nhân” chuyển vào diễn đàn của họ. (“Thụ Nhân” là diễn đàn của Khoa Chính Trị Kinh Doanh- Viện Đại Học Đà Lạt). Bài tôi gây sóng mà tôi không  biết vì không ở diễn đàn này. Sau đó, một ông “thụ nhân” fw các mails trong diễn đàn cho tôi xem. Tôi bèn viết trả lời. Bài trả lời này sau đó được phổ biến rộng rãi ở net. Khắp nơi lên án Cố GS Phó Bá Long. Xem ở đây: http://wp.me/p1DZcL-1F

 

Bức hình Cố GS Phó Bá Long “triều kiến” Nguyễn Tấn Dũng, (một thân hữu cung cấp cho tôi) có vẻ “lần đầu tiên” được phổ biến trên hệ thống toàn cầu internet. Diễn tiến tiếp theo là một ông “thụ nhân” viết mail riêng cho tôi bênh vực cố GS. Thế là tôi lại phải trả lời. Xem vụ này tại đây: : http://wp.me/p1DZcL-3a)

 

 

Từ bao giờ, những thành phần “mờ ảo” đã khiến cộng đồng chia làm hai. Nhóm nhỏ KH của tôi, tôi và hai người bạn kia cũng giận nhau chỉ vì hai vị này …bênh báo Người Việt, trong khi tôi đả kích! Nhóm nhỏ Tổng Nha Kế Hoạch thì chưa. Còn lại, không  có gì “ầm ỹ” trong quan hệ của tôi và bạn bè vì như một sư tỷ viết về tôi như sau cho một người bạn “Gia Long Quỳnh Giao, Hoàng Lan Chi, tao tìm thấy nơi nó 50% Bắc và 50% Nam của nó và đặc biệt nơi nó là: nó nặng tình đối với GL và quê hương VN. Đây là 2 điểm mà tao "chịu" nó. HLC là đứa học giỏi, thẳng thắn với ngòi viết và lời thật thì "dễ đụng chạm", tao chịu cái tư tưởng rõ ràng của HLC, dám nói và không cần tiếp xúc với người không cùng tư tưởng.” Sư tỉ này nói vậy vì một lần tôi viết “Em đã già. Cuộc đời còn lại bắt đầu đếm ngược được rồi. Vì thế em không  mở rộng quan hệ với những người không  cùng chính kiến. Cãi cọ mất công lắm. Họ không cải tạo được em và em không  hoài hơi cải tạo người đang toan tính bán linh hồn cho quỷ đỏ.” Ý tôi tâm sự với sư tỉ là tuy “thầy bói” khuyên tôi nên “bớt đi đừng phang người không cùng suy nghĩ” nhưng tôi bảo “Tôi không  phang nếu tôi không  ngứa mắt. Nhưng nếu bảo chơi với họ thì never”  Một cậu em cũng tò mò hỏi tôi “bạn” với PNN ra sao. Tôi “ Sơ sơ vì chị có cảm tưởng chị cứng rắn hơn trong lằn ranh quốc cộng. Vì thế chị không  nói chuyện chính trị với hắn. Mất công cãi nhau”.

 

Tôi thường viết ngắn dù là tạp ghi hay thời sự. Câu văn đủ chủ từ, động từ, túc từ là chấm. Ý tứ trải cũng ngắn. Tuy vậy thỉnh thoảng, tôi lại mất công viết dài khi “tranh luận” với “đám trẻ”. Một phần, tôi cho rằng tiếng Việt họ không  giỏi, viết ngắn, họ không  hiểu. Phần khác, khi viết dài, tôi bắt đầu quan sát đối phương. Và tôi thú vị khi “nhìn thấy” một số “cách hiểu/đọc” của vài “người trẻ”. Sự khám phá này làm tôi …nản. Nhìn vào trong nước, có vẻ như là ngôn ngữ mà “người trẻ” sử dụng phong phú hơn so với “người trẻ hải ngoại”, nhưng cách lý luận thì …theo tôi là y chang VC! Không tranh luận vào nội dung mà tấn công cá nhân. Trong khi đó vài người trẻ khác, lại rất giỏi.

 

Mới đây ở một diễn đàn kia, tôi khá ngạc nhiên khi gặp một nick. Tôi đang phân vân, không  biết nick này là ai. Nếu bảo rằng nhiều người sử dụng chung thì có vẻ không  đúng. Nick này không viết dài, những đối đáp ngắn và nhanh. Cái “đọc/hiểu/nhìn sâu xa” một vấn đề, có vẻ “khá” với nick này.

 

Hạ hồi phân giải! Chỉ là chuyện “vui vui” trong một diễn đàn nhỏ.

 

Tháng Tám vừa qua, Thu có vẻ đến rồi lại đi. Tôi đã hoàn thành khá đủ cho web cá nhân. Không “post” được hết vì cũng còn nhiều bài cũ bị thất lạc. Web, đem cho tôi niềm vui nhỏ. Trong vòng một tháng, số views là hơn 9,000. Cao nhất là 537 views ngày 17 tháng Tám. Hơi bất ngờ!  Trước kia, khi cần chỉ cho ai, tôi phải đi tìm trong các mails/hoặc vào Đặc Trưng/hay TVVN, tìm link. Mở dấu ngoặc, Đặc Trưng có trữ bài. Còn TVVN , thật chán vì hay có “màn” mất bài. Họ thông báo rằng web họ bị hacker. Tôi rất bực bội về điều này. Lý do, post bài có đầy đủ hình ảnh, rất mất thời gian. Bài tôi thường là làm cho các web phong phú thêm vì là bài đàng hoàng, không  phải “chat/chit”. Nhiều bài phỏng vấn có tính cách tài liệu lịch sử nữa! (Vd loạt bài về Nhạc trẻ, nhạc phim…). Hoặc “vinh danh” các tài năng trẻ của hải ngoại. Vậy mà cứ vài năm lại thông báo bị hacker và mất hết! Không bực sao được! Tôi khá tiếc cho blog Sóng Thần ( bán nguyệt san ở VA) mà tôi thực hiện ở TVVN. ( đã bị mất!)

 

Vì thế, có web riêng rất tiện lợi mỗi khi cần giới thiệu cho bạn mới quen. Khi làm web, tôi đơn thuần coi đó là nơi trữ bài nhưng thời gian qua, tôi không  ngờ số “views” vào blog lại “khá” như vậy!

 

 

 

 

 

 

Tháng Tám, có hai bài viết làm Tuyết Nga, cô bạn từ Florida , phải gọi dù đang bận túi bụi. Trước kia, Nga cũng thỉnh thoảng  điện thoại khi thích một bài nào đó. Tháng này, Nga thích chí với bài “Mẹ chồng con dâu”. Nga bảo“Nga chết vì cười vì thấy Lan Chi giả bộ là mẹ chồng và mắng rất thâm thuý. Cái thâm thuý của người Bắc”. Bài thứ hai, “Ngố”! Khi Tuyết Nga gọi, tôi bảo ngay “ Gớm mợ lại gọi tôi vì mợ mới xem Ngố  phải không!” Nga phá ra cười “Ừ, bài của Lan Chi, Nga thường save vào một folder để xem sau vì Nga biết nếu xem là phải xem cho hết trong khi tiệm đang túi bụi! Hồi nãy Nga chót dại xem Ngố rồi lại phải theo link xem tiếp. Trời ơi, Lan Chi viết như không ấy. Rất dễ dàng và câu văn rất ngắn gọn. Nga mà viết thì chắc cứ dài dòng như Nga nói!” ( Bài Ngố ở đây: Ngố!)

 

Cô bạn này là “bạn dzàng” vì .. tôi thích nghe phụ nữ “tán” tôi hơn là đàn ông! Nga là thủ quỹ cho Hội Văn Bút Hải Ngoại.

 

 

 

 

 

 

 

 

Lan Chi –Tuyết Nga ( Florida 2010)

 

 

Cũng Tháng Tám, từ bài viết “Gia Long”,  tôi “lụm” được một cậu em. Trò chuyện, hoá ra cậu là học trò của ba tôi ở Petrus Ký. Điều thú vị hơn cả là khi tôi nhận mail từ cậu em này “Bắt đền chị. Công việc của em bị đình trệ vì em mải đọc chị! Em xem chị hết trong hai ngày!”

 

Sắp vào mùa tựu trường. Trời mát. Blog của tôi đa phần văn học nghệ thuật cũng “mát”. Nhưng mỗi khi “Phàn Lê Huê” của nhóm Tứ Nhân Bang (Hồng Phúc- Đoàn Trọng Hiếu-Huỳnh Quốc Bình-Hoàng Lan Chi, 4 người trọng vụ án Đài VNHN giao du với cán cộng của Tòa Đại Sứ VC năm 2009) đọc hay nghe thấy cái gì dính líu đến …không  chào cờ là Phàn lại “nổi sung”. Rồi thì bài “Thời Sự” lại chào đời, và số “kẻ thù” gia tăng! Một tỷ tỷ Gia Long vừa kể “Muội biết không, tên kia vào ái hữu quậy vì ái hữu sắp tổ chức đại hội..”, tôi ngắt lời “Quậy cái gì? Nó quậy không  chịu chào cờ hả”! Sư tỷ phá ra cười “ Không có..”. Sau đó bà sư tỷ đi rêu rao “HLC hả. Mới kể quậy là nó hỏi quậy không chịu chào cờ VNCH hả!”. Nghe chị nói lại, tôi bật cười. Thì thời buổi hỗn mang, chiêu đầu tiên là “vờ vịt” không  chào cờ, chiêu thứ nhì là “vô số sơ suất” để mập mờ đủ kiểu!

 

Viết, kết quả từ Viết, luôn là phần thưởng cho dù số thân hữu có thể tăng/giảm. Thân hữu “mờ ảo”, cứ việc biến ra khỏi cuộc đời tôi!

 

 

 

 

Tổng số views : 9,606 (Từ July 23- Sep, 5)