Biên khảo

Hà Nội dâng Biển Đông và Vịnh Bắc Việt cho Bắc Kinh vào tháng 8/2009 tới!

Thư ngỏ của
Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam tại California
kính gửi Luật sư Nguyễn Đăng Trừng,
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tp. HCM

  • PSN – 19.07.2009 | Thẩm phán Phang Quang Tuệ(*)

Dưới đây là lá Thư Ngỏ của Thẩm phán Phan Quang Tuệ, viết với tư cách là Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam California, gửi Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư TP-HCM.

Sở dĩ có lá Thư Ngỏ này là vì – theo tác giả – «quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Lê Công Định ngày 29 tháng 6, 2009 của Ban Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư TP-HCM đã khai tử ngành biện hộ vừa chớm nở, tự tạo thêm những khó khăn cho chính giới luật sư».
 

Tôi viết lá thư ngỏ này đến Luật Sư Chủ Nhiệm với tư cách là Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam California. Hội Luật Gia Việt Nam California là một hội ái hữu mà đa số hội viên là những thẩm phán đã từng phục vụ trong các ngành xử án, công tố, và các luật sư thuộc Luật sư đoàn Toà Thượng Thẩm Sài gòn, Huế trước năm 1975. Đa số nay đã về hưu, nhưng vẫn hằng hướng về quê nhà và đặc biệt rất quan tâm đến tình hình tư pháp cũng như sinh hoạt của ngành biện hộ trong nước.

Thử so sánh chế độ luật pháp hai miền trước năm 1975
Miền Nam Việt Nam đã trải qua hai chế độ Cộng Hoà từ năm 1955 đến năm 1975. Trong 20 năm ngắn ngủi, giữa chiến tranh và xáo trộn triền miên, và trong những điều kiện hết sức khó khăn, miền Nam Việt Nam đã thiết lập được những định chế lập pháp, hành pháp, tư pháp, đặt nền móng căn bản cho những sinh hoạt trật tự cần phải có của một tân quốc gia. Trong lãnh vực Tư Pháp đã có Tối Cao Pháp Viện, Toà Thượng Thẩm Sài Gòn và Huế, các Toà Sơ Thẩm tại các tỉnh. Tại Sài Gòn cũng như Huế đều có Luật Sư Đoàn với các Luật Sư Thủ Lãnh có uy tín.

Miền Bắc lúc bấy giờ vẫn không có một hệ thống tư pháp ngoài Toà Án Nhân Dân Đặc Biệt thành lập theo Nghị Định ngày 2 tháng Ba, 1953 theo chánh sách cải cách ruộng đất, phân chia giai cấp Trí, Phú, Địa, Hào. Tiếp theo là Nghị quyết số 49 ngày 20 tháng Sáu, 1961 thành lập các Trung Tâm Cải Tạo. Hậu thân của Nghị Quyết này là Nghị Quyết số 76 ngày 25 tháng Ba, 1977 hợp thức hoá việc áp dụng các Trung Tâm Cải Tạo vào miền Nam Việt Nam.

Biến cố tháng Tư, 1975 đã kéo theo sự sụp đổ của chế độ Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Tất cả những thành quả thực hiện trong lãnh vực tư pháp tại miền Nam Việt Nam đã tan ra mây khói.

Ngành biện hộ trong chế độ luật pháp xã hội chủ nghĩa hiện nay
Theo dõi đời sống luật pháp tại Việt Nam hiện nay phải khách quan mà nhận thấy nền tư pháp nước nhà vẫn còn ở trong tình trạng sơ khai mặc dù chiến tranh đã chấm dứt gần 35 năm.

Tôi có theo dõi những diễn biến trong nước, đặc biệt là các sinh hoạt trong lãnh vực biện hộ. Tôi muốn đề cập đến Đại hội Nhiệm kỳ VIII của Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội ngày 27 và 28 tháng 9, 2008. Và kế đó là Đại hội Đại biểu Luật sư Đoàn Toàn Quốc ngày 11 tháng Năm, 2009 tại Hà Nội.

Theo báo cáo đọc tại Đại hội Đoàn Luật Sư Hà Nội [ĐLSHN] thì Hà Nội đứng hàng thứ hai [sau Đoàn Luật sư TP HCM], có 1,128 luật sư hoạt động tại 265 văn phòng luật sư, 81 công ty luật. Cũng theo báo cáo này, ĐLSHN có hơn 40 tiến sĩ Luật và hơn 60 Thạc sĩ Luật. Báo cáo tại Đại hội cho biết:

1/. 99% luật sư không được cấp giấy chứng nhận bào chữa trong vòng 3 ngày theo luật định. Tìm hiểu thêm thì thấy người luật sư trong nước phải rất vất vả để có được mọi thứ giấy tờ trước khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa.
2/. Trong nhiệm kỳ qua, Đoàn Luật sư Hà Nội đã xoá tên ba luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Lê Quốc Quân vì “đã có những bài viết, phát biểu đi ngược lại đường lối, chánh sách của Đảng, Nhà Nước, vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư”.

Chiều ngày 27 tháng Chín, 2008 Đoàn Luật sư Hà Nội đã bầu ban Chủ nhiệm mới, đứng đầu là luật sư Nguyễn Trọng Ty, sinh năm 1929 tức là 80 tuổi.

Vào ngày 19 tháng Giêng, 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 76 phê duyệt đề án thành lập Tổ chức Luật sư Toàn quốc lấy tên là Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, trụ sở đặt tại Hà Nội. Theo quyết định thành lập, Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, phải tuân theo điều lệ của Mặt Trận Tổ Quốc. Đại hội Đại biểu Luật sư đoàn Toàn Quốc nhóm họp ngày 11 tháng Năm, 2009 tại Hà Nội. Tại Đại hội này người ta được biết hiện nay cả nước có 5,334 luật sư và 2,000 luật sư tập sự. Đọc diễn văn tại Đại hội, Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố: Luật sư phải độc lập.

Chỉ hơn một tháng sau, ngày 12 tháng Sáu, 2009, luật sư Lê Công Định bị bắt. Ngày 18 tháng Sáu, công an công bố video clip hình luật sư Lê Công Định đọc bản nhận tội và xin Nhà Nước khoan hồng. Ngày 29 tháng Sáu, 2009, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM ra quyết định xoá tên luật sư Lê Công Định khỏi danh sách của Đoàn Luật sư TP HCM vì “đã có hành vi vi phạm pháp luật, đã bị cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam, đã vi phạm luật luật sư và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp”. Ngày 30 tháng Sáu, đại diện Bộ Tư Pháp (??) đã tới nơi tạm giam ông Lê Công Định để tống đạt quyết định thu hồi giấy phép hành nghề của luật sư Lê Công Định.

Quyết định nói trên của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM là lý do dẫn đến lá thư ngõ này. Lá thư tuyệt đối không nhằm mục đích chính trị, đả kích chế độ hay “tuyên truyền, nói xấu nhà nước”. Mục đích thư ngõ này cũng chẳng phải để biện hộ cho luật sư Lê Công Định vì tôi tin rằng nhà nước rồi ra sẽ phải trả tự do cho ông ấy.

Điểm duy nhất tôi muốn đề cập trong lá thư ngõ này là quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Lê Công Định ngày 29 tháng 6, 2009 của Ban Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư TP-HCM. Với quyết định này, mà theo tôi, không cần phải có, Ban Chủ Nhiệm đã khai tử ngành biện hộ vừa chớm nở, tự tạo thêm những khó khăn cho chính giới luật sư. Khi rút giấy phép hành nghề của đồng nghiệp Lê Công Định, vô tình quý vị đã tự thu hẹp lãnh vực hành nghề của tất cả các luật sư Việt Nam vốn đã vất vả trong đời sống nghề nghiệp hàng ngày dưới chế độ luật pháp hiện nay trong nước.

Phần kế tiếp của thư này sẽ có những đoạn trích dẫn bằng Anh Ngữ. Tôi xin mạn phép để nguyên văn không phiên dịch.

Từ luật hình thức…

Tổ chức chuyên nghiệp được công nhận là lớn nhất của Hoa Kỳ và của thế giới là American Bar Association [ABA]. ABA được thành lập năm 1878 tại New York, có hơn 400,000 luật sư hội viên, với trụ sở chính đặt tại Chicago, và văn phòng liên lạc tại Hoa Thịnh Đốn.

Phần mục đích (Goals) hay sứ mạng (Mission) của Luật sư đoàn Hoa Kỳ rất ngắn như sau:
“To serve equally our members, our profession and the public by defending liberty and delivering justice…”

Và phần mục tiêu (Objectives) thì có những đoạn ghi như sau:

“Hold governments accountable under law.

….work for just law, including human rights, and a fair legal process.

…. Preserve the independence of the legal profession and the juridiary.”

Nhưng điều mà tôi muốn đề cập ở đây là điều khoản quy định về việc chấm dứt tư cách hội viên. Điều 3.3 (b) của Điều lệ và Nội quy của ABA nói như sau:

“…. A member who, by a final order or judgment (1) is convicted of a felony or (2) is disbarred or suspended…. ceases to be a member of the Association… For other good cause, after a hearing at which the member is given reasonable opportunity to be present with counsel and be heard in his or her own defense, a member may be censured, suspended, or dropped from membership by the Board of Governor.”

Hẳn nhiên đây là một điều khoản của một Bản Điều Lệ của một tổ chức Mỹ. Nhưng ABA là một tổ chức đã hiện diện trên 130 năm. Điều lệ và nội quy sinh hoạt của tố chức này đã được thử thách qua thời gian. Và thực ra hầu như tất cả các tổ chức trên thế giới ngày nay đều theo những nguyên tắc tương tự khi quy định về vấn đề chấm dứt tư cách hội viên. Đó là khi hội viên bị tuyên án phạm một trọng tội, và bản án là án chung thẩm. Trong tất cả mọi trường hợp khác, hội viên bị đơn phải có cơ hội được biện hộ bởi luật sư trước khi bị kỷ luật.

Quyền được biện hộ, hay bào chữa là một thành tố của quyền được xét xử công khai và công bằng. Tại Pháp quyền này có từ thời Bộ Luật Nã Phá Luân năm 1808 (Napoléon Code of Criminal Instruction), tại Anh từ năm 1836 (Prisoner’s Counsel Act), tại Hoa Kỳ từ năm 1791 với Tu chính án thứ VI trong 10 Tu chính án được biết đến như là Đạo luật Công Dân Quyền (Bill of Rights).

Những nguyên tắc nói trên nằm trong phạm vi lãnh vực luật hình thức, một yếu tố không có không được (sine qua non) của Quy Trình Pháp Luật (Due Process of Law), phân biệt với luật nội dung. Nguyên tắc giải thích, và từ đó để áp dụng luật pháp, là luật hình thức phải được áp dụng một cách chặt chẽ, khác với luật nội dung trong đó nhà áp dụng luật phải dựa vào án lệ, thông luật và sau cùng truy tìm ý định của nhà lập pháp khi lời hành văn của điều luật tối nghĩa.

Dựa theo những nguyên tắc trên, quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Lê Công Định bởi Ban Chủ nhiện Đoàn Luật sư TP HCM là một quyết định bất hợp pháp, và vì thế, vô hiệu. Luật sư Lê Công Định, cho đến nay, không bị tuyên án phạm tội bởi một bản án chung thẩm nào. Điều gọi là lời thú tội, trong khi bị can còn bị giam giữ, là môt lời thú tội bị xem như là ép buộc (confession by coercion, under duress) cho đến khi bản thú tội được kiểm chứng qua một cuộc đối chứng trong một phiên toà công khai. Những người thu âm và thu hình bản thú tội phải bị truyền ra toà, lý lịch (ngày sanh tháng đẻ, nghề nghiệp, hồ sơ hình sự) phải được kiểm chứng bởi luật sư biện hộ. Hai vị tướng công an phải ra toà để khai về lý do cuộc họp báo ngày 18 tháng Sáu.

Và vì không hề, cho đến nay, bị tuyên án phạm tội bởi một bản án chung thẩm, luật sư Lê Công Định không thể bị rút quyền hành nghề mà không được bào chữa trong một phiên xử trong đó ông được quyền có một thời gian vừa phải để chuẩn bị. Thi hành việc tống đạt quyết định thu hồi giấy phép hành nghề trong khi bị can còn bị quản thúc, với hạn 15 ngày để trả lời, cho một quyết định hiệu lực kể từ ngày ký (trước ngay cả ngày tống đạt), thì cả quyết định, lẫn “trình tự” đưa ra, thông qua (nếu có), và tống đạt đều vô hiệu.

Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP-HCM phải tự động (sua sponte) thu hồi cả quyết định lẫn lệnh tống đạt. Chờ cho đến khi hoặc có bản án chung thẩm, hoặc nếu không, khởi sự lại từ đầu thủ tục tống đạt. Kết luận, ông Lê Công Định vẫn giữ toàn quyền hành nghề luật sư theo luật lệ hiện hành tại Việt Nam.

… đến luật nội dung

Theo hai cuộc họp báo của Công an vào ngày 13 và 18 tháng Sáu, 2009 thì luật sư Lê Công Định ‘‘đã âm mưu lật đổ nhà nước bằng phương pháp bất bạo động và lợi dụng việc biện hộ của thân chủ để nói xấu Nhà Nước’’.

Điều 88 thuộc trong 15 điều khoản trong Chương XI quy định về các «tội xâm phạm An ninh Quốc gia’’ của Bộ Luật Hình Sự. «An ninh Quốc gia” là nhóm danh từ được các chế độ cộng sản sử dụng như là một tấm chắn che chở và bảo vệ chế độ. Nhận xét này là sự thật đã được lịch sử cận đại chứng minh, không phải là tuyên truyền nói xấu chế độ. Luật pháp cộng sản, hay xã hội chủ nghĩa dưới thời Stalin ở Nga sô, Honecker ở Đông Đức, Jaruzelski ở Ba Lan, Fidel Castro ở Cuba, Daniel Ortega ở Nicaragua, Milos Jakes ở Czecholovakia, Nicolae Ceaucescu ở Romania, Mao Trạch Đông ở Trung quốc, và Hồ Chí Minh và những người kế vị hiện nay ở Việt Nam đều rập khuôn như nhau. Tuyệt đại đa số các chế độ trên đã sụp đổ, những điều khoản tương tự như điều 88 đã lỗi thời, ngoại trừ trường hợp thiểu số rất nhỏ trong đó có Việt Nam.

Điều 88 có phải là một điều khoản luật pháp hay không?

Tục ngữ luật pháp La Tinh có câu ‘‘Nulla Poena Sine Lege’’. Luật sư chủ nhiệm đã từng theo học tại Đại Học Luật Khoa Saigon trước đây chắc còn nhớ nguyên tắc hình luật căn bản này. ‘‘Pas de peine sans lois.’’. Không có luật pháp thì không có tội. Vấn đề của điều 88 là tính cách quá mơ hồ của điều khoản này. Thế nào là tuyên truyền chống Nhà Nước? Thế nào là tuyên truyền phỉ báng? Thế nào là tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý gây hoang mang trong nhân dân? Hình luật là một lãnh vực mà hình phạt là lấy đi tự do và cả đời sống của con người, không thể được điển chế một cách tổng quát, mơ hồ và xử dụng như một màng lưới để Nhà Nước tùy tiện xử dụng nhằm bịt miệng người dân.

Trong lãnh vực luật quốc tế về nhân quyền, có hai quyền được công nhận, đó là quyền tự do lập hội và quyền tham dự vào các hoạt động của nhà nước.

Điều 20 (1) của Tuyên Ngôn Quốc Tế và Nhân Quyền (The Universal Declaration of Human Rights) nói như sau: ‘‘Everyone has the right to peaceful assembly and association.’’ Điều 21 (1): ‘‘Everyone has the right to take part in the government of his country….’’ Điều 21 (3): ‘‘The will of the people shall be the basis of the authority of government.’’

Điều 25 của Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) nói như sau: ‘‘Every citizen shall have the right and opportunity… without any unreasonable restrictions… to take part in the conduct of public affairs, directly or through freely chosen representatives…, to vote and to be elected at genuine periodic elections which shall be universal and equal suffrage and shall be held by secret ballot, guaranteeing the free expression of the will of the elector.’’

Điều 11 của Hiệp Định Paris ngày 27 tháng Giêng, 1973, viết như sau: ‘‘Immediately after the cease-fire, the two parties will achieve national reconciliation and concord, end hatred and emmity, prohibit all acts of reprisal and discrimintion against individual or organization that have collaborated with one side or the other ; ensure the democratic liberties of the people: personal freedom, freedom of speech, freedom of the press, freedom of meeting, freedom of political activìties, freedom of residence, freedom of work, right to property ownership and right to free enterprise. »

Theo những tiêu chuẩn trên thì điều 88 một mặt qúa mơ hồ, tối nghĩa, mặt khác đi ngược lại với luật và thoả ước quốc tế mà Nhà Nước hiện nay đã là hội viên ký kết. Do đó điều 88 không phải là một điều khoản mang tính cách luật mặc dầu được khoác lên chiếc áo như là một điều luật.

Trong chương XI của Bộ Luật Hình Sự nói về các tội xâm phạm an ninh quốc gia thực ra chỉ có một điều khoản là được viết khá rõ ràng. Đó là điều 81 quy định tội xâm phạm an ninh lãnh thổ. Điều này phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, hoặc tù chung thân «những người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia, hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ…’’. Đường biên giới quốc gia đã bị làm sai lệch, lãnh thổ, lãnh hải đang bị xâm nhập mà sao không thấy những giới chức có trách nhiệm bị truy tố, lại truy tố những kẻ muốn hành xử quyền phát biểu ý kiến những vấn đề trọng đại chung của đất nước?

Mối Liên Hệ đặc biệt giữa Luật Sư và Thân Chủ (Attorney-Client Privilege)
Những bằng chứng dùng để bắt giam và buộc tội Luật Sư Lê Công Định còn có việc Luật Sư Định bị tố cáo đã ‘‘lợi dụng việc biện hộ cho các thân chủ để nói xấu Nhà Nước’’!

Tuy đã phục vụ 5 năm trong Ngành Tư Pháp trong nước trước 1975, và làm việc trong ngành công tố và xử án tại Hoa Kỳ hơn 30 năm, tôi chưa từng đọc thấy một lời tố cáo lạ kỳ như vậy. Nhiệm vụ của luật sư là biện hộ cho thân chủ. Để hoàn thành trọng trách này thì theo tập quán và luật lệ ở các quốc gia văn minh, những tin tức từ những tham khảo, trao đổi, phỏng vấn, kể cả khế ước giữa luật sư và thân chủ đều được bảo vệ bởi điều được gọi là attorney-client privilege. Về phần biện hộ thì giữa phiên toà công khai, vị thẩm phán chủ tọa phiên xử là người điều khiển phiên tòa. Lời khai nhân chứng, chứng từ, tài liệu xuất trình, tranh luận giữa luật sư nguyên đơn và bị đơn nếu là vụ án dân sự, công tố và biện hộ nếu là hình sự, biện hộ kết thúc (closing arguments), đều dưới quyền của vị thẩm phán ngồi xét xử, dựa theo luật lệ, và thủ tục tập quán địa phương (statutes, regulations, local rules and procedures). Ông ta có thể tạm ngưng phiên xử, truyền luật sư đôi bên vào phòng nghị án. Ông ta cũng có thể tạm ngưng phiên xử công khai, chuyển qua thành phiên xử kín vì lý do an ninh, hay vì quyền lợi công cộng (public interest). Ông ta có thể, trong một ít trường hợp, khuyến cáo hay khiển trách luật sư đôi bên. Tất cả những diễn biến này đều được ghi lại bằng tốc ký (ngày xưa), máy thu âm (ngày nay cũng đã lỗi thời, được thay thế bằng hệ thống Digital Audio Recording, DAR) hay Video (cả thu hình lẫn thu âm).

Xem như thế, không thể nào buộc tội một luật sư đã: ‘‘lợi dụng việc biện hộ để nói xấu Nhà Nước’’ được. Vì nếu như vậy thì bỏ luôn vai trò biện hộ cho xong. Nếu chấp nhận lời tố cáo của công an là luật sư Lê Công Định vi phạm điều 88 vì ‘‘đã lợi dụng biện hộ cho thân chủ để tuyên truyền nói xấu Nhà Nước’’ thì quý vị đã biến công an thành công tố, biến công tố thành xử án, và tự hủy vai trò biện hộ của tất cả luật sư trong nước từ Nam chí Bắc.

Trong một bài diễn văn đọc trước Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ ngày 12 tháng 2, 1984, Thấm Phán Tối Cao Pháp Viện Warren E. Burger, Chủ Tịch TCPV lúc bấy giờ đã nói như sau: ‘‘Doctors…still retain a high degree of public confidence because they are perceived as healers. Should lawyers not be healers? Healers, not warriors? Healers, not procurers? Healers, not hired guns?’’

Cách đây một năm thế giới đã chứng kiến hàng ngàn luật sư tại Hồi Quốc xuống đường phản đối chính phủ Hồi đã lạm quyền cách chức vị Chủ Tịch TCPV của Hồi Quốc. Hình ảnh các luật sư bị đánh đập, văn phòng làm việc bị đập phá được chiếu trên màn ảnh truyền hình khắp nơi trên thế giới. Nhưng họ đã nhất quyết đoàn kết và giữ vững lập trường. Và sau cùng vị chủ tịch TCPV đã được trở lại nhậm chức, ngành tư pháp của Hồi Quốc, Luật Sư Đoàn Hồi Quốc vẫn duy trì được tư thế độc lập của mình. Trong suốt thời kỳ tranh đấu, Luật Sư Đoàn Hồi Quốc đã bị áp lực rất nhiều nhưng không có ai bị thu hồi giấy phép hành nghề!

Đoàn Luật Sư TP-HCM cần thu hồi ngay quyết định rút giấy hành nghề của Luật Sư Lê Công Định.


Phan Quang Tuệ

Nguồn: Viettribuneonline.com
http://www.viettribune.com/vt/index.php?id=3555

——————————

(*) Tại Việt Nam trước 1975, sau khi tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Sài gòn, ông Phan Quang Tuệ lần lượt phục vụ trong các chức vụ Chuyên viên Ngân Hàng Quốc gia, Sĩ Quan Quân Pháp, Công Cán Ủy Viên Văn Phòng Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện. Tại Hoa Kỳ, sau khi tốt nghiệp Drake University School of Law, trở lại ngành luật từ năm 1984. Lần lượt giữ các chức vụ Thẩm Phán Hành Chánh, Tùy Viên Công Tố (Assistant Attorney General) tại Des Moines, Iowa; Trial Attorney cho INS từ 1988 đến 1993, Thẩm phán Hành Chánh tại Sacramento từ 1993-1995. Nhậm chức Thẩm Phán Toà Án Di Trú San Francisco từ 1995 đến nay. Hiện là Chủ Tịch Hội Luật Gia California nhiệm kỳ 2007-09. 

Phan Quang Tuệ

Nguồn: Viettribuneonline.com
http://www.viettribune.com/vt/index.php?id=3555

——————————

(*) Tại Việt Nam trước 1975, sau khi tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Sài gòn, ông Phan Quang Tuệ lần lượt phục vụ trong các chức vụ Chuyên viên Ngân Hàng Quốc gia, Sĩ Quan Quân Pháp, Công Cán Ủy Viên Văn Phòng Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện. Tại Hoa Kỳ, sau khi tốt nghiệp Drake University School of Law, trở lại ngành luật từ năm 1984. Lần lượt giữ các chức vụ Thẩm Phán Hành Chánh, Tùy Viên Công Tố (Assistant Attorney General) tại Des Moines, Iowa; Trial Attorney cho INS từ 1988 đến 1993, Thẩm phán Hành Chánh tại Sacramento từ 1993-1995. Nhậm chức Thẩm Phán Toà Án Di Trú San Francisco từ 1995 đến nay. Hiện là Chủ Tịch Hội Luật Gia California nhiệm kỳ 2007-09.

Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa LHQ xét hồ sơ Hà Nội dâng Hoàng Sa –

Trường Sa và Vịnh Bắc Việt cho Bắc Kinh từ ngày 10/8/2009 tới!

 

*Người Việt hải ngoải làm gì khi đơn của cố cựu TT Nguyễn Bá Cẩn không được lưu ý?

 

                                                                                                LS Nguyễn Thành, Florida

I. Nhận Định

 

1. Để có một nhận định chính xác về hai hồ sơ của Hà Nội nộp Uỷ Ban Phân Ranh Thểm Lục Địa vào hai ngày 6 và 7/5/2009 vừa qua, trước hết cần lưu ý tới các chi tiết sau đây:

 

     a. Ngày13/5/2009 là ngày chót nộp Đơn Thỉnh Nguyện mở rộng Thềm Lục Điạ tối đa 350 hải lý tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa, không phải ngày xác định Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý vốn là quyền đương nhiên của các nước ven biển.  

    Đến hạn kỳ chót 13/5/2009, có 50 hồ sơ nộp tại Ủy Ban này, trong đó có hai hồ sơ của Hà Nội, một nộp chung với Mã Lai ngày 6/5/2009 liên quan tới Trường Sa, và một đứng tên một mình ngày 7/5/2009 liên hệ đến Hoàng Sa và Vịnh Bắc Việt.

    Tính đến ngày 1/6/2009, Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa đã giải quyết được 8 hồ sơ [về các vấn đề đơn giản], 42 hồ sơ còn lại trong đó có hai hồ sơ của Hà Nội [và 1 hồ sơ nộp trễ của Cuba] sẽ được đưa ra Đại Hội Đồng trong kỳ họp từ 10/8 đến 11/9/2009 sắp tới. [1]

    Uỷ Ban không phân chia ranh giới biển giữa các nước mà khuyến khích 2 hay nhiều nước tự thoả thuận và tự phân chia với nhau. Đại Hội Đồng Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Điạ tại trụ sở LHQ ở New York sắp tới là kỳ họp thứ 24 của Đại Hội Đồng Ủy Ban.

    Điều đáng lưu ý là trước kỳ họp thứ 24 này của Uỷ Ban, 159 nước hội viên Luật Biển LHQ cũng đã họp lần thứ 19 cũng tại trụ sở LHQ ở New York từ 22 đến 26/6/2009 để thông qua chương trình kỳ họp sắp tới của Uỷ Ban.

    Kỳ họp sắp tới của Ủy Ban chắc không giải quyết hết 43 hồ sơ nói trên được, vì hồ sơ của Russia nộp từ ngày 20/10/2001 mà đến 1/6/2009 vừa qua, tức gần 9 năm sau, mới được giải quyết. Chúng ta còn thời gian để tìm cách “hoá giải” hai hồ sơ “bán nước” của Hà Nội.

 

    b. Luật Biển LHQ qui định các nước ven biển được hưởng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế [2] 200 hải lý để đánh cá, khai thác mỏ và dầu khí. Đây là chủ quyền tuyệt đối và đương nhiên,  không cần thiết phải đăng ký. Trường hợp xảy ra tranh chấp ở vùng này thì có thể nhờ Toà Án Quốc Tế Hamburg chuyên về luật biển hay Toà Án Quốc Tế La Hague phân xử hay đưa ra trước Hội Đồng Bảo An nếu có xâm lăng. [3]

    Hà Nội ký Luật Biển LHQ ngày 10/12/1982 và phê chuẩn ngày 25/7/1994, tức rất sớm tất phải biết rõ như trên. Khi Trung Cộng lấn chiếm Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý, bắn giết ngư dân VN hành nghề hợp pháp trong vùng này và xâm lăng Trường Sa, Hà Nội có trách nhiệm phải đưa vấn đề ra trước các cơ quan thẩm quyền để phân xử, trừ khi đã thoả thuận ngầm với Bắc Kinh.

    Trước khi phân tích hai hồ sơ ngày 6 và 7/5/2009 của Hà Nội để nhận ra ý đồ của Việt Cộng qua việc nộp hồ sơ này [ở phần II và III dưới đây], cần phải biết một số điều căn bản về Luật Biển LHQ, các chi tiết cần thiết về Hoàng Sa -Trường Sa và những gì Hà Nộì đã thoả thuận với Bắc Kinh qua hiệp ước Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 mà nay Hà Nội mưu toan “công khai hoá” hay “hợp pháp hoá” vào dịp đăng ký về Thềm Lục Địa mở rộng này

 

2. Luật Biển LHQ ra đời ngày 10/12/1982 ở Jamaica và có hiệu lực ngày 16/11/1994 sau khi hội đủ 60 nước phê chuẩn theo qui định. Luật Biển LHQ rất phức tạp, ngoài 320 điều khoản, 9 phụ bản, còn có những thoả thuận riêng; vấn đề nào Luật Biển LHQ không qui định thì giải quyết theo tập tục và qui tắc tổng quát của luật quốc tế. Đến nay đã có 158 nước phê chuẩn

 

  *Điều 8 qui định:

      a. Đường căn-bản [baseline] là lằn nước thuỷ triều xuống thấp nhất tại các nước ven biển

      b. Nội-hải [historic water] là vùng biển bên trong đường căn-bản

      c. Lãnh-hải [territorial sea] là vùng biển ngoài đường căn-bản, xưa là 3 hải lý và nay 12 hải lý

      d. Hải-phận [contiguous sea] là vùng biển 12 hải lý bên ngoài lãnh-hải

      e. Vùng đặc quyền kinh tế [exclusive economic zone] 200 hải lý, từ đường căn-bản ra khơi
      f. Thềm lục điạ [continental shelf] rộng 200 hải lý, tính từ đường căn-bản ra biển. Thềm lục địa

      có thể mở rộng đến 350 hải lý, gọi là Thềm Lục Địa mở rộng [extended continental shelf]. [4]

    Ngày 13/5/1999, LHQ qui định các nước ven biển có thời hạn 10 năm để đăng ký Thềm

Lục Địa mở rộng 350 hải lý, hồ sơ phải nộp tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Điạ kèm với bản đồ kỹ thuật chi tiết và hạn chót là ngày 13/5/2009.

 

3. Biển Đông [tức South China Sea] giáp phía Đông và Nam nước VN. Biển VN chiếm một phần quan trọng của Biển Đông. Theo tài liệu công bố của Hà Nội thì bờ biển VN dài 3,260 km, trải qua 13 vĩ độ, từ vĩ độ 21 N [North] đến vĩ độ 8 N.

    Vì bờ biển VN rất dài nên chỉ riêng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý VN đã có một diện tích gần gấp 2 diện tích 329,600 km2 đất liền. Nếu Thềm Lục Địa VN mở rộng ra 350 hải lý thì hải phận VN rộng gần 4 lần đất liền và bao gồm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa vì khi đó hai quần đảo này sẽ nằm gần trọn trên Thềm Lục Địa “mở rộng” 350 hải lý của VN.

 

    Nhóm đảo Hoàng Sa Trường Sa chỉ có một phần nhỏ nằm cách bờ biển VN 200 hải lý, còn hầu hết các đảo của hai nhóm này đều nằm rất xa ngoài khơi, có nơi cách bờ biển VN tới 400 hải lý. Hà Nội biết và biết rất rõ như thế nên khi không xin mở rộng Thềm Lục Địa VN ra 350 hải lý mà chỉ xác nhận hải phận VN có 200 hải lý là Hà Nội phải có ý đồ trong việc chọn lựa này hay Bắc Kinh đã buộc Hà Nội phải hành động hết sức thua thiệt cho VN như thế.

 

II. Âm mưu của Hà Nội qua hồ sơ 6/5/2009 liên quan tới Trường Sa.

 

1.  Như nói ở trên, 13/5/2009 là hạn kỳ chót nộp hồ sơ về Thềm Lục Địa mở rộng 350 hải lý theo qui định ngày 13/5/1999 của LHQ, không phải để xác định Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý vì Vùng 200 hải lý này là đương nhiên và không nhất thiết phải đăng ký.  

                     [Bản đồ trong hồ sơ 6/5/2009, đường ranh 200 hải lý  màu đỏ của VN [trái] và ML [phải] mới đụng Trường Sa]

 

    Để bảo vệ chủ quyền lãnh hải VN mà Hà Nội đã bỏ phí 10 năm, lẽ ra vào thời hạn chót này Hà Nội phải xin mở rộng Thềm Lục Điạ VN ra 350 hải lý vì VN có đủ điều kiện theo Luật Biển

LHQ để được hưởng như vậy. Thế nhưng Hà Nội không xin mở rộng Thềm Lục địa VN mà chỉ xác nhận 200 hải lý và bản đồ kèm theo hồ sơ thì gạt quần đảo Trường Sa ra ngoài ranh giới 200 hải lý của VN vì hầu hết các đảo của Trường Sa đều bên ngoài 200 hải lý này.

2. Trung Cộng ký Luật Biển LHQ ngày 10/12/1982 và phê chuẩn ngày 7/6/1996 nhưng chưa bao giờ tôn trọng Luật Biển LHQ. Trung Cộng tự ban hành Luật Biển 1992 riêng, sau đó công bố bản đồ lưỡi bò hay chữ U chiếm 80% Biển Đông bất chấp các qui định của Luật Biển LHQ.                                               

    Bản đồ chữ U lấn sát bờ biển VN, có nơi [ở Quảng Ngãi] tới 40 hải lý và chạy dài xuống tận đảo Natuma, Nam Dương, tức cách xa lục địa Trung-quốc trên 1000 hải lý, trong khi đó Luật Biển LHQ qui định Thềm Lục Địa mở rộng không được vượt qúa 350 hải lý.

[Bản đồ chữ U của Trung Cộng chiếm trọn Hoàng Sa – Trường Sa và phần lớn Vịnh Bắc Việt]

                

    Đến ngày chót 13/5/2009, Trung Cộng vẫn không nộp hồ sơ xác định chủ quyền Vùng Đặc Quyền Kinh Tế hay Thềm Lục Địa “mở rộng” của Trung Cộng ở phía Nam Biển Đông tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa là Ủy Ban có thẩm quyền tiếp nhận và cứu xét hồ sơ. [5]

    Trung Cộng chỉ cho đại diện tại LHQ gửi công hàm ngày 8/5/2009 cho Tổng Thư Ký LHQ để yêu cầu Ủy Ban không cứu xét hồ sơ của VN và Mã Lai. Kèm với công hàm là bản đồ lưỡi bò mà Trung Cộng biết rằng Uỷ Ban và Đại Hội Đồng Phân Ranh Thềm Lục Địa sẽ không thể nào chấp thuận được vì nó không theo một qui tắc nào của Luật Biển LHQ cả.

 

3. Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa không có quyền phân định ranh giới. Nguyên tắc của Uỷ Ban là khuyến khích các nước liên hệ tự giải quyết việc phân ranh với nhau. Nếu có tranh chấp giữa 2 hay nhiều nước thì Uỷ Ban có thể không chấp thuận hồ sơ của cả 2 hay nhiều nước. Đây chính là trường hợp hồ sơ 6/5/2009 của VN-Mã Lai bị Trung Cộng phản đối.

 

    Điều lắt léo và cần lưu ý ở đây là đường ranh giới 200 hải lý của Mã Lai mới thực sự đụng chạm tới quần đảo Trường Sa. Nên Trung Cộng phản đối hồ sơ 6/5/2009 là nhắm vào Mã Lai hơn là VN vì đường ranh 200 hải lý VN không ảnh hưởng bao nhiêu đến Trường Sa vì hầu hết nhóm Trường Sa đều nằm ngoài đường ranh 200 hải lý VN, tức phía Mã Lai. Trung Cộng phản đối ồn ào để che đậy âm mưu “công khai hoá” và “hợp pháp hoá” hiệp ước 25/12/2000

trong đó Hà Nội đã lén lút dâng cho Bắc Kinh 20 ngàn km2 vùng Vịnh Bắc Việt và Hoàng Sa.

 

    Nới Khác đi, hồ sơ 6/5/2009 chỉ là “diện” và hồ sơ 7/5/2009 liên quan tới Vịnh Bắc Việt và quần đảo Hoàng Sa mới là “điểm” vì nhằm công khai hoá và “hợp pháp hóa” những gì đã dấu nhẹm bao năm qua trong hiệp ước về Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 và vì thế nên đường vẽ 200 hải lý trong hồ sơ ngày 7/5/2009 mới dừng lại khi gặp quần đảo Hoàng Sa.

 

4. Tuy nhiên, vấn đề chưa hẳn sẽ kết thúc ở đây. Các nước liên hệ vẫn còn quyền đưa vấn đề tranh chấp ra trước Toà Án Quốc Tế Hamburg hay Toà Án Quốc Tế La Hague.

   Đưa ra Toà Án Quốc Tế La Hague 1945 thì cũng như không hay chẳng giải quyết được gì vì theo quy chế của Toà này thì hai bên tranh tụng có quyền “không thi hành” phán quyết của Toà cho dù chính họ nhờ Toà phân xử. Trái lại, phán quyết của Toà Án Quốc Tế chuyên về Luật Biển ở Hamburg thì có gía trị chung quyết và các bên tranh tụng phải chấp hành.

 

    Như thế, vấn đề ở đây là liệu Hà Nội có dám tiến tới hay không? Điều này rất khó xảy ra vì ai cũng biết đảng CSVN hiện nay hoàn toàn lệ thuộc đảng CSTH. Bắc Kinh bảo sao thì Hà Nội cúi đầu làm vậy. Với Mã Lai thì Bắc Kinh không dễ gì bắt nạt nên nếu vấn đề ra trước Toà Án Quốc Tế thì VN sẽ có cơ hội để chứng minh trước công luận quốc tế Trường Sa Hoàng Sa là của VN về mọi phương diện. Nhưng Trung Cộng vẫn có thể xin tách vấn đề với Mã Lai ra, còn lại vấn đề với VN thì hồ sơ chấp thuận hay không Trung Cộng vẫn chiếm trọn Trường Sa.

 

III. Âm mưu của Hà Nội qua hồ sơ nộp LHQ ngày 7/5/2009 [6]

 

1. Ngày 7/5/2009, Hà Nội đệ trình Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa hồ sơ liên quan đến phía Bắc Biển Đông, tức liên quan đến Vịnh Bắc Việt và quần đảo Hoàng Sa. Tuy lời mở đầu hồ sơ

 

  này có nói Hoàng Sa và Trường Sa là của VN và cũng nói tới việc mở rộng Thềm Lục Điạ VN ra ngoài đường ranh 200 hải lý của VN. Nhưng đến phần chính văn bản – phần xác định chủ quyền VN đối với Hoàng Sa hiện do Trung Cộng chiếm giữ bằng võ lực, tức vi phạm cả Luật Biển LHQ lẫn Hiến Chương LHQ – thì Hà Nội lờ đi không nói tới Hoàng Sa nữa, và bản đồ kèm hồ sơ thì vẽ đường ranh 200 hải lý dừng lại khi gặp Hoàng Sa để gạt Hoàng Sa ra ngoài. 

– Về đường ranh giới 200 hải lý. Đường ranh 200 hải lý của VN màu đỏ [trong bản đồ trên]  đi từ vĩ độ 10 N lên phía Bắc, khi gặp quần đảo Hoàng Sa ở vĩ độ 15 N thì dừng lại.

 

   Đường vẽ trong bản đồ trên không đúng. Hà Nội cố ý vẽ đường ranh 200 hải lý này nhô lên quá vĩ độ 16 N, trong lúc hồ sơ của Hà Nội thì ghi đường ranh 200 hải lý này dừng lại ở vĩ độ 15 N 067, tức chỉ nhô khỏi vĩ độ 15 N một chút, chứ không thể tới vĩ độ 16 N được. Đường ranh 200 hải lý này dừng lại khi gặp Hoàng Sa, tức cố ý gạt Hoàng Sa ra ngoài hải phận 200 hải lý của VN để dành cho Trung Cộng.

 

 -Về vùng biển ngoài 200 hải lý. Vùng Hà Nội xin mở rộng ngoài 200 hải lý mang hình tam giác ngược, đỉnh rất nhọn ở phía dưới và nằm ở vĩ độ 10 N 798, cạnh đáy hơi nghiêng nằm ngang phía trên, 1 cạnh phía  Đông và 1 cạnh phía Tây. Đỉnh phía Đông ở vĩ độ 15 N 067 và đỉnh phía Tây ở vĩ độ khoảng 15 N 200.

 

   Điều đáng lưu ý ở đây là đỉnh của hình tam giác ngược ở dưới rất xa quần đảo Trường Sa như cố ý tránh đụng tới nhóm đảo Trường Sa. Cạnh đáy nằm chếch ngang ở phía trên cũng chỉ chớm đụng nhóm đảo Hoàng Sa là dừng lại ở vĩ độ 15 N, trong khi quần đảo Hoàng sa nằm gọn từ vĩ độ 15 N đến 17 N, tức Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài tam giác mở rộng.

 

   Nói khác đi vùng biển hình tam giác ngược Hà Nội xin mở rộng ngoài 200 hải lý chỉ là một vùng nước biển, dưới cố tránh Trường Sa, trên cố né Hoàng Sa. Tức vùng mở rộng hình tam giác ngược của Hà Nội không đụng chạm gì tới quần đảo Trường Sa lẫn Hoàng Sa hay nếu có đụng chạm thì cũng chỉ là một vài đụn hay đá không có giá trị gì.

   

    Tóm lại, tuy lời mở đầu hồ sơ 7/5/2009 có nói Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền của VN nhưng phần chính hồ sơ thì lờ đi và đường ranh giới 200 hải lý thì gạt Hoàng Sa ra ngoài 200 hải lý như mặc nhiên xác định hay công bố Hoàng Sa và Vịnh Bắc Việt đã được giải quyết qua hiệp ước với Bắc Kinh về phân định lại Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000.

 

                               ” o:title=”Ban do theo hiep uoc 25-12-2000″>

 

   [Bản đồ trong hồ sơ Mật của Hà Nội về Hiệp-ước phân định lại Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 với

   khoảng cách quá vượt trội dành cho đảo Hải Nam/TH đã làm VN mất 20 ngàn km2 Vịnh Bắc Việt!

   Lê Công Phụng, Trưởng đoàn đàm phán VN lúc đó, hiện là Đại Sứ Việt Cộng tại Washington DC]

  

2.  Hà Nội lén lút ký kết với Bắc Kinh hiệp ước phân định lại Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000,  Quốc Hội Việt Cộng thông qua sau đó và đến nay vẫn dấu kín chi tiết nhưng dư luận cho rằng Việt Cộng đã để mất vào tay Trung Cộng ít nhất 11ngàn km2 Vịnh Bắc Việt.

 

   Khi bản đồ kèm trong một hồ sơ mật của Hà Nội bị phát hiện thì mọi người mới hay Việt Cộng đã hiến cho Trung Cộng tới 20 ngàn km2 Vịnh Bắc Việt, chứ không phải 11 ngàn km2!

 

    Đành rằng Vịnh Bắc Việt nhỏ hẹp chứ không rộng lớn như những vùng biển chạy ra đại dương nên không có Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý hay Thềm Lục Điạ “mở rộng” 350 hải lý. Nhưng nhìn vào bản đồ phân chia lại Vịnh Bắc Việt trong hồ sơ mật của Hà Nội thì ai cũng thấy rõ sự bất bình đẳng của hiệp ước ngày 25/12/2000, VN thua thiệt thật quá đáng.

 

    Trừ điểm mốc số 1 ở vĩ đô 21 N, tức cửa sông Bắc Luân hay ranh giới Móng Cái/Quảng Đông, các điểm mốc từ số 2 đến 21 đều lấn sâu vào bờ biển VN; như điểm 17 cách bờ biển VN 44 hải lý và cách Hải Nam TH tới 73 hải lý, tức không chia đôi theo đường trung tuyến như qui định của Luật Biển LHQ mà  phía TH vượt trội VN tới 29 hải lý. Thực tế, Hà Nội đã để cho Bắc Kinh lấy bằng hết vùng thủy tra thạch cửa sông Hồng VN, nơi có tiềm năng dầu khí.

 

3. Trước dư luận ầm ĩ từ trong nước đến hải ngoại lên án Đảng CSVN nhượng đất dâng biển cho ngoại bang, ngày 28/1/2002 Hà Nội lên tiếng thanh minh thì càng lộ ra rõ ràng hơn, chẳng những Đảng CSVN đã dâng phần lớn Vịnh Bắc Việt và quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng mà còn dối gạt và thậm chí lừa bịp dân chúng cả về Luật Biển LHQ 1982. [7]

 

.   Thật ra thì cả Việt Cộng lẫn Trung Cộng đều không có một lý do gì để phân định lại lãnh hải trong Vịnh Bắc Việt. Hiệp ước Constans ký kết tại Bắc Kinh ngày 16/6/1887 giữa đại diện Pháp [đô hộ VN lúc đó] là Constans và Hoàng thân K’ing đại diện Thanh triều [đô hộ TH] vẫn còn nguyên hiệu lực và phù hợp với Luật Biển LHQ mà Hà Nội và Bắc Kinh đều đã ký kết.

 

    Chính Hà Nội trong nhiều thập niên qua cũng quan niệm như vậy. Cụ thể, ngày 12/11/1982 Hà Nội đã công khai xác nhận lãnh hải VN vùng Vịnh Bắc Việt phải theo hiệp ước Constans

                          ” o:title=”Ban do hiep uoc Constans 1887″>

 

[Bản đồ hiệp-ước Constans 1887, đường trung tuyến [median line] thẳng đứng, từ cửa sông Bắc Luân -tức ranh giới Móng Cái/Quảng Đông- đến giữa đường nối liền đảo Cồn Cỏ [Quảng Trị] và Mũi Oanh Ca [Hải Nam] đúng với đ.15 Luật Biển LHQ nhưng Hà Nội bỏ đi để chia lại làm mất của VN 20 ngàn km2]

 

 16/6/1887, tức 63% diện tích vùng Vịnh Bắc Việt thuộc về VN. Nhưng Trung Cộng không chịu và buộc Việt Cộng phải phân định lại hải phận vùng này. Đảng CSVN đã cúi đầu khuất phục và lén lút đi từ nhượng bộ này sang nhượng bộ khác trong suốt nhiều năm.

    Hậu qủa của hiệp ước về Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000 là VN đi từ 63% diện tích cũ theo hiệp ước Constans xuống còn 53%. Nhưng thực tế còn bi đát hơn nữa: Trung Hoa chiếm tới 55% và VN 45% là tối đa, tức đảng CSVN đã làm mất khoảng 20 ngàn km2 vùng Vịnh Bắc Việt và quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Cộng qua việc phân định lại Vịnh Bắc Việt.

 

   Tóm lại, hồ sơ ngày 7/5/2009 liên quan đến phía Bắc Biển Đông với đường ranh 200 hải lý của VN chỉ tới vĩ độ 15 N và gặp Hoàng Sa thì dừng lại để mưu toan nhân dịp này “công khai hóa” và ““hợp pháp hoá” việc đảng CSVN đã lén lút ký kết hiệp ước 25/12/2000 về Vịnh Bắc Việt. Cả hai hồ sơ đều tránh đụng Trường Sa và Hoàng Sa và vùng tam giác xin mở rộng ngoài 200 hải lý chỉ là một vùng nước biển, đảng CSVN một lần nữa lại dối gạt mọi người.

 

IV. Lời Kết

 

1. Lịch sử phải chăng lập lại để CSVN đi từ “cắt nước” đến “cướp nước” và nay “dâng nước?”

    55 năm xưa, đảng CSVN toa rập với LHQ để cắt đôi nước VN tại Geneva ngày 20/7/1954!

    36 năm xưa, cũng đảng CSVN lợi dụng LHQ để “cướp nước” tại Paris ngày 27/1/1973!  

    Ngày 10/8/2009, lại đảng CSVN, nhưng tinh vi và thâm độc hơn, trắng trợn mưu toan dâng Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh Bắc Việt cho đảng CSTH ngay tại trụ sở LHQ qua hai hồ sơ ngày 6 và 7/5/2009!

 

2. Trong khi ấy, trong nước thì bị bịt miệng, đàn áp, bỏ tù bất cứ ai phản đối đảng CSVN để quân bành trướng lấn chiếm từ “nền nhà” [Thềm Lục Địa] đến “mái nhà” [Tây-nguyên] thì hải ngoại mạnh ai nấy làm. Đã thế, lại thường xảy ra cảnh làm cho có làm, ồn ào lấy tiếng, chẳng đi tới đâu; nhưng nếu ai làm khác là ném đá dấu tay, tung tin xuyên tạc, chụp nón cối,… vì  tôi là nhất dù tôi làm thì cẩu thả, tắc trách và cũng chẳng biết gì về qui luật quốc tế ngày nay!

 

3. Ngoài ra, từ LHQ ra đời từ 1945 đến Luật Biển LHQ 1982 hiện nay vẫn chỉ là sân chơi dành cho các nước hội viên của hai tổ chức này và đặc quyền “veto” dành cho “ngũ cường” hết sức phản dân chủ và đầy rẫy kẽ hở. Do đó, không gì mâu thuẫn [với Hiến Chương LHQ] và khôi hài [với Công Pháp Quốc Tế] hơn là “hoạt cảnh” quân cướp nước [Việt Cộng/Trung Cộng] từng vi phạm Hiến Chương LHQ về hoà bình hay vi phạm các hiệp ước do chính LHQ chủ trì [hiệp định Geneva 1954 và Paris 1973, Luật Biển 1982] lại ngồi xét xử việc thiên hạ! [8]

 

4. Tuy thế, chưa hẳn chúng ta đã bị bó tay hoàn toàn. Không phải là nước hội viên LHQ hay Luật Biển để được “nhận đơn” hay “tranh biện” trước LHQ hay Ủy Ban để bảo vệ Đất Mẹ thì chúng ta lên tiếng công khai [biểu tình, tuyệt thực, kiến nghị] trước trụ sở LHQ vào ngày khai mạc 10/8/2009 [và kế tiếp] để nói với LHQ và Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa rằng: “Qúy Vị hành xử nhân danh Hiến Chương và Luật Pháp nhưng thực ra Quí Vị đang chà đạp lên Hiến Chương và Luật Pháp và đồng loã với bọn tội phạm,…” để cả thế giới biết “VN đang bị xử ép, bọn cướp CSVN đang toa rập với bọn cướp CSTH để công khai cướp biển cướp đất VN, …”

 

5. 55 năm xưa, chí sĩ Võ Thành Minh một mình đạp xe đến tận hồ Leman, Thuỵ Sĩ, dựng lều thổi tiêu để phản đối đảng CSVN toa rập chia đôi đất nước. Nay chẳng lẽ hàng triệu con Mẹ VN hiện diện khắp 5 Châu lại làm ngơ để đảng CSVN công khai bán nước được sao?

    Chân thành và thiết tha kính mong Quý Vị hằng quan tâm tới quê hương đất nước, đặc biệt là Cộng Đồng Người Việt New York và Vùng lân cận hãy giáng cho bọn bán nước và bọn cướp nước một đòn đích đáng ngay tại toà nhà LHQ vào ngày 10/8/2009 sắp tới.

    Im lặng làm lơ là chúng sẽ thừa thắng xông lên nữa! Đồng bào Quốc Nội và Người Việt Tị Nạn CS khắp 5 Châu đang trông đợi để sẵn sàng tiếp tay Quý Vị!

 

 

Ls Nguyễn Thành

Justice & Peace Group for Hoang Sa & Truong Sa of Vietnam

Florida – 10/7/2009 – Viết nhân ngày 20/7, 55 năm Việt Cộng “cắt đôi” Đất Mẹ!

 

 

Tài liệu tham khảo chính:

-United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982

-Joint Submission by Malaysia & Vietnam – in the Southern part of the South China Sea

Viet Nam – in North Area

-Vũ Hữu San, Địa Lý Biển Đông với HS-TS, 2007; Vịnh Bắc Việt: Địa Lý & Chủ Quyền Hải Phận, 2004

-Trần Bình Nam. Quanh vấn đề VN đăng ký “Thềm Lục Địa Ngoại Biên”, Việt Báo Online, 26/5/2009

-Nguyễn Thành, Đưa Việt Cộng ra trước LHQ, Toà Án các Quốc Gia và Toà Án Hình Sự Quốc Tế 2002, tạp chí Tiếng Vang, Sacramento, Hoa Kỳ, số tháng 5 và tháng 6/2002.

 

Chú thích:

[1] 8 hồ sơ là của Russia; Brazil; Australia; Ireland; New Zealand; hồ sơ chung của France, Ireland, Spain, United Kingdo; NorwayMexico. Không thấy đơn của cố cựu TT NBC trong số 50 hồ sơ này.

[2] Nguyên văn điều 76 Luật Biển LHQ: “An Exclusive Economic Zone extends for 200 nautical miles [370km] beyond the baselines of the territorial sea, thus it includes the territorial sea and its contiguous zone. A coastal nation has control of all economic resources within its EEZ, including fishing, mining, oil exploration, and any pollution of those resources.”

[3] Toà Án Quốc Tế chuyên về Luật Biển [International Tribunal for the Law of the Sea = ITLOS] do Luật

Biển LHQ 1982 thiết lập, hoạt động từ năm 1996, trụ sở ở Hamburg, Đức, có quyền xét xử tranh chấp giữa các hội viên của Luật Biển LHQ và độc lập với LHQ hơn là Toà Án Quốc Tế La Hague.

    Toà Án Quốc Tế [International Court of Justice=ICJ] La Hague, Hoà Lan thiết lập năm 1945 bởi LHQ. Đến nay, đã 54 năm nhưng Toà này chỉ xét xử 144 vụ vì quá lệ thuộc vào LHQ và nhất là “bất lực.”

[4] Nguyên văn điều 77 Luật Biển: “The continental shelf of a coast al nation extends out to the outer edge of the continental margin but at least 200 nautical miles from the baselines of the territorial sea margin does not stretch that far. The outer limit of a country’s continental shelf shall not stretch beyond 350 nautical miles of the baseline, or beyond 100 miles nautical miles from the 2,500 meter isobath.

[5] LS Nguyễn Hữu Thống [trong bài “Đại Hán tên đường suy thoái” trên Việtvùngvịnh ngày 26/5/2009] đã viết: “Sau những tính toán và do dự, vào ngày chót, Trung Cộng đã đệ đơn thỉnh nguyện tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa LHQ.”

    Thật ra, đến ngày chót 13/5/2009 Trung Cộng vẫn không đệ đơn thỉnh nguyện tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa mà chỉ cho đại diện tại LHQ gửi công hàm 8/5/2009 đến Tổng thư ký LHQ để ông này

hối thúc Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa không cứu xét hồ sơ của VN và Mã Lai mà thôi.

    Ngày 11/5/2009 Trung Cộng chỉ thông báo [Information] cho Uỷ Ban về vấn đề Thềm Lục Địa ngoài 200 hải lý của Trung Cộng nhưng ở phiá Đông Biển Đông [East China Sea] và liên quan tới Nhật ở đảo Okinawa chứ không phải Đơn Thỉnh Nguyện [Submission] nộp tại Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa ở phía Nam Biển Đông [South China Sea] và liên quan tới VN – Mã Lai; hai vụ khác hẳn nhau.

[6] Việt Cộng gọi hiệp ước ngày 25/12/2000 là “Hiệp định phân định vịnh Bắc-Bộ” nhưng học gỉa Vũ Hữu San gọi là Vịnh Bắc Việt vì nó không chỉ bao quanh Bắc-Bộ mà bờ biển chạy từ vĩ độ 21 N xuống tận vĩ độ 17 N, tức từ ranh giới Móng Cái/Quảng Đông xuống tới tận Quảng Trị, tức Trung-phần VN.

[7] Lê Công Phụng [Thứ-trưởng Ngoại-giao, Trưởng đoàn đàm phán, kiến trúc sư hiệp ước Vịnh Bắc Việt 25/12/2000, hiện là Đại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ] ngày 28/1/2002 lên tiếng thanh minh càng lòi ra âm mưu bán nước của đảng CSVN và sự dối gạt về cả Luật Biển LHQ của chính Lê Công Phụng.

    Theo Phụng thì TBT Đỗ Mười và TBT Lê Khả Phiêu từ 1993 và 1997 đã sang tận Bắc Kinh “thỏa thuận các nguyên tắc căn bản về biên giới và lãnh hải” với Giang Trạch Dân, Tổng Bí Thư đảng CSTH.

    Phụng còn khoe khoang trong lúc đàm phán đã “căn cứ vào các qui định của Luật Biển LHQ và các nguyên tắc quốc tế và tập quán!” Sự thực trái ngược hẳn lời Phụng và dưới đây là vài dẫn chứng.

   -Phụng đã không đòi áp dụng quy chế đảo cho đảo Bạch Long Vĩ của VN mà còn quá ưu đãi đảo Hải Nam,Trung Quốc. Đường phân chia cách Bạch Long Vĩ 15 hải lý trong lúc cách đảo Hải Nam 55 hải lý,

   -Điều 15 Luật Biển LHQ qui định nếu hai nước không thoả thuận được với nhau thì phân chia hải phận theo đường trung tuyến [median line]; đường này phải chạy giửa và cùng khoảng cách với hai đường bờ biển [baseline] hay hai đảo của hai nước. Phụng đã chấp thuận tất cả các khoảng cách không đều nhau, khoảng cách lại tính từ đảo Hải Nam đến bờ biển VN, thay vì tới đảo Bạch Long Vĩ.

    Toà Án Quốc Tế trong Án Lệ Lybia vs Malta 1985, đã phán quyết hải đảo dù lớn đến đâu cũng không bình đẳng với lục địa được và không cho đảo Malta có hải phận bằng nước Lybia. Phụng đảo ngược Án Lệ này khi coi đảo Hải Nam hơn hẳn lục địa VN

   -Luật Biển LHQ và Án Lệ đưa ra một số tiêu chuẩn nhằm ưu tiên cho các nước ven biển, như:

    -Địa hình đáy biển chạy dài thoai thoải ra khơi [như trường hợp VN]

    -Dân chúng sống tại duyên hải đông hơn [vùng Vịnh BV gần 30 triệu người, HN không quá 6 triệu]

    -Bờ biển dài hơn hay nhiều đảo hơn [chiều dài bờ biển Vịnh BV dài hơn đảo HN; VN có 1,300 đảo]

Phụng không đòi áp dụng các tiêu chuẩn trên cho VN khi đàm phán mà còn ưu đãi đảo Hải Nam quá đáng nên chỉ riêng đảo này thôi đã làm VN thiệt mất 11 km2 vùng Vịnh Bắc Việt.

[8] Tháng 10/2009 sắp tới, Việt Cộng lại ngồi ghế Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An. Tuy chỉ là Chủ Tịch luân phiên và cũng chẳng có quyền hành gì nhưng Hà Nội sẽ lại có dịp để khoe khoang và gạt dân chúng.

————————————————————————-