Tác giả và Tác Phẩm

GIỌT BUỒN (Chinh Nguyên)

GIỌT  BUỒN

      Sau khi tới Hà Nội ngày 15 tháng 11năm 2006 và trọ tại Hotel Khải Hoàn phố Cửa Đông, buổi chiều cùng ngày tôi gọi điện thoại thăm Bác Hải, người đồng chí với cha tôi trong VNQĐD chống Việt Minh, và Thực Dân Pháp vào những năm 1940-1950.
Bác rất ngạc nhiên khi nghe giọng nói của tôi Bắc, Nam không rõ ràng của miền nào.
–     Chào ông, Tôi Hải đây! Xin lỗi ai đấy giọng nói củ anh tôi chưa nghe bao giờ ?
Tôi yên lặng vài giây, xúc động khi nghe được tiếng bác Hải, và sực nhớ tới những ngày còn bé tôi luôn được cha sai canh cổng mỗi lần bác tới nhà, để bác và cha tôi họp trong buồng ngủ của cha mẹ tôi. Sau khi họp bác và cha tôi ra phòng khách ăn cơm và nói những chuyện không đầu đuôi hầu chờ đêm xuống lẻn bác ra cổng lẫn vào bóng tối thoát đi về hướngnào tôi không hay.
      Tôi chưa nhìn thấy bác nhưng qua giọng nói, tôi biết bác đã như con ngựa già đứng bên máng cỏ trong sự chán nản bức chế của chế độ Cộng Sản, mà bác đã sống một đời như tù lỏng.
      Bác đang chờ thời gian ra đi vĩnh viễn bỏ lại chuỗi ngày tuổi trẻ đầy nhiệt huyết năm xưa. Cái tuổi mà cha tôi và bác thời 25, 30 tuổi với nhiều mộng ước đầy ắp trong lòng như mọi người dân Việt yêu nước mong cho quê hương được an bình thịng vượng, và trở thành con rồng kinh tế muốn vượt mây bay vào trời Đông, nhưng thế thời đổi thay và lòng người oan nghiệt, cha tôi đã ra đi nơi xứ lạ để lại lời trối trăn cuối cùng vẫn là quê hương nghìn trùng muốn quay đầu lại.
      Bác Hải còn đó với những năm dài sống dưới chế độ khủng bố hà khắc nhà tù cả nước nhưng vẫn giữ lòng như tre trúc, một mai bác cũng héo tàn với ước mong tiêc nuối đã vượt khỏi tầm tay.
      Tôi chắc rồi cũng vậy…! Lại bước theo chân cha, và bác Hải, nửa đời son trẻ mang ước vọng tay súng chinh nhân, góp sức an bình đất nước, nhưng nửa đời còn lại mang thân tầm gởi sống nhờ xứ ngoại với nghiệp chướng oan khiên…!   
      Đời tôi cũng sẽ tàn phai theo ngày tháng, cái trí dũng cũng bạc nhược theo đôi chân mỏi lưng còng.
      Cha tôi, và tôi sẽ chẳng còn gì để níu kéo, họa chăng chỉ còn nỗi niềm nhớ kỷ niệm xưa vàng son một thời, nhưng trí không thành đành buông suôi ra đi, nhưng bác Hải đã phải sống dưới chế độ Cộng Sản cả đời như con hổ trong cũi của Thế Lữ, nhìn cuộc sống của những người chung quanh, cũng như chính bác bị kềm kẹp dưới chế độ tàn ác độc tài mà nhắm mắt không nguôi cơn hận thù.
Tiếng bác bên kia đầu giây có vẻ vội vàng:
–     Vâng, tôi Hải đây. Có nghe được không?
–     Dạ, cháu nghe được. Chào bác Hải.
      Bác Hải ngạc nhiên, khi nghe tiếng người lạ gọi tên ông trong những ngày tuổi trẻ hoạt động.
–     Ai đấy? Sao tiếng nói lạ quá…! Sao biết tên củ của tôi vậy ? Cháu nào vậy ?
      Tôi nhỏ nhẹ nói chậm để bác nghe rõ, vì tôi nghĩ bác đã lãng tai như cha tôi khi còn sinh thời:
–     Dạ cháu là con ông Ký Tình. Cháu tên Trống
      Vừa nghe tới hai chữ Ký Tình, bác dường như mừng với những câu hỏi liên tục :
–     Thằng Trống… lạy trời ? Cháu ở đâu vậy? cha cháu ra sao ? khoẻ không ? Sao cháu biết số phone của bác ? Chắc cháu lớn lắm rồi nhỉ ? Ta đang ngồi chờ cha của cháu về…!
      Tôi bùi ngùi xúc động nghe bác nói chờ cha tôi về. Tôi nghẹn ngào rơi nước mắt trả lời bác Hải:
–     Cha cháu mất ba năm nay rồi..!
      Bên đầu giây bác Hải bỗng yên lặng và dường như máy điện thoại bị rơi xuống sàn nhà vì có tiếng động mạnh. Tôi nghe tiếng thở dài của bác, và sau đó là tiếng nói trĩu buồn buông suôi…! 
–     Chết trong Nam à ? Vậy mà ta cứ ngồi chờ mãi..! Ta chờ bố của cháu về..!
–     Không, cha con mất tại Mỹ.
–     Ồ…! Bố con cháu bỏ làng đi ngày đó, ai ngờ đi xa quá nhỉ…! Xa quê hương, làng nước chắc buồn lắm cháu nghỉ…! Mấy chục năm rồi…!
–     Dạ, bố cháu nhắc bác hoài…!
–     Mẹ cháu còn không?
–     Dạ, mẹ cháu hiện nay đang sống tại BMT, với các em của cháu.
–     Không sống ở Mỹ à?
–     Dạ, mẹ cháu sống ở Mỹ hơn hai mươi năm, sau khi cha cháu mất mẹ cháu đòi về Việt Nam.
–     Ồ…! Quê hương mình vẫn hơn…! Quê người lạc lõng mẹ cháu về là phải. Thế cha cháu nằm bên đó thì sao?
–     Cháu đang nghĩ tới mang xác cha cháu về quê như lời trối lại của cha cháu…!
–     Cháu làm được như vậy thì cũng tốt đó. Ta sẽ đi nay mai chẳng biết chừng…! Ta hết kẻ để chờ rồi…! Bạn bè đồng chí không còn ai…!
Tôi nghe tiếng thở dài bên kia đầu giây, sau sự im lặng vài phút bác tiếp:
–     Bác với bố cháu thương nhau lắm. Thời hoạt động kháng chiến bố cháu làm thư ký nên bố cháu có cái tên là Ký Tình, nhưng bố cháu tên thật không phải là Tình đâu.
–     Dạ, cháu có nghe bố cháu kể lại.
–     Bố cháu nhắc tới ta cho cháu nghe là phải, ta cũng nhắc tới bố cháu luôn, đồng chí liên tâm mà…! Ta chỉ mong thấy bố cháu một lần, ai ngờ bố cháu đi trước ta rồi. Chắc chết chúng ta sẽ gặp nhau…!
–     Dạ.
–     Thôi nhé…! Nói điện thoại bác phải nói lớn mệt lắm, cháu tới nhà bác, rồi bác cháu mình nói chuyện nhé.
–     Dạ.
–     Cháu có biết địa chỉ không ?
–     Đạ cháu có địa chỉ của bác  
–     Ai cho cháu vậy?
–     Anh Lương.
–     Lại thằng Lương, con thằng Nhẫn…! Bốn anh em chúng nó là Cộng Sản, có quân hàm lớn đó cháu biết không ?
–     Dạ, mẹ cháu nói.
–     Ừ… Thôi, ta già rồi, nhìn thấy chúng nó lớn lên từ nhỏ, nên không đành từ chúng nó, hơn nữa chúng là con cháu cả, cũng như cháu vậy đó.
     Chúng không làm gì bác, vì bác gìa rồi, nhưng cháu thì phải coi chưng đó nghe. Nếu cháu theo chân cha cháu mà chúng biết được thì nguy.
Tôi nghĩ tới mấy người anh họ, mấy mươi năm mới gặp qua lời giới thiệu của mẹ khi vừa gặp họ ở BMT, vì khi tôi bỏ làng họ chưa sinh ra. Anh em gặp nhau, kể cho nhau nghe vài chuyện bâng quơ thiên hạ sự xã giao không dính líu gì tới chính trị. Tôi tiếp họ bằng những ly trà đàm đạo thân mật chuyện gia đình trong Nam, ngoài Bắc và nước Mỹ. Sau khi họ về nhà mẹ vẫy tôi lại gần, bà ôm đầu tôi và ghé tai thi thầm :
–     Con phải cẩn thận nghe. Tụi nó quỉ lắm đó, chớ có tin cái thứ Cộng Sản bất nhân ! Cha con còn bị thằng quỉ Nhẫn muốn giết thì con tụi nó nể nang gì con…! Tụi nó là con của thằng Nhẫn đấy…!
      Tôi không muốn bác Hải phải lo lắng nên gỉa bộ cười qua ống nghe và nói: 
–     Bốn người anh Khuông, Lương, Kho, Nhạn là anh em họ phía bên mẹ của cháu, chắc không có chuyện gì đâu. Giọt máu đào hơn ao nước lã mà bác..
–     Đúng, tụi nó là anh họ của cháu đó, tuy nhỏ tuổi hơn cháu, nhưng chớ tin nghe cháu, Khác nhau chính kiến khó nói chuyện lắm, nhất là những thằng Cộng Sản không gia đình tổ quốc như bốn anh em nó. Cha chúng nó đòi xử tử cha cháu ngày đó, nên cha cháu mới đành bỏ làng, cháu biết không ? Thôi bác gác máy, cháu tới bác nói cho nghe, nói qua điện thoại ở Hà nội này không tiện đâu. Chúng nghe lén tất cả…! À quên thằng Khuông có biết cháu về VN và đang ở Hà nội không?
–     Cháu vừa gợi điện thoại cho anh Khuông.
–     Cháu bảo nó chở tới ta nhé, nhớ đó.
      Tôi gấp lại cell phone trong khi lòng trùng xuống với những kỷ niệm như một phiến buồn đè nặng trên lưng mà tôi không thể hất ra để đứng dậy..!
      Lời nhắn nhủ của mẹ, câu dặn dò của bác Hải cho tôi để làm kinh nghiệm sống đối với những người con của bác Nhẫn cuốn xoáy trong trí, và hầu như đã bắt buộc tôi phải có sự lựa trọn :Tình thân anh em hay thù hận nối dòng giữa hai chính kiến Quốc Cộng…!
      Tôi sực nhớ câu ông nội dặn khi tôi vừa tám tuổi : “Cháu phải nhớ, chớ coi con cháu thằng Nhẫn là anh em, dù ông đã mất đi…!”
      Tôi thở dài tự nói thầm : Ông à, chắc con không thể giữ lời hứa với ông ngày đó rồi…! Mỗi thế hệ mỗi đổi thay… Con không thể mất đi tình người, anh em như thủ túc mà…! Cha con cũng nói rằng : Chú, Bác của con có thể giét cha, nhưng cha không thể làm những gì chúng có thể làm, vì cha còn tình người…!
      Tài xế của anh Khuông mặc bộ đồ bộ đội xanh rêu phân ngựa, đầu đội mũ “cát kết” cùng màu có ngôi sao đỏ chói gắn phía trước trên cái lưới chai, anh ta có vẻ cố tình giữ khoảng cánh giữa tôi và anh ta từ khi mới gặp. Tôi hỏi điều gì anh ta trả lời, nếu tôi không hỏi, anh ta yên lặng làm bổn phận như người máy. Suốt quãng đường từ Hotel Khải Hoàn tới Phố Huế anh ta chỉ nói có hai chữ dạ, vâng và lái xe đưa tôi tới nhà bác hai Hải vào buổi chiều sau ngày tôi điện cho bác. Tôi tặng người tài xế của anh Khuông năm đô la để nhìn hành động của anh trước khi tôi bước xuống xe để vào nhà bác Hải, và để tìm hiểu người Cộng Sản có bị tẩy não vì đồng đô la hay không.
      Tôi thấy mắt anh ta sáng lên, miệng anh ta lúc này mới mỉm cười thân thiện và cúi đầu nói được câu ngắn gọn:
–     Cám ơn ông, Nhưng ông đừng cho ai biết chuyện này. 
      Tôi ngạc nhiên nhìn anh ta, và lập lại hai chữ của anh Khuông thường nói với tôi để nói với anh tài xế tên Thụ .
      Ai mà nói chuyện này với ai..! Chú cứ “vô tư” đi. Tôi mỉm cười nhìn anh Thụ và chợt nghĩ : “Thì ra đồng đô la đã làm người Cộng Sản thay đổi tư duy…” trong ki anh Thụ gật đầu :
–     Dạ.
      Tôi dặn anh Thụ :
–     Anh lái xe về nhà đừng đi đâu nghe, kẻo anh Khuông cứ tưởng tôi lấy xe của anh đi chơi phố.
–     Dạ, cháu không dám lái xe này đi phố đâu. Ông biết được thì chết cháu ngay.
      Bác Hải đã đứng ở cửa nhìn tôi mừng rỡ, bác vừa chậm chạp bước tới bên tôi vừa nói :
–     Nó không dám mang xe đi chơi đâu, cho kẹo nó cũng không dám ăn huống chi mang xe đi chơi.
      Bác với tay vẫy anh Thụ, nói tiếp:
–   Thôi Thụ à, cháu mang xe về trả cho thằng Khuông nghe, thằng Trống ở đây nói chuyện cà kê với ta lúc nào về sẽ gọi xe taxi, khỏi đón.
      Tôi bước vội tới ôm lấy bác Hải như ôm cha tôi với vài giọt lệ xúc động lăn dài trên má. Bác thấy vậy vỗ lưng tôi an ủi:
–     Tủi thân làm gì con…! Bác cháu mình có duyên gặp lại nhau ngày hôm nay là quí rồi, chỉ tiếc vắng cha cháu. Ngày đó cháu nhỏ tí, đen đủi, nhanh như cắt, nay tóc con đã hai màu rồi…! Con giống cha quá, ta nhìn là nhận ra ngay.
      Tôi quay nhìn xung quanh, và thấy có vài người gọi bác bằng cha. Tôi ngạc nhiên hỏi.
–     Ủa, Bác gái có mấy anh sao ? Con nhớ ngày đó bác gái muốn nhận con là dưỡng tử mà…!
      Bác Hải nét mặt bỗng trùng xuống, thở dài:
–     Bà ấy qua đời lâu rồi, sau khi gia đình cháu suôi Nam. Ta trốn Cộng Sản bặt tin trong khi muốn tìm tin tức về cha cháu, thì nghe cha cháu đã dẫn gia đình suôi Nam rồi. Bác thất trí, buồn đi lung tung không về nhà trong khi bà ấy lanh thang khắp nơi kiếm ta rồi mang bệnh mất giữa đường. Ta quay về tìm bà ta thì đã trễ rồi.! Các em sau này là con của người vợ kế của bác.
–     Bác à, anh Khuông bận nên anh xin lỗi bác, để bữa khác anh tới thăm bác.
 Bác hán khoa tay nói:
–     Nó không tới càng hay. Bận cái gì…! Bận việc kéo bè kéo đảng với nhau để bàn chuyện ăn cướp của dân chứ có gì đâu, ta sống cả đời với chế độ này, chúng nó làm gì ta cũng hiểu…!. Ngày mai là ngày ông Bush qua họp APEC, nên nó bận là phải rồi, bận đi lạy lục Mỹ xin ăn đó mà…!
      Sau khi ngồi xuống ghế trong phòng khách tôi hỏi thăm bác vài câu về sức khoẻ và gia đình, tôi chợt nhớ tới chuyện hôm qua bác Hải nói bác Nhẫn muốn xử tử cha tôi nên tôi tò mò:
–     Hôm qua nghe Bác nói anh Khuông là con bác Nhẫn. Nhà bác Nhẫn ở gần cổng nhà bà ngoại cháu phải không ?
–     Đúng rồi, cháu nhớ dai thật.
–     Lúc cháu bỏ làng đã chín mười tuổi rồi, cháu còn nhớ nhiều lắm đó bác.
–     Quê mình nghèo, làng lại nhỏ có bao nhiêu người đâu mà không nhớ…!
–     Bác Nhẫn là anh họ mẹ của cháu. Như bác nói hôm qua, tại sao bác Nhẫn lại muốn xử tử cha cháu vậy ? Cùng gia tộc mà…!
      Bác Hải nhìn ra ngoài trời qua khung cửa sổ, nắng chiều nhạt nhòa, có hơi ẩm của gió thu Hà Nội lùa nhẹ vào phòng, trong khi Phố Huế ồn ào tiếng động cơ của xe gắn máy, và dường như thành phố lớn nhỏ gì của VN sau thời 1975 cũng đều bị tra tấn bằng những tiếng động cơ này liên tục suốt ngày qua đêm. Bác quay lại nhìn tôi với đôi mắt buồn vời vợi, lắc đầu bác nói:
–     Trong làng chỉ có 5 người chắc cháu đã biết là bố cháu, bác, anh Nga là anh ruột của mẹ cháu, anh Quắc đã đổi họ Nguyễn ra họ Đặng sau khi phản tỉnh trốn khỏi khu kháng chiến, và anh Mông. Mấy anh em theo cha cháu vào QDĐ chống Việt Minh, và thực dân Pháp, vì chúng ta và cha cháu được ông bà cho ăn học ở Hà-Nội, trong khi cả làng trai tráng đều học ở làng hoặc huyện tới lớp nhất là hết về làm ruộng nên họ nghe Việt Minh tuyên truyền đi làm du kích chống Pháp, trong đó có chú Quân của cháu và thằng Nhẫn là chủ chốt đầu đàn cả huyện. Như cháu đã biết thằng Quân đã chỉ súng lục vào đầu bố cháu trong khi anh em cãi vã nhau vì khác chính kiến, có điều thằng Quân không bóp cò súng thôi…! Nhưng như vậy là cũng hết tình an hem rồi…!
–     Chuyện này cháu biết, vì lúc đó cháu ở bên bố cháu mà.
–     Còn thằng Nhẫn, lúc đó nó là tiểu đội trưởng du kích huyện Phú Xuyên, nó ra lệnh cho thằng Quân bắn bố cháu, thằng Quân nghĩ sao không bắn, và bỏ đi mất tích sau 1954 nó mới về, trong khi cha cháu bỏ Pháp về làng, rồi khi thấy thằng Quân nhà, cha cháu lại mang gia đình trốn vào Nam.
–     Ngày đó cha cháu dẫn cháu đi suốt đêm qua những cánh đồng lạ, đôi khi đói quá hai cha con phải ăn cắp khoai ngoài đồng hoặc xu hào mang nướng nên ăn. Mà xu hào non nướng ăn ngọt đáo để nghe bác…!
–     Cái kinh nghiêm ăn xu hào nướng ta và cha cháu ăn hoài trong khi trốn Cộng Sản nằm ngoài bờ ngoài ruộng..! Cái thời cha cháu và bác bỏ làng vào thành kể ra thì dài lắm, nhưng đại khái là thằng Nhẫn cho kẻ dưới quyền theo dõi bác và bố cháu sau khi thằng Quân không bắn anh ruột của nó. Bác và bố cháu biết nên chẳng ngủ nơi nào một đêm thẳng giấc. Một đêm bác và bố cháu bất ngờ bỏ làng nửa đêm trốn lên Hà-Nội. Thằng Nhẫn biết thì đã trễ mặc dù nó đã cho tiểu đội dưới quyền nằm nấp sẵn tại ngã ba của ba làng Bái Vàng, làng Vân và làng Hoàng Nguyên.
–     Vậy tại sao bác và cha cháu thoát khỏi chỗ ngã ba đó ? Tôi buột miệng hỏi.
Bác hai Hải gật gật đầu có ve thú vị khi nghĩ về cuộc chạy đua với tử thần đầy nguy hiểm bởi chính anh em mình gây nên.
–     Cũng may bác và bố cháu đã không đi lối đó, bác và cha cháu đi qua lối làng Trằm lên đê Yên Phụ, nhẩy xuống thuyền trực sẵn vào Gia Lâm, rồi đi bộ qua cầu “Đuy-Me” vào Hà Nội.
–     Bác và cha cháu gan thật.
      Bác Hải bật cười, sau đó nói tiếp trong khi bác lên cơn ho
–     Cha cháu gan hơn ta…! Nếu không có cha cháu thì ta đâu có bỏ làng Thành Lập mà đi…. Cha cháu rủ ta bỏ làng đấy chứ…! Thằng Nhẫn biết bác và bố cháu đã đi, nhưng nó không biết bác và cha cháu đi lối nào, nên nó vội vã chẳng nói gì với toán du kích huyện, cứ thế đuổi theo lối ngã ba làng nhưng không ngờ khi nó tới ngã ba thì chính toán du kích của nó bắn nó tử thuơng trong lúc sương mù không nhìn thấy chính xác là ai. Nhờ đó mấy thằng con của nó lên tướng, lên tá gớm thật…!
Tôi ngạc nhiên hỏi:
–     Tại sao, bác Nhẫn chết vì du kích bắn lầm mà các anh con bác lại lên cấp bậc mau lẹ trong chế độ Cộng Sản.
–     Cháu không biết là phải. Tụi CS siêu tra ba đời làm cách mạng theo đảng. Mấy đứa nó khai là bố nó bị giết trong khi thi hành nhiệm vụ bắt Việt Gian. Đảng CS tin đó là thật nên tụi nó được nâng đỡ từ 1954 tới nay. Tài cán gì…!
–     Anh Khuông nói với cháu anh có qua Liên Sô và Tiệp Khắc học Đạo Diễn quay phim. Chắc anh phải khá lắm chứ.
Bác Hải Lắc đầu.
–     Học mà có hành hay không chứ. Nó về VN sau khi du học có làm đuợc cuốn phim nào đâu. Toàn là nghe cấp trên mang phim tài liệu bán rẻ cho Hòa Lan rồi chia nhau tiền, bây giờ nếu cần tới là lại phải trả tiền mướm đắt gấp mấy lần đem bán…! Ngu ơi là ngu…!        
–     Cháu đã nghe anh nói bỏ nghề đạo diễn rồi mà…!
–     Đúng..! Mà phim CS quay ai mà coi, toàn chuyện bịa đặt để tuyên truyền không à..! Ta kiên nhẫn coi phim CS làm mấy chục năm rồi, chẳng có gì mới mẻ cả, chỉ những tung hô bác Hồ, chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bám hào quang của Điên Biên Phủ. Nếu có hô hào và bắt buộc dân đi coi phim chiếu ngoài trời để tâm lý chiến thì dân mới đi coi, bình thường đâu có thì giờ mà coi. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc coi cái gì chứ.
–     Dạ
      Bỗng bác Hải hỏi tôi, sau khi tôi đứng dậy chào bác ra về.
–     Bao giờ con về lại bên Mỹ.
–     Dạ, có lẽ sau khi hết ngày khế ước du lịch này là con về Sài Gòn sửa sọan về Mỹ.
      Giọng bác Hải bất ngờ trùng xuống.
–     Thôi, lần này là lần cuối bác cháu mình gặp nhau, đó là cái phước của bác cháu minh rồi. Con luôn giữ lòng nhất tâm nghe… Bác có thể ra đi bất cứ lúc nào. Con về lần sau có thể không gặp bác nữa đâu…!
 
–     Dạ, con nhớ những gì bác đã nói với con hôm nay…!
      Tôi quay người bước vội qua cửa phòng khách, bước khỏi hiên nhà và rẽ phải để đi bộ về bờ hồ Hoàn Kiếm. Tôi biết bác Hải đứng nhìn theo bước chân tôi chạy trốn bác, chạy trốn sự thật của dòng họ tôi, tôi biết rằng, tôi không thể ôm hận thù cả cuộc đời được như bác, và mẹ, một thế hệ đã dần đi vào quá khứ nhưng cố ôm lấy dĩ vãng oan nghiệt đau thương…!
       Tất cả rồi cũng tàn, tham vọng bá vương rồi cũng bị hủy diệt theo thời gian để thay vào lòng yêu chuộng nhân bản, an bình. Tất cả những gì con người nắm chắc trong tay làm của riêng rồi cũng mất đi và vấn nạn của con người là sinh, lão, bệnh, tử..!
      Cát bụi vẫn là cát bụi phù du..! Tôi chỉ là người lữ khách có lòng về lại quê hương làng cũ muốn xây lại êm ấm tình anh em dòng họ, một ước vọng nhỏ nhoi tình người mà tôi không muốn mất đi …!
      Xin lỗi cha mẹ, xin lỗi bác Hải, đường con đi sự thật quá dài, và khó khăn trong khi oan nghiệt chính kiến trùng trùng nghiệt ngã trong dòng họ, và người cùng giống. Ai sẽ chĩa mũi súng vào đầu ai đây, và ai sẽ bóp cò súng đẻ giết lẫn nhau…! 
      Anh em là thủ túc, dân tộc là phương tiên đựa vào để sống còn, và cá nhân là cứu cánh thực hành những điều nhân bản phải có để con người vươn lên trong tự do toàn thiện mỹ.
      Con muốn xoay lại tư thế và tư duy trong lòng các anh em con để xây dựng một thế hệ trong sáng hơn…!
      Bất ngờ trước mặt tôi là bờ hồ Hoàn Kiếm đông người qua lại, nhưng sắc diện của họ chợp chờn trong bóng tối loang lổ của đèn phố, và dường như có một sự sợ hãi, buồn phiền đè nén trong long mà không ai muốn nói ra..!
      Những ánh đèn màu muôn sắc từ vài cao ốc bên đường quanh hồ soi xuống dòng nước lung linh huyền diệu, và thấp thoáng giữa hồ trong sương thu, với ánh đèn lấp lánh trong sóng nước lăn tăn giữa hồ là đền thờ Lê-Lai yên lặng soi hình đã bao năm…!
 
Hànội, Phố Huề Nov. 25, 2006