Xét nghiệm ADN TGĐ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) trên người hầu phòng bị cưỡng dâm

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi việtdươngnhân, Tháng 5 16, 2011.

  1. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Xét nghiệm ADN TGĐ IMF trên người hầu phòng bị cưỡng dâm

    Xuất bản: 16:18, Thứ Hai, 16/05/2011, [GMT+7]

    Theo tiết lộ mới nhất của Sở cảnh sát thành phố New York, thì các nhân viên của họ đang thu thập mẫu ADN của Tổng giám đốc IMF, người bị một nữ hầu phòng 32 tuổi tố ông đã cưỡng dâm cô tại khách sạn Sofitel hôm 14/5.

    Theo tờ
    The New York Times, cảnh sát Nrew York đang thu thập mẫu ADN của ông Dominique Strauss-Kahn tại các vết trầy xước trên cơ thể người phụ nữ da đen gốc Phi này và tại hiện trường vụ xô xát ở khách sạn Sofitel.
    [​IMG]
    Cảnh sát New York dẫn độ ông Strauss-Kahn đi kiểm tra ADN và tới tòa án vào sáng sớm ngày 16/5. Tại tòa án New York, ông Strauss-Kahn bác bỏ mọi cáo buộc - luật sư của ông là Benjamin Brafman cho biết. Ông Brafman là luật sư đã bảo vệ Michael Jackson không bị án lạm dụng tình dục trẻ em và cả Sean Combs ’P Diddy.

    Tuy nhiên, nếu cảnh sát tìm được bằng chứng kết tội ông Strauss-Kahn, ông này có thể sẽ phải đối mặt với bản án từ 15 tới 20 năm tù giam.


    Nhiều chính trị gia cũng đã bị giảm uy tín sau khi bị bắt quả tang ngoại tình như cựu tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy và Bill Clinton cũng như cựu Tổng thống Pháp Francois Mitterrand. Tuy nhiên, hiếm khi có một quan chức cấp cao nào phải đối mặt với những cáo buộc tấn công tình dục nghiêm trọng như ông Strauss-Kahn.

    [​IMG]
    Vật dụng cá nhân của ông Strauss-Kahn được mang ra khỏi khách sạn Sofitel. Được biết, nữ hầu phòng của khách sạn Sofitel đã được cảnh sát thành phố triệu hồi nhận dạng hung thủ. Phát ngôn viên của Sở cảnh sát New York cho biết, ông Strauss-Kahn và 5 người đàn ông khác có ngoại hình, chiều cao và cân nặng tương tự đã được yêu cầu đứng thành hành dài trước mặt người mẹ đơn thân này có cách một lớp kính một chiều cho cô nhận diện người đã tấn công tình dục mình.

    Người phụ nữ đã chỉ đúng ông Strauss-Kahn và nói rằng "Đó là ông ấy" với giọng nói rất rõ ràng, tự tin - phát ngôn viên Sở cảnh sát New York cho biết.

    [​IMG]
    Nếu bị kết tội, tổng giám đốc IMF sẽ phải ngồi tù 15 tới 20 năm vì những hành vi tấn công tình dục nghiêm trọng của mình. Trong khi vụ kiện có thể sẽ kéo dài nhiều ngày, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 15/5 đã tuyên bố quan chức số hai của tổ chức này, ông John Lipsky sẽ đảm nhận chức Quyền Tổng Giám đốc IMF trong thời gian ông Strauss-Kahn vắng mặt.
    Theo Đức Thành
    Phunutoday

    Tin liên quan.

    (Theo : megafun)
     
  2. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:



    Saturday, May 14, 2011 7:26:04 PM


    Nghi hiếp dâm nhân viên khách sạn

    NEW YORK (MSNBC) - Giám đốc điều hành Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, cũng là một chính trị gia sáng giá của Pháp, bị bắt giữ hôm Thứ Bảy tại New York ngay trong lúc đang chờ máy bay cất cánh để bay về Pháp, theo đài truyền hình WNBC ở New York cho biết.

    [​IMG]
    Giám Ðốc Ðiều Hành Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF) Dominique Strauss-Kahn, tại một cuộc họp báo ở Washington năm 2010. Ông Strauss-Kahn vừa bị cảnh sát New York bắt vì tình nghi hiếp dâm một phụ nữ dọn phòng khách sạn. (Hình: AP Photo/Manuel Balce Ceneta)

    Dominique Strauss-Kahn bị cảnh sát lên máy bay mời ra khỏi ghế hạng nhất trên chuyến bay Air France và được trao cho điều tra viên ở Manhattan, theo lời một phát ngôn viên phi trường nói với báo New York Times.

    Ông Strauss-Kahn, có thể đại diện đảng Xã Hội ra tranh cử tổng thống Pháp năm 2012, bị tố cáo hiếp dâm một người phụ nữ dọn phòng ở khách sạn tại khu vực Times Square. Ông chưa bị truy tố nhưng đã thuê luật sư và từ chối không nói gì với cảnh sát.

    Strauss-Kahn, 62 tuổi, bị tố cáo là đã len lén tới sau lưng người phụ nữ 32 tuổi trong lúc người này dọn phòng và ép người phụ nữ này khẩu dâm ông ta, theo tờ New York Daily News trích dẫn một nguồn tin nặc danh. Báo New York Post thì nói ông này lúc đó mới từ trong phòng tắm ra và không mặc quần áo.

    Ðài WNBC nói người phụ nữ này vùng ra được và chạy khỏi phòng khách sạn. Ông Strauss-Kahn sau đó đi thẳng ra phi trường, nguồn tin của báo Daily News cho biết.

    Phát ngôn viên cảnh sát New York Paul Browne nói ông Strauss-Kahn để lại điện thoại di động và nhiều vật dụng cá nhân khác ở lại trong phòng khách sạn Sofitel.

    “Có vẻ như ông bỏ đi rất vội vã,” phát ngôn viên này nói.

    Ông Strauss-Kahn bị bắt giữ lúc 4:40pm khi hai cảnh sát phi trường bất ngờ lên máy bay Air France chuyến bay 23 trong lúc máy bay đang chờ trên phi đạo, phát ngôn viên John P. L. Kelly của phi trường cho báo New York Times biết.

    “Lúc đó là 10 phút trước giờ cất cánh,” Kelly nói. “Họ sắp sửa đóng cửa máy bay.”

    Kelly nói ông Strauss-Kahn đi một mình và không bị còng tay lúc cảnh sát bắt.

    Ở Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF), phát ngôn viên William Murray nói IMF không có bình luận gì. Còn bên Pháp, do lệch giờ, báo chí không liên lạc được với phát ngôn viên đảng Xã Hội để phỏng vấn.

    Strauss-Kahn, một lãnh tụ đảng Xã Hội Pháp, dự trù họp với Thủ Tướng Ðức Angela Merkel tại Berlin vào Chủ Nhật.

    Ngay đúng hôm trước ngày xảy ra sự việc tại New York, Tổng Thống Pháp Nicholas Sarkozy bị tố cáo tung chiến dịch bôi nhọ ông Strauss-Kahn và lối sống sang trọng của ông này. Tổng Thống Sarkozy bị chỉ trích đã tiết lộ ông Strauss-Kahn thích may đồ suit từ cùng thợ may của Tổng Thống Barack Obama.

    Là cựu bộ trưởng Tài Chánh Pháp thời gian 1997-1999, ông Strauss-Kahn được cho là có công giúp Pháp gia nhập hệ thống tiền tệ Euro bằng cách cắt giảm mức thâm thủng ngân sách của Pháp và thuyết phục thủ tướng thời đó, Lionel Jospin, ký thỏa ước về ngân sách.

    Ba năm trước, ông Strauss-Kahn bị tố cáo ngoại tình với một nhân viên cấp dưới, lúc đang dự diễn đàn kinh tế Davos. Ông gửi thư đến nhân viên IMF xin lỗi.

    Trong bức email, ông viết: “Mặc dù điều này là một lỗi lầm về phần tôi, và tôi nhận tất cả trách nhiệm, tôi cũng tin là tôi không có lạm dụng chức vụ.”

    Hội đồng quản trị IMF gọi vụ đó là một hành động “đáng tiếc” nhưng cũng cho rằng mối quan hệ này có sự đồng thuận của cả hai bên. Người nhân viên này sau đó nghỉ việc ở IMF và qua làm ở Ngân Hàng Kiến Thiết và Phát Triển Châu Âu.

    Ông Strauss-Kahn có vợ và 3 con. Vợ ông, Anne Sinclair, sinh tại Mỹ, là một nhà báo nổi tiếng của truyền hình Pháp.

    Người Việt

    ***
    QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF

    [​IMG]

    Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

    Tổ chức và mục đích


    IMF được mô tả như "Một tổ chức của 185 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác...

    Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập cảng . Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập cảng , một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đạt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.

    IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944.

    Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.

    Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.) Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

    Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.

    Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.

    Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%).

    Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999).

    internet
    http://motgocpho.com/forums
     
  3. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Lãnh đạo IMF bị bắt vì 'phạm tội tình dục'


    [​IMG]
    Ông Kahn vốn dính vào một tai tiếng khác năm 2008

    Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, Dominique Strauss-Kahn, đã bị cảnh sát New York buộc tội quanh vụ bị cáo buộc là tấn công tình dục đối với một nhân viên phục vụ khách sạn.
    Ông Strauss-Kahn, 62 tuổi, bị đưa ra khỏi máy bay của hãng Air France tại phi trường John F Kennedy ở New York chỉ vài phút trước khi máy bay cất cánh để bay tới Paris.
    Cảnh sát nói ông Kahn đối mặt với ba tội trạng, trong đó có mưu toan hãm hiếp. Luật sư của ông nói với hãng Reuters là ông sẽ tuyên bố không phạm tội.
    Cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp là người đã có gia đình. Ông cũng được coi là ứng viên khả dĩ của đảng Xã hội để ra tranh chức Tổng thống.
    Ông Strauss-Kahn dự kiến có cuộc gặp với các bộ trưởng tài chính của Liên hiệp châu Âu tại Brussels hôm thứ Hai để thảo luận về kế hoạch cứu trợ cho Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
    Giới phóng viên nói việc giam giữ ông có khả năng sẽ làm phức tạp thêm các nỗ lực nhằm bình ổn tình hình tài chính tại các nước thành viên đang gặp khó khăn trong khối dùng đồng tiền chung euro (eurozone).
    Một người phát ngôn của cơ quan cảng New York nói họ bắt ông Strauss-Kahn theo lệnh của Sở Cảnh sát New York (NYPD).
    Ông này sau đó bị cảnh sát New York thẩm vấn. Cảnh sát cho biết ông hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra của họ.
    Người phát ngôn cho cảnh sát New York, là Paul Browne, nói với đài BBC là ông Strauss-Kahn bị buộc tội đã có hành động tình dục phạm tội, mưu toan hãm hiếp và cầm tù bất hợp pháp trong vụ việc liên quan đến một phụ nữ 32 tuổi.
    Ông Kahn bị cáo buộc đã tấn công tình dục một nữ hầu phòng tại khách sạn ở Manhattan.
    Ông Browne nói những cáo buộc này là do người phụ nữ 32 tuổi đưa ra, là người làm việc tại khách sạn Sofitel gần quảng trường Times.
    Ông Browne nói với đài BBC: “Chúng tôi nhận được cú điện thoại cho biết một nhân viên phục vụ khách sạn tại Manhattan đã bị một khách ở phòng sang trọng trong khách sạn tấn công tình dục, và người khách đó đã rời đi”.
    “Nhân viên khách sạn này mô tả là cô đã bị tấn công cưỡng bức, bị khóa trong phòng và bị tấn công tình dục”.



    [​IMG]
    Cảnh sát New York nhanh chóng ra lệnh cho giới chức sân bay bắt ông Kahn


    Đến thời điểm cảnh sát biết được danh tính người khách trong phòng khách sạn đó - được mô tả là phòng sang trọng với giá 3000 đôla/đêm - là ông Strauss-Kahn thì lãnh đạo của IMF đã lên máy bay Air France tại sân bay John F Kennedy, chuẩn bị rời đi Paris.
    Ông Browne nói: “Các thám tử của chúng tôi yêu cầu giới chức sân bay không cho chuyến bay đó cất cánh, tới sân bay và bắt giữ ông ta”.
    Ông Browne cho biết người phụ nữ này đã được đưa tới bệnh viện chữa trị các vết thương nhẹ.
    Ông nói ông Strauss-Kahn có vẻ đã rời khách sạn “một cách vội vã”, để quên cả điện thoại di động và các vật dụng cá nhân.
    IMF hiện chưa đưa ra tuyên bố về vụ việc.
    ‘Sai sót nghiêm trọng’
    Ông Strauss-Kahn ra tranh cử chức lãnh đạo đảng Xã hội Pháp năm 2006 nhưng thua đối thủ Segolene Royale.
    Vào năm sau đó, ông được bổ nhiệm làm giám đốc IMF.
    Ông Strauss-Kahn được khen ngợi vì đã chèo lái IMF qua thời gian khó khăn, trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua.
    Nhưng vào năm 2008, ông bị ban lãnh đạo IMF điều tra về quan hệ với một nữ nhân viên cấp dưới.
    Ban lãnh đạo khi đó kết luận là hành động của ông “cho thấy sai sót nghiêm trọng về đánh giá” nhưng mối quan hệ này là cả hai đồng tình. Ông Strauss-Kahn sau đó đã xin lỗi các nhân viên IMF và vợ mình, là ngôi sao truyền hình Anne Sinclair.
    Phóng viên BBC, Michelle Fleury, tại New York nhận định vụ việc xảy ra vào thời điểm trọng đại đối với ông Strauss-Kahn, và có thể làm mất đi tham vọng của ông muốn giành chức lãnh đạo Pháp.
    Ông Strauss-Kahn chưa từng công bố ý định sẽ ra tranh cử Tổng thống Pháp năm 2012, nhưng nhiều người đã mong đợi ông sẽ làm chuyện này.
    BBC
     
  4. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Tổng giám đốc quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) bị cảnh sát Mỹ bắt về tội cưỡng hiếp tình dục

    Tường An, thông tín viên RFA

    2011-05-16

    Nước Pháp chấn động về việc ông Dominique Strauss-Karl bị cáo buộc cưỡng hiếp tình dục
    [​IMG]
    AFP

    Tổng giám đốc quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) bị cảnh sát Hoa Kỳ đưa ra khỏi một trạm cảnh sát ở New York vào ngày 15 tháng năm 2011 vì bị tố cáo cưởng bức tình dục một nữ hầu phòng


    Tin ông Dominique Strauss-Karl, người Pháp và đang giữ chức Tổng giám đốc quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) bị cảnh sát Hoa Kỳ bắt giữ tại phi trường John Kennedy , Nữu Ước vào trưa ngày 14 tháng 5, chỉ 10 phút trước khi máy bay cất cánh trở về Pháp vì bị tố cáo cưởng bức tình dục một nữ hầu phòng 32 tuổi tại khách sạn Sofitel, khu Mahatan, Nữu Ước như một trái bom nổ vào chính trường Pháp và Quỷ tiền tệ Quốc Tế ( IMF) . Thông tín viên Tường An ghi nhận phản ứng của một số người Việt tại Pháp và gửi về bài tường trình sau đây :
    Một dạng ám sát chính trị mới ?


    Tin ông Dominique Strauss-Karl bị cảnh sát Hoa kỳ bắt giữ vì bị cáo buộc đã cưỡng bức tình dục một phụ nữ làm việc trong khách sạn nơi ông tạm trú đã làm rúng động cả nước Pháp. Có nhiều ý kiến khác nhau : kẻ tin, người vẫn còn nghi ngại. Riêng trong giới người Việt cư ngụ tại Pháp, từ những người lâu nay vẫn theo dõi sát sao tình hình chính trị Pháp cho đến những người lâu này vẫn thờ ơ với chính trị cũng đều sững sốt và chú tâm theo dõi diễn biến sự việc.
    Ông Vũ Quốc Thúc, Giáo sư luật và kinh tế đã về hưu kể lại sự bàng hoàng của ông khi nhận được tin này :
    Khi mới nghe cái tin đó ai cũng sững sốt, chuyện đó động trời quá,
    một nhân vật quan trọng như vậy đó mà bị dính vào chuyện như thế này
    không ai có thể ngờ được. Tôi chưa có thể dự kiến nổi. Quả thật là động
    trời !

    Ông Vũ Quốc Thúc
    Khi mới nghe cái tin đó ai cũng sững sốt, chuyện đó động trời quá, một nhân vật quan trọng như vậy đó mà bị dính vào chuyện như thế này không ai có thể ngờ được. Tôi chưa có thể dự kiến nổi. Quả thật là động trời !
    Và đó cũng là tâm trạng của nhà báo Nguyễn văn Huy, cư ngụ tại ngoại ô Paris. Cách đây không lâu, báo chí Pháp đã phanh phui về chuyện ông Dominique Strauss-Karl, một đảng viên đảng xã hội ( Parti Socialiste – PS) mà lại đi xe đắt tiền, chủ nhân của hai ngôi nhà sang trọng ở Paris, may bộ áo trị giá 35000 đô-la …v.v. bây giờ lại thêm xì căn đan này, nhà báo Nguyễn văn Huy tỏ vẽ thất vọng nếu đó là một đòn chính trị mà người ta dùng để bôi nhọ ông Dominique Strauss-Karl:
    Sáng nay cũng như mọi người, tình cờ tôi bật truyền hình lên tôi như trên trời rớt xuống, tôi thấy bàng hoàng hết sức, tôi nghĩ sai lầm tin tức nào đó. Tại vì cách đây khoảng 1 tuần thì người ta có cái phong trào để hạ thấp uy tín, bôi nhọ ông vì ổng là 1 trong những người trong tương lai sẽ ra tranh cử Tổng Thống.
    Thay vì đưa ra những dự án hay chủ trương để thay đổi nước Pháp thì
    người ta chú trọng đến cái thùng rác coi ổng bỏ cái gì trong đó để biết
    ổng ăn cái gì. Trình độ quá thấp, tập trung vào những cái không liên
    quan gì đến chủ trương chính trị nên sau đó thì tôi nghĩ rằng người ta
    muốn bôi nhọ ông

    Nhà báo Nguyễn văn Huy
    Người ta thấy rằng ổng có một mức sống hơi xa hoa chẳng hạn như đi xe porsche, ở nhà sang hay mặc áo quần đắt tiền. Tôi thấy rằng những cuộc tranh cải chính trị trong tương lai chỉ nhắm vào bề ngoài tôi thấy rằng tôi hơi buồn cho nước Pháp quá thấp. Thay vì đưa ra những dự án hay chủ trương để thay đổi nước Pháp thì người ta chú trọng đến cái thùng rác coi ổng bỏ cái gì trong đó để biết ổng ăn cái gì. Trình độ quá thấp, tập trung vào những cái không liên quan gì đến chủ trương chính trị nên sau đó thì tôi nghĩ rằng người ta muốn bôi nhọ ông
    Ông Phan văn Song, mục sư và cũng là tiến sĩ luật tại đại học Poitiers thì thất vọng về cá nhân, đạo đức của ông Dominique Strauss-Karl :
    Thật tình tôi cảm thấy khó chịu và xấu hổ. Nếu mà cô đó có lã lơi, có dụ dỗ thì ông sẽ (phải) đuổi ra xa, đó là những cái mà tôi không hiểu. Còn ngày hôm nay không biết là ổng có rượt thiệt hay là một cái bẫy rồi người ta đổ thừa rồi ông không đủ bình tỉnh, ông trốn tránh chạy đi. Cái đó làm tôi thất vọng, thất vọng về cá nhân, con người. Ngày hôm qua, ổng là người sáng giá nhất để làm ông Tổng Thống tương lai của nước Pháp thì ngày hôm nay chỉ vì một cái nho nhỏ đó mà tiêu tùng và uổng, uổng là nước Pháp không sử dụng được tài nghệ của ổng vì ổng là người rất giỏi về kinh tế. Ổng lãnh đạo được nước Pháp, vì vậy tôi thất vọng rất nhiều.
    Ngày hôm qua, ổng là người sáng giá nhất để làm ông Tổng Thống tương
    lai của nước Pháp thì ngày hôm nay chỉ vì một cái nho nhỏ đó mà tiêu
    tùng và uổng, uổng là nước Pháp không sử dụng được tài nghệ của ổng vì
    ổng là người rất giỏi về kinh tế. Ổng lãnh đạo được nước Pháp, vì vậy
    tôi thất vọng rất nhiều.

    TS luật Phan văn Song
    Chị Dung Nghi, thành viên của « Hội những người Việt ( trẻ) của nhóm Cộng Hòa » (Union des Vietnamiens Republicains – UVR) khi nghe tin này thì liên tưởng ngay đến trường hợp của Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Có thể đây là một cái bẫy chăng ? cô thận trọng cho biết :
    Thì em có hai suy nghĩ : trước hết là ông này cũng có thể vì ông này cũng đã bị tội này 1 lần rồi , ổng cũng là đàn ông thôi há. Tuy nhiên là 1 politicien ( chính trị gia) nói trên vấn đề đạo đức thì không được đứng đắn cho lắm. Chuyên thứ nhì : em lại nhớ tới chuyện ông Cù Huy Hà Vũ. Cũng có thể ổng bị lầm vào 1 cái bẫy để mà hạ uy tín của ổng. Tuy nhiên chúng ta phải chờ thời gian tới xem coi chuyện ngã ngũ như thế nào trước khi mà mình kết án ổng.
    Ngay sau đó, báo chí Pháp đã thăm dò phản ứng của một số người, bà Marie Le Pen, đảng trưởng đảng cực hữu Pháp Front National thì nói rằng « không ngạc nhiên gì khi nghe tin này » trong khi bà Anne Sinclaire, vợ ông Dominique Strauss-Karl, một cựu ký giả của đài truyền hình thì cho biết « không tin một giây nào về chuyện này » Bà Martine Aubry , chủ tịch đảng Xã Hội – xuât hiện trên truyền hình với vẽ mặt buồn bã và « yêu cầu mọi đảng viên của đảng Xã hội hãy cùng nhau đoàn kết lại và cùng có trách nhiệm với nhau »
    Hổ thẹn cho nước Pháp


    Riêng trong vùng Val D’oise, nơi mà ông Dominique Strauss-Karl, còn được gọi là Dominique Strauss-Karl đã từng là chủ tịch hội đồng thành phố thì không một ai tin là ông có tội. Ngược lại nghị sĩ đảng Liên Minh vì Phong Trào Nhân Dân (UMP) ông Bernars Debré thì phát biểu trên đài truyền thanh Europe1 « thật hổ thẹn cho nước Pháp »
    nghị sĩ đảng Liên Minh vì Phong Trào Nhân Dân (UMP) ông Bernars Debré
    thì phát biểu trên đài truyền thanh Europe1 « thật hổ thẹn cho nước
    Pháp »
    Ý kiến thăm dò cho thấy cho những suy nghĩ trái luồng với nhau : có thể đó là sự thật do quá khứ của ông Dominique Strauss-Karl, tuy nhiên cũng không bỏ qua nghi vấn là ông Dominique Strauss-Karl có thể bị gài bẩy vì tài năng cũng như tương lai của ông ta trong chính trường. Riêng Giáo sư Vũ Quốc Thúc, lúc đầu ông nghĩ rằng đó là một cái bẫy, nhưng nhìn kỹ lại mọi chi tiết của diễn biến, ông cũng nghĩ rằng phải có lửa thì mới có khói, ông phân tích :
    Mới đầu tôi cũng có nghi ngờ phải chăng đó là một cái bẫy. Thế thì : Ai là kẻ gài bẫy ? Ngày xưa thì bảo phe Cộng sản, chứ bây giờ , thật sự hiện nay Trung Cộng nắm giữ 1 số đo-la rất lớn. Trong thực tế, ta thấy quyền lợi về tài chánh của Trung cộng cũng không có ngược lại với đường lối của quỹ Tiền Tệ quốc tế, vậy thì dại gì mà gài bẫy như vậy để gây nên một cuộc khủng hoảng tài chánh thì tôi cho rằng giả thuyết gài bẫy nó không đúng với sự thật mà thực tế là tại ông này ổng hơi bê bối. Đến lúc biết rõ tin tức thì thấy là tại sao ông lại ra đi vội vã như thế, và cảnh sát lại dám lên tận máy bay mời ổng xuống mà ổng phải đi theo thì phải có cái gì khá rõ ràng. Tôi lại không dám đặt vấn đề bảo là bịa đặt ra nữa.
    Giáo sư Huy cho rằng có điều gì đó bất thường trong vụ việc này :
    Nhưng mà mình là người làm chính trị, mình có chủ trương, tham vọng
    lâu dài thì phải biết kiềm chế những cảm xúc nhất thời của 1 con người
    bình thường.

    Giáo sư Huy
    Thật ra nếu một người như ông Strauss-Karl bị gài bẫy, nói thật ra người nào cũng có thể bị gài bẫy. Chính đàn ông nào thật sự mình đang tắm rửa ra có người đàn bà nào, tôi không biêt người đó là ai, làm gì, nhưng mà cái phản ứng tự nhiên của con người là mình có những cái hành động…. Nhưng mà mình là người làm chính trị, mình có chủ trương, tham vọng lâu dài thì phải biết kiềm chế những cảm xúc nhất thời của 1 con người bình thường. Và đồng thời có những hớ hênh mà 1 người dè dặt bình thường người ta cũng không thể làm, thí dụ như là vội vã ra đi để quên cái điện thoại, điện thoại là dụng cụ để làm việc mà ông ta bỏ quên như vậy tức là ông ta quá sợ sệt hay ông ta có hành động ông ta quá hối hận ông ta phải bỏ chạy. Tôi thấy cái này có cái gì không bình thường.
    Ông Dominique Strauss-Karl, năm nay 62 tuổi đã chứng minh tài năng của ông ta khi lãnh đạo Hội Tiền Tệ Quốc Tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng tài chính trong thời gian vừa qua và dù ông chưa lên tiếng chính thức nhưng mọi người đều nghĩ rằng ông là một gương mặt sáng chói cho cuộc chạy đua vào điện Elysé năm 2012 tới đây. Sự việc ông bị bắt về việc cưỡng bức tình dục, dù cho kết quả sau này chứng minh ông có vô tội hay không thì nó vẫn ảnh hưởng trầm trọng đến con đường chính trị của ông. Tiến sĩ Phan văn Song nhận định :
    Cuộc đời kinh tế gia của ổng có thể còn, ổng có thể giữ được chức vụ của quỹ Tiền Tệ, những vai trò chính trị của ông sẽ không còn. Người ta sẽ không còn tin tưởng nữa. Bầu cử nước Pháp, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không bầu cho Strauss-Karl nữa.
    Giáo sư Nguyễn văn Huy cũng đồng nhận định như trên :
    Ngày này hình ảnh ông ta hoàn toàn bị bôi nhọ, tôi nghĩ rằng ông ta hoàn toàn không có một cơ hội nào để có một chổ đứng mới trong chính trị Pháp trong tương lai.
    Cuộc đời kinh tế gia của ổng có thể còn, ổng có thể giữ được chức vụ
    của quỹ Tiền Tệ, những vai trò chính trị của ông sẽ không còn. Người ta
    sẽ không còn tin tưởng nữa. Bầu cử nước Pháp, tôi nghĩ rằng người ta sẽ
    không bầu cho Strauss-Karl nữa.

    Tiến sĩ Phan văn Song
    Nhưng chị Dung Nghi thì nghĩ rằng, biết đâu có thể ảnh hưởng sẽ ngược lại :
    Nếu mà ở bên Mỹ là đời ổng xong rồi đó ! Trong khi bên Pháp thì có thể Tây nó pardonner ( tha lỗi) có nghĩa là nó nghĩ : Ôi, thì ông này cũng là người thôi, cũng là đàn ông mà. Em nghĩ dám có đứa nó còn bênh cho ổng nữa. Nếu mà là bên gauche (phe tả) em nghĩ có nghĩ đây là 1 thủ đoạn của bến droite (phe hữu), nó còn bênh mạnh cho ông nữa. Cũng có thể là đời chính trị của ông nó tàn rồi, nhưng cũng có thể nhờ cái đó mà cuộc đời chính trị của ông còn trội hơn nữa. Tuy nhiên, đối với em, một người chính trị mà như vậy thì em không bầu cho người đó !
    Theo Giáo sư Vũ Quốc Thúc, vụ việc này sẽ có ảnh hưởng trầm trọng đến thị trường chứng khoán, ông nói :
    Trên thị trường chứng khoán, khi người ta mất tín nhiệm thì lãi suất sẽ lên nhiều lắm. Cái khu vực đồng euro này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, nhưng chưa biết ảnh hưởng như thế nào thôi.
    Bên cạnh những thành công trên chính trường, đời tư ông Dominique Strauss-Karl đã là một đề tài gây xôn xao dư luận như việc ông có quan hệ với một bà Piroska Nagy, một kinh tế gia người Hungarie của IMF . Như chưa hết sóng gió cho ông Dominique Strauss-Karl, hôm qua, ngày 15 tháng 5 báo Paris Normandie lại đưa tin cô Tristane Banon, ký giả và cũng là nhà văn cũng bị ông Dominique Strauss-Karl cưỡng bức tình dục vào năm 2002.
    Cơn chấn động chính trị của nước Pháp sẽ còn kéo dài. Người dân Pháp đang chờ đợi những chi tiết mới chung quanh vụ việc này, tuy nhiên đa số ý kiến đều cho rằng dù tòa tuyên án có tội hay không , ông Dominique Strauss-Karl cũng đã đi đến đường cùng trong cuộc đời chính trị của ông.


    Nguồn lấy từ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gen-direc-imf-arre-sex-assault-05162011073745.html

    [​IMG][​IMG][​IMG]
     
  5. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Nỗi niềm người vợ
    của Strauss-Kahn

    Vợ của người đứng đầu IMF đang bị giam tại New York vì cáo buộc cưỡng hiếp từng là một phóng viên truyền hình bản lĩnh, cuốn hút và còn quyền lực hơn cả người chồng tai tiếng của mình.

    [​IMG]
    Bà Anne Sinclair cùng chồng Strauss-Kahn trong một cuộc bầu cử ở ngoại thành Paris. Ảnh: AP

    Anne Sinclair, vợ giám đốc IMF vừa bị bắt giam Dominique Strauss-Kahn được biết đến như một hậu phương thầm lặng, khi từ bỏ cả sự nghiệp riêng để hỗ trợ chồng. Bà được đánh giá là người vừa có sự nổi tiếng và tham vọng vừa biết làm "bàn đạp" để giúp chồng nổi tiếng trên chính trường quốc tế.
    Qua 20 năm chung sống, Sinclair từng nhiều lần đối mặt với những thử thách, nhưng bà khẳng định sẽ luôn đấu tranh để bảo vệ chồng mình trước những bê bối về chính trị, tài chính và tình dục. Cáo buộc cưỡng bức cô hầu phòng khách sạn đang nhằm vào Strauss-Kahn cũng không làm bà Sinclair lung lay, và nữ phóng viên truyền hình kỳ cựu này đã bay từ Paris sang New York để tranh tụng cho chồng.
    Theo AP, bà Sinclair chỉ đưa ra một phát ngôn duy nhất kể từ khi Strauss-Kahn bị bắt giam và ủng hộ chồng tuyệt đối: "Tôi không tin những lời buộc tội chồng tôi xâm hại tình dục. Tôi chắc chắn sự trong sạch của ông ấy sẽ được chứng minh", bà nhấn mạnh. Những người bạn của Sinclair cho biết bà vẫn rất bản lĩnh và quyết tâm đấu tranh đến cùng. "Bà ấy sẽ làm bất kỳ điều gì cho chồng mình", một người bạn của Sinclair nói trên tạp chí Le Parisien.
    Anne Sinclair bắt đầu nổi tiếng tại Pháp từ những năm 1980 và 1990, khi làm chủ một trong những kênh truyền hình ăn khách nhất nước này. Từ năm 1984 đến 1997, chương trình 7/7 của bà đã trở thành một đặc sản quen thuộc của tối thứ 7 trên truyền hình, khi bà thường phỏng vấn những chính khách và người nổi tiếng trên thế giới như Bill Clinton, Mikhali Gorbachev, Madonna, Bill Gates hay Paul McCartney.
    Nhiều người ví chương trình truyền hình của Sinclair giống như một Larry King Live của CNN phiên bản Pháp, thu hút từ 10-12 triệu lượt xem mỗi tuần và đưa Sinclair trở thành một trong những phóng viên nổi tiếng có mức lương cao nhất ở Pháp.
    Bà Sinclair thu hút sự chú ý của Strauss-Kahn tại bữa tiệc sinh nhật của ca sĩ, diễn viên nổi tiếng người Pháp Patrick Bruel năm 1989. Đám cưới của 2 người diễn ra sau đó 2 năm. Đây là lần kết hôn thứ ba của Strauss-Kahn và thứ hai của Sinclair.


    [​IMG]

    Dominique Strauss-Kahn và Annne Singlair

    Khi Strauss-Kahn là Bộ trưởng Công nghiệp Pháp và được xem là một trong những ngôi sao sáng chói nhất trong đảng Xã hội, báo chí Pháp cho rằng chính những mối quan hệ rộng, sự nổi tiếng trong giới truyền thông và tài sản của Sinclair đã giúp Strauss-Kahn có được cơ nghiệp chính trị của mình. Năm 1997 khi đang ở phong độ đỉnh cao của sự nghiệp, bà quyết định từ bỏ tất cả để tránh sự chú ý thái quá của dư luận, khi chồng trở thành Bộ trưởng Tài chính Pháp.
    Vợ chồng Sinclair và Strauss-Kahn từng trải qua thử thách trong hai vụ bê bối tài chính cuối những năm 1990, khi Strauss-Kahn bị buộc từ chức bộ trưởng, dù sau đó được chứng minh vô tội. Sau đó Sinclair cũng từng bảo vệ chồng trong vụ lùm xùm tình ái cách đây ba năm của Strauss-Kahn với cấp dưới ở IMF.
    Tuy nhiên, kết luận điều tra của Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết, Strauss-Kahn không hề lạm dụng tình dục đối với nữ nhân viên dưới quyền như cáo buộc. Sau vụ này, bà Sinclair đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng "mọi chuyện đã ở lại phía sau và chúng tôi vẫn yêu nhau như ngày đầu tiên".
    Anne Sinclair luôn bên chồng trong những sóng gió như thế và xuất hiện nhiều lần cùng Strauss-Kahn trên bìa tạp chí nổi tiếng Paris Match, với tiêu đề "Câu chuyện tình yêu, vinh quang và thử thách - một bộ đôi bản lĩnh trong khó khăn". Tạp chí này cũng từng cho đăng bức ảnh hai người đang đi dạo trong một công viên với câu trích dẫn của Sinclair bên cạnh: "Để bảo vệ chồng mình, tôi sẵn sàng dùng cả nanh vuốt".
    Trong vụ bê bối nghiêm trọng hơn nhiều tại New York, khi giám đốc IMF đang bị tống giam trong xà lim vì âm mưu cưỡng hiếp một cô hầu phòng khách sạn, một lần nữa Sinclair không bỏ rơi ông chồng tai tiếng của mình.
    Không chỉ mình bà Sinclair phải nếm trải mặt trái của việc làm phu nhân một chính khách dính bê bối tình ái. Trường hợp nổi tiếng nhất trước đó là bà Hillary Clinton, nay là ngoại trưởng Mỹ, thời kỳ chồng là Tổng thống Bill Clinton dính bê bối với cô thực tập sinh trong Nhà Trắng. Tuần này, bà Maria Shilver cũng đang lâm vào cảnh ngộ tương tự khi chồng là cựu thống đốc California Arnold Schwarzenegger thừa nhận có con riêng với một nhân viên phục vụ.


    Anh Ngọc
    ____________
    E-mail by VHL
     
  6. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    ÔNG STRAUSS-KAHN TỪ CHỨC CHỦ TỊCH IMF

    Tin New York - Ngày hôm qua ông Dominique Strauss-Kahn đã từ chức chủ tịch Qũy Tiền Tệ Quốc Tế, nói rằng ông ta cần tập trung năng lực để chống lại vụ truy tố tấn công tình dục người phụ nữ dọn phòng của khách sạn Sofitel. Ông Strauss-Kahn đã bị cảnh sát New York bắt trong ngày thứ Bảy tuần trước, làm sụp đổ hy vọng trở thành tổng thống Pháp vào năm 2012 và đang tạo tranh luận đối với truyền thống người chủ tịch phải là một người Âu Châu trong 65 năm qua của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế. Qua lá thư từ chức, ông Strauss-Kahn tuyên bố ông ta mạnh mẽ bác bỏ mọi sự cáo buộc đối với ông ta, ông ta muốn dùng hết sức mạnh, thời gian và năng lực để chứng minh mình vô tội. Chiều hôm nay, ông Strauss-Kahn sẽ ra toà lần thứ nhì, hy vọng sẽ đóng tiền thế chân một triệu mỹ kim để tại ngoại và sẽ bị quản thúc tại gia cho tới khi xét xử.

    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ÐỨC LÊN GIÁ SAU KHI CHỦ TỊCH IMF TUYÊN BỐ TỪ CHỨC

    Tin Frankfurt - Cổ phiếu Ðức đã lên giá sau khi ông Dominique Strauss-Kahn từ chức. Việc ông Strauss-Kahn chính thức từ chức đang tạo nhiều tin đồn về người thay thế. Ông Robert Halver của ngân hàng Baader nói rằng việc IMF không có người lãnh đạo đã tạo nhiều lo ngại cho thị trường chứng khoán trong lúc thế giới đang gặp nhiều vấn đề kinh tế và tài chánh, đặc biệt là khu vực đồng euro, cho nên IMF cần phải lập tức có người lãnh đạo. Chỉ số DAX đã lên được 1% vào lúc 11 giờ quốc tế. Ông Halver cũng nói rằng người tân chủ tịch IMF cũng phải là một người thuộc các nước đồng euro. Ông ta tin rằng một người Trung quốc hay một người Hoa Kỳ sẽ không muốn giải quyết sự khó khăn ở Âu Châu vì họ cũng đang gặp những sự khó khăn riêng của họ. Ông Halver hy vọng người tân chủ tịch của IMF là ông Axel Weber, nguyên thống đốc ngân hàng trung ương Ðức. Hiện giờ ông Strauss-Kahn đang bị nhốt tại một nhà tù trên đảo Rikers.

    MỘT BỘ TRƯỞNG PHÁP ÐỀ NGHỊ BÀ CHRISTINE LAGARDE LÀM CHỦ TỊCH IMF

    [​IMG]
    Tin Paris - Bộ trưởng Giao thông Pháp Thierry Mariani đã nói rằng Bộ trưởng tài chánh Christine Lagarde là người xứng đáng nhất để lên làm chủ tịch IMF. Ông Dominique Strauss-Kahn từng làm bộ trưởng tài chánh Pháp đã nộp đơn từ chức chủ tịch IMF để dành thì giờ và khả năng chống lại vụ án tấn công tình dục một phụ nữ làm công việc dọn phòng ở New York. Bà Lagarde hiện được coi là nhân tuyển hàng đầu có thể thay thế ông Strauss-Kahn của Âu Châu, là vùng đang gặp nhiều khó khăn kinh tế và tài chánh. Ông Thierry Mariani nói rằng bà Lagarde là nhân tuyển tốt nhất, đã đi nhiều nơi trên thế giới, tên tuổi quen thuộc với nhiều nước Á Châu, nói tiếng Anh lưu loát, là một ứng cử viên tốt nhất.

    Chính phủ Pháp chưa có phản ứng sau khi ông Strauss-Kahn từ chức. Việc thay thế ông ta sẽ là việc chính trong cuộc họp thượng đỉnh khối G-8 tại thị trấn Deauville của Pháp trong tuần tới. Các nhà kinh tế và người dân Paris hoan nghênh tin ông Strauss-Kahn từ chức. Một người đi đường nói đây là điều có lợi cho IMF, và cũng có lợi cho ông Strauss-Kahn. Một người khác nói trong tình trạng hiện giờ nếu ông Strauss-Kahn không từ chức thì cũng sẽ bị cách chức, cho nên từ chức là điều tốt nhất phải làm. Kinh tế gia Strauss-Kahn nói đây là một tin tốt, IMF cần có người lãnh đạo để tránh khó khăn cho thị trường. Người lãnh đạo mới là ai, sẽ không ảnh hưởng nhiều tới tình trạng nợ nần của Âu Châu.

    NHỮNG NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG THAY THẾ ÔNG STRAUSS-KAHN

    Tin Tổng hợp - Nhiều người nằm trong danh sách thay thế ông Strauss-Kahn đang bị truy tố các tội tấn công tình dục ở New York và đã nộp đơn từ chức. Chức chủ tịch IMF có truyền thống dành cho Âu Châu, nhưng trong lúc các nước có nền kinh tế vươn lên đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới nên áp lực chức vụ này có thể dành cho mọi nước hội viên. Thủ tướng Angela Merkel công khai tuyên bố phải dành chức vụ này cho Âu Châu vì IMF đang giữ vai trò chủ chốt trong việc cứu nguy tài chánh các nước trong khu vực đồng euro như Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Bồ Ðào Nha.

    Những ứng cử viên không phải là người Âu Châu gồm có ông Kemal Dervis là người đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2001. Thổ Nhĩ Kỳ là một nước có nền kinh tế đang trổi dậy nằm trong lục điạ Âu Châu và Á Châu. Ông Dervis đã rời Thổ Nhĩ Kỳ và làm việc cho Ngân hàng Thế giới từ năm 1978. Ông ta đã trở về nước năm 2001 để làm bộ trưởng tài chánh trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều ngân hàng vỡ nợ, lạm phát tăng cao, đồng bạc mất giá. Hiện giờ ông Dervis đang làm phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc chương trình Phát triển Kinh tế toàn cầu của viện Brookings. Nếu chức vụ này phải rơi vào tay một người Âu Châu, bà Christine Lagarde, 55 tuổi, đương kim bộ trưởng tài chánh Pháp có thể là nhân tuyển hàng đầu, có thể trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo IMF.


    Bà Lagarde là người phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch tổ hợp luật sư Baker MacKenzie, đã nhận được sự kính trọng của thị trường trong thời gian khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Nói tiếng Anh lưu loát, bà Lagarde đã được tờ Financial Times bầu làm vị bộ trưởng tài chánh xuất sắc nhất năm 2009. Khó khăn đối với bà Lagarde là Pháp đã giữ chức chủ tịch IMF trong 26 năm và tai tiếng của ông Strauss-Kahn có thể làm cho Paris khó khăn trong việc đề nghị chỉ định một người Pháp. Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng không muốn bà Lagarde rời khỏi chính phủ trong lúc Pháp đang giữ chức chủ tịch G-20 và Pháp sẽ bầu tổng thống vào năm tới. Bà Lagarde cũng có thể sẽ bị điều tra trong việc trả tiền bồi thường cho thương gia Bernard Tapie.


    Ông Trevor Manuel, 55 tuổi, làm bộ trưởng tài chánh Nam Phi từ năm 1996 cho tới năm 2009 cũng là một nhân tuyển có thể lãnh đạo IMF hay Ngân hàng Thế giới, nhưng nhiều viên chức IMF nói rằng ông Trevor Manuel thích hợp để lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hơn IMF. Nhân tuyển khác là ông Agustin Carstens, 52 tuổi, là một giáo sư kinh tế, hiện đang làm thống đốc ngân hàng trung ương Mexico.


    Ông Carstens từng làm phó giám đốc IMF từ năm 2003 đến năm 2006, trước khi trở về Mexico làm chính sách kinh tế cho Tổng thống Felipe Calderon và mới lên làm bộ trưởng tài chánh từ năm ngoái. Ông Montek Singh Ahluwalia, 67 tuổi, là nhà cố vấn kinh tế của Thủ tướng Manmohan Singh cũng là một nhân vật có nhiều cơ hội được chỉ định. Trước khi là giám đốc Cơ quan Ðánh giá Ðộc lập IMF, ông Ahluwalia đã làm việc cho Ngân hàng Thế giới và đã làm cố vấn cho bộ tài chánh Ấn Ðộ từ năm 1979. Trở ngại đối với ông Ahluwalia là đã lớn tuổi.


    Nhân tuyển nhiều hy vọng khác là ông Stanley Fischer, 67 tuổi, sinh ở Zambia, đã làm phó giám đốc IMF từ năm 1994 cho tới năm 2001, là tác giả của nhiều quyển sách kinh tế nổi tiếng và đang lãnh đạo khoa kinh tế của Viện Kỷ Thuật Massachusetts, đang làm cố vấn cho Chủ tịch Qũy dự trử Liên bang Hoa Kỳ Ben Bernanke. Ông Fischer cũng từng làm thống đốc ngân hàng trung ương Do Thái từ năm 2005, có quốc tịch Do Thái, được coi là người có khuynh hướng mạnh mẽ chống lạm phát, đã đề nghị tăng lãi xuất sau khi vừa giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008. Khó khăn đối với ông Fischer là lớn tuổi, và ông Robert Zoellick, người Hoa Kỳ đang giữ chức thống đốc Ngân hàng Thế giới. Các nước khó chấp nhận Hoa Kỳ cầm đầu cả IMF và Ngân hàng Thế giới.


    Ông Mohamed El-Erian, 52 tuổi, từng làm việc cho IMF, đang làm giám đốc điều hành công ty PIMCO ở California là một công ty đầu tư công khố phiếu lớn nhất thế giới cũng là người đang được nhắc tới. Ông El-Erian sinh ở New York, con của một nhà ngoại giao Ai Cập và một phụ nữ Pháp. Ông ta đã được đề nghị lãnh đạo IMF trong nhiều năm, nhưng việc ông ta thường đưa ra những lời chỉ trích tình trạng khủng hoảng nợ nần của khu vực đồng euro sẽ làm cho các nước Âu Châu không chịu chấp nhận. Ông Peer Steinbrueck, 64 tuổi, từ lâu được coi là người có thể lãnh đạo IMF, là một đồng minh của Thủ tướng Angela Merkel và đã làm bộ trưởng tài chánh Ðức từ năm 2005 đến năm 2009. Nhưng ông này đã công khai cho rằng Hoa Kỳ đã tạo nên cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu và đã tạo căng thẳng với Thụy Sĩ khi nói rằng Thụy Sĩ là nơi che chở cho thành phần trốn thuế.


    Ông Axel Weber, 53 tuổi, là cựu thống đốc ngân hàng trung ương Ðức, là hội viên hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương Âu Châu, là người có nhiều hy vọng sẽ được đưa lên làm thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu, thay thế ông Jean-Claude Trichet, nhưng trong tháng 2, ông Weber đã tuyên bố sẽ không chạy đua trong cuộc tuyển chọn này. Hiện giờ, ông Weber đang làm giáo sư kinh tế cho trường đại học thương mại Chicago Booth. Ông Weber đã có nhiều liên hệ chính trị với IMF, dạy môn chính sách tiền tệ và kinh tế quốc tế ở các đại học Ðức trước khi được chọn làm thống đốc ngân hàng trung ương Ðức hay Bundesbank trong năm 2004. Cựu thủ tướng Gordon Brown từng làm bộ trưởng tài chánh Anh cũng được coi là một ứngt cử viên sáng giá, nhưng thủ tướng David Cameron đã nói rằng ông Brown là người từ chối thâm thủng ngân sách và không thích hợp làm chủ tịch IMF.


    http://www.thegioimoionline.com/tm.php?recordID=2385

    [​IMG][​IMG][​IMG]
     
  7. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Diễn tiến chuyện "động trời" của ông cựu Tổng Giám Đốc IMF

    Suốt mấy ngày qua, báo chí khắp thế giới tổn hao giấy mực về câu chuyện "tày trời" của Tổng Giám đốc quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn, bởi chuyện này không chỉ tác động riêng đến đảng Xã hội Pháp, tới sĩ diện của Paris mà nó còn khiến IMF phải "điên đầu".
    [​IMG] Bị buộc tội xâm hại tình dục
    Dominique Strauss-Kahn, 62 tuổi, hiện đang bị tạm giam tại nhà tù khét tiếng Rikers Island vì cáo buộc tấn công tình dục. Nhóm luật sư biện hộ đã đề nghị cho thân chủ của họ tại ngoại với số tiền bảo lãnh là 1 triệu USD, để ông có thể tạm trú tại nhà của con gái mình trong lúc chờ ra hầu tòa vào ngày 20/5 song yêu cầu này đã bị từ chối. Quan tòa nói rằng bị cáo có khả năng sẽ chạy trốn.
    Trước đó, vào ngày 14/5, khi chuẩn bị lên đường về Pháp, Strauss-Kahn bị các nhân viên cảng New York và New Jersey đưa khỏi chiếc máy bay của hãng Air France tại sân bay quốc tế John F.Kennedy (Mỹ) và dẫn giải về sở cảnh sát.
    Strauss-Kahn đối diện bảy tội danh và nếu bị phán quyết là có tội, vị lãnh đạo IMF này có thể bị xử tới 25 năm tù.
    Tại nhà tù đảo Rikers, Strauss-Kahn hiện đang được theo dõi sát sao để ngăn ông tự sát. Nhân viên trại giam cứ 15-30 phút lại phải qua kiểm tra tình hình của ông này một lần.
    Ngày "định mệnh"
    Người tố cáo Strauss-Kahn là một phụ nữ nhập cư 32 tuổi, người gốc Guinea ở Tây Phi, hiện vẫn được giấu kín danh tính. Luật sư Jeffrey Shapiro nói thân chủ của ông tới Mỹ 7 năm trước đây và hiện đang sống với con gái.
    Shapiro khẳng định tố cáo của cô về việc bị Strauss-Kahn tấn công trong phòng nghỉ khách sạn gần Quảng trường Thời đại là "hoàn toàn nhất quán" vì cô chỉ nói sự thật.
    "Không thể có việc thuận tình xét theo bất kỳ khía cạnh nào. Đây là hành động tấn công tình dục bằng vũ lực, do người đàn ông này thực hiện đối với người phụ nữ trẻ này. Không chỉ có mình tôi cho rằng người phụ nữ này trung thực. Sở Cảnh sát thành phố New York (NYPD) cũng kết luận như vậy. Người phụ nữ này không có âm mưu gì hết", Shapiro nói thêm.
    Luật sư Shapiro cũng nhấn mạnh, chỉ sau khi báo cảnh sát, thân chủ của ông mới biết Strauss-Kahn là ai.
    Bê bối xâm hại tình dục liên quan tới Strauss-Kahn xảy ra tại khách sạn sang trọng Sofitel, trung tâm New York, ngày 14/5. Theo NYPD, người phụ nữ dọn phòng báo với cảnh sát rằng chiều hôm đó (thứ Bảy), khi cô bước vào phòng, ông Strauss-Kahn bước từ trong phòng tắm ra trong tình trạng khỏa thân, đuổi theo và xâm hại tình dục cô. Sau khi thoát ra, nữ nhân viên dọn dẹp này đã báo cho nhà chức trách.
    Ngay tối hôm đó, Strauss-Kahn bị bắt trên máy bay khi chuẩn bị rời sân bay John F Kennedy.
    Ngày 15/5, lãnh đạo IMF đã phải qua giám định y khoa. Cảnh sát tìm kiếm các vết xước cũng như các bằng chứng khác chứng minh cho cáo buộc tấn công tình dục.
    Sau đó, Strauss-Kahn bị cáo buộc có "hành vi tội phạm tình dục, giữ người trái phép và mưu toan hãm hiếp". Cảnh sát cho hay nữ nhân viên dọn phòng đã nhận ra ông Strauss-Kahn trong loạt người được mang ra nhận diện.
    "Không thể tiếp tục lãnh đạo IMF"
    Strauss-Kahn trở thành Tổng Giám đốc IMF từ tháng 11/2007. Trước đó, ông từng là thành viên trong Quốc hội Pháp, từng giữ chức Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Pháp từ tháng 6/1997 tới tháng 11/1999.
    Vụ bê bối nói trên đã giáng một đòn nặng ký vào phe cánh tả ở Pháp vì Strauss-Kahn trước đó được xem như ứng viên sáng giá cho vị trí tổng thống Pháp trong cuộc chạy đua vào điện Elysée năm 2012. Theo các cuộc thăm dò dư luận, ông này có cơ hội tốt để đánh bại đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy. Thế nhưng, với bê bối kể trên, Strauss-Kahn coi như đã bị loại khỏi cuộc đua.
    Có vẻ như "vận đen" bắt đầu ập xuống đầu Strauss-Kahn từ hồi tháng 4, khi cuộc sống của vợ chồng ông này biến thành một chủ đề bàn tán. Tài sản của chính trị gia này cũng bị phơi bày: căn hộ hơn 240 m2 ở khu Champs Élysées, nhà ở Washington và nhà nghỉ mát ở Marrakech. Không chỉ có thế, có tin còn nêu đích xác Strauss-Kahn chuyên đặt may com lê ở Georges de Paris, nơi chỉ những người nổi tiếng vãng lai, mà giá mỗi bộ là 35.000 Euro.
    Mới đây nhất, một cáo buộc khác cũng xuất hiện nhằm vào Strauss-Kahn. Nữ ký giả Pháp Tristane Banon, 31 tuổi, tuyên bố cô có thể đâm đơn kiện vì một vụ tấn công tình dục năm 2002. Người phụ nữ này khẳng định mình là nạn nhân của Strauss-Kahn và gọi ông là "con tinh tinh động dục".
    Không chỉ chịu búa rìu dư luận ở Pháp, Strauss-Kahn còn phải đối mặt với sức ép phải từ chức giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner phát biểu rằng Strauss-Kahn "rõ ràng không thể quản lý" IMF sau khi đã bị bắt và ban điều hành IFM gồm 24 thành viên sẽ phải sớm chọn ra một vị giám đốc tạm quyền.
    Thanh Hảo (Tổng hợp)

     
  8. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    [​IMG] Dominique Strauss-Kahn bị cảnh sát giải đi hôm 15/5. Ảnh: AP
    Truy tìm ADN của Strauss-Kahn trong khách sạn
    Cảnh sát Mỹ cho biết họ đã cắt một phần tấm thảm trong phòng khách sạn Sofitel New York, nơi giám đốc IMF Strauss-Kahn bị tố cáo xâm hại tình dục cô hầu phòng để xét nghiệm ADN.
    Các thám tử và công tố viên New York tin rằng tấm thảm trong phòng khách sạn Sofitel có chứa tinh dịch của Strauss-Kahn lọt ra sau khi cố gắng cưỡng bức cô hầu phòng. Xét nghiệm mẫu ADN thu được tại đây đang được triển khai nhanh nhưng phải sau vài ngày nữa mới có kết quả.
    Theo AP, bên cạnh việc kiểm tra khách sạn Sofitel để tìm bằng chứng về ADN, các nhà điều tra còn đang xem xét một thẻ chìa khóa mà cô hầu phòng đã dùng để mở cửa vào phòng của Strauss-Kahn để xác định cô này đã ở đó bao lâu.
    Trong khi đó, các luật sư bào chữa cho Strauss-Kahn hôm qua tiếp tục đề nghị nộp một triệu USD tiền bảo lãnh tại ngoại để thân chủ của họ có thể về nhà con gái ở New York 24/24 với sự quản chế bằng thiết bị điện tử. "Strauss-Kahn là một người chồng và người cha rất tình cảm, một nhà ngoại giao, nhà chính trị, luật sư, nhà kinh tế và là một giáo sư được kính trọng, chưa từng phạm tội", luật sư của Strauss-Kahn viết trong đơn gửi tòa án.
    Trong khi đó, giám đốc IMF, một quan chức người Pháp, đã bị giới chức Mỹ tịch thu hộ chiếu và không thể ra khỏi nước này. Toà án Mỹ trước đó còn bác đơn xin được bảo lãnh tại ngoại của Strauss-Kahn và chuyển nghi phạm này đến một phòng biệt giam trong nhà tù Rikers Island khét tiếng.
    Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn được xem là một ứng cử viên tiềm năng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào năm tới. Nhưng sự nghiệp chính trị của ông này có nguy cơ tiêu tan hoàn toàn, sau khi một nữ hầu phòng tại khách sạn Sofitel New York tố cáo ông có hành vi xâm phạm tình dục. Giám đốc IMF lập tức bị cảnh sát Mỹ bắt giam hôm chủ nhật vừa qua để điều tra.
    Anh Ngọc

    Tai tiếng IMF: Người phụ nữ bị tấn công tình dục ra khai
    VOA-hứ Tư, 18 tháng 5 2011

    Hôm thứ Tư, người phụ nữ dọn phòng đã tố giác Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn tấn công tình dục bà phải trả lời phản biện cho rằng bà đã ưng thuận quan hệ xác thịt với ông.
    Luật sư của người góa phụ 32 tuổi có con đến từ Guinea nói bà sẽ cho đại bồi thẩm đoàn ở New York biết “chẳng hề có sự đồng ý nào” của bà khi gặp ông Strauss-Kahn trong phòng khách sạn của ông tuần trước.
    Bà đã khai khi gặp bà, ông ta đã tóm lấy bà và tấn công bà trong căn phòng sang trọng ở khách sạn Sofitel, và định hiếp bà.
    Đại bồi thẩm đoàn nghe lời khai của bà và nhiều người khác trong một buổi lấy lời khai kín, nhằm xác định xem có đủ yếu tố để buộc tội người đứng đầu IMF hay không.
    Quyết định của đại bồi thẩm đoàn có thể được công bố vào thứ Sáu.
    Cho tới giờ này, ông Strauss-Kahn bác bỏ tất cả cáo buộc.
    Trong khi đó, một số tổ chức tài chính quốc tế yêu cầu ông từ chức để IMF có thể bổ nhiệm một người mới.


     
  9. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Cô gái tố Strauss-Kahn cưỡng dâm bị HIV?
    Có lẽ Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sẽ lo lắng hơn việc phải đối mặt với một bản án khi biết tin cô hầu phòng tố cáo ông cưỡng dâm đã từng sinh sống tại khu nhà dành cho người bị nhiễm HIV/AIDS.
    [​IMG] Ông Dominique Strauss-Kahn
    Theo tờ New York Post, cô hầu phòng tố cáo Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Dominique Strauss-Kahn cưỡng dâm có thể đã bị nhiễm HIV/AISD.
    Tờ báo này cho biết cô hầu phòng người Mỹ gốc Phi đang sống cùng cô con gái 15 tuổi tại tầng 4 của khu High Bridge từ tháng 1 năm nay. Trước đó, cô đã sống tại một căn hộ ở khu Bronx, nơi dành riêng cho các nạn nhân bị nhiễm HIV/AIDS của tổ chức Harlem (Cộng đồng AIDS) United.
    Tuy nhiên, New York Post không khẳng định liệu người phụ nữ 32 tuổi này có bị nhiễm HIV/AIDS hay không vì luật pháp Mỹ không cho phép tiết lộ thông tin y tế cá nhân.
    Theo tổ chức Harlem United, ít nhất trong gia đình phải có 1 người lớn bị nhiễm HIV/AIDS thì mới được thuê nhà tại khu Bronx, còn một người lớn khỏe mạnh và một đứa trẻ bị nhiễm HIV/AIDS thì không đủ điều kiện.
    Những người hàng xóm tại khu Bronx và High Bridge đều nói rằng họ chỉ thấy hai mẹ con cô hầu phòng sống cùng nhau chứ không thấy người trưởng thành nào khác. Bên cạnh đó người thân, bạn bè và luật sư của cô hầu phòng đều nói rằng cô là một góa phụ sống cùng con gái.
    Nữ hầu phòng tố cáo ứng cử viên tổng thống Pháp sáng giá đã ép cô quan hệ bằng miệng với ông ta hai lần và cố gắng cưỡng hiếp cô khi cô đang dọn dẹp phòng tại khách sạn Sofitel vào hôm thứ bảy tuần trước.
    Cô cũng nói với cảnh sát rằng sau bị Strauss-Kahn cưỡng dâm, có một ít tinh dịch của ông này từ người cô chảy xuống sàn nhà. Hiện cảnh sát đang tiến hành điều tra ADN theo lời khai của cô.
    Trung tâm kiểm soát dịch bệnh liên bang cho biết: “Có thể bị nhiễm HIV thông qua việc quan hệ bằng miệng hay các biện pháp không lành mạnh khác”. Như vậy, ngoài việc bị hủy hoại tiền đồ chính trị, ông Strauss-Kahn cũng có thể bị nhiễm căn bệnh thế kỷ vì cưỡng bức cô hầu phòng nếu như cô này bị nhiễm HIV/AIDS.
    Luật sư của Strauss-Kahn đã từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên.
    Sầm Hoa (Theo New York Post)


    Tú bà New York “tố” cựu giám đốc IMF thuê gái gọi
    (Dân trí) - Một tú bà khét tiếng tại New York với biệt danh “Má mì Manhattan” vừa lên tiếng tiết lộ rằng cựu giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn từng là khách hàng trong đường dây gái mại dâm của bà.
    [​IMG] Ông

    Strauss-Kahn và má mì Kristin Davis.
    Kristin Davis cho hay cô từng cung cấp các phụ nữ trẻ cho ông Strauss-Kahn hồi năm 2006, khi ông chạy đua vị trí đề cử của đảng Xã hội trong cuộc đua tổng thống Pháp. Một trong số các gái mại dâm đã phàn nàn về hành động hung hăng của ông.
    “Ông ấy là một khách hàng của dịch vụ Wicked Models. Khi khách hàng đối xử bạo lực với các cô gái của tôi, tôi sẽ không bảo vệ danh tính của họ nữa”, Davis nói.
    Ông Strauss-Kahn, 62 tuổi, bị cáo buộc tấn công tình dục một nữ nhân viên dọn phòng 32 tuổi tại khách sạn Sofitel ở Manhattan hồi cuối tuần trước. Ông phủ nhận các cáo buộc và hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Rikers Island ở New York.
    Davis, 35 tuổi, người khẳng định có một danh sách dài các khách hàng nổi tiếng, cho hay ông Strauss-Kahn đã trực tiếp dùng điện thoại di động của ông để gọi cho cô và trả 1.200USD cho 2 giờ vui vẻ với gái mại dâm tại khách sạn.
    “Ông ấy từng muốn một cô gái từ vùng trung tây nước Mỹ với gương mặt trẻ trung. Nhưng một cô gái đã phàn nàn hồi tháng 1/2006 rằng ông ấy thô bạo và giận dữ và nói thêm rằng cô không muốn gặp lại ông nữa”.
    Vào tháng 9/2006, ông Strauss-Kahn đã tới New York để tham dự một hội nghị do Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton chủ trì. Davis khẳng định rằng khi đó cô đã cử một gái mại dâm sinh tại Brazil tới cho ông. Cô này sau đó cũng đưa ra những lời phàn nàn bạo lực về ông Strauss-Kahn.
    Davis từng bị giam giữ hồi năm 2008 vì kinh doanh mại dâm. Chính người phụ nữ này đã nêu tên một trong số những khách hàng cấp cao, cựu thống đốc New York Eliot Sptzer, người đã từ chức năm đó sau khi bị tố từng quan hệ với gái mại dâm.
    Các luật sư của ông Strauss-Kahn đã từ chối bình luận về các cáo buộc trên.
    Những cáo buộc trên được đưa ra sau khi một nữ nhân viên khách sạn - một goá phụ Guinea và có con gái 15 tuổi - nói với quan toà rằng ông Strauss-Kahn tấn công tình dục cô một cách bạo lực.
    Ông bố 4 con đang đối mặt với 7 tội danh, trong đó có tội âm mưu hãm hiếp, giam giữ trái phép và hành động tình dục bất hợp pháp. Chờ phiên tòa tiếp theo đối với cựu Giám đốc IMF sẽ diễn ra vào thứ Sáu này.
    An Bình
    Theo Dailymail


    Pháp, Mỹ đối đầu quanh “vụ Kahn”

    TT - Luật đời tư của Pháp thuộc hàng nghiêm khắc nhất thế giới, và từ rất lâu người Pháp tự hào là không “đập cửa phòng ngủ của các chính trị gia để xem họ làm gì trong đó”. Do vậy, “vụ DSKgate” đang gây nên một “cú sốc văn hóa” giữa Pháp và Mỹ cũng như giữa báo chí hai nước.
    [​IMG] Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss - Kahn bị áp giải rời khỏi cơ quan cảnh sát New York ngày 15-5 - Ảnh: Reuters
    Các quan chức và dư luận Pháp tỏ ra cực kỳ bức xúc với các bức hình chụp cảnh ông Dominique Strauss-Kahn (DSK) bị còng tay khi bị cảnh sát Mỹ áp giải. Dù cảnh sát New York cho phép báo chí chụp hình nghi can, luật pháp Pháp nghiêm cấm hành vi công bố ảnh nghi can bị còng tay trong khi chưa bị kết án là có tội.
    Nhà triết học người Pháp Bernard-Henri Lévy, cũng là nhà báo và tác giả nhiều cuốn sách bán chạy nhất, viết trên trang The Daily Beast (Mỹ) cảnh báo: “Không gì trên thế giới có thể biện minh cho việc một con người đang bị ném cho một bầy chó cấu xé”. Ông tuyên bố “khinh bỉ” báo chí lá cải New York, gọi đó là một “sự xấu hổ nghề nghiệp”.
    Người Pháp bức xúc
    “Các bức hình chụp cảnh ông DSK bị còng tay cho thấy một sự thô bạo chưa từng có, và tôi lấy làm hạnh phúc là nước Pháp không có hệ thống tư pháp giống như Mỹ” - cựu bộ trưởng tư pháp Pháp Elisabeth Guigou nhận định.
    Theo bà Guigou, hình ảnh ông DSK mỏi mệt, râu ria lởm chởm, ăn mặc lôi thôi đã xâm phạm nhân phẩm và phẩm giá con người. Các chuyên gia Pháp cáo buộc hệ thống tư pháp Mỹ “mang tính kết tội”, trong khi hệ thống Pháp dù mất nhiều thời gian để xét xử hơn nhưng luôn bảo vệ quyền cá nhân. Cựu bộ trưởng văn hóa Jack Lang cáo buộc thẩm phán Tòa án hình sự New York có vẻ như quyết tâm “bắt gã người Pháp này phải trả giá” khi không cho ông DSK được tại ngoại.
    Hervé Gattegno, tổng biên tập báo Le Point của Pháp, cũng cho rằng ông DSK chưa bị kết án nhưng đã bị xử tội bằng... hình ảnh. Đề cập khoảng cách giữa công lý Pháp và công lý Mỹ, ông nhìn nhận người Pháp nói chung có sự “tôn kính” đặc biệt với các nhân vật quyền cao chức trọng trong khi người Mỹ thì ngược lại, họ muốn cho thấy họ không hề ưu ái ai.
    Theo ông, ở Paris, ông DSk hẳn sẽ được đưa đến tòa án từ dưới một đường hầm, trong một ôtô bít bùng để không ai nhìn thấy. Còn ở New York, thay vì kiềm chế và dè dặt, cảnh sát lại cho phép truyền hình quay phim thoải mái.
    “Mỹ đúng là đất nước của điện ảnh, của dàn dựng. Thế nhưng, nền dân chủ lớn này đôi khi lại không hành xử một cách thật dân chủ cho lắm” - ông kết luận.
    Luật Mỹ cho phép chụp ảnh nghi can tội phạm. Một số nhà bình luận truyền thông cho rằng đây là chiêu để nhà chức trách Mỹ sỉ nhục và dằn mặt nghi can để ép nghi can nhận tội. “Ở nhiều nơi tại Mỹ đây là biện pháp được nhà chức trách áp dụng để làm bẽ mặt nghi can - Reuters dẫn lời luật sư Mỹ Graham Wisner ở New York bình luận - Trong vụ này (DSK) ít nhất là có sự nhận định nghi can có tội khi ông ta bị đẩy ra trước ống kính máy ảnh”.
    Luật sư của ông DSK, Dominique de Leusse, tỏ ra bức xúc: “Chúng ta thấy hình ảnh ông DSK trên các chương trình truyền hình vào giờ vàng, trên trang nhất tất cả tờ báo, tay bị còng, bị cảnh sát dùng vũ lực tống vào xe, và điều này đi ngược với tinh thần luật pháp. Ngay cả khi hình ảnh chiếc còng không rõ ràng, ông ấy rõ ràng đã bị xử tội”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng sau “vụ DSK”, cách thức thông tin sẽ thay đổi.
    Luật liên quan tới hình ảnh của nghi can được thông qua năm 2000 ở Pháp nhằm mục đích đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội. Thế nhưng Rachid Arhab, thành viên của Cơ quan Giám sát các kênh truyền hình Pháp (CSA), cho biết luật này áp dụng đối với những hình ảnh phát ở Pháp “không kể các hình ảnh đó được quay hay chụp ở nước ngoài”.
    Báo Anh - Mỹ “ngạo” báo Pháp
    “Luật im lặng đã bảo vệ ông tổng giám đốc IMF” - báo The Australian của Úc chạy tít và viết: “Khi đề cập vấn đề tình dục, những điều dối trá trong giới chính trị, người Pháp và người anglo-saxon như đến từ hai hành tinh khác nhau”.
    Nhận định này có thể tóm tắt khá đầy đủ thái độ công khai của báo chí Anh - Mỹ và sự dè dặt của báo chí Pháp đối với đời tư của những quan chức hay chính trị gia như tổng giám đốc IMF DSK.
    “Giới chính trị và báo chí Pháp từ lâu đã biết tỏng cái gót chân Achille của ông DSK đối với phụ nữ - báo The Guardian (Anh) viết - “Vụ DSKgate” này đã xới lên trong giới báo chí và chính trị Pháp một câu hỏi phiền toái của hai thế giới: cái gì được viết, cái gì đằng sau và cái gì chính thức không được nói”.
    Báo Times cũng viết: “Từ bao năm rồi cả Paris đều nằm lòng cái ái lực với đàn bà không sao kiềm chế được của ông DSK. Những câu chuyện sàm sỡ của ông ta đối với các nữ đồng nghiệp, các nhà báo nữ và những người ông ta quen biết thì đầy rẫy. Thế mà người ta vẫn cứ nhắm mắt làm ngơ, nhờ truyền thống khoan dung theo kiểu xí xóa cho nhau trong giới quyền lực”.
    Từ đó, báo New York Times kết luận “người Pháp đã trở nên đồng lõa” khi chấp nhận giữ bí mật kiểu như thế”.
    Báo Daily Mail cũng không ngần ngại đề cập đến thái độ “đồng lõa” này khi viết: “Nếu như ông DSK là một nhà lãnh đạo Anh hay Mỹ thì những chuyện lăng nhăng tày đình của ông ta đã bị phơi bày trước công luận và luận bàn trên báo chí từ lâu rồi”, trong khi đó, ngược lại, “báo chí Pháp lại chẳng mảy may quan tâm đến những thành tích tình ái này của ông ta, có lẽ là vì những điều này không thể được đề cập đến trong mùa bầu cử tổng thống”.
    Nói chung, báo chí Anh - Mỹ nhấn mạnh: “Đây không là cú sốc của các nền văn minh giữa người Pháp và người Anh - Mỹ mà là quyền được biết của công chúng”.
    Về điều này, ngay một tờ báo Pháp như Mediapart cũng đồng tình khi viết: “Sự tôn trọng đời tư sẽ phải dừng lại khi có vi phạm pháp luật, càng không thể bao che cho tội phạm hay các hành vi phạm pháp quả tang. Thế mà từ nhiều năm qua, nhiều nhà báo Pháp đã né tránh đề cập đến đời tư của ông DSK: phải chăng họ đã đánh mất đi một trong những sứ mệnh của họ là cảnh báo xã hội?”.
    H.TRUNG - K.LOAN - T.N



     
  10. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Ông DSK được tại ngoại - Nhưng thế chân 1 triệu đôla ! Có tiền được ra ngoài gần vợ con - Kỳ này cho lão tởn - Anne, vợ hắn cũng hết ghen 'thầm' ! Một thoáng "dd" nổi lên. Cuộc đời từ trên trời rớt xuống đia ngục. Đúng là "lên voi, xuống chó" trong gang tấc.
    Tui là nạn nhân của đàn ông (bay bướm) mà tui thấy lão DSK ở tù cũng tội nghiệp !
    DSK còn ngủ trong tù đêm nay, chờ ngày mai tiền vô băng đàng hoàng ![​IMG] $$$

    Phần nhiều người tài giỏi thường hay sanh tật ! Đâu có ai
    hoàn toàn tuyệt đối.
    [​IMG]

    vdn
     

Chia sẻ trang này

Share