Vẽ voi

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Đặng Quang Chính, Thg 10 21, 2014.

  1. Đặng Quang Chính

    Đặng Quang Chính New Member

    Tham gia ngày:
    Thg 3 19, 2011
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vẽ voi


    Nói nguyên câu là: "Thừa giấy vẽ voi". Tôi vẽ... hay ai vẽ?. Chúng ta hãy theo dõi đầu đuôi câu chuyện trước đã.


    I) Trên trang TVVN.org, có những bài viết hoặc nội dung, tự nó có điều trái ngược; hay là nội dung bài của tác giả này ngược với ý bài của tác giả khác.
    - Bài của chính tác giả
    Chẳng hạn bài của Nguyễn Hưng Quốc. Ông ta, đến cuối học kỳ, cho sinh viên xem một phim có nội dung liên quan đến môn học mà ông ta cho biết có tên là: “Nhiều Việt Nam: Văn Hóa Chiến Tranh Và Ký Ức
    (1). Cuốn phim có nhan đề: "nhan đề Ngày Giỗ (The Anniversary, 2004) của Hàm Trần, một đạo diễn trẻ gốc Việt tại Mỹ.

    Ông ấy đưa kết luận đến sinh viên như sau: "Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi, liên quan đến chiến tranh và hậu quả của chiến tranh, mỗi người Việt Nam là một khối mâu thuẫn khổng lồ. Không hiểu được sự mâu thuẫn ấy, không thể nào giải quyết được các xung đột hiện nay"(hết trích)

    Riêng cá nhân tôi, sau khi xem xong bài viết đó, tôi cảm nhận: hoặc ông ấy đề cao môn học ông ta phụ trách hay là ông ấy không cập nhật hóa kiến thức của mình.

    Nước Mỹ cũng có nội chiến, nhưng 40 năm sau đó, dân tộc Mỹ còn những mâu thuẫn nào không?. Hiện nay, tại VN, mâu thuẫn giữa người miền Bắc và miền Nam có còn tồn tại?. Trả lời được các câu hỏi đó sẽ giúp chúng ta thấy sự mâu thuẫn có còn khổng lồ như ông Quốc nói hay không.

    - Bài của hai tác giả, Song Chi và Alan Phan (2) ngày 09.09.2014, trang mạng tvvn.org
    (1) Song Chi, bài "Một xã hội sặc mùi kim tiền"
    (a) Chuyện thứ nhất
    - TS. Fanny Quertamp Nguyễn, Giám đốc Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI - một dự án hợp tác cấp địa phương giữa Vùng Rhône - Alpes và thành Hồ) cho biết, từ năm 1993-2013, trong khu trung tâm TPHCM có đến 207 công trình xây dựng có giá trị di sản bị phá bỏ hoặc biến dạng”.
    - kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng viết trong bài “Một Sài Gòn đang trở nên xa lạ” (báo Pháp luật Thành Hồ
    ):»... …Theo thống kê, hiện có khoảng 180 cao ốc đã và đang mọc lên ở khu trung tâm Sài Gòn. Hàng loạt dự án cũng đang tiếp tục triển khai như dự án SJC Tower (diện tích 4.000 m2, cao 58 tầng, chiếm bốn mặt đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực). Dự án Sài Gòn Center giai đoạn 2 cũng vừa được chủ đầu tư làm lễ khởi công. Không lâu nữa, gần ngôi chợ Bến Thành đậm chất Sài Gòn xưa sẽ mọc lên cao ốc 45 tầng với 200 căn hộ cùng khu chức năng văn phòng, thương mại.

    Tác giả Song Chi kết: " Hãy nhìn sang các thành phố xinh đẹp lâu đời của quốc gia khác, từ Paris, Rome, Athens, London, Warsaw… chính phủ các nước này luôn trân trọng và đặt yếu tố bảo vệ những công trình kiến trúc, những di sản văn hóa cổ xưa lên trên hết, và nếu có xây mới thì cũng phải hài hòa với cái cũ.
    (b) Chuyện thứ hai
    Dự án sách giáo khoa điện tử cho học sinh lớp 1-3 tại Thành Hồ đang bị người dân phản ứng dữ dội. phụ huynh phải bỏ ra từ 3-5 triệu đồng để mua một cái bảng điện toán cho con em. Trong khi lương công nhân tạm cho rằng từ 3-6 triệu.
    (c) Chuyện thứ ba
    Một thông tin cho biết, gần 10,000 lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng, Hà Tĩnh để đáp ứng nhu cầu công việc của công ty gang thép Formosa. Việc lao động Trung Quốc tràn ngập ở VN không còn là chuyện mới mẻ gì từ lâu nay. Ai cũng biết, Trung Quốc thắng thầu rất nhiều công trình ở VN, và cứ mỗi công trình được thi công thì nhà thầu Trung Quốc lại đưa người Trung Quốc sang, trong số đó không chỉ những người có chuyên môn, các kỹ sư mà cả lao động phổ thông cũng rất nhiều. Thật là một nghịch lý, vì trong khi đó kỹ sư, thạc sĩ, cử nhân VN bị thất nghiệp đầy rẫy.

    Tác giả Song Chi kết
    :” Thứ nhất, hầu hết các quyết định từ phía các cơ quan, bộ máy nhà nước VN hiện nay đều xuất phát từ một chữ Tiền. Vì tiền, vì cái lợi trước mắt, người ta sẵn sàng xóa sổ một công trình kiến trúc xưa, sẵn sàng đưa ra một dự án phi nhân tính đối với trẻ con-thế hệ tương lai của đất nước, sẵn sàng chấp nhận cho người nước ngoài vào giành công ăn việc làm của hàng ngàn, hàng vạn lao động Việt. Thứ hai, hầu hết các quyết định đều không hề vì dân vì nước. Và cuối cùng (thứ ba), trong một quốc gia khi người dân không hề được hỏi ý kiến…”

    Kết luận xem ra hơi lủng củng. Bởi, bọn tham nhũng mafia đỏ (gọi là, nhóm lợi ích, nghe có vẻ dễ thương quá) chỉ vì "Chữ tiền" thì chúng đâu cần làm gì cho dân, cho nước...và như thế, chúng hỏi ý dân làm gì cho mất thì giờ quí báu của chúng??!...

    (2) Alan Phan, bài "Người Việt không xấu..."
    Ông ấy viết
    , “Thực ra, suy cho cùng, những cái gọi là “xấu xí” đều phát xuất từ một nguyên nhân quan trọng nhất: người Việt ta rất nghèo. Nghèo tiền bạc là một chuyện thấy rõ qua lịch sử. “Bần cùng sinh đạo tặc” nên cả dân tộc và quốc gia loay hoay hoài 80 năm qua với vụ đi xin, đi vay. Không được thì cướp giật rồi đổ thừa cho cái “nghèo tiền” của mình”.

    Ông ấy diễn ý xa hơn, ở phần kết luận " Sự nghèo hèn tự nguyện của người Việt là điều chua xót nhiều hơn các quan điểm về xấu xí. Nhìn ra một bối cảnh xa hơn, khi xã hội “chấp nhận” nghèo hèn để yên ổn thì chúng ta phải suy nghĩ điều gì? Khi một người vợ cam phận sống đời đời kiếp kiếp …vì vài lợi ích cá nhân của ông gia trưởng đã khô xác…thì chúng ta có nên quay mặt đi và thở dài?
    Có xấu xí không khi đã nghèo mà còn ngu
    ?

    Có hai câu hỏi nảy sinh nơi đây. (1) Khi ông ấy viết: "Tù khổ sai Mỹ dường như là lựa chọn của phần lớn nhân loại". Không biết tỉ lệ người nghèo chiếm bao nhiêu phầm trăm trong tổng số dân ở Mỹ?.(2) Khi ông viết :”Sự nghèo hèn tự nguyện của người Việt…”. Dù có thêm một câu sau đó như là giải thích, câu lơ lửng vừa rồi khiến người đọc khó hiểu. Vì thế, nếu người ta hiểu theo kiểu, người dân nghèo chịu an phận, không dám quyết định một cách dứt khoát nên cứ phải chịu cảnh nghèo. Nếu đúng thế, rõ là, ý tưởng câu của ông Alan na ná kiểu kêu gọi của CS: "Vô sản vùng lên, nếu mất chỉ mất xiềng xích". Giả dụ, lối liên tưởng này đúng, đó không là lỗi của người xem. Nó na ná vì không phải ông ta bắt chước mà có thể vì ông ấy phải đi đi về về VN nên cũng hơi "nhột" với bọn Công an mạng.

    Phần câu kết luận của ông, có phần lủng củng (tuy ít hơn) giống như kết của tác giả Song Chi. “Có xấu xí không khi đã nghèo mà còn ngu?”. Có khi nghèo mà không ngu, chẳng hạn các nhà hiền triết xưa và nay. Còn ngu mà không nghèo, có trường hợp các Phú hộ (hay trọc phú)...hay những người hưởng được của phụ ấm, người trúng số..v..v.. Chúng ta đã nghe quen câu: "Hay không bằng hên", áp dụng vào những trường hợp thành công mà người đó chẳng có trình độ học vấn cao (chẳng hạn). Thường thì "Nghèo và ngu" trộn lẫn với nhau, cái này sinh ra cái nọ. Chúng không phải là hai phần tách biệt, được nối với nhau. Nếu ghép chúng lại như kiểu nói của ông Alan Phan, chắc loại người này thuộc thành phần "Untouchable" trong hệ thống đẳng cấp Jatis của xã hội Ấn Độ. Đã "Nghèo và ngu, còn xấu nữa"!.

    II) Tóm lại, qua hai bài viết, chúng ta có thể gom ý lại như sau. Bọn CS, hồi còn khố rách áo ôm không muốn người ta nhìn chúng như là những người "xấu xí". Hơn nữa, chúng không muốn "tự nguyện nghèo nàn" nên đã vùng lên phá tan xiềng xích. Nay, có dịp làm "đẹp" (có quyền lực để gom tiền) tội vạ gì chúng lại làm cho dân, cho nước và tội vạ gì mà chúng để ý đến ý kiến của người dân.

    Một vòng luẩn quẩn mà ta cứ mổ xẻ hoài. Thật là "Thừa giấy vẽ voi"!



    Đặng Quang Chính
    dangquangchinh2013@vikenfiber.no




    Ghi chú:
    (1)h**p://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2417-Nh%E1%BA%ADy-c%E1%BA%A3m
    (2) h**p://www.tvvn.org/
     

Chia sẻ trang này

Share