Tiếng Sáo Thiên Thai Vọng Khúc Đàn Sầu

Thảo luận trong 'Thơ' bắt đầu bởi Lu Hà, Tháng 5 21, 2016.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Bình thơ Giang Hoa và Lu Hà


    Tiếng Sáo...

    Thu vàng nắng trải nhuộm đường tơ
    Sáo thổi trầm mê liễu đợi chờ
    Gửi nỗi bao phiền hoa lệ úa
    Trao niềm những tủi trái sầu mơ
    Thuyền trăng buổi hạ sao hờ hững
    Ngõ mộng ngày đông quá sững sờ
    Phố cũ người xưa hồn bỏ lại
    Quay về chỗ hẹn luyến tình thơ ...

    21.05.2016
    Thơ: Giang Hoa


    Nức Nở Cung Đàn...
    họa thơ Giang Hoa: Tiếng sáo...

    Réo rắt thiên thai dải lụa tơ
    Nâng niu ống trúc sáo tiên chờ
    Trương Chi xao xuyến con thuyền ái
    Công Chúa dạt dào một bến mơ
    Ai oán tim chàng thành chén ngọc
    Bi thương lòng thiếp chạm tay sờ
    Giọt châu lã chã hồn ly biệt
    Nức nở cung đàn vọng tiếng thơ...!

    21.5.2016 Lu Hà



    Ngay từ cổ sơ, Đông và Tây phương đã tìm thấy trong âm nhạc có 5 bậc chính.
    Cụ Nguyển Du có câu hay trong Truyện Kiều:

    “cung thương làu bậc ngũ âm
    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương


    Ngũ âm (đúng hơn là 5 dây) gồm: Cung, thương, giốc, chủy vũ, vừa vặn với ngũ hành, mỗi dây ứng theo mỗi hành.

    Trong văn học nước ta. Nguyễn Du tả Kiều gảy đàn bốn lần, nhiều người đã không tiếc lời khen Nguyễn Du rất tuyệt diệu trong lúc tả nàng Kiều đánh đàn.

    “So dần dây vũ dây văn
    Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
    Khúc dâu Hán Sở chiến trường
    Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau

    Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
    Nghe ra như oán như sầu phải chăng
    Kê Khang này khúc Quảng Lăng
    Một rằng “lưu thủy” hai rằng “hành vân”

    Quá quan này gái chiêu quân
    Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia
    Trong như tiếng hạc bay qua
    Đục như nước suối mới sa giữa vời…“

    Đàn thì như vậy còn tiếng sao đưọc Thế Lữ mô tả trong thơ lục bát:

    “…Trời cao, xanh ngắt. - Ô kìa
    Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai.
    Theo chim, tiếng sáo lên khơi,
    Lại theo giòng suối bên người Tiên Nga.
    Khi cao, vút tận mây mờ,
    Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh,
    Êm như lọt tiếng tơ tình,
    Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không.
    Thiên Thai thoảng gió mơ mòng,
    Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay...“


    Còn Lu Hà thì mô tả bằng thơ song thất lục bát:
    Tiếng Sáo Theo Mây

    “…Tiếng địch thổi nghe mà réo rắt
    Lơ lửng cao tha thiết đâu đây
    Cớ sao thổn thức vơi đầy
    Lưng trời ngăn ngắt mây bay chập chờn

    Điệu trầm bổng nỉ non van lạy
    Gió heo may ngai ngái hồ thu
    Sương hồng thoa nhẹ bông lau
    Lá rơi sóng biếc chân cầu bóng ai

    Dáng thơ thẩn ngày dài sợ mất
    Sắc đẹp rồi lất phất tả tơi
    Hoàng hôn lay lắt buông lơi
    Hồn theo tiếng sáo xa xôi chân trời...

    Lòng man mát bồi hồi tình ái
    Tấm khăn hồng đẫm lệ phôi phai
    Má đào duyên nợ trần ai
    Xót xa ân hận tuyền đài còn vương…“

    Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau từ từ khảo sát tiếng sáo thiên thai vọng khúc đàn sầu trong hai bài đường thi của Giang Hoa và Lu Hà. liên tưởng tình yêu dân gian thuần khiết ngày nay và tích truyện Trương Chi này xưa.

    Giang Hoa:
    "Thu vàng nắng trải nhuộm đường tơ
    Sáo thổi trầm mê liễu đợi chờ"

    Lu Hà:
    "Réo rắt thiên thai dải lụa tơ
    Nâng niu ống trúc sáo tiên chờ "

    Mùa thu ai cũng biết lá vàng trải rộng nhuộm với nắng vàng tơ liễu óng mượt chưa đến lúc tàn lụi gía băng như mùa đông. Có lẽ mùa thu là mùa gợi nhớ thương sầu của tình yêu. Lòng người ta phới phới rộn ràng nao nức bâng khuâng như chàng trai dân tộc H`Mông vùng Cao Nguyên hay Mán Mường miền Tây Bắc, tay cầm cây sáo trúc réo rắt mơ tưởng về cõi thiên thai, gió thổi, mây bay, bướm lượn, hoa chào, suối nước trong veo, tiên nga đợi chờ... Từ Thức lạc vào động hoa vàng.


    Giang Hoa:
    “Gửi nỗi bao phiền hoa lệ úa
    Trao niềm những tủi trái sầu mơ “

    Lu Hà:
    “ Trương Chi xao xuyến con thuyền ái
    Công Chúa dạt dào một bến mơ “


    Chao ôi! Biết bao cảnh thực hay hư ảo về cõi thiên thai có trong truyền thuyết xưa nay, làm hồi hộp rung động biết bao tâm hồn tao nhân mặc khách từ Lưu Thần, Nguyễn Triệu, Từ Thức, Liêu Trai, tới chàng Trương Chi lái đò....

    Mị Nương là một cô gái xinh đẹp, con của một vị quan đại thần. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng trong lồng vàng, lúc nào cũng buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó nghỉ ngơi.

    Nàng vẫn thường ra căn nhà và say đắm một tiếng sáo trên dòng sông của Trương Chi. Một anh chàng ở làng chài ven sông, thổi sáo hay nhưng tướng mạo vô cùng xấu xí.

    Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện và Mị Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh bệnh, các đại phu chịu bó tay. Một hôm, cha nàng biết được tiếng sáo là của anh tên Trương Chi. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Mị Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng. Rồi xin cha cho mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng. Nàng tỏ ý lạnh nhạt, bảo Trương Chi đi ra, và không còn mê tiếng sáo của chàng như trước kia nữa.

    Trương Chi kể từ khi về nhà đã thầm yêu Mỵ Nương. Nhưng nàng từ chối. Trương Chi thất vọng mang bệnh tương tư, sầu héo dần mà chết. Bạn bè cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.
    Cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc liền mua về rồi sai thợ làm thành chiếc chén uống trà. Mị Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng Trương Chi, tức thì tiếng sáo năm xưa hiện lên như than như trách. Mỵ Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và chiếc chén tan ra thành nước.


    Giang Hoa:
    “Thuyền trăng buổi hạ sao hờ hững
    Ngõ mộng ngày đông quá sững sờ “

    Lu Hà:
    “Ai oán tim chàng thành chén ngọc
    Bi thương lòng thiếp chạm tay sờ “


    Giang Hoa:
    “Thuyền trăng buổi hạ sao hờ hững
    Ngõ mộng ngày đông quá sững sờ “

    Lu Hà:
    “Ai oán tim chàng thành chén ngọc
    Bi thương lòng thiếp chạm tay sờ “

    Từ con thuyền tượng trưng cho tình yêu hững hờ vào buồi tối mùa hạ trăng sáng thành sững sờ ngõ mộng ngày đông đưọc đo bằng gang tấc sao mà buồn tủi phũ phàng thế sao? Người con gái mê tiếng sáo tiếng hát của một anh chàng lái đò mà sinh ra bệnh tương tư và khi gặp mặt thấy xấu xí quá mà thành khỏi bệnh chả cần thuốc tiên thuốc thánh của các bậc danh y Hoa Đà, Biển Thước . Nàng khỏi bệnh thì chàng thành kẻ thất tình, phẫn uất buồn ph ền mà ốm chết trái tim hóa thành bảo ngọc. Người cha vô t ình mua lại cho thợ làm thành chén uống nước trà, thì hồn chàng lại hiện về đòi nợ tình nàng thì ai mà chịu nổi, mới chạm tay sờ thì nước mắt tuôn ra làm rã tan hòn ngọc thạch. Thật là cảm động bi ai vô cùng cho một thiên tình sử.

    Giang Hoa:
    „Phố cũ người xưa hồn bỏ lại
    Quay về chỗ hẹn luyến tình thơ ...“


    Lu Hà:
    “Giọt châu lã chã hồn ly biệt
    Nức nở cung đàn vọng tiếng thơ...!“

    Phố cũ là nơi hò hẹn thề non hẹn biển hội chợ tình quê, trai gái gặp nhau các vùng dân tộc thổi kèn múa xòe ôn lại tình xưa tuy ngày nay kẻ chân trời người góc biển răng long tóc bạc, người thành đạt ăn nên làm ra kẻ vẫn long đong ngày chạy gạo lo từng con cá lá rau, có người đã ra đi biền biệt từ lâu hồn còn phảng phất quay về, có người may mắn còn trụ lai với đời như nàng Mỵ Nuơng khóc chàng Trương Chi.

    Kết thúc bài bình thơ.Tại hạ xin đăng bài thơ về tình yêu tâm hồn thiên nhiên hùng tráng của đồng bào dân tộc thay cho lời kết. Rõ nghĩa thêm cho hai bài đường thi của Giang Hoa và Lu Hà. Tiếng sáo thiên thai vọng khúc đàn sầu:

    Đồi Tình Suối Ái Khau Vai
    cảm xúc khi đọc bài thơ lục bát của Hoài Anh: Chợ Tình Khau Vai *

    Suối róc rách vẳng nghe tiếng khóc
    Đồi Khau Vai thổn thức bi ai
    Chứa chan giọt lệ vắn dài
    Cuộc tình dang dở nhạt phai u hoài

    Mặc mưa nắng mây dày gió bão
    Chợ tình yêu ảo não gặp nhau
    Lứa đôi cây cỏ nát nhàu
    Trán nhăn tư lự mái đầu phong sương

    Râu tóc bạc tình thương chưa hết
    Nụ cười xưa da diết đắm say
    Cớ sao trời đất đổi thay
    Chia ly cách trở đắng cay thế này

    Biết gia đạo thẳng ngay chồng vợ
    Dặm đường xa duyên nợ trăng soi
    Thẫn thờ chỉ gặp mặt coi
    Liêu xiêu bóng đổ chơi vơi nỗi niềm

    Lưng gùi sọt trầu têm thuốc gói
    Ống điếu cày nhả khói chim kêu
    Hàn huyên non nỉ tối chiều
    Thẫn thờ kẻ ở tiêu điều người đi

    Kẻ đến chậm rầm rì bên suối
    Mòn mỏi chờ tức tưởi hỏi ai
    Hẩm hiu đè nặng đôi vai
    Tóc mây lõa xõa trúc mai bẽ bàng

    Đành trờ lại muộn màng năm tới
    Người tình xưa trăng trối ra đi
    Hồn mây theo cánh chim ri
    Đồng hoang cỏ dại thầm thì em ơi!

    Cũng lắm kẻ chân trời góc bể
    Đã thành danh bệ vệ com lê
    Ngậm ngùi vịn gốc cây thề
    Lẻ loi chiếc bóng não nề thở than

    Buồn lê lết thân tàn bệnh tật
    Mắt lờ đờ tay giật dây leo
    Chân què chống gậy cố trèo
    Xanh xao bé nhỏ hắt heo gío lùa

    Kể sao xiết bốn mùa ly biệt
    Chỉ một ngày tha thiết đôi ta
    Vào ngày hai bảy tháng ba
    Tiếng khèn thánh thót ngân nga núi rừng

    Tình không bán bạn đừng dong ruổi
    Chẳng mua hoa đắm đuối men say
    Ái ân trần trụi ô hay
    Xin đi chỗ khác mà bay bướm vờn.

    * Lu Hà chỉ mươn cốt chuyện của đồng bào dân tộc mà sáng tác, tránh dùng lại câu chữ của bài thơ lục bát.
    24.11.2014 Lu Hà

    Ngày 21 tháng 5 năm 2016 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share