Tin tức TC: TC xuống giọng, trấn an láng giềng

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi việtdươngnhân, Thg 4 1, 2011.

  1. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:



    [​IMG]
    Tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc. (Hình: sinodefense.com)


    Quân đội Trung Quốc hôm thứ Năm hứa hẹn sẽ xây dựng sự tin cậy với các quốc gia láng giềng tiếp theo nhiều tháng có sự căng thẳng với Mỹ và các nước khác do thái độ ngày càng hung hãn của Bắc Kinh.
    Trong thực tế đây mới chỉ là một hứa hẹn suông chưa có bảo đảm gì cụ thể nhất là những tháng gần đây đã xảy ra nhiều vụ va chạm giữa tàu thuyền Trung Quốc với Nhật, Philippines và ngư dân Việt Nam. Mặt khác sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc được coi là tiềm năng đe dọa đối với những quốc gia trong vùng Tây Thái Bình Dương.

    Lời hứa này được đưa ra trong một tập tài liệu, một hình thức bạch thư, về chính sách nhà nước được công bố mỗi hai năm và tiếp theo các than phiền của Mỹ cũng như các quốc gia khác là Trung Quốc không giải thích rõ ràng mục tiêu của việc nhanh chóng phát triển khả năng quốc phòng trong ba thập niên qua.

    Tất cả các quốc gia láng giềng với Trung Quốc đều báo động trước việc họ bắt giữ các tàu đánh cá ngoại quốc một cách bất hợp pháp, ngăn trở các tàu nghiên cứu trong vùng Biển Ðông, cùng với việc cảnh cáo Mỹ không được có hoạt động hải quân trong vùng Hoàng Hải, nơi Trung Quốc coi là sân nhà của mình, và sử dụng tàu chiến lẫn trực thăng thách đố các chiến hạm Nhật.

    Việc Trung Quốc hung hăng khẳng định lãnh thổ của mình ở những nơi đang có tranh chấp cũng tạo ra các phản ứng ngược từ khu vực, khiến các láng giềng Bắc Kinh tiến đến gần hơn với Mỹ và tạo ra các thử thách mới cho ngoại giao Trung Quốc.

    Trong điều rõ ràng là sự công nhận nhu cầu phải có trao đổi tin tức rõ ràng hơn, bản báo cáo quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên có một mục nói về việc gây dựng sự tin cậy với các quốc gia khác, nêu lên việc tham khảo quốc phòng, có các cuộc huấn luyện chung cũng như trao đổi tin tức giữa các đơn vị trấn đóng biên giới.

    Trung Quốc, theo bản báo cáo này, đang theo đuổi những bước như “tìm phương cách hiệu quả để duy trì an ninh quốc gia đồng thời phát triển và duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”

    Tuy nhiên, dù đưa ra mục tiêu tạo sự tin cậy trong lãnh vực quân sự, bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm Thứ Ba bác bỏ phản đối của Nhật về sự kiện hồi đầu tháng này một trực thăng Trung Quốc bay sà xuống thấp, chỉ cách một khu trục hạm Nhật khoảng 70m khi chiếc tàu này đang tuần tiễu gần khu vực có tranh chấp.

    Washington trong thời gian qua kêu gọi có sự liên lạc chặt chẽ hơn với quân đội Trung Quốc, tuy rằng phía Bắc Kinh tiếp tục tỏ ra ngần ngại.

    Bắc Kinh hủy bỏ các trao đổi quân sự năm ngoái sau khi Mỹ hứa bán cho Ðài Loan số võ khí và quân dụng trị giá khoảng $6.4 tỉ.

    Với 2.3 triệu lính dưới cờ, quân đội Trung Quốc hiện lớn nhất thế giới và tiến trình canh tân của họ đi cùng với những bước mở rộng ra thế giới bên ngoài, kể cả việc gửi khoảng 17,000 quân tham dự vào các đội quân bảo vệ hòa bình Liên Hiệp Quốc.

    Khi giới thiệu bản báo cáo, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Ghen Yansheng, nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là “sẽ không bao giờ dùng sức mạnh quân sự bắt nạt láng giềng.”

    “Hiện giờ và trong tương lai, bất kể là Trung Quốc phát triển tới đâu, Trung Quốc sẽ không bao giờ có ý muốn thống trị hoặc theo đuổi các chính sách bành trướng,” ông Ghen nói.

    Bạch thư quốc phòng này cũng lập lại sự khó chịu của Trung Quốc trước sự hỗ trợ Mỹ dành cho Ðài Loan. Việc Mỹ bán võ khí cho Ðài Loan đang “gây cản trở nặng nề cho mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc và ảnh hưởng tới việc phát triển mối quan hệ hòa hoãn qua eo biển Ðài Loan.”


    V.Giang

    Theo NguoiViet

    http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=3262
     
  2. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:




    [​IMG]


    Anh Vũ RFI

    Chủ nợ chính của Mỹ là Trung Quốc ngày 19/4 kêu gọi Washington đưa ra những « biện pháp có trách nhiệm » để bảo vệ các nhà đầu tư. Trước đó, Standarder & Poor's hạ điểm triển vọng nợ công của Mỹ.




    Phản ứng của Trung Quốc xuất hiện ngay sau khi mà lần đầu tiên trong lịch sử, công ty thẩm định tài chính Standarder & Poor's hạ điểm triển vọng nợ công của Mỹ. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố « chúng tôi hy vọng chính phủ Mỹ sẽ nghiêm túc đưa ra những biện pháp chính sách có trách nhiệm để bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư ».
    Yêu cầu của Bắc Kinh đối với chính sách kinh tế Mỹ qua kênh ngoại giao là điều hiếm thấy nhưng có thể hiểu được mối quan ngại của Bắc Kinh trước tình hình nợ công của Mỹ trong bối cảnh mà Trung Quốc đang nắm giữ một lượng lớn trái phiếu Mỹ.

    Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde phân tích :

    Lời cảnh báo cho thấy chính quyền Trung Quốc tỏ ra lo ngại. Điều hiếm thấy đối với một nền ngoại giao vốn đã quen lên giọng kêu gọi không can thiệp. Yêu cầu của Bắc Kinh cũng là chỉ trích nhằm vào kế hoạch kích thích kinh tế của chính quyền Obama nhằm đưa Hoa Kỳ thoát khỏi khủng hoảng.

    Đối với chính quyền Trung Quốc, nợ nần của Mỹ tăng cao có thể gây hậu quả trực tiếp đến túi tiền của các chủ nợ. Mà chủ nợ chính của Hoa Kỳ ở đây chính lại là Trung Quốc. Tính đến mùa hè năm 2010, các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ gần 870 tỷ đô la tiền trái phiếu Mỹ.

    Theo Bắc Kinh thì phép tính rất đơn giản là nếu như nợ của Mỹ bị bùng nổ, đồng đô la có nguy cơ bị mất giá kéo theo trái phiếu cũng bị mất giá. Tất nhiên Washington không đồng ý với ý kiến này và phản đối đánh giá bi quan do cơ quan thẩm định quốc tế Standard and Poor’s đưa ra. Thứ hai vừa qua, lần đầu tiên cơ quan này đã hạ điểm triển vọng nợ công của Mỹ từ mức sự « ổn định » xuống « tiêu cực ».

    Bắc Kinh đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về khả năng chống đỡ thâm hụt ngân sách của Mỹ và bắt đầu đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ của mình. Nhưng với mức dự trữ ngoại tệ vượt quá 30% của cả thế giới, Trung Quốc biết rõ lúc này họ không có sự lựa chọn nào khác. Thị trường Mỹ là nơi duy nhất đủ lớn để đón nhận nguồn tiền đầu tư của Trung Quốc.




    tags: Hoa Kỳ (Mỹ) - Kinh tế - Theo dòng thời sự - Trung Quốc
     
  3. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:






    [​IMG]

    Đáp lại Philippines, Trung Quốc vừa gửi công hàm ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc khẳng định chủ quyền 'không thể chối cãi' ở Biển Đông.

    Manila đã gửi note verbale lên LHQ hồi đầu tháng để phản đối yêu sách đường chín đoạn chiếm gần 80% Biển Đông của Bắc Kinh.

    Ngay lập tức, Trung Quốc lên tiếng phản bác thư ngoại giao của Philippines thông qua phát ngôn của Bộ Ngoại giao.

    Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh cũng gửi công hàm lên LHQ nói chính Manila từ những năm 1970 đã "bắt đầu xâm lược" quần đảo Nam Sa (Trường Sa) mà Trung Quốc "nắm chủ quyền không thể chối cãi".

    Công hàm này được gửi cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hôm 14/04.

    Hãng thông tấn Associated Press của Mỹ đã có trong tay văn bản này và cho hay nội dung công hàm chỉ trích việc mà Trung Quốc gọi là "Philippines chiếm đóng một số đảo và bãi cạn thuộc quần đảo Nam Sa, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".

    Bắc Kinh vẫn kiên quyết yêu sách đường chữ U chiếm phần lớn Biển Đông, đã được nước này chuyển cho LHQ năm 2009.

    Yêu sách này trước đã bị các nước Việt Nam, Malaysia và Indonesia phản đối.

    'Ông nói qua, bà nói lại'


    Hiện Philippines, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam đang tham gia tranh chấp lãnh thổ tại Trường Sa.

    Theo quy ước chung, Ủy ban về định giới thềm lục địa của LHQ sẽ không chấp thuận bất cứ tuyên bố chủ quyền của nước nào nếu như còn có tranh chấp về chủ quyền.

    Trong công hàm mới nhất, Trung Quốc nói thư ngoại giao của Philippines "hoàn toàn không thể chấp nhận được".

    Bắc Kinh nói chủ quyền của Trung Quốc được dựa trên nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý.

    Công hàm của Trung Quốc cũng nói cho tới trước những năm 1970, Philippines còn chưa nhắc tới chủ quyền ở quần đảo Trường Sa trong một loạt các hiệp ước về lãnh thổ.

    Thế nhưng kể từ đó, "Philippines đã bắt đầu xâm lược và chiếm đóng một số đảo và bãi cạn tại Nam Sa và tuyên bố chủ quyền, gây phản đối dữ dội từ Trung Quốc".

    Trung Quốc nói quyền hợp pháp không thể bắt nguồn từ hành động phi pháp, vậy nên Philippines không thể tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.


    BBC
     
  4. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:




    Mai Vân, rfi
    [​IMG] Ông Bạc Hy Lai chủ trương trở lại thời Mao Trạch Đông (DR)
    Đề tài nổi bật trong các hàng tựa lớn trang nhất báo chí Pháp hôm nay rất đa dạng : Tình hình Syria đang gây bất ổn cho vùng Cận Đông, Pháp đang trong xu hướng "co cụm" trước hệ quả toàn cầu hoá, vấn đề nhập cư, và lễ Phục Sinh. Bên cạnh đó Châu Á khá được quan tâm, từ Trung Quốc đến Lào, Ấn Độ... Đặc biệt là Trung Quốc, nơi mà theo báo Le Monde, đang diễn ra một "cuộc tiến công của giới Tân Maoít cho một chế độ cứng rắn hơn".

    Le Monde nêu bật xu hướng đang muốn trở lại chế độ thời Mao, mà theo tờ báo ông Bạc Hy Lai, bí thư Đảng ủy Trùng Khánh đang là đầu đàn. Ông đang tiến hành một cuộc ‘‘vận động đỏ ’’ trước Đại Hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2012.

    Theo Le Monde, cuộc đấu tranh nội bộ trước Đại Hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012, đang chuyển hướng một cách lạ lùng. Tờ báo nhìn thấy là vào năm tới đây, êkíp Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo sẽ chuyển quyền cho thế hệ mới. Ban Thường vụ Bộ chính trị cũng sẽ chuyển tay.

    Trong 9 ghế mà hai được dành cho tân Chủ tịch và Thủ tướng thì số 7 chỗ còn lại đang được tranh chấp một cách gay gắt : những ủy viên ra đi làm mọi cách để đề bạt người của mình. Một số người ngắm nghía chiếc ghế ủy viên thường trực như ông Bạc Hy Lai, theo le Monde, đang làm mọi điều để thu hút sự chú ý.

    Theo bài báo, từ năm 2008, ông Bạc Hy Lai đã tiến hành cuộc ‘vân động đỏ’ ở Trùng Khánh, nào là cuộc thi ‘nhạc đỏ’ tại công viên, nào là buộc sinh viên dành 4 tháng trong chương trình học tập đến ở với công nhân và nông dân. Ngoài ra tư tưởng của Mao cũng được mạng xã hội Twitter của thành phố phổ biến. Trong tháng 3 vừa qua một trong những đài truyền hình của thành phố đã đổi sang thành đài truyền hình đỏ với những chương trình ‘văn hoá cộng sản’ vào giờ cao điểm.

    Le Monde nêu câu hỏi là những người hoài niệm thời Mao, trong một thời gian dài từng bị xem là thiểu số lập dị, phải chăng đang trở lại mạnh mẽ trong tầng lớp cầm quyền ? Hiện tượng truy bức, bắt giam người viết blog, luật sư , nghệ sĩ như ông Ngải Vị Vị ... đang gây xôn xao dư luận.

    Theo Le Monde, có nhà quan sát đánh giá là hiện tượng cứng rắn trở lại trong giai cấp cầm quyền trước hết là một chiến lược chính trị cổ điển, nhưng cũng có nhà phân tích cho rằng điều đó thể hiện sự lo ngại của giới bảo thủ, đang cảm thấy bị đe doạ trước những nguyện vọng dân chủ.

    Le Monde trích dẫn giáo sư Trương Minh, thuộc Đại học Bắc Kinh, giải thích là phe bảo thủ có cảm giác là vẫn có một tầng lớp ở cơ sở khâm phục những tư tưỏng như thế. Dĩ nhiên có những người cảm thấy họ bị mất tất cả với những thay đổi kinh tế, họ có ảo tưởng là hồi thời Mao, công nhân, nông dân sung sướng hơn.

    Ngoài ra thì có những cán bộ bị mất ảnh hưởng trong các cuộc đấu đá nội bộ, đang tìm cách chiếm lại ưu thế. Theo ông Trương Minh, chính do vấn đề cải tồ chính trị bị khoá chặt mà những người như ông Bạc Hy Lai mới có thể chiếm lĩnh sân khấu bằng cách sử dụng chủ nghiã Mao.

    Còn trả lời Le Monde, giáo sư kinh tế Hồ Tinh Đẩu tại Bắc Kinh, cũng giải thích là vì nhiều vấn đề kinh tế xã hội cho nên ngày càng nhiều người chống đối cải tổ. Nhưng theo ông, thời Mao các vấn đề xã hội, lạm quyền, tội ác còn nhiều hơn ngày nay nhưng thời ấy, vì thông tin bị kiểm soát rất chặt chẽ nên không ai hay biết gì cả.

    Đối với vị giáo sư kinh tế này, Mao là một cơn ác mộng vô hạn mà người Trung Quốc đã trải qua, và nếu không công khai chỉ trích Mao hay không thoát ra khỏi di sản mà nhà lãnh đạo này để lại, thì không bao giờ Trung Quốc bước vào sự hiện đại.

    Khổng Tử chỉ lai vãng được ít lâu tại Thiên An Môn

    Le Figaro cũng chú ý đến Trung Quốc nhưng trên một sự kiện lý thú mà tờ báo nêu trên trang nhất với hàng tựa : Khổng Tử khứ - hồi Thiên An Môn.

    Tờ báo ghi nhận hóm hỉnh là như thế, Khổng Tử chỉ có ở một thời gian ngắn ở Thiên An Môn : tháng giêng vừa qua, tượng của nhà hiền triết đã được khai trương rầm rộ ở quảng trường nổi tiếng. Tượng cao 9 mét, nặng 17 tấn, được đặt trước Viện Bảo tàng Quốc gia, cho thấy là ngài đã được ưu ái trở lại.

    Thế nhưng mới đây thì bức tượng đã đươc kín đáo chuyển đi. Và như thế là những lời chỉ trích đã vang lên : có người cho là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị xấu hổ khi ca ngợi nhà hiền triết mà thời Mao bị cấm đoán, lên án. Một số khác thì cho là đảng Cộng sản không có quyền chiếm đoạt di sản của ngài.

    Theo Le Figaro vì không có lời giải thích nào được ra, cho nên một số người đầu ốc tiếu lâm đã sẳn sàng giải thích trên mạng : có người tự hỏi phải chăng Không Tử đã bị đưa đi vì không chịu gia nhập đảng ? Một người khác cho là phải chăng Khổng Tử đã bị công an câu lưu vì ‘tội ác kinh tế’, ám chỉ việc ông Ngải Vị Vị bị bắt giam.


    Biểu tình tại Morocco, yêu cầu nhà vua từ bỏ bớt quyền lực 7 hours ago - Reuters 1:31 | 876 views Protesters take to the streets of Morocco demanding reforms despite a promise by King Mohammed to give up some of his powers.


    Xem >> http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=11143#post11143


     

Chia sẻ trang này

Share