Thi Nhân Và Danh Vọng

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 3 28, 2013.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Nếu muốn trở thành thi sĩ thực sự trong lòng nhân thế, thì hãi quên đi hai chữ danh vọng. Danh vọng tiếng tăm người đời thường ham muốn. Nhưng theo tôi nhận thấy: cũng chính nó đã giết chết hồn thơ và cảm hứng sáng tác. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Nguyến Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, Nguyễn Bính, Hồ Dzech, Hàn Mạc Tử …đã để lại cho chúng ta những kiệt tác bất hủ .Trong khi các ông lại nghèo xác xơ không một xu dính túi. Có những người làm thơ ra, thiên hạ còn coi thường không thèm đọc. Chỉ còn thời gian là sàng lọc, khi trí tuệ cảm nhận lên cao thì thiên hạ mới nhớ tới các ông. Than ôi! Các ông đã là người thiên cổ từ lâu rồi. Nhưng không ai có thể sau một đêm ngủ dậy mà trở thành thi sĩ.

    Các danh sĩ ngày xưa, thường là phải học hành lấy sự nhiệp quan trường làm chính. Nhưng khi đã làm quan to thì các ông lại chẳng sáng tác ra được một bài thơ nào cho ra hồn. Chỉ khi đã bị thất sủng, bị đày đoạ ra biên cương, chỉ khi đã bị đẩy xuống tận cùng của đau khổ thì tâm hồn các ông mới trỗi dậy, khóc thương, lồng lộn đòi cuộc sống, đòi thơ.

    Thi ca là kho báu tâm hồn, nuớc mắt của những người nghèo, chứ không phải cho người giàu. Người giàu đã có vàng bạc tiền của rồi, họ cần thi ca để làm gì? Có chăng chỉ là đua đòi đánh si cho bóng cái mặt mình thêm dày mà thôi. Thật nực cười cho cả những đao phủ giết người trong nháy mắt, những gangster, những trùm băng đảng khủng bố, hay những con yêu râu xanh cũng tự nhận mình là thi sĩ và còn ăn cắp thơ người khác bắt mọi người ca ngợi học tập.

    Khi đọc một bài thơ ta thấy những gì? Những câu, những chữ, những vần, những điệu, những ý nó liên kết với nhau như một nhịp cầu, nghe như có hơi thở đều đặn của một linh hồn, xa xa như làn sóng thủy triều mênh mông vô tận...Thế mới gọi là thơ. Đọc một bài thơ chỉ thấy chữ thấy câu, những chữ ta đã nghe nhàm chán như trong nghị quyết chỉ thị của đảng thì đó có phải là thơ đâu. Lắm chữ nhiều từ nhưng rời rạc tối nghĩa, hoặc cầu kỳ dùng những từ đao to búa lớn nghe choang choang như sắt thép kiểu Trường Chinh, hoặc vô lý thiếu lôgich lại tưởng đó là huyền bí cao siêu.

    Ta hãy nghe anh chàng Phạm Tiến Duật làm thơ: „ Xe không có kính, không phải vì xe không có kính- Đạn nổ bom rơi kính vỡ đi rồi“ .Cũng giống như „ Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi- Con cóc nhảy đi, con cóc ngồi đó.“. Họ làm thơ như vậy đó, nó trối tai qúa mức, chẳng có hình ảnh trí tuệ , trí tưởng tượng quái gì cả. Họ còn bảo Phạm Tiến Duật là viện sĩ hàn lâm của đảng, của dòng thơ cách mạng yêu nước chống Mỹ? Tố Hữu chỉ làm thơ con cóc thôi mà cũng được phong là đại thi hào ngang ngửa với Nguyễn Du.

    Cái khốn nạn của thi sĩ và danh vọng là ở chỗ đó. Làm thơ không phải vì thơ vì nghệ thuật sáng tạo mà chỉ để tuyên truyền chính trị mỵ dân, biến những câu khẩu hiệu suông tẻ nhạt như những bài vè có mùi mắm tôm, mắm ruốc, dưa khú mà vẫn bịt mũi khen hay. Tôi phê phán thẳng cánh, và rất khó chiụ khi phải đọc những bài thơ như vậy. Ngực họ đã đầy huân chương huy chương sáng lóe lên rồi hoặc với những tấm biến treo cao rất oai chủ tịch đảng, chủ tịch nước, uỷ viên bộ chính trị mà vẫn chưa đủ còn phải nhất quyết kèm theo cái thẻ thi sĩ dán ở túi áo nữa thì mới thoả mãn. Thật ra tôi không bao giờ đọc mà chỉ tình cờ nhớ lõm bõm khi có người viết thành những bài bình phẩm ca ngợi họ.

    Tôi rất thích đọc khi ai viết về Nguyễn Du, Tản Đà, Nguyễn Bính, Hồ Dzech và tôi đọc rất say xưa. Thơ tình là một mảng đề tài mà tôi thích, nó là những giọt nước mắt yêu thương của tâm hồn. Mình có như thế nào, mình nghĩ những gì thì mình sẽ viết ra như thế đó. Với tình yêu không thể dối trá, không thể không nói có, có nói không, tình cảm gỉa trá được giống như một người đồng tính luyến ái mà cứ anh anh em em ở lừa dối thiên hạ. Thà rằng cứ nói toạc ra tôi là kẻ đồng tính đây, người đời gọi tôi là con bóng, đời tôi khổ lắm.

    Tả tình dù cho có bất mãn oán trách cũng phải đúng sự thật. Nếu chả may nhân vật mà mình viết trong thơ có vô tình đọc được, cô ta sẽ nghĩ về mình như thế nào? Dù cho mình không nói rõ tên là ai. Nếu mình điêu ngoa cố tình viết sai tâm trạng mình? Sau này ai cũng phải chết cả, nhưng tấm lòng chân thành của mình hy vọng sẽ được cảm thông, hóa giải cho những nỗi buồn khổ đau thương nhớ của mình.

    Người cộng sản họ cũng làm thơ tình. Theo tôi thơ thì có nhưng tình thì không. Nghe nói họ tuyên truyền tôn thờ một anh chàng đồng tính luyến ái cả đời không biết mùi mồ hôi đàn bà, không biết cái slip của đàn bà dày mỏng như thế nào. Chắc các bạn cũng biết tên tuổi anh chàng này như sấm động ngang tai. Anh chàng này chẳng phải ai xa lạ họ Xuân tên Diệu.
    Thú thực đọc thơ anh ta tôi chỉ ngửi thấy mùi húng lìu và thịt chó thôi. Nhưng bộ máy tuyên truyền cuả đảng thi nhau gọi chàng ta là hoàng tử thơ tình. Trong khi có nhũng chàng hoàng tử đích thực như Nguyễn Bính, Hồ Dzech, Hữu Loan v.v..thì bi gán cho cái tội nhân văn giai phẩm, kẻ đi tù, người về quê, luôn bị theo dõi ám toán tuyệt đường sinh nhai, dần mòn bệnh tật mà chết. Thương nhớ Hũu Loan một nạn nhân thương tâm của chế độ cộng sản tôi đã chuyển thể thơ anh,không phải có ý khoe thơ với các bạn đâu. Nếu các bạn rỗi rãi đọc chơi qua thì cũng chẳng chết ai. Các bạn sẽ đọc qua khi tôi viết về Hữu Loan , đẻ tưởng nhớ đến ngày anh đã ra đi vĩnh biệt chúng ta, và tôi cũng nhắn nhủ cả chàng hoàng tử Xuân Diệu đôi lời, một thần tượng ái tình của cộng sản

    Kính Tặng Hương Hồn Hữu Loan

    Thắp Nén Hương Sầu
    chuyển thể thơ Hữu Loan: Màu Tím Hoa Sim

    Phận là gái ba anh bộ đội
    Xa gia đình ở mãi chiến khu
    Em trai còn bé ngây thơ
    Vẫn chưa biết nói mẹ già em thương

    Tôi Hữu Loan người chồng vệ quốc
    Đợi chờ em mái tóc còn xanh
    Kết hôn ngày đẹp tháng lành
    Không đòi áo cưới, yêu anh trọn đời

    Tôi tranh thủ mấy ngày vội vã
    Đôi giày đinh tầm tã hành quân
    Bùn lầy lưá tuổi đang xuân
    Em cười xinh xắn tâm hồn ngất ngây

    Chàng độc đáo em say giản dị
    Tình vợ chồng đắm đuối yên vui
    Cưới xong buồn bã ra đi
    Mấy ngày nghỉ phép ngậm ngùi trăng suông

    Cứ ái ngại tào khang nồng thắm
    Gái có chồng ảm đạm chiến tranh
    Cuộc đời vệ quốc chiến binh
    Biết đâu vĩnh biệt khi mình hy sinh?

    Cũng khối kẻ rừng xanh núi đỏ
    Nắm xương tàn cổ độ trăng thu
    Linh hồn lạc lối quê nhà
    Tìm người vợ trẻ mịt mù mưa rơi!

    Nhưng không chết người trai khói lưả
    Mà chết người em gái hậu phương
    Em tôi một buổi bên sông
    Cuốn trôi rờn rợn thê lương não nùng

    Tôi xin phép về làng thăm mộ
    Mẹ tôi ngồi lã chã thương đau
    Chiếc bình hoa cưới ngày xưa
    Muội tàn bám lạnh âu sầu âm u

    Thương mái tóc vẫn chưa tròn búi
    Vội ra đi buồn tủi hoàng hôn
    Ái ân chưa trọn trăng tuần
    Để anh côi cút tấm thân phong trần

    Vẫn chưa thuả lời trăn ý trối
    Dặn gì nhau lần cuối em ơi!
    Ngày xưa đồi tím sương rơi
    Áo em cũng tím lòng tôi ngẹn ngào

    Tôi nhớ lại đèn khuya vắng vẻ
    Một mình em vá áo cho chồng
    Miệt mài trọn cả đêm trường
    Bát cơm miếng nước tình thương dạt dào

    Chiều Đông bắc rừng mưa u ám
    Ba người anh thê thảm bi thương
    Cái tin em gái trôi sông
    Đi nhanh hơn cả lấy chồng mừng vui!

    Gió thu sớm ngậm ngùi mây nước
    Dòng sông quê bàng bạc trăng tàn
    Em trai mới lớn chưá chan
    Ngỡ ngàng ảnh chị lệ tràn bờ mi

    Gió hiu hắt mây trời bảng lảng
    Chiều hành quân qua những đồi sim
    Cỏ vàng héo uá trong tim
    Nỗi buồn day rứt im lìm bước đi

    Muà sim chín lòng tôi tha thiết
    Cảnh chiều hoang biền biệt Ninh ơi!
    Ai hò biển lá xa xôi
    Vô tình ác ý giưã đời thương đau...

    Chiều hoang tím vàng thu chẳng dứt
    Tôi ngân nga da diết lời ca
    Áo anh sứt chỉ đường tà
    Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu...

    Muà sim chín càng đau rớm lệ
    Gió thông reo tê tái hồn thơ
    Nấm mồ cỏ dại hoang vu
    Có ai thắp nén hương sầu cho tôi!

    20.3.2010 Lu Hà
    Tỏ lòng ngưỡng mộ thương nhớ tới thi sĩ Hữu Loan
     

Chia sẻ trang này

Share