Thân phận đàn bà ở Việt Nam: Tội nghiệp quá.

Thảo luận trong 'Phạm Hoài Bắc' bắt đầu bởi Pham Hoai Bac, Thg 1 21, 2014.

  1. Pham Hoai Bac

    Pham Hoai Bac New Member

    Tham gia ngày:
    Thg 1 21, 2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thân phận đàn bà ở Việt Nam: Tội nghiệp quá.

    Phạm Hoài Bắc.

    - Vô tình đọc được 01 bài viết với tựa đề “Chắc má tao mừng lắm”của ông Võ Đại Tôn, được lưu trữ trên trang mạng “Văn KhốThuyền Nhân Việt Nam”, ĐTD đã không ít lần len lén lau nước mắt dù trong phòng chẳng có ai (tính nhạy cảm có thừa), và tự nhủ đây sẻ là đềá tài của bài viết đầu để ra mắt quí độc giả.

    Ông Võ Đại Tôn, trong 01 chuyến cùng đoàn “Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam”, đã về lại Galang để tảo mộ cho những thuyền nhân VN không may nằm xuống, nơi, khi xưa, đã từng là 01 trong những trại tỵ nạn lớn nhất của những người VN trốn chạy khỏi đất nước vì sự tàn bạo trên mức tưởng tượng của loài người, “lũ cộng sản VN vô than”. Ở đây, ông và những người đồng hành đã nhìn thấy những ngôi mộ tội nghiệp bị đập phá, hủy hoại chẳng biết vì ai? Ở đây, họ đã ngậm ngùi thắp nhang cho những ngôi mộ mà bia chữ hoặc đã mờ phai theo giòng thời gian, hoặc nếu có đọc được lại chỉ có ngày chết, nhưng chẩng thấy ngày sinh. Cũng ở đây, đoàn người vô vị lợi ấy đã lần theo một tấm bảng với hàng chữ “Body Tree” để tìm đến nơi một gốc cây, nơi mà dân địa phương và vài người trong đoàn từng trải qua thời kỳ tỵ nạn trên đảo này vẫn gọi là “Miếu Ba Cô”. Những người bạn cùng đoàn, đã từng ở qua trại tỵ nạn này, đã kể cho ông nghe chuyện 03 cô gái trẻ trên đường trốn chạy cộng sản, đã chẳng may bị lũ hải tặc hãm hiếp. Đến được nơi đây, tủi nhục, tuyệt vọng, ba cô gái đã tìm đến gốc cây này để treo cổ tìm lối giải thoát cho chính họ. Chuyện cũng được kể trong 03 người có 02 chị, em ruột, tuổi còn nhỏ lắm. åTác giả đã có những cảm xúc rất thật trong bài viết khi ông chạnh nghĩ đến ngôi miếu hoang tàn này, đến những người con gái bạc phước, tuổi chỉ đáng con ông, đã phải bỏ lại đời mình giữa lòng đất lạ, cũng chỉ vì thèm khát được nhìn thấy hai chữ “Tự Do”, cũng chỉ vì một chính quyền mọi rợ đã nhẫn tâm xua đẩy những người, đa số của miền Nam Tự Do trước 1975, để họ không còn một chọn lựa nào khác.

    Đi! Ra biển, vào rừng...nơi nào cũng được, trên chiếc những chiếc ghe mà người đượcnêm như cá mòi, hoặc giữa rừng hoang biên giơiù Thái, Miên, Lào, không định hướng, không cần biết sẽ ra sao? Chỉ với một hy vọng thật cỏn con: Thoát.

    Nếu thế giới không mở tay? nếu nước Mỹ không hối lỗi? thì phải chăng chúng ta đã sẽ không có may mắn để ngồi, để viết, để được đọc lại những câu chuyện, những bài viết của đau thương, tủi nhục; của thất bại, bẽ bàng; của trầy trụa, thành công.

    Rời Galang, nơi đã gửi lại biết bao thân xác của người Việt tỵ nạn không may, đoàn của ông về lại Geylang, một khu bình dân của Singapore, để trú ngụ qua đêm trước khi mỗi người về lại quê hương thứ hai, nơi đã bao dung đón nhận họ. Họ đã phải chọn khu vực xô bồ và đầy những tệ nạn xã hội này, vì chuyến hành trình họ vừa trải qua, hoàn toàn do tấm lòng, hoàn toàn từ túi tiền tiết kiệm của chính ho, chỉ để ghi lại, tưởng nhớ lại, thắp lại ít nén nhang cho những người tỵ nạn Việt xấu số năm xưa chẳng may đã chơ vơ gửi thân xác họ lại trên mảnh đất ấy.ï Lại cũng chính ở đây, khu phố Geylang, ông Võ Đai Tôn lại được chứng kiến, được nghe lại một câu chuyện thật đáng thương tâm từ hai cô gái Việt Nam còn trong tuổi học trò, trong lúc vô tình bước vào một cửa hàng chuyển và đổi tiền, chiều hôm ấy.

    “K? này tao g?i v? ???c 50 đô. Ch?c mátao m?ng l?m!”.

    CHẮC MÁ TAO MỪNG LẮM, cũng đã là tựa cuêa bài viết của ông.

    Câu nói ngắn giữa hai cô gái ng??i V?nhLong mà ông đã vô tình nghe được tại c?a hi?u nàày dã khiến ông phải theo hai cô đến m?t cửa hàng bình dân. Tại đây ông đã tiến đến bàn hai cô ngồi để làm quen họ. Ông đã thật bất ngờ với câu chào m?i bằng tiếng Anh, mà sau này ông mới biết là bất cứ một cô gái Việt Nam nào qua đây kiếm sống bằng cách này cũng đều học nằm lòng: “You good, me go?”. Câu nói từ cửa miệng những cô gái từ Việt Nam (nhi?u, nhi?u lắm...),và còn thật trẻ, lứa tuổi đáng ra còn đang cắp sách đến trường, đáng ra vẫn còn đang thủ thỉ khoe với bạn bè cùng trang lứa về mối tình đầu của họ, đã vì chữ hiếu, vì tình trạng kinh tế không lối thoátá của gia đình trong một quốc gia được cai trị bởi một đảng cướp bất nhân, đã đành chấp nhận không chút do dự đem bán thân mình cho bất cứ người đàn ông nào; già, trẻ, bệnh, tật...bất chấp, đang muốn mua vui - bằng một giá rẻ mạt. Họ đã kể cho ông nghe về cảnh đời của những thiếu nữ Việt Nam đã phải đánh đổi như thế nào để có được lối thoát này - đi làm Điếm - mà bọn đầu nậu thông đồng cùng chính quyền Việt Nam, từ địa phương cho tới cái bộ ngoại giao khốn nạn, đã sắp xếp để đưa họ qua và để cướp gần như trắng những đồøng tiền bán thân thật ít ỏi và tội nghiệp mà họ kiếm được.å

    Tôi muốn dừng ở đây để bạn đọc nào còn tò mò về câu chuyện của ông Võ Đại Tôn, một chí sĩ yêu nước, một cựu sĩ quan cao cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một người ở độ tuổi gần 50 đã theo tiếng gọi con tim để cùng với một số người Việt thật hiếm hoi khác tìm đường về giải phóng quê hương. Họ đã bị bắt, ông đã thoát án tử hình nhờ mang quốc tịch Uùc, và đã chịu khổ ải 10 năm trong lao ngục cộng sản. Đối với tôi, ông là một người hùng, đối với tôi ông là người mà sách sử nên ghi nhớ. Câu chuyện ông kể đọc mà rơi nước mắt, tôi chỉ hy vọng chuyên chở được chút gì từ bài viết ông đến bạn đọc, để từ đấy nếu tò mò, sẽ tìm vào đây để đọc được toàn bài viết của một con người mà tôi rất kính mến.

    Link của bai viết: http://www.vnbp.org/vbtd/vbtd07/ChacMaTaoMungLam.htm
     
    Last edited by a moderator: Thg 1 21, 2014

Chia sẻ trang này

Share