Thế Lữ Nhà Thơ Về Thần Tiên Ảo Mộng

Thảo luận trong 'Thơ' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 6 4, 2012.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Kỉ niệm 23 năm ngày mất của Thi sĩ Thế Lữ (3.6.1989 – 3.6.2012), 105 năm ngày sinh (6.10.1907 – 6.10.2012)

    Trích lời giáo sư Nguyễn Liệu về Thế Lữ : "Ông là một trong Thất Tinh (1) – 7 ngôi sao chói sáng – trên bầu trời văn chương Việt Nam (sau đó là Bát tú) . Ông cùng ba anh em nhà họ Nguyễn Tường: Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo). Nguyễn Tường Lân (Thach Lam) với Khái Hưng, Tú Mỡ, Trần Tiêu – dựng lên tổ chức Văn bút nối tiếng, uy tín – của nền văn học Việt Nam ở thập kỉ ba mươi, thế kỉ 20: Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ, 1932 – 1939).
    Cho đến đầu năm 1930, thi đàn Việt Nam chỉ thịnh hành thơ Đường, thơ Lục Bát, và các thể thơ có quy tắc. Thế Lữ và các bạn quyết định phá vỡ sự gò bó này bằng thực hiện loại thơ khác tên gọi Thơ Mới. Khi xuất hiện Thơ Mới, những người bảo thủ phản đối kịch liệt. Thế Lữ cùng các bạn trong nhóm kiên quyết bảo vệ, phát triển. Ông ít viết phê bình, tranh luận về Thơ Mới, nhưng lại ‘’tả xung hữu đột’’, sáng tác thơ nhằm khẳng định sự ra đời đúng đắn, kịp thời của nó, bằng những bài thơ cụ thể, qua đó chứng minh, phê phán phái “thủ cựu” đang khư khư giữ lấy thể thơ cũ gò bó, sáo mòn. Cuối cùng Thơ Mới được đông đảo người làm thơ, yêu thơ đương thời tán thưởng. Có thể nói không ngoa: Nhờ Thế Lữ (và các bạn ông trong nhóm Thơ Mới) mà nền Thi Ca Việt Nam chuyển mình, theo thời gian phát triển mạnh … Đến hôm nay thơ Việt Nam – cả Thơ Mới và thơ Có quy tắc (cũ) – cùng nhau đổi mới, phát triển đạt được thành tựu rực rỡ, huy hoàng! Giới Văn, Nghệ Sỹ đương thời ghi công, “phong’’ cho Thế Lữ danh hiệu: ”Nguyên Soái Tao Đàn”.

    Nhớ Rừng là bản anh hùng ca, là bưc thông điệp ca ngợi Tự do thông qua hình tượng’’Con hổ trong vườn Bách thú’’. Khi bài thơ được đăng tải trên hệ thống truyền thông của TLVĐbưc thông điệp, lời tuyên ngôn của tác gỉa về tự do, đi đến thuộc lòng nhiều câu, thậm chí cả bài (dài 48 câu).
    Bài thơ được viết ở thể Thơ tự do – câu tám chữ. Thơ – Mới toàn diện : Từ cấu trúc, ý tưởng, phong cách diễn đạt đến ngôn từ xử dụng. Nổi bật nhất là nhạc điệu, chất trữ tình bay bổng, chất ‘anh hùng ca’ của thi phẩm…"


    Sầu Ca Chuá Sơn Lâm
    cảm tác thơ Thế Lữ: Nhớ Rừng

    Mang một khối hờn căm vào cũi
    Chuá sơn lâm lầm lũi thở than
    Gầm gừ cám cảnh chiều tàn
    Phong sương kiêu bạc tháng dần ngày qua

    Con mãnh hổ vào ra tủi hận
    Khinh lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ
    Nhọc nhằn nhục nhã thân cô
    Sa cơ phải chịu lao tù khổ đau

    Chúng háo hức gần xa tấp nập
    Đua chen nhau tới tấp đến xem
    Bớm ong bay lượn quanh thềm
    Bạn bè lơ láo từng đêm khóc thầm

    Vợ chồng gấu xì xầm rên rỉ
    Suốt cả ngày tăm tối dở hơi
    Chuồng bên cặp báo xa xôi
    Trầm tư đôi mắt một thời oai phong

    Buồn nuối tiếc mênh mông rừng thẳm
    Xót phận mình ảm đạm hôm nay
    Bao nhiêu trằn trọc đắng cay
    Tấm thân nô lệ đoạ đầy tháng năm

    Tiếng gió thét thăng trầm dâu bể
    Hỡi quê hương nỗi nhớ xa xưa
    Tung hoành giưã chốn rừng già
    Kiêu căng hống hách còn đâu hết rồi

    Nghe khúc nhạc một thời dữ dội
    Đoàn hùm beo khí thế đang hăng
    Vai u cuồn cuộn nhịp nhàng
    Cỏ gai lá sắc bẽ bàng hoàng hôn

    Trong bóng tối chập chờn khí sắc
    Đôi mắt ta sáng quắc ngọn đèn
    Muôn loài khiếp sợ lo phiền
    Say mồi lãnh chuá triền miên tháng ngày

    Chốn hoang dã cáo cầy mấy đưá
    Thần phục ta khiếp viá kinh hồn
    Mê man từng miếng thịt ngon
    Thỏ dê mềm mại đàn con lụi dần

    Uống ánh trăng oai thần sơn chuá
    Tiếng chim ca giấc ngủ tưng bừng
    Vươn vai máu chảy ngập rừng
    Nay đâu còn nưã oai hùng tiêu tan

    Thời oanh liệt ngút ngàn thù hận
    Ôm niềm đau khổ tận cam lai
    Canh khuya rền rĩ mãi hoài
    Cháu con hậm hực tương lai phũ phàng

    Ta ghét cảnh sưả sang giả dối
    Mấy gốc cây cỏ dại tầm thường
    Nước đen suối chẳng thông giòng
    Những mô đất thấp lòng thòng điêu ngoa

    Chúng bắt chước hoang vu ẩn dã
    Cảnh oai linh hùng cứ nước non
    Hùm thiêng một thuở vàng son
    Mà nay thân phận tôi con ươn hèn

    Ta ngao ngán đồng tiền nhơ bẩn
    Giấc mộng vàng tan biến mất rồi
    Rừng xanh kiêu hãnh ta ơi
    Tự do vùng vẫy là nơi thiên đàng.

    4.6.2012 Lu Hà


    Nguyên tác cuả cuả Thế Lữ:

    NHỚ RỪNG
    (Lời con hổ trong vườn bách thú)
    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
    Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
    Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
    Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
    Nay sa cơ bị nhọc nhằn tù hãm
    Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
    Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
    Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
    Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây gìà
    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
    Với khi hát khúc trường ca dữ dội
    Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
    Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
    Trong hang tối mắt thần khi đã quắc
    Là khiến cho mọi vật đều im hơi
    Ta biết ta chúa tể cả muôn loài
    Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi.
    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
    Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội
    Tiếng chim ca – giấc ngủ ta tưng bừng
    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
    Để ta chiếm riêng phần vùng bí mật
    Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!
    Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
    Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
    Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối
    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng…
    Giải nước đen giả suối chẳng thông giòng
    Len dưới lách những mô gò thấp kém
    Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
    Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
    Của chốn ngàn năm cao cả âm u
    Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ
    Là nơi giống Hùm thiêng ta ngự trị
    Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
    Nơi ta không còn được thấy bao giờ !
    Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
    Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
    Để hồn ta phảng phất được gần ngươi.
    Hỡi rừng xanh kiêu hãnh của ta ơi! (3)

    Thế Lữ

    1). Thất Tinh – Bẩy ngôi sao sáng trên bầu trời văn chương, gồm: 3 anh em : Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) với Thế Lữ, Tú Mỡ cùng hai anh em Khái Hưng, Trần Tiêu (em Khái Hưng).
    Bát Tú – Tám nhà văn ưu tú (8 vì sao sáng) : Ngoài 7 người trên , kết nạp thêm Xuân Diệu.
    (2) . Thi Nhân Việt Nam – trang 68 – nxb Văn học tái bản năm 2003
    (3)- Câu này lấy trong Bản in của Tuyển tập Văn – Thơ Việt Nam 1930 – 1945, xuất bản vào đầu những năm 60 của thế kỉ 20. Còn bản in trong Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh xuất bản năm 1942 – câu này nguyên văn: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
     
    Last edited by a moderator: Thg 6 4, 2012

Chia sẻ trang này

Share