Test Chấm điểm Cộng đồng.

Thảo luận trong 'Hà Nguyên Trung' bắt đầu bởi administrator, Thg 3 23, 2012.

  1. administrator

    administrator Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    Thg 3 14, 2011
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    NỖI NHỚ M O N G M A N H

    Sáng thứ hai Feb. 27, 2006 bầu trời Santa Ana Nam Cali tràn mây xám, gió thổi hơi mạnh lùa cơn lạnh thấm qua áo khoác ngoài và dường như sắp có mưa. Tôi bước ra khỏi xe sau khi đã cho xe vào chỗ đậu trước cửa California super Market tại cuối đường Magnolia - Garden Grove để chờ Mỹ Thanh. Nàng đã vào chợ mua một loại rau hiếm bán tại chợ Việt Nam, San Jose.

    Gío từng cơn, tôi phải cài lại mấy cúc áo lạnh và sực nhớ lại Ban Mê Thuột của những mùa đông cũ. Mùa lạnh Ban Mê không lạnh lắm nhưng cũng có thể làm cho người dân của Ban Mê co ro trong những chiếc áo len đan dày, hay run lẩy bẩy dưới những cơn mưa bất trợt cuối đông. Những cây phượng không lá hai bên đường Thống Nhất cành dường như khô trong nắng lạnh của đông tàn Cao Nguyên, và thỉnh thoảng có làn gió mạnh hắt bụi đỏ vào mặt.
    Nhớ lại con đường ngày xưa hai buổi tôi đi, và về với cặp sách trên tay trong tuổi mộng mơ mười tám khi tình yêu chớm nở hồng theo cánh phượng mỗi độ hè sang, để rồi cành trơ trụi lá khi thu về và áo lạnh mùa đông sang che gió lạnh từng cơn như hôm nay trên bãi đậu xe trên đất Mỹ làm tôi nhớ nhiều, nhớ đến xót xa lòng.

    Cứ mỗi độ cuối đông trước nhà tôi là vườn cây mận, đào ươm nụ để đón xuân về. Tôi thường đi lang thang giữa chiều sương muộn giăng gây lạnh chờ trăng lên, nhìn những nụ hoa có màu sắc tím hồng, trắng đỏ lả tả rơi rụng trong gió nhẹ đầu xuân, và cành đào, mận hoa đẫy cánh rung rinh trong màn sương mỏng để nghĩ tới những giác mơ hồng tuổi trẻ mộng ước cho mai sau.

    Những ngày đông–xuân của Ban Mê, mẹ tôi thường đốt lò than trong nhà để sưởi ấm, và ngồi bên các cháu nội ngoại kể chuyện xưa của mẹ cạnh bếp củi than hồng lồng trong tiếng cười vô tư của những đứa cháu. Bây giờ Ban Mê đã xa chỉ còn niềm nhớ khôn nguôi vu vơ quặn thắt…!

    Tôi chậm bước trên bãi đậu xe của chợ California super Market trong mùa lạnh gần cuối đông của xứ Nam Cali, mắt luôn theo dõi một vài con chim bồ câu đang kiếm ăn bên góc tường của chợ, chúng theo nhau từng cặp, và cũng có vài con đơn độc lui cui một mình trên bãi trống. Tôi chợt nhớ tới mẹ, mẹ tôi luôn đơn độc một mình cả tuổi xuân ra vào như chiếc bóng không ai để ý sau khi về nhà chồng, ôm nỗi buồn gần nửa đời theo ngày tháng bên con, và hy sinh cho gia đình chồng không một lời than trách, trong hoàn cảnh khắc nghiệt của xứ quê nghèo miền Bắc chiến tranh, dưới gọng kền tàn ác và nhẫn tâm của Việt Minh và thực dân Pháp.
    Mẹ tôi đã kể rằng : Tuổi trẻ cha tôi vì lý tưởng quốc gia dân tộc nên đã bỏ học trường Bưởi theo Thanh Niên Tiền Phong, tiền thân của Cộng Sản vào khu kháng chiến. Cha tôi đã trốn về làng sau khi biết được bề trái bỉ ổi của người lãnh đạo Cộng Sản, rồi đi theo QĐD chống thực dân Pháp và Cộng Sản.
    Từ đó cha tôi bị Viêt Minh và Pháp theo đuổi không có đêm nào ngủ được một chỗ bình an. Cuộc sống lẩn trốn, nghi ngờ mọi chỗ, mọi người của cha tôi đã làm mẹ tôi héo hắt với nước mắt ngắn dài hàng đêm trong cô đơn và sự khủng bố tinh thần của du kích trong làng.
    Du kích xã dưới tay chú tôi chỉ huy là những tên quỉ xứ đã tới nhà còng tay mẹ tôi dẫn đi ban ngày, hoặc đêm để hỏi tin tức cha tôi, và lần cuối cùng họ đã bẻ gẫy tay mẹ tôi khi họ đã mất kiên nhẫn, và biết rằng họ chẳng moi được bất cứ manh mối nào, trái lại đã làm mẹ tôi ghi lòng với ánh mắt hận thù khi nhìn họ qua nước mắt
    trong mỗi lần nghe họ hỏi cung.
    Sau hết Việt Minh phản bội các đảng phái quốc gia, trong sự đoàn kết có cái tên Đồng Minh Hội, cha tôi đã không còn trọn lựa nào, nên đã theo thực dân Pháp với nỗi buồn chất chứa trong lòng, nhưng mẹ tôi cũng chẳng được yên khi chiến tranh càng ngày càng lan rộng trên quê hương theo nỗi cô đơn dài, và sự khổ cực trong cuộc sống của mẹ, một mình lam lũ nuôi đàn con.
    Sau 1954, mẹ lại một lần nữa tần tảo, mang thân xác gầy yếu với cổ tay gẫy cố gắng lập lại cuộc sống bình thường cho cha tôi và các con trong nỗi lo âu thoát ra từ lời cầu kinh của mẹ mỗi buổi chiều muộn có sương phủ đầy rừng núi Cao Nguyên.
    Thời gian này cha với mẹ như bóng với hình bên những luống khoai sắn, dưới bóng mát của những cây cà phê, trong khi tôi hái những đọt rau tàu bay mang về cho mẹ nấu canh và các em tôi chạy nhẩy chung quanh đuổi bắt những con dế. Đôi khi tôi nhìn cha mẹ tôi hạnh phúc với công việc nhọc nhằn.Cha thì khom lưng cuốc mạnh xuống đất, mẹ ngồi phệt xuống cỏ lấy tay cào bới từng vốc đất làm thành cái hố nhỏ
    để trồng cà phê với mộng ước cho anh em chúng tôi sau này thành nhân.

    1980, một lần nữa cha mẹ tôi bỏ xứ với chương trinh ODP của chính phủ Mỹ vối nỗi lòng chia đôi, thân bên Mỹ với tôi nhưng lòng đã bỏ lại tại Việt Nam cho các em gái của tôi. Nỗi buồn dâng lên trong lòng theo ngày tháng tuổi già chồng chất, niềm khắc khoải thương quê vang lên từng đêm không ngủ, cha tôi đã qua đời với lời xin lỗi mẹ tôi:
    - Xin lỗi em, anh đi trước em rồi, thật khổ cho em cả đời…! Anh mại mại nợ em…
    Lúc đó mẹ tôi nhìn cha tôi nói trong nỗi nghẹn ngào lệ lăn trên má già nua :
    - Ông đi trước, mong Chua ban ơn ông được lên thiên đàng, nhớ chờ tôi…! Tôi sẽ tìm ông…!

    Đời mẹ tôi lại chìm vào cô đon trong tuổi già với bốn bức tường sơn trắng của căn phòng. Những khi chúng tôi đi làm mẹ tôi thân già hơn chín chục phải tìm nước uống, phải hâm thức ăn, phải đi ra, vào trong khi miệng lẩm bẩm đọc kinh cho quên đi niềm ưu tư, sợ hãi trống vắng của căn nhà rộng. Vợ chồng tôi đã phải mua vé máy bay đưa mẹ tôi về với mấy em trên Ban Mê Thuột ăn tết theo lời ước ao của mẹ. Ngày trở lại Mỹ mẹ tôi đã nhất định ở lại với con cháu chỉ vị sợ cái cảnh lẻ loi trong cái tĩnh mịch của bốn bức tường chỉ có tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ.
    Không biết mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ sức khỏe ra sao sau những ngày tết vui vẻ tại quê nhà gần những người thân quen? Mẹ tôi đã không muốn rời quê hương nữa trong khi cha tôi đơn độc một mình trong nghĩa trang Oak Hill San Jose đã mấy năm.
    Cái cảnh cô đơn khi cha tôi bỏ lại mẹ trên quê hương người đã làm mẹ tôi thấm thía nỗi xa quê và mong vọng mỏi mòn. Cho nên dù yêu cha tôi cả một đời, tìm cha tôi mọi chỗ, và hy sinh cho cha tôi trọn kiếp, nhưng mẹ tôi cũng nhất định tìm lại lối xưa để đưa mắt già nhìn lại thời xưa dấu cũ, để ôm ấp những kỷ niệm không đành bỏ lại.
    Tôi đã gọi điện thoại về Ban Mê Thuột để thưa với mẹ là sẽ về đón mẹ qua Mỹ, nếu mẹ tôi đổi ý. Lần nào cũng vậy, mẹ tôi đều từ chối không qua Mỹ nữa, với một giọng buồn phiền mẹ nói :
    - Về Mỹ mẹ ở với con thì lại nhớ mấy em và chị của con cùng các cháu bên này, mà ở bên này thì mẹ lại nhớ các con bên ấy. Nhưng ở Mỹ mẹ buồn lắm, một thân một mình ở nhà nhìn bốn bức tường trắng như nhà tù, đi đâu cũng không được. Hơn nữa ở trong căn phòng đó mẹ luôn thấy hình bóng cha con như ở đâu đó trong khi các con đi làm. Mẹ buồn lắm…!
    Thôi con để mẹ ở Việt Nam…! Ở Việt Nam
    tuy nghèo nhưng mẹ thấy ấm lòng hơn với
    các cháu, mẹ chết ở Việt Man là mẹ mãn
    nguyện rồi, con nhớ mang xương cốt cha
    con về bên mẹ nghe..!

    Mẹ tôi cuối đời cũng một mình trên xứ lạ buồn phiền đầy kỷ niệm, sau khi cha tôi đã qua đời mấy năm, chiều nào mẹ tôi cũng nhắc tôi phải chở mẹ vào nghĩa trang Oak Hill để thăm cha tôi. Mặc dù đứng trước bia đá của cha, mẹ tôi chỉ im lặng nhìn hình của cha tôi trên bia đá với vài giọt lệ gìa cằn cỗi lăn trên má, rồi vội vã bảo tôi chở về nhà. Mỗi lần trên xe về nhà mẹ tôi cũng chỉ nói với tôi những câu mà mẹ tôi đã nói từ ngày cha tôi vừa mất, đến nỗi tôi đã thuộc lòng, và biết mẹ tôi sẽ nói gì sau câu mẹ tôi vừa nói, trong khi tôi vừa lái xe vừa gật đầu với những tiếng “dạ…!” để mẹ tôi được an lòng.
    - Cha con bỏ mẹ lại một mình nơi xứ người - Mẹ muốn đi với cha con cho có bạn – Cha con nằm ở đất lạ này chắc lạnh lắm – Không ai bầu bạn cả - Chắc mẹ phải về Việt Nam, rồi chết bên quê nhà thôi con ạ - Con nhớ phải đưa mẹ về - sau khi mẹ chết, con cũng phải đưa cha con về chôn bên mẹ nghe chưa – Đất bên này lạnh lắm…! Gần 80 năm mẹ bầu bạn với cha con…Mẹ bầu bạn với cha con khi mẹ 15 tuổi đấy…!

    Cửa siêu thị chợt mở, tôi quay lại nhìn, nhưng không phải Mỹ-Thanh, nhưng một cụ già dẩy chiếc xe chợ đang lọc cọ tiến ra, trong xe đựng vài mớ rau nhỏ và một túi vải nhỏ dường như thay cho cái bóp đầm của bà.
    Hình ảnh bà cụ cô đơn giống như mẹ tôi mỗi cuối tuần mẹ đòi theo Mỹ Thanh đi chợ, vì mẹ tôi rất sợ nỗi cô đơn, sợ một mình ngồi nhìn chiếc TV nói tiếng ngoại ngữ, và chán ngán nghe đi, nghe lại những băng nhạc Paris bynight hay tuồng cải lương, nên mỗi khi đi chợ là mẹ tôi chỉ trỏ hỏi lung tung về giá cả món hàng, về tên của những món thực phẩm khô lạ, và nhất định đòi đẩy chiếc xe để vui với nhưng tiếng lạch cạnh phát ra từ chiếc xe như vui với con cháu đã làm tôi mủi lòng.

    Bất chợt chiếc gậy của bà cụ để trên xe rơi xuống ngay chỗ cửa ra vào và bánh xe phiá trước đã bị rãnh cửa chặn ngang không thể đẩy chiếc xe qua. Tôi vội chạy lại nhấc đầu chiếc xe và dẫn bà cụ ra khỏi cửa chợ, sau đó cầm chiếc gậy đưa cho bà. Bà cụ nhìn tôi gật đầu có vẻ biết ơn rồi lủi thủi chậm chạp đẩy chiếc xe ra cuối bãi đậu.

    Tôi tò mò yên lặng theo dõi từng cử chỉ của bà cụ. Tôi thấy bà đã mấy lần đẩy chiếc xe chợ đi một vài bước, dừng lại móc mảnh giấy trong túi vải, đọc lẩm bẩm vài chữ ghi chú trong miếng giấy, nhét miếng giấy vào túi, rồi đứng lo âu ngó quanh trong khi miệng lẩm bẩm cầu phật độ, và cứ thế lập đi lập lại những hành động như cố gắng moi trong trí nhớ theo sự ghi chú của bà để tìm đường về nhà.

    Tôi bước tới bên bà và nhận thấy càng lúc bà cụ càng thêm bối rối. Tôi bước lại gần hỏi:
    - Thưa bác, cháu có thể giúp bác được gì không?
    - Lạy Phật, ông là người Việt Nam? Bà cụ vui mừng nắm lấy cánh tay tôi .
    - Dạ, cháu người Việt mà.
    - Vậy mà lúc nẫy tôi cứ tưởng ông là người Nhật cơ chứ !
    - Tại sao bác lại nghĩ cháu là người Nhật ?
    - Ông không biết à? Đây là chợ của người Nhật, người Nhật đi chợ này thôi.
    Tôi cúi đầu chào bà cụ, và sau khi nhìn kỹ bà cụ, tôi ân cần nói với bà.
    - Cháu tên Nguyên. Bác coi cháu như con cháu trong nhà đi, gọi cháu bằng ông cháu nghe không quen, và tuổi bác cũng gần bằng tuổi mẹ cháu rồi..!
    - Mấy người bạn già gọi tôi là bà Hoàng, tên chồng của tôi đấy.
    Sau khi nói tên, bà Hoàng nhìn tôi vẻ thiện cảm.
    - Bà cụ thân sinh ra anh bao nhiêu tuổi?
    - Dạ thưa, mẹ cháu năm nay 94 tuổi rồi.
    - Bà cụ thọ quá nhỉ! Tôi năm nay 89 rồi đấy. Nhưng sống thọ quá ở xứ người này buồn lắm..! Bà thân sinh của anh bây giờ ở đâu?
    - Dạ, ở với cháu. Nhưng đã về Việt Nam chơi với các em cháu mấy tháng nay rồi..!
    Bà Hoàng ngước mặt nhìn tôi vẻ ngạc nhiên, sau đó cúi đầu với một giọng thật buốn:
    - Lạy Phật…! Thật quí hoá quá, bà cụ còn có anh để nương tựa, còn tôi thì có con mà như cô độc một mình…! Buồn lắm anh ạ..!
    Tôi đẩy chiếc xe cho bác Hoàng, trong khi vừa đi tôi vừa an ủi:
    - Chắc mấy anh chị con bác bận đi làm, bác ở nhà một mình nên buồn đó thôi. Mẹ cháu cũng vậy, nên mẹ cháu đã vừa về Việt Nam ăn tết và không muốn qua nữa.
    - Phải đấy qua đây làm gì nữa…! Xứ lạ quê người buồn lắm…! Một mình buồn lắm, tủi thân lắm!
    Tôi nhạc nhiên nhìn bác Hoàng sau khi nghe bác nói. Tôi hiểu tại sao người gìa lại muốn quay về quê để an nghỉ cuối đời, cũng như cha mẹ tôi cố gắng đút lót tiền bạc cho nhân viên chính quyền Cộng Sản vì thủ tục “đầu tiên” đối với nhân viên hành chánh để lo cho ba gia đình người em trai tôi qua Mỹ với diện ODP do tôi bảo trợ. Sau vài năm sống tại Mỹ cha mẹ tôi đều ao ước quay về Việt Nam như một niềm ám ảnh không thể xa lìa trong trí, mà ở đó cha mẹ tôi thường nói với con cháu : Quê mình đất ấm hơn, ở Việt Nam tuy nghèo nhưng có tình hàng xóm và gia đình có tôn ti hơn ..! Ở Mỹ con cháu chẳng thưa gởi gì cả, chỉ You với me …!

    Sau khi tôi mở túi vải nhỏ của bác Hoàng, bỏ vài kẹp rau vào túi và thắt lại cẩn thẩn cho bác. Tôi sách túi vải, đẩy chiéc xe vào một góc bên ngoài chợ, vội bước trở lại chỗ bác Hoàng đang đứng tựa trên cái gậy chờ tôi.

    Tay phải bác nắn lấy cách tay trái tôi, tay trái bác chống cây gậy và dựa vào tôi bước đi. Tôi nhìn bác ái ngại hỏi:
    - Xe bác ở đâu cháu đưa bác tới để chờ con bác.
    - Tôi làm gì có xe, tôi đi xe bus.. Con tôi đi làm hết rồi. Bác Hoàng lắc đầu trả lời.
    - Vậy bác ở đâu? Bác biết lối về không?
    - Tôi ở gần đường Bolsa và Magnolia, tôi tìm chỗ xe bus, anh biết chỗ xe bus đậu rước khách không? Anh dẫn tôi tới đó nghe !
    Tôi dừng lại nhìn bác Hoàng, và nhìn vào cửa chợ để xem Mỹ Thanh đã ra chưa, trong khi bác Hoàng nhìn tôi hỏi.
    - Anh không muốn dẫn tôi đi tìm trạm xe bus à?
    Tôi lắc đầu.
    - Đâu có, cháu sẽ dẫn bác tới trạm xe bus, nhưng chắc chắn bác biết đường về và xuống xe bus hay không?
    - Tôi biết số xe bus chạy về Bolsa, số 636. Anh cứ dẫn tôi tới chộ xe bus đón khách là tôi biết đường về.
    Tôi nghĩ chắc bác hoàng đã quênđường về nhà nên dẫn bác Hoàng trở về chỗ xe tôi đậu chờ Mỹ Thanh. Tôi mở cửa xe và giúp bác ngồi vào trong ghế. tôi nói với bác, sau khi bác đã ngồi vào trong xe.
    - Cháu sẽ đưa bác về ngã tư Bolsa và Magnolia, nhưng cháu còn chờ vợ cháu ra đã, bác ngồi trong xe tránh lạnh nghe.
    Mặt bác Hoàng tươi hẳn lên, bác ôm lấy tay tôi :
    - Trời phù hộ, tôi gặp phật sống..!
    - Trời đất bác nói gì lạ vậy? Cháu thấy bác già như mẹ cháu, nên giúp bác về nhà thôi, có gì đâu. Cháu sợ bác lạc trong thời tiết lạnh, Nếu bị bệnh thì khổ cho bác và con bác..!
    Mặt bác Hoàng nặng chũng buồn.
    - Tôi có con mà như không! Tôi làm cái gì cũng một mình, chúng nó chẳng giúp gì được cả. Ở xứ Mỹ này tuổi già khổ thật…!
    Tôi nhìn bác Hoàng lắc đầu và chợt nghĩ :
    “Chắc gì bác ở Việt Nam bác sướng hơn ở Mỹ, hay còn đói khát khổ sở hơn cả trăm ngàn lần, Bác sống với dĩ vàng thời VNCH rồi!” Tôi không dám nói ý nghĩ thật lòng với bác nên an ủi bác :
    - Chắc các anh chị con bác bận làm ăn, nên bác phải ở nhà một mình coi cháu.
    - Đứa con trai tôi thì ở xa mãi đâu tôi không biết, tôi ở với con gái, nhưng vợ chồng nó cũng đi làm bận rộn tối ngày để lấy tiền trả tiền nhà, và nuôi hai đứa con đang đi học. Tôi phải ở một mình trong nhà. Buồn lắm anh à..!
    Tiền già của tôi, tôi cũng cho tụi nó để trả tiền đủ thứ… Ơ Mỹ này chỉ thấy tối mặt đi làm có sướng gì đâu…! Trong khi ở quê mình thì nghèo khổ làm tối ngày không đủ ăn, và sợ hãi cộng sản gõ cửa nhà ban đêm..! Làm người sao khổ sở thế !
    Tôi nhìn bác Hoàng dò tìm xem bác còn nhớ gi về Cộng Sản hay không, tôi hỏi:
    - Bác cũng sợ Cộng Sản gõ cửa ban đêm?
    - Sợ chứ anh, cả nước đều sợ cái thứ ma quỉ này. Tụi du kích Việt Minh còn ác độc hơn pháp Lê Dương, chúng chuyên gõ cửa nhà dân ban đêm rồi bắt chủ gia đình mang đi chém đầu vất xác xuống sông.
    - Sao bác biết ?
    - Du kich Việt Minh chẳng có đạo nghĩa gì cả, họ tàn ác lám! Ở quê tôi…! Giọng bác Hoàng trùng xuống mang một vẻ buồn sâu kín trong lòng.
    Tôi sợ bác buồn nên hỏi qua chuyện khác.
    - Con bác đi làm chiều có về nhà hông ?
    - Có chứ, mấy đứa cháu tôi cũng về buổi chiều.
    - Như vậy thì tốt rồi, chiều hai anh chị con bác và các cháu sẽ về, cả gia đình ăn cơm tối vui vẻ. Bác đừng suy nghĩ gì nữa, kẻo bệnh thì khổ cho cả nhà đó bác.
    Bác Hoàng nhìn tôi lắc đầu, thở dài như muốn khóc.
    - Hai đứa con tôi đi làm từ sáng sớm tới tối mới về! Khi chúng nó về tôi đã ăn cơm nguội một mình, và vào phòng niệm Phật cho tới khi mệt ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Có khi cả tuần mới nhìn thấy mặt con mặc dù ở chung một nhà…! Có khi tôi nghĩ dại lỡ bị gió độc chết bất tử, hai con tôi cũng chẳng biết, và tới khi chúng tan sở về nhà mới hay…!
    - Nhưng bác sẽ có hai cháu để vui vào buổi tối.
    Bác Hoàng quay nhìn tôi, nói như than vãn.
    - Hai đứa cháu của tôi thì lại không nói được tiếng Việt, chúng nói tiếng Anh với tôi, nhưng tôi đâu có hiểu tụi nó nói gì. Bởi vậy có cháu cũng như không, chẳng ôm ấp tụi nó được, cũng chẳng biết nói gì cho tụi nó hiểu ! Chúng nó xa lạ cả với tôi…! Tôi sống cũng như không, sống giống như cái bóng trong gia đình vậy, già rồi mà lang thang, làm cái gì cũng một mình.. rồi lẩm cẩm không nhớ được nữa..!
    Tôi chợt nghĩ tới mấy người bạn thân của tôi, Gìa thì chưa tới tuổi, trẻ không phải lứa, chúng tôi đôi khi ngồi bên nhau qua ly rượu, hoặc ly cà phê tán gẫu tâm sự vụn về cuộc đời xứ lạ.
    Có lần anh Tú kể cho tôi nghe:
    - Mày không con là tốt phước đó, đừng buồn nghe Nguyên. Vợ tao đang rầu vì thằng Tuấn. Nó vừa ra trường MS là vội vàng đi thuê nhà ở riêng. Tao hỏi nó, thì nó nói bằng tiếng Anh rằng: It is my business, please, do not disturb me (việc riêng của con, xin cha mẹ đừng làm phiền), rồi nó dọn ra ở với con bồ Mỹ của nó, không về nữa.
    - Hêy, tụi nhỏ bên này là vậy mà..! Chấp làm chi, để rồi nó sẽ về. Giáo dục bên Mỹ này là tự do cá nhân, không ai đụng chạm tới ai, ngay cả bố mẹ, vợ chồng, con cái đều có sự riêng tư tuyệt đối bất khả xâm phạm. Khó quá là ông sẽ mất con..! Tuy nhiên cũng có đứa hiểu đưọc sự cực khổ của bố mẹ lắm chứ…!
    Anh Mẫn an ủi anh Tú, trong khi anh Huân chen vào :
    - Thực ra thì tụi nhỏ lớn lên ở Mỹ, học theo lối sống cá nhân của Mỹ nên mình thấy khó chịu mà thôi, hãy để cho tụi nó làm những gì tụi nó muốn là xong.
    Tôi có ba đứa con gái đã gả chồng, và cho mỗi đứa một ít vốn là xong rồi.
    Bây giờ tôi lo cho hai vợ chồng già..!

    Nhũng lúc bạn bè tâm sự trong bàn rượu tôi chỉ ngồi nghe vì tôi không có con, nên không có kinh nghiệm đau thương hay hạnh phúc vì con, nhưng nhiều khi tôi cũng thấy buồn khi nghe những đứa cháu con của người em tôi dùng tiếng Anh giỏi hơn tiếng mẹ để nói chuyện với bố mẹ của nó, trong khi bố mẹ của nó thì lại ăn đong ngôn ngữ người…!
    Sự thật thằng Tuấn con anh Tú đã không về nhà nữa, kể như nó đã quên cha mẹ trong công việc làm ăn, hoặc vì Tuấn lấy vợ Mỹ không cưới hỏi đã làm anh Tú buồn lòng. Khi Tuấn có con, đứa cháu nội trai của anh chị Tú, nhưng anh chị Tú đã bị vợ Tuấn cự nự, và nhất định không cho anh chị bế thằng cháu nội hôn hít đủ chỗ như phong tục Việt. Từ đó anh chị Tú buồn phiền một thời gian dài, sau đó vừa đúng 62 tuổi anh chị bán nhà ăn lương hiu non, mua vé máy bay một chiều về Việt Nam ở với đứa con gái lớn.
    Tôi quay lại hỏi bác Hoàng.
    - Dường như bác người Bắc?
    - Phải, tôi sinh sống ở Hà Nội khi vửa 20 tuổi, Tôi có sập vải ở Chợ Mơ cuối đường Bạch Mai đấy.
    - Ồ..! cháu cũng ở đường Bạch Mai.
    Bác Hoàng vui vẻ hẳn ra, bác giật tay áo tôi hỏi
    - Anh ở chỗ nào trên đường Bạch Mai.
    - Dạ, cháu ở ngõ hẻm Thănh Long trước cổng phi trường quân sự Bạch Mai và gần rạp hát Thăng Long.
    - Vậy là nhà anh chỉ cách nhà tôi khoảng cây số, khi còn trẻ trước năm 1954 tôi bán vải trong chợ Mơ đấy. Gớm cái chợ gì mà lầy lội về mùa mưa thu kéo dài cả tháng. Chắc năm 54 anh còn nhỏ lắm không nhớ hết đâu.
    - Dạ đúng, nháu nghĩ rằng cháu nhớ nhiều, nhưng thực chẳng bao nhiêu.
    Bác Hoàng như được mở lòng sau những ngày lủi thủi trong bốn bức tường không ai chuyện trò, bác vui hẳn ra và luôn miệng nói về những dĩ vãng xưa với giọng buồn dưng lệ:
    - Trước 54, tôi còn trẻ lắm, mới 19, 20 thôi, tôi chạy loạn từ quê vào thành một mình vì cha mẹ tôi bị bọn du kích Việt Minh giết chết, và thất lạc anh chị em, tới bây giờ tôi vẫn chưa tìm lại được anh em tôi. Tôi lang thang khắp phố Hà-Nội chịu biết bao nhiêu khổ cực đói khát..! Có lúc đói quá phải đi xin ăn đấy…! Ngày đó tôi là con-sen cho một ông quan Tây, ông quí tôi lắm vì tôi biết chút chữ..! ông nhà tôi người Hà-Đông là lính đi theo ông quan Tây, thế là chúng tôi thường gặp nhau và lấy nhau đấy…! Chẳng có đám cưới đám hỏi gì ráo…! Tôi theo ông nhà tôi ra ngoài ở, và ông nhà tôi mua sập vải cho tôi buôn bán ở chợ Mơ đấy.
    - Chắc bác nhiều con lắm phải không? Tôi ngắt lời bác Hoàng.
    Bác Hoàng lắc đầu.
    - Tôi ba trai, hai gái. Nhưng hai thằng lớn đã chết trận trước 75 rồi, Một thằng chết ở An Lộc, còn một thằng… người ta nói là lào.. lào gì đó..!
    - Bác muốn nói tới Hạ Lào ?
    - Đúng rồi…! Bỗng bác Hoàng sụt sùi trong nước mắt - Đứa con gái lớn chết năm 75 ngay trong nhà vì mảnh B40 nổ ở ngoài đường, nó bỏ lại mấy đứa con cho em chồng nó nuôi, bây giờ tôi cũng chẳng biết mấy cháu của tôi ra sao và ở đâu..! Vì chồng con gái tôi là lính Biệt Động quân gì đó, nên nó phải đi tù chết đâu không biết, chẳng tin tức gì.! Bây giờ chỉ còn hai đứa. Thằng con trai bảo trợ tôi qua đây, nó bỏ tôi lại cho em gái của nó, rồi nó đi làm ở đâu tôi cũng không biết, còn con gái tôi thì lại đang định bỏ tôi vào nhà dưỡng lão vì nó sợ tôi già ở nhà một mình nguy hiểm. Tôi buồn lắm anh ạ..!
    Bác Hoàng chợt bật khóc, bác vừa khóc vừa nói.
    - Bà thân sinh anh còn có chỗ về, tôi bây giờ hết cả đường về, bỏ thây nơi xứ người thôi…! Tôi buồn lắm …! Tôi có nhà ở Sài Gòn để lại cho người em họ xa, nhưng không về được rồi..!
    - Vậy tại sao bác lạc xuống đây?
    - Tôi đi khai và làm lại giấy tờ bị mất ở văn phòng gần đây, không ai đưa đi, tôi đi bằng xe bus và ghé đây mua rau, nhưng khi ra tôi quên chỗ xuống lúc nẫy.
    Tôi ngạc nhiên hỏi bác Hoàng.
    - Nếu vậy làm sao mà bác biết được chi tiết ra sao mà làm giấy tờ?
    - Thì tôi cứ mang hết giấy tờ của tôi, rồi đưa cho bà thư ký. Bà thư ký bảo tôi ngồi chờ. Tôi ngồi chờ cho đến khi bà thư ký báo cho tôi biết giất tờ đã xong rồi, thế là tôi cầm lại giấy tờ do bà thư ký đưa và đi về thôi.
    - Sao bác không nói với con bác để anh chị ấy đi lo dùm bác.
    Bác Hoàng thở dài.
    - Toi đã đi làm nhiêu lần rồi, lần nào cũng xong cả. Tôi bảo con tôi chở đi làm giấy tờ thì chúng nó nói rằng con bận lắm, để bữa khác sẽ chở đi. Tôi chờ tụi nó thì nóng ruột nên mò đi làm một mình, thế mà cũng xong…!
    - Nhưng nguy hiển lắm đó bắc biết không? Tôi nhìn thẳng mặt bắc Hoàng và hỏi.
    Bác Hoàng lắc đầu, vẻ bình tĩnh.
    - Chẳng sao đâu.. Tôi già rồi ai mà lừa tôi chứ? Tiền tôi đâu có mà lừa làm chi?
    - Nhưng bác sẽ đi lạc, hoạc bị xe đụng đó.
    Bác Hoàng nhìn tôi vẻ tin tưởng.
    - Tôi không lạc đâu! Khi tới trạm xe bus là tôi biết đường về mà. Anh có cho tôi về nhờ không ?
    - Không sao đâu, cháu sẽ đưa bác về ngay cây xăng góc chợ ABC trên góc đường Bolsa và Magnonia.
    - Vậy thì tốt quá.

    Khi Mỹ Thanh ra tới xe nàng rất ngạc nhiên thấy bác Hoàng ngồi trong xe đang nói chuyện với tôi, nàng cúi đầu chào bác và yên lặng nhìn tôi như có ý hỏi . Tôi nhìn bác Hoàng và giới thiệu Mỹ Thanh với bác.
    - Bác Hoàng, đây là vợ của cháu.
    - Chào cô, Cô còn trẻ quá hả. Anh Nguyên có ý chở tôi về góc Bolsa và Magnonia. Bác Hoàng vui vẻ nói.
    Trong khi Mỹ Thanh nhìn bác Hàng gật đầu chào, kéo cửa xe ngồi vào ghế trên, tôi xếp vài mớ rau nàng mua vào thùng xe sau, và lái xe ra khỏi bãi đậu đưa bác Hoàng về nơi bác muốn. Tôi nghe bác Hoàng và Mỹ Thanh nói chuyện với nhau:
    - Trời đất…! Bác tuổi như vầy mà đi xa quá vậy? Bác sẽ lạc như mẹ cháu là khổ cho con cháu đó.. Lần sau bác đừng đi xa như vậy nữa nghe.
    - Ủa, bà cụ của cô ở đâu mà đi lạc ?
    - Mẹ chồng cháu năm nay hơn chín mươi rồi, cũng như bác bây gìờ, ở nhà buồn rồi ra khỏi nhà đi lung tung, ra tới phố cách nhà mười mấy miles, nên đã đi lạc một lần giữa cơn mưa lạnh trên San Jose, bữa đó mà không có người làm phước đưa về là chết cóng luôn. Mỹ Thanh phân bua.
    Bác Hoàng nhìn Mỹ Thanh hỏi.
    - Thế bữa đó cô không có nhà à ?
    - Sau khi ba cháu mất, mẹ cháu ở nhà một mình khi chúng cháu đi làm.
    - Đấy! Hai vợ chồng thằng rể tôi cũng vậy đó. Chúng nó đi làm, con chúng đi học. Tôi một mình ở nhà như ở tù vậy cô à..!
    - Mẹ cháu cũng nói vậy, nhưng vì cuộc sống con cái mới phải làm vậy thôi, chẳng ai muốn bỏ cha mẹ già ở nhà một mình cả…!
    Tôi nhìn kính chiếu hậu thấy bách Hoàng ngồi thu mình vào lòng ghế, mắt nhìn ra ngoài cửa xe, như cố quan sát đường về, bỗng bác quay lại vỗ vai Mỹ Thanh hỏi.
    - Khi về già cô có muốn về Việt Nam ở không ?
    Mỹ Thanh quay nhìn bác.
    - Cháu cũng chưa biết ra sao, có thể khi về già cháu sẽ đổi ý như mẹ cháu vậy. Mẹ cháu về ở luôn bên đó rồi…! Chỉ vì nhớ quê và con cháu còn lại bên đó.
    Giọng bác Hoàng bỗng trở nên buồn diệu vợi, bách nói:
    - Tôi thì muốn về lắm nhưng đã không còn về được nữa rồi. Tôi muốn về Hà-Nội để nhìn lại chợ Mơ, nhìn lại hồ Hoàn Kiếm, Hàng Ngang, Hàng Đào, Vườn hoa Con Cóc, Quốc Tử Giám và làng tôi mà tôi đã bỏ lại sau năm 54, ấy vậy mấy mươi năm rồi vẫn không về được…! Bây giờ lại càng xa hơn.. Mẹ chồng cô có phước, bà còn về nhìn lại quê hương ở cuối đời..! Tôi già quá rồi đành bỏ xác xứ lạ thôi cô à…!
    - Bác có thể về được mà..! Bác nói anh chị con bác đưa về…!
    Bách Hoàng lắc đầu.
    - Thằng con rể tôi nhất định không về, vì nó là lính miền Nam. Nó nói rằng nó không thể về đẻ nhìn thấy tụi ác nhân quỉ đỏ đó. Nhưng nếu tôi về được, tôi đâu có ai là bà con nữa đâu..! Tôi không còn ai ở Hà Nội hay Sài Gòn nữa. Người bà con xa của tôi cũng qua Mỹ rồi…!
    Về quê thì sợ lắm, tôi nhớ lại thủa chạy loạn và nhìn thấy Việt Minh thì chết run lên đấy cô! Tụi nó giết người cướp của ghê lắm…!
    Bỗng bác Hoàng lấy vạt áo lau nước mắt, trong khi bác tiếp tục nói: Du kích gõ cửa nhà tôi nửa đêm khi tôi còn con gái và bắt cha tôi ra đồng chặt đầu, mẹ tôi chạy theo nó dùng dao đâm bà rồi đẩy xuống ao. Sau đó chúng kéo tôi theo và đằn tôi ra giữa ruộng lúa làm nhục tôi. Khi tôi tỉnh lại tôi sợ làng xóm biết là tôi đã bị chúng làm nhục, và trong khi sợ hãi quá nên tôi đã hốt hoảng bỏ làng đi luôn trong đêm đó không về nữa…! Chính xác cha mẹ tôi, tôi cũng không biết chúng bỏ đâu…!
    Tôi nhìn bác Hoàng qua kính chiếu hậu.
    - Xin lỗi bác, Quê bác ở đâu? Bác còn nhớ không ?
    Bác Hoàng gật đầu.
    - Tôi nhớ chứ, tên làng tôi mà, tôi quên sao được, nhưng khổ là không thể về được. Tôi sinh ra ở làng Bái Đô đấy làng tôi ruộng lúa bao quanh, khi còn thanh bình mỗi lần được mùa là dân làng vui lắm cơ…!
    - Vậy là làng bác ở gần làng cháu.
    Bác Hoàng chồm lên võ vai tôi như mừng rỡ.
    - Vậy à…! Quí hoá quá nhỉ…! Vậy làng anh tên gì?
    - Thành Lập.
    Tôi thấy bác Hoàng yên lặng vài phút, sau đó bác như nhớ ra điều gì, rồi lại như quên điều gì, bác lẩm bẩm một mình.
    - Thành lập… Thành lập… Bái Đô… Bái Vàng…Hoàng Nguyên… Hà Nội…!
    - Bác quên rồi anh, đừng hỏi bác nữa. Mỹ Thanh nói với tôi.
    - Anh biết rồi…! Thì cũng như mẹ mình đó mà…! Thích nói chuyện, vì đã bị trầm cảm gần như bị tù lỏng trong nhà không người hàng ngày từ sáng tới tối, rồi kéo dài hàng năm như vậy không điên là may lắm rồi. Bây giờ gặp người nói chuyện là thích lắm! Trong khi đôi lúc nhớ về dĩ vãng mọi chi tiết, đôi khi quên luôn như mất trí rồi lại nhớ. Nhưng đố em biết mấy bà già như mẹ có nhớ những gì vừa xẩy ra trong hiện tại không đó ?
    - Không..! Vì nếu nhớ mấy cụ đã không lạc đường…!
    - Đúng, Đa số ông bà già trên 80 trí nhớ như cái máy đã thâu vào băng nhựa. Bây giờ đôi lúc phát ra vì sực nhớ lại . Nhưng cái máy trí nhớ đó đã không thể thâu thêm được nữa như máy đã hỏng hay bộ nhớ đã đầy, nên họ đã không nhớ được những gì đã sẩy ra vài ngày trước..!
    Trong khi tôi nói chuyện với Mỹ Thanh, bác Hoàng vỗ vai tôi một cách vội vàng.
    - Đã tới rồi anh Nguyên, làm ơn cho tôi xuống đây được không?
    - Để cháu nói anh đưa bác về tận nhà. Mỹ Thanh nói.
    - Thôi được rồi. Cám ơn anh chị. Tới đây là tôi nhớ rồi, tôi đi chợ ABC hàng ngày mà…!
    - Dạ để cháu cho xe vào cây xăng bên phảí chợ ABC để mua xăng, và bác sẽ xuống xe tại đó để bác về nhà. Bác nhớ đường vể không?
    Tôi quay hỏi bách Hoàng thêm lần nữa cho chắc chắn để tôi yên tâm.
    - Vật thì may quá..! anh lái xe vào cây xăng đi, tôi nhớ chứ…! Tôi cứ đi thẳng xuống qua hai cái đèn xanh đỏ là tôi quẹo trái về tới nhà.
    - Bác có chìa khoa nhà không ?
    Bác Hoàng móc túi lấy chìa khoá nhà đưa cho tôi xem, tôi thấy xâu chìa khóa đã cẩn thận gài kim băng vào trong túi áo cho khỏi bị rơi. Tôi mỉm cười ôm vai bbác.
    - Bác cài xâu chìa khoá như vậy là hay lắm rồi. Cầu ơn trên cho bác được mạnh khỏe, cho con cháu vui vẻ. Mong bác được an bình.
    - Cám ơn anh chị nhé…!

    Sau khi bác Hoàng xuống xe, tôi đổ đầy bình xăng và quay lại đường Magnonia để về I-22 East cho chuyến đường dài San Jose- Santa Ana, nhưng lòng tôi vẫn không yên, Thỉnh thoảng tôi nhìn vào kính chiếu hậu để theo dõi bác đi trên vỉa hè dọc theo đường Magnonia cho tới khi tôi không còn nhìn thấy bác nữa.
    Tôi nói với Mỹ Thanh:
    - Em thấy không, tuổi già xứ lạ…! Tuy rằng tuổi đã thật sự về chiều, chẳng còn gì để nhớ để mong và để sợ hãi Cộng Sản như thày mẹ và bác Hoàng, nhưng trong nỗi sâu thẳm của linh hồn, họ vẫn có sự kinh hoàng về hành động tàn ác của Cộng Sản đã làm. Lòng họ vẫn chia ra hai mối quê hương và xứ ngoại chỉ vì tình nghĩa. Đời sống phồn hoa thanh bình như Mỹ nhưng họ vẫn không màng, thâm tâm họ nhất định hạnh phúc phải là nơi xa xôi chôn nhau, cắt rốn nghèo đói quê nhà khổ nhục dưới chế độ Cộng Sản, mà ở đó có vạn nỗi nhớ thỉnh thoảng hiện ra trong trí như những sóng đợt sương mờ đã mất dần, và đang tàn lụn ở cuối đời…!
    Mỹ Thanh thở dài:
    - Quê hương mình mà anh..! Ai mà không có nỗi nhờ, nỗi mong…!
    Cũng chính vì những nỗi nhớ nỗi mong này, mà nó đã trở thành cái cầu cho thế hệ con cháu trở về xây dựng lại quê hương, sau những đổ nát và đau khổ vì vấn nạn Cộng Sản , anh hãy chờ xem bọn trẻ của dân Việt mình..!
    Tôi gât dầu :
    - Em nói đúng… mùa xuân đang trở lại



    San Jose July 28, 2006

    Chinh Nguyên
     

Chia sẻ trang này

Share