Nhà Thơ Bùi Chát Trúng Giải Quốc Tế

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi việtdươngnhân, Tháng 5 5, 2011.

  1. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Thursday, May 5, 2011

    NHÀ THƠ BÙI CHÁT TRÚNG GIẢI QUỐC TẾ



    [​IMG]
    [FONT=times new roman,serif]BUENOS AIRES (VB) -- Nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập Nhà Xuất Bản Giấy Vụn tại Việt Nam, hôm Thứ Hai 25-4-2011 đã được công bố là người được giải IPA Freedom to Publish Prize (Giải Tự Do Xuất Bản IPA) của năm 2011.[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Bản tin trên đăng trên thông báo của trang nhà IPA (internationalpublishers.orghttp://internationalpublishers.org>) và trên một số báo trong ngành xuất bản quốc tế, như báo Publishers Weekly (publishersweekly.comhttp://publishersweekly.com>) < <.[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Bùi Chát thực hiện việc xuất bản ngoàì luồng (không trong hệ thống nhà nước), đã in và xuất bản tác phẩm của các “nhà thơ vỉa hè” tại VN, nằm ngoàí vòng kiểm duyệt của chính phủ.[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Bản tin Publishers Weekly viết rằng, dưới lèo lái của Bùi Chát, NXB Giấy Vụn đã giúp thiết lập tại VN các nhà xuất bản khác hoạt động ngoaì luồng, độc lập và tự do, in các tác phẩm của các tác giả và sử gia bị nhà nước cấm.[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Bjorn Smith-Simonsen, chủ tịch Ủy Ban Tự Do Xuất Bản IPA, nói, “Sau gần 10 năm gian nan liên tục, nhà xuất bản do Bùi Chát sáng lập đã giúp tạo ra một phong trào xuất bản độc lập tại VN. Dưới những điều kiện cực kỳ khó khăn, NXB Giấy Vụn đã phát khởi phong trào mới cho những người tư tưởng tự do, nhà văn tự do, nghệ sĩ tự do... những người từ chối tuân lệnh nhà nươc về quy luật sáng tạo.”[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Báo Publishers Weekly ghi lời nhà thơ Bùi Chát rằng, “Sách có quyền lực để làm thế giới này trở nên tự do; tự do cho những người xuất bản sách, cho người đọc sách, và cho những người thảo luận về những gì sách mang tới cho họ. Chúng tôi hy vọng giaỉ thưởng này sẽ là một thúc đẩy lớn cho sự phát triển phong trào xuất bản độc lập và xây dựng xã hội dân sự tại VN.”[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Theo các thông tin phổ biến trên đài RFI ngày 17-10-2009, nhà thơ “Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa trong một gia đình công giáo gốc di cư. Anh tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn - Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM năm 2001. Từ đó sống ở Sài Gòn.”[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]RFA cũng ghi nhận rằng, vào năm 2001 anh cùng với Lý Đợi thành lập nhóm Mở Miệng. Anh cũng là người đề xướng các khái niệm 'thơ rác', 'thơ nghĩa địa'. và là người sáng lập Giấy Vụn - nhà xuất bản chuyên in ấn & phát hành tác phẩm của các nhà thơ vỉa hè dưới hình thức photocopy, vượt qua sự kiểm duyệt của chính quyền.[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Theo RFA nhận xét, “Những tác phẩm của hai tác giả trẻ Lý Đợi và Bùi Chát qua nhà xuất bản Giấy Vụn thường là những thử nghiệm mới, những bức phá cũng như các phản kháng về nhiều vấn đề khiến không một nhà xuất bản bình thường nào có thể đảm đương cho việc in ấn và phát hành. Phương tiện loan truyền tác phẩm của Giấy Vụn là internet và được rất nhiều trang mạng văn học chú ý đến hoạt động của nó như một loại hình vừa có thể chuyển tải các tác phẩm đến người đọc có chọn lọc, vừa gợi lên được ý tưởng độc lập, không thỏa hiệp cần có của nhà văn.”[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Trong tập “Bài Thơ Một Vần” in xong vào cuối năm 2009, có rất nhiều bài thơ xuất sắc, và đều có thể là điển hình ngôn ngữ của Bùi Chát.[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Thí dụ như bài thơ “Đèn đỏ”:[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]
    [/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Tôi đứng trước một ngã tư[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Đèn đỏ ngăn tôi lại[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Những dòng người ra đi tất bật[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Gió mát sau lưng họ[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Chúng tôi, nhiều thế hệ[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Bị giữ lại bởi đèn đỏ[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Chúng tôi không cất bước được[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Chúng tôi không bay lên được[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Giao lộ ở khắp nơi[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Không ai có thể vượt qua màu đỏ[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Chúng tôi đứng trước ngã tư[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Nhiều thế hệ[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Chỉ một con đường đầy bụi đỏ trước mắt.”[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]
    [/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Hay là bài thơ sau, có nhan đề “Thói” như sau:[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]
    [/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được biết sự thật nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được ngủ với vợ/chồng chúng tôi nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được thở nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được bình đẳng trước pháp luật nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được suy nghĩ khác với các ông nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được chống tham nhũng nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được tự do ngôn luận nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được lập hội vỉa hè nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được viết bài thơ này nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được ghét các ông chống đối các ông nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được tự do biểu tình nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được bầu cử tự do nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được bảo vệ tổ quốc nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được học ngoại ngữ nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được giỏi hơn các ông nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được đi chùa đi nhà thờ nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được đọc bản Tuyên ngôn nhân quyền nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được sở hữu mảnh đất tổ tiên chúng tôi để lại nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được tố cáo các ông nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được là người Việt Nam nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được giữ gìn truyền thống nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được yêu thêm gia đình bạn bè ngoài các ông nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được xây dựng đất nước nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được biết diện tích mặt đất và biển đảo của chúng tôi nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được biết tên của đất nước chúng tôi 20 năm nữa nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được không theo các ông nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được sống riêng tư không bị dòm ngó nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được đá đít các ông nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được yêu nước nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được đi bằng đôi chân của chúng tôi nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được xuất bản bài thơ này sau khi viết xong nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được chờ các ông đến bắt nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được từ chối các ông nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được ước gì chúng tôi chẳng ước điều gì nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được mưu cầu hạnh phúc và mưu cầu không hạnh phúc nhé![/FONT]






    ***************

    IPA LÊN ÁN VIỆT CỘNG BẮT GIỮ NHÀ THƠ BÙI CHÁT

    Gia Minh, biên tập viên RFA


    [​IMG] Tải xuống âm thanh [FONT=times new roman,serif]Hiệp hội Các nhà Xuất bản Quốc tế IPA đã ra thông cáo báo chí yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho ông Bùi Chát.[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif] [​IMG] Photo courtesy of Danlambao
    Ông Bùi Chát tại lễ nhận giải thưởng Tự do Xuất bản do Hiệp hội Các nhà Xuất bản Quốc tế trao ở thủ đô Buenos Aires.

    [/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]
    Nhà xuất bản tự do Bùi Chát đi nhận giải thưởng Tự do Xuất bản do Hiệp hội Các nhà Xuất bản Quốc tế trao ở thủ đô Buenos Aires trở về Việt Nam hôm ngày 30 tháng 4 và bị cơ quan chức năng tại thành phố HCM kiểm tra ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất, đưa về khám xét nhà và bắt đi với mục đích được nói để đìều tra.
    Khi nhận được tin đó, vào ngày 1 tháng 5, IPA đã ra thông cáo báo chí yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho ông Bùi Chát.

    Gia Minh hỏi chuyện ông Alexis Krikorian, giám đốc Tự do Xuất bản của IPA về những thông tin liên quan.

    Tình huống tệ hại nhất

    Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho Đài ACTD cuộc phỏng vấn này. Truớc hết xin hỏi IPA có ngạc nhiên khi nhận được tin người vừa nhận giải trở về và bị khám xét, tịch thu bằng của giải, và bị bắt giữ?
    Ông Alexis Krikorian: Thực sự đây là một tình huống tệ hại nhất. Chúng tôi đã trao giải Tự do Xuất bản nhiều năm nay rồi, nhưng nay là lần đầu tiên một chính quyền sở tại cho bắt giữ người được trao giải khi trở về lại đất nước của người ấy.

    Vì vậy ở một mức độ nào đó, chúng tôi thấy ngạc nhiên. Tuy nhiên không thể nói chúng tôi không hình dung ra một tình huống xấu nhất.

    Gia Minh: IPA đã ra thông cáo báo chí kêu gọi trả tự do cho ông Bùi Chát? Ngoài việc đó ra IPA sẽ tiếp tục làm những gì nữa?

    Chúng tôi đã trao giải Tự do Xuất bản nhiều năm nay rồi, nhưng nay là lần đầu tiên một chính quyền sở tại cho bắt giữ người được trao giải.
    Ô. Alexis Kirkokian
    Ông Alexis Krikorian: Chúng tôi cũng tiếp xúc với những nơi liên hệ với IPA tại tất các các quốc gia cũng như lục điạ; không chỉ ,ví dụ những nhân vật ở Argentina nơi mà giải thưởng Tự do Xuất bản năm nay được trao, chúng tôi còn tiếp xúc với các chính phủ, đơn cử chính phủ Na Uy nơi có chủ tịch Ủy ban Xuất bản Tự do, Thuỵ Sĩ là đất nước có Ban thư ký Hiệp hội Các nhà Xuất bản, rồi Liên đoàn Các nhà Xuất bản Quốc gia Châu á mà chúng tôi có thành viên tại các nước ASEAN.
    Như thế có thể nói chúng tôi có nhiều kênh để tập trung vào kêu gọi trả tự do cho ông Bùi Chát càng sớm càng tốt.

    Tôi xin lặp lại là ông Bùi Chát không làm gì sai trái cả. Ông ta được trao giải thưởng của một tổ chức phi chính phủ quốc tế. Nhiều người đã được trao giải này trước ông Bùi Chát, những người đó sống tại những quốc gia như Zimbabuê, Iran… Và tất cả họ, tôi nhấn mạnh là tất cả những người đó, khi trở về quê nhà sau khi nhận được giải thưởng Tự do Xuất bản không hề bị bắt bớ.

    Trường hợp ông Bùi Chát là trường hợp đầu tiên. Chúng tôi lấy làm tiếc đó là trường hợp thứ nhất. Chúng tôi lên án việc bắt giữ đó như đã nêu trong thông cáo báo chí của chúng tôi.

    Gia Minh: Còn chính phủ Việt Nam thì sao? IPA có kế hoạch tiếp xúc với cơ quan chức năng Việt Nam thế nào để kêu gọi trả tự do cho ông Bùi Chát?

    Ông Alexis Krikorian: Chúng tôi chưa tiếp xúc với họ, nhưng đó là một trong những giải pháp mà hôm nay chúng tôi sẽ bàn tới.

    Gia Minh: Việt Nam lâu nay vẫn khăng khăng cho rằng họ có luật và những ai vi phạm luật đều phải bị xét xử, trừng phạt, vậy IPA sẽ lập luận thế nào với phía Việt Nam khi được giải thích như thế?

    Ông Alexis Krikorian: Vâng, đơn cử như khối ASEAN có hiến chương nhân quyền theo đó có những nguyên tắc cổ xúy và bảo vệ các quyền con người, và những quyền tự do căn bản. Chúng tôi tin tưởng rằng Nhà xuất bản của Bùi Chát được những quyền tự do căn bản, và một trong những quyền đó là xuất bản sách. Theo chúng tôi việc giam giữ ông ta mà cho đến nay chưa có lý do nào cả, là vi phạm những quyền căn bản đó.

    [​IMG]
    Tin Bùi Chát nhận giải trên báo chí nước ngoài. Photo courtesy of Danlambao.

    Ủy hội nhân quyền của khối ASEAN họp một ngày sau khi diễn ra lễ trao giải Tự do Xuất bản năm nay. Mục tiêu của cuộc họp nhằm thảo luận biện pháp thúc đẩy nhân quyền và tự do dân chủ tại các quốc gia Đông Nam Á, mà Việt Nam là một thành viên. Việc bắt giữ ông Bùi Chát đi ngược lại tinh thần đó. Gia Minh: Còn các tổ chức quốc tế về nhân quyền khác thế nào?
    Ông Alexis Kirkorian: Dĩ nhiên, chúng tôi ở tại Geneva, đó là nơi có nhiều ủy ban của Liên Hiệp Quốc, nên chúng tôi sẽ liên lạc với văn phòng của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, với báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do bày tỏ ý kiến, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đó dĩ nhiên cũng là một kênh khác.

    Phong trào tư duy độc lập

    Gia Minh: Qua việc ông Bùi Chát bị bắt giam, ông có thấy một yếu tố tích cực nào không?
    Ông Alexis Kirkokian: Ngoài việc đưa ra ánh sáng công luận vấn đề quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền tự do xuất bản tại Việt Nam như thế nào, không còn có yếu tố tích cực nào khác.

    Chúng ta đang nói đến một nhà xuất bản trẻ, một người trẻ bị giam giữ, một người bị chủ nhà đuổi đi mà tin cho hay chủ nhà cho ông Bùi Chát thuê bị áp lực của an ninh điạ phương buộc phải trục xuất ông Bùi Chát và một người cùng thuê nhà, đồng thời cùng là đồng sáng lập ra Nhà Xuất bản Giấy Vụn. Những diễn biến như thế không có gì tích cực cả.

    Gia Minh: Sau khi gặp trực tiếp ông Bùi Chát tại Buenos Aires, ông nhận định thế nào về ông đó?

    Ông Bùi Chát đã giúp hình thành nên một phong trào tư duy độc lập, tự do sáng tác, tự do xuất bản ở Việt Nam.
    Ô. Alexis Kirkokian

    Ông Alexis Krikorian: Chàng thanh niên Bùi Chát thật ‘nhút nhát’, nhưng khi tiếp xúc tôi thấy rất dễ chịu. Đó là một người tốt. Chúng tôi có khó khăn trong giao tiếp với nhau vì bất đồng ngôn ngữ. Vì thế tôi không thể nói gì hơn về ông Bùi Chát ngoài việc thấy ông ta là một người tử tế. Và cá nhân tôi cảm thấy hết sức tiếc vì nay ông ta đang bị giam cầm.
    Khi chọn ông Bùi Chát để trao giải Tự do Xuất bản năm nay, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến lòng can đảm của một người trẻ tuổi trong những điều kiện khó khăn như ở Việt Nam. Ông ta thật giỏi trong giới xuất bản. Đó là điểm mà chúng tôi đã nêu rõ tại Buenos Aires hồi đầu tuần rồi.

    Gia Minh: Ông có cơ hội gặp những người trẻ Việt Nam khác như ông Bùi Chát chưa? Ông nghĩ sao về những thành phần như Bùi Chát có thể đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam?

    Ông Alexis Kirkokian: Chưa ạ, tôi chưa có cơ hội nào đến Việt Nam nên chưa gặp được những thanh niên như Bùi Chát. Tôi từng gặp được nhiều nhà xuất bản trẻ như Bùi Chát từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng những nhà xuất bản trẻ Việt Nam như Bùi Chát thì chưa.

    Một trong những lý do là hiệp hội xuất bản chính thức của Việt Nam chưa là thành viên của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế.

    Tổ chức của chúng tôi có nhiều giá trị, mà một trong những giá trị đó là quyền tự do xuất bản; vì thế, xét theo tình hình hiện nay, hiệp hội xuất bản của Việt Nam chưa là thành viên của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế.

    Theo tôi, ông Bùi Chát đã giúp hình thành nên một phong trào tư duy độc lập, tự do sáng tác, tự do xuất bản ở Việt Nam. Việc bắt giam ông Bùi Chát sẽ không thể ngăn thế hệ trẻ thực hiện những việc làm tiến bộ mà họ thực hiện trong những năm vừa qua.

    Cách thức mà họ đang giúp cho đất nước là tiếp tục thực hiện những công việc đang làm, xuất bản những gì họ đang làm, đưa lên blog những việc làm của họ, làm cho tiếng nói của họ được người khác nghe thấy, xuất bản ra những tác phẩm của họ.

    Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho Đài chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.

    Ông Bùi Chát, tên thật là Bùi Quang Viễn, sinh năm 1979. Ông là người sáng lập ra nhà xuất bản tự do mang tên Giấy Vụn, bắt đầu hoạt động từ năm 2002, để xuất bản những tác phẩm của những nhà văn không chấp nhận sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước.

    Nhờ vào những nổ lực trong lĩnh vực xuất bản tự do đó, ông được Hiệp hội Các nhà Xuất bản Quốc tế, IPA, trao giải Tự do Xuất bản năm 2011.

    Ông Bùi Chát cũng là một người sáng lập Nhóm Mở Miệng năm 2001.

    NHÀ THƠ BÙI CHÁT BỊ VIỆT CỘNG BẮT GIỮ KHI TRỞ VỀ VIỆT NAM

    [/FONT]



    Khoảng 8h tối ngày 30/04, nhà thơ Bùi Chát (tên thật là Bùi Quang Viễn, sinh năm 1979) đã bị an ninh, hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ khi anh vừa trở về VN sau chuyến đi Buenos Aires nhận giải thường Tự do xuất bản của IPA.
    [​IMG] Bùi Chát tại lễ trao giải. Ảnh DLB

    Hôm 27/4, nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản độc lập Giấy Vụn đã được Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) trao giải thưởng về Tự Do Xuất Bản. Bùi Chát cũng được biết đến như một thành viên cốt cán trong phong trào thơ chui có tên gọi “Mở Miệng”. Trong những năm qua Nhà xuất bản Giấy Vụn do anh sáng lập đã xuất bản nhiều tác phẩm ngoài luồng dưới dạng photocopy và các ấn bản điện tử.
    Bùi Chát tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp HCM vào năm 2001.

    IPA – International Publishers Association ( Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế) được thành lập tại Paris – Pháp quốc vào năm 1896 với mục tiêu phát huy và bảo vệ quyền xuất bản cũng như gia tăng sự quan tâm của mọi người về vai trò của xuất bản đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị trên toàn thế giới. IPA tích cực đấu tranh chống lại mọi sự kiểm duyệt và là người bạn đồng hành của những tổ chức bảo vệ nhân quyền. Sau hơn 100 năm hoạt động, IPA hiện đang có 65 thành viên hội ở tầm quốc gia từ 50 đất nước khác nhau.

    Đây là lần thứ 5 tổ chức này trao giải cho những người xuất bản độc lập và Bùi Chát là người Việt Nam đầu tiên vinh dự nhận giải. Tại thành phố Buenos Aires, trước sự có mặt của các quan khách như Bộ trưởng Văn hóa ông Hernán Lombardi, Thị trưởng thành phố ông Mauricio Macri, Phó giám đốc tờ báo lớn nhất của Argentina (La Nacion) – ông José Claudio Escribano, Chủ tịch IPA ông YoungSuk “Y.S.” Chi, chủ tịch IPA và trưởng ban tổ chức Dr. Ana Maria Caballenas, Bùi Chát đã có bài phát biểu ngắn gọn và súc tích như sau:
    [​IMG]
    Tin Bùi Chát nhận giải trên báo chí nước ngoài. Ảnh DLB
    Tôi thật sự vui mừng khi có mặt nơi đây như một nhân chứng về những nỗ lực không mệt mỏi của những nhà hoạt động cho tự do ở Việt Nam.
    Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viễn vông này chúng tôi đã chọn xuất bản.
    Cũng như những anh em đang bị tù đày, quản thúc và tất cả những người đang đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp ở Việt Nam, chúng tôi luôn tin tưởng vào lương tri. Thông qua việc xuất bản một cách tự do những điều cần thiết, chúng tôi biết rằng nhiều độc giả của chúng tôi sẽ tìm thấy lại lương tri của mình.
    Sách có thể biến thế giới thành tự do, chính vì thế chúng tôi tin rằng tự do sẽ đến, trước hết với những người làm sách, những người đọc sách, và những người bàn luận về những điều mà sách mang lại.
    Bằng tất cả tình yêu dành cho sách và dành cho con người, tôi xin đón nhận và san sẻ niềm vinh dự này cho tất cả độc giả, đồng nghiệp, bạn bè, và những người ủng hộ.
    Hy vọng giải thưởng sẽ là cú hích đáng kể cho sự phát triển của phong trào xuất bản độc lập, đặc biệt là sự phát triển của xã hội dân sự, tại Việt Nam.
    Cám ơn tất cả mọi người.

    Cũng tại lễ trao giải, Bùi Chát đã trả lời phỏng vấn của một số tờ báo quốc tế về tình hình tự do ngôn luận, tự do xuất bản ở Việt Nam.
    Báo chí trong nước đã không đưa tin về giải thưởng này cũng như việc Bùi Chát bị bắt giữ ở sân bay.
    Trong một diễn biến khác, blogger Thiên Sầu, tức Ngô Thanh Tú đã bị nhà cầm quyền bắt giam từa 25/4 vì bị nghi ngờ “chống đối” và “đòi đa nguyên đa đảng”.
    Một nguồn tin khác cho hay, Thiên Sầu bị thẩm vấn về những mối quan hệ với Bùi Chát.

    Tin Dân Làm Báo, RFA. Đàn Chim Việt biên tập


     
  2. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:




    [​IMG]
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA


    2011-05-08


    [FONT=times new roman,serif]Nhà thơ Bùi Chát, người chủ trương nhà xuất bản Giấy Vụn sau khi nhận giải thưởng Tự do Xuất bản do Hiệp hội Các nhà Xuất bản Quốc tế (IPA) trao ở thủ đô Buenos Aires trở về Việt Nam hôm 30 tháng 4 đã bị cơ quan chức năng tại thành phố HCM kiểm tra ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất, đưa về khám xét nhà và bắt đi với danh nghĩa điều tra.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif] [​IMG] Photo courtesy of Danlambao
    Ông Bùi Chát tại lễ nhận giải thưởng Tự do Xuất bản do Hiệp hội Các nhà Xuất bản Quốc tế trao ở thủ đô Buenos Aires.

    [/FONT]


    [FONT=times new roman,serif]Sau hai lần mời làm việc hiện nay nhà thơ Bùi Chát đã trở về nhà riêng tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn rằng Công an có còn tiếp tục mời ông làm việc nữa hay không.
    Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với ông để biết thêm những gì do ông kể lại trong những ngày vừa qua mời quý vị theo dõi.
    [/FONT]


    [FONT=times new roman,serif]Mặc Lâm: Xin chào nhà thơ Bùi Chát, trước tiên xin chia vui với ông vì đã được trở về nhà, kế nữa nếu không có gì trở ngại xin ông cho biết một ít chi tiết về lần gặp công an gần đây nhất thưa ông?[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Bùi Chát: Họ nói họ sẽ liên lạc lại hoặc sẽ gửi thư mời trước khi làm việc một ngày.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif] [​IMG]
    Tin Bùi Chát nhận giải trên báo chí nước ngoài. Photo courtesy of Danlambao.
    [/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Mặc Lâm: Vâng, từ khi họ thả ông ra sau lần bắt giữ 72 tiếng tại phi trường thì họ còn triệu tập ông làm việc bao nhiêu lần nữa?[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif] [/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Bùi Chát: Từ đó đến nay là hai lần, một lần họ yêu cầu tôi phải ký vào những gì in ra từ trong cái laptop cũng như những giấy tờ bị thu giữ tại nhà mà họ thu hôm lần đến xét nhà và tôi đã ký vào những tài liệu của tôi.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Lần thứ hai thì họ làm việc về nội dung nhà xuất bản Giấy Vụn cũng như các tài liệu có liên quan đến nó.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Mặc Lâm: Chắc ông cũng biết là sau khi ông bị bắt thì phản ứng của dư luận quốc tế rất gay gắt và đích thân ông chủ tịch IPA cũng như nhiều tổ chức báo chí quốc tế đã gửi thư trực tiếp can thiệp đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vĩnh viễn cũng như bằng khen từ IPA cho nhà xuất bản Giấy Vụn.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Riêng với các ngòi bút hải ngoại cũng đang ký kiến nghị qua hai website là Tiền Vệ và Da Màu nhằm đòi hỏi trả tự do vĩnh viễn cho ông. Ông có cảm tưởng như thế nào trước những phản ứng này?[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Bùi Chát: Vâng tôi thấy đây là việc làm hết sức có ý nghĩa không chỉ cho cá nhân tôi mà cho tất cả nghệ sĩ đang sống ở Việt Nam. Môi trường quá khó khăn để bày tỏ quan niệm sáng tác cũng như những quan niệm khác về tự do của mình. Tôi thấy cái việc đấy của mọi người hoàn toàn đứng đắn tôi luôn luôn ủng hộ và anh em văn nghệ Sài Gòn cũng ủng hộ những việc làm này.[/FONT]

    Đe dọa giới cầm bút


    [FONT=times new roman,serif] [​IMG]
    Từ trái sang: Giám đốc IPA Youngsuk “Y.S.” Chi, Thị trưởng Mauricio Macri, và Bùi Chát tại lễ trao giải Tự Do Xuất Bản năm 2011 ở Buenos Aires hôm 25-4-2011. Courtesy tạp chí Da Màu.
    [/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Mặc Lâm: Xin được phép quay lại những gì xảy ra tại phi trường Tân Sơn Nhất khi ông vừa từ Argentina quay về Việt Nam; xin ông cho biết những gì đã xảy ra vào hôm ấy, khi cơ quan an ninh tạm giữ ông thì lý do họ đưa ra là gì?[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Bùi Chát: Thật ra khi mà làm việc thì họ chưa có lý do gì cả, họ chỉ giữ tôi ở lại đó thôi. Mãi đến hôm sau họ mới lập biên bản tức là khoảng gần 24 tiếng sau thì họ mới bắt tay vào lập biên bản tạm giữ những quyển sách của tôi mang về cũng như cái bằng IPA. Trong quá trình hai mươi mấy tiếng đó thì họ ngồi làm việc nói này nói kia thôi chứ không đưa ra một lý do gì cả.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Mặc Lâm: Khi nói chuyện với ông có cho thấy là họ chú trọng vào chuyện gì nhất, tự thân nhà xuất bản Giấy Vụn hay nội dung giải thưởng mà ông vừa nhận?[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Bùi Chát: Cũng có những lúc họ nói chuyện bình thường, có những lúc họ lấy danh nghĩa công an hải quan, công an cửa khẩu họ làm việc vì trong hành lý của tôi họ phát hiện bằng khen của IPA, một Kim Tự Điển, 22 tập thơ Bài Thơ Một Vần của tôi và 27 tập thơ của Lý Đợi. Họ cho rằng đây là những thứ không được phép của nhà nước khi nhập vào Việt Nam.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Mặc Lâm: Cảm giác của ông ra sao khi vừa nhận một giải thưởng quan trọng của quốc tế nhưng khi trở về quê hương mình lại bị tịch thu và đe dọa liên tiếp trong nhiều ngày và chưa chắc gì trong những ngày tới được yên ổn để sáng tác?[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Bùi Chát: Tôi có cảm giác thật sự mình rất buồn vì những việc làm của mình rất là bình thường, chỉ cố gắng bày tỏ những quyền đã được thừa nhận trong hiến pháp cũng như khi Việt Nam tham gia những công ước quốc tế thì đều ghi nhận những quyền đó.[/FONT]
    Thông qua những việc làm của họ thì giống như họ lấy tôi để đe dọa giới cầm bút và cái việc làm đấy họ có thể xử lý kiểu khác.
    Nhà thơ Bùi Chát

    [FONT=times new roman,serif]Tôi nghĩ tôi chỉ là một công dân bình thường thể hiện những chuyện đấy mà họ lại lấy nhiều lý do để ngăn chận lại, thậm chí mang tính chất đe dọa. Thông qua những việc làm của họ thì giống như họ lấy tôi để đe dọa giới cầm bút và cái việc làm đấy họ có thể xử lý kiểu khác.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Tôi cho rằng đây là một việc làm hết sức nguy hiểm cho hình ảnh Việt Nam đối với thế giới và cũng rất nguy hiểm cho sự tiến bộ mọi mặt tại Việt Nam.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Mặc Lâm: Tôi có một câu hỏi hơi tế nhị nhưng phát xuất từ việc lo lắng cho sự an toàn của cá nhân ông đối với chính quyền, liệu ông có cảm thấy trở ngại khi cuộc phỏng vấn này được công bố rộng rãi cho đồng bào trong cũng như ngoài nước nghe hay không?[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Bùi Chát: Tôi nghĩ rằng đây là những quan điểm, những suy nghĩ của tôi sau sự kiện này. Bây giờ cũng như trước đó đã thể hiện một cách rất rõ ràng. Tôi nghĩ rằng nếu có khó khăn gì sau cuộc phỏng vấn này thì mình cũng phải chịu nhưng tiếng nói của mình lại được thể hiện ra. Nhân đây cũng xin cám ơn RFA cũng như mọi thính giả khắp nơi.[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà thơ Bùi Chát đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn đặc biệt này.[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif] Trong tập “Bài Thơ Một Vần” in xong vào cuối năm 2009, có rất nhiều bài thơ xuất sắc, và đều có thể là điển hình ngôn ngữ của Bùi Chát.[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Thí dụ như bài thơ “Đèn đỏ”:[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]
    [/FONT]


    [FONT=times new roman,serif]Tôi đứng trước một ngã tư[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Đèn đỏ ngăn tôi lại[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Những dòng người ra đi tất bật[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Gió mát sau lưng họ[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Chúng tôi, nhiều thế hệ[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Bị giữ lại bởi đèn đỏ[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Chúng tôi không cất bước được[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Chúng tôi không bay lên được[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Giao lộ ở khắp nơi[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Không ai có thể vượt qua màu đỏ[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Chúng tôi đứng trước ngã tư[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Nhiều thế hệ[/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]Chỉ một con đường đầy bụi đỏ trước mắt.”[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]
    [/FONT]


    [FONT=times new roman,serif]Hay là bài thơ sau, có nhan đề “Thói” như sau:[/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]
    [/FONT]


    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được biết sự thật nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được ngủ với vợ/chồng chúng tôi nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được thở nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được bình đẳng trước pháp luật nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được suy nghĩ khác với các ông nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được chống tham nhũng nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được tự do ngôn luận nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được lập hội vỉa hè nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được viết bài thơ này nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được ghét các ông chống đối các ông nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được tự do biểu tình nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được bầu cử tự do nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được bảo vệ tổ quốc nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được học ngoại ngữ nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa nhé![/FONT]


    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được giỏi hơn các ông nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được đi chùa đi nhà thờ nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được đọc bản Tuyên ngôn nhân quyền nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được sở hữu mảnh đất tổ tiên chúng tôi để lại nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được tố cáo các ông nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được là người Việt Nam nhé![/FONT]


    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được giữ gìn truyền thống nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được yêu thêm gia đình bạn bè ngoài các ông nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được xây dựng đất nước nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được biết diện tích mặt đất và biển đảo của chúng tôi nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được biết tên của đất nước chúng tôi 20 năm nữa nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được không theo các ông nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được sống riêng tư không bị dòm ngó nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được đá đít các ông nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được yêu nước nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được đi bằng đôi chân của chúng tôi nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được xuất bản bài thơ này sau khi viết xong nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được chờ các ông đến bắt nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được từ chối các ông nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được ước gì chúng tôi chẳng ước điều gì nhé![/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]- Các ông cho chúng tôi được mưu cầu hạnh phúc và mưu cầu không hạnh phúc nhé![/FONT]
    [FONT=times new roman,serif]
    [/FONT]

    [FONT=times new roman,serif]RFA [/FONT]



     
  3. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:

    [​IMG]

    Dân Làm Báo được thông tin Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển, một trong những thành viên lớn nhất của Văn Bút Quốc Tế, đã tuyển chọn nhà thơ Bùi Chát, sáng lập viên nhóm nghệ thuật Mở Miệng và Nhà xuất bản độc lập Giấy Vụn làm thành viên danh dự của Hội. Dân Làm Báo xin chúc mừng nhà thơ Bùi Chát và có cuộc trao đổi với anh nhân sự kiện này:


    DLB:
    Theo anh thì quyết định này của Văn Bút Thụy Điển có liên hệ gì đến giải thưởng Tự do Xuất bản 2011 của Hiệp hội Xuất bản Quốc Tế vừa trao tặng anh vào ngày 25 tháng 4 tại Buenos Aires không?

    BC:
    Tôi không có thông tin chính xác về việc này nên không biết phải nói sao, tuy nhiên tôi vẫn nghĩ rằng những nỗ lực cho tự do xuất bản của Giấy Vụn và các nhà xuất bản độc lập khác ở Việt Nam sau giải thưởng của IPA đã trở nên rõ ràng hơn đối với mọi người, cũng có nghĩa là phong trào này ngày càng được ủng hộ hơn và cũng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn. Có lẽ vì lí do đó mà Swedish Pen Centre đã kết nạp tôi làm thành viên danh dự như một biện pháp bảo vệ và thúc đẩy cho tự do ngôn luận, trong đó có tự do xuất bản, trên khắp thế giới.

    DLB:
    Vào đầu năm 2009, một người Việt Nam khác cũng đã trở thành thành viên danh dự của Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế tại Canada (Pen Canada), tuyên dương những nỗ lực, thành quả và sự hy sinh của anh trong việc cổ vũ cho quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam. Đó là blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Nay Bùi Chát là người Việt Nam thứ hai, được Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển tuyển chọn là thành viên danh dự cũng vì những đóng góp cho quyền tự do sáng tác, tự do ngôn luận, đặc biệt trong lãnh vực xuất bản, xin anh chia sẻ những cảm nhận của anh về tầm mức quan trọng của những hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.

    BC:
    Những hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế dành cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam phải nói là rất cần thiết vì đó là những tiếng nói khách quan, lên tiếng cho những mục tiêu tốt đẹp, nhằm xây dựng một tương lai chung mà ai cũng phải có trách nhiệm đóng góp, vì sự tiến bộ của loài người.

    Nói một cách hình tượng thì hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế như những cái phao có thể giúp chúng ta thoát nạn khi quá đuối sức, hoặc như những áo giáp giúp bảo vệ ta khi bị tấn công bất ngờ. Ngoài ra, tầm quan trọng của những hỗ trợ này, theo tôi nghĩ đã đánh động được dư luận và tạo ra sự ủng hộ từ bên trong, yếu tố quan trọng nhất cho bất cứ nhà hoạt động nào.

    DLB:
    Ngoài ra Dân Làm Báo cũng được biết trong buổi tiếp tân Chào mừng Quốc khánh của Thụy Điển vào ngày 6 tháng 6 năm 2011 tại toà đại sứ Thuỵ Điển ở Hà Nội, anh cũng đã được ông Đại Sứ Staffan Herrström mời tham dự. Theo sự lượng định của anh, liệu anh có bị cản trở gì trong việc ra Hà Nội tham dự buổi tiếp tân này?

    BC:
    Điều này thì tôi chịu, tôi chưa bao giờ hiểu được cách hành xử của cơ quan an ninh, cũng có thể họ sẽ để tôi đi nếu họ thấy vui, buồn thì họ giữ lại, không vui không buồn họ cũng giữ lại, nói chung họ có cách làm việc của họ, rất ngẫu hứng tuy vẫn dựa vào một nguyên tắc: “ngăn cản bất cứ gì người khác muốn mà trái ý mình, bằng mọi giá”

    Trong trường hợp tôi bị cản trở thì đành phải trở về nhà thôi, một mình tôi làm sao chống lại họ được. Không giải thích không lý lẽ gì ở đây cả, vì họ có bao giờ nghe người khác nói đâu. Tuy thế tôi vẫn mong rằng họ không coi việc này quá nghiêm trọng đến nỗi phải dùng biện pháp cản trở, nếu mạnh tay như vậy thì chẳng có lợi cho ai cả.

    DLB:
    Trong buổi tiếp tân Quốc Khánh của Tòa Đại sứ Thụy Điển chắc chắn sẽ có nhiều quan chức của nhà nước cũng như các chính khách ngoại giao cao cấp của nhiều quốc gia tham dự, việc tòa đại sứ Thụy Điển mời anh tham dự buổi lễ này trước cộng đồng ngoại giao thế giới, phải chăng là một thế đối đầu mới, đồng thời cũng nhằm để bảo vệ sự an nguy của Bùi Chát cũng như phong trào xuất bản tự do, sau khi anh nhận giải thưởng cao quý của IPA và bị giam giữ 47 tiếng khi vừa trở về Việt Nam?

    BC:
    Tôi không nghĩ đây là một thế đối đầu mới, chúng tôi không có ý định đối đầu với ai hết, chúng tôi chỉ muốn làm những điều chúng tôi được phép làm như một con người cơ bản, chúng tôi ít khi quan tâm đến những ai xem chúng tôi là kẻ thù, trong thâm tâm của chúng tôi không có những khái niệm như vậy tồn tại.

    Những quan chức của nhà nước Việt Nam biết đâu khi gặp gỡ tôi trong buổi tiếp tân lại thấy tôi như một đối tác tiềm năng thì sao! Về sự an nguy của chúng tôi thì chắc chắn rồi, tôi thực sự cảm thấy an toàn hơn và phong trào xuất bản độc lập cũng cảm thấy yên tâm hơn sau những buổi tiếp xúc này.

    DLB:
    Xét theo diễn tiến từ lúc nhà xuất bản Giấy Vụn được mời tham dự và có bài tham luận tại Đại Hội Các Nhà Xuất Bản Quốc Tế tại Seoul, Nam Hàn, năm 2008, vào năm 2010, tập thơ "Bài Thơ Một Vần" của Bùi Chát và tập thơ "Khi Kẻ Thù Ta Buồn Ngủ" của Lý Đợi được phát hành song ngữ Anh Việt bởi 1 nhà xuất bản tại Macedonia, và năm 2011 anh được trao giải thưởng Tự Do Xuất Bản, và nay anh lại được chọn làm thành viên danh dự của Trung tâm Văn Bút Thụy Điển và cũng được mời tham dự ngày Quốc Khánh Thụy Điển, theo anh 5 sự kiện này mang những ý nghĩa chính trị gì?

    BC:
    Theo những gì tôi biết, những sự kiện này có ý nghĩa rất đặc biệt trong sinh hoạt văn nghệ và xuất bản ở Việt Nam hiện thời. Trong một trình tự có thể thấy, việc tôi tham dự Đại hội các nhà xuất bản quốc tế và được giải thưởng Tự do xuất bản đã tác động không nhỏ đến tư duy làm nghệ thuật và tư duy xuất bản trong giới chính thống cũng như ngoài luồng, tạo điều kiện cho họ nhìn lại những việc đã làm hoặc thêm quyết tâm cho những gì mình đã chọn, điều này có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể trong tương lai. Việc trở thành thành viên danh dự của Văn Bút Thụy Điển và được mời tham dự lễ Quốc khánh Thụy Điển là một vinh dự lớn cho bản thân tôi và những người cùng chí hướng, nhìn rộng ra nó còn có ý nghĩa thiết thực giúp cho những tiếng nói đang bị cô lập trong chính quê hương của họ trở nên tự tin và mạnh mẽ hơn.

    DLB:
    Tất cả những điều khích lệ trên dành cho cá nhân Bùi Chát, nhà Xuất Bản Giấy Vụn nói riêng và cho phong trào xuất bản tự do tại Việt Nam nói chung đã tạo được nhiều quan tâm từ cộng đồng quốc tế về tình trạng thiếu tự do ngôn luận tại Việt Nam; tuy nhiên, từ đó, cũng đã có dư luận cho rằng, phải chăng đây là kết quả của những nỗ lực vận động ngầm của những người yêu mến nhà Xuất Bản Giấy Vụn một cách "đặc biệt"?

    BC:
    Những điều mà chúng tôi làm được (Giấy Vụn và các nhà xuất bản độc lập khác) cho đến thời điểm này, ngoài những cố gắng không ngừng nghỉ như một yếu tố bắt buộc, còn lại phần lớn là nhờ vào sự ủng hộ của rất nhiều người, chúng tôi luôn cảm kích và tri ân. Theo tôi nghĩ, đa số những người ủng hộ chúng tôi không phải là những người yêu mến Giấy Vụn hoặc các nhà xuất bản độc lập khác một cách “đặc biệt”, mà họ là những cá nhân bình thường, là những người yêu thích văn chương, cái đẹp, yêu những tiếng nói chân thực, yêu tự do và công lý, nói chung họ và chúng tôi là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ một viễn cảnh tương lai. Chính vì thế tôi nghĩ, họ cũng đang ủng hộ các bạn và cũng đang vận động cho các bạn vào 1 thời điểm nào đó, họ không thể yêu mến chúng ta nếu chúng ta không làm gì có ý nghĩa tích cực.

    DLB:
    Anh có thể cho biết thêm những vận động này là từ cá nhân các bạn hữu cùng chí hướng hay có liên hệ đến một tổ chức đảng phái nào hay không?

    BC:
    Chúng tôi không liên hệ với bất kì đảng phái nào, chúng tôi hoạt động từ trước đến nay vẫn theo phương pháp đấu tranh độc lập. Những người ủng hộ và vận động cho chúng tôi là những cá nhân, hoạt động phi đảng phái, là những người yêu Việt Nam, yêu tự do, và lúc nào cũng mong muốn một tương lai sáng sủa hơn cho tất cả mọi người. Nếu có dư luận nào cho rằng những vận động trên phải là từ một đảng phái thì họ đã xem thường nỗ lực của những cá nhân đã hết lòng vì lý tưởng chung.

    DLB:
    Anh có muốn chia sẻ thêm điều gì cùng bạn đọc của Dân Làm Báo không?.

    BC:
    Tôi chỉ muốn chia sẻ thêm rằng những điều chúng ta làm vì mục đích tốt đẹp trước sau gì cũng có người nhận biết và ủng hộ, chỉ cần có niềm tin thì khó khăn nào cũng vượt qua được, không giải quyết tức khắc thì giải quyết từ từ với một sự kiên định cần có.

    DLB:
    Dân Làm Báo xin cám ơn nhà thơ Bùi Chát đã trả lời cuộc phỏng vấn này.

    BC:
    Cảm ơn và chúc Dân Làm Báo ngày càng phát triển, độc giả ngày càng yêu quý và tin tưởng hơn.


    * Source: http://danlambaovn.blogspot.com/


     

Chia sẻ trang này

Share