Nguyệt Vọng Cung Đàn

Thảo luận trong 'Thơ' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 7 22, 2012.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Cung đàn nguyệt vọng thanh vân
    Thương người nhớ bến trăng ngàn ngẩn ngơ
    Đàn buồn nhạc điệu bơ vơ
    Giọt sương lã chã như hồ thủy ngân

    Trời trong lóng lánh vô vàn
    Lung linh dặng liễu thiên thần vờn quanh
    Đêm rằm theo ánh nước xanh
    Vàng rơi sỏi đá rung cành thông reo

    Tóc mây loã xoã hắt heo
    Điệu hò lả lướt mái chèo chơi vơi
    Đêm trăng lành lạnh người ơi!
    Tầm Dương bến đợi tả tơi cuộc tình...

    Sụt sùi ngao ngán phận mình
    Mà sao du khách lặng thinh hững hờ
    Nhạc sầu sóng vỗ đôi bờ
    Sao khuê nhấp nháy hồn thơ phong trần...

    Nguyệt cầm cung oán nhân gian
    Đa tình tự cổ giai nhân má đào
    Bướm ong dìu dặt xôn xao
    Bờ dâu nương bãi nghẹn ngào tơ duyên..

    cảm tác từ thơ Xuân Diệu: Nguyệt Cầm
    22.7.2012 Lu Hà


    Nguyên Tác:

    Nguyệt Cầm

    Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
    Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
    Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
    Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

    Mây vắng trời trong đêm thủy tinh
    Lung linh bóng sáng bỗng run mình
    Vì nghe nương tử trong câu hát
    Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

    Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
    Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi ...
    Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
    Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người ...

    Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê
    Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề...
    Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
    Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê .

    Xuân Diệu

    Nhận xét: Tôi chỉ chấp nhận thơ Xuân Diệu một số bài ông làm trước năm 1945 lúc còn là thanh niên trai trẻ theo tôi vào loại hay nhưng còn xa thơ ông mới được như Hồ Dzech, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Tản Đà. Vì thơ ông lai căng Pháp nhiều quá không thích hợp với tâm hồn Á Đông, nội dung thiếu tính logich, đầy mâu thuẫn gần như tắc tỵ khó hiểu. Hơn nưã lại sống như một thái giám nên anh chàng thích triết lý suông không nói lên được xúc cảm cuả đàn ông với đàn bà. Sau năm 1945 anh chàng bị rưả não nặng trở thành một con người hoàn toàn khác, u lỳ chậm hiểu và chuyên làm thơ tuyên truyền. Xuân Diệu còn làm thơ chửi cả bố đẻ ra mình là thằng Thu ở Bố Hạ thật vô đạo đức, vô phúc mới sinh ra đưá con mất dậy như vậy thì còn thi sĩ cái con khỉ tiều gì nưã hở ngài cộng sản ?

    Bài Nguyệt Cầm này cũng nên xếp vào loại hay cuả Xuân Diệu, nên tôi mới hứng cảm tác theo bằng lục bát. Nói thực lòng nhé, đọc thơ lên tôi thấy câu chữ còn mâu thuẫn đang tả sông lại nhảy sang biển đảo và vẫn chưa rõ nét anh chàng muốn gì? Tả cô gái đánh đàn trên sông dưới trăng? Thế còn tâm trạng cuả tác giả ra sao? Đúng là lối thơ siêu hình vu vơ cuả Pháp và nó chỉ phù hợp với ngôn ngữ cuả người Pháp thôi.

    Bài thơ lục bát cuả tôi nói rõ tôi giống như một khách làng chơi và gặp một ả đào bán phấn trên sông và cảm xúc cuả tôi ra sao đọc ra dù là người Việt Nam tối dạ, Chí Phèo ăn theo nói leo a dua đến đâu cũng hiểu ý tôi muốn nói gì? Tất nhiên tôi luôn coi Xuân Diệu là bậc đàn anh tiền chiến, là bậc tiền bối lớp người đi trước. Tôi chỉ nói thực lòng thế thôi còn ai nghĩ thế nào thì tùy. Thơ tôi làm theo lối lục bát bây giờ nhiều người chê và ít người làm thơ tình bằng lục bát họ cho là quê muà đọc như vè. Họ đang cách tân thơ theo lối tự do nhưng càng cách tân càng vào ngõ cụt, không biết đâu mà rờ mà lần ra lối thoát. Các bậc cao minh trí giả uyên bác như Trần Dần, Lê Đạt còn muốn sáng tạo ra lối thơ hoà hợp thơ Pháp với Đường Thi và cụ Lê Đạt cả đời mày mò ngốn hàng tấn sách thơ Pháp mà sự nghiệp vẫn chưa đâu vào đâu cả. Nghĩ mà ngậm ngùi thương cho các cụ lắm.

    Có lẽ vị bị cộng sản bế quan toả cảng khoá mồm nên các cụ lẩn thẩn có ý nghĩ như vậy chăng để chọi lại cộng sản bằng một lối thư cực ngắn thâm thúy bóng gió ?

    Tố Hữu chủ trương thơ mới nhưng anh chàng vẫn chưa sạch nước cản cuả dòng thơ mới và nó mới chỉ thịnh hành có 13 năm trước cách mạng thì bõ bèn sâu sắc quái gì so với lịch sử văn chương 4 ngàn năm văn hiến cuả dân tộc? Thơ mới chưa phát triển chín mùi lại còn muốn cách tân hiện đại kia? Hay là chẳng qua dốt quá mà phét lác để tự bào chưã bảo vệ cho cái hạn chế kém cỏi cuả mình?

    Tôi chẳng ưa gì Tố Hữu, Xuân Diệu, nhưng cách làm cuả Trần Dần Lê Đạt theo tôi là lẩm cẩm. Tuy rằng các cụ là nạn nhân cuả nhân văn giai phẩm. Hãy đi tiếp con đường dở dang cuả Tản Đà, Nguyễn Bính, Hồ Dzech, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng v. v... đi.

    Đôi dòng tâm sự ngắn ngủi vậy thôi. Mỗi người mỗi ý có gì cứ phát biểu lên đi cho vui, tự do bày tỏ suy tư mà.
     
    Last edited by a moderator: Thg 7 26, 2012

Chia sẻ trang này

Share