Lý Luận Post hoc trong thơ Lục Bát

Thảo luận trong 'Phiêu Dao' bắt đầu bởi Phiêu Dao, Thg 6 19, 2011.

  1. Phiêu Dao

    Phiêu Dao New Member

    Tham gia ngày:
    Tháng 5 19, 2011
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Lý Luận Post hoc trong thơ Lục Bát

    Nhiều người cho rằng: thể thơ Lục Bát là loại thơ dễ làm nhất trong tất cả các thể thơ. Họ còn cho rằng, thể thơ Thất Ngôn Bát Cú(Đường Luật), một dạng thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, mới thực sự khó. Vì thể thơ này, đòi hỏi rất nhiều thứ như: vần điệu, niêm luật, đối câu,.... Do đó, bắt buộc phải có sự đầu tư kỹ lưỡng từ tác giả. Tuy nhiên, theo tôi, thơ Lục Bát mới thực sự khó. Bạn có thể làm hai câu Lục Bát chưa đến 1 phút, nhưng để làm hai câu Lục Bát thật hay là điều khó ai làm được. Nói về thơ Đường là nói đến những qui cách chặt chẽ, còn nói đến thơ Lục Bát là phải nói đến tính trù tượng, gợi cho người đọc sự suy ngẫm nhiều hơn.
    Trong phần này, tôi sẽ nêu lên một số dạng thơ Lục Bát để các bạn thấy nó thực sự khó đến mức nào!

    I/ Lý Luận Post Hoc trong thơ Lục Bát

    “Post hoc”. là lý luận phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả.
    Ví dụ, trong ca dao dân ca có câu:

    Mấy đời bánh đúc có xương
    Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng

    ===>Câu đầu tiên là mệnh đề dẫn nhập cho câu thứ hai. Mặt dù, sự việc ở câu một không có liên hệ gì với sự việc của câu thứ hai. Nhưng khi đọc lên, chúng ta lại thấy rất hay và thấm thía. Đó là nhờ đâu? Có phải là tính chất cân xứng giữa hai sự kiện, có mối liên hệ qua lại, tác động lên nhau và làm rõ nhau?

    Để làm được như vậy, tác giả đã phải đầu tư suy nghĩ, tìm một hình ảnh để làm nền tảng(Đó là bánh đúc) và đặc điểm của nó là:"không có xương". Đây là một điều đúng, làm cho người đọc dễ chấp nhận. Sau đó, tác giả biến câu thứ hai thành "chân lý"(mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng!). Do đã là chân lý thì khó có ai dám lạm cãi lại được. Trên thực tế, thì điều này chỉ đúng trên 50%, cũng có không ít những bà dì ghẻ lo lắng và yêu thương con của chồng mình như con ruột. Họ hy sinh, chiều chuộng hết mực, thẩm chí, đó là những đứa con ngổ nghịch. Do đó, những "đứa con chồng" có "bà dì ghẻ tốt bụng" sẽ chống đối quyết liệt câu nói này, nên tác giả đã nâng điều này thành một chân lý để người đời khỏi cãi..................

    Cùng tôi làm một số câu đi.............

    Tắm thì phải có xà bông
    Yêu thì buộc phải thực lòng với nhau
    pd
    ===> Ở đây, có ai tắm mà không cần xà bông không? Nếu có, thì câu thứ hai của tôi "Sai"

    Mắm tôm đi với bún riêu
    Người thơ đi với ít nhiều yêu thương.
    pd

    ============
    Tóm lại:
    Do thơ Lục Bát mang tính trù tượng, nên khó thể cụ thể hóa thành lời văn cho rõ nghĩa...Cho nên, ai hiểu được thì chấp nhận, còn không thì chửi tôi(^_^)
    "Có những người chỉ cần nghe tiếng chuông là giác ngộ phật pháp, nhưng cũng có không ít người tụng kinh, niệm phật ngày đêm vẫn chưa giác ngộ".
    Nên...cũng còn tùy....


    Chúc các bạn làm thơ hay và thành công với thể Lục Bát của người Việt Nam
    "Đọc thơ Việt, làm thơ Việt và dùng hàng Việt"
    pd
     

Chia sẻ trang này

Share