Libya dậy sóng – Tin cập nhật ngày 24 tháng 3

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi việtdươngnhân, Thg 3 24, 2011.

  1. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    [​IMG]Với tình hình thay đổi thuận lợi hơn, lực lượng không quân của ông Gaddafi đã gần như bị tiêu diệt, và các tàu chiến của khối NATO đang tuần tra và kiểm soát vùng biển phía Bắc, lực lượng đối kháng đã tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời. Đứng đầu chính phủ mới này là chức vụ Thủ Tướng lâm thời do ông Mahmoud Jibril, từng giữ chức Bộ Trưởng Nội Vụ với chính quyền Gaddafi trước khi ngả theo phe cách mạng, đảm trách.

    Ông Mahmoud Jibril là người đại diện cho lực lượng đối kháng liên lạc với quốc tế. Ông nổi tiếng trên chính trường thế giới qua buổi tiếp xúc với Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy, dẫn đến việc Pháp công nhận quan hệ ngoại giao chính thức với Hội Đồng Quốc Gia lâm thời như một thực thể hợp pháp đại diện cho nhân dân Libya.

    Ông Nisan Gouriani, phát ngôn nhân của lực lượng đối kháng cho biết:”Hội Đồng Quốc Gia lâm thời là một thực thể lập pháp, nhưng chúng tôi cần một cơ chế hành pháp để kiểm soát và quy định hệ thống chính quyền”. Ông nói thêm: “Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng từ đầu – là Libya chỉ là một (quốc gia). Thủ đô của chúng tôi là Tripoli và mãi mãi sẽ là Tripoli. Chúng tôi sẽ chiến đấu để giải phóng miền Tây của đất nước, và thủ đô Tripoli, và giữ vững sự thống nhất đất nước. Chúng tôi sẽ nhấn mạnh lập trường này nhiều và nhiều lần nữa”.

    Lời tuyên bố trên cho thấy lực lượng đối kháng đã cảnh giác những lời lẽ cho rằng việc thiết lập chính quyền non trẻ của họ ở Benghazi dường như là biểu hiện của hành động phân chia đất nước.

    Trong khi đó, không quân của Liên quân LHQ đã mở các cuộc không kích các lều đóng quân của lực lượng ông Gaddafi bên ngoài thành phố Misrata vào tối thứ Ba đến sáng thứ Tư. Thiệt hại cho lực lượng của ông Gaddafi chưa rõ nhưng theo những nhân chứng tại thành phố này cho biết ngay sau cuộc không kích, tiếng đại bác đã ngưng bặt. Ông Mohammed, phát ngôn nhân của lực lượng đối kháng cho biết:

    “Hôm nay tình hình rất yên – đây là lần đầu tiên chúng tôi cảm thấy như vậy suốt mấy tuần qua. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến cộng đồng quốc tế đã thực hiện các cuộc không kích sáng nay”. Thành phố bắt đầu có sinh khí, một số cửa hàng mở cửa trở lại tuy vẫn có người chết vì bị lính của ông Gaddafi bắn lén vào buổi sáng.

    Tướng Abdul Fatah Younis, cựu Bộ trưởng Nội vụ, người đã rời bỏ chính quyền Gaddafi, hiện đang chỉ huy lực lương đối kháng nói: “Thành phố Misrata đã bị tàn phá và người dân tại đó cần được trang bị vũ khí. Chúng tôi cố gắng gửi cho họ nhưng chỉ là những vũ khí hạng nhẹ. Không có vũ khí hạng nặng”.

    Theo nguồn tin của một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ dấu tên vì tin tức có tính “nhạy cảm”, trong 24 giờ qua, Hoa kỳ đã tiến hành 28 cuộc không kích và liên quân các nước đã thực hiện 26 cuộc không kích. Không có hoả tiễn nào được bắn vì không còn cần thiết, hệ thống phòng không của quân đội Libya đã bị tê liệt. Các phi cơ chiến đấu CF-18 của Canada đã bay lần đầu tiên ngày hôm qua, và đã bỏ 4 quả bom có hệ thống laser điều khiển phá hủy một kho chứa vũ khí của lực lượng Gaddafi.

    Tại Ajdabiya, lực lượng đối kháng đã chiếm lại một phần của thành phố này. Lực lượng của ông Gaddafi tuy bị các cuộc không kích của liên quân nhưng vẫn giữ được các vị trí cửa ngõ ở phía Tây thành phố.

    Lực lượng đối kháng được hình thành bởi những người dân thường tình nguyện và một số quân đội cũ, bây giờ được đối đầu một cách tương xứng hơn trên trận chiến trên mặt đất vì lực lượng của ông Gaddafi đã mất đi sự hỗ trợ thuận lợi của không quân. Tuy nhiên lực lượng đối kháng vẫn phải phải chống đỡ những cuộc tấn công một cách khó khăn. Phần lớn là vì không đủ vũ khí đạn dược và thiếu hệ thống chỉ huy, họ phải tự mở ra những cuộc tấn công lẻ tẻ, rời rạc vào lực lượng của ông Gaddafi, trước khi bị đẩy lùi trở lại.

    Mặc dù chỉ có những buớc tiến nhỏ, nhưng ông Mohamed Hariri, một sĩ quan chỉ huy lực lượng đối kháng cho biết, những người “lính” tự nguyện này “thực sự là những anh hùng”. Ông nói: “Họ rất can đảm tới cái mức gần như là tự sát”.

    Chính quyền Libya tiếp tục lên tiếng tố cáo các cuộc không kích của Liên Quân đã giết chết thường dân khi cuộc không kích nhắm vào căn cứ quân sự “và khu dân cư” trong khu vực Al-Jfara và Tagora trong thủ đô Tripoli và gọi cái chết của thường dân là vì “cuộc thập tự chinh của thực dân”.

    Tuy nhiên ký giả Anita McNaught của Al Jazeera, cho biết: “những việc này không có xảy ra. Sau khi chở chúng tôi đi lòng vòng 45 phút, họ đưa chúng tôi trở lại khách sạn và nói là đã không kiếm ra địa chỉ (của nơi thường dân bị chết vì cuộc không kích)”.

    Theo tin hãng CNN, một người hoạt động đối kháng trong thủ đô Tripoli đã cho biết chính quyền đã nói dối về việc có những thường dân bị giết vì cuộc không kích của Liên quân. Cô đưa ra một trường hợp thí dụ, cô đã đi theo một người bà con vào bệnh viện nhằm lúc đài TV đến thu hình. Cô thấy người đạo diễn cố gắng hỏi những người nằm nhắm mắt giả vờ chết, và những người khác đóng kịch là đang bị thương. Một số những người giả vờ bị thương là lính của ông Gaddafi mặc đồ thường dân.

    Cho đến lúc này, không ai biết chắc chắn con số thương vong của cả hai bên cho đến nay. Theo lực lượng đối kháng, có hơn 1000 người bị chết, trong khi chính quyền Gaddafi nói là 150 người. Ủy Ban Cứu Trợ Nhân Đạo của Liên Hiệp Quốc cho biết đã có 335 ngàn người rời khỏi Libya tỵ nạn từ khi cuộc chiến bắt đầu.

    (Tổng hợp theo The Tripoli Post, Al Jazeera, CNN, AP)

    * Source: http://thongtinberlin.de/thoisuquoct...ibya240311.htm
    Sydney
     
  2. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Anh bắn trúng hầm chứa đạn ở Nam Libya

    Anh bắn trúng hầm chứa đạn ở Nam Libya




    Hôm 28/3 quân nổi dậy lên đường tiến vào Bin Jawad, gần thị trấn Sirte, quê ông Gaddafi

    BBA-Trong đợt oanh kích của Nato cuối tuần qua, Không quân Hoàng gia Anh (RAF) nói họ đã bắn trúng lô cốt phe Gaddafi ở Libya dùng để chứa đạn dược.
    Bộ Quốc phòng tại London hôm nay 28/3 nói các máy bay ném bom của Không quân Anh bắn hỏa tiễn vào các hầm ngầm kiên cố tại khu Sabha, phía Nam Libya.

    Theo thông báo ban đầu của họ, đây là các khu hầm được chính quyền Gaddafi dùng làm căn cứ để tấn công phe nổi dậy ở Misrata.

    Phía Anh nay cho hay các hầm và lô cốt này đã bị phá hủy.

    Trong dịp cuối tuần qua, 22 xe tăng, xe bọc phép và trọng pháo bị phi cơ Tornado của Anh bắn trúng.

    Đây là các phi cơ từ căn cứ của Không quân Hoàng gia Anh tại Norfolk.

    T̀ư cuối tuần qua, một loạt chiến thắng của phe nổi dậy chống lại Đại tá Muammar Gaddafi đã khiến liên quân nay do Nato chỉ huy cảm thấy lạc quan.

    Các đợt không kích vào thị trấn Sirte, quê hương Đại tá Muammar Gaddafi, nằm trên đường tiến về phía Tây của phe nổi dậy cũng đang gây tác động mạnh cho việc chuyển hướng chiến trận.

    Hiện có các nhóm quân nổi dậy đang trên đường tiến tới Bin Jawad, gần Sirte.

    Chính quyền Libya cho hay ba dân thường thiệt mạng ở khu vực cảng Sirte sau khi có các tiếng nổ lớn tại thủ đô Tripoli vào tối Chủ Nhật.

    Theo các nước Phương Tây, những đợt không kích dưới quyền Nato trong chiến dịch quân sự tại Libya có mục tiêu thực hiện nghị quyết Liên Hiệp Quốc về bảo vệ thường dân.

    Giới chức Libya nói đã có gần 100 người dân thiệt mạng trong chiến dịch kéo dài hơn một tuần nay, thế nhưng thông tin này cũng chưa thể kiểm chứng.

    Các cuộc không tạc nhằm ngăn chặn quân đội Gaddafi tấn công dân thường đã giúp quân nổi dậy tiến sâu về phía Tây dọc con đường duyên hải từ thành phố Benghazi ở phía Đông.

    Trong mấy ngày cuối tuần qua, một số thị trấn và cơ sở lọc dầu lửa, gồm Ras Lanuf, Brega, Uqayla và Bin Jawad, đã lọt vào tay phe nổi dậy từ khi họ chiếm Ajdabiya.


    NATO'S General for Libya
    5 hours ago - Reuters 2:15 | 4088 views Nato chuẩn bị lãnh đạo cuộc chiến tại Libya với mục đích chính: Bảo vệ thường dân Libya.
    http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=3179




    Quê hương ông Gaddafi rơi vào tay lực lượng nổi dậy



    28/03/2011 15:48:28


    - Hãng tin Reuters ngày 28/3 dẫn nguồn tin người phát ngôn lực lượng chống chính phủ Libya, Shamsiddin Abdulmolah cho biết thành phố Sirte, quê hương của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, đã rơi vào tay lực lượng nổi dậy.
    Ông Abdulmolah nói: "Tôi xin khẳng định thành phố Sirte đã rơi vào tay chúng tôi". Ông Abdulmolah còn cho biết lực lượng chống chính phủ đã không vấp phải quá nhiều sự kháng cự của lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo Gaddafi.

    Lực lượng nổi dậy ở Libya đang trên đường tiến về thủ đô Tripoli dưới sự yểm trợ của lực lượng phương Tây

    Trong một diễn biến liên quan, một phóng viên AFP đưa tin, sáng 28/3, chín vụ nổ lớn đã làm rung chuyển thành phố Sirte. Các vụ nổ mới nhất này xảy ra tiếp sau hai vụ nổ cũng tại đây tối 27/3 mà truyền hình nhà nước Libya cho là do cuộc không kích của các lực lượng liên minh gây ra.

    Trước đó, được sự hỗ trợ từ lực lượng phương Tây, quân nổi dậy đã chiếm giữ một loạt thành phố quan trọng chiến lược của Libya nằm dọc bờ biển Địa Trung Hải, trong đó có các thành phố Ajdabiya, Brega, Ras Nanuf và Ben Jawad.


    Trong khi đó, NATO tuyên bố sẽ tiếp quản toàn bộ quyền chỉ huy các chiến dịch quân sự chống Libya từ tay liên quân do Mỹ đứng đầu. Tướng Charles Bouchard người Canada đã được chỉ định làm Chỉ huy Lực lượng hỗn hợp để thực thi vùng cấm bay và cấm vận vũ khí đối với Libya. Nhiều khả năng, Tướng Bouchard sẽ chỉ huy toàn bộ chiến dịch quân sự tại Libya.

    Bảo Minh (Tổng hợp) http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=3179
     
  3. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Nhà nước giải phóng Libya đang hình thành

    Nhà nước giải phóng Libya đang hình thành


    [​IMG] Biểu tình của phụ nữ tại Benghazi (27/3/2011) ủng hộ bà Eman al-Obaidi, người vừa đột ngột xuất hiện tại một khách sạn ở Tripoli để tố cáo với các nhà báo về việc bản thân bị binh lính của Kadhafi hãm hại.
    REUTERS/Suhaib SalemMinh Anh

    Trong khi phe nổi dậy đang sắp tiến gần đến Syrte, thành phố quê hương của ông Kadhafi, với sự yểm trợ của NATO, thì bên cạnh đó việc tổ chức một nhà nước Libya tự do cũng đang được tiến hành. Nhật báo Figaro hôm nay đã dành trang 2 để mô tả việc Hội đồng Quốc gia Lâm thời được thành lập và hoạt động như thế nào.

    Dưới tiêu đề « Nước Libya tự do đang được tổ chức », Figaro cho biết : « Họ bao gồm khoảng mười mấy người, thậm chí có thể là 30 người. Hiện vẫn còn chưa biết hết tên tuổi của những người này. Nhưng những người này đang phải cùng nhau quản lý một tình thế hết sức đặc biệt, đó là đáp ứng các nhu cầu rõ ràng nhất tại khu vực này: vừa được giải phóng ra khỏi ách cai trị của Kadhafi. Hội đồng Lâm thời do họ thành lập đã được nước Pháp công nhận ».

    Trong khi Kadhafi cố gắng bám trụ tại Tripoli, thì Benghazi trở thành thủ đô của các vùng giải phóng. Hội đồng quốc gia lâm thời do phe nổi dậy thành lập ngay từ những ngày đầu của cuộc nổi dậy, đặt trụ sở chính ngay tại Tòa thị chính của thành phố Benghazi. Tại địa điểm lịch sử này, trước đây dưới thời đô hộ của Ý, ông Mussolini từng tuyên đọc các bài diễn văn, nơi mà tướng Đức Quốc xã Rommel từng đến thị sát lữ đoàn xe thiết giáp AfricaKorps và cũng là nơi mà vua Idris, người đứng đầu triều đại đầu tiên của một nước Libya độc lập, đã phát đi lời kêu gọi đến toàn dân.

    Theo Figaro, ban đầu Hội đồng này chỉ là một tập hợp không chính thức của các đại diện, đôi khi chỉ là những người tự tuyên bố, của các địa phương vừa được phe nổi dậy giải phóng. Thiện chí của Hội đồng là đại diện cho cả nước Libya. Hiện tại, các thành viên trong Hội đồng chưa muốn xem họ như là một chính phủ lâm thời.

    Về vấn đề này, có hai quan điểm trái ngược nhau. Một số lập luận rằng, thủ đô Tripoli vẫn còn nằm dưới quyền kiểm soát của Kadhafi. Điều trước mắt là cần phải giải phóng đất nước. Còn số khác thì cho rằng, nên thành lập một chính phủ lâm thời trước. Việc thành lập một chính phủ lâm thời khiến cho những người trong Hội đồng lo ngại sự chia cắt đất nước giữa phía Đông cách mạng và phía Tây dưới sự kiểm soát của Kadhafi. Tuy nhiên, các đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý ngày càng trở nên hiển nhiên, chưa bàn đến sự cần thiết phải hồi đáp lại một cách đích đáng những lời tuyên truyền bỉ ổi, nhưng rất hiệu quả của nhà độc tài tại Tripoli.

    Không những thế, Hội đồng này gặp phải khó khăn trong việc thông tin liên lạc. Ngoài một số tên tuổi đã được biết đến như Tiến sĩ Moustapha Abdeljalil, cựu Bộ trưởng Tư Pháp của Kadhafi, hay ông Ali Essaoui, cựu đại sứ Libya tại Ấn Độ, thì tên của một số thành viên trong Hội đồng hiện vẫn còn được giữ bí mật. Lý do có lẽ là, hoặc họ e ngại bị trả thù, hoặc còn một lý do khác chính là sự khó khăn trong liên lạc, vì một số thành viên trong Hội đồng này thường trú tại các thành phố khác nhau. Những người này hoặc không có đường điện thoại riêng hoặc phải dùng qua đường truyền do Kadhafi quản lý.

    Nay bất chấp sự non nớt và những khó khăn, Hội đồng chuyển tiếp lâm thời đã thực sự bắt tay vào việc. Để né tránh vấn đề chính phủ lâm thời, một hội đồng điều hành đã được thiết lập. Một số vị trí quan trọng đã được bổ nhiệm như : vai trò thư ký do ông Abdeljalil đảm nhiệm, Ali Essaoui phụ trách về Ngoại giao, còn phụ trách Quân sự được giao cho Tướng Omar al-Hariri. Cuối tuần rồi, họ cũng đã bổ nhiệm Tiến sĩ Ali Targouni, sống lưu vong tại Hoa Kỳ và từng là giáo sư Tài chính tại Đại học Washington ở Seattle chuyên trách về dầu khí, kinh tế và tài chính. Riêng vấn đề về truyền thông và xã hội thì vẫn còn bỏ ngỏ.

    Khó khăn trước mắt là thế, nhưng họ cũng không giấu niềm vui xen lẫn lo âu. Đối với họ, cuộc Cách Mạng này đến quá bất ngờ, nhanh đến nỗi mà họ, - những người nổi dậy, không kịp làm công tác tổ chức. Họ không biết làm sao để có thể tự tổ chức được một đất nước mà hiến pháp, tất cả các hình thức tổ chức xã hội, quân đội, đảng phái chính trị và luật pháp đã bị hủy diệt dưới 42 năm thống trị của Kadhafi.

    Trước mắt, ông Targouni, người phụ trách dầu khí, kinh tế và tài chính của Hội đồng chuyển tiếp, đã vạch ra một kế hoạch. Ông đề ra các mục tiêu cần ưu tiên đảm bảo nhu cầu cơ bản của người dân như trả lương, đảm bảo dự trữ lương thực, thuốc men, xăng dầu và sự vận hành của hệ thống ngân hàng. Thế nhưng, vấn đề trước mắt là phải có tiền. Trong khi đó, nguồn thu nhập chủ yếu của Libya chính là dầu hỏa. Về điều này, ông Targouni tỏ ra rất tự tin. Theo ông, đội quân Cách mạng đang kiểm soát vùng Đông Nam Libya, một phần rộng lớn của nguồn dự trữ dầu khí của Libya. Ông cũng đã đạt được một số thỏa thuận với Qatar để bán dầu.

    Cuối cùng Figaro cũng cho biết thêm, việc bổ nhiệm ông Targouni vào vị trí này cũng nhằm mục đích làm yên lòng các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn dầu khí, đã ký kết các hợp đồng với chế độ Kadhafi.

    Ông nói : « Thông điệp của tôi chuyển đến các đối tác là như sau : chúng tôi tôn trọng tất cả các cam kết và các hợp đồng đã được ký trước đây, mà không cần quan tâm đến việc ai đã ký. Nhưng chúng tôi cũng nhớ đến những người bạn đã ủng hộ chúng tôi vào lúc chúng tôi rất cần. Trước hết, đó là nước Pháp và Qatar. Nước Pháp đã đi tiên phong, cho phép chúng tôi đạt được chiến dịch quốc tế lập vùng cấm bay và đã cứu thoát Benghazi. Chúng tôi luôn biết ơn về điều này ».

    Libya : Hoạt động cứu thương tại chiến trường
    Cũng liên quan đến chiến sự tại Libya, tờ Libération có bài viết, « Libya : Tôi trở lại chiến trường với xe cứu thương buổi tối » mô tả các hoạt động cứu thương của những người nổi dậy tại nơi xảy ra chiến sự vùng Zintan.

    Cửa khẩu biên giới Dhéhiba, như chìm đắm trong khung cảnh vùng viễn tây trở nên hoang vắng. Nằm giữa hai khẩu đại bác, là con đường đi về hướng Nalout, xứ Béc-be đang trong tầm kiểm soát của quân nổi dậy. Ở đó, từ bảy ngày qua, chẳng có gì đi ngang qua, người cũng không, mà hàng hóa cũng không.

    Chính thức, không có gì quá cảnh tại cửa khẩu này. Ngoại trừ các chiến binh bị thương đến từ vùng Zintan. Từ hơn một tuần nay, các đoàn xe cứu thương đặt những chiến binh bị thương trong thành phố biên giới nhỏ chỉ có 5.000 dân này. Theo Libération, nói là xe cứu thương thì quả là hơi quá, thật ra đó chỉ là những xe tàng, cũ kỹ. Điều kiện vận chuyển thương binh hết sức tồi tệ. Họ phải mất 2 đến 3 ngày đường để tới nơi.

    Theo lời giải thích của một người chuyên vận chuyển những người bị thương với Liberation : « Đường đi vất vả nhiêu khê. Bao giờ cũng phải có một xe đi trước mở đường và đảm bảo đường đi an toàn. Trên đường đi còn phải có nhiều xe khác để thay phiên. Nếu như có một chiếc nào đó bị phát hiện, ngay lập tức phải chuyển những người bị thương sang xe thứ ba. Đôi khi, phải mất hàng chục tiếng đồng hồ, mà chỉ đi được có 50 km».

    Những người bị thương nhẹ sẽ được tiếp đón tại « Nhà thanh niên ». Ở đó, chỉ có vài tấm đệm, một cái bếp, « đủ để băng bó bằng gạc ». Còn các trường hợp nặng hơn sẽ được chuyển đến bệnh viện Médenine, cách ngôi làng này 3 giờ đường. Điều trớ trêu là, tại bệnh viện này, không những họ tiếp nhận những người bị thương của phe nổi dậy, mà ở đó người ta còn thấy cả những người bị thương của chính quyền Kadhafi.

    Khó khăn lớn nhất tại các bệnh viện chính là việc thiếu thuốc giảm đau. Libération mô tả trường hợp của Mohamed, bị thương nơi cánh tay phải, bác sĩ phẫu thuật cho biết, khi gắp viên đạn ra, ông không có thuốc giảm đau, chỉ cho có một liều gluco mà thôi. Mohamed khi ấy chỉ biết cắn môi và nhắm mắt chịu đau.

    Tuy vậy, điều đó cũng không làm nản lòng những người nổi dậy. Hussein, bạn đồng hành cùng Mohamed, tuyên bố: « Tôi phải trở lại mặt trận với xe cứu thương buổi tối ». Chiếc xe cứu thương lại hướng về biên giới với Tunisia, chở đầy nhu yếu phẩm và thuốc men. Khi nó đi được khoảng 500m, bất thình lình nó rẽ về hướng sa mạc và lao thật nhanh, làm bụi tung mù lên trong thung lũng đá vôi. Thẳng hướng đến Zintan.

    Khi được hỏi quân chính phủ có thể cầm cự được trong bao lâu, Hussein cười và nói : "Tuần rồi, chúng tôi có bắt giam được một đại tá của Kadhafi. Theo anh ta, Kadhafi nói rằng muốn gạt bỏ thành phố này ra khỏi bản đồ". Ông khẳng định, "Nếu như liên quân không kích 15 xe tăng của Kadhafi đang bao vây thành phố Zintan, thì chúng tôi sẽ nhanh chóng đặt chân lên Tripoli. Nó chỉ cách đây có 170 cây số thôi".


    Giới ngoại giao Quốc tế không bàn thảo đến vấn đề trang bị vũ khí cho Kháng chiến quân Libya 21 minutes ago - AP 1:41 | 339 views World powers agreed Tuesday to consider further sanctions on Moammar Gadhafi's regime but did not discuss arming the rebels who are seeking to oust him, Secretary of State Hillary Clinton said. (March 29)
    http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=3191



     
  4. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Phe Gadhafi tiến tới, Gadhafi cảnh báo chiến tranh Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo

    Phe Gadhafi tiến tới, Gadhafi cảnh báo chiến tranh Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo


    Thứ Năm, 31 tháng 3 2011

    [​IMG] Hình: Reuters

    Phe nổi dậy rút lui sau khi bị lực lượng trung thành với ông Gadhafi tấn công ở Brega, miền đông Libya

    Chia sẻ

    Tin liên hệ

    Ðường dẫn liên hệ


    Lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi đẩy lùi phe nổi dậy tại thị trấn dầu hỏa Brega vào hôm thứ Năm trong khi nhà lãnh đạo Libya đưa ra một cảnh báo cho lực lượng liên minh.

    Tin tức phương Tây cho biết những trận giao tranh dữ dội xảy ra gần Brega sau khi các lực lượng thân Gadhafi đạt được tiến bộ tại Ras Lanuf, một thị trấn để tiến sang miền tây nước này.

    Trong khi đó, ông Gadhafi cảnh báo là các cường quốc phương Tây đã bắt đầu những việc nguy hiểm có thể không kiểm soát được. Trong một tuyên bố đọc trên truyền hình nhà nước, ông Gadhafi nói lực lượng liên minh có thể tạo nên một cuộc chiến tranh không kiểm soát được giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo.

    NATO đã đảm nhận toàn bộ quyền chỉ huy những hoạt động của không quân trên bầu trời Libya, tư lệnh NATO hôm thứ Năm cảnh báo lực lượng của chính phủ Libya là "lầm lẫn" nếu tiếp tục tấn công thường dân.

    Thượng tướng Charles Bouchard của Canada nói NATO điều động hơn 100 máy bay và hơn một chục tàu khu trục trong các cuộc hành quân, với hơn 90 chuyến bay vào ngày thứ Năm.

    Trong khi đó tư lệnh NATO nói sẽ điều tra về cáo buộc của Vatican là cuộc không kích vào Tripoli cuối ngày thứ Tư làm ít nhất 40 thường dân thiệt mạng.


     
  5. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Libya chấp nhận kế hoạch hòa bình



    [​IMG]
    Đại tá Gaddafi lần đầu tiên xuất hiện sau nhiều ngày tiếp phái đoàn LH châu Phi




    Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma nói rằng chính phủ Libya đã chấp nhận một đề nghị hòa bình do Liên hiệp châu Phi (AU) đề xuất nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài đã tám tuần qua.



    Liên hiệp châu Phi do do ông Zuma dẫn đầu đã gặp nhà lãnh đạo Libya, đại tá Muammar Gaddafi, ở thủ đô Tripoli của Libya hôm Chủ nhật. Một nhóm thuộc Liên hiệp châu Phi sẽ tới Benghazi, cứ điểm ở phía đông của quân nổi dậy.

    Nhưng các phát ngôn viên của phe nổi dậy nói rằng có thể sẽ không có thỏa thuận ngừng bắn trừ khi Đại tá Gaddafi từ chức và lực lượng của ông phải rút đi.

    Tại Ajdabiya, lực lượng ủng hộ ông Gaddafi đã đẩy lùi quân nổi dậy trong một cuộc giao chiến ác liệt.

    NATO cho biết các phi cơ của họ đã phá hủy 25 xe tăng của phe chính phủ chỉ riêng trong ngày Chủ nhật.

    Liên minh NATO cho biết họ đã "lưu ý " tới sáng kiến ​​AU và hoan nghênh nỗ lực cứu thường dân Libya.

    Các điểm chính trong Thỏa thuận của AU bao gồm:


    • Một lệnh ngừng bắn ngay lập tức
    • Không cản trở việc giao đồ viện trợ nhân đạo
    • Bảo vệ công dân nước ngoài
    • Một cuộc đối thoại giữa chính phủ và quân nổi dậy về một giải pháp chính trị
    • Việc đình chỉ cuộc không kích của NATO
    "Phái đoàn do người anh em của nhà lãnh đạo [Đại tá Gaddafi] đã chấp nhận lộ trình do chúng tôi đưa ra," ông Zuma tuyên bố.

    "Chúng tôi phải tạo điều kiện cho cơ hội có ngừng bắn," ông nói, sau nhiều giờ đàm phán.

    Tổng cộng phái đoàn của Liên hiệp châu Phi bao gồm đại diện từ năm quốc gia: Tổng thống Jacob Zuma của Nam Phi, Mohamed Ould Abdel Aziz của Mauritania, Amadou Toumani Toure của Mali và Denis Sassou Nguesso của Congo-Brazzaville, và Ngoại trưởng Henry Oryem Okello của Uganda.

    Năm nhà lãnh đạo này được sự chấp thuận của Liên hiệp châu Âu.


    Hoan nghênh sáng kiến của ​​AU, phát ngôn viên NATO, bà Oana Lungescu, cho biết NATO vẫn "luôn luôn nêu rõ là không thể chỉ thuần túy dùng giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng này".

    "Chúng tôi hoan nghênh tất cả các đóng góp vào các nỗ lực quốc tế rộng lớn nhằm ngăn chặn bạo lực chống lại dân thường ở Libya."

    Ông Zuma nay sẽ trở lại Nam Phi. Bộ trưởng ngoại giao của ông và các nguyên thủ quốc gia khác của AU đang trên đường tới Benghazi.

    Phát ngôn viên của quân nổi dậy, Gheriani Mustafa, nói với hãng tin Reuters là đề nghị này sẽ được xem xét, nhưng "người Libya đã nêu rất rõ ràng rằng ông Gaddafi phải từ chức".


    Chúng tôi hoan nghênh tất cả các đóng góp vào các nỗ lực quốc tế rộng lớn nhằm ngăn chặn bạo lực chống lại dân thường ở Libya
    Tổng thống Nam Phi, Jacob Zuma



    Một phát ngôn viên, Shamsiddin Abdulmolah, nói với hãng tin AFP: "Người dân phải được phép xuống đường để thể hiện ý kiến ​​của mình và những người lính phải trở về doanh trại của họ."

    "Thế giới đã từng chứng kiến đề nghị ngưng bắn trước đây và chỉ trong vòng 15 phút [Đại tá Gaddafi] lại nổ súng," ông nói thêm.

    Người đại diện của lãnh đạo phe đối lập Libya có trụ sở tại Anh, Guma al-Gamaty, nói với BBC rằng bất kỳ thỏa thuận nào được thiết kế để giữ Đại tá Gaddafi hay con trai của ông tại vị sẽ không thể được chấp nhận.

    Phóng viên BBC ở Benghazi, Jon Leyne, nói phe đối lập sẽ cảm thấy không thoải mái rằng họ có nguy cơ bị phái đoàn AU qua mặt, mà họ nhìn nhận phái đoàn này là có cảm tình với Đại tá Gaddafi.

    Một quan chức AU cho biết ý tưởng Đại tá Gaddafi từ chức đã được thảo luận, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

    "Có một số thảo luận về điều này nhưng tôi không thể báo cáo về việc đó. Nó phải được bảo mật," Ủy viên Hòa bình và An ninh của AU, ông Ramtane Lamamra, nói.

    "Nó tùy thuộc vào việc người dân Libya được lựa chọn nhà lãnh đạo của mình một cách dân chủ."

    'Máy bay trực thăng bị bắn rơi'

    Các cuộc không kích NATO vẫn tiếp tục: liên minh nói rằng máy bay của họ đã phá hủy 25 xe tăng của quân chính phủ chỉ riêng hôm Chủ nhật.

    Có tin 11 phi cơ đã bị phá hủy khi tới gần Ajdabiya và 14 chiếc trước đó đã bị phá hủy ở gần Misrata, thành phố duy nhất ở miền tây Libya vẫn còn nằm trong tay phe nổi dậy.

    Cáo buộc lực lượng chính phủ đã "tàn bạo pháo kích" các khu dân sự, NATO cho biết họ đã có hành động đáp ứng trước tình trạng tuyệt vọng tại hai thị trấn này, thể theo sứ mệnh bảo vệ thường dân của Liên Hợp Quốc giao phó.

    Đây là một trong số các đợt không kích lớn nhất kể từ khi liên minh thực hiện các cuộc tấn công ban đầu, phóng viên BBC nói.

    Tiếng súng và những tiếng nổ được nghe thấy trong thành phố vào hôm Chủ nhật, với tin tức về các cuộc pháo kích dữ dội vào thị trấn từ phía tây, nơi lực lượng ủng hộ ông Gaddafi đang thực hiện cuộc tấn công từ đó.

    Ajdabiya là quan trọng đối với phe đối lập vì nó kiểm soát một ngã tư chiến lược và là thị trấn cuối cùng trước khi tới Benghazi, thành phố chính nằm trong tay phe nổi dậy.

    Phóng viên BBC nói quân nổi dậy đưa tin đã bắt được lính đánh thuê người Angieria thuộc lực lượng của Đại tá Gaddafi, mặc dù tin này không thể được kiểm chứng độc lập.

    Thứ trưởng Ngoại giao Libya, Kaim Khaled, nói lực lượng chính phủ đã bắn rơi hai máy bay trực thăng của nổi dậy ở phía đông nhưng điều này cũng không thể được khẳng định.

    Ông nói: "Đã có hành vi vi phạm rõ ràng từ phía quân nổi dậy đối với nghị quyết 1973 của LHQ liên quan đến vùng cấm bay."

    Phát biểu tại Brussels, vị chỉ huy các hoạt động của NATO, Trung tướng Charles Bouchard, cho biết các cuộc không kích cũng nhắm mục tiêu vào các hầm đạn dược và các đường dây liên lạc của chính phủ.

    Ông trích dẫn "một ví dụ về tính không thiên vị của NATO" khi nhắc tin một chiếc máy bay phản lực MiG 23 của lực lượng nổi dậy cũng đã bị chặn và buộc phải hạ cánh chỉ trong vòng vài phút sau khi cất cánh từ sân bay gần Benina Benghazi vào thứ bảy.




    [​IMG]
    BBC
     
  6. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Các nhà ngoại giao họp ở Qatar về tình hình Libya


    Thứ Tư, 13 tháng 4 2011

    [​IMG]
    Hình: AFP

    Các nhà ngoại giao họp tại Qatar về cuộc khủng hoảng Libya






    Các nhà ngoại giao hôm nay đang nhóm họp tại Qatar để mưu tìm một giải pháp quốc tế cho cuộc khủng hoảng Libya.

    Nhóm Tiếp xúc Quốc tế về Libya trong cuộc họp đầu tiên này quy tụ đại diện của các chính phủ phương Tây và khu vực đã lên tiếng bày tỏ ủng hộ đối với phe nổi dậy ở Libya.

    Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia của phe nổi dậy sẽ tham gia cuộc họp này, cùng với sự có mặt của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon.

    Cựu Ngoại trưởng Libya Moussa Koussa, người đã lưu vong sang Anh Quốc, cũng sẽ đến Qatar để cố vấn cho nhóm này.

    Một người phát ngôn của đoàn đại biểu phe nổi dậy Libya cho biết họ sẽ không chấp nhận bất kỳ đề nghị nào ngoài việc lật đổ nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi các lực lượng của ông Gadhafi.

    Ngoại trưởng Anh William Hague nói bên lề cuộc họp rằng áp lực đòi phế truất ông Gadhafi đang ngày càng gia tăng.

    Hôm qua cả Pháp và Anh thúc hối liên minh NATO tăng cường các cuộc oanh kích nhắm vào các lực lượng của chính phủ Libya tấn công thường dân.

    Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nói rằng NATO "chưa hành động đủ" để ngăn chặn các lực lượng của ông Gadhafi đang giết hại thường dân tại các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát.

    Ông Juppe nói rằng liên minh phải hành động mạnh hơn để phá hủy các vũ khí hạng nặng của ông Gadhafi đang nhắm mục tiêu vào thành phố Misrata đang bị bao vây.

    Các nhóm cứu trợ quốc tế cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại thành phố lớn thứ ba của Libya.

    Ông Hague thúc hối các thành viên của liên minh tăng thêm máy bay tham gia cuộc hành quân, như Anh đã làm.

    NATO bác bỏ chỉ trích của Pháp và Anh. Trung tướng Mark Van Uhm hôm qua nói rằng liên minh đang hành động rất tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ thường dân trong khả năng có được.



    VOA
     
  7. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:



    [​IMG]
    Tin Luxembourg - Anh và Pháp đã lên tiếng kêu gọi sự trợ giúp của các đồng minh trong NATO nhằm thực hiện sứ mệnh áp đặt và duy trì vùng cấm bay tại Libya. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet phàn nàn rằng Paris và London đang phải chịu nhiều gánh nặng trong chiến dịch Libya và không có được sự hỗ trợ cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, điều đó đồng nghĩa với việc Liên quân không có khả năng phá vỡ vòng vây mà quân đội chính phủ ông Gaddafi đang xiết chặt quanh một số thành phố như Misrata và Zenten, Bộ trưởng Gerard Longuet nói, nhắc đến hai địa điểm đang hứng chịu các đợt pháo kích của quân đội chính phủ Libya.

    NATO đang đảm đương việc chỉ huy trong các chiến dịch không kích tại Libya sau khi Mỹ rút vai trò này. Mỹ trước đó tuyên bố rút các phi cơ tấn công mặt đất khỏi sứ mệnh ở Libya. Chúng ta phải duy trì và tăng cường những nỗ lực trong NATO, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết tại Luxembourg, nơi các Bộ trưởng Liên minh châu Âu đang thảo luận về tìm kiếm nguồn lực quân sự song song với việc cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho thành phố Mistara của Libya. Ðó là lý do giải thích cho việc chính phủ Anh đã quyết định tăng cường các máy bay có khả năng tấn công mặt đất đến Libya, nhằm tăng cường khả năng bảo vệ thường dân.

    Tất nhiên NATO sẽ rất hoan nghênh nếu các nước khác cũng làm như vậy, Ngoại trưởng William Hague cho biết thêm. Sau khi Mỹ rút bớt lực lượng tấn công, khả năng không kích của Liên quân giảm rõ rệt. Lực lượng không quân dẫn đầu là Anh và Pháp đã không đủ khả năng để ngăn chặn lực lượng quân đội chính phủ ông Gaddafi tiếp tục tấn công lực lượng nổi dậy. Tây Ban Nha cho biết họ đang xem xét để đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động tại Libya, Ý Ðại Lợi cũng cân nhắc khả năng tham gia các cuộc không kích.

    Tuy nhiên Rome còn đang lưỡng lự trước khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng thường dân. NATO có tới 28 thành viên, nhưng không phải tất cả các nước đều muốn tham gia sứ mệnh tại Libya, đặc biệt là Ðức và Thổ Nhĩ Kỳ, hai quốc gia này vẫn phản đối sự can thiệp quân sự và Libya ngay từ đầu. Dù rằng Tây Ban Nha, Hòa Lan, Thụy Ðiển đã điều động máy bay chiến đấu của mình đến hoạt động tại Libya, tuy nhiên các máy bay này chỉ thực hiện tuần tra không phận.

    Trong khi đó lực lượng phòng không Libya gần như đã bị tê liệt trong chiến dịch không kích đầu tiên của Liên quân. Nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hơn đối với NATO là tấn công mặt đất, ngăn chặn quân đội chính phủ ông Gaddafi tiếp tục tấn công lực lượng nổi dậy. Anh đã chuyển đổi vai trò từ tuần tra không phận sang tấn công mặt đất đối với 4 chiếc EF-2000 Typhoon cùng với số máy bay tấn công mặt đất Tornado GR4. Anh và Pháp cho rằng lực lượng này vẫn chưa đủ để ngăn chặn quân đội chính phủ ông Gadhafi. Lực lượng nổi dậy cũng đã lên tiếng chỉ trích NATO đã không làm gì để bảo vệ thường dân trước các cuộc tấn công của quân đội chính phủ.


    CÁC NƯỚC VẪN TỎ RA HỜ HỮNG TRONG VIỆC THAM GIA OANH KÍCH TẠI LIBYA

    Trước lời kêu gọi tăng cường trợ giúp quân sự tại Libya, các nước khác trong NATO tỏ ra hờ hững. Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Tây Ban Nha Diego Lopez Garrido cho biết NATO đang làm tốt sứ mệnh của mình tại Libya, không cần thiết tăng cường trợ giúp quân sự tại đây. Ngoại trưởng Ý Ðại Lợi Franco Frattini nói rằng ông cảm thấy bối rối và lưỡng lự trước lời kêu gọi của Anh và Pháp, Rome đã đề nghị tăng cường 4 máy bay tấn công, tuy nhiên quyết định đã bị trì hoãn do Quốc hội đang xem xét có nên tham gia không kích hay không.

    Chiến dịch quân sự tại Libya do Anh và Pháp và các đồng minh NATO phát động hôm 19 tháng 3 đã kéo dài hơn hai tuần. Hoa Kỳ sau thời gian đầu tham gia tấn công dồn dập để dọn dẹp không phận đã lùi về tuyến sau, nhường quyền chỉ huy cho NATO. Chiến dịch này được tiến hành với mục tiêu thực thi nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc bảo vệ thường dân Libya. Nội chiến ở Libya bắt nguồn từ những cuộc biểu tình của những người chống chính phủ từ 15/2.

    Phe đối lập đã chiếm nhiều thành phố phía đông, trong khi lực lượng mạnh nhất của chính phủ ông Gadhafi tập trung ở phía tây. Giới quan sát cho rằng việc thực hiện chiến dịch Libya tốn kém nhiều tiền của, đòi hỏi sự hợp sức của nhiều quốc gia.Tuy nhiên đã xuất hiện những tranh luận về mục tiêu thực sự của chiến dịch là gì, bảo vệ thường dân, lập vùng cấm bay hay lật đổ Gadhafi. Cuối tuần qua Liên minh châu Phi đã đưa ra một lộ trình giải quyết tình hình Libya. Một số nguồn tin cho hay Gadhfi chấp nhận kế hoạch này, tuy nhiên phe đối lập không đồng ý.


    http://www.thegioimoionline.com/tm.php?recordID=2237
     
  8. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Saturday, April 16, 2011

    Gaddafi 'sử dụng bom chùm ở Misrata'



    [​IMG]
    Một trong số các mẫu bom chùm thu được được cho là sản xuất ở Tây Ban Nha.




    Các lực lượng ủng hộ chính phủ Gaddafi tại Libya đang bị một nhóm các tổ chức vận động cho nhân quyền cáo buộc sử dụng bom chùm, một loại vũ khí bị cấm sử dụng tại hơn 100 quốc gia.

    Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng một trong các phóng viên ảnh của tổ chức này đã trông thấy ba loạt bom chùm được thả vào khu dân cư ở Misrata.

    Nhưng một phát ngôn nhân của chính phủ Libya đã bác bỏ cáo buộc này.

    Chính phủ Libya tăng cường quân đội bao vây khu vực Misrata, thành phố duy nhất ở mạn Tây của Libya vẫn còn nằm trong tay quân nổi dậy.

    Phóng viên BBC Orla Guerin, đưa tin từ nội đô thành phố vốn đang xảy ra chiến sự này, cho hay các cư dân địa phương đang lo sợ xảy ra một vụ thảm sát, nếu không có hành động can thiệp nào lớn hơn của không lực NATO giúp phá vỡ cuộc bao vây.

    Bên cạnh bom chùm, cũng có tin cáo buộc các lực lượng của chính phủ Libya đang sử dụng hệ thống tên lửa Grad do Liên Xô cũ thiết kế khi oanh tạc Misrata.

    Tôi thách thức họ chứng minh được điều đó
    Phát ngôn nhân chính phủ của Gaddafi



    Hệ thống Grad, vốn cho phép phóng một lúc nhiều hỏa tiễn từ các bệ phóng di động, bị cáo buộc đã làm một số dân thường thiệt mạng trong những ngày gần đây, trong đó có tám nạn nhân trúng thương khi họ đang xếp hàng chờ phân phối bánh mì.

    Phóng viên BBC Jon Leyne, từ nơi phản công của lực lượng nổi dậy ở thành phố Benghazi thuộc mạn đông Libya, cho biết Grad là một hệ thống vũ khí tấn công không phân biệt - tuy không bị xếp loại bất hợp pháp - hệ thống hỏa tiễn này có thể còn gây chết người nhiều hơn cả bom chùm.

    Với khả năng được phóng đi từ một xe tải chứa tới 40 ổ hỏa tiễn, hệ thống này cho phép bắn khoảng 40 hỏa tiễn liên tiếp.

    Nhờ đó, các hệ thống Grad có thể bao phủ một khu vực rộng lớn và trên thực tế đã được sử dụng để tấn công cảng Misrata, một điểm liên kết quan trọng với thế giới bên ngoài của những người trong thành phố.

    Đây là vũ khí thuộc loại "ác hiểm nhất với khu đô thị" và phóng viên của BBC cho biết thêm rằng các lực lượng của Gaddafi vẫn tiếp tục vừa nã hỏa lực vào thành phố vừa sử dụng lực lượng bắn tỉa nhắm vào thường dân, trong khi đối chọi lại với quân nổi dậy.

    'Kinh khủng'


    [​IMG]
    Các tổ chức nhân quyền cho biết trẻ em Libya có thể gặp rủi ro khi gặp bom chùm chưa kích nổ.



    Khi công bố các hình ảnh của bom chùm, tổ chức Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York cho biết ba loạt hỏa lực đã phát nổ ở khu dân cư el-Shawahda của Misrata vào đêm thứ Năm.

    Được một phóng viên của tờ New York Times phát hiện đầu tiên và được các nghiên cứu viên của HRW kiểm tra, vũ khí trong ảnh được cho là một trái MAT-120 được phóng đi từ loại súng cối 120mm.

    Trái đạn này sẽ bung ra trên không trung và phóng ra thành 21 "trái bom nhỏ" trên một diện tích rộng.

    "Khi phát nổ do tiếp xúc với đối tượng, từng trái bom nhỏ tiếp tục phân chia thành các mảnh bom bắn phá với tốc độ cao để tấn công người dân và vũ khí bị cấm này còn phát ra một dạng kim loại nóng chảy vốn có thể xuyên thủng các loại xe bọc thép," HRW lưu ý.

    HRW cho biết viên đạn qua kiểm tra cho thấy đã được sản xuất tại Tây Ban Nha vào năm 2007, một năm trước khi Madrid ký Công ước quốc tế về bom chùm.

    Steve Goose, giám đốc bộ phận vũ khí của HRW, cho biết đây là vũ khí "kinh hoàng" mà quân chính phủ Libya đã sử dụng, đặc biệt trong một khu vực dân cư.

    "Chúng tạo ra một nguy cơ rất lớn cho dân thường, cả khi tấn công do tính không phân biệt của khả năng sát thương và cả sau đó vì vẫn còn nhiều nguy hiểm với các trái bom chưa phát nổ nằm rải rác," ông nói thêm.

    Họ bắn phá tất cả mọi thứ, tất cả các cao ốc dinh thự và nhà cửa. [Đại tá Gaddafi] phá hủy tất cả mọi thứ. Ông ta sử dụng vũ khí hạng nặng
    Một cư dân ở Misrata



    HRW cho biết họ không thể xác định xem có bất kỳ thương vong nào của thường dân do bom chùm hay chưa sau khi các loạt bom "dường như đã nã xuống một khu vực cách bệnh viện Misrata khoảng 300 mét."

    Công ước quốc tế về bom chùm, được thông qua tại Dublin vào năm 2008, cấm 108 quốc gia thành viên ký kết, sử dụng loại vũ khí này vì mối đe dọa mà nó có thể gây ra cho thường dân.

    Libya là một trong những quốc gia không ký công ước, cùng với các nước khác như Mỹ, Israel, Nga và Trung Quốc.

    Phát ngôn viên chính phủ Libya, Ibrahim Moussa, đã bác bỏ việc bom chùm được sử dụng tại Misrata.

    "Tôi thách thức chứng minh được điều đó," ông này nói với các phóng viên ở thủ đô Tripoli.

    Đề cập đến việc kiểm tra của các tổ chức nhân đạo, ông nói: "Nếu các loại bom được sử dụng thì bằng chứng của chúng sẽ lưu lại nhiều ngày và nhiều tuần lễ sau đó.

    "Và chúng tôi biết cộng đồng quốc tế sắp tới thị sát đất nước chúng tôi với số lượng rất đông. Vì vậy, chúng tôi không thể làm điều đó, một điều buộc tội chính chúng tôi, ngay cả khi chúng tôi muốn phạm tội chăng nữa."

    Hiện chưa có bình luận tức thì từ Tây Ban Nha, nước đã ký Công ước về bom chùm, về nguồn gốc của các trái bom.

    Tiếp viện của NATO


    [​IMG]
    Quân nổi dậy ở Misrata cầm cự trong vòng hai tháng qua.



    Một cư dân ở khu vực Ahmed Qasr thuộc Misrata liên lạc với BBC vào thứ Bảy và cho biết cuộc tấn công của lực lượng ủng hộ Gaddafi đã tiếp tục trở lại lúc 0630 (0430 GMT) ngày thứ Bảy.

    "Họ bắn phá tất cả mọi thứ, tất cả các cao ốc dinh thự và nhà cửa. [Đại tá Gaddafi] phá hủy tất cả mọi thứ. Ông ta sử dụng vũ khí hạng nặng", cư dân này nói.

    Lực lượng nổi dậy ở Misrata đã và đang chống lại các cuộc tấn công của quân Gaddafi trong vòng hai tháng nay và Ngoại trưởng Anh William Hague nhấn mạnh rằng NATO cần phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn một cuộc "thảm sát" trong thành phố này.

    Ông cho biết vào hôm thứ Sáu rằng NATO, bị hạn chế bởi việc cần tránh thương vong dân sự, nay có thể đã ngăn cản được việc thành phố này bị nghiền nát bởi lực lượng của Đại tá Gaddafi.

    Hôm thứ Sáu, cuộc họp của các Ngoại trưởng khối Nato tại Berlin đã kết thúc, mà không có cam kết nào từ các quốc gia vốn không tham gia chiến dịc, trong việc đóng góp phi cơ chiến đấu cho các hoạt động quân sự của liên minh đối với Libya.

    Mỹ, Anh và Pháp cho biết trong một tuyên bố chung rằng mối đe dọa đối với thường dân Libya sẽ không mất đi một khi Đại tá Muammar Gaddafi vẫn còn nắm quyền.

    Tuy nhiên, Nga cho rằng NATO đã đi quá xa sứ mạng của mình, vốn được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép, trong khi bảo vệ thường dân.


    [​IMG]
    Bản đồ các khu vực có xung đột tại Libya


    BBC
     
  9. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:






    [​IMG]

    Ngoại trưởng Libya nói kế hoạch của Anh quốc về cố vấn quân sự cho phiến quân có thể sẽ cản trở hòa bình ở nước này.

    Abdul Ati al-Obeidi nói với BBC rằng hiện diện quân sự của Anh tại thành phố Benghazi do quân nổi dậy chiếm giữ có thế làm chiến sự "kéo dài".

    Ngoại trưởng Anh William Hague nói quyết định của Anh hoàn toàn đúng theo nghị quyết của LHQ về việc bảo vệ thường dân tại Libya, vốn cũng cấm quân nước ngoài chiếm đóng.

    Toán cố vấn quân sự của Anh chỉ có nhiệm vụ huấn luyện hậu cần và tình báo tại Benghazi.

    BBC được biết rằng trong toán đó có khoảng 10 sỹ quan Anh và một con số tương đương người Pháp.

    Chiến sự tại Libya đang kéo sang tháng thứ hai sau cuộc nổi dậy của phe chống lại Đại tá Gaddafi từ căn cứ của họ ở Benghazi.

    Tiếp theo các sự kiện ở Tunisia và Ai Cập, nơi các tổng thống độc tài phải ra đi, quân nổi dậy ở Libya đã giao tranh với quân đội chính phủ hòng chiếm quyền kiểm soát đất nước.

    Một căn cứ khác của phiến quân là Misrata ở miền tây đã bị oanh tạc trong nhiều tuần nay.

    Ngừng bắn


    Ngoại trưởng Obeidi đề xuất ngừng bắn, tiếp theo là một thời kỳ khoảng sáu tháng để chuẩn bị cho kỳ bầu cử mà LHQ sẽ điều phối theo lộ trình của Liên đoàn châu Phi.

    Ông nói: "Chúng tôi cho rằng bất cứ sự hiện diện quân sự nào cũng là bước lùi và chúng tôi tin rằng nếu tình trạng giao tranh ngừng hẳn, thì chúng tôi sẽ có thể đối thoại với người Libya về những gì họ mong muốn - dân chủ, cải cách chính trị, hiến pháp, bầu cử... Những điều này khó có thể thực hiện với những gì xảy ra hiện nay".

    Ông ngoại trưởng cho rằng cuộc bầu cử sẽ giải quyết "tất cả các vấn đề mà người dân Libya nêu ra", tất cả mọi chủ đề có thể được mang ra bàn thảo luận, ngay cả tương lai lãnh đạo của ông Gaddafi.

    Ông Obedi cũng nói các nước mà ông thăm viếng đều tỏ ra ủng hộ đề xuất ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo, ngoại trừ Anh, Pháp và Ý.

    Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, thông qua hồi tháng Ba, đã cho phép dùng tất cả các biện pháp, ngoại trừ chiếm đóng, để bảo vệ thường dân.

    Hiện Nato đang chịu trách nhiệm về vùng cấm bay và hoạt động của liên quân chủ yếu là từ trên không.

    Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nói Pháp không đồng ý với chủ trương gửi bộ binh tới Libya, hay thậm chí là gửi quân đặc nhiệm hoạt động trên mặt đất để dẫn đường cho không kích.


    BBC
     
  10. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:



    Cập nhật: Hôm qua, lúc 20:51 GMT-6


    [​IMG]
    Liên minh quân sự NATO hôm qua (23/4) cho biết, sát thủ bầu trời Predator đã phá hủy một hệ thống phóng đa rocket ở gần thành phố Misrata lúc khoảng 11h trưa qua theo giờ địa phương.

    Trướcđó, Lầu Năm Góc đã xác nhận cuộc tấn công đầu tiên của máy bay Predator ở Libya đúng hai ngày sau khi chính quyền của Tổng thống Obama chính thức phê chuẩn việc triển khai những chiếc sát thủ bầu trời đáng sợ này ở đất nước Bắc Phi.

    Vài giờ sau thông báo xác nhận trên, NATO đã ra tuyên bố cho biết, Predator đã “nhằm mục tiêu vào một hệ thống phóng đa rocket (MRL) ở gần thành phố Misrata. Hệ thống này được sử dụng để chống lại dân thường ở Misrata".


    Predators trước đó đã được sử dụng ở Libya cho các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, giám sát và do thám.


    Máy bay không người lái Predator có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu ở khu vực đông dân, giúp giảm tối thiểu nguy cơ gây thương vong cho dân thường. Mỹ đã tung Predator vào chiến trường Libya để giúp đỡ cho NATO trong bối cảnh liên minh này đang gặp khó trước quân của Tổng thống Muammar Gaddafi.


    Theo một số nhà phân tích, cuộc tấn công đầu tiên của sát thủ bầu trời Predator ở Libya có thể đánh dấu một giai đoạn mới trong chiến dịch của NATO ở đất nước Bắc Phi này.


    Trước đó cũng trong ngày hôm qua, máy bay NATO đã phóng tên lửa vào một chiếc boongke bê tông gần khu dinh thự Bab al-Aziziya của Tổng thống Gaddafi ở thủ đô Tripoli. Vụ tấn công này đã phá hủy chiếc boongke và giết chết 3 người trong đó. Những người ủng hộ ông Gaddafi cho biết, đó là nơi chứa nước dự trữ trong khi một số phóng viên phương Tây cho rằng chiếc boongke bị phá hủy dường như là được dùng cho các hoạt động quân sự.



    http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=3961






    Cập nhật: Hôm nay, lúc 04:55 GMT-6

    [​IMG]

    Một chiến binh nổi dậy bị thương đã ra dấu hiệu chiến thắng khi được đưa đi cấp cứu.Quân nổi dậy Libya hôm qua (23/4) tuyên bố, họ đã giành chiến thắng và thành phố Misrata đã được giải phóng. Tuyên bố này được đưa ra sau khi có tin các lực lượng trung thành với Tổng thống Muammar Gaddafi đã rút khỏi Misrata sau cuộc chiến kéo dài dai dẳng suốt 2 tháng ở đây.

    "Misrata đã được giải phóng, quân nổi dậy đã thắng. Quân của Tổng thống Gaddafi đã bị tiêu diệt một phần. Phần còn lại đang tháo chạy," một phát ngôn viên của quân nổi dậy ở thành phố Misrata đã cho biết như vậy. Misrata là thành phố phía tây duy nhất còn lại nằm trong tay của lực lượng nổi dậy. Khu vực này đã bị quân chính phủ bao vây suốt hai tháng qua và đã phải chứng kiến những cuộc giao tranh ác liệt nhất giữa hai phe trong suốt thời gian này.


    Một binh lính chính phủ có tên Khaled Dorman cho biết, “Chúng tôi đã được lệnh rút khỏi Misrata. Chúng tôi được lệnh rút từ ngày hôm qua”. Dorman là một trong số 12 binh lính thuộc quân chính phủ được đưa tới một bệnh việc ở Mistata để điều trị vết thương.


    Chiến thắng ở Misrata được xem là một thành công lớn của lực lượng nổi dậy Libya.


    Tuy nhiên, chiều hướng chung trong cuộc chiến ở Libya còn lâu mới rõ ràng bởi cho đến nay cả quân chính phủ và quân nổi dậy vẫn ở thế giằng co. Hai phe thay nhau giành được những chiến thắng bấp bênh.


    Đài truyền hình Al Jazeera đưa tin, trong ngày hôm qua (23/4), các cuộc giao tranh dữ dội tiếp tục bùng lên giữa quân chính phủ và phe nổi dậy ở xung quanh một bệnh viện ở phía tây thành phố Misrata. Đây là nơi được quân của Tổng thống Gaddafi sử dụng làm căn cứ.


    Người dân địa phương cho biết, họ đã nghe thấy tiếng súng nổ, bom rơi, đạn pháo bay vèo vèo suốt cả ngày. Hôm qua được xem là một trong những ngày đẫm máu nhất ở Misrata trong hai tháng qua khi có ít nhất 26 người chết và 100 người bị thương trong các cuộc đụng độ trên đường phố giữa quân chính phủ và phe nổi dậy.


    Sau các cuộc giao tranh ác liệt, các binh lính trung thành với ông Gaddafi ở Misrata, trong đó có cả những tay súng bắn tỉa cắm chốt trên các mái nhà cao tầng, hoặc là đã rút đi hoặc là đã bị đánh lui khỏi thành phố. Trước đó, quân chính phủ Libya cũng tuyên bố họ có kế hoạch rút khỏi Misrata để tránh các cuộc không kích của NATO. Thế vào vị trí chiến đấu của quân chính phủ sẽ là các lực lượng bộ tộc.


    Nếu như quân nổi dậy giành chiến thắng ở Misrata thì quân chính phủ hôm qua cũng chiếm được thành phố Yafran ở khu vực rặng núi phía tây Libya. "Quân của ông Gaddafi đã giành được quyền kiểm soát trung tâm thành phố Yafran và chúng tôi đang ở các ngôi làng gần đó," một phát ngôn viên của quân nổi dậy tự xung là Ezref cho biết.


    Ngày hôm qua cũng chứng kiến những cuộc không kích dữ dội của NATO vào thủ đô Tripoli. Các nhân chứng cho biết, họ đã nghe thấy ba tiếng nổ làm rung chuyển Tripoli vào buổi tối ngày hôm qua sau khi máy bay NATO bay lượn trên bầu trời thành phố. Ngay sau đó, quân của Tổng thống Gaddafi đã bắn đáp trả dữ dội.


    Liệu quân Gaddafi có thực sự rút khỏi Misrata?


    Mặc dù Thứ trưởng Ngoại giao Khalid Kaim mới đây tuyên bố, quân chính phủ sẽ rút khỏi thành phố Misrata và để cho lực lượng bộ tộc thay họ đối phó với phe nổi dậy nhưng nhiều người tỏ ra hoài nghi về điều này.


    Đại tá Ahmed Bani, một phát ngôn viên quân sự của Hội đồng Quốc gia chuyển tiếp ở Benghazi, nhận định: "Đó là thông tin đánh lạc hướng. Quân của ông Gaddafi sẽ không bao giờ rút khỏi Misrata bởi thành phố đó quá quan trọng với ông ấy."


    Ông Bani còn nói thêm: "Chúng tôi vừa nói chuyện với một người ở Misrata vừa đến Benghazi. Ông này là một thành viên của bộ tộc Bushaala – một trong những bộ tộc lớn nhất ở Misrata. Ông ấy đã nói rằng, những phát biểu mới đây của ông Kaim là không đúng sự thật. Tất cả các bộ tộc địa phương đều chống lại quân đội của ông Gaddafi chứ không phải ủng hộ ông ấy."


    Trong khi đó, một bác sĩ ở Misrata cho rằng, việc quân chính phủ thông báo kế hoạch rút khỏi thành phố chỉ là một chiến thuật câu giờ.


    Trong lúc này có tin, Thủ tướng Libya – ông Al-Baghdadi Al-Mahmoudi đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong ngày hôm qua. Hai vị quan chức này được cho là đã bàn đến khả năng về một lệnh ngừng bắn ở đất nước Bắc Phi.


    Ngoại trưởng Nga đã đề xuất cử các quan sát viên đến Libya và tăng cường nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột hiện nay ở đất nước này. "Nga ủng hộ nhân dân Libya," ông Lavrov cho biết.


     
  11. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Quân đội Libya 'ngừng chiến ở Misrata'

    Quân đội Libya 'ngừng chiến ở Misrata'





    [​IMG]
    Các cơ quan viện trợ nói Misrata đang đối diện với khủng hoảng nhân đạo




    Libya nói quân đội của họ đã ngừng chiến dịch quân sự tại Misrata để cho các lãnh đạo bộ lạc địa phương có cơ hội đàm phán với quân nổi dậy.

    Thứ trưởng Ngoại giao Khaled Kaim nói quân chính phủ vẫn chưa rút khỏi thành phố cảng đang bị bao vây này.

    Nhưng quân nổi dậy bác bỏ tuyên bố của chính phủ, và có tin nói có các vụ nổ và bắn súng tại Misrata vào sáng hôm Chủ Nhật.

    Hôm thứ Bảy là một trong những ngày đẫm máu nhất trong vụ bao vây thành phố, làm ít nhất 24 người thiệt mạng.

    Ông Kaim cho biết hôm thứ Bảy các bộ lạc quanh Misrata đã ra một tối hậu thư cho quân đội rằng nếu họ không đánh bại quân nổi dậy ở Misrata thì chiến binh của các bộ lạc sẽ làm điều đó.

    Ông này nói các lãnh đạo bộ lạc tức giận vì giao tranh khiến cho các hoạt động sinh sống và công việc buôn bán tại thành phố phía tây Libya bị ngưng lại.

    Các nhóm nhân quyền nói hơn 1.000 người đã bị thiệt mạng trong những tuần có giao tranh trong thành phố.

    ‘Lựa chọn’

    Vào sớm hôm Chủ Nhật, ông Kaim nói các lực lượng vũ trang đã không rút khỏi Misrata, nhưng “ngừng hoạt động” vì các lãnh đạo bộ lạc “quyết định… phải làm điều gì đó để đưa cuộc sống bình thường quay trở lại Misrata”.

    “Một lựa chọn khác từ các lãnh đạo bộ lạc là cho quân đội can thiệp để giải phóng Misrata”.

    Tuy nhiên, các phóng viên cho biết có các vụ nổ rocket và bắn súng tự động trong thành phố.

    Giới cầm đầu phe nổi dậy tại Benghazi nói lãnh đạo Libya, đại tá Muammar Gaddafi, đang “bày trò” và sẽ không cho phép các lực lượng của ông này rời khỏi Misrata.

    Misrata - thành phố lớn thứ ba của Libya - là căn cứ chính của phe nổi dậy tại phía tây nước này.

    Các bác sĩ trong thành phố nói hôm thứ Bảy là ngày đẫm máu nhất trong gần hai tháng giao tranh, với ít nhất 24 người chết và 100 người bị thương.

    Trong khi đó, máy bay của Nato tiến hành thêm các vụ không kích nhắm vào các mục tiêu xung quanh thủ đô Tripoli và các thành phố khác.
    BBC
     
  12. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:



    Thứ Hai, 25 tháng 4 2011

    [​IMG]
    Hình: AP

    Các ủng hộ viên của ông Gadhafi kiểm tra thiệt hại sau một cuộc không kích ở Tripoli, ngày 25/4/2011

    Ðường dẫn liên hệ


    Một cuộc không kích của NATO nhắm vào khu doanh trại của nhà lãnh đạo Libya Moamar Gadhafi tại thủ đô Tripoli phá hủy ít nhất một tòa nhà.

    Một giới chức Libya nói rằng có 45 người bị thương trong vụ tấn công hồi sáng sớm hôm nay và nhiều người khác bị mất tích.

    Một nhân viên bảo vệ tại địa điểm cho biết chỉ có 4 người bị thương.

    Nhà chức trách cho biết tòa nhà bị hư hại là nơi được dùng cho các buổi họp của các bộ trưởng và các cuộc họp khác.

    Ba đài truyền hình nhà nước ngưng phát hình sau những tiếng nổ lớn ở trung tâm Tripoli.

    Ông Gadhafi không rõ đang ở đâu trong thời gian xảy ra vụ tấn công.

    Vụ không kích diễn ra một ngày sau khi binh sĩ chính phủ bắn một loạt rocket vào thành phố Misrata ở phía tây do quân nổi dậy chiếm đóng.

    Lực lượng ủng hộ ông Gadhafi đã mở cuộc tấn công mặc dù chính phủ tuyên bố ngưng các cuộc tấn công nhắm vào quân nổi dậy tại đó.

    Những vụ pháo kích và chạm súng ác liệt tại Misrata đã làm hằng trăm người thiệt mạng trong 2 tháng bị chính phủ vây hãm.

    Các bác sĩ nói rằng ít nhất 32 người chết trong cuộc giao tranh từ thứ Bảy.

    Sáng hôm qua, Thứ trưởng ngoại giao Libya Khaled Kaim cho biết quân đội ngưng các cuộc hành quân chống quân nổi dậy ở Misrata nhưng chưa rời khỏi thành phố lớn hàng thứ Ba này.

    Ông Kaim nói rằng quân đội ngưng cuộc tấn công để cho các trưởng lão bộ tộc có thể thương thảo với quân nổi dậy.

    Nhưng cư dân trong khu vực cho biết lực lượng trung thành với ông Gadhafi tiếp tục bắn nhiều loạt trọng pháo vào Misrata từ các vị trí ngay bên ngoài thành phố.

    VOA
     
  13. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Quân Gaddafi tấn công ồ ạt các đại sứ quán


    [​IMG] - Liên Hợp Quốc hôm qua (1/5) cho biết các quan chức của cơ quan này đã gấp rút rời khỏi thủ đô Tripoli của Libya sau loạt cuộc tấn công dữ dội của quân Gaddafi nhằm vào văn phòng của LHQ cũng như đại sứ quan Anh, Italia tại nước này.
    Các quan chức của LHQ cho biết, văn phòng của họ tại Tripoli đã bị tàn phá nặng nề sau cuộc tấn công dữ dội vào ban đêm của quân thân chính phủ Gaddafi, theo sau thông tin con trai của Muanmar Gaddafi bị chết trong một cuộc không kích của NATO. Có nguồn tin cho biết, 3 cháu nội của Gaddafi cũng thiệt mạng trong cuộc không kích trên.

    Trước đó, các quan chức trong chính phủ Gaddafi đã từng tuyên bố họ rất tiếc là không thể bảo vệ các đại sứ quán của nước ngoài cũng như văn phòng của LHQ ở Libya.

    Bên cạnh đó, chính phủ Libya còn công bố những hình ảnh mà họ cho là bằng chứng của cái gọi là “âm mưu ám sát” khi NATO tiến hành cuộc không kích dữ dội nhằm vào nhà riêng của Saif al-Arab Gaddafi, con trai của Tổng thống Gaddafi.

    Tuy nhiên, người phát ngôn của NATO – Carmen Romero hôm qua (1/5) cho biết, thông tin về cái chết của con trai và cháu của Gaddafi vẫn chưa được xác nhận.

    Ông Romero nói: “Chúng tôi chỉ nhằm mục tiêu vào các cứ điểm quân sự và trung tâm chỉ huy của quân Gaddafi với những cuộc tấn công chính xác. Chúng tôi không nhằm vào bất cứ cá nhân nào. Con trai Gaddafi có thể đã chết sau chính loạt cuộc tấn công có hệ thống nhằm vào dân thường của chính phủ Gaddafi”.

    Trong một diễn biến liên quan khác, chính phủ Anh cũng trục xuất đại sứ Libya tại London sau khi đại sứ quán Anh và Italia bị tấn công. Nước này cho đại sứ Libya 24 giờ để rời khỏi nước này.

    Đan Khanh - (Theo BBC, CBC)


    Gaddafi tấn công dữ dội trả thù cho con trai?
    [​IMG]
    Tổng thống Gaddafi
    Các nhân chứng cho biết, đêm qua (30/4) và sáng nay (1/5), quân của Tổng thống Muammar Gaddafi đã tấn công dữ dội thành phố Misrata và Benghazi sau khi có tin một trong những người con trai của vị lãnh đạo này thiệt mạng trong một cuộc không kích của NATO. Nhiều người cho rằng, đây là đòn trả thù của Nhà lãnh đạo Gaddafi cho cái chết của con trai và 3 người cháu của ông.

    "Họ đã tấn công bằng đạn pháo hạng nặng liên tục trong suốt 3 giờ liền vào Misrata. Rất nhiều tiếng nổ rung chuyển thành phố," một người đàn ông sống cách trung tâm thành phố Misrata khoảng 5km hôm nay (1/5) đã cho CNN biết như vậy.

    Những tiếng súng đạn nổ đì đùng và đạn pháo bắn ra vèo vèo cũng được nghe thấy trên khắp Benghazi, thành trì chính của phe nổi dậy, trong đầu giờ sáng nay.

    Các nhân chứng ở Misrata – thành phố lớn thứ 3 Libya, cho rằng, việc quân chính phủ tăng cường các cuộc tấn công dữ dội và quyết liệt vào đây có liên quan đến thông tin về việc Saif al-Arab Gadhafi, con trai thứ 6 trong số 8 người con của Tổng thống Gaddafi đã mất mạng trong các cuộc tấn công bằng tên lửa của NATO vào thủ đô Tripoli ngày hôm qua.

    Phát ngôn viên chính phủ Libya – ông Musa Ibrahim cho biết, 3 người cháu của Tổng thống Gaddafi cũng thiệt mạng trong cuộc tấn công của NATO. Bản thân Nhà lãnh đạo Libya và vợ không bị hề hấn gì dù cả hai đều có mặt trong khu biệt thự bị NATO dội tên lửa.

    "Đó là những cuộc tấn công trả thù," một nhân chứng ủng hộ phe nổi dậy ở Misrata đã cáo buộc như vậy.

    Các cuộc tấn công liên tiếp và dữ dội của lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi nhằm vào Misrata và Benghazi tiếp tục diễn ra sáng nay, đúng tròn một ngày sau khi ông Gaddafi lên truyền hình kêu gọi ngừng bắn và bày tỏ mong muốn đàm phán với NATO. NATO đã bác bỏ kêu gọi ngừng bắn và đàm phán của Tổng thống Gaddafi. Vài giờ sau khi từ chối lời kêu gọi đàm phán của ông Gaddafi, NATO đã bắn ít nhất 3 quả tên lửa vào khu biệt thự nơi gia đình ông Gaddafi đang sinh sống. Kết quả là một người con trai và 3 người cháu của ông này thiệt mạng. Khu biệt thự bị phá hủy nghiêm trọng.

    Gaddafi kêu gọi chiến tranh với Italia

    Liên quan đến tình hình Libya, hôm qua, Tổng thống Gaddafi đã kêu gọi tiến hành một cuộc chiến tranh với Italia. Ông Gaddafi cáo buộc Italia lại đang tìm cách áp dụng chế độ thực dân với Libya như họ đã từng làm trước đây.

    Phát biểu trên truyền hình sáng ngày hôm qua, Nhà lãnh đạo Gaddafi cho biết, ông không thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh với Italia bởi vì người dân Libya muốn điều đó.

    "Chúng tôi đang ở trong một cuộc chiến tranh với Italia bởi vì người Italia đang giết con cháu của chúng tôi như họ đã từng làm thế năm 1911. Đó là lý do tại sao tôi không thể cấm người Libya bảo vệ mạng sống của họ và tiến hành các hành động quân sự trên lãnh thổ của kẻ thù," ông Gaddafi phát biểu.

    Libya đã từng là thuộc địa của Italia từ năm 1911 đến năm 1941. Năm 2008, Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đã ký một thỏa thuận được gọi là Hiệp ước Thân thiện với Tổng thống Gaddafi. Theo thỏa thuận này, Italia đã trả 5 tỉ euro tiền bồi thường cho thời kỳ thống trị thuộc địa ở Libya.

    Tuy nhiên, vào cuối tháng 2 vừa rồi, Thủ tướng Berlusconi đã tạm ngừng Hiệp ước Thân thiện với Libya.

    Theo ông Gaddafi, "Italia tiếp tục tái diễn những tội ác từ năm 1911 khi theo đuổi chính sách thuộc địa trước đây. Đây chính là bộ mặt bạo lực của Italia. Bạn tôi Berlusconi và Quốc hội Italia đang mắc một tội ác".

    Italia là một trong 14 nước thành viên NATO đang tham gia vào chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya. Nếu như trong những ngày đầu của chiến dịch, Italia kiên quyết không tham gia nhiệm vụ chiến đấu ở Libya với lý do nhạy cảm liên quan đến chế độ thuộc địa mà họ áp dụng ở đất nước Bắc Phi trước kia thì mới đây, Thủ tướng Berlusconi đã quyết định đưa 8 máy bay chiến đấu vào xung trận ở Libya.

    Liên quân các cường quốc phương Tây đã phát động một chiến dịch tấn công vào Libya từ hôm 19/3 nhưng NATO chỉ chính thức tiếp nhận quyền chỉ huy chiến dịch này từ tay Mỹ vào hôm 31/3. Kể từ đó đến nay, NATO đã tiến hành 1.821 cuộc không kích nhằm vào quân của ông Gaddafi nhưng không thể đánh gục được lực lượng này. Trước nguy cơ bị mắc kẹt lâu dài trong vũng lầy ở Libya, NATO ngày càng tỏ ra sốt ruột và bộc lộ mong muốn tiêu diệt ông Gaddafi để sớm kết thúc cuộc chiến ở đây.

    Kiệt Linh - (tổng hợp)


    Hàng ngàn người tham dự đám tang con trai Gaddafi. 3 hours ago - Reuters 0:47 | 23913 views Thousands attend funeral of Muammer Gaddafi's youngest son in Martyrs cemetery in Tripoli.
    http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=4197
     
  14. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Friday, May 13, 2011

    Hoàn cảnh bi đát của 'thuyền nhân' trốn khỏi Libya


    Những người sống sót từ một chiếc tàu rời Tripoli vào ngày 25 tháng 3 đã mô tả nỗi điêu đứng mà họ cùng những người đồng cảnh ngộ đã phải chịu đựng trong cuộc hành trình gian truân này. Liên Hiệp Quốc cho biết đã phỏng vấn 3 người Ethiopia hôm thứ Năm, trong số 9 người sống sót từ con tàu này.
    Lisa Schlein | Geneva Thứ Sáu, 13 tháng 5 2011

    [​IMG]
    Hình: Francesco Malavolta / EPA

    Cho đến nay, 12.000 người tỵ nạn đã đến được Ý và Malta


    Tin liên hệ

    Những người thoát chết từ chuyến đi bất hạnh đang được săn sóc tại trại tỵ nạn Shousha thuộc Tunisia, nơi các cuộc phỏng vấn diễn ra.

    Bà Melissa Fleming, phát ngôn viên của cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, cho biết 1 trong những người sống sót nói với nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR rằng, tàu của họ chật chội đến nỗi khó khăn lắm mới có chỗ để đứng.


    Bà cho biết, chiếc tàu trên đang trên đường đến châu Âu thì bị hết xăng, nước uống và thực phẩm, người sống sót cho biết tàu trôi lênh đênh suốt 2 tuần trước khi dạt vào một bãi biển tại Libya. Bà Fleming kể tiếp:


    “Người mà chúng tôi phỏng vấn nói rằng có tàu quân sự đi ngang tàu của họ 2 lần nhưng không ngừng lại, và có một lúc một chiếc trực thăng quân sự đã thả thực phẩm và nước uống xuống tàu của họ. Chiếc tàu thứ nhất từ chối cho họ cập vào. Chiếc thứ 2 thì chỉ chụp hình. Tuy nhiên, người được phỏng vấn đã không thể nói rõ 2 chiếc tàu đó từ đâu tới hoặc mô tả rõ hơn.”


    Những người sống sót nói với nhân viên UNHCR rằng khi hết nước, người ta đã uống nước biển và nước tiểu của mình. Họ ăn cả kem đánh răng và lần lượt chết từng người, trong đó có 20 phụ nữ và trẻ nhỏ.


    Vẫn theo bà Fleming, những người sống sót đã phải trả 800 đôla cho bọn con buôn để được theo chuyến hải hành định mệnh này, và theo dự kiến thì hành khách phải tự điều khiển con tàu.


    Bà Fleming nói cuộc hải hành nguy hiểm đến nỗi cứ 10 người thì có 1 người chết. Cho đến nay, 12.000 người đã đến được Ý và Malta. Bà Fleming cho biết khoảng 1.200 người mất tích và có lẽ đã chết.


    Bà nói chuyến đi gian truân kể trên kết thúc khi con tàu dạt vào một bãi biển gần Zliten, giữa Tripoli và biên giới Tunisia.


    Bà nói 1 phụ nữ đã chết trên bãi biển vì kiệt lực. Số 10 người còn lại đi bộ đến Zliten và bị cảnh sát Libya bắt giữ. Sau đó thì có thêm một người khác đã chết, và như vậy chỉ còn lại 9 người.


    Bà Fleming nói rằng những người bạn Ethiopia của 9 người nói trên tại Tripoli đã trả cho nhà tù 900 đôla để họ được thả ra, và họ đã lên đường tới trại tỵ nạn Shousta tại Tunisia.


    VOA

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    [​IMG][​IMG][​IMG]
     

Chia sẻ trang này

Share