Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 8

Thảo luận trong 'Thơ' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 8 17, 2012.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Trích: Bạch Vân Sơn

    Non cao mây trắng Bạch Vân Sơn
    Kỳ SINH đắc PHÁP cõi TRƯỜNG tồn
    Bia pháp trường quan Linh VÂN Tử
    Giận mình hoá đá toạ Yên Sơn

    Hoàng Quang Thuận

    Để giản tiện khỏi mất thời gian những chữ tôi cố ý viết to ra là những chữ sai niêm luật tứ tuyệt đường thi. Ông Hoàng quang Thuận đã cố ý hạ nhục đức vua Trần Nhân Tông một cách quá đáng. Ông tự bịa ra hay nhờ ai đó làm hộ thơ rồi tung tin do vua Trần báo mộng cho, lại dùng cả ông thi sĩ nửa mùa tên là Dương Kỳ Anh gì đó làm chứng cho. Cả hai tự tạo ra câu chuyện thần thoại cổ tích nghe rất huyền ảo thần bí lâm ly như con rắn thần của bà Nguyễn Thị Anh rồi lấy cớ giết chết cả ba họ ông bà Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Tôi không muốn nghe những chuyện cổ tích thần thoại của các ông dù cho báo đài có ra rả tuyên tuyền cổ võ thì cũng thế thôi.

    Bây giờ tôi chỉ khảo sát phần nội dung ý nghiã của bài thơ:

    Đây là một bài thơ vô nghĩa nhí nhố đầy mâu thuẫn. Non cao mây trắng Bạch Vân Sơn là tả cảnh núi Bạch Vân Sơn có mây trắng bao phủ và rất cao. Nhưng sao lại Kỳ sinh đắc pháp cõi trường tồn?
    Đã đắc Pháp là mới hiểu phần giáo lý nhà Phật và cũng có thể đắc đạo nhập niết bàn không sinh không diệt nữa đi vào cõi vô thủy vô chung. Còn theo ông kỳ sinh là sinh lạ đắc pháp rồi để trường tồn bách niên giai lão hay sao? Một câu dấm dớ kênh kiệu chữ nghĩa nửa Tàu nửa Việt hổ lốn trộn lẫn nhau như riềng mẻ mắm tôm, vô lý vô nghĩa vô cùng.

    Có thể ông Thuận đôi ba lần đi chùa là cái cớ dấm dớ hội tề để cầu Phật phù hộ cho danh vọng tiền tài bổng lộc thôi chứ ông hiểu quái gì về Phật Pháp mà cũng thơ với chẳng phú.

    Bia Pháp trường quan Linh Vân Tử nghĩa là cái bia đá ở trên đường cái quan ở Linh Vân Tử? Giận mình hoá đá toạ Yên Sơn là cái trò khỉ gì hở trời? Ai hoá đá? Ông Thuận hoá đá, du khách hoá đá hay vua Trần hoá đá như nàng Tô Thị ở Lạng Sơn? Những chữ sơn, tồn, sơn vần đẹp màu mè diêm duá nhưng vô bổ, cả bài thơ hoàn toàn vô nghĩa. Cánh hồi bút ù ù cặc cặc của hội nhà văn và bên công an Việt Nam còn bốc thơm lên là vô thức, siêu hình, siêu tưởng, mộng mơ nưã kia? Dù cho là vô thức nhưng nó cũng nằm trong ý thức, mặt trái cuả ý thức mà khi tỉnh ra người ta không dám nói ra vì sợ công an, sợ pháp luật, sợ khủng bố, tra tấn, tù đày v. v... Chứ đừng nói rầng vô thức trong thơ là vô nghĩa vô lý là chẳng có quái gì.

    Nhân tiện tôi cũng có thơ sau, gọi là cây nhà lá vườn cho vui với bạn bè sính thơ quý mến cuả tôi trên facebook này. Còn mấy vị tiểu nhân vô học công an mạng xin miễn lăng mạ chửi tục nhé.


    Non Non Nước Nước

    Non non nước nước mây mây
    Trùng trùng điệp điệp núi này sông kia
    Giang sơn tổ quốc đầm đià
    Giọt châu lã chã bên rià biển Đông

    Ngọc trai ngậm giọt máu thương
    Lỗi lầm để lại nỗi lòng khổ đau
    Bạch Vân Sơn, cũng dãi dầu
    Linh Vân Yên Tử mái đầu héo hon

    Toạ thiền trên đỉnh Yên Sơn
    Trăng thu vằng vặc nhớ ơn Thánh Trần
    Ra đi tình để muôn dân
    Con Hồng cháu Lạc trăm ngàn thiết tha !

    Cảm tác nhân đọc 4 câu thơ tự do nghêu ngao cuả Hoàng quang Thuận: Bạch Vân Sơn
    17.8.2012 Lu Hà


    Mãi Mãi Sống Còn

    Lên thăm đỉnh núi Bạch Vân Sơn
    Dấu vết còn ghi chẳng sói mòn
    Ngàn năm bia đá Linh Vân Tử
    Vặc vặc trăng soi bậc Thế Tôn

    Nghĩa để muôn đời non nước Việt
    Khai công lập quốc gió mưa hoà
    Hồn thiêng sông núi trang nam tử
    Lưỡi kiếm tung hoành con cháu Vua

    Trúc Lâm Yên Tử mây trời lộng
    Am động còn đây dấu tích Ngài
    Rũ bụi hồng trần theo Phật Tổ
    Giai không tứ đại thoát trần ai

    Bia pháp trường quan những lối mòn
    Đèo cao vực thẳm giọt mưa tuôn
    Khói hương nghi ngút trời mây thẳm
    Tổ quốc giang sơn mãi sống còn

    cảm tác nhân 4 câu thơ tự do vô nghĩa của Hoàng quang Thuận: Bạch Vân Sơn
    17.8.2012 Lu Hà


    Trích: Bia Phật

    Bia Phật nằm bên khóm trúc xanh
    Bàn cờ mây lót đá chênh vênh
    Cờ tiên Bắc Đẩu - Nam Tào luận
    Sương TREO râu BẠC giọt LONG lanh

    Hoàng quang Thuận

    Những chữ tôi viết to cả cụm là sai niêm luật tứ tuyệt. Chỉ 4 câu tủn mủn cũng viết không ra thể thống gì mà dám cả gan gán trám vào mồm vua Trần, cái nhà ông Thuận này kể cũng khiếp thật, to gan lớn mật thật.

    Bàn cờ mây lót? cả khóm trúc che mất rồi thì lấy đâu mà còn có mây mà lót cho bàn cờ? Du khách đến đông như thế hơi nóng hầm hập hàng trăm nghìn người liệu còn sương và mây không? Ông Nam Tào và Bắc Đẩu mải mê đánh cờ chứ có luận bàn quái gì? Sương treo lên râu bạc ông cụ già nào đó giọt long lanh hay cụ mệt quá mà sùi bọt mép ra. Ông còn biạ ra có Thày Tư tức Tăng Bình Trọng cũng trong đoàn du khách râu tóc trắng như tuyết ngồi trên bàn cờ tiên sương đọng. Thày Tư cũng liều thật không sợ ướt đít?

    Lạ cho vua Trần hiển thánh lúc nào mà đọc thơ vào tai ông Thuận thế? Chỉ có 4 câu nhếu nháo bâng quơ vô nghĩa vô cảm như vậy? Râu vua Trần, râu Nam Tào Bắc Đẩu rồi râu Thày Tư cứ nháo nhào cả lên.Thày Tư mà để ướt râu đúng Thày là cái cối đá trái với thực tế. Có ai nhìn thấy sương thấm vào râu ai mà giọt long lanh chưa? Hoạ chăng Thày Tư hóa đá từ đêm hôm qua?Sương thấm ướt đẫm râu thì nghe còn có lý. Thơ với chả phú cái nhà anh Chí Phèo này.

    Tóm lại theo tôi đây là một bài thơ nhí nhố vớ vẩn không đáng gọi là thơ. Tiện thể tôi cũng có thơ sau:

    Bia Phật Và Bàn Cờ Tiên

    Năm mét bia cao giữa đất trời
    Danh lam thắng cảnh nước non ơi!
    Phôi phai nét chữ mờ năm tháng
    Đức Phật thiên thu vạn cổ đời

    Bắc Đẩu Nam Tào từ thuở trước
    Bàn cờ sinh tử cho dân nước
    Lạc Hồng sông núi mãi lâu bền
    Con cháu say sưa lòng thổn thức

    Bia Phật bàn cơ thiên cổ lịch
    Tổ tiên ta đã có ngàn đời
    Lũ giặc cớ sao xâm phạm đến
    Rồi bay sẽ chuốc nhục mà thôi

    cảm tác nhân đọc từ 4 câu thơ tự do nghêu ngao của Hoàng quang Thuận: Bia Phật
    17.8.2012 Lu Hà
     
    Last edited by a moderator: Thg 3 12, 2013

Chia sẻ trang này

Share