Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 79

Thảo luận trong 'Thơ' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 10 2, 2012.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Trích: Núi Non Nước

    Dục Thủy tiền đồn canh thủy bộ
    Án NGỮ kinh THÀNH cũ Hoa Lư
    Vào ra thủy bộ hai đường hiểm
    Phòng tuyến thành đô nước Đại Cồ

    Hoàng quang Thuận

    Bài này 2 lỗi phạmn qui

    Dục thủy tiền đồn canh thủy bộ? một câu chữ Hán cóp nhặt vô duyên tối nghĩa. Dục thủy tiền đồn rồi lại canh thủy bộ có khác chi bố là cha tôi, cha tôi cũng là bố tôi hay ông nội là ông tôi cũng tức là bố của bố tôi.

    Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân với sông Đáy, kẹp giữa 2 cây cầu Non Nước và cầu Ninh Bình. Núi là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan.

    Bên núi có chùa Non Nước và đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu đời Trần. Cửa sông Vân mở ra bao bọc ba mặt núi Dục Thúy, chỉ còn một mặt nối với đất liền. Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành vòm đá rộng che kín một góc sông Vân. Đây trở thành địa điểm tránh mưa cho tàu thuyền. Trên núi có hàng trăm bài thơ của các tao nhân mặc khách như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà, v.v.

    Nước non Non Nước như thơ
    Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng
    Trên thì núi, dưới thì sông
    Cúc vàng còn đó, hương nồng còn đây

    Xưa núi là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư. Đặc biệt đây là nơi chứng kiến cuộc chuyển giao chế độ quan trọng trong lịch sử đất nước: từ bến Vân Sàng dưới chân núi, hoàng hậu nhà Đinh Dương Vân Nga đã trao áo Long Bào và chờ đợi ngày về cho tướng quân Lê Hoàn cầm quân đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống lần thứ nhất, mở ra chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc.

    Trương Hán Siêu là người có công đầu phát hiện và khai thác vẻ đẹp của núi Non Nước. Ông đặt tên núi là Dục Thúy Sơn và là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ cho các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào đá.

    Riêng ông Thuận gọi Dục Thúy Sơn là Dục Thủy và còn nước Đại Cồ là nước nào? Trong lịch sữ chỉ có Đại Cồ Việt chứ làm gì có nước Đại Cồ, gà cồ? Bởi vì đầu óc ông bí rì rì như người bị táo bón rặn mãi không ra thơ. nên mới sảy ra cơ sự này. Chả là câu 2 chữ cuối cùng là " lu " và câu 4 chữ cuối ông nhét đại chữ " cồ " vào là xong.

    Toàn là những: phòng tuyến, án ngữ, canh giữ, tiền đồ, quẩn quanh sáo ngữ y như lối nói bẻm mép vô nghĩa tối tăm theo kiểu học thuộc lòng cuả người cộng sản. Đây có phải là thơ đâu giống như lối nói ám hiệu của các chiến sĩ đặc cộng hay biệt động thành gì đó.

    Xin có thơ sau:


    Điạ Linh Nhân Kiệt

    Đinh Tiên Hoàng Đế trấn phòng sơn
    Phòng thủ Hoa Lư giữ nước non
    Hai đường thủy bộ đều phong tỏa
    Lãnh thổ lòng dân quyết chẳng sờn

    Dãy núi Băng Sơn hồn Đại Việt
    Lạc Thủy Thanh Hoa thế vững bền
    Kinh đô kiên cố như bàn thạch
    Vằng vặc ngàn thu những miếu đền

    Lê Lý hai triều nối tiếp nhau
    Vang danh bốn biển rạng sơn hà
    Điạ linh nhân kiệt rồng tung cánh
    Lồng lộng sông Hồng đất Đại La!

    thơ làm nhân đọc 4 câu thơ ngêu ngao của Hoàng quang Thuận: Núi Non Nước
    2.9.2012 Lu Hà


    Trích: Vân Sơn

    Vân Sơn bao bọc đền Đinh Lê
    Phù ĐIÊU thủy MẠC đón NGƯỜI về
    Trông XA núi BÁU gươm CÒN đó
    Hoàng Long uốn lượn giữa Sào Khê.

    Hoàng quang Thuận

    6 lỗi cơ bản nhét vài hai lỗ mũi ông Thuận.

    Vân Sơn bao bọc đền Đinh Lê ? Vân Sơn nào bao bọc đền Đinh Lê, nghe nói chôn ở Yên Sơn, vua Đinh ở đỉnh núi và vua Lê ở chân núi. Núi bao bọc đền đã thấy vô lý rồi.

    Phù điêu thủy mạc đón người về? Chỉ được cái bẻm mép sáo rỗng mượn ở đâu hay cóp nhặt được chữ phù điêu và thủy mạc tả cảnh một bức tranh và đón người về là cai quái gì? Tối tăm vô nghĩa nhạt nhẽo ngán ngẩm vô cùng.

    Trông xa núi báu gươm còn đó? Gươm nào còn đó chỉ được cái vớ vẩn? Chuyện rằng: Có ông chú cắm gươm trên đỉnh Vân Sơn cầu nguyện thì vưà lúc thấy Đinh Bộ Lĩnh bơi qua sông thấy có mây rồng bay qua thì ông chú nghĩ bụng cháu mình sẽ được làm vua. Núi này có gì mà báu, có vàng bạc kim cương đâu chỉ chữ viết thừa theo thói quen cửa miệng và khi ông chú cắm gươm rồi lại rút gươm mang về là dĩ nhiên rồi còn đâu gươm nưã mà ông Thuận: Trông xa núi báu gươm còn đó.

    Hoàng Long uốn lượn giữa Sào Khê? Sông Hoàng Long uốn lượn theo triền núi, qua đồi, nương bãi là đúng nhưng sào khê là cái quái gì của cái thứ tiếng Tàu rẻ rách này? Một bài thơ tủn mủn có 4 chữ khô khan nhàm chán vô nghĩa.

    Xin có thơ sau:

    Vân Sơn Cắm Gươm

    Vua Đinh coi chú cũng như cha
    Duyên mệnh long nhan phận nước nhà
    Gươm cắm rồng vàng ơn thúc phụ
    Qua sông hoàng đế dựng sơn hà

    Nuôi cháu lớn khôn thành bá nghiệp
    Chiêu binh mãi mã lập cơ đồ
    Công cha nghĩa mẹ kià non nuớc
    Trên đỉnh Vân Sơn vạn cổ thu.

    thơ làm nhân đọc 4 câu thơ nghêu ngao của Hoàng quang Thuận: Vân Sơn
    2.9.2012 Lu Hà
     
    Last edited by a moderator: Thg 4 8, 2013

Chia sẻ trang này

Share