Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 77

Thảo luận trong 'Thơ' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 10 1, 2012.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Ba Triều

    Hoa Lư ba triều đại ĐẾ vương
    Kinh ĐÔ chinh CHIẾN với QUÂN trường
    Đinh LÊ ngôi BÁU vừa QUÂN tướng
    Trời trao nhà Lý được miên trường

    Định kế lâu dài thế DỜI đô
    Ngàn năm non nước với cơ đồ
    Lý triều kiệt xuất kinh thành mới
    Thuyền RỒNG sóng VỖ nước TÂY Hồ

    Hoàng quang Thuận

    Đếm được 11 lỗi cơ bản. Tôi không thể nào ngờ được người ta gọi đây là một bài thơ mà lại còn đòi gửi đi để tranh đoạt giải Nobel văn học thế giới. Nếu có trung tâm văn hoá nào của thế giới họ tiếp nhận tập thơ này để đọc và chấm giải cho kỳ thi văn chương thì xin lỗi cả cái thế giới này sắp đến ngày mạt vận, tận số về cái gọi là văn chương. Trí tuệ cảm xúc loài người trở về thời kỳ ăn hang ở lỗ. Một bầy khỉ nhí nhố trên hành tinh khẹc khẹc kêu loạn cả lên.

    Đọc bài thơ này, xin lỗi thấy buồn nôn tởm lợm vô cùng cho một kẻ háo danh ngu xuẩn kệch cỡm lố bịch; Nhưng tác giả lại thề sống thề chết do chính mồm vua Trần đọc cho y chép ra mới ghê gớm.

    Hoa Lư ba triều đại đế vương - Kinh đô chinh chiến với quân trường? Kinh đô nào chinh chiến với quân trường như thời đệ nhất đệ nhị cộng hòa cách đây 1000 năm? Nghe cái từ quân trường rất tân thời trám vào mồm vua Trần mà tởm lợm cho cái thứ văn chương cóc nhái xã hội chủ nghĩa.

    Xin nhớ quân trường và chiến trường khác nhau. Cả kinh đô Hoa Lư đánh nhau với quân trường nào? Đà Lạt hay Thủ Đức. Hai câu thơ mê sảng ngớ ngẩn rất vô nghĩa tối tăm quá sức chịu đựng của con người.

    Đinh Lê ngôi báu vừa quân tướng -Trời trao nhà Lý được miên trường? Thơ mới chẳng phú thế nào là Đinh Lê ngôi báu vừa quân tướng hở giời? Vô nghĩa tối tăm, thơ này làm ra để ngu dân chứ tích sự gì? Đảng chỉ cầu mong cho người hóa thành khỉ hết? Còn nữa: Trời trao nhà Lý được miên trường? Ông này có 2 chữ miên trường cứ lải nhải mãi rất nhiều, giải giác đâu đó các bài thơ tôi đã đọc. Hai chữ miên trường có thể là do thói quen người cộng cộng sản sáng chế từ trường tồn mà ra? Ở trong các bài diễn văn hay nghị quyết đảng vẫn thấy 2 chữ này?

    Cũng có thể ông Thuận thuổng được của Bùi Giáng:

    Xin chào nhau giữa con đường
    Mùa Xuân phía trước, miên trường phía sau"

    Một câu thơ nói hay cũng được nói dở cũng được theo cảm xúc suy nghĩ của từng người. Cũng có thể Bùi Giág bí chữ nghĩa nên dùng đại chữ miên trường cho nó vần? Kể ra hơi tối nghĩa? Miên trường là viên mãn, viên miễn, trường tồn, lâu dài, mê man như giấc ngủ v.v... Còn ông Thuận thì: Trời trao nhà Lý được miên trường tối nghĩa vô cùng?

    4 câu sau cũng nhí nhố huyên thuyên như đấm vào tai. Thôi xin miễn bàn và tôi cũng ít thời gian lắm; vì còn bận đọc sách và nhiều thứ khác về văn thơ cần quan tâm hơn với cái thứ thơ ba trợn ba trạo rác rưởi này. Đã có hội nhà văn Việt Nam và quốc tế chăm sóc nghiên cứu hội thảo rồi ông Thuận ơi!

    Vậy xin có thơ sau:

    Ba Triều Hoàng Đế

    Dậy sóng Hoàng Long gây đế nghiệp
    Đinh Lê tạo dựng sáng triều cương
    Phá Tống bình chiêm yên giặc dã
    Rời đô vua Lý tới Thăng Long

    Ba vua tiên khởi Đại Cồ Việt
    Non nước ngàn thu quyết một lòng
    Giang sơn cương thổ Hoa Lư cổ
    Phật Pháp theo đà cũng hiển dương

    Người Việt ta ơi! Khắp bốn phương
    Nắng mưa dầu dãi nặng tình thương
    Cây đa giếng nước con đò cũ
    Lam khói mây chiều mãi vấn vương!

    thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Ba Triều
    1.9.2012 Lu Hà


    Trích: Hang Động

    Động hang kỳ ảo với trời cao
    Thung lũng đan xen động HOA đào
    Núi NON hùng VĨ hồn MƠ mộng
    Nước VỖ chân THÀNH sóng lao xao.

    Hoàng quang Thuận

    6 lỗi cơ bản.

    Động hang kỳ ảo với trời cao? Là kỳ ảo với trời cao chứ không phải với con người.

    Thung lũng đan xen động hoa đào. Chỉ có chữ động thôi mà nhai đi nhai lại mãi, ngứa cả tai. Núi non hùng vĩ hồn mơ mộng - Nước vỗ chân thành sóng lao xao? Có bấy nhiêu thôi thì có quái gì đáng gọi là thơ kia chứ? Đọc trong tập sách của ông Trần Trương gì đó giới thiệu về các khu di thích lịch sử danh lam thắng cảnh những bài thơ rác na ná như vậy thiếu gì?

    Có lẽ Trần Trương đạo thơ Hoàng quang Thuận và vội vàng in ra trước, sau lại trùng hợp Thuận được vua Trần nhập thần đọc cho? Có thể vua Trần nhập thần cho cả hai ông cò thơ?

    Xin có thơ sau, và tôi cũng ít thời gian đọc lại nên có những khiếm khuyết về gõ chữ các bạn bỏ quá cho. Để có nhiều thời gian viết bài sau vậy.

    Hang Động Miền Hoa Lư

    Hang động giang sơn hồn Đại Việt
    Đinh Tiên Hoàng Đế lập triều cương
    Hoa Lư hoài cổ thiên tình sử
    Ai có thương ai một cõi lòng?

    Cây đa bến nước nàng công chúa
    Nhũ đá kim cương lệ ưá dòng
    Vì nước quyên sinh nơi giếng ngọc
    Phất Kim thổn thức sóng Hoàng Long!

    Một nén hương lòng nhắn nhủ nàng
    Tìm về thủy động bến thiên đàng
    Có khu rừng vắng hồ điệp đợi
    Bên gốc hoa sim bóng một chàng...!

    thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Hang Động
    1.9.2012 Lu Hà
     
    Last edited by a moderator: Thg 4 8, 2013

Chia sẻ trang này

Share