Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận Phần 63

Thảo luận trong 'Thơ' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 8 28, 2012.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Trích: Kẻm Gió

    Sông nằm ở giữa núi hai bên
    Nội ngoại nghi môn thật vững bền
    Kẻm Gió đẩy thuyền đưa nhẹ gió
    Trần gian sao giống ở CÕI tiên

    Hoàng quang Thuận

    Kẻm gió là tiếng địa phương? Hay là hẻm gió, hẽm gió?

    4 câu tủn mủn có một lỗi phạm đường qui.

    Sông nằm ở giữa núi hai bên - Nội ngoại nghi môn thật vững bền. Đây là 2 câu thơ tối nghĩa nhằm tả một khúc sông mà Thuận gọi là Kẻm Gió. Theo tôi có thể chỗ này giống như túi gió? Sông nằm ở giữa túi gió hay kẻm gió gì đó và hai nên là núi.

    Nghi môn là nghi lễ, là diềm thêu căng trước bàn thơ, hay cửa chính của nhà các quan lớn ngày xưa. Trong ngoài nghithức thật vững bền như theo ý Thuận sao?

    Nội ngoại nghi môn thật vững bền một câu rất tối nghĩa . Nội ngoại là trong ngoài còn nghi môn là cái gì để giữ cho vững bền. Tả cảnh một cách ngây ngô rối rắm không thấy cái cảnh, cái tình, cái hồn cuả thơ. Theo tôi là 2 câu ú ớ vịt giời vô cảm.

    Kẻm gió đẩy thuyền đưa nhẹ gió. Vẫn gió lại gió, câu văn tối tăm mù mịt không biết đâu mà lần. Sau đó là buông ra một một câu: trần gian sao giống ở cõi tiên ? Một câu trơ trẽn vô duyên lạc lõng vô cùng rời rạc thiếu tính logich, tính liên kết trong ngôn ngữ.

    Vậy tôi cũng có thơ sau:

    Kẻm Gió Lòng Thung

    Hai bên vách núi một dòng sông
    Nức nở mênh mông gợn giữa lòng
    Thuyền ai lướt sóng qua Kẻm Gió
    Thiếu phụ bâng lại nhớ chồng

    Biết đến bao giờ chàng trở lại
    Phong sương cát bụi kiếp trần ai
    Thiếp ở Hoa Lư lầu nguyệt vọng
    Bâng khuâng thổn thức suốt canh dài

    Kẻm Gió chao ôi chốn thần tiên
    Lạc vào bến mộng chớ đừng quên
    Có người vợ trẻ đang mong đợi
    Hiu hắt sương rơi tủi lụy phiền

    thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Kẻm Gió
    28.8.2012 Lu Hà



    Trích: Am Tiên

    Rêu phong phủ đá lưng chừng núi
    Cô tịch chùa xưa động AM tiên
    Lạc lối non cao đền động cũ
    Nhũ ĐÁ trần HANG tỏa KHÍ thiêng

    Cây đa cổ thụ rợp màu xanh
    Chim ĐUA nhau HÓT gió RUNG cành
    Ngàn XƯA hang ĐỘNG là ngục đá
    Hai bên còn mấy chú lính canh

    Hoàng quang Thuận

    Đếm được 8 lỗi đường qui. Rõ ràng đây là thơ tự do. Thơ này gán cho vua Trần thì tội cho vong linh của Ngài quá. À nên gọi là giác linh mới đúng vì vua Trần nhập niết bàn rồi.

    Khổ đâu lai nhai cứ nhắc đi nhắc lai mãi mấy chữ động, hang, đá chẳng có gì gọi là cảm xúc cuả hồn thơ. Khổ sau cũng tương tự: Cây đa cổ thụ rợp màu xanh - Chim đua nhau hót gió rung cành thì có cái quái gì đáng gọi là thơ.

    Ngàn xưa hang động là ngục đá - Hai bên còn mấy chú lính canh. Viết như vậy là chẳng khác gì diễu cợt sư cụ tu ở chùa hay ở cái am?

    Này nhé: Chỗ này sư tu ngày xưa là ngục đá đấy. Bây giờ còn có mấy chú lính canh để dám sát sư tu? Tuy Thuận không đặt một cái dấu hỏi để thách thức sư cụ nhưng viết vậy có khác chi nhạo báng sư cụ ? Cách mấy ngàn năm qua rồi, bây giờ còn hỏi lính canh theo kiểu độc tài công an trị dám sát nhà tu hành?

    Tôi xin có thơ sau:

    Am Động Thiền Tu

    Am tiên cây cỏ khác phàm trần
    Róc rách suối reo trăng gió ngàn
    Sư cụ toạ thiền trên tảng đá
    Rêu phong nhũ đá đẹp vô ngần

    Ngày xưa dấu vết còn loang lổ
    Thấm máu phạm nhân cảnh phũ phàng
    Sống chết ra sao trong ngục tối
    Luân hồi trôi nổi có hay chăng ?

    Phù du bao kiếp đời đau khổ
    Oán hận duyên tình phận dở dang
    A di đà Phật tu chùa đá
    Tây Trúc toà sen kẻo nhỡ nhàng.

    thơ làm nhân đọc 2 khổ thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Am Tiên
    28.8.2012 Lu Hà
     
    Last edited by a moderator: Thg 4 3, 2013

Chia sẻ trang này

Share