Hiện Tượng Hoàng Quang Thuận phần 6

Thảo luận trong 'Thơ' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 8 16, 2012.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Trích: Đường Rừng

    Cổ thụ vươn cao xoè tán rộng
    Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi
    Dây leo chằng chịt vắt cành lá
    Chim rừng líu lót với hương trời

    Hoàng quang Thuận


    Đáng tiếc bài thơ này của ông Thuận vẫn phải xếp vào sọt thơ tự do thôi, không thể gọi là tứ tuyệt hay thơ mới được. Vì sao thì tự biết lấy, tôi không muốn chai mồm lên nói nhiều nưã. Ông luôn chơi trò treo đầu dê bán thịt chó để bíp đám dân vô học háo danh bởi hai vần rơi và trời ở cuối câu 2 và 4. Vậy chỉ xin phân tích về phần ý nghĩa cuả bài thơ. Không lẽ làm thơ chẳng có ý nghĩa gì? Theo tôi đây là một bài thơ vô nghiã không để lại một cảm xúc gì. Ông Thuận làm như thiên hạ chưa bao giờ biết cây cổ thụ. Làm như cây cổ thụ này ông nhìn thấy ở hành tinh khác có cái quái gì đặc biệt?

    Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng? Đã gọi là cổ thụ thì cây nào mà chẳng vươn cao xòe tán rộng? Đến đưá trẻ con chưa nứt mắt chưa vỡ bọng cứt nó cũng biết tỏng ra rồi. Rừng già nắng lọt? Khó tin lắm có lẽ ông chưa vào rừng gìa bao giờ hay sao? Một vùng ẩm ướt âm u thì mới đáng gọi là rừng gìa chứ. Hoa ở đâu mà lốm đốm rơi? Ở trên trời hay dưới gốc cây cổ thụ? Thơ ông ngoa ngoắt tối nghĩa vô lý vô cùng.

    Dây leo chằng chịt vắt cành lá? Ok cái đó mọi cây cổ thụ ở mọi khu rừng gìa đều có cả. Chim rừng líu lót với hương trời? Hương trời nào ở một khu rừng gìa đáng lý phải là ẩm mốc, rắn rết, hùm beo, ma thiêng nước độc? Một bài thơ nghêu ngao nhạt nhẽo vớ vấn như ai đó vưà mới ngái ngủ chửi bậy chứ ai nỡ dám sưng sưng mặt lên gọi là thơ hở giời?


    Tôi nhân dịp này cũng là bài thơ, không dám gọi là tứ tuyệt nhưng ai dám bảo đây không phải thơ mới?


    Vòm Cổ Thụ

    Sừng sững hiên ngang vòm cổ thụ
    Dây leo chằng chịt hạt sương rơi
    Len lỏi rừng già mai trúc nưá
    Bướm ong dìu dặt mải rong chơi

    Réo rắt chim ca với đất trời
    Gà con thấp thoáng vực chơi vơi
    Rung rinh rắn rết thường qua lại
    Rảo bước qua mau kẻo tối trời

    Du khách dùng dằng vui cảnh vật
    Chân tu nào quản chốn rừng sâu
    Nưả đêm vượn hú hùm beo rống
    Ngày tháng thoi đưa bạc mái đầu

    Yên Tử Trúc Lâm hồn kẻ sĩ
    Phong ba dày dạn nắng vàng phai
    Giai không tứ đại say thiền định
    Rũ bỏ hồng trần tránh thiện tai

    Cỏ biếc thiên thu từng in dấu
    Vi vu gió thổi nước non ngàn
    Chuyên tâm tu luyện hằng tinh tấn
    Gương để muôn đời đức thánh nhân

    Thơ làm sau khi đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng Quang Thuận: Đường Rừng
    16.8.2012 Lu Hà



    Trích: Am Tranh

    Non cao kết cỏ dựng am tranh
    Áo lá rau xanh uống nước lành
    Túi vải trên vai cùng gậy trúc
    Vô vi cõi Phật giưã rừng xanh

    Tìm về nơi dấu Phật, tích tiên
    Tiêu dao trong cõi động rừng thiền
    Giưã trời thảm cỏ xanh ngút ngát
    Mọc đầy dược thảo núi Hoa Yên

    Thác bạc nên thơ thật dịu hiền
    Nước hồ trong vắt, nắng xiên xiên
    Chếch dưới cánh rừng tùng xanh biếc
    Bảy trăm năm trước am Dược Tiên

    Hoàng quang Thuận


    Theo tôi bài thơ này có thể tàm tạm xếp vào thể thơ mới được đấy ở khổ 1 và 3. Nếu so với bài „Thăm Mả Cũ Bên Đường“, ngay cả cụ Tản Đà thỉnh thoảng cũng không tuân thủ theo niêm và luật cuả dòng thơ tứ tuyệt. Nên gọi là thơ mới. Vậy theo tôi bài thơ này cuả ông Thuận không nên nỡ ném sang thể thơ tự do. Bây giờ tôi khảo sát ý nghĩa của bài thơ? Không lẽ làm thơ không cần ý nghiã mà cứ gân cổ viết bưà để câu khách như kiểu làm kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghiã miễn là có lắm fun và lợi lộc?

    Non xanh kết cỏ dựng am tranh. Áo lá? Bậy sao lại áo lá? Theo tôi ông nên bỏ chữ áo lá không người ta hiểu lầm ông lăng nhục đức vua Trần?
    Vua Trần nghèo gì đến mức mặc áo lá như vượn người. Nếu chuyện đó có thật thì đáng trách vua con đã không kính hiếu vua cha, cả triều đình là lũ hủ bại để Ngài phải sống như vượn rừng?

    Trên áo lá dưới túi vải? Hay áo lá là áo đi mưa? Cũng vô lý vì không thấy tả trời mưa. Chỉ có áo lá theo kiểu vượn người thôi. Tất nhiên thơ lắm nghĩa nhưng tôi hiểu áo lá theo kiểu ông Thuận muốn chứng tỏ Ngài thanh bạch nghèo nàn đơn giản nhưng viết quá đà thành ra là lăng nhục đức Vua mất thôi? Tóm lại một bài thơ bâng quơ vô nghiã . Với tôi là nhạt nhẽo vô vị, nhưng với người khác là thơ thần thì là quyền lưạ chọn cuả mỗi người về cái thú đọc thơ.

    Thác bạc nên thơ thật dịu hiền. Nước hồ trong vắt nắng xiên xiên. Chối tỉ quá chừng? Chả là trên vần hiền dưới vần xiên cho nó xong chuyện. Thơ thế mà cũng hội thảo cái con khỉ gì hả trời ơi là trời!

    Tôi xin kết thức cho sớm chợ không muốn dài dòng bàn thêm nưã. Tiện đây cũng có bài thơ cho vui.

    Cầu Xin Ngài Thương Chúng Con

    Am con lều cỏ dấu chân nhân
    Đắc đạo sư ông khỏi luận bàn
    Thảnh thơi dưa muối ngày qua tháng
    Đức độ tài năng đức thánh Trần

    Vi vu tiếng sáo rừng mai trúc
    Hoa lá xanh tươi cả bốn muà
    Ong bướm vờn bay chim cúc trái
    Lừ đừ cá lội đáy hồ sâu

    Náo nức Phật quang cảnh trích tiên
    Vân du cánh hạc tuyệt thiên nhiên
    Túi vải trên vai hàng thích tử
    Ngàn thu vằng vặc ánh trăng thiền

    Thảo dược nơi đây trừ bệnh tật
    Tốt tươi mơn mởn núi Hoa Yên
    Triều thần nhờ cậy ơn mưa móc
    Bia đá còn ghi bậc thánh hiền

    Cộng sản bây giờ chúng lãng quên
    Theo chân đại Hán chỉ vì tiền
    Tham quyền cố vị quen đục khoét
    Đục nước béo cò đã mấy phen

    Đạo tặc hồ ly gây nghiệp trướng
    Chiến tranh tang tóc thật thê lương
    Độc lập tự do trò xảo trá
    Cầu xin Đức Phật rủ lòng thương

    Mới quyết đi chuà rừng trúc lâm
    Kim xà con cũng cũng chẳng quan tâm
    Phóng sinh lưà bịp tr ò con trẻ
    Trăm lạy xin ngài cứu Việt Nam

    thơ làm nhân đọc từ 3 khổ thơ mới cuả Hoàng quang Thuận: Am Tranh
    16.8.2012 Lu Hà
     
    Last edited by a moderator: Thg 3 11, 2013

Chia sẻ trang này

Share