Hai đầu nỗi đau

Thảo luận trong 'Ký sự và tạp ghi' bắt đầu bởi Đặng Quang Chính, Thg 7 27, 2012.

  1. Đặng Quang Chính

    Đặng Quang Chính New Member

    Tham gia ngày:
    Thg 3 19, 2011
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hai đầu nỗi đau

    Mới đến định cư xứ người không lâu, tôi có một nhận xét, mà đến bây giờ, nhiều người vẫn còn cho là đúng. Xứ mà người ta gọi là vương quốc Na Uy này, lúc đó, an sinh xã hội đã giảm hơn trước (chút xíu thôi) ...nên vẫn khiến một số đông người ”nhàn cư vi bất thiện”. Rồi ..họ sinh ra ”bất bình thường”!. Nơi mà người ta làm việc tăng năng xuất (hai ba jobb) như ở Mỹ, cũng không tránh được bệnh này. Hai xứ Tây phương, một đầu châu Âu, một đầu châu Mỹ, đều có nỗi đau chung.

    Ở Mỹ, chuyện bắn người nơi công cộng hình như trở thành một việc phổ biến, nên khiến người ta ít quan tâm hơn trước kia. Gầy đây nhất, trong lần đến Mỹ tháng rồi, tôi đã nghe trên đài truyền hình, tin tức về vụ thảm sát tại một rạp hát ở Denver. Mười hai người chết và hơn 50 người bị thương. Tổng Thống xứ này không đưa ra một dự luật đặc biệt nào, chỉ nhấn mạnh yêu cầu đưa ra những biện pháp hợp lý để ngăn chận những kẻ tâm thần bất ổn có được vũ khí.

    Trái ngược với nước này, khi Na Uy xảy ra vụ thảm sát làm chết đến hơn 70 người vào năm ngoái, ông vua xứ này kêu gọi mọi người quan tâm với nhau hơn. Điều này phần nào phù hợp với nguồn tin của cảnh sát trong vụ nổ súng tại rạp hát bên Mỹ. Thủ phạm là một sinh viên y khoa, rụt rè và xa cách trong giao tiếp với xã hội.

    Trong bài viết ”Idiot-stupid”, nơi mục Diễn Đàn của trang mạng này, nói về tên giết người hàng loạt, Breivik (Na Uy), tôi cố theo dõi các dữ kiện, để nhằm tìm xem, vì lý do nào mà một người có thể nhẫn tâm, giết và làm bị thương gần cả 100 người. Trong thời gian loạt bài được viết ra, lại có vụ xử Lý Tống. Lý Tống, Freedom Frighte, không làm tổn thương nặng nề ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, nhưng bị xử với nhiều tội danh nặng nề. Sau, tuy được giảm nhẹ ...nhưng, đối với một số người Việt, bản án không công bằng (họ muốn so sánh cái nguy hiểm của công tác văn hoá vận do ĐVH thực hiện, với cái dụi mắt –KHÔNG CHẤN THƯƠNG nặng- của ca sĩ này!..). Riêng tôi, cái chung nhất của hai người là họ đã tính toán và quyết làm cho được dự định của họ.

    Nhưng một trong những dự định của tôi khi đi Mỹ lần này đã không thành, dù đó chẳng là điều gì ghê gớm. Đó là việc thăm Lý Tống trong tù. Người được xem như trung gian, có thể giúp tôi gặp anh ấy, đã đi xa vì một chuyện cần thiết.

    Một dự định khác đã được thực hiện, nhưng lại dấy lên nỗi đau chung. Đó là việc đến gặp anh Uyên Thao, người chủ trương nhà xuất bản Tiếng Quê Hương. Trước đó khoảng một tuần, sau khi đến Eden (Trung tâm thươngmại của người Việt), tôi nghe một người bạn nói, trước đó một hai ngày đã xảy ra vụ bắn chết người tại khu vực này. Ai ngờ nỗi đau đó đã rơi trúng vào chủ nhân của ngôi nhà chúng tôi đến thăm.

    - Vụ này xảy ra sau vụ thảm sát ở Colorado. Tôi hỏi
    -Trước vụ Colorado khoảng 4(5) hôm. Một người trong cuộc gặp mặt trả lời và tiếp: “Vụ Colorado xảy ra vào ngày 20.07 vừa qua"
    -Tôi buồn quá!...với anh, tôi muốn anh rõ chuyện này.
    Nỗi buồn của anh Uyên Thao như muốn được chia xẻ với ông bạn văn, Viên Linh, đã làm cho chủ nhân ngôi nhà như đã quên đi chúng tôi. Anh ấy kể, trong khi bị "cải tạo" (một loại nhốt tù sau năm 75, dành cho ngụy quân, ngụy quyền) gia đình chúng tôi bị cô lập với hàng xóm xung quanh. Việc học của những đứa con bị cản trở (chính quyền CS sau năm 75 đã đặt hạn chế việc vào đại học đối với con em của những người làm việc trong chế độ VNCH). Lúc cải tạo về, tôi khuyến khích đứa con thứ trong nhà học Taekwondo. Con đường này không cản trở tài năng của nó. Được đại diện đi thi đấu Thế vận Hội, nó đã bị loại. Có thể điều này đã làm cái đặc tính "bùng nổ" của nó tăng thêm. Qua Mỹ, nó làm trong ngành bưu điện. Thời gian khủng hoảng kinh tế vừa qua khiến công việc bị cắt giảm.
    - Con trai anh đã lập gia đình chưa.?. Anh Linh hỏi.
    - Nó đã làm thủ tục giấy tờ cho vợ nó ở Việt Nam. Nhưng việc thất nghiệp của nó gây trì trệ !..Nó theo lời giới thiệu của bạn, đến Texas kiếm việc. Không được nó quay trở về đây..
    - Người bị bắn là bạn của nó...?. Một người khác hỏi.
    - Bạn của nó chơi nhạc, chia phòng ở với nó. Chính bạn nó đã giới thiệu công việc ở Texas...Nhưng, chắc nó không biết tính hay "bùng nổ" của con tôi...và có thể nó đã nói điều gì không hay...
    - Rồi con anh bắn người bạn của nó..?
    - Tôi có biết gì đâu...Khi cảnh sát đến báo sự việc...cho tôi hay con tôi đã tự sát sau đó. Thật là một sự việc quá đau buồn đến với tôi !..Ở Việt Nam, người cha bị nhốt tù cải tạo không tội danh, gia đình bị cô lập, con cái chịu thiệt thòi vì không có tương lai…qua đây, tương lai của nó chưa thấy tốt hơn lên..mà lại đột ngột qua đời.!..
    - Đây cũng là một hậu quả của cuộc chiến...nhưng do Cộng quyền gây ra. Anh Linh thêm ý.
    - Giống như lính Mỹ khi về lại đất nước...Họ bị Hội chứng Việt Nam. Tiếng Anh gọi là...(gì)..trauma. Tôi không nhớ được chữ đi trước, gắn liền với nó.

    Tôi hỏi anh Linh chữ đó. Anh Viên Linh là Giám đốc Việt Nam Thông tấn Xã ở miền Nam, trước năm 75. Anh ấy đã du học ở Mỹ và hiện đang làm thiện nguyện trong bộ phận giúp đỡ những người già tại xứ này . Anh ấy không trả lời. Có lẽ tai anh ấy không được thính (82 tuổi rồi chứ ít gì!).…hay là còn đang thắm cái đau của người bạn. Nhưng, tôi chợt nhớ ra sau đó. Chữ "Hội chứng" là "Post-trauma" trong tiếng Anh. Nghe đến đây, có người cho rằng, làm gì sự ảnh hưởng có thể kéo dài cho đến nay; dù rằng, ảnh hưởng sự cô lập đến gia đình anh Uyên Thao là sự thật. Nhưng, cứ xem sự việc "Chất độc màu da cam" thì rõ. Mấy anh Cộng sản nhà ta ở Việt Nam, nói đi nói lại, cứ kiện kiện đi kiện lại chính phủ Mỹ cho bằng được; dù rằng cuộc chiến trôi qua đã hơn 30 năm rồi. Có điều, tay chân dị tật có thể thấy được, chứ tâm lý hoặc thần kinh không bình thường, điều này không thể quyết đoán chắc chắn.

    Anh Thao đã có nỗi khổ đau tại cả hai đầu đất nước. Tại Việt Nam, sau 75, anh ấy ở tù không tội danh. Tại Mỹ, đứa con tự sát vì những dồn ép của một gia đình bị cô lập xưa kia. Nhưng, những vụ thảm sát xảy ra tại Na Uy và tại Mỹ, do những ảnh hưởng nào..??!.

    Breivik, tên giết người hàng loạt tại Na Uy, gây ra thảm sát bởi tiêm nhiễm những hành động giống như những hiệp sĩ bịt mặt của Nhật (Nina). Tên Holmes, giết 12 người, làm bị thương hơn 50 người, có lẽ đã nhiễm những hành động của những anh hùng trên màn ảnh Mỹ như Rambo..v..v...Cảnh sát, trước khi vào được nhà tên sát nhân này, đã phải vô hiệu hóa những phương tiện giết người khác, được đặt ra như những bẫy giết người trong các phim của Rambo!...Các phương tiện truyền thông đã gây ảnh hưởng không nhỏ.

    Trên tầm vóc khác lớn hơn, chủ thuyết Mác Lê đã ảnh hưởng sâu đậm đến những tên sát nhân lớn như Stalin, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt và tập đoàn cai trị Cộng sản tại Việt Nam ngày nay. Sau năm 75, trong nhà những tên cán bộ trung cao, bộ tuyển tập học thuyết Mác Lê nằm ở vị thế dễ thấy nhất trong phòng khách của chúng. Cho đến bây giờ, dù bọn chúng thấy chủ nghĩa này đã lỗi thời, nhưng để dối gạt quần chúng, chúng vẫn dùng chủ nghĩa này và hình tượng Hồ Chí Minh để tiếp tục ru ngủ ý thức của người dân. Mười mấy tên trong chính trị Bộ, dùng chủ thuyết này để coi như đất đai thuộc về sở hữu của nhân dân; nghĩa là trong thẩm quyền sử dụng của nhà nước...cũng có nghĩa là, dưới quyền quyết định của đảng CS.

    Chuyện Vinashin, chuyện Eucopark là chuyện nhỏ. Chuyện bán Hoàng Sa, Trường Sa, chuyện bán nước là chuyện lớn hơn. Những chuyện đó đã dần dần trở thành hiện thực. Bởi, chúng ta tạo được một tiêm nhiễm độc hại là, ai cũng là kẻ thù của nhân dân, khi những người đó chống lại sự sai trái của bọn nắm quyền trong Bộ chính trị !!....



    Đặng Quang Chính
    Oslo 27.07.2012
    10:36
     

Chia sẻ trang này

Share